Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

NGHI VẤN 1
BUỔI HỌC 10
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
ÁC KHẨU

Sau phần chú giảng chánh văn của hai ác thuộc khẩu nghiệp: Ác Khẩu và Vọng Ngữ, đồng đạo học viên đưa ra những câu nghi vấn nhằm mở rộng đề tài để lường trước những điều có thể xảy đến do ác khẩu. Đã có giải đáp tại lớp; giờ chúng tôi lần lược viết lại những nghi vấn ấy đầy đủ hơn để làm tài liệu đọc thêm. Nghi vấn 1:
Hỏi: Trong luận về “Ác Khẩu” Đức Thầy có đoạn “ mạnh bạo hăm he đánh giết”. Nếu ở vào trường hợp cá nhân tôi không nói… Sống trong thời buổi hiện nay, tín đồ các tôn giáo, quyền tự do tôn giáo bị đe dọa về sinh hoạt giáo lý; đám giỗ là phong tục tập quán ngàn đời còn bị gây khó dễ, hăm he bắt tù. Họ dùng những lời lẽ ngang tàn hóng hách với tín đồ tôn giáo nhân quả có buộc họ vào tội ác khẩu không? Nếu tính theo luật nhân quả thì họ là người gieo nhân ta có nên cho họ hưởng quả bất lành về sự ngang tàn hóng hách của họ không?
Đáp : Trong câu dài có hai vế hỏi, tôi xin lần lược trình bày:
1/ Đám giỗ là phong tục tập quán ngàn đời, tín đồ còn bị gây khó dễ. Họ dùng những lời lẽ ngang tàn hóng hách nhân quả có buộc họ trong tội ác khẩu không?
Tội Ác khẩu không phải trị riêng cho người có đạo mà là tất cả mọi người trên thế gian nầy, tu hay không tu thì ác khẩu cũng là cái nhân xấu để có kết quả xấu. Nói gần, người ác miệng rất ít ai dám chơi chung, nghèo đi kiếm việc làm mướn, biết họ ác miệng cũng không ai dám kêu giúp việc. Nói xa, kẻ ác miệng hay bị quả báo, đời sống không yên. Quý vị cũng đã thấy nghe nhiều việc báo ứng, những người ỷ quyền ỷ thế, miệng mồm độc hại, đàn áp tôn giáo đã gặp quả báo nhiều rồi, nghe đâu xứ nào cũng có.
2/ Nếu tính theo luật nhân quả thì họ là người gieo nhân ta có nên cho họ hưởng quả bất lành về sự ngang tàn hóng hách của học không?
Dùng lời lẽ “ăn miếng trả miếng” với họ dứt khoát là không. Ta là người học đạo để tu hành, đem đạo pháp đã học ứng dụng trong đời sống, học đạo hành thiện, không thể hành ác. Học thiện mà hành ác làm trái ngược sự học đạo của mình. Ta không nên hành động kiểu ăn miếng trả miếng với họ vì họ không học đạo, ta có học lại đi ăn thua với người vô học sao?
Hỏi: Nói lý như vậy là phải, nhưng nhịn họ sẽ càn tới dẹp luôn đám cầu cúng của mình thì sao?
Đáp: Học đạo, Đức Phật dạy trừ trị ác khẩu, chúng ta phải nghe theo mà trừ trị, vắn tắt đừng để nói lý nói sự làm lợt đi ý nghĩa; tránh né ... sẽ làm mất màu thiền. Người của thiền môn mà mất màu thiền, hạnh tu xuống cấp bởi ác khẩu không tốt cho bản thân hành giả. Bảo rằng mình nhịn họ làm tới. Điều nầy chưa chắc, hai bên mà một bên có lửa bên không, lửa cháy nếu bên kia không để thêm củi, rưới thêm xăng, cháy một chút là hết, nếu hai bên đều có lửa, củi cứ tiếp tục đun vô… thì cháy tới chết thôi.
Nhịn với chuyện nhà cầm quyền dẹp đám cầu cúng theo phong tục tập quán là hai chuyện khác nhau. Ta nhịn bằng miệng không dùng lời ác khẩu còn đám cầu cúng là phải keo sơn gìn giữ. Không phải mục đích của chúng ta là cúng tuần cúng giỗ sao? Chúng ta có hai hướng bước, theo lời Đức Thầy dạy là dùng lời lẽ đoan-trang nghiêm-chỉnh giải thích gì sao cương quyết đám giỗ cúng tuần, thuyết giảng đạo pháp? Con người ai cũng có Tổ Tiên Ông Bà Cha mẹ sanh ra nuôi nấng dạy dỗ, hậu sanh phải biết ơn các vị. Tục ngữ Việt Nam có câu “uống nước nhớ nguồn”. Đám giỗ cúng tuần là phong tục tập quán ngàn đời, tổ tiên đi thành lệ; xưa nay bất kỳ trải qua triều đại nào, ma chay đám giỗ, cúng tuần đều được bảo trọng, các chú nay đừng phá bỏ kỷ cương đó.
Như chúng ta biết những kẻ vô thần là không ưa tôn giáo đừng nói chi là phong tục tập quán, họ rất tự hào về khoa học biện chứng bác bỏ sự siêu mầu của tôn giáo nhưng có gian ác mấy nhà cầm quyền cũng không dám ra lệnh triệt tiêu phong tục tập quán, chánh quyền nào không cho công dân giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy là tự họ lên án nhà nước của họ không phải là nhà nước Việt Nam, tự đào mồ chôn mình.
Đó ta dùng lời lẽ đoan trang nghiêm chỉnh để giữ phải trước; nếu họ không nghe lời ta giải thích mà sấn tới, dùng lời manh bạo hăm he, ta hỏi những người đến ngăn cấm phong tục phải trưng ra điều luật số mấy trong bộ luật hình sự và xin đưa ra giấy quyết định của ai cấm không cho đám giỗ cúng tuần, thuyết giảng giáo lý tôn giáo.
- Họ chỉ nói luật và quyết định miệng chứ không có văn bản chính thức ta có tin nghe không?
- Nếu họ không trưng ra giấy lệnh, làm ngang không chứng minh họ là chính quyền, họ chỉ là dân không đủ tư cách quyết định luật pháp với dân. Ta có quyền không nghe họ và tiếp tục giữ tròn lễ cúng. Giữ là được không đợi gì phải dùng ác khẩu với họ. Ta quyết giữ điều phải, đừng nói pháp luật cấm hay không cấm. Dùng ác khẩu chống sức đàn áp để giữ phải, không dùng ác khẩu ta cũng cương quyết giữ phải vậy ta ác khẩu chi để mang tội?
Còn nói về nhân quả, ta đòi phải mình trả quả cho họ cũng chỉ vì nóng giận mà nói để xả giận chứ nhân quả quyền hành bởi máy Trời, ta còn thương và ghét mà cầm cân công lý có khi sai. Máy Trời không có tình riêng, không có sự thương và ghét. Việc máy Trời ta đừng giành làm. Học đạo, bảo rằng không được ác khẩu ta phải nghe lời không ác khẩu, ai ác khẩu họa đến với họ.
Đừng đổ lỗi tại họ mắng trước nên ta mới chưởi sau. Nhân quả không dạy hễ người ta mắng mình mình mắng lại là huề; chẳng phải Đức Thầy dạy câu nầy sao:
“Ai chưởi mắng thì ta giả điếc,
Đợi cho người hết giận ta khuyên.
Chữ nhẫn hòa ta để đầu tiên,
Thì đâu có mang câu thù oán”.
Người ta mắng, mình nhịn được là tăng phước đức, chưởi lại là có tội. Hãy sử sự đúng việc của ta là bảo vệ phong tục, đạo pháp bằng sự kiên quyết là thắng, mắng chưởi cho đã mà thiếu kiên quyết đến rốt để thua còn thêm cái tội. Võ miệng không hơn võ thiệt, không chưởi mà làm mới tốt; họ nóng ta cũng nóng, mắng chưởi lửa với lửa đối nhau chỉ thêm tội, chẳng ích lợi, là điều không cần thiết.
Qua sự trình bày của tôi nếu vấn chủ không còn gì thắc mắc, xin cho qua câu hỏi khác.
28/2/2016






Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

HỌC ĐỂ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ

Vài năm gần đây tôi phát hiện ra rằng, hàng tu sinh trẻ tuổi trong PGHH mỗi lúc tăng nhanh, lòng háo hức muốn đem đạo vào đời, thực hiện qua lời dạy của Đức Thầy, tập tành chương trình “Ban huấn luyện và truyền bá Đạo Phật” được Ngài đề ra trong tổ chức “VIỆT NAM PHẬT GIÁO LIÊN HIỆP HỘI”. Giữa lúc các tôn giáo đang đi vào một khúc quanh lịch sử bởi nhà nước mới lên quyền, từ cấm hoạt động rồi cho lại hoạt động trong vòng tròn pháp luật nghiêm khắc. Người tín đồ PGHH bị chao đảo trên đường hành đạo và truyền bá đạo lành bởi cách tái phục hoạt một ban trị sự giáo hội chỉ là tên gọi, màu mè để xoa dịu, làm giảm bớt sức đè nén của nhân dân có tín ngưỡng vì thấy đạo Thầy còn đó; trong sự tái phục hoạt, không phải là phục hoạt nguyên vẹn PGHH với những gì đã có từ trước 1975.
Điều tôi muốn nói là hình thức, vì các trị sự viên trong guồng máy ban trị sự đều do nhà nước đặt để những người thân cộng hay đảng viên đang cơ hội. Điều đáng nói hơn, ở cấp lãnh đạo ban trị sự Trung Ương lại là đảng viên cao cấp của đảng quyền như Ông Nguyễn văn Tôn, một thời làm chủ tịch mặt trận tỉnh An Giang, dân biểu quốc hội với hơn năm mươi tuổi đảng được nhà nước chỉ định làm hội trưởng BTS T.Ư, Ông Nguyễn Tấn Đạt một thời làm mặt trận tỉnh, hội đồng nhân dân tỉnh, dân biểu quốc hội với nhiều tuổi đảng, được điều vào công tác tôn giáo với chức vụ phó hội trưởng thường trực BTS T.Ư. Do họ là đảng quyền, vào lãnh đạo tôn giáo mà học đảng nhiều hơn học đạo, biết đảng nhiều hơn biết đạo, khi đề ra chương trình sinh hoạt tôn giáo có tính trị sự PGHH thì không đúng trọng điểm, không vào trọng tâm. Nên từ việc kêu lãnh giấy tín đồ cho đến việc chiêu mộ các tu sinh của BTS nói trên không thuận lợi.
Nhớ lại chặng đường xưa, Việt Nam vừa tạm thời thoát khỏi sự cai trị của quân Pháp bởi Nhựt đảo chánh, Đức Thầy trả lời cuộc phỏng vấn của Báo Nam Kỳ về lượng số tín đồ là hơn một triệu người. cũng trả lời cuộc phỏng vấn của báo Cộng Hòa giáo sư Nguyễn Văn Hầu cho biết: trong năm 1950 thì đã có hai triệu tín đồ. Pháp tái chiếm Việt Nam cho đến đi vào giải pháp hiệp định Geneve mới trao trả quyền tự do cho nước nhà nhưng với điều kiện một nước hai chủ nghĩa. Miền Nam Việt vừa khoát khỏi gót giày xâm lăng thì liền gặp độc tài của chánh quyền Ngô Đình Diệm, PGHH bị hoạt động như một hội từ thiện bởi sắc luật 002. Chánh quyền độc tài vắng số năm 1963, PGHH vùng dậy đứng lên, từ 1965 đến 1975 danh số tín đồ tăng rất nhanh.
Hồi Đệ Nhứt Cộng Hòa có chương trình quy khu lập ấp chiến lược, từ đó, dân ở rải rác buộc phải vào khu chiến lược, dầu vậy nhà cách nhà thưa thớt, đồng ruộng hoang vu mà nay các vùng khu chiến lược của thời Đệ Nhứt Cộng Hòa có ảnh hưởng PGHH, nhà ở chen khít đã vậy đồng hoang đã hết, kinh rạch thông phương nhà cửa dẩy đầy, trong đồng ruộng xưa, giờ nổi lên chợ sung túc, hỏi đâu xa thì chưa biết chớ những tỉnh miền tây, đa phần là người tín đồ PGHH, nếu không nói mười triệu thì cũng gần gần đâu đó. BTS do nhà nước phát, cao lắm thì giá lên cũng chỉ một, hai phần mười là cùng.
Tín đồ không theo BTS thân cộng nói trên gấp tám chín lần; những tu sinh không bị húc vào làm nhân lai tạo cho một tổ chức tôn giáo lai căn, tuổi trẻ lớn lên thiếu sự hướng dẫn bởi vì lớp lớn đã bị đưa vào khung không hợp pháp việc huấn luyện truyền bá đạo Phật; để các em tự mò mẩm, sáng tạo, từ đó sanh ra chệch hướng của BTS và ban phổ thông giáo lý trung ương PGHH đã đặt nền móng ở cơ bản dân chủ của thời đại vàng son 1964, 1965 đến 1975, sự chệch hướng đã gây ảnh hưởng không tốt giữa hai thế hệ có căn bản và không căn bản về việc huấn luyện và truyền bá đạo Phật.
Nếu ta là người của đạo thì văn chương như một con thuyền hay cổ xe dành để chỡ đạo đến với mọi nhà, mọi người. Người tín đồ PGHH nào mà không sớm chiều cúng nguyện đọc mãi câu nguyện “Tịnh sự trí huệ thông minh giai đắc đạo quả”. Tu có phát sáng tâm hay những kinh nghiệm qua sự trải nghiệm của hành giả mà thiếu văn phong hay ngôn phong để tỏ bày sự hiểu biết của mình trên đường cầu vô thượng bồ đề với tính chia sẻ thì tiếc lắm. Hồi nào biển lặng, hồi nào trùng dương dậy sóng để người đi sau có chút cẩn trọng. Sự quý hóa nằm trong lòng không nói cho ai nghe đặng học hạnh, nhờ nhỏi, chừng chết đem theo thì thật là điều đáng tiếc. Nếu xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không thuyết pháp độ chúng, các tổ sư không bày ra văn luận, Đức Thầy không viết Sám Giảng khuyên tu, thì người thế gian ai mà biết đạo Phật là gì. Cũng có thể là không có Đức Thầy nếu Đức Phật không thuyết pháp để Đức Thầy một phen “Đền Linh Khứu Sơn Trung chịu mạng”.
Sự trăn trở của tôi, hôm gặp Ông Nguyễn văn Lía cùng dự lễ cúng tuần cầu nguyện, thấy có nhiều tu sinh, tôi lựa chỗ mời cùng ngồi lại đàm đạo, tôi giới thiệu với những bạn trẻ về Ông Nguyễn văn Lía:
Kính thưa chư quý đồng đạo! Ông Nguyễn văn Lía đây đối với quý vị mà nói thì Ông ấy thuộc vào thế hệ đàn anh. Trước năm 1975 huynh mình có tham gia chương trình “Ban huấn luyện và truyền bá đạo Phật”, là một trong những giảng huấn viên khóa đào tạo giảng viên truyền bá giáo lý qua quyển tài liệu sơ cấp do ban phổ thông giáo lý trung ương khóa đầu biên soạn. Ông Nguyễn văn Lía chuyên trách môn luyện quốc văn qua nhiều khóa học nên về văn từ, văn phạm, câu cú Ông ấy có khả năng hướng dẫn chúng ta viết một bài văn nghị luận hay một đề tài thuyết trình mạch lạc đủ ba yếu tố căn bản: Ngôn phong, văn phong, tác phong để chúng ta không quá nghiêm hay quá lố về tác phong khi thuyết trình giáo lý, không quá đớt đát về ngôn phong với những tập quán đọc trại âm và không quá khô cứng khi dụng văn thiếu lực hấp dẫn đưa tới khó hiểu cho thính giả hay đọc giả.
Giới thiệu xong, tôi mời Ông Nguyễn văn Lía chấp nhận lời mời nói chuyện với các tu sinh. Huynh mình đồng ý một cách vui vẻ.
Kính thưa chư quý đồng đạo! Tôi hân hạnh được anh Triết giới thiệu gặp quý vị và tôi rất hân hoan được nói chuyện với quý vị trong bầu không khí thân mật nầy. Đúng như lời anh Triết nói về tôi, không phải vì danh vọng mà tôi đem khoe, xưa trong một số khóa đào tạo giảng viên truyền bá giáo lý ở sơ cấp tôi có tham gia làm giảng huấn môn luyện quốc văn. Nhưng thôi, chuyện ấy giờ đã là chuyện củ, không có gì vô duyên trơ trẻn bằng nếu ta cứ nói chuyện củ hoài trong khi hiện tại đang cần mà để cho dòng chảy quá khứ làm choán mất thời giờ. Hãy nói từ hiện tại đến tương lai. Hiện tại đang thiếu gì? Cần gì đối với những tu sinh có thiên hướng chương trình ban huấn luyện và truyền bá đạo Phật? Nếu thấy công việc truyền bá đạo Phật của ta chưa có sức thu húc thì hãy kiểm tra ba yếu tố căn bản ngôn phong văn phong và tác phong, nếu ta biết rằng ngôn phong và văn phong của mình trôi chảy mà chưa được quần chúng ngưỡng mộ thì hãy coi lại tác phong của mình đi; hoặc tác phong tốt, ngôn phong tốt mà khán thính giả không màng thì coi chừng đọng lại chỗ văn phong đấy, hãy tập trung bồi bổ cho văn phong đứng vững diễn đàn.
Bốn mươi năm qua tôi không đứng trên diễn đàn để cùng học viên nói về văn chương chữ nghĩa, chính cái khoảng bốn mươi năm đã làm tôi gìa đi mà dư ảnh hôm nào chỉ còn là luyến tiếc. Tôi không có quyền thay đổi dòng chảy của Sanh và Lão cũng như không có quyền đèo bồng cho niềm xưa hiện lại sự trẻ trung đối với một Ông Già. Bất chợt được Anh Triết đề nghị, Bất chợt được chư đồng đạo tín nhiệm ngồi vây quanh để nghe tôi nói chuyện đời xưa…
Kính thưa quý vị! Nếu già tôi còn có chút đỡ đần nào cho sự sinh hoạt tôn giáo cũng như bồi bổ kiến thức chuyên môn về nghệ thuật nói trước công chúng hay bài văn nghị luận giúp đỡ tu sinh trao giồi quốc văn thì tôi sẵn sàng cống hiến sự hiểu biết của mình.
Buổi gặp gở tạm dừng với lời hứa: Hai bên đều hứa…
Không lâu sau, Ông Nguyễn văn Lía huy động một lớp dạy luyện quốc văn ngắn hạng, giúp những tu sinh có thiên hướng truyền bá đạo Phật, Phật Giáo Hòa Hảo. Tôi rất mừng khi hay tin nầy.

25/2/2016

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

BUỔI HỌC 10
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
ĐỀ HỌC:
ÁC KHẨU VÀ VỌNG NGỮ

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬt
Kính chào chư đồng đạo! Chúng ta nghỉ hết một kỳ học để vui với tết cổ truyền, nay chúng ta trở lại lớp học vào ngày 12 tháng giêng thì mỗi người lên một tuổi; trẻ lên lớn, lớn lên già, rồi tới gì nữa tôi không nói quý vị cũng biết … Xét còn trong tháng tết xin kính chúc chư quý đồng đạo năm mới tu hành tinh tấn hơn những năm trước để kịp với tuổi lão và tử, không bất lực về việc tu Thiền Tông tự độ hay Tịnh Độ Tông cầu Phật độ.
Hôm nay chúng ta học qua hai ác còn lại trong phần khẩu nghiệp có tên là “Ác Khẩu” và “Vọng Ngữ”, biết để hành sự đúng, không dắt ác theo trong khi tu. Hy vọng buổi học đầu năm chúng ta học hành tốt, tạo tiền đề cho sự học tốt suốt năm.
PHẦN 1 : HỌC CHÁNH VĂN
ÁC-KHẨU. – Những tiếng thề-thốt, lỗ-mãng chưởi mắng tục-tằn làm ra tội nầy; con chưởi mẹ mắng cha, không kể luân-thường thảo-hiếu; mạnh-bạo hăm-he đánh giết những kẻ yếu-hèn, hiếp-đáp xóm-chòm cô bác. Mở miệng ra chưởi gió mắng mây, trù rủa gia-đình, không kiêng Thần Thánh. Tối ngày kêu réo Phật Trời, mời thỉnh long-cung, làm cho tội-lỗi càng thêm chồng-chập.
Hãy bỏ những tiến tục-tằn thô-lỗ, làm cho đời sống được êm-dịu thanh-bai hơn. Đối với cha mẹ phải có lễ-độ, với gia-đình, với bà con cô bác, với xóm-chòm quen thuộc, lời nói mình phải đoan-trang nghiêm-chỉnh. Đối với con cháu trong nhà không nên nói những điều ác-đức; phải dùng lời nói dịu-dàng hiện-hậu dạy-dỗ chúng.
VỌNG NGỮ. – Thêm-thừa, huyễn-hoặc, có nói không, không nói có, ác vọng-ngữ đã làm nguyên-nhân cho những sự bất-công của nhân-loại. Thương người nào kiếm cách bào-chữa, giấu-giếm sự quấy và thêu-thùa sự tốt ra, ghét ai đặt điều nói xấu và che đậy cái điều phải của họ. Khoe-khoang tự-đắc, xảo-trá đa-ngôn, những kẻ điêu-ngoa làm cho thiên-hạ khinh-khi miệt-thị.
Muốn tránh những điều khiến cho tư-cách nhân-quần phải bị giảm-hạ, hãy tập tánh nói năng chân-chánh, bỏ lối láo-xược trớ-trêu. Chẳng nên tráo-chác với người, bỏ tiếng xảo-ngôn và phải dùng lời chơn-chất”.
PHẦN 2 : CHÚ GIẢNG
ÁC-KHẨU: Miệng nói ác. Thay vì phải nói lời lành dễ nghe, dễ mến lại nói lời ác, khó nghe. Người sợ ác là lánh ác, nói tiếng khó nghe người ta lánh nghe, làm cho miệng ai thường nói ác là ít bạn bè, ít người thân, anh em trong nhà đôi khi còn phải sợ mà lánh. Ca dao có câu:
“Chim khôn ca tiếng rảnh-rang,
Người khôn ăn nói dịu-dàng dễ nghe”.
Miệng nói ác rất thiệt hại cho bản thân mình nên Đức Thầy khuyên:
“ Lựa lời tiếng dịu-dàng trong-sạch,
Khi thốt ra đoan-chánh hiền-từ”.
Thề-Thốt: Kẻ Ác Khẩu miệng hay thốt lời thề, mỗi khi thề là kêu réo Trời Phật Thánh Thần làm chứng để lấy lòng người nghe thề mà giúp đỡ, hợp tác làm ăn hoặc vì vì đó có lợi cho riêng mình. Đức Thầy cảnh tỉnh những người thề thốt và những ai dễ tin khi nghe người ta thề:
“Lũ giả dối thường hay thề thốt,
Nó chẳng kiên Thần Thánh là gì”.
Lỗ-Mãng: Nói ra là cọc cằn, vô lễ, không cần biết phải quấy, đụng chuyện là nói như tác nước vô mặt người ta.
Không kể luân-thường thảo-hiếu: Ý nói, ác miệng mà không chừa được thì tới ai cũng cọc cằn lỗ mãng, đừng nói là đạo luân thường dạy đối sử tốt giữa vua tôi, Thầy trò, chồng vợ, cha con, bè bạn; có những chuyện xét cũng không phải nổi nóng đến đổi cho thô lỗ xuất hiện mà nó vẫn xuất, bởi ác khẩu thường dùng mà trở thành thói quen. Tuổi trẻ miệng mồm hay nói tục tỉu, hứng lên là quát ác khơi khơi; ngay cả cha mẹ đẻ của mình còn không kiên sự văng tục, lỗ mãng.
Chưởi gió mắng mây: Quen miệng nói ác nên đụng chuyện không vừa ý là nói ác được. Gió làm lạnh lẽo cũng chưởi, thổi đổ ngả vật dụng gì đó cũng chưởi; phơi đồ vật mà bị mây che hoài đồ không khô cũng chưởi. Nghĩa rộng của chưởi gió mắng mây là chưởi rủa vu vơ, chuyện không nhằm, không đáng.
Trù rủa gia đình: Trù rủa tức ghét giận mà rủa cho chết. Gia đình là một chung cư ấm áp, có vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em; chung nhau một bửa ăn, chung nhau sự nghiệp đáng lẽ phải bảo vệ cho nhau để hướng đến một tương lai tốt đẹp. Trù rủa gia đình, do vì sống không tâm đầu ý hợp, tình cảm lở rách một chút thì xé rách to; làm ăn thất bát lổ lả nghèo thiếu không chịu dan lưng đồng gánh, đứng ngoài mà than thân trách phận : Sao tôi sanh lạc vô nhà nầy chi để chịu nghèo khổ? Hoặc chính mình làm ác, mất hết phước trong gia đình nghèo đến nông nổi nầy, không nhìn lại bản thân, quen ác miệng đổ lỗi cho cả nhà, trù cả nhà chết. Hoặc nhà có tiền của, xin tiêu xài cha mẹ không cho, giận mà trù chết cha mẹ.
Không kiêng Thần Thánh: Kiêng, thường đi đôi với kiêng nễ, kiêng dè, tức là trước những nơi tránh không nên phạm tới; Thần Thánh là hai trong bốn ngôi ở hàng trên trước khuất mặt: Phật,Tiên, Thần, Thánh. Kẻ miệng mồm độc địa thường nói lời ác đến Thần Thánh mà họ còn muốn sai đi làm ác, thí dụ ghét ai là mở miệng: Thánh Thần sao mà không vặn họng nó đi! Sống đời làm nhiều việc ác Thần Thánh không Kiêng, không gần, chừng bị quả báo trách Thần Thánh sao không cứu.
Kêu réo Phật Trời: Kêu réo là gọi đến, khẩn cầu mời mọc cũng là đến nhưng hai cái đến về ý nghĩa khác nhau xa. Kêu réo để dùng cho bạn bè hay những kẻ nhỏ, thấp hơn mình; còn đến vì sự thỉnh cầu, mời với vẻ kính trọng là đối với Ông Bà Cha Mẹ hoặc hạng cao minh như Thầy Tổ, Phật Trời; Phân biệt cho có phép tắc. Đàng nầy kẻ miệng mồm thường nói ác, khi giận dữ việc gia đình xào xáo, chưởi đả trong nhà  còn muốn mời trên trước chứng kiến, cả đến Phật Trời, lúc nóng nảy không mời thỉnh mà là kêu réo: Trời Phật ơi! xuống đây mà coi chồng con của tôi nè… Trời Phật ơi là Trời Phật!
Mời thỉnh Long Cung: Long Cung là cung của Long Vương dưới nước. Theo Hán Việt Từ Điển “dưới nước có Long Thần, chỗ Long Thần ở gọi là Long Cung”. Đức Thầy nói về kẻ độc mồm ác miệng, đụng chuyện không nể nang, khi “hiếp đáp xóm chòm, cô bác” trên thì kêu Trời Phật, dưới gọi Long Thần đến để sai khiến, bắt giật giùm kẻ mình không ưa.
Đoan-trang: Đoan, gánh chịu trách nhiệm như cam đoan, đoan chắc; trang là nghiêm chỉnh nói lời chi phải nghe cho được lổ tai, dung mạo đẹp đẽ: trang giai nhân. Đoan trang, người đúng đắn chịu trách nhiệm bản thân và lời nói
VỌNG NGỮ: Vọng là động đối với Định là chơn; ngữ là lời nói. Phân biệt được vọng và chơn, định và động thì Vọng ngữ thuộc lời nói từ tâm vọng động mà ra: chuyện có nói không chuyện không nói có…
Thêm thừa: Thêm thừa là một từ ngữ chỉ cho lời nói quá sự thật. Chuyện có chút xíu thêm cho lớn chuyện mà hoàn toàn là những chuyện không lành.
Huyễn hoặc: Huyễn là lừa dối, dối trá; Hoặc: theo Hán Việt Từ Điển, “chữ tỏ ý không định… nghi ngờ, mê loạn”. Huyễn hoặc, vì lòng còn nghi ngờ, mê loạn không định nên nói ra không đúng, đi ngược với sự thật.
Bào-chữa: Bào là cãi nhau để lấy lại sự thật nhưng cũng cãi lại với sự thật để chạy thoát tội; chữa có nghĩa là sửa chữa, ví dụ sữa hư cho khỏi hư, bệnh khỏi bệnh. Bào chữa là việc làm hoàn toàn bằng lời nói và sự bào chữa ở đây không phải xấu thành tốt vạy thành ngay mà bào chữa qua ý nghĩa Thương và Ghét, Đức Thầy nói qua vấn đề bào chữa:
“Ghét người thời kiếm chuyện dệt thêu,
Thương viện lẽ thấp cao bào chữa.
Đời bất công mấy ai xem sửa,
Trên điêu ngoa dưới chẳng phục tùng.
Khuyên nhơn sanh lấy lẽ chí công,
Mà ăn ở nói năng chơn chất.”
Sự bào chữa nầy, Đức Thầy cho là bất công.
Giấu giếm sự quấy: Vẫn liên quan đến sự bào chữa, giấu giếm sự quấy để người mình thương không còn sự quấy nữa. Họ có tội nhưng nhờ giấu giếm bào chữa mà khỏi tội.
Thêu thùa sự tốt: Thêu, dùng kim chỉ kết hình trên vải; Thùa, theo quyển từ điển tiếng Việt của Xuân Huy là “Kết, khâu móc từng mũi để viền kín lỗ khuyết: thùa khuyết”. Vậy, thêu thùa sự tốt tức người mình thương, họ bình thường không có gì tốt hoặc xấu nữa là khác, cũng như miếng vải thường hoặc lủng khuyết, nhờ thêu trên vải thường đó một nhánh hoa hay con chim đậu trên cành mà trông vào miếng vải đẹp hơn, còn chỗ nào vải lủng khuyết thì khâu móc từng mũi kim đễ viền kín hết ai thấy lủng khuyết. Đức Thầy lấy việc thêu thùa để nói những người chuyên hành sự ác vọng ngữ, che giấu tội lỗi bằng nói lời bào chữa dối trá.
Đặt điều nói xấu: Đặt điều tức điều đó không có mà tự kẻ vọng ngữ đặt cho có. Ví dụ trong thời kỳ pháp nạn, PGHH không có quyền tự do tôn giáo, toàn thể tín đồ trong đạo đều không chịu sự mất mát nầy nhưng phần đông không dám lên tiếng, chỉ một số ít vị lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền cho tự do tôn giáo. Phần đông không dám nhưng biết phải trái, đúng sai nên ở ngoài chứ cũng ủng hộ tinh thần. Trong số ít những người đấu tranh thỉnh thoảng cứ bị kẻ vọng ngữ rình rập đặt chuyện không thành có để phân tán sự đoàn kết từ trong nội bộ ít oi nầy: Ông A, đấu tranh gì chứ! tôi thấy Ông ấy chơi chung, nhậu chung với chánh quyền! Đó là cách tạo nghi ngờ trong nội bộ mà đối phương đang nhắm tới. Người trong đạo mà dùng vọng ngữ kiểu đó tạo điều kiện tốt cho chánh quyền xé lẻ đồng đạo, có tội với những người hy sinh vì đạo và PGHH.
Che đậy cái điều phải: Che đậy có nghĩa là yểm, dìm xuống. Vì lòng dạ ghét ghen, người ta không xấu mà kẻ vọng ngữ tự đặt điều nói xấu, thì cũng phải che đậy, giấu nhẹm những gì tốt đẹp của kẻ bị nói xấu để thiên hạ nhìn kẻ bị đặt điều nói xấu toàn là xấu không còn chút tốt nào, để chứng minh lời nói của kẻ vọng ngữ là đúng. Kẻ ác tính vậy nhưng không được toại nguyện, dầu sao cũng còn luật nhân quả nghiêm minh, họ bị quả báo cho hành vi ghét người đặt điều, mà ích lợi đến với kẻ vọng ngữ cũng chẳng được gì, Đức Thầy nói:
“người dương thế chẳng ưa bốc xước,
Phật Thần nào gần kẻ xảo ngôn.
Đã tu hành đừng có bôn chôn,
Tưởng hay giỏi khoe khoang tài cán.
Người hiểu rành mới càng thêm chán,
Chi bằng ta bỏ lối trớ trêu.
Nói với ai cũng phải lựa điều,
Đừng tráo chác cho người khinh dể”.
Xảo trá đa ngôn: Xảo tức gian xảo, trá là giả dối, bày cách lừa gạt để thủ lợi; xảo trá, vừa gian xảo vừa dối trá; đa ngôn tức nhiều lời. Kẻ vọng ngữ nói lời gian dối thì phải thi triển cuộc lắm mồm thiên hạ mới tin; nên kẻ xảo trá thì phải đa ngôn.
Điêu ngoa: Điêu là nói dối; ngoa, nói không đúng sự thật. Xưa lúc Đức  Thầy truyền đạo, do vì cạnh tranh ảnh hưởng người ta đã dựng chuyện  không đâu mà bảo là xuất phát từ đạo PGHH và Đức Thầy. Để giải trừ bệnh điêu ngoa xảo trá đó Đức Thầy viết bài đề tựa là “ Đính Chánh”, xin trích những câu như sau:
“ Gần đây có kẻ NGOA truyền…
Buộc lòng tôi phải ĐÍNH NGOA
Cho trong toàn quốc gần xa đều tường.
Chuyện ấy là  chuyện hoang đường,
Của bọn phá hoại chủ trương hại mình…
Chúng ta giải quyết lẹ làng,
Đừng để chuyện huyễn tràn lan ra nhiều”.

Trớ trêu: Trớ là né tránh; trêu, đùa cợt, trêu đùa. Trớ trêu là dối trá né tránh sự thật, như đùa nghịch điều mong muốn của mình. Đức Thầy có câu:
“Trớ trêu cửa miệng trong lòng gươm đao”
“Chi bằng ta bỏ lối trớ trêu”.
Tráo chác: Là đổi một vật gì lén lút, dối gian, ví dụ đem thứ giả đổi lấy thứ thiệt; về lời nói, miệng mồm tráo trở, lật lộng, nói không giữ lời.
Xảo ngôn: Dùng lời dối trá, nói lý lẽ là để gạt gẩm người ta.
Tóm Kết: Qua hai ác, ác khẩu và vọng ngữ chúng ta vừa bàn.
Rõ ra ác khẩu là miệng nói lời ác như chưởi mắng, tục tằn, thô lỗ với cha mẹ, với Trời đất Thánh Thần, cả đến gió mây đâu có động phạm trần gian cũng đem ra mà chưởi mắng, thật là tội lỗi chồng chất. Ác vọng ngữ không hoặc rất nhẹ lời nói ác nhưng sự thêm thùa huyễn hoặc, có nói không, không nói có để lừa đảo gạt lường lòng tin của người khác, ghét ai đặt điều nói xấu trong khi người ta không xấu; thương ai thì viện lẽ bào chữa cho khỏi nhơ xấu tội lỗi trong khi người mình thương nầy đầy nhơ xấu tội lỗi. Sống không có sự công bằng là sống gượng gạo với những điều ác thì không thể xây được hạnh phúc trong chốn nhân gian.
Những tội lỗi như thế, người đời không tu xét còn không chịu huống là người đang tu mà phạm phải hai trọng ác nói trên thì quá là khinh miệt. Chủ ý của người tu Phật là đắc Phật hay vãng sanh về cõi Phật, kiếp người và cái trần gian như mộng nầy ta còn muốn bỏ thôi thì miệng để nói về Phật và giáo Pháp của Ngài, vướng víu chi cái trần gian mộng huyễn mà phát thanh mãi việc ác khẩu vọng ngữ cho nó ngăn cảng hành trình.
PHẦN 3: ĐẶT CÂU HỎI:
-         Trả lời vắn tắt, Ác khẩu là gì?
-         Nội dung chính của ác khẩu trong bài học gồm có mấy điều, kể ra?
-         Để không còn phạm ác khẩu nữa Đức Thầy dạy phải làm gì?
-         Trả lời vắn tắt, Vọng ngữ là gì?
-         Kẻ vọng ngữ đứng trước người họ thương họ làm gì?
-         Kẻ vọng ngữ ở trước người họ ghét họ làm gì?
-         Muốn dứt trừ vọng ngữ phải làm thế nào?
Kính thưa chư quý đồng đạo buổi học 10 của nhóm học giáo lý PGHH đến đây là mãn. Hẹn gặp lại quý vị buổi học thứ 11 với ác “Tham Lam”.
Nguyện cầu ơn trên Chư Phật, Đức Thầy chứng giám lớp học và hộ độ sức học của chúng con.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

22/2/2016

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

CHÙA KHÔNG MÔN
nữ trụ trì mặc đồ đen đứng giữa

Hôm mùng sáu tết 2016 tôi giành một chút rảnh để đi chùa, một ngôi chùa nhỏ đã bị bỏ quên ngoài trí nhớ của tôi. Hồi xưa cách nay hơn bốn mươi năm lúc còn là một trai trẻ, quy y cầu đạo, dường như tôi có đến chùa Không Môn một lần tham dự lễ bế giảng một khóa học đạo. Bẵng cái thời gian dài ấy, chỗ tôi cách chùa không xa, đường xe khoảng hai mươi cây số trong vùng Cù Lao Ông Chưởng mà những năm dài quên được thì cứ quên. Nay nhớ lại mà tên chùa đối với tôi bây giờ có khác. Hồi trẻ, nhìn chùa là chùa, không môn là không môn, bình thường không có gì để cho mình suy nghĩ, nặng óc, nay tuổi già đáng lẽ mọi chuyện phải về hưu, không luôn mới phải thì quá ngược ngạo tôi muốn chỡ đầy ý nghĩ về Không Môn.
Không Môn Tự là một ngôi chùa với hình dáng khiêm nhượng, nho nhỏ dễ thương trên ven đường xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới gần bến đò Sơn Đốt. Chúng tôi vào lễ Phật xong, định bụng tìm coi ai là trụ trì chùa xin hỏi vài câu chuyện làm duyên Phật Pháp lấy hên cho những ngày đầu năm, bổng xuất hiện một nữ tu sĩ hỏi chào đoàn chúng tôi, mời vào nhà khách dùng nước. Chừng hỏi ra mới biết vị nữ tu sĩ ấy chính là trụ trì chùa. Tôi hỏi vị trụ trì:
- Chùa Không Môn, theo nghĩa đen là chùa không cửa; nhưng đã có cửa bằng chứng là chúng tôi vào được đây, cô có cách giải thích nào làm chúng tôi hài lòng cho lần viếng chùa nầy không?
- Thưa quý huynh đệ! _ vị trụ trì nói _  Tôi có thể giải thích bằng cách xuất xứ ngôi chùa còn làm cho quý vị hài lòng là chưa chắc.
- Chúng tôi hy vọng sẽ được  hài lòng sau lời giải thích của cô.
- Để xem. Đi từ nguồn gốc, vùng nầy lúc xưa chỉ có ngôi đình Thần chứ không có chùa Phật. Các cụ trong làng muốn có thêm chùa Phật cho bá tánh nhơn lúc rảnh việc nhà đến thắp hương lễ Phật tạo phước, gieo duyên. Chùa cất xong, đầu năm 1954 ban tổ chức mời cậu hai Thanh Sĩ đến thuyết pháp và trong khi chùa chưa có tên, các cụ xin cậu hai đặt tên cho, cậu hai liền đặt “Không Môn Tự” (chùa không môn).
- Dân xứ quê _ tôi hỏi tiếp_ không mấy người thông thạo chữ nghĩa Hán văn, các cụ có nhờ cậu hai giải chùa Không Môn là thế nào không?
- Điều nầy tôi không nghe ai nói.
- Thế là bít rịt cái gọi là không Môn Tự sao?
Chừng như nghe tôi kêu lên với vẻ thất vọng mà tội nghiệp, vị trụ trì nhanh nhẹn nói đỡ:
- Thưa quý huynh đệ, tôi nói không nghe ai nói, điều nầy không đồng nghĩa với không biết.
- Sao chứ, vậy là biết?
- Đặt tên chùa Không Môn, liền theo đó cậu hai có viết hai câu liễn đối tôi chắc là để giải nghĩa tên chùa. Tôi hy vọng quý huynh đệ sẽ tìm được ý nghĩa của tên chùa qua hai câu liễn đối đó.
- Có liễn? Thế là may quá! Nếu thuộc lòng xin phiền cô có thể đọc chúng tôi nghe được chứ?

- Không chỉ hai câu mà tất cả câu liễn trong Chùa Không Môn đều do cậu hai viết. Các cụ cho khắc chữ treo lên từng cột. Giờ kêu quý huynh đệ ra nhìn mấy cây cột chùa mà đọc không phải quá phiền phức sao, thôi để tôi đọc nghe vậy.
Hay lắm ! Quí lắm!
Xin đọc nhá:
KHÔNG TÂM TRẦN THẾ DUY TÂM PHẬT
MÔN PHÁP TỊNH THIỀN BỔN PHÁP SIÊU
Tôi nghe xong hai câu liễn đối đã thấy như bị say pháp, đũ vốn cho chuyến khởi hành mùng sáu tết, kiếu về cũng được.
Không biết ngoài trời nóng hay lạnh, bởi KHÔNG MÔN  đã tạo cho tôi cái cảm giác dễ chịu suôt trên đường về và chính cái cảm giác dễ chịu ấy đã không bằng lòng cho tôi nghỉ ngơi theo thói quen mỗi lần đi xa về. Tôi rút một tờ giấy lịch, lật lưng viết hai hàng sổ xuôi xuống thì thấy một bên chữ đứng đầu là KHÔNG một bên chữ đứng đầu là MÔN. Bên KHÔNG mang ý nghĩa những ai vào chùa đây tu phải không có cái tâm trần thế nghĩ ngợi lung tung, đến với Phật, trong lúc lạy Phật chỉ nên để Phật trong lòng; bên chữ MÔN đầu, chữ nầy có ý nghĩa là cửa chùa, TỊNH THIỀN là hai pháp tu ưu việt Thiền và Tịnh, gốc (bổn) của hai pháp nầy là siêu vượt thế gian, siêu đọa.
Nhớ lại, Xưa Đức Phật Thích Ca tu THIỀN ĐỊNH dưới cội bồ đề đắc đạo truyền THIỀN qua 33 đời tổ, Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc truyền dạy pháp môn TỊNH ĐỘ, niệm Phật cầu vãng sanh về nước Phật, một lần giả biệt hồng trần là hết bị trầm luân trong sáu nẽo luân hồi. Hay ho mầu nhiệm quá hà!
19/2/2016


Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC 9
NGHI VẤN 3
ÁC Ỷ NGÔN
Hỏi : Dạy khuyên nhiều lần mà người học không thuộc, có lúc không nghe; tức muốn xã tức thì sợ phạm vào tội Ỷ Ngôn. Ở vào tình cảnh ấy có người nói “ Anh hay chị sao mà thông minh quá”. Trước câu nói nầy anh chị ấy đùng đùng nổi giận. Xin hỏi, là câu khen không phải chê mà làm người ta nổi giận như vậy người khuyên có bị mang tội Ỷ Ngôn không?
Đáp : Khen không đúng chỗ khen là chê quá tệ làm người ta nổi nóng thì đây không phải là vô duyên vô cớ mà họ gào thét. Ai làm cho họ nổi nóng thì chịu trách nhiệm vô hình ít hay nhiều về đức hạnh của chính kẻ ấy. Câu nói nêu trên xét qua lời là không có ỷ ngôn nhưng hàm chứa ý mỉa mai quá đáng gây tác hại như ỷ ngôn. Người ta học không thuộc, nói nghe không hiểu họ cũng buồn trách bản thân, họ rất tủi hổ cho sự chậm tiến qua học hành. Sự thật họ quá tối tăm cỡ nào cũng không mắng ngu người ta được, nhưng nếu họ quá chậm hiểu phải chịu một trong hai điều rầy: Bị mắng ngu hay bị khen khôn một cách ngược ngạo thì thà người ta chấp nhận bị mắng ngu hơn là bị khen khôn ngược ngạo. Tại sao? Người học đang ngu mà bị mắng ngu có đau thì cũng một chút là hết và khi đau trúng chỗ có thể làm “trốc séc” trong tâm tánh mình mà dẫn điện sáng lên. Người ta ngu đến đổi làm cho mình khó chịu mà bảo người ta thông minh quá là nói kiểu xốc óc, đánh đầu khó ai mà chịu nổi, tai hại hơn ỷ ngôn.
Tránh ỷ ngôn thà đừng nói gì khi người ta lầm lỗi, xí xóa đừng để trong lòng chứ ỷ khôn hơn mượn lời lẽ văn hoa nói kiểu bửa ốc người ta là không tốt.
Còn một điều chúng ta quên rằng, Đức Thầy giảng tóm lược có năm dạng ỷ ngôn: Chủ ỷ quyền, quan ỷ thế, giàu ỷ tiền, xảo quyệt ỷ lanh, học thức ỷ khôn ngoan đó sao?, đối với hạng ngu mà mình khen khôn, họ dốt mà nói là thông minh lắm thì câu dạy “ Kẻ học thức ỷ sự khôn ngoan dùng lời nói hạ nhục người dốt nát” hai thứ giống nhau, là tội ỷ ngôn.
Ỷ học cao, chữ nghĩa đầy bụng lựa lời nói ra người ta biết là chưởi mà bắt bẻ không được. Trả lời không được, nhịn không yên nhiều người cho miểng vùa đụng chén kiểu để giải quyết cuộc chơi xỏ nầy ở phút sáu mươi.
Tránh Ỷ Ngôn trong lời lẽ không quạu, dùng từ mềm mà dụng ý hạ nhục người khác như đã bàn rốt cũng không khỏi tội, bởi Ỷ ngôn có hai mặt: thể hiện bằng lời và ở trong ý tưởng. Kẻ ỷ ngôn bằng lời, đụng chuyện thì phang thí không cần suy nghĩ, kẻ ỷ ngôn bằng ý đã xét thấy sự lợi hại của lời nói nặng nề làm chướng tai dễ sanh chuyện nên không nói nặng nữa, không phóng ngôn trù dập, để cho ý chủ trương ỷ ngôn bằng câu nói mềm mỏng nhẹ nhàng mà đau bể óc, tức muốn giãy chết. Xét như vậy Ỷ Ngôn qua cửa ý tội ác rất nặng.
Qua sự trình bày của tôi nếu vấn chủ không còn gì thắc mắc thì xin cho qua câu hỏi khác.
Hỏi : Lưỡng thiệt là hai lưỡi, xét con người ai cũng chỉ một lưỡi thôi. Phật đưa ra thuyết hai lưỡi, xin cho biết dụng ý nêu trên là gì ạ?
Đúng, con người ai cũng chỉ có một lưỡi, Phật nói kẻ hai lưỡi, theo sự giải thích của Đức Thầy:
“Với người nầy dùng lời tha thiết,
Đến kẻ kia đâm thọc cho gây”
Bởi họ hai lưỡi, nên lại người nầy thì đâm, tới kẻ kia là thọc. Đức Thầy xác định lưỡng thiệt là ác “đứng đầu các tội ác do miệng lưỡi gây ra”. Nội dung chính của lưỡng thiệt trước tiên là “ làm duyên cớ cho những sự hiểu lầm nhau” và từ đó sanh ra cãi vã, gây gổ rồi phân tranh phá tan sự đoàn kết, oán thù chồng chất. Trong đây dầu Đức Thầy không nói ác lưỡng thiệt đã gây ra sự sát hại nhưng nếu đã “ cãi vã, gây gổ sanh oán sanh thù” thì tương lai gần sự giết chóc kế một bên thôi. Chắc quý vị có biết câu chuyện xưa, Trình Giảo Kim đã dùng hai lưỡi đâm thọc cho La Thành và Đơn Hùng Tính hiểu lầm nhau, trong khi họ là nghĩa kim bằng, đã cắt máu ăn thề mà còn sát hại vì oán giận khơi khơi.
Nghe ai nói người kia kẻ nọ nói xấu mình, chê bai sỉ nhục mình mà nổi giận tôi gọi đây là giận khơi khơi, giận không có căn cứ. Giận không có căn cứ mà để giận trong lòng hoài hoài thì nghi kỵ, oán thù chồng đống, dễ dẫn đến sự chết chóc. Đây nói về người bị động bởi kẻ hai lưỡi, ai suy xét cho thấu đáo thì không để lữa giận khơi khơi dậy lên, giỏi cho kẻ chủ động hai lưỡi phá tan sự đoàn kết cũng không tài mà phá được.
16/2/2016


Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

ÔNG THANH SĨ VỚI KHÓA SĨ QUAN

Nhân dịp Giáo sư Trần Công Lý từ Sài Gòn về miền Tây thăm quê hương và những Ông bạn già lụm khụm để biết ai con ai mất, trên đường Ông có ghé nghỉ chân chỗ tôi; trong lúc tôi đang thắc mắc về một trong ba vị giảng viên của Ban Hoằng Pháp khóa Tây An Cổ Tự: Thiện Duyên, Thiện Ngôn, Thiện Hạnh. Tôi biết Giáo Sư lúc xưa là học viên của khóa Tây An cổ Tự, nguồn gốc chắc phải rành, theo sự đồn đãi, tôi hỏi:
- Ông Thiện Ngôn, có người bảo là phó tư lệnh của thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ đúng không thưa chú ?
- Không phải _ Ông đáp.
Tưởng nói không phải thì Ông sẽ trình bày thêm để cho tôi lượm lặt ai mới ở vào vị trí đó, đàng nầy Ông chỉ nói tiếng “không phải” trơn tru rồi thôi, buộc lòng tôi hỏi tiếp:
- Vậy phó tư lệnh là ai, thưa chú ?
- Ông Trần Kiều.
- Còn Ông Thiện Ngôn?
Bổng Ông nở nụ cười tươi. Tôi có cảm nhận Ông cười tôi sao hỏi dai về chuyện Ông Thiện Ngôn thế. Chờ xem sự kiên nhẫn của tôi, đến lúc không thể không giải thích:
- Thiện Ngôn trước kia có một chức quan của giặc Pháp. Không biết lý do gì Ông nghỉ việc và muốn đầu quân qua Nguyễn Giác Ngộ. Thiếu tướng nhận lời. Ở lâu, biết Ông thực học, có tài, thiếu tướng giới thiệu cho Ông đi học khóa Sĩ Quan Đà Lạt. Ông rất mừng. Để chôn chặc quá khứ Ông thay tên đổi họ thành là Nguyễn Thiện Ngôn (?) Thủ tục nhập học đâu đó đã xong, chờ tới ngày lên đường. Nhiều sĩ quan thuộc quân đội Nguyễn Trung Trực bày ra tiệc chúc mùng linh đình tiểng đưa, bổng Ông Thanh Sĩ xuất hiện góp vui:
- Chúc Ông chăm học kỳ nầy đậu thủ khoa làm việc vài năm cho biết với người ta.
Ông Thiện Ngôn mới đến thì đã biết Ông Thanh Sĩ nhưng chưa thân kính mà chúc như vậy nghe quá lố, dường thể mỉa mai, có ý không hài lòng, làm thẹn mặt đáp nhẹ:
Học đậu là quí, hạng nào cũng được, tôi không dám nghĩ chuyện xa vời, thủ khoa đối với tôi là quá huốc.
- Đừng cho là chuyện xa vời _ Ông Thanh Sĩ nói _ chuyên cần học thì sẽ đạt tới.
Ông Thanh Sĩ nói xong câu chúc lành liền trở ra, mọi người vui vẻ chè chén đến hết ngày.
Vào quân trường, dầu không tin mình đậu thủ khoa nhưng câu chúc lành của Ông Thanh Sĩ cứ luôn ám ảnh trong đầu óc. Không tin mình có khả năng đó nhưng vẫn chăm chỉ học hành.
Ngày tháng trôi nhanh, quân trường sĩ quan Đà Lạt mãn khóa, lời chúc hôm nào của Ông Thanh Sĩ hiện rõ nét tiên tri. Kết quả, Nguyễn Thiện Ngôn đậu thủ khoa là sự thật. Và sự thật ấy vẫn còn tiếp diễn cho tới độ chính xác nhất là sau vài năm làm việc, mạn lưới an ninh đã lật tung lên quá khứ của Ông, một Việt gian, liền bị đình chỉ công tác.
Như chúng ta biết nhân dân gọi những người Việt Nam làm quan lính Pháp là Việt gian, Ông Thiện Ngôn bị rơi vào tình trạng đó, cho dù hôm nay Ông trở lại với nước với dân là đáng yêu đáng quí nhưng lịch sử vẫn phê phán. Chẳng những Ông bị bãi chức, ngành thẩm quyền định đưa Ông ra tòa lãnh án, thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ can thiệp lắm Ông mới khỏi lao tù.
(viết theo lời tường thuật của Ông Trần Công Lý)
Lời Nhận Xét:
Trước tiên là nhận xét về Ông Thiện Ngôn, một người rất có tài đã được Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ để mắt. Lúc làm Giảng Viên của khóa Tây An Cổ Tự do Ban Hoằng Pháp tổ chức, Ông giảng môn Nghệ Thuật nói trước công chúng. Vậy chứng tỏ là Ông có thực tài, học khóa sĩ quan Đà Lạt đậu thủ khoa là do Ông có tài mà được, đừng ai bắt Ông phải chịu sự ban bố của Thần Linh hay đấng trên trước nào để Ông mới đậu cao như vậy.
Do tài học rộng của Ông Thiện Ngôn mà Ông Thanh Sĩ biết trước Ông ấy sẽ đậu thủ khoa. Sự biết trước của Ông Thanh Sĩ là nhờ vào sức tu hành thâm nhập cảnh giới nội tâm bừng sáng chứ không phải do đấng khuất mặt khuất mày nào khai khẩu. Biết trước nên nói trước mà lâu sau sự việc mới xảy ra, người đòi gọi là “tiên tri”.
Để cho câu chuyện mầu nhiệm hơn: thấy một người có tài học và sức hiểu biết của họ bén nhạy, tin tưởng trong việc thi cử họ sẽ đổ đạt là đương nhiên ai cũng nghĩ tới, nhưng câu nói, sau khi đỗ đạt thành tài, quyền lực, chức phận có trong tay mà bảo “ làm việc vài năm cho biết với người ta” sau có xảy ra như vậy… Thiệt là chỗ “ Bất khả tư nghì”.
13/2/2016



Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016


HÀN HUYÊN DỊP TẾT
MỘT ĐỜI MỘT ĐẠO
Đầu năm Bính Thân 2016, tôi gặp một người quen vắng xa lâu, cái thuở chú ấy còn là một trai tơ mà giờ cháu nội cháu ngoại đùm đề. Nhớ hồi tôi ở am cốc tu kín trong vùng Rạch Hang Tra đầu thập niên tám mươi, chú ấy đến tôi học đạo, nương tu chừng năm hay sáu tháng vì đó bổng chú bỏ tu đây, đi làm ăn xa biền biệt. Năm đó gần tết đến sáng chiều nào chim Tu Hú cũng kêu in ỏi rồi Én luyện trên bầu trời cao đã nhắc nhở một năm trôi qua người đi không trở lại. Chợt nhớ niềm xưa tôi không khỏi nắn nót dây tơ:
Nhìn chim Én trao lời trước gió,
Nhớ người đi hôm nọ chưa về;
Tôi nghe trong dạ tái tê,
Biết người xưa đó còn về nữa không?
Chim xây tổ Non Bồng Năm tháng,
Rồi bay đi biệt dạng nơi nào;
Công trình mới, uổng làm sao!
Tiếc con chim nhỏ có màu dễ thương!
Tôi nghĩ tại chim buồn tổ lẻ,
Rồi bay lung vui ghé khắp nơi;
Đến đâu cũng được đón mời,
Cho nên nó mới quên nhời thế ni.
Bước lữ thứ trông gì gác lại,
Người ly hương còn mãi ly hương;
Ai buồn chi… chuyện vấn vương,
Để ôm thương nhớ vào luồn trong tim?
Người ở lại mang niềm u ẩn,
Trách sao đời dài dặn biệt ly;
Cô đơn trong khóm Tường Vi,
Thầm nghe tôi biết người đi không về.
Dòng đời đưa đẩy chú em lập hôn sự đúng như tiếng tơ lòng tôi thổn thức “Cô đơn trong khóm Tương Vi, thầm nghe tôi biết người đi không về”. Sau vài năm tôi nghe tin chú cùng vợ đi viện đoàn tụ định cư sang Hoa Kỳ.
Tôi và Chon _ tên chú ấy_ tình cờ gặp lại nhau trên đường có tết. Tôi không còn lạ mắt với màu tết thời đại, thì cũng cái tuồng củ. Ở quê có hai cái lệ, lệ thường và tệ lệ, lệ thường tết là chưn bông, bày bánh trái trong nhà; tệ lệ là nhậu nhẹt, cờ bạc. Nhậu đả say sỉn đánh nhau, ăn thua cự cãi đánh nhau, vui cái lung tung beng cho rậm tiếng rồi kẻ vào nhà thương người bỏ xứ, sống ngoài vòng pháp luật hoặc nợ nầng thì Bình Dương kêu. Bây giờ đất nước không có chiến tranh thề súng đạn ăn là không thực tế, thề qua chuyện nghèo giàu, đem Bình Dương ra mà dọa thề bỏ xứ: Bình Dương ăn mầy!
Hai chúng tôi mừng quá, muốn có giây phút tâm sự nên dẫn nhau vào một tiệm cơm chay từ thiện ở vùng huyện Chợ Mới. Cơm chay chưa dọn ra chúng tôi bắt đầu trò chuyện. Tôi hỏi:
- Từ ngày sang Hoa Kỳ đến giờ cuộc sống thế nào?
- Sang Mỹ vào thời điểm của tôi _ Chon đáp_ là sự mong muốn của rất nhiều rất nhiều người. Tôi may mắn gặp Cha Vợ là người Mỹ có tham gia chiến trường miền nam giúp Việt Nam Cộng Hòa đả cộng, cấp bậc Thiếu Tá. Chiến tranh Việt Nam kết thúc qua hiệp định Pari Ông ấy cùng với Mẹ Vợ trở về Hoa Kỳ. Sau đó ba mươi tháng tư năm 1975 thì Việt Nam Cộng Hòa xụp đổ bởi cộng sản. Ở với Việt Nam Cộng Hòa đời sống tự do quen, đụng tới cái gọi là xã hội chủ nghĩa, dùng từ tiếp thu qua ý nghĩa tịch thu, gớm! Dân phải bỏ nước mà đi để bây giờ có tiếng là “kiều bào ta” hoặc được ban tặng danh hiệu “khúc ruột ngàn dặm”.
Tôi sang Mỹ mọi chuyện về vật chất có Ông Bà ấy giúp đỡ. Tất nhiên là quá tốt nhưng tôi cảm thấy không thoải mái, rất khó chịu vì đến một nơi, từ trong nhà dẫn tới ngoài đường chỉ còn hai vợ chồng tôi với bà mẹ vợ nói tiếng Việt nhưng mẹ vợ biết tiếng Anh, khi bà có chuyện ra đường hay trong nhà mà giao tiếp Cha hoặc khách chỉ còn lại hai chúng tôi: Vịt nghe sấm.
- Nhờ vậy phải học tiếng Anh giỏi chứ? Tôi hỏi
Không. _ Chon đáp _ Cho đến giờ nầy tôi có được vài câu tiếng Anh cần thiết bỏ túi khi đi đường.
- Ở nhờ nước người ta mà không chịu học tiếng của nước họ sao?
- Không phải tôi không muốn học tiếng nước ngoài, vì tôi không có thời giờ.
- Lo đi kiếm tiền?
- Điều đó là có nhưng không hoàn toàn như vậy.
- Chớ như sao?
- Khó khăn nhất của tôi lúc đó là giải quyết về tín ngưỡng tôn giáo. Cha vợ của tôi là người đạo Tin Lành, Ông bà kêu tôi theo cùng đạo với họ, hằng tuần phải đi Nhà Thờ. Sự ép uổng nầy làm cho tôi khó chịu vì trong lòng tôi đã có Phật Giáo Hòa Hảo ngự trị sẵn, dầu đi tới đâu tôi vẫn nhớ lời dạy của Đức Thầy “Một đời một đạo đến ngày chung thân”.
- Kết cuộc ra sao, thắng hay thua ? tôi hỏi
- Chuyện lòng vòng lâu lắm _ Chon giải thích_ tôi muốn sớm thoát khỏi sự o ép theo cùng đạo với cha mẹ vợ đồng thời với việc né tránh, thay vì đi học vở lòng tiếng Anh theo thứ tự tôi học tắc qua nghề lái xe tải hạng nặng. Sau nầy tôi chỡ hàng mướn đi xuyên quốc gia có khi một tuần hai tuần, một tháng mới về. Lâu như vậy cũng hay, trước mắt là tránh cái cảnh một nhà hai tôn giáo mà mình luôn luôn bị động bởi cha mẹ vợ. Rán làm, hễ ai kêu chỡ hàng đâu là chỡ đó nhờ vậy sớm hội đủ số tiền, điều kiện cho con chim non rời tổ, bay thật xa hơn hai trăm cây số, qua một tiểu ban khác, Houton mà xây cái tổ con con, giữ trọn lòng “một đời một đạo đến ngày chung thân”. Bây giờ thì tự do tôn giáo, không còn cảnh bị ức chế tín ngưỡng.
- Nghe đệ kể, đáng khâm phục thiệt. Xin chúc mừng đệ! Nhưng đi ở xa như vậy có ai quen thân không?
- Trước tiên là không, sau nầy tôi tìm liên lạc biết ở Houton có thành lập Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo, tôi đến yêu cầu cho nối rộng vòng tay.
- Xin chúc mừng lần thứ hai nhá!
10/2 ( sáng mùng ba tết năm Bính Thân)




Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

TẾT ĐẾN RỒI
Năm Tân Tỵ 1941 Đức Thầy bị chánh quyền thuộc địa Pháp đưa đi an trí ở Nhà Thương Chợ Quán, dịp xuân về viết thi phẩm mang tên “NGÀY TẾT”. Trong thi phẩm ấy có một câu với ước mơ lạ khiến tôi để ý, ôm lòng:
“ Ước ao xuân mới bằng xuân cũ”.
Thông thường, nếu có ước ao thì người ta ước hơn chứ ai mà ước bằng? Thế nhưng Đức Thầy ước bằng để nói lên sự mong muốn không cao cho dân tộc Việt Nam mà còn không được huống nữa là ước vọng cao xa.
Hãy nghe câu ước ao của Đức Thầy mà nhìn vào sự thật của mỗi lần tết đến đều có ghi nhận sự xuống cấp. Xưa dân tình cho dù có đi vụ mùa hay làm ăn xa nhà, gần tết từ khoảng hai mươi tháng chạp là quày về săn sóc làm sạch sẽ mộ phần tiếp theo dự lễ đưa Ông Táo rồi thảnh thơi chăm sóc nhánh kiểng cây hoa cho nó nở nụ cười tươi nghênh tết. Lệ tết là quết Bánh Phồng, những nhà rảnh rang hai mươi tháng chạp thì đã quết thuỳnh thuỵch, ai có trễ cũng hăm bảy hăm tám là xong để bắt đầu hăm chín dâng lên bàn cúng. Các bé nhỉ nhảnh vui chơi với những bộ quần áo mới, đốt pháo đì đùng, đánh trống múa lân trong xác pháo bay lả tả náo động cái tết vui vẻ.
Sự vui tết ấy nay còn nữa đâu mà không ước mơ bằng xuân cũ ? Dân mình bây giờ phần đông là nghèo, từ nghèo thường tới nghèo thê thảm. Một số không ít đã đi tỵ nạn nghèo trên những quốc gia xa lạ, làm ăn khắm khá gởi ngoại tệ về quy ra tiền Việt là khổng lồ, cộng với dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, thuốc hay hai bài giúp một mà cứu xuân “Năm mới bằng năm cũ” còn không được. Trong nước cái lệ dân làm mướn ở Bình Dương đã quá nổi tiếng, nghèo làm không cho   rảnh tay, hết giờ hành chánh thì làm việc tăng ca cho đến sát tết mới về, còn đỡ hơn những nông dân làm mùa vụ, nghèo thiếu bao vây thì còn cử kiêng ba mươi mùng một tết chi nữa. Lo ăn như vậy, các bé đừng hồng đốt pháo mừng xuân giữ gìn truyền thống. Vậy mà Ông nhà nước cứ lại báo cáo kiểu thuộc lòng, tổng kết mức thu nhập bình quân đầu người là năm sau cao hơn năm trước…
Phải chăng câu “ Ước ao xuân mới bằng xuân cũ” không thể có… Là lời tiên tri sao?

Mùng một tết năm Bính Thân 2016
BUỔI HỌC 9
NGHI VẤN 2
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
ÁC Ỷ NGÔN
Hỏi : Nói qua ác Ỷ Ngôn đa số người, ít hay nhiều đều có phạm vào. Người tu còn phạm Ỷ Ngôn tức phạm ác đạo quả khó thành. Vậy muốn trừ Ỷ Ngôn ta phải làm sao?
Đáp : Câu hỏi rất hay vừa hỏi mà cũng vừa xác định vị trí của người tu “Còn ỷ ngôn là còn phạm ác, đạo quả khó thành” Do đó người học đạo giải thoát tuyệt đối không được Ỷ Ngôn. Nhưng theo câu nghi vấn, ỷ ngôn đã có xảy ra giờ không muốn xảy tiếp ta phải làm gì?
Theo tôi lòng thương là hơn hết. Ỷ ngôn với bất cứa ai hay bất cứ trường hợp nào thường là ta đã đánh mất tình thương, chưa nói đến sự buồn bực oán ghét. Do đánh mất lòng thương nên mới có những vụ chủ ỷ quyền, quan ỷ thế, giàu ỷ tiền, xảo quyệt ỷ lanh, học thức ỷ khôn, và điều nầy Đức Thầy bảo là hành động ăn hiếp kẻ dưới tay. Trên đời đâu có sự hiếp đáp nào mà không bị người ta kinh khi nguyền rủa. Nên đó Đức Thầy kêu gọi “Hãy tránh những sự hiếp người như thế ấy”. Không hiếp người giữ được tính quân tử và từ đó tinh thần đạo đức mới cao thâm. Đức Thầy giải thích tiếp “ Vì những kẻ dưới tay mình cũng có đầu óc, cũng biết nghĩ suy, tại họ bạc phước vô phần nên phải chịu lụy mình vậy”. Đức Thầy như than giùm hoàn cảnh đáng thương của những người dưới tay kẻ ác, họ có đầu óc tất nhiên họ biết đau khổ khi bị người khác la rầy mắng nhiếc. Họ biết nghĩ suy nên họ rất buồn khi bị người hiếp đáp, chẳng qua vì họ kém may mắn phải đọa lụy cái thân phận mình xuống thấp cho hạng cao cởi lên cuộc sống. Đức Thầy diễn tả cái khổ của “kẻ dưới tay mình” và đánh động lương tâm những người may mắn trên cơ như chủ, quan, giàu… phải mở lòng thương hại đến hạng người bạc phước vô phần, họ có giúp việc nhà hay đến yêu cầu, nhờ cậy hoặc xin ăn, giả như ở trước ta họ có làm điều vì không vừa ý xin đừng nặng lời.
Đời người dầu cho học cao, giàu sang, uy quyền nhưng ai cũng có lúc khổ sầu về việc nầy chuyện nọ, ví dụ rắc rối trong việc kinh doanh, chức quan bị quan trên hiếp hay dòm ngó phẩm cấp học vị của mình… đều đem đến cho mình chuyện buồn lòng, lo sợ, hoặc tức giận câm thù. Nhưng ta không phải kẻ bạc phước vô phần nên việc rắc rối như thế có cách giải quyết không để lụy mình, mây đen trên đầu bay qua nhà sáng lại.
Nhân gian có câu “ Thức đêm mới biết đêm dài, có đạp lới biết đạp gai là đau nhức”. Đã bị rắc rối về việc làm ăn thua lổ, quan bị quan hiếp, khôn bị khôn hiếp, giàu bị giàu hiếp… lúc ấy ví bằng mình là kẻ thức đêm dài, kẻ đạp gai mà nhớ lại thương thân thì những kẻ dưới tay mình hiện giờ họ đang chịu khổ với cái khổ của mình chán sợ, chẳng lẽ ta vô tâm đến đổi để cho họ gánh chịu lời sỉ nhục của mình lúc xưa mà đành lòng sao? Cảm nhận nổi đau của mình thì cũng nên cảm nhận nổi đau của người khác khi mình ỷ ngôn với họ trong khi họ lở lầm mà thông cảm, tha thứ.
Xưa có một Ông giàu tột trong làng, cửa nhà cao rộng, ruộng đất hằng trăm. Nhà có nhiều người giúp việc, phân ngôi chủ tớ để không lạm dụng vị trí cho cung cách nhẹ nhàng chớ sống rất là thương; ăn mặc bình đẳng, tình như anh em thân thuộc. Lúc trò chuyện vui chơi người ngoài vào không biết ai chủ ai tớ. Có hôm người tớ mặc sang trọng để đi công việc, Ông chủ sáng ra áo vải bình thường, khách vào tưởng tớ là chủ, chủ là tớ, thoáng thấy trên bàn có chút bẩn, Ông khách quá là lẹ miệng sai bảo Ông chủ thiệt đi lấy giẻ lau, người tớ chủ  can ngăn và nói: chính vị nầy là chủ, tôi là người đến đây tiếp việc.
Lâu không sau, một thầy tướng số qua đường, thấy ngôi nhà đồ sộ cất nhằm hướng kỵ quẻ, đáng lẽ là tàn gia bại sản chớ đâu mà phất giàu như thế, Ông xin vào nhà gặp mặt chủ nhân để xem Ông ta có phước tướng gì mà độ được ngôi nhà. Càng kinh ngạc hơn Ông ấy chẳng có chút phước tướng nào. Đã thắc mắc về người và ngôi nhà, Thầy tướng số xin cho được ra viếng phần các cụ coi có gì khác biệt mà quẻ không linh. Thấy ngôi mộ chôn cất kiểu bình thường vô thưởng vô phạt. Thầy tướng số kết luận chủ nhân và nhà ở cả đến mộ phần như vậy mà được giàu sang vinh hiển là phản sách vở; điều ấy đã làm cho Ông mài mò tư tưởng khiến chợt nhớ một điều, Ông hỏi:
Gì sao bận đi Ông dẫn đi quanh quá xa mà chừng về con đường ngắn thế nầy?
Lúc ra đồng _ Ông nhà giàu đáp_ tôi thấy có một anh ăn trộm vác bao lúa của tôi vác về nhà nuôi sống. Nếu tôi đi thẳng tới là chạm mặt anh ấy dầu tôi không bắt tội anh ta, cũng không lấy bao lúa lại nhưng việc xấu anh làm, gặp tôi chắc chắn anh mắc cở lắm. Tội nghiệp người ta nghèo, mình đi quanh chậm một chút để cho anh ấy không mắc cở và mình cũng đỡ tội nghiệp.
Nghe chủ nhà phân giải Thầy tướng số chịu thua, bái phục tính thương người của ông chủ nhà giàu bằng một câu nói đúng : Chính nhân đức và sự độ lượng của Ông mà quanh Ông chỉ có tình thương với lời ngon ngọt. Ông giàu lên là phải.
Người có tính ỷ ngôn, chỉ cần ai làm trái ý mình là mắng nhiếc, hạ nhục được đâu đợi tới người ta lầm lỗi. Chỉ có tình thương mới hóa giải được những lời cay đắng nặng nề.
7/2/2016