Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

ĂN NĂN XÉT KỸ

- Chào các em cháu đến thăm!
- Dạ chúng cháu xin kính viếng chú.
- Nói thăm là được rồi, thêm kính viếng chi cho nặng nề.
- Dạ hôm nay chúng cháu đến xin học hỏi chú.
- Nếu học hỏi về đạo Phật, cứ theo thời gian tạm nói tôi học Phật trước các em cháu, điều nầy không có nghĩa là tôi thông minh hơn em cháu nhưng xét qua cơ bản thì tôi có thể ngồi bàn bạc với em cháu mà không ngại. Phật cho Thế gian là cõi khổ, các chúng sanh bởi cái nhân cái quả mà đến rồi cũng do nhân quả phân tán đi. Khi đến cõi thế gian thọ thân là thân mượn của tứ đại, người ta tưởng là thân thật của mình, nào hay nó giống như thiện nam tín nữ đến chùa cúng Phật, khoác áo nâu sồng của nhà chùa lên thân, cúng xong cởi áo chùa trả lại cho nhà chùa trước khi rời khỏi chùa. Qua vấn đề nầy, người xưa tức cảnh ngâm thi:
“ Mượn áo tràng bà để lạy bà,
lạy rồi áo trả lại cho bà
bống trúc quét sân trần chẳng động
vầng trăng xuyên biển nước không xao”.
Kẻ tưởng thân nầy là thân thật của mình, vì quí thân nên suốt ngày làm quần quật có được nhiều tiền cung ứng cho tấm thân sự ăn, mặc, ở tốt, giàu sang phú quí, se sua hơn người, học cao hiểu rộng để trình độ trí thức đi đôi với ông bà chủ giàu sang. Học thế gian nhiều hơn học Phật khiến sự học Phật dần dần phai lợt.
- Thưa chú, trong Sám Giảng Quyển Tư “Giác Mê Tâm Kệ” có đoạn Đức Thầy dường như quở trách tín đồ:
“Có mấy kẻ ăn năn xét kỹ?
Mãi ỷ tài chê bướng chê càn.
Thì ngày sau đừng có trách than,
Những tội lỗi của mình tạo lấy.
Bị háo thắng việc người không thấy,
Rồi mảng lo gièm siểm nhiều lời.
Vì vậy nên tình nghĩa xe lơi,
Đâu gần gũi mà tường diệu lý.”
Cháu muốn nghe sự giải thích của chú về những từ như: Xét Kỹ, Ỷ tài chê bướng chê càn, háo thắng việc người, gièm siểm…?
- Các em cháu! Tôi không có chuyên môn về từ ngữ, chú giải yếu, e người nghe khó tiếp thu, thôi thì tôi giải chung chung về đại ý của nó được không?
- Dạ, vậy cũng được.
- Đã có thân hình ta và khi ta quyết lòng bảo vệ thân mình thì dễ hay xúc phạm hay xâm phạm đến lợi ích của cái ta khác, người bị xâm phạm hay xúc phạm danh dự, nếu như không nhịn được trước một kẻ thắng thường hay có thái độ kiêu hảnh người bại mang xấu hổ đẩy đến hành động bất lành khó mà dừng lại để xét kỹ, ăn năn. Mãi ỷ tài, cậy vào sự hiểu biết, biện thông, thích chứng tỏ mình cao cả hơn ai, gặp người làm điều lành mà mình đã làm rồi nhưng không ưa người nầy thì cứ cố bới cho cái lành ấy rách đi. Sự giáo độ của các bậc trên trước là có khuôn thước đâu đó sẵn, với lòng háo thắng, thích chen vào chuyện của người khác là cạy cho những cái khuôn thước đó bung ra. Khuôn thước như hàng rào bảo vệ sự yên ổn tu hành cho các tín đồ, mất hàng rào bảo vệ trong khi người tu chưa đạt đến trình độ tự bảo vệ mình thì còn có nước thua thôi.
Ví như người cha nọ đã quy y đạo PGHH, con trong nhà từ đó ông muốn tạo cho chúng có ý thức hệ về tín ngưỡng tôn giáo đương nhiên cha con cũng là đồng đạo. Tín đồ PGHH mỗi nhà đều có dựng 3 ngôi thờ để ngày hai lần theo tôn chỉ nguyện vái với Phật Tổ Phật Thầy chứng minh cứu độ. Con ông đã là người có đạo thì phải hành sự theo cách của đạo dạy “Sớm chiều bình đẳng chớ lơi, thường hành như vậy nhớ lời đừng sai”. Con ông bửa cúng bửa không nên ông khuyên chúng cố gắng làm theo lời dạy của Đức Thầy để cho việc cúng lạy đừng bỏ bửa việc nầy đâu có sai mà xui rủi, gặp đồng đạo tính tình háo thắng đến chơi hoặc đi qua đường nhằm lúc nghe thấy, cao hứng quá đút miệng phang thẳng: Tu ăn thua là trau sửa tâm tánh, mấy ông cứ tối ngày chạy theo hình tướng, tu tướng không tu tâm, không phải Đức Thầy đã dạy “Tu không cần lạy cần quỳ” đó sao?
Chúng ta đồng ý người đến chơi hay qua đường như đã nói dẫn chứng lời của Đức Thầy về lý rất hay, tiếc là ông ta bày hàng lộn chỗ. Ở đây là chỗ hành sự chứ không phải chỗ để nói lý. Tôn chỉ của đạo PGHH dạy mỗi nhà tín đồ trong đạo phải có ba ngôi thờ và mỗi ngôi thờ Đức Thầy dạy cho bài cúng nguyện riêng. Chuyện nầy hoàn toàn thuộc về sự, phải hành sự cúng nguyện mỗi ngày hai lần mới xứng đáng là một tín đồ PGHH biết nghe lời Thầy dạy. Con ông bỏ hành sự cúng nguyện theo tôn chỉ, phận làm cha mẹ trong nhà khuyên nhủ chỉnh đốn con bảo tồn sự nghiệp đạo đức, tại sao “ỷ tài” thông biện phá đi điều đúng của người ta? Chỗ thuyết trình viên đang thuyết đề tài hai thời cúng lạy mà mình cứ như gàn cản đem nói lý không không, vô tướng vô tác để người tín đồ nhẹ dạ nghe theo bỏ cúng thì còn gì là tôn chỉ của PGHH, rất là có tội.
- Nhưng xin thưa với chú! Đức Thầy dạy người tín đồ cúng lạy hai thời là được rồi sao lại phải thêm câu “tu không cần lạy cần quì” nữa chi cho sanh đối đãi?
- Chúng sanh tâm bệnh có nhiều chủng loại thì Phật phải dùng nhiều pháp làm phương tiện để đối trị giải hết bệnh căn. Đầu tiên của người tu Phật là phải biết lạy Phật cầu Pháp bởi đó Đức Thầy sáng tác kệ giảng và dạy tín đồ lập ngôi thờ trong nhà để lễ bái sớm chiều và xem kinh niệm Phật. Còn Đức Thầy dạy “Tu không cần lạy cần quì” là pháp đối trị những tín đồ dựa vào sự lạy quì là đủ không sửa mình cho thành hiền nhơn đức hạnh, trước việc nầy thôi thà không cần lạy quì, sửa mình cho có phước tướng, đúng đắn còn hơn. Ông đạo lang thang kia chỉ dám nói một câu tu không cần lạy cần quì rồi ngưng chứ không đọc tiếp “Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau”. Chỉ biết bài bác khi thấy người ta tu tướng mà không hiểu hay không quan tâm đến lời dạy ngồi đâu cũng sửa. Ngay khi ông đút miệng bài bác người có lối tu căn bản chính là lúc ông không có sửa rồi.
Tiếp chuyện với các em cháu tôi hân hoan đến độ xao xuyến lòng. Tôi thân mến các em cháu vì em cháu đã làm gợi nhớ hình bống tôi lúc trẻ, cũng đi học hỏi các cô chú, huynh trưởng. Nay tuổi ngả về chiều, em cháu còn ở ban mai, sự tu hành và phục vụ lợi ích cho đạo còn dài. Những điều tôi đã chắc lọc được thì cơ hội đối với tuổi bống chiều đã ngả mà nói rất là mong manh để cho tôi trải nghiệm. Nếu như sự chắc lọc của tôi được các em cháu quan tâm dẫn tới đồng cảm, tôi hy vọng có sự đóng góp một phần nào của tôi cho các em cháu rút ngắn  đường dài để sớm đi đến trưởng thành.

28/11/2017

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

HƠN, THUA

Đọc Sám Giảng Thi Văn giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo ta biết, Đức Thầy nhìn lê dân mãi mê lặn hụp trong biển hồng trần, thương không ngủ được Ngài đã tỏ tâm sự qua bài viết mang tựa đề KHÔNG BUỒN NGỦ, đã thốt lên tiếng thở than giùm nhân thế:
“Nhớ những kẻ bê tha trong ảo mộng.
Đường danh lợi đua chen mùi ong ỏng,
Đâu có mạng tiếng vọng của người tu.”
Không nghe lời khuyên tu vọng vào tâm mà kìm chế các ham muốn, từ đó nảy sanh những cuộc tranh giành xâu xé, hơn thua, cao thấp, tự đắc khoe hơn chứ không thua, cao chứ không thấp. Nhưng sự tranh giành để hơn người khác giống như bọt nước không mấy chóc cũng bị nước cuốn tan; nên liền theo đó Đức Thầy gợi lên sự khổ não đọa đày, đánh thức “ những kẻ bê tha trong ảo mộng” ấy qua những câu:
“Cảnh thế gian dường thể chốn ao tù,
Trong biển khổ mấy ai mà thoát đặng.”
Đã đọc thấy trong “Lời văn tao nhã hửu tình” thì đáng lẽ mọi người lo chạy thoát thân ra khỏi cảnh khổ ví như ao tù bằng thái độ dứt khoác: chạy không ngoái lại và trong khi chạy thoát thân thì phải ngưng ngay thái độ hơn thua để chứng tỏ không còn luyến lưu bịn rịn cõi trần, thẳng đường qua bờ giác nhưng tiếc thay!... Đức Thầy cảnh báo: “Hơn cùng thua nhắm mắt cũng ra ma”. Nếu hơn là tồn tại vinh hiển suốt thì tranh cho hơn cũng đành đi, đằng nầy mang thân tứ đại thì phải chết, tính hơn làm chi cho mệt sức, mất lòng, chẳng được gì mà có khi trong sự hơn thua đã sanh vô vàn tội lỗi, phải luân chuyển đọa thân khác để báo đền.
Quan hệ trong cuộc sống, thường thì sự hơn thua có mặt trong những đặc điểm sau đây: Hơn thua về giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, cao thấp, trí ngu… trong thế giới của người tu, tạm thời ta không bàn việc hơn thua mang tính vật chất như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu vì nó quá trắng trợn nhìn vào ai cũng biết và khó có điều kiện để bào chửa hợp lý khi người ta sa đọa vào vật chất. Cao thấp, ngu trí thuộc về tinh thần, chỉ có tự biết chứ không ai biết được mình. Chìm ngập trong sự ganh tỵ về ngu trí, cao thấp cũng khéo giấu kín, biểu lộ bằng nụ cười ấm ức nhạt nhẻo, hỏi han kẻ hơn thua với mình, diễn tuồng thân thiện… người khác không hay không biết về ta nhưng ta thì biết ta rõ lắm. Đôi lúc ta cũng phát hiện mình là ác nhân và khinh thường mình là kẻ gian đáng bị nguyền rủa mà vì tính hơn thua mang trong lòng không dừng được để hóa giải cho thanh thảng.
Xã hội đa dạng người, mỗi ai đều có sự sống và chí hướng riêng. Không nói sự khác biệt của kẻ đạo người đời, ngay cả người có đạo với người có đạo, khác đạo hoặc đồng đạo với nhau. Có cùng đạo nhưng lập trường và sở thích không giống nhau, nếu đem cái không giống của người nầy đối với cái không giống của người kia trong trò chuyện không khéo thì sự bất đồng nầy có thể làm đổ vỡ tình thân thiện giữa nhau mà hai bên từ lâu vun đấp. Trừ những công việc lớn lao của tập thể hoặc là người đứng đầu trong tập thể mà bị cá nhân hay tập thể khác chơi trò hơn thua, tính bảo vệ tập thể hay tổ chức phải được nâng cao vai trò lãnh đạo, chịu trách nhiệm về việc sinh tồn và làm phát triển tổ chức một cách chính đáng thì tôi đây không dám khuyên thôi. Họ có thể vượt qua hai vòng vây thử thách và thách thức để gặt hái kết quả tốt cho tập thể, tổ chức.
Tôi bàn gốc cạnh cá nhân, hơn hay thua chỉ gây ảnh hưởng đơn phương thôi thì coi cái nào nhịn được nhịn cho nó qua, chịu thua một chút về tranh biện cũng không tổn hại gì cho mình buông đi cho nó rảnh. Nhưng nhịn được, cái tướng nhịn đừng để nó trong lòng mà hãy siêu hóa nó tức khắc cho mất dấu dết. Đừng có hở hở mượn cớ vì đạo mà quất thẳng không nhường, sự không nhường của mình cũng tự mình đặt để mình là phải, nhưng cũng chưa chắc bên kia là quấy. Ta dựa hơi đạo và tự hào rằng mình vì đạo mà để tiếng cải cọ ùm lên, văng ra những lời thách thức, thô lổ, kích bác giận hờn thì cái chỗ dựa “vì đạo” của chúng ta nói, thiếu tính thuyết phục.
Ta nói vì đạo mà hơn thua với người không có đạo, đồng đạo hay với người khác đạo dẫn đến sự cãi cọ, giận hờn; trước mắt khách quan, cái tinh thần “vì đạo” của chúng ta không hiện thực để họ kính tin: họ chỉ thấy một đống người cãi cọ chứ đâu còn thấy chút đạo nào cho ta khoe mình vì đạo.
Tôi đây hơn 5 năm có mặt trên FaceBook, nhờ sự phổ rộng của trang mạn nầy tôi đưa những bài viết có nội dung giáo lý Đạo Phật, Phật Giáo Hòa Hảo bay xa để tìm thêm đạo hữu. Trên mạn cũng có những tiết mục làm tôi không hài lòng nhưng tôi đã tự kiểm điểm và đánh thức lấy tôi: Mình làm việc của mình, người khác cũng có công việc của họ. Hãy chấp nhận sự thật sống chung mà tình riêng là tùy hỉ, đừng vì chút chuyện không được hài lòng mà bỏ cuộc hoặc ở đó lằn nhằn. Những năm trước, tín đồ PGHH ít có người sắm máy để chơi Internet, chừng hai năm trở lại đây đồng đạo ta có khá nhiều người lên FB tung hình Đức Phật, Đức Thầy cho cả thế giới xem qua. FB là trang mạn xã hội nó rộng hơn cái xã hội mà ta đang sống và tới lui trong những sinh hoạt vật chất hằng ngày, người ở những quốc gia khác cùng ta tham gia trên fb và họ có thể post bài, post hình lên fb như ta. Ta vừa post hình Đức Phật Đức Thầy lên tường nhà của mình thì người khác cũng post lên những tấm hình họ thích trên tường nhà của họ. Tường nhà ai cũng giống như con hẻm nhỏ dẫn ra đại lộ, ra đến đại lộ thì chung đường. Hình Đức Phật Đức Thầy của mình đến trước, hình của họ đến sau sẽ nằm phía trên hình Đức Phật Đức Thầy. Nếu nhằm thế giới của tuổi trẻ yêu đời nồng nhiệt, họ đăng những hình họ thích lại là những hình có thái độ ỏng ẹo, lỏa lồ trên hình Đức Phật Đức Thầy, ta cầm con chuột để điều khiển computer theo đường chuyền Internet hay vuốt cái điện thoại thông minh sẽ thấy rõ điều đó. Thú thật, tôi rất đau khi thấy những tấm hình đó trên hình Đức Phật Đức Thầy. Theo suy nghĩ của tôi, Đức Phật Đức Thầy là đấng thiêng liêng phải được đặt ở vị trí trang nghiêm trân trọng để chúng sanh thờ lạy, van vái, cầu sự cứu độ. Nhưng fb là sân chơi tự do, mình đã vào sân chơi chung thì không có quyền đòi hỏi người khác chơi giống kiểu chơi của mình. Hãy nén đau thương bức xúc bỏ qua buồn giận cho rảnh mà theo đuổi công việc ta đã tính. Nếu cưởng chế họ giống ta thì luật lệ trên fb không cho phép và người bị cưởng chế sẽ từ đó không coi ta là bạn bè trên fb nữa mà là kẻ thù danh dự.
Trên đời có những cái hết sức là nghịch lý nhưng vẫn có sự chở che cho cái nghịch lý ấy tồn tại. Một bà mẹ hay con mình mang bệnh thì phải sốt sắn lo việc trị bệnh cho con. Trị bệnh là phải dùng thuốc, nó còn bé không có khả năng nuốt trọng viên thuốc, mẹ phải cà nhuyễn những viên thuốc ra hòa tan trong nước. Ly nước thuốc rất đắng, bé sợ không chịu uống, mẹ vì thương con phải nan nỉ: uống xong mẹ cho cục kẹo. Có kẹo thằng bé không sợ bị đắng lâu liền nhắm mắt nhắm mủi ực đại nó vộ miệng để chụp viên kẹo ngậm liền. Người làm mẹ đâu phải không biết, uống thuốc mà ăn kẹo đường vào sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, nhưng vì muốn cho con uống thuốc để khỏi bệnh cực chẳng đã phải dùng giải pháp thấp nầy.
Đồng đạo chúng ta vào sân chơi fb, các đạo hữu ấy thích chơi kiểu đăng hình Đức Phật Đức Thầy thì họ có quyền làm việc đó, nếu ta thấy điều họ làm không hay có thể ta dùng lời nhỏ nhẹ khuyên thôi chứ không được cấm cản, bày bác. Nếu ở vào trường hợp gặp Đức Phật Đức Thầy họ bày tỏ: Kính bạch Đức Ngài, hãy cho con có treo hình của Đức Ngài lên thì con mới chịu quy y tu hành được, chắc Đức Ngài cũng sẽ mỉm cười hoan hỉ thôi.
Đối với những đạo hữu đồng cảm với tôi, không đăng hình Đức Phật Đức Thầy trên fb, tôi luôn luôn trân trọng ý kiến của quý vị và ủng hộ mãi mãi ở lập trường nầy. Nhưng sự ủng hộ của tôi không phải tạo nên sức mạnh phe nhóm áp đặt để người khác không làm những điều họ thích. Đàng muốn có đàng muốn không đã tạo ra sự bế tắt tình cảm. Tôi nghĩ chúng ta nên giải quyết những bế tắt đó bằng chăm chỉ vào một bài học hữu hiệu nhất mà Đức Thầy đã dạy chúng ta:
“Hơn cùng thua nhắm mắt cũng ra ma.
Chi cho bằng:    Lúc sống sanh tìm lấy cuộc nhơn hòa
Chữ thuận thảo hay hơn là tranh đấu.”
24/11/2017


Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

HÁT RU BÉ THƠ

Nhớ hôm tôi đứng đợi người quen thân đem xe đến rước, trên con đường làng vắng vẻ giữa buổi trưa mùa hè. Trời nắng chang chang, thấy đàng kia có hàng chuối ven đường, tôi đến nép mình vào hàng chuối cho nhờ cái bống mát mà ngóng xa xa. Bổng tôi nghe tiếng khóc của bé tí và sau đó trộn lẩn giọng của một phụ nữ cất tiếng “Trồng Hường bẻ lá che Hường, nắng che mưa dở sao Hường không tươi”. Hát để dẹp an tiếng khóc của bé cho nó ngủ lại nhưng bé vẫn kiên trì khóc oe óe xen trong tiếng hát ấy. Người phụ nữ đổi mấy lần bài hát cũng không ăn nhằm, chừng xe đến rước tôi tiếng khóc và câu hát vẫn còn cạnh tranh thế lực, chưa phân thắng bại.
Ngồi phía sau cái yên xe Future II với tuyến đường dài non trăm cây số, tôi cứ suy nghĩ mãi câu hát ru em nói trên. Tức ai cắt cớ tạo ra câu hát, trồng cây mà tận tụy đến độ “nắng che mưa dở” là đúng cách, đúng sách của nhà trồng trọt cây kiểng mà Hường sao lại khó tính đến thế. Mặt mày ủ dột thì còn gì là công lao của người chịu nhọc nhằn “nắng che mưa dở”.
“Sao Hường không tươi” vừa là câu hỏi cũng vừa là một chuỗi dài than thở thì ta dám tin cái chuyện nắng che mưa dở là có thật mà Hường không tươi có lẽ là, làm công việc nắng che mưa dở không đúng lúc, kịp thời, với yêu cầu của cây mới trồng.
Bổng nhiên tôi nhớ những năm trước, mùa tết nào mấy cháu trong đạo cũng mua chậu bông nầy bông nọ đến tặng chưng tết trước sân. Các cháu sợ rằng, tôi ở sâu trong đồng, trọi lỏi có cái nhà của tôi thôi mà không tạo nên không khí tết thì dễ bị quên. Phần nhiều là bông Thọ, bông Cúc với Hồng… Đặc biệt năm nay có một cặp chậu Hồng bông to lại nhiều bông trổ rộ đỏ thẳm lên màu sắc quyến rủ.
Bông mua chưn Tết, như thường lệ sau tết là bỏ cho chết không màng, nhưng thấy cái duyên dáng vẫn còn sáng sủa, tươi thắm, mịn đỏ tôi không nở để nó yểu mạng như bông Vạn Thọ, bông Cúc. Tôi kiếm chỗ trước sân nhà, đào hai lổ tròn vo, ni tất cở hai cái thùng mủ làm chậu đựng Hồng. Tôi lấy dao rọc mạnh một đường dài từ trên miệng chậu mủ xuống tới đáy, tét rộng dấu rọc ra để lấy tròn gọn nguyên bầu đất cây Hồng, bê nhẹ xuống lổ. Tôi đinh ninh cây đất dính vào nhau, sự cấu kết của bộ rễ chắc là dính khắn. Ai dè, đất trong bầu mở ra bở rợt toàn trấu với tro trấu, nắm cây lên nó sứt bứt khá nhiều rễ. Thấy muốn chán bỏ không trồng, nhưng sau cùng tôi phát hiện sự nông nổi của lòng mình và tự an ủi: hãy trồng nó xuống rồi ngày đậy đêm dở chắc không sao, Hồng sẽ sống tốt thôi. Tôi xốc tréo ba cây khô thành hình tam giác làm giàn sẵn để sáng khi nắng tới thì đem vải đậy lên. Tôi còn tính chắc ăn hơn, nhúng nước tấm vải đậy cho ước đẩm rồi hãy đem che, giữ cho cây có độ mát da mát lá thì cây trồng sẽ được bảo đảm cao…
Hỡi ơi! tính cho dữ mà sáng nắng tới tôi lại vui với chuyện khác quên đậy quên tưới, đến 1 giờ chiều tôi mới sực nhớ, lẹ làng đem nhúng nước tấm vải ra che thì vô cùng thương tiếc cây Hồng đã xếp lá, những đọt non mơn mởn hôm qua giờ đã gụt đầu chào chết. Chiều hết nắng tôi ra dở miếng đậy, những tưởng cây Hồng sẽ tươi lại nhưng gượng không được nữa đâu, các đọt non cũng không ngóc đầu dậy nổi, bệnh nặng hết thuốc cứu.
Để phơi nắng cho đả đời làm khô da cháy lá cây trồng rồi mới hay nắng và lụt thụt đi che, mưa cho đả đời gần dứt hạt mới phát hiện muộn màng. Nắng che mưa dở cái kiểu nầy còn gì là ý nghĩa của nhà săn sóc cây trồng. Vọng tâm nổi lên từ lúc sáng sớm mà cho đến chiều muộn mới hay…
Nghĩ đến đây tôi chợt nhớ lời Đức Thầy dạy, người tu là phải “Diệt lục căn đừng nhiễm lục trần”. Lục căn là: Nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý; lục trần là Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Diệt lục căn đừng nhiễm lục trần có nghĩa là trong khi tiếp xúc, căn đối với trần không sanh ô nhiễm. Hành giả trên đường về cõi Phật giữa đường gặp sắc đẹp, giọng nói hay câu hát chứa đầy tình cảm, vấn vươn khó dứt là hành trình bị sựng lại, đến đổi “nhãn thấy sắc thường hay bận bịu, tai ưa nghe những điệu âm thinh” (lời Đức Thầy). Mắt ưa sắc đẹp đến “bận bịu”cõi lòng, tai ưa âm thinh đến độ “thường nghe” như vậy đâu thể gọi là người “đừng nhiễm lục trần”.
Xét ra, đem ví người tu trồng Bồ Đề tương tợ như người đời trồng Hường, hai bên đều áp dụng phương pháp chung “nắng che mưa dở”, chỉ cần hành động nắng che mưa dở không kịp thời đúng lúc với thời tiếc nắng mưa; để nắng khô đến nám da nám lá gục đọt non mới đi che thì tính hiệu quả đâu còn. “Nhãn thấy sắc thường hay bận bịu” khi thấy sắc đến“bận bịu” cõi lòng mà cứ chứa, dồn hết những bận bịu về sắc, không buôn kịp thời, có khác nào người trồng Hường kia để nắng quéo cây mới bẻ lá đem che mà trách “sao Hường không tươi” nghĩ có mắc cười không nhỉ ???
Ta ở trong nhà có đạo, đôi khi khoe mình là kẻ tu hành; trong nhà đạo lo sự tu hành giống như người trồng cây gặp mưa thì dở cho cây được mưa Trời tưới nước tốt tươi ta lại không chịu dở. Ở trong Phật Pháp có mưa Pháp ta không chịu dở tấm đậy cố chấp cho nước Pháp xối vào làm tươi rói bộ mặt thật “tánh thiện Trời dành” của ta.
Đức Thầy kêu gọi nhà tu hành nên thận trọng việc theo dõi cái tâm:
“Phải gìn dục vọng lòng tà
Đừng chìu theo nó vậy mà hư thân”.
“Ai ai cũng rán xét mình,
Nếu còn tánh xấu thì rinh ra ngoài”.
Xét mình để loại bỏ đi tánh xấu, nhưng hành giả chưa có độ nhạy cảm qua giác ngộ phát hiện kịp thời khi tính xấu xuất hiện. Xấu nó ở đầy trong người, hành động thô thiển, làm biết bao nhiêu là tội mới hay. Cứ như vậy sửa xấu ra tốt đến bao giờ mới xong? Ta có thể hành sự câu “đừng chìu theo nó” khi hay mình có dục vọng lòng tà, nhưng sự tu chưa có độ nhạy cảm, mỗi khi dục vọng lòng tà đến mình không hay thì lấy đâu có chuyện “Đừng chìu theo nó” một cách kịp thời? Như chủ nhà và kẻ trộm, thấy kẻ trộm vào nhà chủ nhà truy hô đuổi bắt là chuyện đương nhiên, nhưng nếu trộm khôn ngoan hơn, đợi chủ nhà sơ hở, nó vào nhà lấy trộm mà chủ nhà không thấy, không hay, của trong nhà bị mất, trộm cắp phá tan hoang đồ đạt, mất tất cả… Người tu bỏ tu theo tục, người đạo bỏ đạo theo đời cũng không truy cứu trách nhiệm: đương tu trông coi ngon lành đó, nhảy ngang bỏ đạo thôi tu là tại sao?
Như người phụ nữ đã hát nhiều bài quyết lòng dỗ nín con mình mà tôi tình cờ nghe thấy, đối với Đức Phật, Đức Thầy ta ví mình như bé thơ ức lòng khóc lên, cần được hát dỗ, các Ngài đã luôn hát dỗ chúng ta quá nhiều bài hát:
“Hởi con đời tục rất hôi tanh,
Trí-huệ trau-giồi kiếm nẽo thanh”
“Cuộc trần, ôi quá khổ !
Trường đỏ đen là chỗ nhuốc- nhơ.
Biết bao người vì nó phải bơ-vơ,
Sự-nghiệp hết gia-đình tan-nát.
Sớm tỉnh-ngộ lên đường giải-thoát,
Lánh xa trường đổ-bác chớ chen chân.”
Tu hành ai cũng đều muốn diệt được “dục vọng lòng tà” mà dục vọng lòng tà hiện chần ngần ra không hay không biết. Phải đạt đến trình độ nhạy cảm nhất để mỗi khi dục vọng lòng tà xuất hiện là hay và liền theo đó thái độ dứt khoát “đừng chiều theo nó”. Người trồng Hường muốn được nắng che mưa dở kịp thời, phải đạt đến trình độ bén nhạy với chuyện nắng mưa và làm chủ sự việc, không có bất kỳ sức ngăn cản nào làm chậm lại việc nắng che mưa dở của mình.
Tôi thật là mắc cở vì đã nhọc công cho vấn đề trồng hai cây Hồng, đào lổ trồng cây và làm giàn che nắng. Tính đủ chuyện tốt cho việc trồng Hồng mà nắng tới không hay, chừng hay được là quá muộn, cây Hồng có dấu hiệu chết, hết cứu  vãn. Biết bao người đang tu thình lình bỏ tu ngang xương cũng hết cứu vãn. Nắng cháy cây, phiền não làm cháy đời tu, bởi vì hành giả không phát hiện đúng lúc, cập nhật cái chuyện “diệt lục căn đừng nhiễm lục trần”.

20/11/2017

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

PHẬT GIÁO VÌ TIỀN PHẢI NGỬA NGHIÊNG
gặp tiền cứ lẳng lặng đi qua

Có người dựng lên câu giảng của Đức Thầy hỏi tôi: Sao lại là “Phật giáo vì tiền phải ngửa nghiêng”?
Nêu câu giảng của Đức Thầy xong, tôi chưa kịp trả lời thì anh ta tự lý luận dài dòng về câu hỏi của mình:
Cứ cho là người đời vì tiền thường xảy ra kết cuộc không tốt nhưng người đạo đâu phải không cần tiền để đáp ứng nhu cầu đạo sự, ví dụ như cất chùa, tạo dựng cơ sở tôn giáo, tổ chức cúng lễ đạo, hoặc dùng vào xã hội từ thiện… tất cả cũng vì tiền, có tiền mới làm ra các việc lành, những điều Phật sự cần thiết. Nếu bảo “Phật giáo vì tiền phải ngửa nghiêng” thì xin cho đây một lời giải thích?
Nghe xong câu hỏi có nhiều lý luận cột buộc tôi liền đáp:
Điểm quan trọng của bạn tại sao “vì tiền” mà Phật giáo chịu ngửa nghiêng phải không? Vậy ta nên chú thích hai chữ vì tiền trước đã:
Vì: để bụng thiên về một chỗ, một phía hay một người, ví dụ: vì dân, vì nước, vì cha mẹ, vì đạo đức… khi người ta vì cái gì đó thì ngả hẳng về phía đó, những thứ khác, phía khác không cần biết. Tiền: loại đúc bằng kim loại hay in bằng giấy để số giá trị của tiền là bao nhiêu, năm đồng, mười đồng… biết đơn vị tiền tệ trong khi giao dịch, mua bán. Nhà ai có nhiều tiền thì gọi là nhà giàu, ăn xài mua sắm trưng dọn thoải mái. Như vậy, ở trong Phật Giáo mà ngả hẳng về tiền bạc, (vì tiền) thì đạo đức bây giờ là thứ khác, phía khác bị xem nhẹ hoặc bị bỏ rơi.
cám ơn thí chủ, tôi không có nhu cầu xài tiền
Đối với người tu học Phật Pháp người ta đã giác ngộ cõi đời và tấm thân không tồn tại thì tiền bạc là cái thứ sanh ra trong chốn hồng trần tất nhiên nó cũng không tồn tại như nhau. Cho nên, khi người đời phát tâm vào đạo với đúng ý nghĩa của nó thì từ rày trở lên họ sẽ vì đạo chứ không vì đời vì tiền nữa. Trong khi vì đạo, làm đạo sự thì tiền bạc đứng ở hàng phụ thuộc cho người đạo sử dụng vào mục đích đạo đức, cứu độ bá tánh từ vật chất lẩn tinh thần. Có lo cho bản thân cũng vừa phải ở mức độ vừa phải để việc sinh hoạt của thân không thiếu không dư sanh dục vọng tham sống sợ chết. Nói tu là hành trình về cõi Tây Phương nhưng tham sống chốn hồng trần là đi lạc đường, càng đi càng xa cõi Tây Phương, vượt ngoài không gian mười muôn ức Phật độ của Phật thuyết. Do vậy, theo Phật giáo mà ham tiền, vì tiền, ngả theo tiền để cung phụng lên thân quá nặng nề vật chất, kết cuộc phải ngửa nghiêng thôi.
Còn nói trong đạo Phật người ta cất chùa thờ Phật, làm ra cơ sở để Phật Tử đến bái Phật tu hành. Nếu người tổ chức xây cất chùa không hướng đến lợi ích cá nhân, không dựa vào việc cất chùa để thu lợi bất chính, một lòng vì đạo không vì tiền thì Phật giáo làm sao ngửa nghiêng được. Sợ là những kẻ ăn cơm chùa Phật mà vô duyên với Phật, ông Thanh Sĩ đã nói lên ý nghĩa đó:
“Nói thông thái kể ra sao hết,
Làm trái ngang chẳng việc nào xong,
Đáng thương cho kẻ tốt lòng,
Bị người lừa gạt mà không biết gì.
Đến như Phật Từ Bi vô hạng,
Cũng bị người giả dạng tăng ni,
Làm cho sanh chúng ngờ nghi,
Cửa thiền vắng bóng, đạo nghì lảng tâm.”
Nếu như sử dụng đồng tiền đúng mục đích, cho dù có nắm được nhiều tiền trong tay, tiền đến hoài hoài đưa đi đúng mục đích hoài hoài không thể gọi người đó vì tiền được. Ông Thanh Sĩ nói:
“Cũng thời sử dụng đồng tiền,
Người lo quần chúng kẻ riêng lo mình.
Lo quần chúng là tình Tiên Phật,
Lo riêng mình là chất phàm nhân,
Tình Tiên Phật hết trầm luân,
Chất phàm nhân tất còn thân luân hồi.”
Sợ là những nhà tu lòng còn quá nhiều sóng gió danh, lợi, tình, thân sống trong đạo mà vì tiền hơn vì đạo, đạo hưng thạnh hay xuống dốc không cần biết, miễn làm sao cho đồng tiền chung chảy vào túi riêng, như vậy mới gọi là “Phật Giáo vì tiền”. Bản thân của người tu vì tiền ngửa nghiêng trước sự tội ác đã đành, cầu Phật độ Phật cũng không độ được. Bạn trích đọc có một câu “Phật giáo vì tiền phải ngửa nghiêng”, nó ở giữa chừng trong bài, mất sự liên quan thành ra tối nghĩa khiến bạn khó chịu. Nếu như bạn chịu khó đọc hết một đoạn sau đây chắc lòng sẽ thấy dễ chịu hơn:
“Tu hành dương thế cậy đồng tiền,
Phật giáo vì tiền phải ngửa nghiêng.
Bát nhã chẳng đưa người tội ác,
Thuyền từ nào rước lại Tây Thiên.”
Quá rõ ràng, Giảng nói người tu mà cậy vào tiền bạc, bản thân họ không chịu lấy việc trau sửa thân tâm làm trọng mà ẩn núp trong Phật giáo để moi tiền bá tánh thì Phật giáo cũng chịu vạ lây. Bát Nhã là trí huệ, một trong lục độ Ba La Mật chính mình, có khả năng đưa hành giả từ bờ mê sang bến giác mà tu hành ông vì tiền, làm tội với những tín thí, sắp rời khỏi hồng trần thì tiền bạc đâu xài được nữa mà nhằm lúc trí huệ lại “lô cal”chặt tiền không đứt để tiền làm dây kéo kéo vào vòng quay sáu nẽo luân hồi. Trí huệ trong ông không chịu hiện hửu để đưa ông qua khỏi sông mê. Tự độ không được, bấy giờ có cầu Phật độ, rước về cõi Tây Phương mà tu không đúng cách Phật cũng không thể. Phật Kêu ông sống tu thì làm cho nhẹ mình để Ngài dễ rước, tiền là thứ nặng nề mà vì tiền, ông chất đống đồng tiền lại, nặng như chiếc hủ lô… chết ở đó đi nha!
Đức Huỳnh Giáo Chủ lâm phàm, khi dạy đạo Ngài rất quan tâm đến những hạng người giả tu nhắm vào lợi ích cá nhân của mình làm phương hại cho lợi ích của Phật Giáo, Ngài có lời khuyên:
“ chớ giả dối mà mang sắc áo,
Mượn Bồ-Đề chuổi hột lòe người.
Làm cho dân khinh dễ ngạo cười,
Tội lỗi ấy luật nào dung thứ.
Tu còn ham chay to đám bự,
Đặng thế gian dưng cúng bạc tiền.
Dối rằng lo tu bổ chùa chiền,
Mà làm của xài riêng cho thỏa.”
Qua sự trình bày của tôi chắc bạn đã thấu thoát câu “Phật giáo vì tiền bị ngửa nghiêng” rồi chứ?
Dạ hiểu được.
Xin chúc mừng cuộc gặp gở của chúng ta có chung nhận định về đề tài.
16/11/2017

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

KÍNH ĐỨC THẦY HAI XÁ HAY BA XÁ ?

Hôm ngày 9 tháng 11- 2017 trời vừa sáng có một cuốc điện thoại gọi đến, tôi a lô thì bên kia đầu dây hỏi: Hiện nay người ta kính Đức Thầy không đồng bộ, có người kính Đức Thầy hai xá, có người kính ba xá, có người sợ đụng chạm bên hai bên ba chỉ hô Kính Đức Thầy thôi, không nói mấy xá. Xin thưa với chú, dựa vào ba tượng trưng trên, cách xá của người nào đúng ạ ?  
Tôi đáp: Trình bày sự hướng tâm của tín đồ đối với Đức Thầy thì đây thuộc phạm vi nhạy cảm nhất, chính vì phạm vi nhạy cảm của mỗi người nên dễ đi đến mất lòng. Qua nhận định của tôi nếu có khác luồn tư tưởng với cháu thì đây mong có sự thông cảm, cháu hứa không ?
- Dạ hứa ạ.
Nói ra không phải tự hào là mình tu lâu, nhưng qua câu hỏi của cháu tôi thấy cần có thời gian tính, tạo sự liên quan mật thiết từ nguyên thỉ mới đủ sức thuyết phục về việc kính lễ Đức Thầy. Trước biến cố lịch sử 1975, thuở ấy tôi có đi học hỏi đó đây và tham gia nhiều chương trình đạo sự, giáo sự, không nghe ai đặt vấn đề kính lễ Đức Thầy hai xá như phần đông người hướng dẫn chương trình cầu nguyện tập thể thời nầy. Nghe giọng nói của cháu tôi đoán người còn khá trẻ, tưởng cũng nên sơ lược cho cháu hiểu cách sinh hoạt đạo PGHH từ nguyên thỉ, cháu tìm ra cái thỉ chung của đạo nhà tự biết mình phải làm gì, và khi đã tự biết, ai có giỏi ru hồn khác hơn cũng không chinh phục được mình đường ngay thành cong. Trước 30 tháng 4 năm 1975, nhân dân miền nam ta đây sống ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa, là một chế độ trị vì thiên hạ qua lập trường dân chủ, trong nước có tôn giáo thì tôn giáo sinh hoạt với mô hình dân chủ thật sự. Các Ban Tri Sự (BTS) hoạt động đạo sự không bị chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa vẽ vòng tôn giáo và bắt buộc tôn giáo chỉ được hoạt động tự do tôn giáo trong cái vòng tròn. Các BTS bàn bạc việc gì về nội bộ tôn giáo chánh phủ không can thiệp vào. Được sự sinh hoạt tự do như vậy, tín đồ bình thường hay các chức sắc trong giáo hội muốn đề bạt việc gì phải thông qua phiên hợp BTS, nếu được sự đồng thuận của đa số thì BTS mới có quyền đi tới quyết định. Thuở ấy, nghi thức tôn giáo của giáo hội đề ra gồm những tiết mục như sau:
Kỉnh lễ Cửu Huyền Thất Tổ
Kỉnh Lễ Đức Phật, Đức Thầy
Tưởng Niệm giác linh cố Đức Ông Đức Bà và mặc niệm các anh linh tử sĩ tử vì tổ quốc và đạo pháp.
Ngay sau khi kỉnh lễ mục nào, nếu có kêu xá thì xá 3 xá hoặc đơn giản hơn thì một xá chứ không có vụ hai xá như hiện nay. Đời người ta hay dùng câu “có thỉ có chung” vô thỉ thì vô chung. Giáo hội PGHH sinh hoạt ở thời kỳ nguyên thỉ không có tiền lệ hai xá, người ta đi trong vô thỉ mà giờ lại bị đối xử hửu chung đúng là “ách giữa đàng mang vào cổ”. Nghe cháu đặt câu hỏi tôi đoán là cháu kính lễ Đức Thầy chỉ hai xá thôi, có đúng vậy không?
- Dạ phải
- Cháu có thể giải thích giùm vì sao kính lễ Đức Thầy hai xá không?
- Dạ, cháu bắt chước theo quý vị hướng dẫn chương trình, thưa chú.
- Chắc cháu đã nghe các vị ấy thuyết vì sao phải xá Đức Thầy hai xá?
- Dạ có, các vị giải thích rằng: xá người chết là ba xá, Đức Thầy còn sống nên kính Ngài hai xá thôi.
- Nay cháu điện thoại hỏi tôi qua vấn đề nầy, nếu tôi trình bày ý nghĩa khác hơn, cháu có muốn nghe không?
- Dạ rất muốn ạ.
- Cám ơn cháu. Vậy chúng ta vào câu chuyện được rồi chứ?
- Dạ được.
- Cháu có tin Đức Thầy là cổ Phật lâm phàm không?
- Dạ cháu tin với niềm tin bất khả xâm phạm.
- Có tin Đức Phật là vị đã ra khỏi vòng sống chết không?
- Dạ cháu tin.
Nếu như trong lòng người tín đồ kính trọng Đức Thầy là Phật lâm phàm độ thế như chính Ngài nói:
“Cảnh thiên trước thơm tho nồng nặc,
Chẳng ở yên còn xuống hồng trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ.
Giả quê dốt khuyên người tỉnh ngộ,
Giả bán buôn thức giất người đời…”
“Thiến trước tòa sen có chỗ ngồi,
Xuống trần chẳng dụng chốn cao ngôi…”
Phật đã tự mình thoát khỏi dòng sanh tử thì tại sao ta lại áp đặt sự sống chết đối với Ngài mà nói rằng Ngài còn sống chứ chưa chết??? Tại sao chúng ta để mâu thuẫn chính mình trong sự học Phật PGHH? Nghĩ Đức Thầy còn trong vòng sống chết thế ta có thật sự kính Đức Thầy là Phật đâu? Tín đồ PGHH mỗi mỗi đều có thờ Tam Bảo trong nhà. Tam Bảo tức ba ngôi báu: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo; vậy ta xá ngôi Tam Bảo là ba xá hay hai xá?
- Dạ ba xá.

- Phật và Tăng là hai bậc trong Tam Bảo, tín đồ là người có quy y vào đạo, nếu như kém tin Đức Thầy là Phật lâm phàm ( tôi dùng từ “nếu” tức là thí dụ thôi nhá) thì Ngài cũng là Tăng; tăng được thờ trên ngôi Tam Bảo thuộc về Thánh Tăng ta cũng phải xá ba xá. Phật hay Tăng cũng được ở ngôi Tam Bảo để chúng sanh cầu nguyện kính bái hằng ngày. Quý vị nói, kính Đức Thầy là Phật lâm phàm nhưng lòng không hoàn toàn tôn trọng Ngài như vị Phật, đặt vấn đề sống và chết với Đức Thầy là đẩy Ngài ra khỏi ngôi Tam Bảo rồi còn gì. Ta hành động như không phải người trong đạo mà tự khoe mình là một tín đồ ngoan đạo thì được ích lợi sao?
Cái “Ách giữa đàng mang vào cổ” nầy xin hãy thôi đi!... như có một bàn tay nào đó cố tình làm cho đoàn thể PGHH nhiều lối rẻ khiến lâu ngày mất gốc hoặc xuống cấp, xuống màu; từ màu thiền môn nâu sồng trở thành màu trần tục. Thế gian bày vẽ, gạt gẩm là chuyện của họ, ta là người hiểu lý lẽ, không tin sự bày vẽ gạt gẩm của họ thì họ sẽ buông tay thứ lợi ích bất minh. Tín đồ của chánh đạo phải tư duy chơn chánh để kịp tháo gở những vướn mắc không đáng có trong sự tín ngưỡng tôn giáo của mình.
- Xin thưa với chú, Đức Thầy bị Bửu Vinh ám hại không chết, chuyện đã quá rõ thì ta có quyền nói Ngài không chết chứ sao?
- Qua biến cố Đốc Vàng, Đức Thầy vắng mặt bởi âm mưu chính trị của kẻ gian, trên dòng lịch sử, trường hợp bị hại mà không sao thì ta có thể nói Đức Thầy còn sống. Nhưng đây là chuyện ngoài đường diễn ra trên dòng sự kiện, còn chỗ kính lễ Đức Thầy thuộc về nghi thức tôn giáo thì Đức Thầy là Phật, ta đặt vấn đề sống chết đối với Đức Phật mà nghe được sao?  
Dạ con hiểu rồi. Xin cám ơn chú rất là nhiều.
Tôi cũng cám ơn cháu không có phản ứng.

12/11/2017

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

TÂM SỰ CỦA TÔI VỀ CHUYẾN CỨU TRỢ

Thực hiện xong chuyến cứu trợ quá mừng! Mừng vì tôi chưa từng đứng ra tổ chức cứu trợ, tại vì cái bệnh “ưa viết thông tin” mà bị hoàn cảnh đẩy đưa đến đau đầu nặng óc. Sau khoảng 5 hôm cái ngày bà con ở hòn Sơn Rái bị thiên tai: mưa nhiều, đất lở, đá chài từ trên núi đùa xuống, kéo theo một lượng nước kinh khủng làm ngập sập hư nhà lấp đường. Nghe hung tin nầy tôi cảm lòng xao xuyến bởi hồi đó, năm 1972 tôi có ra tu đây và trước tôi đã có bác Lê văn Khuyên, bác hồi ấy ra được hòn là lên núi tu miết không xuống thế nên người ta không rõ danh tánh của bác là gì, mà biết ông ở chung trong hang động có khỉ nên người ta gọi bác là Ông Hai Dồ Khỉ. Hung tin như chọc đau lòng tôi những kỹ niệm khó quên ở hòn Sơn Rái. Tôi liền đến thị sát thực hư thế nào, rõ ràng có bão xảy ra như vậy. Về tôi viết thông báo đăng lên facebook kêu gọi hảo tâm của mọi người. Sau lời kêu gọi công khai qua đường chuyền Internet, bà con trong nước và nước ngoài ai có đọc thấy, không nhiều thì ít đều thổ lộ tình cảm thân thương với những người kém may mắn. Bà con nước ngoài mà gốc gác trước kia ở Hòn Sơn nhen nhúm chút tiền gửi thẳng về thân nhân của mình, bà con nào không may mắn có người thân đi nước ngoài thì chờ các tổ chức từ thiện trong nước hay tin chở hàng đến giúp. Có hai nữ Phật Tử người Mỹ gốc Việt tôi chưa từng quen, đọc biết cảnh thiên tai ở hòn Sơn và lời kêu gọi của tôi đã gởi về 300 đô la cứu trợ, đổi ra tiền Việt là 6.800.000 (sáu triệu tám trăm ngàn).
Khi viết bài qua đường chuyền Internet, tôi không nghĩ mình sẽ tổ chức cuộc cứu trợ, mình gợi lên sự xót thương tình đồng bào, giới thiệu hoàn cảnh nghèo khổ bởi thiên tai để bá gia bá tánh có cách giải quyết, chở hàng cứu khổ cứu nạn đến tận nơi chứ mình thì không thể. Giờ gặp điều ngoài ý muốn thì chuyện tôi cho là không thể đổi lại là có thể. Tiền đã không đi thẳng đến những hộ nghèo khổ mà đi quanh co lại tôi. Không lẽ một mình mang sáu triệu tám trăm ngàn đồng từ vùng Cù Lao Ông Chưởng đổ ra Hòn Sơn Rái phát hơn chục hộ nghèo là cùng. Tôi tìm hỏi, nghe ngóng, coi có vị nào chuẩn bị cứu trợ bà con ở hòn Sơn để mình đậu số tiền ấy vô và cùng đi với họ một lần cho xong chuyện, nhưng các đoàn từ thiện cứ tiếp nối cứu khổ cứu nạn bão lũ miền Trung. Khi tôi tỏ thật số tiền tôi có trong tay họ còn kêu tôi góp vào cứu trợ miền Trung và tôi trả lời là không thể.
Hết cách rồi, tôi bạo gan cương ra tổ chức chuyến cứu trợ, liền gọi điện thoại một đồng đạo quen thân ở hòn Sơn, xin báo cho biết việc thiên tai vừa rồi có bao nhiêu hộ bị thiệt hại cần giúp? Đồng đạo quen ấy đáp có khoảng một trăm hộ. Nghe báo một trăm hộ xong tôi liền bấm cúp máy để tính ra số tiền là bao nhiêu: cho một trăm phần quà mỗi phần quà 300.000 ngàn đồng, chủ yếu 15 ký gạo, một thùng mỳ ăn liền, đường, bột ngọt… như vậy, một trăm phần quà có đến 30.000.000 (ba chục triệu) trong khi mình chỉ có sáu triệu tám trăm ngàn đồng. Tôi biết mình không có chuyên môn nghề quyên tiền làm từ thiện, rất ngại nếu như mình ngỏ ý mà người ta không tin mình có khả năng tổ chức, họ bác ra thì sao? Tôi ngỏ lời mời vài đồng đạo tin cậy có khả năng nhạy bén việc quyên tiền cứu trợ. Được họ hứa giúp tôi rất là mừng. Đầu sổ có một người giúp vô hai triệu, đứa cháu kêu bằng chú đến thăm sẵn cơ hội tôi ý kiến cháu ấy đóng góp và giải thích nguyên nhân của sự cứu trợ nầy. Cháu vui vẻ giúp hai triệu, vài người giúp năm trăm ngàn, hai trăm ngàn. Tính tổng cộng số tiền hiện có chỉ mới một phần ba đoạn đường dài là ngưng, hai ngày tiếp theo không có ai thêm. Nổi lo ngại tăng lên nhưng may thay! Ngày hôm sau có người từ trong tỉnh Kiên Giang báo đến giúp một tấn gạo… Tôi mừng không sao tả xiết, có cảm tưởng cục đá đeo trên mình đã rớt xuống. Hôm sau nữa có một cháu đồng đạo từ tỉnh Đồng Tháp kêu tôi bằng bác, gọi điện hỏi thăm sức khõe, tôi nhơn đây quyên tiền. Cháu nói tạm thời cháu hứa giúp hai triệu nhưng vài ngày sau cháu báo giúp thêm ba triệu rưởi nữa, kể trước sau là năm triệu rưởi, một cháu đồng đạo từ bên kia bờ đại dương nhờ người thân ở Việt Nam gởi giúp tôi bốn triệu. Cộng lại các khoảng giúp là 32.700.000 trên con số mong ước là 2.700.000, chúng tôi liền cho đặt thêm mười phần quà nữa chuẩn bị cho việc phát sinh mà bất cứ cứu trợ nơi đâu cũng có xảy ra, nhưng may thay, số tiền vẫn tiếp tục gởi đến chúng tôi thêm mười phần quà phát sinh nữa, tổng cộng là hai mươi phần quà phát sinh.

Giờ coi như số tiền cứu trợ tạm xong, tôi có cảm giác sung sướng như người ăn không tiêu mà được ợ xuống. Tính mở chuyến đi gắp rút thì đài kêu có bảo vùng biển Cà Mau, tàu thuyền vùng Cà Mau, Rạch Giá không được ra khơi. Trong khi đợi Trời hết bảo đặng xuất hành thì tôi nhận thêm yêu cầu mới cũng từ Hòn Sơn gọi đến, nói rằng tội nghiệp các em học sinh ở hòn nầy phần nhiều là dạng nghèo thiếu, xin 1000 tập vở trắng giúp cho các em ấy. Tôi nghe qua phát sợ cuốn lên, muốn từ chối ngay lời yêu cầu mà không nỡ, bèn vuốt nhẹ một câu cho trơn: để tôi tìm cách. Đứa cháu đồng đạo ở Rạch Giá đề nghị tôi cắt bớt mười lăm phần quà, sang cho một ngàn cuốn vở, một trăm còn lại tám mươi lăm phần cũng được. Tôi nói không nên làm vậy. Hãy cho đây là số phát sinh ngoài dự tính, một là ta từ chối thẳng, hai là gọi điện xin nữa chứ không nên cắt chủ ý chính của mình.
Tôi chợt nhớ chuyện khoảng bốn năm tháng trước, tình cờ gặp mấy anh em ở Bình Dương đến phát vở cho học sinh nghèo ở hai trường thuộc thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, tôi liền gọi điện thoại nhờ quý vị ấy giúp. Tiếp chuyện qua điện thoại với tôi là đôi vợ chồng trẻ, Phong Linh đã nhận lời yêu cầu của tôi tài trợ cho ngàn cuốn vở trắng bằng 4.500.000.
Tiền, hàng ổn định chúng tôi bàn qua số người cùng đi theo giúp công sức chuyển và phát hàng cứu trợ: Chúng ta từ đây đến bến tàu Rạch Giá bằng xe HonDa nhà, hãy tự đổ xăng, qua đò, giá vé từ bến tàu Rạch Giá qua Hòn Sơn hay ăn uống cá nhân của ai nấy móc tiền túi mà trả. Tiền cứu trợ chỉ để cứu trợ đúng nguyện ước của các thí chủ. Người ta dùng tiền làm phước thì mình cũng phải làm phước, không kê tiền vào danh sách cứu trợ, chịu chút đỉnh chi phí cho chính bản thân mình nghĩ cũng nên… Ta đi đến chỗ lấy công làm phước bằng chi phí của chính mình cũng như ta hùng tiền vô làm phước vậy. Bằng như bạn nào muốn góp sức vào công cuộc mà nghèo kiệt thì trong huynh đệ chúng ta người dư hãy san sẻ cho bạn, tuyệt đối không dùng tiền dành để cứu trợ đi lệch mục tiêu cứu trợ. Kết cuộc, theo đệ nghị của tôi tất cả đều tán thành.
Đúng 8 giờ sáng ngày 6 tháng 11- 2017, nhằm 18/9 năm Đinh Dậu, hàng và đoàn cứu trợ đã rời bến tàu Rạch Giá. Qua đất Hòn, có sự trợ giúp tận tình của cô bác đồng đạo bên nầy. Điều đáng nói là xứ hòn nầy có một bà đồng đạo tuổi hơn tám mươi, nghe thấy người ta gọi bà là cô tư chúng tôi gọi theo, bà rất ích cực cùng chúng tôi theo dõi và đôn đốc công việc giữa bên cầu bên cung đồng hành nên sự phát quà diễn ra tốt đẹp, đến 5 giờ chiều là hoàn tất hai điểm phát cách xa.
Được biết chuyến tàu về Rạch Giá mười giờ rưởi mới xuất bến, chúng tôi sáng sớm tranh thủ thời gian lái xe đi dạo cảnh quanh Hòn, chụp hình lưu niệm.

Thành tựu chuyến cứu trợ tốt đẹp nầy, người được cám ơn trước hết là nữ Phật Tử Diệu Huệ vì nếu không có số tiền của quý cô làm nền thì mọi khoảng tiền sau nầy không có, bà con nghèo khổ của chúng ta ở hòn Sơn Rái chẳng được chúng ta chia cơm xẻ áo và thông cảm nổi bất hạnh của họ. Xin cảm ơn những huynh đệ, em cháu có sự đồng cảm, hiểu được tấm lòng tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn trong khi tôi đang gánh trên vai một gánh trách nhiệm. Xin cám ơn cô tư _ bà lão đồng đạo _ và các huynh đệ xứ hòn hướng dẫn giúp đở chúng tôi để công cuộc phát quà diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Cầu ơn trên Đức Phật Đức Thầy từ bi gia hộ cho tất cả quý vị thân tâm an lạc, tu hành tinh tấn, trí huệ sáng suốt để chỉ lối, dẫn đường, người mê tìm về bến giác. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
08/11/2017


Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

XÁC TRẦN TỤC

Đối ngược với Trần Tục là thanh cao. Trần tục là chúng sanh vào ra trong chốn hồng trần theo sự tác động của nhân quả; thanh cao là chỉ cho chư Phật Bồ Tát siêu hóa Niết Bàn không luân hồi chịu khổ. Bởi tấm thân vào ra trong chốn hồng trần chịu muôn khổ thì trong khi thọ thân, người ta bất giác tưởng thân nầy là thật của mình nên quyết lòng bảo vệ tốt, nhất hơn hết là về việc ăn, mặc, ở. Muốn cho thân nầy sung sướng thì việc ăn mặc ở phải ước vọng cao xa như: Ham hưởng thụ những thức ăn mới lạ, đắt tiền, hưởng thụ những hàng mới lạ về mặc đẹp, diện sang, hưởng thụ trong nhà cao cửa rộng, nội thất trưng bày những đồ tiện nghi cao quí… Từ ý nghĩ đua đòi đó người ta bất chấp việc ác và những thủ đoạn lừa dối, gạt lường để có được nhiều tiền. Sử dụng đồng tiền do làm ác mà có, đem tiền đó phủ lên thân thì thân đã trở nên trăm thứ tội, hết kiếp phải luân hồi đầu thai kiếp khác để trả vay, vay trả. Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên:
“Gây ra lắm nợ phong trần,
Luân hồi sáu nẽo khôn lần bước ra”.
Đức Thầy dạy đạo khuyên tu, người ta đọc nghe pháp âm vi diệu của Ngài nhịp vào tính linh làm thức ngộ quày đầu. Nhưng chúng sanh từ vô thỉ không tu, tánh tình gai gốc, hung sùng tàn bạo mà nay muốn  cải hối; nhìn lại sau lưng, rất là ngán ngẩm với bao tội ác đã làm, bao đắm say khôn nguôi với duyên trần cám dỗ rồi tự đánh giá thấp mình về khả năng quày đầu hướng thiện. E tu không tròn đạo hạnh nên lòng nảy sinh chán nản muốn bỏ cuộc thi triển lòng dạ sắt đá trước những khó khăn về khuôn thước giới luật của đạo đề ra, cảm như bị khống chế, trừng phạt. Hiểu được sự đắn đo của nhân sanh Đức Thầy có những câu ví về xác thân đọc nghe là chịu ngay:
“Xác trần tục như cây cạnh khến,
Làm hiền hoài ắt phải tiêu mòn.
Đẽo với bào riết nó cũng tròn,
Đến chừng đó trông vào rất tốt.”
Bốn câu trích dẫn trên, từ “xác trần tục” đã đứng vào vai chính của sự giải thích, vì thế từ ngữ nầy với “làm hiền, tiêu mòn, tròn, tốt” rất thông thường dễ hiểu, tưởng không nên bàn bạc. Muốn hiểu rõ nghĩa của xác trần tục ta nên bàn mạnh, bàn sâu vào chủ đề “cạnh khến” và “đẽo bào” sẽ thấy xác trần tục không còn đáng lo sợ vì “cạnh khến” cở nào mà chịu đẽo bào thì cây sẽ suôn bâng. Cũng thế, con người dẩu tánh tình gai gốc hung sùng tàn bạo mà quày đầu hướng thiện tu hành riết thì cá tính gai gốc cũng sẽ hết nổi gai, dễ thương thôi!
Cây Cạnh Khến: là cây không có hình dáng suôn tốt, cong quẹo, u nần… nếu không gặp người khéo tay, sử dụng đúng pháp thì cây ấy chỉ biết làm củi chụm hoặc bị bỏ mục rả xác. Vì để giải thích về xác trần tục thì cây cạnh khến ở đây chỉ cho sự gian ác và tính mê nhiễm của con người. Cho dù nghiệp ác tiền khiên bị luân hồi trả quả mà thọ thân, nếu chịu tu tâm dưỡng tánh không mê nhiễm không làm ác nữa, là cắt đứt đường sinh tử luân hồi từ đây; bằng không tu, thọ thân ra là hành nghiệp ác nữa thì ác ác chất chồng, tội tội hết sổ ghi. Nếu như  kiếp nầy may mắn, sanh ra nhằm thời Phật Pháp hưng thạnh, Phật Pháp được truyền khắp, lời lành lọt vào tai, chuyền vào não, kết vào tâm, đem lành ra hành sự “làm hiền hoài”, hiền hoài, thì những ác hồi tiền kiếp đến hiện kiếp cộng lại quá nhiều, sợ tu hiền trong một kiếp không từ nổi. Đừng lo chuyện không trừ nổi cho nản lòng, hãy lo “làm hiền hoài” đi. Làm hiền hoài tức trả chứ không vay lại. Nợ dù thiếu nhiều mà quyết lòng trả chứ không vay nữa thì nợ trước không sanh nợ sau, trả ngày ngày “ắt phải tiêu mòn” là chắc chắn như vậy rồi.
Đẽo với Bào: Đẽo: nói về cây cạnh khến, cong vạy mà muốn cho ngay, suôn thì phải dùng búa dao vạt đẽo hết những cạnh khến, u nần. Khi cây hết cạnh khến, mà nhìn lại, do vì vạt đẽo cây có vẻ sần sù, muốn hết sần sù dễ coi thì phải qua một phen bào láng. Công cuộc nầy thì cây phải chịu đau nên sách có câu “Mực tàu đau lòng gổ”, mực tàu nẻ thẳng thì đau. Ông thợ mộc hễ giăng dây búng mực là lấy cở, cưa đẽo phải đúng ngay lằn mực, mất cây bao nhiêu thì mất, còn lại là cây ván thẳng thóm.
Cây cạnh khến nhờ thợ mộc biết sử dụng phương pháp khắc chế, đẽo bào mà cây trở nên ngay thẳng, tròn trịa, xác thân mà như cây cạnh khến là phải làm sao? Có chịu búng mực vạt đẽo những thói quen hung ác, cố chấp, cống cao, ngã mạn… cho thân trở nên hiền lành, dễ dải, ngay thẳng không? Vào tu, ta mong mình lẹ lẹ thành người hiền lương phúc hậu mà cái tính hung ác ngược ngang không chịu vạt đẽo. Thấy người khác tánh tình dễ dải, cởi mở, đến đâu ai cũng thương ta nổi cơn ganh tỵ khơi khơi thì có chứ không vạt đẽo những cố chấp lỗi phải của mình còn chất chứa trong lòng. Ta thấy người khác cống cao ngã mạn là ghét họ, ta muốn người khác đó đừng cống cao ngã mạn nhưng sự cống cao ngã mạn trong ta chứa đến “nức niền” mà ta có chịu vạt bỏ nó đâu! Thấy người khác cống cao ta cảm nghe khó chịu trong mình, muốn lên tiếng dạy họ một bài học để từ rày anh ta không cống cao ngã mạn nữa. Ôi! mang lửa trong mình không hay còn tài khôn đi chửa lửa người khác. Ai đời, mang lửa đi chửa lửa mà kết quả sao? Là hám danh thôi, chửa lửa cái kiểu hám danh nầy, một chút hai bên lửa đều cháy phừng lên thiêu chết cả hai.
Hãy nghiệm kỷ, ta nói người khác cống cao ngã mạn vì trong lòng ta cũng đang có cống cao ngã mạn, thấy cống cao ngã mạn của người vì trong lòng ta có thứ đó nên ta biết. Hãy vạt đẽo chúng trong chính mình, tất nhiên sẽ không thấy cống cao ngã mạn ở ai và với ai nữa.
Đức Thầy dạy:
“Người tu như thể Bá Tòng”
Ai ai cũng quí cũng trông cũng nhìn.”
Là người tu nầy đã sửa thân tâm mình hết cạnh khến, thân sáng trưng vẻ đạo đức, thẳng ngay qua các hành động lời nói, tư tưởng, thẳng ngay qua ăn, mặc, ở không bị quấy rầy. Hành động đạo đức, lời nói đạo đức; ăn trong đạo đức, mặc trong đạo đức, ở cũng ở trong đạo đức thì cái xác thân trần tục như cây cạnh khến nầy đã chớp nhoáng hết cạnh khến, tròn trịa, thẳng ngay, dễ thương làm sao! Ai dễ thương thì người ta thương, mình ganh tỵ là sao?
Tóm lại, thân cạnh khến là thân có nhiều tội chướng, Đức Thầy dạy đạo, kêu sửa xác thân không làm điều tội ác nữa. Chúng sanh đã vào ra trong luân hồi sanh tử lắm lần, tội ác nhiều đời nhiều kiếp cũng theo đó mà chất chứa nhiều hơn. Ngài dạy đạo nhằm cứu vớt chúng sanh, tu xã hết tội căn cho thân trần tục trở thành thân công đức. Xét lại, chúng sanh từ vô thỉ không tu thì cũng từ vô thỉ ấy theo vọng bỏ chơn, theo tội bỏ phước, giờ muốn được xóa hết tội căn mà lại có phước nữa thì phải cố gắng tu trì, vạt đẽo những tật xấu…

03/11/2017