(I) “ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN VÀ VUA QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ”
XIN ĐƯỢC GIỚI THIỆU
MỘT QUYỂN SÁCH
Nhân dịp đi tham dự lễ cúng giỗ Mộ Bà ở Cái Nai, ghé nhà quen tôi
được người chủ nhà đem ra giới thiệu một quyển sách hay. Tôi lật xem liền vài
trang mà tiếc mình là khách qua đường không thể ở xem nốt. Nhưng lòng đã thích,
tôi xem phần mục lục để biết nội dung chứa đựng những gì. Đúng là hay thiệt!
Quyển sách với nhan đề “ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN và VUA QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ”.
Nội dung xoay quanh những sai lầm của Ông Sripolieu về quyển sách của chính Ông
“ Thân Thể Đức Phật Thầy Tây An”.
Tôi hỏi xin quyển sách
nói trên nhưng chủ nhà bảo rằng chỉ có một quyển cho mượn xem ít hôm thì được.
Hỏi ra mới biết, tác phẩm hay vậy mà phát hành không rộng. Tôi nghĩ cần đẩy ra số
lượng nhiều người đọc biết để vô hiệu hóa sự sai lầm của Ông Sripolieu về tác
phẩm quá nhiều hư cấu của Ông ta. Dựa vào thời đại thông tin tôi xin phép Ông
Bình Nguyên tác giả của quyển Đức Phật Thầy Tây An và Vua Quang Trung Nguyễn
Huệ cho tôi đưa quyển sách hay này lên trên Blog hoahaole và kính giới thiệu với
các bạn đọc.
LỜI NÓI ĐẦU
Thời gian qua nhiều người bàn tán về quyển sách “THÂN THẾ ĐỨC PHẬT
THẦY TÂY AN và NGỌC HÂN CÔNG CHÚA” của tác giả cư sĩ Sripolieu, cho rằng Phật
Thầy Tây An là con của Nguyễn Huệ và Mộ Bà ở Cái Nai là mộ của công chúa Ngọc
Hân v.v…
Với số người am tường về Bửu Sơn Kỳ Hương bác bỏ tài liệu nói
trên. Ngược lại, con số người tin lầm và phân vân.
làm sáng tỏ vấn đề nầy, chúng tôi cho ra đời tác phẩm: “ĐỨC PHẬT
THẦY TÂY AN VÀ VUA QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ”.
Dù đã ăn nằm trong tòa nhà tôn giáo, nhưng văn nghiệp chưa phải là
sở trường của tác giả, đương nhiên khi biên soạn không phải hoàn toàn đúng hết
được. mong rằng những bậc cao minh và cây bút vô tư của lịch sử, vì công lý và
nền văn hóa nước nhà mà điểm xuyến lại cho.
Miền Tây Nam Việt, mùa
đông năm Mậu Dần (1998)
Bình Nguyên
CHƯƠNG MỘT
1.GIẢ THUYẾT CỦA CỐ HỌC GIẢ HỒ HỮU
TƯỜNG BỊ THẤT BẠI:
Cư sĩ Sripolieu viết: “Tuy nhiên có một số ít vị bô lão còn sống
cũng như cố học giả Hồ Hữu Tường khi còn sanh tiền đã đưa ra giả thuyết Phật
Thầy Tây An chính là con út của vua Quang Trung Và Ngọc Hân công chúa.
Ngài đã thoát sự tru di gia tộc của Gia Long lánh nạn vào miền
Nam, thay tên đổi họ lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tiếc rằng giả thuyết trên chỉ
căn cứ vào lời truyền khẩu của các vị tiền bối, chớ không có một quyển kinh
sách nào viết lại chứng minh, do đó nó không đủ sức thuyết phục các nhà sử học
Việt Nam.” (trang 2)
“Cái mà học giả Hồ Hữu Tường thất bại là ông chỉ căn cứ theo lời
truyền khẩu của người xưa kể lại mà không có sách vở nào viết để chứng minh giả
thuyết của ông. Người viết đã tình cờ khám phá ra giả thuyết của ông có một
phần sự thật đã được chứng minh trong QUYỂN KIM CỔ KỲ QUAN theo những mẫu tự mà
ông Ba đã sử dụng”. (tập 1 trang 23)
Tục ngữ có câu: “Nói có sách, mách có chứng”, là một câu châm ngôn
muôn đời không ai có thể phủ nhận được. cho nên giả thuyết cố học giả Hồ Hữu
Tường cho rằng Đức Phật Thây Tây An là con út của vua Quang Trung và Ngọc Hân
Công chúa đã bị thất bại, vì nó không có chứng cứ thực tế để làm sáng tỏ giả
thuyết của ông. Cư sĩ Sripolieu đã nhận biết điều nầy. Nhưng thiết tưởng cư sĩ
cũng không làm điều gì khác hơn cụ Tường. Bởi lẽ:
Cụ Hồ Hữu Tường là một học giả lỗi lạc, đã từng sống trên vũ đài
chánh trị, đã từng ngồi trên cổ chiếu văn học sử nước nhà. Và rất quen thuộc
với địa hạt tôn giáo, các vị giáo chủ, cùng các tu sĩ trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ
Hương như cụ Tường đã nhận:
“Vốn sanh trưởng trong một gia đình nhiễm nặng về truyền thống Bửu
Sơn Kỳ Hương từ năm đời, tác giả không khỏi lấy nhãn tuyến của Bửu Sơn Kỳ Hương
mà rọi đường theo hướng đạo ấy đã vạch”. (Phi Lạc Sang Tàu trang 7)
Đối với các sấm truyền trong hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương và bộ Kim Cổ
Kỳ Quan của ông Ba Thới không còn xa lạ gì với cụ Tường cả. Cụ Tường là người
được sống trong hoàn cảnh: “Cận thủy tri ngư, cận sơn tri điểu”. Nhưng tại sao
cụ Tường không thu góp tài liệu trong đó như cư sĩ Sripolieu, để cho mình
thất bại chua cay? Trường
hợp nầy chúng tôi xin đề nghị: những nhà cầm bút và cư sĩ Sripolieu nên lấy đó
làm một bài học kinh nghiệm ở đời.
Nếu nói thời thế không cho phép càng sai sự thật. Vì căn cứ theo
cư sĩ Sripolieu, thì Đức Phật Thầy là dòng dõi Tây Sơn ẩn trốn nhà Nguyễn, mà
Pháp rút quân khỏi Việt Nam, chánh quyền nhà Nguyễn hoàn toàn tan rã năm 1954.
Dòng dõi Tây Sơn đã qua hồi tai nạn. Lúc đó cụ Tường vẫn còn mạnh khỏe sống ở
Sài Gòn, sao cụ không tìm tài liệu chính xác để làm sáng tỏ cho giả thuyết của
mình. Mà cụ phải đành chịu thất bại ?
Có lẽ ý thức được tầm quan trọng nầy nên các văn nhân, học giả
như: giáo sư Trịnh Vân Thanh (viết bộ Thành Ngữ Điển Tích và Danh Nhân Tự
Điển), Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu (viết quyển Thất Sơn Mầu Nhiệm) đã nói về sử
liệu Đức Phật Thầy Tây An và ngôi mộ Phật Mẫu ở Cái Nai trong phạm vi chân thật
theo tầm mức khả năng của mình. Nên các ông không hề bị sự phản đối mà vẫn được
đa số người tin theo, mặc dù tài liệu trong tác phẩm của các ông chưa mấy đầy
đủ về mọi chi tiết.
Dựa vào dữ kiện nói
trên, chúng tôi xin kết luận rằng: cư sĩ Sripolieu không thể thành công hơn cố
học giả Hồ Hữu Tường trong giả thuyết Đức Phật Thầy Tây An là dòng dõi vua
Quang Trung Nguyễn Huệ như trong quyển “Thân Thế Phật Thầy Tây An và Ngọc Hân
Công Chúa” của của cư sĩ đã viết.
2. Ý NGHĨA ĐỊA DANH
TÒNG SƠN
Cứ sĩ Sripolieu nói: “Phật Thầy quê quán ở làng Tòng Sơn và khi ra
mở đạo cũng ở làng Tòng Sơn nầy. Nay có chùa Tòng Sơn ở đó. Người bổn địa
thường nói: “Tòng Sơn là căn góc ông bà”. Tòng Sơn có hai nghĩa:
1. Tòng là cây tòng (tùng) và sơn là núi, núi có rừng Tòng.
2. Tòng có nghĩa là theo, nghĩa là theo núi, theo sơn. Xét về mặt
địa dư. Tòng Sơn là một làng nằm cạnh sát bờ sông Tiền và không có núi non chi
cả và cũng chẳng có rừng tòng. Vậy ta thấy nghĩa thứ hai hợp lý hơn, theo núi,
theo sơn tức là theo Tây Sơn” (trích quyển Thân Thế Phật Thầy Tây An của cư sĩ
Sripolieu tập 1 trang 43).
Ta không rõ
đích xác làng Tòng Sơn do Phật thầy đặt tên hay có người đặt trước. Dù đúng hay
không, ta vẫn thấy sự xuất hiện của Ngài ở đây hoàn toàn có một ý nghĩa ẩn
tàng, ám chỉ Ngài thuộc dòng dõi Tây Sơn. Ta nên liên tưởng đến bài Ai Tư Vãn,
bà Ngọc Hân công chúa viết:
“Tưởng lời di chúc
thiết tha,
Khác nào lên tiếng, thức mà cũng mê
Buồn thay nhẻ, xuân về hoa nở
Mối sầu riêng ai gở cho xong
Quyết liều mong vẹn chữ TÒNG
Trên rừng nào ngại giữa vòng nào e.”
(trang 44 tập 1)
Đoạn văn trên cư sĩ Sripolieu cho rằng: hai chữ Tòng Sơn, có nghĩa
là theo Tây Sơn và trong bài “Ai Tư Vãn” của bà Ngọc Hân có chữ TÒNG cùng đồng
với ý nghĩa đó.
Nhận xét của cư sĩ rất sai. vì theo tài liệu của cư sĩ, thì Đức Phật Thầy Tây
An đang bị pháp luật nhà Nguyễn truy nã gắt gao, Phật Thầy phải thay tên đổi họ
trốn tránh rày đây mai đó, mong cho thân được yên ổn là mừng lắm rồi. Ngài đâu
có dại gì phô bày tông tích mình ra để mang tai họa hay sao? Và đã nói là sợ,
là trốn tránh lại phơi bài tông tích ra, thì đâu có sợ, đâu có trốn? Không sợ,
không trốn thì chứng tỏ Phật Thầy là người ngoại cuộc, không liên quan gì đến
vụ án Tây Sơn, tức Phật Thầy không phải là con của Nguyễn Huệ và Ngọc Hân công
chúa !
Cư sĩ Sripolieu nói trong bài “Ai Tư Vãn” bà Ngọc Hân điếu vua
Quang Trung Nguyễn Huệ, có ẩn chữ Tòng. Thật sự trong bài “Ai Tư Vãn” không có
câu nào ẩn chữ Tòng hết. mà dù có ẩn chữa Tòng đi chăng nữa, thì chữa Tòng đây
có nghĩa là “Tòng Phu”, chỉ đạo vợ chồng đó thôi. Bởi xuất xứ bài này trong
trường hợp bà Ngọc Hân đang đau khổ cảnh ly biệt với chồng, dĩ nhiên bà nói đến
đạo “tòng phu”, chớ không có y nghĩa nào khác hơn nữa cả !
Về địa danh, thì chuyện lâu đời chúng ta làm sao biết hết ý nghĩa
được. Thí dụ: Làng Tòng Sơn, cư sĩ Sripolieu định nghĩa: Tòng là theo; sơn là
Tây Sơn. Tòng Sơn là theo Tây Sơn. Còn những địa danh lân cận khác như: Rạch
Cái Nai, thì cái gì là cái? Ở đây toàn là Nai cái, chớ không có Nai đực và trâu
bò gì hết hay sao? Và làng Mỹ Hiệp, cái gì là Mỹ, cái gì là Hiệp? Mỹ Hiệp là
liên hiệp với Mỹ mà trong thời gian đó đâu có Mỹ vào, làm sao liên hiệp với Mỹ
?
Bời vậy, công lý không
cho phép chúng ta cưỡng biện lý lẽ và lời giải thích mơ hồ để căn cứ theo đây
làm tài liệu đóng góp cho suy luận quan trọng về tiểu sử Đức Phật Thầy, một bậc
có hàng triệu nhà tai mắt đang cúi đầu tôn kính, tin theo…
(còn tiếp)
Bạn đang bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, VIÊM XOANG MÃN TÍNH, viêm mũi dị ứng, U XƠ TỬ CUNG, đau thắt lưng, ĐIẾC NGƯỜI GIÀ, nhức mỏi bắp thịt, thoái hóa khớp gối, ngất xỉu đột ngột, viêm dạ dày có vi khuẩn HP… ? Mời các bạn vào trang chuabenhdongian.com để biết cách điều trị đơn giản và hiệu quả những bệnh thường gặp
Trả lờiXóaBạn đang bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, VIÊM XOANG MÃN TÍNH, viêm mũi dị ứng, U XƠ TỬ CUNG, đau thắt lưng, ĐIẾC NGƯỜI GIÀ, nhức mỏi bắp thịt, thoái hóa khớp gối, ngất xỉu đột ngột, viêm dạ dày có vi khuẩn HP… ? Mời các bạn vào trang chuabenhdongian.com để biết cách điều trị đơn giản và hiệu quả những bệnh thường gặp
Trả lờiXóa