Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

TÀI THÍ, PHÁP THÍ

Nhớ lần đi cứu trợ xa không về kịp trong ngày, đêm đến có người địa phương lại cùng tôi chuyện trò thân mật. Tuy mới biết nhau nhưng đã mang chung tâm sự vì Đạo vì Thầy nên tình mới đó thì đã thắt chặt, trò chuyện tới khuya lắm người bản xứ nầy mới chào tạm biệt. Thời gian qua lâu, câu chuyện đã chìm về dĩ vãng nay bổng nhiên nhớ lại phát hiện sự hay hay trong đó. Đến tôi hôm ấy bạn nói qua một tràng diễn thuyết: Dân tình đây không thiện cũng không quày đầu hướng thiện ăn năng tội lỗi thì nghiệp ác có thể đến với họ hằng ngày, khiến lâm cảnh nhà tan cửa nát, nghèo đói bệnh tật. Họ không học đạo để biết mà tu nhơn tích đức, ta đâu có khả năng đem tiền của đi cứu khổ họ hoài hoài; nhưng nếu ta mở ở đây một lớp học đạo, họ học biết, tự mình sẽ thay đổi ác nghiệp thành thiện nghiệp. Khi đã hành thiện nghiệp thì khổ đau sẽ hết hoặc từ đó vơi dần và họ có thể chịu đựng với cảnh nghèo thiếu, biến khổ thành vui, từ đó ta không còn bận rộn việc cứu trợ họ nữa. Tôi nói như vậy anh nghĩ có đúng không?
Tôi đáp: Luận như vậy hoàn toàn đúng, nhưng đời đa dạng người, hễ nói tiếng độ đời thì phải tùy theo hoàn cảnh để tìm ra cái gọi là phương tiện cho phù hợp. Như bạn nói: Dân tình đây không biết đạo, nào hiểu tội phước là gì, có đem cho họ ăn hoài cũng không có cơ hội khá lên để đừng nhờ nhỏi của từ thiện nữa. Bạn muốn dùng Pháp Thí chứ không ưng chúng tôi tài thí. Họ tối tăm như vậy bạn muốn đem dạy đạo cho họ liệu họ có chịu học không? Và học, họ có tiếp thu được không? Không học với học mà tiếp thu không được rốt cũng như nhau.
Đức Thầy là Phật lâm phàm, quán xét căn cơ của chúng sanh trong thời hạ nguơn sắp hết. Theo lý Tam Nguơn thì hạ nguơn là điểm cuối của một vòng quay để sang qua vòng quay khác, điểm cuối của nó từ thượng nguơn đổ xuống hạ nguơn, nhiều cặn bã xã hội tích tụ không phải đùa vào kẻ tục. Người tu nép mình trong cửa thiền môn đem lòng hoạt động cho Danh, Lợi, Tình lắm vị cũng bôi trai phá giới là cặn bã xã hội vô tới chùa. Thời kỳ mà Đức Thầy cho rằng “Người tâm trí tối đen, đời lắm ma vương khuấy rối”. Do chúng sanh đa dạng thì độ đời cũng phải nhiều cách nên Đức Thầy dạy chúng, dùng giải pháp độ đời bằng “Tam độ nhứt như”:

1, Trị bệnh để truyền giáo,2, thuyết pháp để truyền giáo, 3, viết Kinh Giảng để truyền giáo.
Đứng trước người mà trình độ giác ngộ về đạo đức không nhiều, ta có thuyết giảng cho họ nghe chưa chắc họ chịu nghe, viết bài khuyến thiện cho họ đọc họ cũng không màng đến. Nhưng khi họ lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, bệnh tật, mà ta đến cứu khổ họ bằng tiền của và sự trị bệnh, tư cách đạo đức trong ta có thể truyền qua họ không phải bằng lời mà bằng sự thiện cảm, thương cảm qua con đường vật chất. Họ có thể mở rộng ý thức căn bản để chiếu cố tình thương với kẻ đi ban bố tình thương không dụ lợi với mình. Như bạn biết, Đức Thầy dạy chúng sanh tu thành Phật hay vãng sanh về cõi Tây Phương là chuyện đã đành, sao lại đi phát tài trị bệnh độ chúng sống lâu trên cõi trần gian cát bụi nầy mà Ngài luôn vỗ về chúng sanh đừng tham đắm cõi hồng trần, mọi lúc sẵn sàng bỏ đây đặng về cõi Tây Phương. Nếu suy nghĩ như bạn, công cuộc độ đời của Đức Thầy dùng Tam Độ Nhứt Như đã hoàn toàn nghịch lý sao?
Trước một người bệnh chưa biết đạo đức tu hành là gì, trong khi bệnh hành hạ làm đau đớn xác thân, yêu cầu của họ là hết bệnh ta không giúp họ trị bệnh mà ở đó nói nhân nói quả do đời trước làm ác đời nầy chịu quả báo, đời trước ích kỷ tham lam đời nầy phải chịu cảnh nghèo nàn, họ nghe như mình bị sỉ nhục quá đáng. Đem Phật Pháp nhét vào lổ tai họ không đúng với yêu cầu của họ. Cách độ chúng như thế phải chăng cho uống lộn thuốc không? Viết bài “Thay lời tựa” Đức Thầy có đoạn “Nên phương pháp của ta tùy trình độ cơ cảm của tín-nữ thiện-nam, trên thì nói Phật-Pháp cho kẻ có lòng mộ đạo qui căn, gây gốc thiện duyên cùng Thầy tổ, dưới dùng huyền diệu của Tiên Gia độ bệnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng Từ-Bi của chư Vị với Trăm Quan”. Đọc đoạn trích dẫn trên ta thấy vị thế của tài thí có dự phần đắc lực trong việc Pháp thí.
Trở lại vấn đề hôm nay, ví dù chúng ta hai người hai quan điểm nhưng cũng tiến đến mục đích chung với tâm nguyện giúp đời thì dù hai điểm cũng không làm mất lòng. Như bạn đánh giá dân tình xứ bạn rất tối tăm về Phật Pháp, cần mở lớp dạy đạo, học đạo họ sẽ tự khắc phục bản thân không lười biếng, giỏi chịu đựng sự nghèo thiếu, không ăn xài phung phí… Nếu không được khai trí, họ đói kém đem cho họ ăn no mà không cải thiện được lòng họ thì cho ăn mãi cũng không làm cái tâm đạo họ nhú lên. Tôi không tin là tâm đạo họ không nhú lên, bằng chứng là Đức Thầy đã thành công trong việc độ bệnh để truyền bá như câu chuyện Đức Thầy độ bệnh bà Chung Bá Khánh, vợ Anh Sinh, hay trị bệnh tà truyền thống ở xã Hưng Nhơn… độ bệnh hay độ nghèo khổ cũng là phương tiện dẫn dắt đến sự tu hành. Dù khởi đầu Đức Thầy không đề cập sự khuyên tu hay giảng đạo lý, chỉ là trị bệnh mà sau đó các bệnh nhân và thân nhân của họ đều là tín đồ thuần thành của PGHH. Đức Thầy có câu:
“Ông nào lòng dạ hải hà,
Động tình bác ái ra mà làm đi.
Giúp người đói khó nhu mì,
Dạy nó tâm trì niệm Phật làm ngay”.
Học theo cách của Đức Thầy thì cứu nghèo cứu bệnh cũng là cứu độ cái tâm cho họ tu hành và phương pháp Đức Thầy đưa ra dạy chúng dù đã trải nhiều thời gian vẫn được tiếp nối. Tôi đồng ý với bạn tu học Phật Pháp là con đường chính dẫn đến sự giải thoát toàn diện nhưng hềm gì trong chúng sanh tâm tính chẳng đồng nhau. Theo đạo Đức Thầy, ta nên áp dụng câu “Tùy trình độ cơ cảm của tín nữ thiện nam” mà phổ hóa đạo đức trực tiếp hay trung gian. Theo tôi, ở vào trường hợp của bạn dùng phương pháp mở trường dạy đạo cho lớp người tối tăm, lấm lem trần tục tôi thấy là hơi quá đà vì dẫn còn trong thời kỳ “Cửa thiền môn còn hỡi khóa then”. Ta hãy tính đến với họ bằng phổ hóa Phật Pháp nhưng không phải ở mô hình mở lớp dạy đạo mà bằng tâm tình và tâm sự, gởi gấm tiếng kêu Phật Pháp nho nhỏ có thể dễ đi vào lòng họ hơn. Khi lòng họ có hứng thú về đạo đức, sau nầy dịp may đưa đến ta mở trường dạy đạo cho họ cũng không muộn.
Ở đây chúng tôi đang cứu trợ nạn nhân nghèo đói bởi thiên tai là việc làm từ thiện nên từ thiện là mục tiêu chính. Bạn bảo cho họ ăn mà không cho họ đạo đức để chuyển hóa nghiệp chướng như vậy là bạn đã phụ rải việc làm từ thiện của chúng tôi rồi. Nhưng điều nầy chúng tôi không buồn bạn hay trách bạn vì chúng tôi biết bạn có chánh tâm về vấn đề truyền bá Phật Pháp để sớm chuyển hóa ác nghiệp thành thiện nghiệp cho cái xứ nghèo khổ nầy. Bạn bày tỏ là cố ý rủ ren tôi làm công việc mà bạn cho là đáng làm hơn, giải quyết từ gốc chứ không như chúng tôi hành động nhánh nhóc ngọn ngành.
Theo như anh nói: dùng tâm tình và tâm sự đạo đức, là thế nào anh có thể nói rõ hơn không?
Tâm tình: chữ tình được đánh thức từ trong tâm với lòng yêu thương mến mộ, bày tỏ tấm lòng của nhau. Tâm sự: của nỗi lòng, nỗi niềm, những thứ tình cảm được giấu kín chờ đúng đối tượng mới đem ra nói để chia sẻ. Đức Thầy chia sẻ tâm tình, tâm sự của Ngài qua những câu như sau:
“Thân khùng đem vắng khóc thầm,
Cựa mình cũng nhớ giấc nằm nào an.
Từ nay cách biệt xa ngàn,
Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy”.
Bước đường độ chúng dầu gặp lắm chông gai của thế sự, trò đời, tình  thương chúng vẫn không thay đổi:
“Ta bước, bước đường gặp nẻo chông,
Mà không nản chí với nao lòng.
Dắt dìu nhơn loại câu huyền bí,
Bủa đức dạy đời rạng Á-Đông.”
“Nhìn dân châu lụy ủ ê,
Biết sao trút hết gánh về ta mang”.
Những lời tâm tình, tâm sự của Đức Thầy rất dễ chinh phục lòng người. Bạn nghĩ, ai đâu mà thương mình phải “đêm vắng khóc thầm” vì mình, đến độ “cựa mình cũng nhớ”? Thấy người lâm cảnh khổ, nước mắt ràng rụa mà thương, muốn lãnh hết cái khổ của những người đang “châu lụy ủ ê”. Nghe thế bạn lòng nào không cảm động mà làm cái gì đó cho Đức Thầy không còn “đêm vắng khóc thầm, cựa mình cũng nhớ” nữa.
Ngày nào chúng ta có được tấm lòng thương cảm, có những lời nói thương cảm, gây sự thương cảm đến người khác là ta đã và đang thực hành tốc độ bí quyết Pháp Thí trong khi chúng ta đang ở chỗ tài thí.

30/1/2018

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

TÀ CHÁNH, ĐÚNG SAI

Việt Nam ta có Ngũ Đại Tôn Giáo, tức 5 tôn giáo có ảnh hưởng lớn trong quần chúng cả nước: Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài Giáo, Tin Lành và Phật Giáo Hòa Hảo. Các vị khai sáng tôn giáo đều là những bậc siêu nhân trên trước lâm phàm dạy đạo, thuyết pháp hay biên soạn Kinh Giảng nhằm dạy cho đời con đường chánh mà phụng sự. Theo con đường chánh thì nhân dân sống không phạm pháp, chừng chết đi, do vì lúc sống không sai phạm làm nhân chết đi không bị đọa vào tam đồ khổ, nếu ai từ cuộc sống không sai phạm còn thêm rửa sạch lòng phàm thì chết đi không đầu thai trở lại kiếp phàm. Người tín đồ của tôn giáo nào khi đã học được giáo lý chơn chánh thì từ nay về sau khắc kỷ: Hành động tà phải bỏ, lòng tà phải diệt. Bỏ hành động tà, lòng tà người tín đồ liền theo đó tập trung sức mạnh tinh thần hướng đến hành động và suy nghĩ chơn chánh. Lúc đầu, hành động chơn chánh với những thay đổi bên ngoài tương đối dễ nhưng phía trong lòng hơi khó bởi vì lúc chưa theo đạo, sự tích lũy những điều không chơn chánh quá nhiều, tháo bỏ những điều tà đã tích lũy cho rổng không là rất khó khăn. Nếu hành động chơn chánh được cộng thêm suy nghĩ chơn chánh tiếp nối những khoảng bỏ tróng, líp mất kẻ hở thì hành động tà, suy nghĩ tà, không còn chỗ chen vô quấy rối.
Ta đặt vấn đề hành động chơn chánh phải có thêm suy nghĩ chơn chánh đi cùng để tránh trường hợp làm việc phải mà tâm suy nghĩ không phải, ăn cơm chùa, mặc áo nhà chùa, ngồi niệm Phật, trì Kinh trong chùa mà lòng dạ cứ nghĩ chuyện đâu đâu của người thế gian. Đức Thầy có lời cảnh tỉnh:
“Đã từng dựa kẻ nâu sồng
Cớ sao tâm trí còn tòng ngoại duyên”.
Khi tà chánh được phân minh mà mình quyết tâm theo chánh bỏ tà, hành động, tư tưởng và ngôn ngữ sẽ chuyển hóa đúng hệ. Bấy giờ CHÁNH làm chủ tình hình, là ông chủ nhà đúng ý nghĩa thì các thành viên trong nhà đều phải có trách nhiệm bảo vệ, góp sức để làm phát triển cơ ngơi. Cẩn mật theo dõi những thành viên thường hay có thái độ bất tuân lệnh chủ, ông chủ đang giờ cầu cúng nó không chịu vào cuộc, ở ngoài làm ồn ào hết chuyện nọ đến chuyện kia là không hay đâu. Theo dõi để kịp thời giải quyết uốn nắn cho cong thành ngay, đừng chậm trễ mà cong lâu trở nên thương tật không sửa nổi làm uổng việc hành trì. Khi chánh không bị đối kháng của tà nữa, ngày nào còn sống trên trần gian nầy là sống ĐÚNG chứ không SAI.
Ta học biết như vậy, nói ra những gì ta học biết là quá hay ho, làm cho nhiều người hâm mộ sự thông minh của ta. Nếu lời nói của ta không qua kiểm chứng bằng hành động, chừng họ thấy được hành động của ta không giống như những gì ta nói, có lúc, ngay cả ta còn không chịu nổi ta thì đừng nói là người khác, họ cũng bỏ ta thôi.
Người tín đồ khi học giáo lý, do trình độ không đồng nên chỉ một vấn đề đưa ra là có nhiều ý kiến khác nhau. Nhận thức khác nhau trước một vấn đề làm tỏ rõ nội dung giáo lý không nên quá chú trọng việc ai đúng ai sai, mỗi người đều có quyền hành động theo suy nghĩ của mình, nếu hai vị trong cuộc đi từ bàn luận đến tranh luận, ngay khi tranh luận đã lòi ra cái xấu thì càng tranh luận thêm nhiều là càng lòi ra cái xấu thêm nhiều. Khi cái ngã căng lên thì sự biện hộ ra mặt bảo rằng: Chúng ta bàn luận về giáo lý là muốn làm sáng tỏ câu chữ trong giáo lý. Tranh luận với bàn luận hai tướng dạng hoàn toàn khác nhau, bàn luận thì nhỏ nhẹ, thì thầm, tranh luận làm làm ồn lên sự cãi cọ để giành thắng lợi, có một kết cuộc đúng sai về ai. Đã có hai tướng dạng ấy làm mẩu thức, ta rơi vào sự cải cọ ồn lên mà bảo rằng mình bàn luận thế thì tranh luận phải ở sóng to gió lớn cỡ nào nữa? Trong trường hợp nầy, bên nào cố tình loại bỏ đối phương bằng chế nhạo, chỉ trích, hạ thấp đối thủ cho mình cao lên thì chính kẻ có hành động hiếu chiến ấy là người thua cuộc. Đức Thầy gở bỏ sự dối lòng của những tín đồ quá say mê tranh luận qua những câu như sau:
“Bị háo thắng việc người không thấy,
Rồi mảng lo gièm siểm nhiều lời.
Vì vậy nên tình nghĩa se lơi
Đâu gần gủi mà tường diệu lý.”
Giáo lý nhà Phật làm minh bạch mọi vấn đề, ta không minh bạch được vấn đề sâu xa còn tiềm ẩn bởi trình độ nhận thức của ta kém cỏi. Sự nông cạn của ta là một lẽ mà bản ngã và sự tự tôn làm trí huệ u tối là một lẽ khác lớn hơn sự nông cạn của đối phương mà ta phê bình, chỉ trích. Ta tự hào rằng mình học rộng và nhận thức về giáo lý pháp môn sâu sắc là chỉ có ta suy nghĩ về ta thôi, còn đáp số của nhận thức sâu sắc mà ta khoe phải chờ xem ta có vượt qua cửa ải hay không rồi hãy nói. Đừng có cái kiểu như hai tên vật lộn, kẻ thua bị đối thủ đè nằm dưới sợ người ta cười luôn mồm bảo: Chết mày chưa, chết mày chưa? Kẻ ngoài không thấy nhưng nghe và xác định tiếng hắn kêu “chết mày chưa” tưởng rằng hắn là kẻ chiến thắng, đâu ngờ là tiếng kêu gượng gạo trong lúc bị đè.
Giáo lý đạo Phật hướng trọn chúng sanh theo con đường giải thoát sanh tử mà bước tới. Khi chưa học chánh giáo ta có thể bị tà giáo mua chuộc, quyến rủ, khiến nên hành động đúng sai. Đã học theo chánh giáo thì tà giáo đừng cho đeo đắm nữa, tất sai sẽ không còn. Chánh và đúng trong ta cụ thể qua hành động, ngôn ngữ và tư tưởng chứ không chỉ biện luận, tranh luận hơn người khác là được. Những từ ngữ mang tính Phật học, giải thích theo khuôn mẩu, người có chuyên môn hay không có chuyên môn qua giải thích vắn dài chứ ý nghĩa cũng giống nhau. Những từ ngữ nặng tính thời sự, tâm lý, đối đải, xả giao … lưu diễn tùy trường hợp chứ không bó buộc vào đường xưa lối cũ của người diễn trước.

26/1/2018

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

BUNG LẠI KHUẤY BUNG

A lô! Ai gọi tôi đó?
- Xin thưa có phải chú tư Triết không?
- Phải, tôi đây.
- Dạ chào chú, cháu là Hùng. Giới thiệu thôi chứ cháu nghĩ chú không biết cháu đâu, nhưng cháu thì biết chú.
- Xin chào. Không thấy mặt nhưng nghe giọng nói của em trai còn trẻ, vậy tôi sẵn sàng xưng chú nhá ?
- Dạ cám ơn sự thân mật của chú.
- Thế em gọi điện thoại cho tôi để làm quen hay có vấn đề gì?
- Dạ, trước là làm quen sau nhờ chú giải nghĩa về hai câu giảng của Đức Thầy “Cũng Bung sao lại khuấy bung, một bầy ngơ ngác cội tùng còn xa”. Xin thưa cùng chú thắc mắc của cháu: “Bung” có ý nghĩa gì? Tại sao bung lại “khuấy bung”? “Một bầy ngơ ngác” ám chỉ gì? Thế nào gọi là “cội tùng còn xa”? Kính mong chú giải thích.
- Đề tài nầy tôi nghĩ là em trai đã nghe hoặc hỏi ai đó rồi, nay hỏi tôi để tìm hiểu thêm sự đồng dị của nó phải không? Nhưng tôi sẵn sàng vì sự thắc mắc của cháu, vậy tôi nói nha!
Bung: có nghĩa là bật hay sút ra ngoài vị trí của nó, ví dụ như chiếc thúng bung vành, nón lá bung niền, bánh xe bung vỏ
Khuấy: chọc phá, gây khó khăn, làm nhục người khác. Ca dao có câu “Chẳng lấy cũng khuấy cho hôi, làm cho bể trách bể nồi mà coi”.
Như chúng ta biết, đồ đã bị bung ra là thứ đồ bỏ, hết xài, như thúng bung vành, nón bung niền, bánh xe bung vỏ… đâu xài được nữa. Ý nói, người có những việc làm gian giối, tội lỗi, xấu xa… sự phạm phải của họ đến đổi những thành viên trong gia đình như cha mẹ, anh chị em, vợ chồng… còn không tin dùng được. Tội lỗi, gian giối đầy người, những quyến thuộc duy nhứt còn không chịu nổi thế mà họ cũng đi hạch tội người khác, chỉ trích, nói xấu người khác. Chung đạo, cùng thờ một Thầy, Đức Tôn Sư ta dạy cách cư sử với nhau như tình ruột thịt “Ta phải thương yêu nhau như con một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức”, thế nhưng, họ là tín đồ trong đạo mà không theo quy trình “con một cha” của Đức Thầy dạy. Họ có những thói xấu, những điều lầm lỗi với người anh em CON MỘT CHA, không chịu ăn năn cải sửa mà tìm cách che đậy thói hư tật xấu của mình bằng đặt điều “khuấy bung” chuyện xấu của những đồng đạo khác không đúng sự thật, để cho phần đông gây sự chú ý đến người khác đó mà quên dòm ngó cái xấu của họ. Nếu người kia làm quấy là sự thật thì trong tin thần “con một cha” nên xây dựng nhủ khuyên kín đáo chứ đâu vì mình muốn đậy cái xấu của mình mà bươi xấu kẻ khác. Huống chi ta phê bình, chỉ trích người kia đôi khi vì khác quan điểm, quan niệm với ta thôi.
Những vị tu hành chân chánh thường để tâm theo dõi tiến trình tu, nếu có vọng tưởng điên đảo nổi lên, phát hiện kịp thời những ý tưởng lợi mình và tội lỗi liền đập tan khi chúng vừa nhú lên, họ châu đáo vào công việc làm an lặng cái tâm, đâu có thời giờ rảnh rang đi nghe chuyện quấy của người khác rồi thêu dệt, mổ xẻ. Thành thử, đối với các vị, trong đời sống sẽ không có chuyện “khuấy bung” ai.
Người tín đồ nào không nghe lời dạy “Ta phải thương yêu nhau như con một cha” là chưa đi bước một thì sẽ không có bước kế tiếp “Dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức”. Nếu có giảng giải đạo lý cho người khác nghe, đôi khi, tôi nói ví dụ đôi khi thôi nhá, bị danh, lợi nó xai khiến làm tuồng yêu thương dìu dắt để lấy lòng những người được họ làm màu quyến rủ. Không cảm thương người đói mà cho họ ăn thì sự ban ân nầy có một ý nghĩa khác. Người trồng cây, đặt cái gốc xuống đất không chịu chỉnh sửa cho ngay ngắn rồi hãy lấp đất, nếu đặt cái gốc không ngay thì kết quả thân cây sau nầy phải cong quẹo.
Một Bầy Ngơ Ngác: Thông thường, “bầy” không áp dụng cho con người mà chỉ cho thú vật: Bầy gà, bầy vịt, bầy chó, bầy chim… chứ không nghe ai nói bầy người, một khi ai đó dùng chỉ con người thì đó là lời trách mắng thậm tệ: ăn ở dơ dáy như thú vật, tụi nó hùa nhau như bầy chó, chúng nó đông mà ngu như bầy heo, bò… vì hành động không chút phép tắc nào. Đức Thầy dùng từ “một bầy” theo đó diễn cảnh chia ly của tình Thầy Trò mà trò học hành chưa xong lời giáo huấn, như hai câu sau đây:
“Thầy lạc tớ không ai chỉ bảo,
Như vịt con dìu dắt nhờ gà.”
Vắng Thầy, các học trò như bầy con bơ vơ không có chỗ nương tựa, thôi thì nhờ ông bà, cô chú, huynh đệ trong đạo ai có thông minh nhanh nhẹn hơn thì dìu dắt người kém cỏi; như cảnh tượng mẹ gà mà là con vịt, mẹ gà có thể giúp vịt con bằng dìu dắt, bươi quàu kiếm ăn trên đất khô, vịt con theo mẹ gà chăm sóc nhưng hễ chúng thấy nước ao hồ là trầm xuống, mẹ gà không xuống nước được nhưng lòng đầy lo lắng, không muốn xa con, không muốn con có mệnh hệ gì, lây quây trên bờ ao hồ kêu túc túc. Thấy đó, mẹ gà dù sự lo lắng cho vịt con không tròn nhưng ít ra cũng đở khổ cho vịt con trong những lúc không có mẹ vịt. Điều nầy đã nói lên, như khi không có Đức Thầy bên mình thì ông bà, cô bác, huynh đệ trong đạo, ai quan tâm thao thức về đạo có hạnh cách tốt, có sáng kiến bảo vệ đạo và đồng đạo, theo khả năng của mình cũng như khả năng của mẹ gà đối với đàn con vịt, phải chấp nhận sự chăm sóc dìu dắt của đồng đạo. Có đở hơn không, nhưng ta lại không chấp nhận sự thật có đở hơn không đó mà hành động bung lại khuấy bung, chiếc thúng bung vành khuấy bung chiếc nón bung niền; bánh xe bung tơ lông, lại cười ngạo nghễ chiếc xe bung tơ lông khác. Đồ bị bung ra thuộc về đồ bỏ hết xài, nhắm chê bai chiếc xe hư của người ta mà xe của mình nguyên vẹn trở lại được sao?
Hai người vào cuộc chỉ trích, bài bác qua bài bác lại những đồng đạo ở ngoài cuộc “ngơ ngác” không biết tin ai. Trước sự khui bày cái xấu của hai bên ra làm giảm hạ niềm tin đồng đạo thì sự tu sẽ bị ảnh hưởng theo phe phái, kẻ theo bên nây người theo bên kia. Sự ngơ ngác nầy được Đức Thầy vạch rõ trong một đoạn văn sau đây:
“Nghe lời rù tông nọ phái kia.
Cả tăng đồ trong nước chia lìa,
Riêng pháp bảo, riêng chùa, riêng Phật.
Trong bá tánh sầu thành chất ngất,
Mãi nghi nan chẳng biết đường nào…”
Cội Tùng Còn Xa: Cội Tùng là chỉ cho cội đạo, người có đạo, gương mẩu. Sở dỉ có sự ám chỉ nầy vì từ xưa người ta căn cứ vào hạnh cách của cây Tùng để so sánh với các loại cây khác… cây Tùng có tính đặc trưng không biến đổi màu sắc trước sức biến chuyển của thiên nhiên về nóng lạnh, gió mưa. Không bị sức phẩn nộ của mùa hè nắng nóng cây lá héo xào, mùa thu không phải lá rụng trơ cành để thay màu áo mới. Tùng bao giờ cũng đứng sừng sửng huy nghi với màu xanh mượt mà duyên dáng. Đạo đức lý giải là chơn lý tuyệt đối, vốn như như bất động cũng như sự bất động của Tùng trước thiên nhiên bốn mùa, không bị đối đải làm nên sự vui buồn, thương ghét, đẹp xấu. Do hạnh cách không thay đổi bởi thời tiết nóng lạnh, nắng mưa, có nét giống đạo nên xưa nay người ta mượn Thân Tùng làm biểu tượng cho đạo. Theo Đức Thầy, ai đã quy y vào đạo liền đi tới hành đạo, tức chuyên tu thì hạnh cách của người ấy cũng trở nên sáng sủa, đáng kính, dễ thương “Người tu như thể Bá Tòng (Tùng), ai ai cũng quí cũng trông cũng nhìn”.
Còn Xa: ý nói, khó mà đạt đạo.
Tóm kết hai câu giảng nêu trên BUNG LẠI KHUẤY BUNG: đồng đạo chê bai, chỉ trích, miệt khinh đồng đạo, làm những người ngoài cuộc nhìn vào ngán ngẩm, “ngơ ngác” không biết tin ai. Vì sự mất tin tưởng ấy, chỗ nương tựa không còn, khiến nên tinh thần đạo đức lui sụt, thượng lộ bất an, chẳng những đường dài không được thu ngắn mà mỗi lúc xa thêm. Nói quy y vào đạo để tu mà ôm lòng chỉ trích, bài bác, thương ghét suốt thì có tu được gì? “Một bầy ngơ ngác cội tùng còn xa” là rất phải thôi.
Em trai thân mến! Trên điện thoại không thể giảng rộng, tôi tạm giải như vậy, xin hỏi ý em trai có hài lòng chút nào không ạ?
Thưa chú, không những là “chút nào” như chú nói mà rất là hài lòng. Cám ơn chú thật là nhiều. Xin chào tạm biệt chú!
Xin chào!
22/1/2018



Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

XIN GIÚP BÀ CON NGHÈO ĂN TẾT

Nhiều người chúng ta nói mình sống trong một đất nước hội nhập với những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hoặc toàn cầu đang phát triển kinh tế. Nghe vậy cũng có lý, vì  rõ ràng bộ mặt thành thị có thêm nhà cao tầng, công ty, xí nghiệp với những khu vui chơi và tính đàng điếm cũng có thể phát sinh trong những nhà cao tầng, khu vui chơi lảng mạng biến con người trụy lạc thấp hèn khi họ đang diện sang và bảnh. Đất đai của nhân dân đang canh tác, ruộng vườn yên ổn, nhiều nơi bị chủ đầu tư nước ngoài hoặc trong nước mua mặt bằng dựng lên cơ sở họ không đến trực tiếp với chủ đất mà qua chánh quyền, ép bán giá rẻ cho họ thành lập công ty, nhà máy chế biến… dân mình phải lãnh một số tiền bán đất giá rẻ rồi thui thủi vô vùng sâu vùng xa hơn nữa đối mặt với cô đơn buồn chán, sống kiếp nghèo nàn, lạc hậu. Nếu nhân dân không chịu bán đất mình giá rẻ thì chánh quyền vào cuộc bênh vực phía chủ đầu tư gây áp lực nặng với chủ đất nói trên, thảy cho cái biên bản “chống lệnh” hoặc vì nhân dân quyết bảo vệ mảnh đất nhà ở, cự cải rầm lên thì chánh quyền nhân dân đưa chủ đất vô khung hình phạt “gây rối trật tự an ninh công cộng”, đẩy vào tù.
Ở thôn quê huyện, xã, cũng có lưa thưa những nhà giàu sang phú quí, ta không đánh giá những nhà giàu nầy họ dựa vào đâu mà đứng vững, chỉ nói là, bên cạnh họ còn có biết bao hộ nghèo, sống kiểu “tay làm hàm nhay”, vì một bất trắc nào đó TAY không làm lâu thì HÀM còn chi mà nhay nữa chứ! Có những hộ nghèo sống ở nông thôn nhưng họ không phải là nông dân vì đời họ giờ không một tấc đất cậm vùi, có thể họ là ông chủ đất bị đuổi đi cho người nước ngoài vào lập nghiệp, số tiền bồi thường cho họ chỉ đủ cất nhà nhỏ gọn là hết đâu dư mà sắm lại đất đai. Họ sống dưới mức nông dân, làm mướn cho mấy ông chủ ruộng may mắn hoặc những nhà kinh doanh bằng nghề thương mãi. Có những mái lá lụp xụp như ổ chuột cận nhà giàu rồi đi làm mướn hoặc ra đồng bắt ốc, hái rau hoặc cầm bị đi xin, mót bộc, bán vé số… nuôi thân hoặc nuôi sống cả nhà.
Nhiều năm qua tôi thấy cận tết rồi mà còn lắm người dang nắng ra đồng lum khum nhổ cỏ, cấy lúa mướn, hoặc mót bộc, những trẻ em còn trong tuổi đến trường mà vì cảnh nghèo cha mẹ chỉ cho con học đến biết đọc biết viết thông thường là thôi, có đứa đi mót bắp, mót khoai người ta bỏ sót, kiếm thêm chút thu nhập tiếp cha mẹ, có đứa mặc cảm kiếp sống nghèo của mình đâm ra lêu lỏng, buồn chán rồi tập tụ vào đường trụy lạc: cờ bạc, húc chích, trộm cắp…

Những cha mẹ nhà nghèo đối với con cháu phần đông đều mang chung tâm sự, mỗi khi gần tết đến rất lúng túng khi con trẻ đòi sắm áo quần mới, hai đấng sanh thành của đám trẻ trong nhà đang lo là làm sao đủ gạo ăn từ ngày vào tết cho đến mùng 7 hạ nêu, họ phải đi kiếm mối mang làm mướn nhiều hơn. Có những việc nặng nề mà trước đây họ không nhận làm, có những việc trước đây họ cho là thấp thỏi, mất danh dự, hạ tiện, giờ cũng phải cúi đầu làm việc mình không thích kiếm thêm tiền mua sắm quần áo mới cho con, sắm lễ cúng trên bàn thờ ông bà vui chơi những ngày tết. Họ phơi lưng ra ngoài đồng cho đến buổi chiều cuối năm lịch ta mà qua năm mới, gạo trong lu ăn chẳng mấy ngày đã cạn, không chờ đến mùng 7 hạ nêu mới đi làm lụng kiếm tiền, họ làm việc ngay vào ngày chánh tết hoặc sau một ngày nếu có ai kêu.
Tôi là người sanh ra từ nhà quê, ăn nằm trong sự thiếu thốn nên dễ cảm thông cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn bởi nghèo thiếu bao vây, trông đừng tết đến hoặc chậm chậm lại để họ có thời gian kiếm tiền mua bánh trái ngon cúng ông bà. Trông vào tình huống đó năm nay tôi muốn cùng bà con mình, những ai có hảo tâm với người nghèo khổ, tật nguyền, xin mở lượng từ bi giúp đỡ. Đức Thầy có câu:
“Nhà nghèo dạ tợ như bào,
Vợ đau con yếu phương nào cho an.
Cả kêu cùng khắp xóm làng,
Mấy ông điền chủ cứu nàn mới qua.
Làng gần chí những tỉnh xa,
Lúc xưa thì cũng ruột rà với nhau.
Ngày nay tốt phước sang giàu,
Xin thương kẻ khó giúp hào một khi.”
Người già không có con cháu chăm sóc, hoặc con cháu muốn làm hiếu thuận với cha ông nhưng bản thân họ không thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn nghèo nàn, xin hãy giúp cho họ cái tết có cơm gạo đủ ăn, có bánh cúng trên bàn thờ ông bà. Ước vọng ăn tết của nhà nghèo không quá cao, chủ nhà giàu bớt một chút xa xí sẽ giúp được thôi. Đức Thầy diễn tả hai dạng nghèo giàu đối với ngày tết:

“Người dư của cải tiêu xa xí
Kẻ thiếu tiền nông nợ mắc dồn.
Ba bữa cờ trương còn hớn hở,
Bảy ngày nêu hạ hết lo nôn.
Thì ra năm mới như năm cũ,
Cảnh khó dân đen vẫn tự tồn.”
Hãy xem hai hình trạng trên đây ăn tết, kẻ thì xài xa xí phung phí người lại kiếm ăn sống còn chưa xong, hỏi nợ sắm lễ cúng ông bà, con cái áo quần rách rưới thay mới cho chúng cũng tiền hỏi, sau tết thì làm như bán thân để trả, cho nên “Cảnh khó dân đen vẫn tự tồn”. Chúng ta không đợi phải giàu lắm mới giúp được họ, chỉ cần chúng ta mỗi người một tay là chảy gở giùm họ những rắc rối gần như bế tắt. Giảm bớt áp lực nợ nần, họ chỉ tốn tiền may quần áo cho con còn tiền sắm tết cúng ông bà là chúng ta mỗi người một ít là được. Nhà giàu mà chịu giúp thì giúp khá nhiều người nghèo. Đức Thầy khuyên:
“Lòng nhơn xin khá tập rèn
Thạch-Sùng Vương-Khải sách đèn ai ưa.
Thánh Hiền roi tích đời xưa,
Nhờ tâm từ thiện người ưa kính thờ.”
Nếu chẳng vậy chết rồi là hết:
“Chết rồi bỏ của bơ vơ,
Chi bằng làm phải chuyện thơ ghi đời.”
Thương người nghèo khổ, muốn làm chút ơn ích với họ đặng tạo phước duyên cũng không đòi hỏi ở chỗ mình phải là lá lành mới đùm lá rách, chúng ta là lá rách phải rồi, nhưng rách ít có thể đùm được lá rách nhiều. Ủy lạo cho những nhà nghèo, bệnh tật, già yếu không có thân nhân nuôi dưỡng ăn cái tết tốt đẹp, họ cảm thấy hạnh phúc biết bao và ý thức rằng, trong cuộc sống thiếu hụt của họ, bạc bẻo là không có thân nhân cũng có ân nhân vổ về an ủi, chia sẻ nổi bất hạnh cô đơn trong kiếp sinh tồn để họ đủ lực gượng dậy trong cuộc sống đầy đau thương tủi nhục mà vượt khó, đi cùng chúng ta…
Xin hãy phát quà giúp cho những hộ nghèo ăn tết, hởi quý bà con mình ơi!

18/1/2018

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

YÊU MẾN
Sự học hỏi dù ở lãnh vực nào cũng rất cần thiết nhưng quá ham kiến thức gặp ai cũng yêu cầu người ta nhồi nhét vô cho mình, học hỏi những điều không bổ ích cho môn học, đôi khi làm học trình chậm kết quả.
Một người từ lúc trẻ có ước mơ sống độc thân, thích ở riêng nơi vắng vẻ tập phản tỉnh tâm hồn mà kết giao với người thích đông vui, vợ chồng, họ bày tỏ sự đông vui, vợ chồng, nghe hoàn toàn ngược lại với sở thích của ta, đáng lẽ ta không tới lui thân mật, thôi sớm đi để đở mất thời gian vào những chuyện không đâu, mà tại cái gì đó níu ta lại, có thể là tình cảm ăn sâu, hoặc họ đã giúp đở ta rất nhiều về đời sống vật chất nên chưa thể từ chối. Đường đi về Phật Quốc trải dài mười muôn ức Phật Độ, thật quá xa, nếu hành giả bị tình cảm hay vật chất ghì níu không giãy sứt thì…
Người không ăn thịt cá đi qua chợ bán thịt cá, mùi hôi tanh khiến ta bụm mủi đi riết qua nhưng nếu ta kết giao và thường đến chơi trong khu chợ thịt cá riết sẽ quen hơi, không cảm thấy khó chịu khi vào chợ bán thịt cá nữa. Không tanh hôi không có nghĩa là khu chợ đó hết hôi mà do ngửi nhiều quen hơi thành ra bình thường. Cũng có thể như vậy, ta tự đề ra lập trường độc thân, tập trung sức mạnh tinh thần gánh vác đạo Pháp, lập trường tịnh tu nơi thanh vắng mà giờ sống gần gủi với những kẻ quá yêu đời, họ nói ra toàn cái chuyện vợ chồng, tình duyên trai gái, mèo mở, tiền bạc vui chơi. Rủ nhau đi làm từ thiện, cái tính vui chơi, yêu đời, tiền bạc, mèo mở hay bày ra giành đài, giành sân đôi khi bung ra những chuyện thằng cha nầy, con mẹ nọ… làm cho việc làm từ thiện chịu thiệt thòi về ý nghĩa, còn chưa nói, lập trường tịnh tu nơi thanh vắng đã có ít nhiều lung lay…
Đến họ, lúc đầu ta không muốn nghe thấy điểm sở trường của họ nhưng vì một lý do gì đó ta phải tự ép mình ngồi bên họ một cách miễn cưỡng nghe họ nói những chuyện những điều vô bổ cho sự học hỏi của ta. Điều trái ngược nầy nếu ta không sớm dứt để lâu ngày sẽ bị nhiễm nặng. Đó là lý do cổ nhân đã báo trước “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Còn theo Đức Tôn Sư, Ngài nói rằng:
“YÊU những kẻ tâm đầu ý hiệp
MẾN những ai biết kiếm đạo mầu”.
Hai câu giảng dẫn trên một câu có chữ “yêu” một câu có chữ “Mến”. Câu có chữ yêu là yêu ai? Câu có chữ Mến là mến hạng người nào? Lời Đức Thầy dạy được kết tập, đề tựa là Sám Giảng Thi Văn, ta đem chứng minh là sự chứng minh có căn cứ trên sách vở, nếu ta yêu mến ngoài cách chỉ dẫn của sách vở mà đạt được sự YÊU MẾN tốt đẹp chắc phải vất vả lắm.
Có những bạn rất thương người, thấy ai đi trong mưa ước ác lạnh lẽo thì chạy đến cứu mưa hỏi han thân mến nhưng nông nổi quá, đến cứu mưa cho người ta mà mình không mặc áo mưa, cũng không đem theo chiếc áo mưa nào dư cho người mắc mưa mặc. Rốt cược, kẻ bị mưa người đi cứu mưa đều bị mưa làm ước.
Thường thì người tu, lo dưỡng đức từ bi nhiều hơn việc làm thế nào để phát sanh trí huệ, phóng tâm thương hết những ai nghèo khổ, bệnh tật, nạn tai… xót xa lòng, muốn giúp hoặc trông có ai đến giúp. Nhiều vị còn đi xa hơn, không phải vì kẻ nghèo đói, bệnh tật, nạn tai; họ vui vẻ bình an trong vinh hoa phú quí và thừa tiền họ say sưa với vật chất, các vị cho đây là sự sa đọa và vì thế la cà đến đó đánh thức họ trong khi các vị không quan tâm sự đánh thức chính mình để xem mình đủ khả năng hành động lợi lạc đó không. Ngày nào có được việc làm từ thiện, từ bi ta cho như vậy là thể hiện yếu tính đạo đức, tu hành. Thực chất của đạo đức và sự tu hành là nâng cao sự nghiệp trí tuệ trên các sự nghiệp đạo và đời. Con đường ta đi làm từ thiện cũng phải có sức sáng soi tỏ rõ việc làm mới không bị lẩn khuất trong bống tối vô minh. Dầu sao, việc làm có ánh sáng tỏ rõ sẽ đạt kết quả tốt hơn người làm việc trong đêm tối, không thấy gì. Người ta lựa một đống đồ để theo thứ tự, rất cần có ánh sáng phơi bày chứ đêm tối, tối tăm thấy gì mà lựa. Chẳng phải Đức Thầy cũng đã dạy ta lựa đó sao:
“Ai ai cũng rán xét mình,
Nếu còn tánh xấu thì rinh ra ngoài.”
Ta yêu mến những người gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo đói, bệnh tật, nạn tai… điều nầy chỉ xảy ra ở trường hợp nào đó xong rồi mất, nhưng yêu mến trong đối đải, kết giao bạn bè thân mật không phải là chuyện qua đường, ta muốn quên cũng khó được. Thế nên, Đức Thầy đặt tín đồ vào vị trí yêu chỉ là “Yêu những kẻ tâm đầu ý hiệp” thôi. Tâm đầu ý hiệp là cùng nhau một suy nghĩ, sở thích, phương pháp tu hành. Tính đồng thuận như vậy không gây xáo trộn tinh thần thì tinh thần mỗi lúc được tập trung sức mạnh, không dễ bị đời lôi cuốn, xâm nhập. Với kẻ tâm không đầu, ý không hợp ta có quyền thôi đi sự chơi thân với họ để tránh ảnh hưởng “gần mực thì đen”. Bằng như ta có ý nghĩ cao thượng, muốn dẫn dắt kẻ từ thuở giờ nghe nói tới đạo là không ưa, tu hành không thích; nếu chỉ là ý nghĩ cao thượng mà cao thượng chưa để nằm lòng thì hãy gò tu cho điều cao thượng ấy nằm lòng cái đã, vì những điều cao thượng để nằm lòng sẽ có sức mạnh hơn nếu chỉ là ý nghĩ. Đến khuyên tu những người còn đam mê danh vọng, ngủ vùi trong vật chất vinh hoa, ta có ý nghĩ không mê vật chất, danh vọng nhưng thật sự trong lòng mình chưa dứt hẳng chúng nó, ta chỉ làm được cái việc “tạm dừng” thôi, còn lúc nào tiếp tục thì chưa biết. Phá rừng mà người ta chỉ làm cái việc mé nhánh cưa cây, không đào lên tận gốc thì cái chỗ mé chánh cưa cây đâm ra chồi tược mới và sẽ thành rừng trở lại.
Ta biết ta đến làm thân đây là không phải chỗ tâm đầu ý hiệp thì ta nên coi lại mình trước khi đi. Coi mình còn thiếu cái gì để sắm đủ cho mình những thứ cần thiết bảo đảm sự bình an khi ta la cà với người ngoài sách vở hướng dẫn để tránh đi sự lôi cuốn ngược lại: chán đạo thèm đời.
Lập trường sẵn và chí đã quyết thì căn cứ theo đó mà hành động. Hạn chế cái bệnh ham học, đi học hỏi cho nhiều dễ mang tính phân vân, sức mạnh tinh thần bị phân tán dầu là phân tán bởi pháp môn thì pháp môn bị phân tán đều là sự hiện diện của phiền não lộng hành. Trong lúc ta tu Tịnh Độ sự cần thiết là chánh tâm niệm Phật, những pháp khác xen vào trong lúc hành giả trì lòng lục tự Di Đà chúng đều là phiền não đến chọc phá. Ví dù bạn tâm đầu ý hiệp có xuất hiện trong trí bằng những lời lẽ, ý kiến hay ho mà trước đây ta tâm đắc cũng đều là sự hiện diện của phiền não lấn chiếm tiến trình niệm Phật Tịnh Độ của mình. Trong tám con đường chánh của Phật dạy đi đến giải thoát có ba thứ chánh thuộc hệ tư tưởng: Chánh Tư Duy, Chánh Niệm, Chánh Định, mỗi thứ chánh vận hành theo chức năng riêng, Chánh Tư Duy có vai trò làm cho suy nghĩ chơn chánh, dẹp bỏ những suy nghĩ không chơn chánh. Chánh Niệm: theo sự giải thích của Đức Thầy là ghi nhớ chơn chánh, đạt đến chánh niệm, nhất tâm bất loạn. Cứu độ một hành giả tu pháp môn Tịnh Độ là chánh niệm chứ không phải chánh tư duy. Vì thế khi miệt mài hành đạo niệm Phật cần chánh niệm chứ không cần sự có mặt của chánh tư duy.

14/01/2018

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

CẢM NGHĨ ĐÔI ĐIỀU
NGÀY ĐẢN SANH ĐỨC THẦY

Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm. Ngài là con vị hương cả trong làng nên mọi thứ trong cuộc sống đều được chăm sóc tốt. Lúc còn trẻ thơ Ngài tỏ ra rất thông minh, học ít biết nhiều. Theo ông Vương Kim nhà học giả biên soạn rất nhiều quyển sách về PGHH, viết về Đức Huỳnh Giáo Chủ ông nói:
“Ngay từ thuở bé, Ngài đã tỏ ra hơn người trong mọi phương diện. Tánh tình Ngài điềm đạm, ít chịu trửng giỡn cợt đùa, thường tìm nơi thanh vắng trầm tư mặc tưởng. Ngài không thích đờn ca xướng hát; vì thế những hội hè đình đám, những nơi tụ họp đông người, Ngài luôn xa lánh.
Từ lúc bé bỏng, Ngài có tính hiếu sanh, không chịu bắt bướm, chuồn chuồn hay bắt dế để chọi nhau chơi. Những thú vui như đá cá thia thia, đá gà, những thú vui có ý sát hại, hay làm tổn thương thì Ngài không thích. Có lần Ngài ra ruộng, gặp con cóc, Ngài la lên nhưng đến khi các trẻ khác bu lại kiếm bắt thì Ngài lấy chơn đè giấu con cóc cho mọi người không tìm thấy. Đến khi chúng bạn tản ra Ngài mới lấy chơn lên cho con cóc thoát nạn. Lòng hiếu sanh của Ngài đã biểu lộ qua nhiều cử chỉ nhơn từ thương xót các loài vật.”
Với tính tình không thích vui chơi điều thế sự mà lại ưa tìm ở một mình nơi thanh vắng để trầm tư mặc tưởng, tâm tánh sáng suốt là lẽ đương nhiên. Nhưng ai có dè đâu, sự sáng suốt của Ngài không phải ở thường nhân mà là siêu nhân, sự hiểu biết cao siêu vượt ngoài vòng thế tục. Từ ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919 dẫn đến  ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo khi Ngài mới 21 tuổi (tính theo âm lịch), Ngài tự xưng từ cõi Phật xuống trần dạy đạo cứu độ chúng sanh thoát khỏi sáu nẽo luân hồi mờ mịt ngay sau khi mãn kiếp hồng trần. Ngài kể rõ thân phận của mình trong bài “Thay Lời Tựa” mà tín đồ trong đạo thường hay gọi là bài Sứ Mạng của Đức Thầy. Ngài cho biết trước khi đạt đến Phật quả Ngài cũng là một chúng sanh, một chủng dân hoàn toàn Việt Nam và vì Việt Nam mà “Tùy cơ pháp chuyển kiếp luân hồi ở nơi hải ngoại… trải qua bao kiếp trong địa cầu” lập chí tu hành, may gặp minh sư chỉ bảo mà sự tu hành đã đạt đến cảnh giới nội tâm bừng sáng “Lòng mê si đã diệt, sự vị kỷ đã tan… cảnh an nhàn của người liễu đạo, muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đạng chịu cảnh chê khen.”
Bởi Ngài là người Việt Nam, chuyển kiếp luân hồi ở nơi hải ngoại để học đạo và thành đạo, khi đắc đạo ngự chung cõi Tây Phương với hằng hà sa số các vị Phật. Theo bổn nguyện cứu đời, quốc độ nào phải trở về quốc độ ấy mà trợ tế nhân dân, vì thế, đạo Phật Giáo Hòa Hảo do Ngài khai sáng, đi cùng với nước non mình, dân tộc mình, một dân tộc có nguồn gốc Tiên Rồng. Một tôn giáo đi vào giữa lòng lịch sử dân tộc, rất có ảnh hưởng với quốc dân, quân thống trị hay bọn cường quyền, kẻ thủ đoạn chánh trị bạo ác độc tài, bất nhân bất nghĩa, sợ để lâu dài, đạo PGHH phát triển trong lòng dân, được dân mến dân thương, sẵn sàng che chở, sẳn sàng vì PGHH và Đức Thầy mà hành động, nên họ gấp rút tìm cách ám hại Ngài và đạo của Ngài là vậy.
Phật hiệu của Ngài là Kim Sơn Phật, như ta đọc thấy trong bài “Lộ Chút Cơ Huyền” như sau:
“Bi động từ tâm gọi mấy lời,
Chúng sanh Nam Bắc lụy tuôn rơi.
KIM SƠN xem thấy lòng tha thiết,
Mà còn nhiều lắm chúng sanh ơi.”
Và câu:
“KIM SƠN thương-mãi toàn lê thứ,
Thức tỉnh bá gia giất mộng tràng.”
Năm nay 2017, ở độ cuối thu sang đông không phải chỉ “Bất lai rai thổi” như năm Canh Thìn lúc Đức Thầy bị quân chinh phạt Pháp bắt đày đi lưu cư vào nhà thương Chợ Quán mà ảnh hưởng của cơn bão Nha Trang vừa qua, đã thổi tiết đông vào vùng Tây Nam Bộ lạnh khiếp. Lúc Đức Thầy ở bệnh viện nói trên, Ngài cất bút đề thơ bài “Phòng Vắng Đêm Khuya” trong đó có mấy câu sau đây đủ nói lên sự thật quá phủ phàn:
“ Vận thời luân chuyển đưa ta tới,
Tới chốn nhà thương dưỡng bịnh điên.
Lắt lẻo hóa công bày tấn kịch,
Chia xa bổn đạo xuất mông phiền.”
Than ôi! Nhà thương nầy bấy giờ là một nhà thương chuyên trị bệnh điên, họ đưa Đức Thầy đến đây để làm gì trong khi Ngài hoàn toàn tỉnh và sáng suốt? Vì tỉnh hẳng và sáng suốt nên biết được ý định của quân thống trị muốn chia cách Ngài với tín đồ, triệt phá tan rả khối quần chúng vĩ đại chờ lệnh Đức Thầy xai bảo; ngày 1 tháng 4 năm Canh Thìn Đức Thầy viết bài “Từ Giả Bổn Đạo Khắp Nơi”. Người ta thấy đương an vui, mỗi ngày đông thêm người đến quy y học đạo PGHH mà Đức Thầy lại viết lên lời từ giả, trong đó có những câu rất là thắm thía ruột gan:
“Từ nay cách biệt xa ngàn,
Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.
Giữa chừng đờn nỡ đút dây,
Chưa vui buổi hiệp bỗng Thầy lại xa.”
Lời tiên tri của Đức Thầy không sai chút nào, sáng sớm ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn, tức sau 11 ngày Đức Thầy viết bài TỪ GIẢ BỔN ĐẠO KHẮP NƠI, Cò BaZin và ông chủ quận Tân Châu đến nhà Đức Ông buộc Đức Thầy phải đi theo họ.

Lễ Đản sanh Đức Thầy ở tháng giữa tiết đông, cuối mùa mưa bão, nhất là năm nay, dãy Trung phần chịu nhiều cơn bão dữ dằn, miền Tây Nam Bộ, những tỉnh ven biển như Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng… đài khí tượng thủy văn báo bão số 16 sắp đến, lệnh cho đội phòng chống lục bão trực chiến: phát loa kêu dân lo bảo vệ nhà cửa bằng buột dây chằng, đồ đạc thì di dời hay đè đậy. Nhưng miền Tây Nam Bộ nơi có đông dân cư PGHH, nhà nhà nghe tin bão dữ thì nhà nhà lên hương đèn cầu khẩn Phật Trời ban bố; hơn nữa, cơn bão số 16 đổ vào những tỉnh Tây Nam nói trên lại ở vào tháng 11 âm lịch, cái tháng mà hàng triệu tín đồ hướng về đại lễ Đản Sanh Đức Thầy tôn kính, người người thiện tâm, khẩn vái Phật Trời, lòng tưởng phật không nguôi, niệm Phật không dứt, nhờ đó mà cường độ của bão không hung hản xảy ra trên diện rộng, tác hại không nhiều như dự báo của khí tượng thủy văn.
Xin mừng vùng đất Tây Nam nơi có Phật lâm phàm dạy đạo, đồng thời “Ban phước xuống cho dân lành bớt khổ” (lời Đức Thầy). Rõ ràng, miền Tây Nam Bộ dân ít chịu khổ về thiên tai hơn các miền, để hôm nay và ngày mai 25 tháng 11 năm Đinh Dậu người tín đồ PGHH đồng lòng tổ chức lễ kỹ niệm Đản Sanh Đức Thầy lần thứ 99 trang nghiêm và long trọng.

10/1/2017 – 24-11- Đinh Dậu

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

NGHE BÀI “TÌNH YÊU” CỦA ĐỨC THẦY

Nhớ lại chuyến đi ủy lạo vừa qua, mang thời gian tính hai năm, ngày lên đường 25 tháng 12- 2017 (tháng cuối có ngày 31) ngày về tới nhà 04 tháng 1- 2018. Suốt chặng đường mười ngày đoàn có biết bao nhiêu là kỹ niệm. Tôi xin nhắc lại một kỹ niệm rất ấn tượng vì nó có liên quan đến sự phát triển tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo. Hòa là hòa nhập vào các vai tầng trong xã hội, Hảo là làm tốt đẹp sự Hòa nhập.
Đến tỉnh Khánh Hòa thành phố Nha Trang, vào vùng sâu nơi có bão dữ đi qua, guộn cuốn nhà cửa mùa màng của nhân dân. Phát hai trăm phần quà cho bà con bị lũ xong, đoàn trở ra quốc lộ đi về huyện Sông Cầu, chùa Phước Sơn; thuận đường, chúng tôi ghé thăm hội người mù cũng trong tỉnh thành nầy. Theo xác nhận của tôi từ hiện trường (tính hiện trường thôi nhá) nơi đây giờ có khoảng hơn mươi hội viên người mù (không kể vài người sáng mắt hiến thân tiếp việc). Hầu hết thành viên trong hội đều thể hiện một cuộc sống tự lực cánh sinh, lao động kiếm sống ngày qua ngày bằng nghề bó chổi quét nhà. Mỗi người có một khoảng không gian riêng, bày la liệt những cọng bông chổi, thợ mù vuốt từng cọng, từng cọng rồi giũ sạch, loại bỏ những cọng không đủ chuẩn thành rác. Nhiều vị lớn tuổi cũng lao động như vậy, trông các vị bèo nhèo thật là tội nghiệp!
Đoàn vào hội trường người mù xem nghe hát bài "Tình Yêu"

Khi người mù sống trong một gia đình với những người thân thương, cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu, dòm người mù với một bửa ăn không ngon thì han hỏi, nửa đêm trời trở lạnh, họ lở đánh rơi chiếc mền khỏi thân, lạnh nằm co ro cũng có người thân phát hiện giúp kéo tấm chăn lên. Hội người mù thì toàn là người mù, nếu có sự lo lắng cho nhau cũng chỉ là ý niệm, họ bất lực với sự giúp đỡ người khác. Nếu họ cùng với những người thân thương trong một mái ấm, có lẽ thân nhân không để cho họ lao động vất vả để kiếm tiền… nghĩ đến đây tôi ước mong trong tình thương đồng bào nhơn loại hãy ngó đến họ, xin đóng góp một chút tình thương thì những người mù nơi đây hoặc hội người mù nơi khác cũng được đồng bào quan tâm như vậy sẽ thoát khỏi sự lao động vất vả kiếm sống, họ có thể yên tâm mà niệm Phật hay niệm Chúa tạo nhân lành trong kiếp lai sinh.
Hỏi thăm mới biết, chánh quyền địa phương chỉ cất nhà cho ở tập thể, chịu tiền điện ánh sáng, điện nước sinh hoạt còn những chuyện ăn sắm có liên quan đến đời sống thì tự kiếm ăn. Lao động cũng khá vất vả mà sản phẩm không ra nhiều, do vậy, tiền không đủ cung cấp theo mức nhu cầu cần thiết, phải nhờ tình đồng bào giúp đỡ.
Hội người mù cũng có hội trường để thỉnh thoảng tập trung lên đó vui chơi ca hát sưởi ấm cõi lòng của những mãnh đời bất hạnh. Cũng tại hội trường nầy thỉnh thoảng có đoàn tham quan du lịch, hay tổ chức từ thiện, tôn giáo, ghé thăm thì được mời lên đây cho họ gởi lời chào hỏi và cống hiến những bài hát giúp vui. Nếu khách có cho tiền, nhét vào tay của người nào thì người đó có quyền nhận xài riêng, còn ai giúp vào hội thì là của chung trong hội. Trong hội người mù có em trai nay 17 tuổi, cha mù, mẹ mù, em cũng đi theo cái vòng lẩn quẩn đó mà mù từ trong bụng mẹ. Em có năng khiếu về âm nhạc nên hội đã cho em đi học môn em thích, thông thạo cả thảy 14 nhạc cụ.
Hôm nay chúng tôi vào hội trường của hội người mù, qua những câu chào hỏi chân tình thốt ra từ cửa miệng của một cô mù đại diện nói những lời lẽ làm chúng tôi cảm động. Đến phần biểu diễn ca hát giúp vui, có lẽ biết đoàn từ thiện của chúng tôi là tín đồ đạo Phật Giáo Hòa Hảo nên cô mù hướng hướng dẫn chương trình giới thiệu một đồng cảnh hát bài “Tình Yêu” của Đức Thầy. Giới thiệu là hát nhưng sự biểu diễn đích thực là ngâm thơ tao đàn. Mới đầu tôi tưởng là hát thiệt nên đã chuẩn bị đầy đủ sự lắng nghe để so sánh vì bài thơ “tình Yêu” của Đức Thầy tôi biết có hai người đem phổ nhạc. Dòng nhạc nói trên, một được đăng lên tạp chí “Đuốc Từ Bi”, một nữa là giáo sư Trần Trọng Kim. Nhạc phổ trên tập chí tôi có đọc thôi chứ chưa nghe ai hát để biết giọng điệu thế nào. Còn nhạc do Trần Trọng Kim phổ thì tôi có nghe thấy chính ông vừa đàn vừa hát.
Còn nhớ, lúc tôi bị chuyển tù xa từ nhà tù An Giang ra Z 30A, tôi gặp giáo sư Trần Mạnh Bảo, ông đạo Cao Đài, chính ông đã đọc bài thơ Tình Yêu của Đức Thầy thuộc làu lòng và ông đã chuyền cái thuộc lòng ấy lại cho Trần Trọng Kim nghe, sau đó ông nầy cho phổ nhạc. Lúc tôi đến Z30A sống chung đội, cùng buồng giam với ông Kim, ông Nguyễn Mạnh Bảo ở đội người già, khác buồng khác đội nhưng chung khu chung sân chỉ trừ đêm tối mới cách biệt hai buồng giam chứ ngày thì gặp gở trò chuyện tự do, qua lại trà nước, ăn uống không ngại. Ông Bảo biết tôi là nhà tu của PGHH nên buổi chiều nọ dẫn tôi đến ông Kim, giới thiệu tôi cho ông ấy và yêu cầu ông đàn hát từ bài thơ Tình Yêu của Đức Thầy mà ông đã phổ nhạc. Thuở ấy ban giám thị nhà tù đối sử với phạm nhân thuộc diện mà họ gọi theo cách của họ: “Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia” chưa quá thắc chặc, phòng nấu ăn của chúng tôi ít ra cũng có cái ghế ngồi và lúm khúm những tủ bàn con con đựng đồ đạc… Ông Trần Trọng Kim có cây Tây Ban Cầm tay đánh đàn miệng hát bài Tình Yêu nói là tặng tôi. Điệu nhạc ông phổ nghe khá êm tai, tuy giọng già không du dương lắm nhưng tiếng hát rất là thanh ấm, lòng tôi cởi mở, cảm xúc, lâng lâng…
Chỉ có lâng lâng thôi chứ chưa làm lòng tôi nghẹn đau như cái giọng ngâm tao đàn của cô mù trong hội người mù Khánh Hòa. Ngâm thơ có nhạc đệm, giọng ngâm và nhạc đệm có khi như tiếng thì thầm mối tình chân thật “ta có tình yêu rất đượm nồng”, khi êm đềm như tiếng nước chảy rì rào bên bờ suối “Yêu đời yêu lẫn cả non sông”, có lúc dậy lên tưng bừng làm náo nức chiến sĩ của tình yêu “Không thể yêu riêng khách má hồng” mà là “Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sanh”.
Giọng ngâm của cô mù làm ức lòng tôi một thứ tình yêu được giấu kín bao bọc bởi vô minh. Tôi cảm nhận sự rung chuyển của lời thơ hòa với giọng xướng ngâm tài tình của cô ta đã đẩy lùi những thứ tình yêu nặng niềm trần tục. Nhà thơ nào đó đã nói “Yêu là chết trong lòng một ít”. Biết rằng yêu để rồi chết trong lòng một ít mà người ta vẫn phải giẫm chân lên sự yêu đương nếm những cay đắng của tình yêu, giãy chết cuộc đời chàng và nàng bởi dục vọng và hố sâu tội lỗi. Trong đoàn, có lẽ nhiều người cảm xúc mạnh dâng lên, không biết phải vì thương cô ca sĩ mù lòa hay vì nghe những lời lẽ trong bài hát mà lòng bật lên ánh sáng, xúc động mạnh tình yêu nhơn loại, không còn yêu riêng ai nữa? Một người rồi hai người, ba người… từ chỗ ngồi đứng lên, đi lại nhét vào tay cô mù những tiền… cho đến khi cô ca sĩ nầy diễn ngâm hết bài thơ tình yêu mò về chỗ cũ vẫn có người tiếp tục lại nhét tiền vào tay cô ấy.
Dân hát trong hội trường người mù và cầm rổ xin tiền
Nhờ hát bài tình yêu mà tình yêu chơn thật đến với cô, cho cô có tiền giải quyết những bế tắt nhu cầu cần thiết người có cuộc sống tối tăm. Thấy sự ủng hộ của các thành viên trong đoàn cứu trợ đối với hội người mù ở đây, đệ Dân,Vân (?) ban hậu cần trong đoàn, muốn có thêm tiền cho chung trong hội, Dân hát một bài và vừa hát Dân cầm rổ đi tới lui trong hội trường xin tiền. Rất nhiều bà con mình ủng hộ.
06/1/2018


Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

TRÊN ĐƯỜNG CỨU TRỢ VỀ

Phát hết quà đúng đối tượng, tâm sự thảnh thơi, trời chưa sáng chúng tôi hối hả ra về. Người người vui vẻ, rồi mời nhau đọc Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý PGHH hoặc kể chuyện đạo có tính xây dựng cao. Tới chợ Đông Hà tỉnh Quảng Trị trời hơn 9 giờ sáng. Năm trước đến đây lúc trời mờ sáng, chợ chưa nhóm, vắng ngắt người ta, lần nầy chợ Đông Hà hiện lên một dãy tiệm vàng với những sắc màu sặc sở. Bổng tôi nhớ lại chuyện xưa, bà chủ tiệm vàng Kim Thanh Danh vừa mở cửa ra, thấy chúng tôi lạ, giọng nói trong Nam mà bày ăn sáng ngay giữa cổng chợ dù lúc nầy chưa nhộn nhịp khách hàng, bà hỏi chúng tôi từ đâu đến mà đông thế, chúng tôi trả lời rằng bà con đây là tín đồ PGHH trong Nam ra cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Nghe nói bà liền nhìn trên mỗi tô bún của chúng tôi ăn chỉ có dưa leo, nước tương với một ít cọng rau vụn vằn; cảm động thế nào không biết bà xai người đi mua đải chúng tôi hai bình thủy nước nóng, sau đó thêm một bình sửa nóng rất to mời chúng tôi dùng rồi bà phát biểu cái giọng Quảng Trị, tôi nghe tiếng được tiếng không, nhưng trong đoàn có mấy em trẻ thường ra đây cứu trợ tiếp cận dân bản xứ nhiều lần nên quen, các em đồ lại tôi nghe, đại khái như vầy:
Quý vị từ ngàn dậm trời xa, nghe tin xứ chúng tôi bị bão lũ dữ dằn cảm lòng thương hại không tiếc tiền, tiếc công vượt mấy ngày đường đến đây giúp chúng tôi, ăn uống cơm rau đạm bạc như vầy làm tôi cảm động. Tôi xin thay mặt bà con bị thiên tai trong xứ, xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý vị trong đoàn từ thiện.
Đó là chuyện của năm rồi 2016. còn năm nay ngày 31 tháng 12 năm 2017 khi phát hiện đoàn cứu trợ chúng tôi đến bà chủ tiệm Vàng Kim Thành Danh cũng mua một bình sửa nóng rất to đải nửa.
Đi làm từ thiện mà hên thật là hên, gặp người khác làm từ thiện lại mình, vui còn gì bằng!
Xe tới thành phố Đà Nẵng trời vừa tối, ghé nghỉ ở khách sạn Gia Lâm. Hoàn cảnh ở đây không tốt và suôn sẻ như các khách sạn khác người ta có tình có nghĩa với đoàn đi quỹ lạo nhất là bà chủ khách sạn Phương Nam, chủ tiệm vàng Kim Thành Danh. Khách sạn Gia Lâm như một khung cửa khép kính những tình cảm, không cho chúng tôi chỗ nấu ăn. Cả đoàn mang bụng đói mà ngủ thì chắc là ngủ không ngon và có khi sáng dậy nhiều người sanh bệnh thì rối to? Chúng tôi đang nài nỉ ông Gia Lâm nếu như có ai nghe cũng thấy rằng tội nghiệp mà ông ta thì không. Bổng có một anh nhà hàng xóm tốt bụng, biết sự không may đã xảy ra cho chúng tôi anh lẹ làng kêu cho qua nấu nhờ. Không biết vì sợ ông chủ mới nửa chừng đổi ý hay giận cái ông Gia Lâm mà nấu ăn vội vàng, nồi cơm sống nhăn.

Gia Lâm có một điểm lạ, thường thì chúng tôi nghỉ ở khách sạn nào nhân viên khách sạn tự đến mỗi phòng thanh toán tiền với khách trọ, hoặc chừng sáng, khách thôi mướn phòng đem chìa khóa phòng lại trả là tính tiền phòng tại đó. Đằng nầy Gia Lâm không làm vậy buộc chúng tôi có người đi thu tiền nạp cho ông ta trước lâu khi khách trả chìa khóa phòng. Chúng tôi từ chối sự xai khiến của ông ta làm ông ta giận nẩy lửa buông một câu rất khó nghe: Dân miền Tây mấy ông rắc rối! Đẩy ra một câu ngứa tai, trong đoàn chúng tôi có người bực lên nhưng cố dằn lòng tìm lời lẽ nghe cho được: Chúng tôi nói phải cho anh nghe chứ làm gì anh mà anh dùng tiếng quá nặng nề? Còn nữa, cả cái dân miền Tây ai động phạm gì anh? Nhưng ông ta bướng bỉnh và cao ngạo hơn: Ở đây tôi cất phòng cho thuê không có dụng ý chứa khách miền Tây, nếu các ông còn gây nữa tôi sẽ đuổi các ông đó.
Thấy ông chủ khách sạn Gia Lâm có giọng nói và thái độ của tên du côn chúng tôi rán nhịn không giải thích gì nữa.
Cũng may, chiều qua còn dùng được bửa cơm nửa chín nửa sống chứ sáng nầy thì chịu thua hoàn toàn, ban khói lửa không bật dậy chút lửa nào làm ấm áp lúc trời vừa tang tảng rạng đông, chúng tôi đành mang bụng đói teo lên xe.
Xe chạy rất xa bỏ lại sau lưng cái Gia Lâm khinh khi người miền Tây quá tệ, bụng một người kêu đói rồi hai, ba, người kêu đói… than thở… Đói có khi cũng làm người ta sáng mắt, xe lướt nhanh như vậy mà người ngồi trên xe cũng còn thấy được quán cơm chay. Tài xế cho xe dừng lại, chúng tôi thấy bên kia đường có tấm bảng đề: Cơm chay Bồ Đề 1.000/ một dĩa, mua mang đi thì 8.000 đ, địa chỉ: đường Phạm văn Đồng, Quảng Ngải. Một tô hủ tiếu đặc sệt những món chay mà chỉ trả có một ngàn đồng, trong khi ở miền tây một gói mì sống mua ở tiệm cũng từ hai ngàn rưởi đến ba ngàn đồng. Bán cái kiểu nầy luôn luôn là lổ, lấy không đủ vốn đừng nói là lời. Tôi thắc mắc tiền ở đâu bù lổ cho mỗi dĩa cơm, hủ tiếu? Dò hỏi cô bán quán chay xem có mạnh thường quân nào ủng hộ làm phước bù lổ thì cô trả lời là của tự chúng tôi chứ không ai tài trợ hay hùng hập. Tôi hỏi: Động cơ nào khiến quý cô phát tâm làm nên cái chuyện vĩ đại nầy? Cô đáp: Tôi dùng chay từ thuở nhỏ tính ra đã 27 năm, nhờ dùng chay mà trở nên người thiện và làm việc thiện, những việc có ơn ích cho đời. Tôi bán chay giá rẻ là cách tôi làm phước, lý do rất đơn giản vì tôi thấy lợi ích của sự ăn chay và tôi muốn nhân dân xứ tôi có nhiều người dùng chay.
Chúng tôi dùng một bửa chay no nê rồi vội vả kiếu từ quý cô chủ quán chay Bồ Đề để lên đường cho kịp. Nhưng không kịp rồi! Xem mòi đến nghỉ ở một ngôi chùa ngoại ô của thành phố Nha Trang thì trời tối lắm, không có thời giờ nấu ăn nghỉ ngơi sớm. Chúng tôi gọi điện cho chú Nguyễn văn Tâm tự Đằng, là một đồng đạo cũng ở gần đó, nói rõ sự đến trễ của đoàn chúng tôi và yêu cầu chú nấu cơm mang lại chùa giùm. Nghe chúng tôi nhờ chú Tâm rất là vui liền vận động thêm một số nhà đồng đạo nữa, mỗi nhà nấu một nồi cơm, và chú thì làm đồ ăn rồi thì ba chiếc xe Hon Da chở đến cho chúng tôi một bửa ăn rất là ngon miệng. Tính nhờ một bửa ăn cứu nạn thôi, không ngờ chú Tâm và đồng đạo ở đây hứa là 4 giờ sáng sẽ mang đến cho chúng tôi một bửa ăn bỏ theo xe.
Đốt đuốc mà xem những tình người đầy nhân nghĩa!
Thành phố Đà Lạt khách sạn Ngọc Trung 18 giờ 9 phút ngày 02/1/2018.