Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

PHẬT HỌC ĐƯỜNG:

TRONG ĐỜI SỐNG NÔNG NGHIỆP


Biết được Đức Phật Của Phật Giáo Hòa Hảo là KIM SƠN PHẬT, ngoài việc viết giảng kệ khuyên tu Ngài còn châu lưu khuyến nông qua 107 địa điểm. Vì lòng tôn kính đối với bậc chân sư, người tín đồ các nơi đã long trọng tổ chức khán đài cho bậc chân sư trên đường đi qua mời thuyết pháp. 107 điểm Đức Thầy đi khuyến nông là 107 cái khán đài. Sự kiện Đức Thầy đi khuyến nông, thuyết pháp, tiếng đồn rộng xa, gây ảnh hưởng rất to tác trong quần chúng. Điều đáng ghi nhớ trong chuyện thành đạt nầy là Đức Thầy đã thu phục được 2 vị có tên tuổi trong xã hội: Bác Sĩ Trần Lũy và Thi Sĩ Việt Châu Nguyễn Xuân Thiếp.
Bác Sĩ Trần Lũy lúc đó đang làm việc trong Sở Y Tế thị xã Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, nhân dịp Đức Thầy đến khuyến nông ở vùng Kiên Giang Ông tìm cách hỏi chuyện với Đức Thầy cái điều Ông thắc mắc: có một học thuyết nói rằng thủy tổ của loài người là loài Khỉ. Đức Thầy giảng rõ ngọn ngành khiến nhà trí thức rất khâm phục. Còn Thi Sĩ Việt Châu đã may mắn gặp Đức Thầy qua câu chuyện được dẫn lược trong quyển Sấm Thi, Ông Việt Châu quá giang xe của Đức Thầy trên đường về Sài Gòn, ngồi chung trên xe, Thi Sĩ mời Đức Thầy xem tập thơ của ông sáng tác có tên là “ Lông Ngỗng Gieo Tình. Đức Thầy chưa xem tập thơ thì đã ứng khẩu “ Tặng Thi Sĩ Việt Châu”, vô ngay câu đầu có tính xác định ông khách quá giang xe là một Thi Sĩ “ Xe về chỡ theo chàng Thi Sĩ” và kết thúc một chuyến khuyến nông bằng câu “ Khuyến Nông chấm dứt mùa hè.”
Bác Sĩ Trần Lũy, sau khi được Đức Thầy phá nghi cho, Ông kính đức độ và trí thông minh biện luận của một thanh niên sáng lập tôn giáo mới mấy năm mà đồ chúng quy ngưỡng rất đông. Ông quyết tâm theo đạo. Đức Thầy vắng mặt ông vẫn giữ đạo chờ Thầy. Năm 1973 hay 1974 vì đó tôi có dịp đi quỹ lạo chung chuyến với Bác Sĩ Trần Lũy và Ông Trung Tá Tụi bấy  giờ là tiểu khu trưởng Tiểu Khu An Giang. Tôi đi trên một chiếc xe bao dẫn đầu cho hai chiếc xe chỡ hàng cứu trợ những nạn nhân chiến cuộc ở đảo Phú Quốc. Những nạn nhân nầy ở dãy đất miền Trung, tàng tích của chiến dịch đẩm máu có tên là “ Mùa Hè Đỏ Lửa”do phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ phát động.
Tôi đến bên biển Rạch Giá, chiếc hạm chỡ chúng tôi ra Đảo cũng đã đến đậu sẵn ngoài khơi, đợi những chiếc đò nhỏ tải người và hàng cứu trợ ra. Một chiếc xe du lịch chỡ vị tiểu khu trưởng Tiểu Khu An Giang đến thì cũng một chiếc xe du lịch khác chỡ Bác Sĩ Trần Lũy và 2 cô con gái của ông. Điểm đủ những thành phần tham dự chuyến quỹ lạo nạn nhân chiến cuộc, chúng tôi xuống từng đợt con đò nhỏ ra Hạm Hải Quân. Bác Sĩ Trần Lũy được hai cô con gái chăm sóc khá chu đáo, họ bung ra cho Ông cái ghế nằm và chỗ của ông giống như khu tự trị, ngoài ra thì lao xao tiếng người, sự qua lại, nói năng của các thành viên trong đoàn. Hồi nầy tôi còn trẻ lắm nhưng tôi mong mỏi sớm trưởng thành trên đường đạo. vốn từ lâu tôi có nghe người ta nhắc nhở cuộc hội kiến của Bác Sĩ Trần Lũy với Đức Thầy. Tôi kính ông là người trưởng thượng có duyên may được gặp Đức Thầy và tin chắc ông biết nhiều về Đức Thầy đáng làm đề tài, môn học cho những người tuổi trẻ như tôi. Tôi muốn lại gần ông để thưa chuyện nhưng ngại ngùng mấy lược, sau cùng, sự ham học cũng thắng tự ti mặc cảm: cho tôi đến với Ông.
Dấu ấn Khuyến Nông của Đức Thầy đã tạo cơ hội bằng vàng cho Bác Sĩ và Thi Sĩ hiểu chân xác về Đạo Phật, Phật Giáo Hòa Hảo, Sứ Mạng của Đức Thầy là canh tân giáo điều, làm mới mẻ những vì lúc xưa mà bây giờ không còn phù hợp.
Ảnh hưởng kéo dài theo thời gian, dầu không còn sự hiện diện của Đức Thầy đi khuyến nông nữa mà dư hưởng của cái đầu tiên đã thường gợi nhớ, đặt cho người ta sự chọn lựa sinh kế nào dễ tu thì phần đông nhận rằng: làm ruộng là dễ tu nhất. Có thể vậy lắm, kẻ làm ruộng người ta gọi là nông dân và ai cũng biết bản tính nông dân rất thật thà, chất phát, ngay thẳng, nhẹ chanh chua với đời, lòng ít nhớm đục, dễ tu là lẽ đương nhiên. Thêm vào đó, làm ruộng không có tính cấp bách như những công chuyện khác, nay làm cỏ không được thì mai làm, nay không thăm ruộng được thì mai thăm thậm chí đến mốt cũng không nhằm nhò gì, nếu có nhằm nhò thì tình thế cũng không nguy kịch như mất trắng tay. Trong khoảng thời gian nhàn rổi có thể tham gia vào các công tác Từ Thiện, hoặc tu Tịnh Độ. Hiện nay ngành công kỹ nghệ đã phát sinh ở nước ta, đang độ chạy đua với các quốc gia trong khu vực, giải quyết đổi nghèo thành giàu. So ra, sức chạy đua chưa cân xứng bởi cơ chế chánh trị của nước ta không minh bạch được tính dân chủ để mở rộng cạnh tranh thì chạy đua chỉ gây thêm tổn thất…những việc làm tốt cho gương mặt thôn xóm, xã hội trông vào bàn tay từ thiện của nhân dân: cầu đường, phòng thuốc nam miễn phái, trại hòm từ thiện, cơm cháo, nước sôi miễn phí các bệnh viện trong khu vực miền tây nam bộ, dẫn đến nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn “ Hòn Ngọc Viễn Đông”(Sài Gòn). Cất sửa nhà nghèo, cứu trợ thiên tai bão lụt…coi lại thì là mặt mày của các anh chị bà con nông dân, tín đồ PGHH nhiều hơn.

Như đoán trước việc làm của nông dân tầm cỡ đó, nên Đức Thầy không tiếc lời nhắc nhở:
           “ Một mai vác cuốc ra đồng,
thề rằng ruộng rẫy được trồng lúa khoai”
Đức Thầy cũng đã xác định, những người Tàu, tiệm hàng buôn bán khá ở nước ta, cũng nhờ nông dân:
“ Ông Ban các chợ Sẩm Hia
Tiệm hàng thạnh mậu nhờ dân ruộng vườn”

Dân ruộng vườn mà có khá lên thì nên làm phước thiện:

“ Bà nào góa bụa hữu tài
Tiền nhiều đất rộng cò bay mút đồng
Cơn nầy bố thí cho xong”.
Quy Y theo đạo là để tu, gốc nông dân, làm ruộng thì phải tu ngay trên đám ruộng của mình:
“ Ở ruộng đồng cũng niệm vậy mà
Phật chẳng chấp chẳng nài thời khắc”.
Điểm lại, Đức Phật Thầy Tây An, Đức Huỳnh Giáo Chủ cùng các chư vị lâm phàm quanh miền Thất Sơn, vùng trọng điểm Nông Nghiệp làm thí điểm trường dạy đạo. Hai vị Giáo Chủ đi tiền và hậu trong các vị đã làm chấn động dư luận, tạo ảnh hưởng lớn cho tín ngưỡng Tôn Giáo mạnh mẽ. Người đạo tính nông dân, chân chất thật thà. Phật đã nghĩ đến họ bằng hòa mình vào họ, lập trại ruộng, đi giảng thuyết khuyến khích làm ruộng còn xưng:
“ Ta là cư Sĩ canh điền
Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành”.
Nghe nói lòng mình có Phật và có thể thành Phật mà lại được cùng với Phật “ lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành” thì thiệt là ấm áp cuộc đời, họ có thể nói câu nầy “Phật của Nông Dân, Đạo của Nông Dân, được chứ!

31/12/2014





Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014


CHỌN NÔNG NGHIỆP LÀ TRƯỜNG TU


Vì nhu cầu cho sự phát triển kinh tế, không chỉ riêng cho cấp lãnh đạo quốc gia mà cấp lãnh đạo tôn giáo cũng phải quan tâm đặc biệt. Miền Tây Nam Việt, đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa cho cả nước, nên phần đông phát triển Kinh tế trong khu vực cũng nhắm vào nông nghiệp. Thêm vào đó miền Tây Nam Việt là địa linh, xuất hiện nhiều đấng cứu thế lập đạo khuyên tu. Đức Phật Thầy Tây An 1807 - 1856  Giáo Tổ Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương; Đức Phật Trùm cũng ra đời dạy đạo (- 1875); Đức Bổn Sư khai sáng Đạo Hiếu Nghĩa (- 1909 )Đức Sư Vải Bán Khoai xuất hiện khi đây khi đó thức tỉnh đời mê quay về nẽo đạo khoảng đầu thế kỷ 20; Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo 18 / 5/ al năm Kỷ Mão 1939. Từ Đức Phật Thầy Tây An đến Đức Huỳnh Giáo Chủ thời gian có hơn một trăm năm thôi mà hết 5 vị cứu thế xuống trần, sáng lập 3 tôn giáo bản địa, vị nào cũng qua thời gian ngắn ngủi nhưng kết quả thật qui mô, ảnh hưởng quần chúng rất mạnh.
Các vị siêu nhân sao lại tập trung lâm phàm chỉ trong vùng trọng điểm nông nghiệp? Có điều đặc biệt hơn nữa vị lâm phàm tiên phuông là Đức Phật Thầy Tây An, vị cuối cùng là Đức Huỳnh Giáo Chủ. Hai Ngài chủ trương rất rõ nét về nông nghiệp gắn liền trường tu. Đức Phật Thầy Tây An mở “Trại Ruộng” ở vùng Thới Sơn Nhà Bàn, kêu hợp đồ chúng đến tu qua phương cách “Cư Sĩ Canh Điền, còn Đức Huỳnh Giáo Chủ đã nhân danh “ Ta là Cư Sĩ canh điền, lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành”. Không phải chỉ nhân danh như vậy là đủ, Ngài còn mở chuyến đi “khuyến Nông” 107 chỗ.
Đức Phật Thầy Tây An đã trải qua nhiều gian nan thử thách của triều đình thời Tự Đức, rốt cuộc cũng đã chứng nhận cho Ngài tự do hành đạo và truyền đạo. Để được chứng nhận Ngài phải thế phát tại chùa Tây An Núi Sam, chùa thuộc hệ phái thiền Lâm Tế.
Tiếng là ở chùa Tây An, nhưng Đức Phật Thầy hay đi giảng đạo độ bệnh cho bá gia và mở trại ruộng ở Thới Sơn, khu vực Nhà Bàn dưới chân Anh Vũ Sơn (núi Két) thu nạp đệ tử, dân chúng đến quy ngưỡng mỗi lúc mỗi đông. với BỬU SƠN KỲ HƯƠNG trại ruộng cũng là nơi Phật Học Đường. Trại ruộng Phật Học Đường nầy hết sức là tiếng tăm , mới đó đã đạt kết quả tốt có Thập Nhị Hiền Thủ tức 12 ông đạo thần thông diệu dụng:
Ông Trần Văn Thành (-  1873 ) chánh quản cơ vào hai thời vua Thiệu Trị và Tự Đức. Vì Ông là đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, nên người đời rất kính, gọi tôn danh ông là Đức Cố Quản. Tài phép của ông, lúc địch chiến với quân giặc, ông đứng trước mũi thuyền tay chỉ về phía trước thì thuyền của ba quân Ông có thể vượt đi trên cạn như người ta đi trên sông. Ngày nay ở vùng An Giang, Châu Đốc, Rạch Giá có rất nhiều ngôi đền thờ Ông, và trường học mang tên ông: Quản Cơ Thành.
Ông Tăng Chủ: Ông họ Bùi, có lẽ vì công nghiệp của ông quá lớn mà người đời kính nể, kiêng cử tên ông, Ngay cả năm sanh của ông cũng không thấy để. Theo tấm bia trước mộ của ông đề là Tăng Chủ Bùi Thiền Sư. Biết ông ở khoảng giữa thế kỷ 19 và viên tịch vào ngày 27 tháng 10 năm mùi. Danh từ Tăng Chủ Hay Thiền Sư là do Đức Phật Thầy đặt hiệu cho ông. Ông trông coi trại ruộng (phật học đường) rất chu đáo, thu phục được nhân tâm các nơi đến học đạo quy y. Ông Tăng Chủ còn có biệt tài thu phục thú dữ ở rừng hoang, và có lẽ nhờ được sự dạy dỗ mà các thú giữ không hành hung dân làng và cũng không phá tán mùa màng. Có lần Ông Tăng Chủ đi công chuyện về, trời tối xảy thấy trên đường có một con cọp như đang ở chờ…không phải chờ để ăn hại ông hay ai khác mà chờ để được cứu. Cọp bắt thú rừng ăn ngốn nên đã mắc xương chỏi họng lâu ngày không ăn bắt gì được, hình thể ốm o. không biết cọp nằm chờ từ bao lâu, gặp Ông Tăng Chủ đến, nó đứng dậy một cách yếu ớt, biểu hiện sự đau đớn trong họng nó. Ông Tăng Chủ hiểu ý, kêu con cọp đưa cổ ra, Ông đấm trên cổ nó một cái rất mạnh thì trong miệng nó văng ra một cái xương.
Ông Bùi Đình Tây: 1802 – 1890. Là đệ tử của Đức Phật Thầy, Ông được cắt đặt trông coi Đình Xuân Sơn như ông từ giữ Đình, nên chi, thay vì gọi ông là Ông từ Đình người ta gọi ông là Ông Đình, thêm tên của Ông là Tây người ta gọi là Ông Đình Tây. Ông có tài trị bệnh rất hay, chuyên môn của Ông là cắt nẻ, vì Ông là đệ tử của Phật, tu học là chánh nên nhân dịp cắt nẻ độ bệnh cho bá gia Ông còn thêm độ tu cho họ. Người đời mỗi khi nhắc chuyện Ông Đình Tây là có đề cập đến chuyện Ông nuôi con sấu Thần. Trong một chuyến đi theo lệnh Thầy đến miền Láng Linh đã làm ơn cho một người đàn bà đang chuyển bụng đẻ lúc chồng đi vắng ông liền làm giường và đi rước mụ. Chồng đi săn bắt ngoài đồng về thì đâu đó người vợ đã mẹ tròn con vuông. Vị chủ nhà liền cám ơn ân nhân, để đền đáp, Ông ta tặng cho Ông Đình Tây một con sấu con mủi đỏ có năm dò. Ông Đình đem về nhà lén Đức Phật Thầy mà nuôi lớn, nó bức dây đi mất. Ông đem chuyện bạch với Đức Phật Thầy, nghe qua Ngài cất tiếng than: con nghiệt thú ấy sau nầy hại vô số người ta.
Ông Đạo Xuyến 1834 – 1914 quê ở Quận Mỏ Cày tỉnh Bến Tre
Ông Đạo Ngoạn 1820 – 1890 sinh ở Quận Cao Lãnh tỉnh Kiến Phong
Ông Đạo Lập. Vị nầy thần thông quảng đại, hành sự phi thường. Nhưng rất tiếc quyển sách nầy thiếu nhân duyên.Tên thật của Ông đạo là Phạm Thái Chung ở thế kỷ 19, quê quán ở xã Đa Phước thuộc tỉnh Châu Đốc.
Ông Đạo Lãnh, không biết Ông họ gì sanh vào thế kỷ 19. Ông còn có cái tên nữa là Cậu Hai Gò Sặt.
Ông Trần Văn Nhu_ con trưởng nam của Đức Cố Quản Trần Văn Thành _ 1847 – 1914.
Đến như Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật từ bên cõi Tây Phương lâm phàm, chọn nơi giáo hóa nhân sanh trong vùng nông nghiệp. Để cùng với mọi người trong nghề ruộng nương mà dạy đạo lý cho học, Ngài tự Xưng thực chất nông dân:
“ Ta là cư sĩ canh điền
Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành”
Phật mà lo làm ăn và chuyên tâm tu hành, dễ thông cảm quá! Sự thông cảm bắt nguồn để người có “Lo nghề cày cuốc”cũng chuyên lo tu hành” nữa, nếu ta đọc thêm thì sẽ thấy ý nghĩa không dừng lại đó, còn:
“xa nơi tranh đấu lợi danh
Giữ lòng thanh tịnh tánh lành trau tria”
Thật là tuyệt vời! lo nghề cày cuốc còn phải “Giữ lòng thanh tịnh”. Đúng là Phật học Đường trong đời sống nông nghiệp.
Cũng đề cập việc vừa làm vừa tu nhưng có tính giới luật hơn “ Ta chẳng nên lười biếng, phải cần kiệm sốt sắn lo làm ăn và lo tu hiền chân chất”. Chữ “ và” trong câu là một liên từ thay vì dấu phẩy (, ) để nối liền hai mệnh đề đều có tính độc lập: làm ăn  tu hành. PGHH dạy tu trong đời Cư Sĩ Tại Gia, tự lực kiếm sống ăn tu; ít làm quá thì nghèo thiếu, đói không có cơm ăn, đau không tiền mua thuốc uống nên phải “Sốt sắn lo làm ăn” để vượt khỏi nghèo đói, nhưng cũng không thể không tu hành, vì không tu hành tội và khổ đến liên miên, thế nên phải vẹn cả hai điều mới thông thoán, an lạc.
Như ý nghĩa trên, nếu đã sốt sắn lo làm ăn thì cũng phải sốt sắn lo tu hiền chơn chất, đừng bao giờ chỉ sốt sắn có một việc làm ăn thôi, lừ đừ mệt mỏi việc tu hành. Làm ăn và tu hành phải được áp dụng bằng nhau, giống như người có đôi chân tốt đi đâu xa cũng tới, nhưng nếu chỉ có một cái chân, đi thì chậm mà bị đường xa không dễ dàng chút nào. “Ta chẳng nên lười biếng”là phải siêng năng? Cả hai cùng một lúc siêng năng làm ăn mà cũng siêng năng tu hành. Ngay trong Phật học đường Nông nghiệp nầy hành giả sẽ được cái cảm hứng “ Thân tuy còn trục tâm lìa cõi mê”

Đi thuyết pháp 107 chỗ trên đường khuyến nông, có lẽ để ghi vào lòng quần chúng một ấn tượng khó quên, ngoài ra Đức Thầy viết thi phẩm “Khuyến Nông”, chỉ vào câu đầu là ấn tượng ngay:
“ Hởi Đồng Bào! Hởi Đồng Bào!
Thần chết đã tràn vào Trung Bắc,
Ngày lại ngày siết chặt giống nòi,
Lật qua các báo mà coi,
Thấy con số chết xem mòi kinh nguy.
Cũng tại vì Tây Vi bày kế,
Phá hoại nền kinh tế nước ta,
Làm cho điên đảo sơn hà,
Làm cho điêu đứng con nhà Lạc Long.”
Kinh tế nước ta giờ chủ yếu là nông nghiệp, nhưng đã bị quân xâm lăng phá hủy đến kiệt quệ để dễ dàng thôn tính. Đức Huỳnh Giáo Chủ trước tình cảnh ấy phải thở than:
“ Giờ đây xem lại mùa màng,
Năm rồi miền bắc tan hoang còn gì.
Chỉ có xứ Nam Kỳ béo bở,
Cơ hội nầy bỏ dở sao xong,
Cả kêu điền chủ phu nông,
Đứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang.”

“ Gởi một tất lòng son nhắn nhủ,
Khuyên đồng bào hãy rủ cho đông,
Nắm tay trở lại cánh đồng,
Cần lao nhẫn nại Lạc Long cổ truyền”.
Nhìn chung, Đức Phật Thầy Tây An lập trại ruộng Đại Phật Học Đường, từ miền rừng núi âm u không người lui tới đã trở nên quang đảng như sự quang đảng của 12 ông đạo dưới chân Ngài. Khác hơn Đức Phật Tây An Đôi chút về bối cảnh chánh trị, Phật lâm phàm lúc nước nhà tạm yên ổn không có đế quốc xâm lược. Đến Đức Huỳnh Giáo Chủ thì giặc Pháp đã tràn vào ba nước Đông Dương Miên, Việt, Lào đặt cơ sở thống trị lâu dài. Quân Nhựt lần theo mưu đồ thôn tính của mình thì Pháp rất e ngại sự có mặt của Nhựt bèn ra tay trước xử lý kinh tế cho dân chúng Việt Nam điêu linh, Nhựt có muốn cũng không được sự ủng hộ nông sản thực phẩm. Trước tình hình đó Đức Huỳnh Giáo chủ cất tiếng than “ Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau”.
Khai sáng đạo để dạy tu thành Phật quả, đáng lẽ là phải chuyên biệt trong phạm vi mở rộng Phật Học Đường, hềm vì cảnh “Nước mất nhà tan cơ sở của đạo cũng bị lấp vùi”. Nước mất là mất tất cả, nước còn thì còn tất cả, khi quân xâm lược trị vì non nước Việt thì các Tôn Giáo dầu là tôn giáo bản địa gắn bó với lịch sử dân tộc cũng bị sự an ninh thắc chặc vòng vây. việc cấp bách có thể làm được như Đức Thầy kêu gọi:
“ Muốn cứu khỏi tai nàn của nước
Lo dạ dày là chước đầu tiên”.
             Quý nông dân tín đồ PGHH hợp bàn lạc quyên cất cầu
Sự thật của vấn đề “ lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành” đã có ảnh hưởng rất lớn với nông dân Nam Bộ, những vùng sâu xa bên thửa ruộng với mái lá đơn sơ, trong nhà thờ Phật, trước sân có ngôi thờ thông thiên, ở đó họ ít tranh đua thế sự, dĩ nhiên là không bị nhồi sọ bởi thế lực cường quyền nào. Sau hết giờ canh điền tu trên đám ruộng thì đến lúc cúng nguyện tu, tu được hai cái tu là tu không gián đoạn, nối liền, nối liền…

30/12/2014 






Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Bàn về HẠNH PHÚC

 Đang tận hưởng những điều mình thích thì quá là hạnh phúc, nhưng con người từ lòng tham không đáy, được điều nầy liền muốn thêm điều nọ, không chịu dừng lại ở chỗ mình thích mà còn muốn nhơn rộng có được nhiều sự thích thú hơn. Rốt lại, hạnh phúc luôn luôn là những ước mơ, mong muốn không được phép dừng lại sao? Một gia đình nghèo hay giàu, con cái rất hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận thương yêu là một gia đình hạnh phúc, tiền là phụ thôi. Nếu ta cho tiền đóng vai chánh cần phải giải quyết thế nào để khá hơn mà không nghĩ: lỡ đồng tiền can thiệp vào sự hiếu thuận của con cái đối với Ông Bà cha mẹ, can thiệp sự hòa thuận của vợ chồng để biến cái tổ ấm không còn là tổ ấm nữa, trong hai phải chọn một thì ta chọn giàu tiền hay là sự hiếu thuận của con cháu với Ông Bà Cha Mẹ, hòa thuận giữa vợ chồng? Chuyện trước mắt đã xảy ra ở nhiều gia đình mà chúng ta nghe họ thở than hối hận. Khi gia đình, hạnh phúc đã đổ vở vì ai cũng muốn có tiền để “Mua Tiên”, tính bao nhiêu tiền mới mua lại cái hạnh phúc bị đổ dở?

Nếu hiện diện của sự sống thiếu giàu sang không làm cho họ hài lòng những gì họ đang có đủ ăn đủ sống, không hài lòng mà đi kiếm tiền bằng nghề lương thiện cho là được đi, nếu kiếm tiền bằng mánh mun lừa đảo, gian ác thì hạnh phúc đang có trong nhà sẽ bay đi. Tại Sao?Tính gian ác, lừa đảo dần dần sẽ trở thành thói quen và họ sẽ đem thực hiện thói quen đó với những người thân mà trước đây họ yêu mến, bảo vệ.
Theo người có lòng chuyên tu mà nói, hãy dẹp hay làm bớt đi sự nghiệp thế gian để tăng sự nghiệp Phật Đà lên. Nói tu theo đường Phật mà hở ra là sắm sửa đường trần, cái kiểu “tréo ngoe” như vậy suốt cuộc đời cũng không đến đâu.
Người đánh mất hạnh phúc lứa đôi chỉ vì cô vợ hay anh chồng hiền, thiệt thà, chỉ biết cậm cụi sức lao động tay chân mà không biết mánh mun, lừa đảo để hốt bạc, khởi tâm kết thân với  người có mánh mun để kiếm tiền, giàu to họ cho là hạnh phúc hơn; họ quăng bỏ hạnh phúc gia đình trong khi người khác đang cần, tìm kiếm cả đời không có và phù phép thế nào để được nhiều tiền. Giàu sang phú quý bằng mánh mun lừa đảo không giấu được mãi, có ngày người ta phát hiện thì mánh hết mun, lừa sẽ hết đảo, của thiên trả địa còn mang tiếng ác.
Có những gia đình rất giàu tiền của mà vợ chồng con cái cứ luôn dựng bãi chiến trường trong nhà, trên giàu sang như trên ổ kiến lửa, họ cũng thấy không hạnh phúc. Người tật chân đi đâu cũng khó khăn chậm chạp thì hạnh phúc của họ không đòi hỏi nhiều; ví có đôi chân cứng chắc mạnh mẻ là hạnh phúc lắm. Một thanh niên ước ao có cô vợ đẹp, nghĩ rằng bao nhiêu thứ hạnh phúc tốt đẹp đều tập trung về vẻ đẹp của nàng. Làm sao ta có thể tin được một phụ nữ đẹp sống bên chồng là hạnh phúc trong khi trước mắt ta biết bao nhà chồng có cô vợ đẹp mà kiếm một chút hạnh phúc cũng không. Vì giàu sang để “khoe” cái ăn xài, chưng dọn cá nhân mà đụng phải cái cảnh vợ không tin chồng, chồng không tin vợ, cha mẹ nghi ngờ con, con nhi ngờ cha mẹ, rầy rà cải nhau to tiếng, lối xóm chóng con mắt nhìn. Không tin nhau, cải nhau suốt thì hạnh phúc gì ở cái nhà giàu ấy chứ! Rốt lại, hạnh phúc nếu để luôn luôn chỉ là một ước mơ, vẽ vời cho ta tìm kiếm lung tung ở ngoài ta là không chắc. Hạnh phúc đích thực ở chính trong ta.
Đức Tôn Sư PGHH khẳng định, hạnh phúc của người nào là chính người đó tự mở cánh cửa lòng, tuyệt đối không có sự ban cho. Mở cửa lòng tức mở cửa đạo, mỗi chúng sanh đều có đạo, dầu muốn hay không muốn, ở tôn giáo nào con người cũng phải có bốn điều ân quan trọng. Không cần biết Ông Bà là người của quốc gia dân tộc nào, dân tộc nào thì người ta cũng có cha mẹ sinh ra, có nước non, có đồng bào chòm xóm. chỉ vì bị vọng tưởng bên ngoài mà tam bành lục tặc cơ hội vùng lên bít cửa, tối tăm mày mặt, chạy đôn chạy đáo lục lạo đâu đâu để tìm hạnh phúc, rốt chẳng được gì. Cửa đạo là cửa hạnh phúc nhất, Đức Huỳnh Giáo Chủ nói:
“ Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng
Đưa nhơn loại đi vào vồng hạnh phúc”.
Theo ý nghĩa đó, người có đạo mới có hạnh phúc. Muốn cho nhân loại được sống hạnh phúc thì phải truyền bá  đạo pháp cho nghe để tu thân tề gia bình thiên hạ. Một gia đình có đạo, thực tế cho thấy sẽ có hạnh phúc hơn gia đình không biết đạo đức là vì. Không có đạo Đức vợ chồng, cha con với nhau còn tính hơn thua, lời lổ, đàng nầy cha có cái đạo của cha, con có cái đạo của con, chồng có cái đạo của chồng, vợ có cái đạo của vợ, sống chung nhau ai nấy cứ theo đạo phận của mình mà hành sự, đâu có chuyện mắc mớ, phiền muộn lo âu. Sống hạnh phúc như tiên,(do câu “vô sự vô lự tiểu Thần Tiên”) chết được về Cực Lạc, xét có gì bằng!
Người có đạo, chuyên tu hành, lòng hoan hỉ mỗi lúc sâu dày thêm sự thân thương, dẩu có ai sơ suất chuyện không phải với mình, nhờ sự tu hành đạo tâm phấn khởi, có đối trước trái ấu méo mó cạnh khếnh lúc nào chớ lúc nầy cũng lại tròn gìn. Nói “Gieo đạo khắp đại đồng” cho nhân loại tiếp nhận hạnh phúc, thật là chính xác.

Đạo phát ra toàn thể, chung cùng, nhưng sự tiếp nhận đạo ở mỗi người có nhiều ít, sâu cạn vì thế mà hạnh phúc cũng được cân công lao qua sức hành đạo của mỗi người. Đạo đức nhiều là hạnh phúc nhiều, đạo đức ít hưởng hạnh phúc ít, không đạo đức nhất định không có hạnh phúc.
Có thể bạn không đồng ý với tôi qua câu nói “ không đạo đức nhất định không hạnh phúc”vì trước mắt bạn rất nhiều người không có tín ngưỡng một Tôn Giáo nào và trong sự sống họ vươn lên chỗ sang giàu là có thật, hơn thua, ganh tỵ, mưu hại làm nhăn nhó mặt mày đổi lại là nhiều tiền, họ có nụ cười tươi, xài phí thỏa thích, chẳng phải cái thứ hạnh phúc mà nhiều người mơ mộng đó sao?
Mơ mộng có nhiều tiền để được hạnh phúc, chỉ là mơ mộng thôi thì không thể có tiền đâu mà hạnh phúc. Bằng từ mơ mộng đi đến hành động bất chính, bất nhân, bất nghĩa để có tiền ai mà dám tự hào chứ? Ganh tỵ mưu hại là chuốc oán mua thù về nhà. Giàu sang chi mà nghe nhắc tên Ông không ai ưa, nhắc ra để kể tội, hay ho gì? giàu sang là cái vẻ bề ngoài cho tâm hồn rạo rực ăn ngủ không yên.
Nếu được hỏi hạnh phúc là gì? Chẳng lẽ phải nói do giàu, ở nhà cao tầng, có nhiều tiền sắm xài đắt giá là hạnh phúc sao? Giá như giàu sang là hạnh phúc thì cái giàu của ông nhà nhiều tầng cũng không bằng Vua đâu. Ông ta chỉ làm chủ được một ngôi nhà nhiều tầng là quá lắm trong khi Vua làm chủ cả một đất nước, giàu sang tột bực: hậu cung có tam cung lục viện, cung phi mỹ nữ tình nguyện theo hầu, chỉ có ngôi nhà nhiều tầng với trăm công ruộng thì hơi hám gì thế mà các vị vua chúa, vương gia cứ bỏ ngôi vương quốc đi tìm đạo mầu. Sĩ Đạt Ta là đông cung thái tử được vua cha kêu nhường ngôi ông không nhận, vì ông không muốn làm vua, chỉ mong tầm đạo cứu đời. Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma người Ấn Độ, là hoàng tử xuất thân, Việt Nam ta có vua Trần Nhân Tông giao ngôi cửu ngủ cho con, lên núi Yên Tử trì chí tu hành. Ông ngộ đạo lập nên thiền phái “ Trúc Lâm Yên Tử”. Và, coi như tôi không có nói với bạn việc ông hoàng đế vương gia nào đó bỏ ngôi tầm đạo, nhưng một nhà giàu như bạn nói không theo một tôn giáo nào, trong cuộc sống đủ màu hơn thua ganh tỵ, gian ngoa, chỉ được một cái nhiều tiền mà bạn cho là hạnh phúc sao? không cần biết ông đó quyền uy ra sao mà ganh ghét, mưu hại là ác nhân để sanh ra quả khổ, không  phải đời sau, khổ ngay tại trận, hạnh phúc đâu đó nữa?
Ở đời, có cuộc sống bình an là quí giá nhất, nên trong chỗ bạn bè thân thương người ta thường chúc cho nhau hai chữ bình an. Tiền bạc như lớp phấn đẹp bên ngoài, có tô điểm cở nào lên thân thì tới chừng già cũng già chừng chết cũng phải chết. Người thật sự đạo đức không bị can thiệp bởi Sanh, Già, Bệnh, Chết thì dĩ nhiên giàu, nghèo cũng không rờ mó được lòng trong sạch con người. Thanh thản hành đạo, thanh thản niệm Phật, thanh thản, thanh thản…

28/12/2014

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

“ SỰ KHỔ bởi THAM TIỀN ”

(bànTrong khuôn khổ đạo pháp)

 Phần đông, người ham tiền cho rằng nghèo là khổ, nghèo không có chút hạnh phúc nào. Muốn hạnh phúc thì phải giàu lên. Nghèo sát gốc nống mà biểu giàu nhanh lên, không vốn liếng, chẳng có nghề nghiệp chi chi, tính học thuộc 2 câu ca dao làm nghề:
“Con ơi học lấy nghề cha,
Một đêm ăn trộm bằng 3 năm làm”


Nói cho vui chứ tu hành ai mà tệ đến đổi học cái nghề đó, kiếm tiền một cách hợp pháp mà không hợp đạo cũng đủ nặng. Người xưa có vị quá cắc cớ phóng đại một câu “ Có tiền mua Tiên cũng được”. Tiên là bậc trên Trời, có tiền mua còn được huống nữa mua trong chốn trần gian nầy, do đó người ta ham tiền, nghĩ có tiền là có tất cả. Nên trong việc làm kiếm tiền có lắm người đã không chừa một thủ đoạn nào. Khi đã áp dụng thủ đoạn, đụng đến cha mẹ, anh em ruột thịt cũng chưa chắc là nhường. Nhưng Đức Huỳnh Giáo Chủ cảnh báo:
“ Ai ai cũng cứ ham tiền
Ấy là đem sợi xích xiềng trói thân”
Tiền mà  như “ Sợi xích xiềng trói thân” thì tiền là khổ đau chớ sung sướng gì đâu! Chạy đua tiền bạc từ thuở tráng niên đến trên đầu hai thứ tóc, thân vóc còm cổi lụm cụm mà lòng còn sung, chết đến nơi cái miệng lúc nào cũng tiền tiền.
Thật ra, không phải có tiền là có tất cả đâu, nếu trong một gia đình năm người mà “ai ai cũng cứ ham tiền” để “Mua Tiên”, mua tất cả, thì mái ấm gia đình sẽ lạnh dưới không độ ngay. Chàng mua thêm thiếp, thiếp mua thêm chàng, đua đòi mới lạ…khi người ta chợt thấy, con trai trong nhà mới bây lớn đã mua quá nhiều rượu, ma túy, con gái mua nhiều thói hư tật xấu hơn lúc nghèo tiền, chú rể cuống gói, cô dâu đào ngũ. Chuyện trăm năm nguyện ước, mới có một chút thời gian tiền vô nhiều là chỏi bản, phá bỏ hợp đồng, hạnh phúc cả nhà bay đi, vô phương cứu chữa.
Còn “ Ham” là còn khổ, dẩu có nhiều tiền mà lòng ham muốn nọ kia không dừng thì khổ mỗi lúc cứ leo thang. Ham nhiều tiền để không khổ có thể là sự tính toán sai. Xác thân của ai cũng do đất, nước, lửa, khí tạo thành và Sanh, Lão, Bệnh, Tử là món nợ mọi người đều phải chịu. Người không hoặc kém hiểu biết Phật Pháp về lý vô thường, tưởng giả thân là thật thân, tham sống sợ chết thì khổ nhiều hơn. Khổ đau ghì lại trong cuộc sống để ta thấy đất trời ãm đạm. Đức Huỳnh Giáo Chủ nói “Ngày giờ nào loài người diệt được tánh ham muốn của mình, ngày giờ ấy bớt được một phần lớn của sự khổ”.
Nghèo mà khổ, điều đó chỉ một ít, vụn vặt. Bạn nói Sanh, Lão, Bệnh, Tử của người nghèo bị trừng phạt nặng nề hơn, bởi dẩu sao, khi bệnh, họ không đủ tiền chạy thuốc. Tôi cho bạn có lý, nhưng ở mặt khác, nhà nghèo mà thông hiểu Phật Pháp có thể tỉnh táo trước vật chất thế gian, không động tâm về sang hèn, đũ thiếu, đối đầu với bệnh và tử vẫn tu được, không khổ. Trong khi người bị giàu làm ham, cái chết đến một cách tự nhiên, kêu đi ông không đành, vừa ngả bệnh lại sợ chết bỏ của, đâu phải là ít khổ? Đò cập bến, buông bỏ các thứ trong đời để nhẹ mình xuống đò liền qua bên kia bờ giác mà không buông được. Cõi Cực Lạc hay chốn Niết Bàn không chấp nhận tiếp rước người còn quá nặng nề trần tục về bên ấy. Trong trường hợp chạm với tử thần như vậy, nghèo tiền mà đạo đức chẳng nghèo, họ tin nhân quả, tin tưởng đạo sự của họ làm, đi để lấy một kết quả tốt, họ sẵn sàng chết như người ta sẵn sàng đi một cuộc vui, không chút sợ hãi, lo buồn. Ông Thanh Sĩ nói:
“ Những người chức trọng quyền to
Vấn đề chết chóc sợ lo hơn nghèo”
Lệ xưa nói “ Nhà giàu đứt tay như ăn mày đổ ruột”. Câu nầy cũng hết sức là cắc cớ để nói lên nhà giàu khổ nhiều hơn. Dẩu chuyện không xảy ra trước mắt mà hình dung thì cũng biết, đứt tay là chuyện ngoài da, còn đổ ruột là tuông ruột có nuồi, sao mà đem so sánh sự khổ bằng nhau được chứ. So sánh như vậy mà đúng thì người ta thà nghèo cho đở khổ, kẻ nghèo đứt tay coi như không có gì, quề cả làng, còn lở mà đổ ruột ra chịu đựng cái khổ có chút như ông nhà giàu đứt tay thôi, nhằm nhò gì.
Từ chỗ nhận định sai lầm về khổ mà khổ được nước leo thang, đi sâu vào cuộc sống, để trong sự vui chơi cũng có khổ xuất hiện. Đời có hợp có tan, đến lúc phải tan dầu ta không chịu chia tay cuộc đoàn tụ người thân thương kết quả cũng chia tay; ta tiếc không chịu quên món đồ mình mất thì kết quả cũng mất, buồn giận chưởi bới ai tối ngày về món đồ bị mất cũng không lấy lại được mà còn mất thêm sự vui vẻ trên gương mặt, người thân trong nhà nhìn còn phải sợ vẻ mặt đanh đanh… Ta quên sự mất mát để tiếp nhận hiện hữu bằng tâm tình cởi mở, hài hòa, sẽ không bị mất vì cả. Một dòng nước đang chảy, ta ngấm mình trên dòng nước đang chảy để thưởng thức sự mát lạnh tự nhiên của nước. Nhưng nếu ta quá ích kỹ, bảo thủ, sợ mất dòng nước mát mà chận chảy riêng cho ta chắc chắn sự mát diệu không còn.
Hãy để Sanh Tử đi trên các thứ, việc ta nên làm là tập cảm thông việc sanh tử, còn mất, khổ vui là một cái gì rất dễ chịu, để lúc vấn thân vào đạo, niệm Phật tu hành, ta không bị những thứ không đâu bức hiếp làm ta mệt mỏi vất vả; đối địch với phiền não mà tinh thần mệt mỏi vất vả, có mạnh như  sức Tượng cũng thua.
Thật tế cho thấy không hẳng nghèo là khổ mà giàu là hạnh phúc. Đức Phật Thích ca và các đệ tử của Ngài đều nghèo đến đổi phải đi xin ăn suốt mà trông các vị dường không ẩn một chút khổ sầu. Chẳng thế, các vị còn dạy phương pháp diệt khổ cho chúng ta học. Nghèo không chắc là khổ thì giàu cũng đâu chắc là hạnh phúc. Không phải chúng ta đã thấy quá nhiều rồi sao! Khi giàu lên thì hạnh phúc sẽ bay đi. Mấy năm trụ “Lạc Đạo An Bần ”hạnh tu lên phơi phới, từ khi tu dính đồng tiền, tu “lạc đề” thì đạo hạnh chỉ có xuống chớ không lên. Trong bày “ Luận Việc Tu Hành” Đức Thầy Viết:
“Tu Hành dương thế cậy đồng tiền,
Phật Giáo vì tiền phải ngửa nghiêng”
Đâu có người chơn tu nào Trong cửa thiền môn mà chịu cho “ Phật Giáo ngửa nghiêng”. Muốn đời sống sang “lên” chút, ít ai không bị đổi cái đạo cho “sụt” xuống một chút. Hơn một chút mà ta cảm thấy no béo thì cũng chỉ no béo cho dục vong. Dục vọng được tiếp tế, tẩm bổ no đủ thì nó “lấn sân”, tu không thấy Phật mà thấy nó. Nhưng mộng giàu tiền trong đời sống tu hành, giá như sự mộng mị ấy mà được thì được tới đâu? Thân ta là vật tạm mượn của Tứ Đại, của mượn tới hạn kỳ là phải trả, sự sống sang có theo ta vào cõi chết hay ta chỉ đi thui thủi một mình qua kiếp khác có thể không may mắn như kiếp nầy? Giàu sang mà ta đeo đuổi có mua cho ta được cái vé về thiên đàng trong khi nhân quả ta gieo và sự tỉnh tu không có đã đưa ta xuống địa ngục?

Chúng ta hãy trở lại bài “Luận Việc Tu Hành” của Đức Thầy:
“Tiếc vì không Đức tiếc chi tiền…
Muốn đặng về Thần với Phật Tiên,
Rán tu ân đức chớ tu tiền” .
Thưa quý vị! Ai tu mà không muốn thành Tiên thành Phật nhưng “muốn suông”cho có tiếng để lo “tu tiền”là không hợp đạo, khổ dài dài vì khát vọng.

27/12/2014

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Tham Quan Hành Hương:

ĐẾN CHÙA TÒNG SƠN

Hành lễ xong ở ngôi cổ mộ Phật Mẫu, đã sẵn đi, một vài đồng đạo trong đoàn đưa ra ý kiến viếng chùa Tòng Sơn. Nghe rủ, một số người muốn về để giải quyết chút công chuyện nhà nhưng những người đưa ra ý kiến thì quyết bảo vệ lời mời bằng những lý lẽ hay hay và sự tríu mến nên sau cùng đã thuyết phục được, đồng ý đi tiếp. Riêng tôi, cũng cần về để hoàn tất một bài viết. Nhưng nghe lời mời mà xét ra, Chùa Tòng Sơn có liên quan mật thiết với ngôi cổ mộ Phật Mẩu nên tôi gật đầu đồng ý trước khi các anh em đưa ra lý lẽ để thuyết phục. Chúng tôi trên đường đến chùa Tòng Sơn vào lúc trưa nắng đúng đĩnh đầu, màu nắng trông cũng gay gắt mà bị tiết đông hòa nên không nóng bức, dễ chịu, cảm hứng người.
                            Chùa Tòng sơn, Xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp.
Đừng tưởng chùa nay ít khách, không phải chỉ khoản hai mươi người của chúng tôi vào làm lỏng lẻo sân chùa rộng đâu nhá. Từ ngôi cổ mộ, rất nhiều đoàn người chung ý, chung lòng phát tâm đến chùa kính bái mà mình không hay. Đường xe uốn éo theo con rạch Cả Nai, chúng tôi bảo là đi tắt ra chợ Cái Tàu Thượng cho gần. Không ngờ nẽo tắt không ngon, nhiều đoàn xe biết vậy đã không dám đi tắt, thà chạy trở lại Cầu Cả Nai đi vòng ra ngã ba kinh Cựu Hội, pho xuống chùa. Trên đường không thấy xe khách thiền môn, tôi tưởng thưa khách, sự cúng nguyện dễ hòa tâm. Nhưng chừng tới nơi thì khách có thưa đâu.
Cỗng chùa không phải ở trước cửa mà nằm rớt cuối phía hông phải để nối liền với hậu liêu. Xe vào đậu chật khoảng tróng sân cửa, một số chiếc xe đậu vô ý giành chật đường vào, ban giữ trật tự kêu những chiếc xe đậu cảng, phải cho di dời nép hai bên chùa hoặc trước sân chùa  còn xa rộng.
Nắng nóng ở đâu chứ còn đây, đến sân chùa sự cảm nhận của ai cũng là mát mẻ, dễ chịu. Giữa sân chùa có cây bồ đề lâu năm phủ tàng lá xanh tươi lợp bống nắng ra xa, góc trái sân chùa có cây da cổ thụ, tàng lá đông đặc phủ hơn nửa sân rộng. Tôi quan sát toàn thân cây Da hình dáng trông rất mạnh, tủa cành đều, lá xanh biếc. Dưới gốc cây da già có tấm bảng đề 3 hàng chữ: ‘Cây Da Di Tích – Bảo Vệ Cây – Tưởng Nhớ Đức Phật”.
           Cây Da di tích Đức Phật Thầy Tây An và ngôi chánh điện chùa Tòng Sơn.
Đọc bốn chữ “CÂY DA DI TÍCH” ở hàng trên hết tôi bỗng nhớ chuyện xưa. Có một Ông già đã cùng cây Da nầy đi vào lịch sử. Ông già nghèo lắm, sống đời vô gia cư, người ta không biết Ông từ đâu tới ở trọ nơi mái Đình làng Tòng Sơn để đêm nào trời chưa dậy sáng thì Ông già đã thức quét lá Da gom lại, đêm còn vươn lạnh, Ông già lấy lá Da làm củi nấu nước uống cho ấm lòng. Hồi đó mái Đình lợp tranh, cái thứ nhát gan nhại lửa mà một Ông già từ đâu đến không rõ gốc tích, thế có người tự đặt ra câu hỏi, nếu lỡ Ông ấy bất cẩn làm cháy Đình thì ai chịu trách nhiệm. Ban chủ quản Đình Tòng Sơn đến kêu Ông khách già đi cho. Ông già nghèo khổ cô đơn nầy đồng ý đi, nhưng Ông xin với ban chủ quản Đình cho Ông kê khai lý lịch rồi hãy đi sau. Qua bản kê khai lý lịch, người ta biết tên họ Ông là Đoàn Minh Huyên. Cái tên nghe xét cũng sướng tai mà chẳng một chút quen thuộc. Người ta cố nhớ ra rằng, trong làng Tòng Sơn có một gia tộc họ Đoàn. Ban chủ quản Đình dò xét, mời trong gia tộc ấy một người có tên là Đoàn Văn Điểu, nhìn ra thì là anh em chú bác với Ông già nghèo cô đơn, đã thất lạc từ lúc bảy tuổi. Hai Ông Đoàn văn Điểu, Đoàn Minh Huyên Ôm nhau mừng mừng tủi tủi.
Khi biết được gốc tích đành rành của Ông già quét lá Da là họ Đoàn, chủ quản Đình Thần Tòng Sơn mời Ông già nghèo ở lại nhưng Ông ấy khước từ mọi chuyện ở lại. Ông đi về hướng rạch Trà Bư, qua Xẻo Môn, tới đâu chỉ là độ bệnh chúng sanh. Hồi ở trọ Đình Tòng Sơn, không nghe Ông già có biệt tài trị bệnh giỏi, giờ thì bệnh chi trị cũng khỏi hẳng. Ghe xuồng theo chật cả kinh rạch để cầu xin Ông trị bệnh cho họ. Dân chúng làng Tòng Sơn tiếc vì đã bỏ qua cơ hội gặp Thầy hay, dược giỏi, người ta sắm lễ đi rước một người mà trước đây họ nghĩ quấy đuổi đi. Nhưng Ông già Đoàn Minh Huyên xét không thể trở lại làng Tòng Sơn vì còn trị bệnh cho bá gia bá tánh đang mùa bệnh lan tràng. Tại Xẻo Môn, Ông già Đoàn Minh Huyên cấm cây làm dấu lệnh cho đời sau cất chùa. Đúng là chùa Xẻo Môn ngày nay.
                             Khách hành hương đang lễ bái trước sân chùa.
Nhìn cây Da xưa còn đây mà Ông già quét lá Da đã ra đi từ hôm ấy chưa trở lại. Tấm bảng đề “Cây Da Di Tích” để nói nơi nầy chỉ còn là kỷ niệm xưa, một thứ kỷ niệm không thể chôn vùi. Hoài niệm dấu xưa, tôi nghe lòng thương thương nhớ nhớ cái hình ảnh đẹp của Ông Già quét đốt lá Da đêm đêm chờ sáng. Trời vào những ngày cuối tháng 10 âl, tiết gió đông mấy hôm thẳng ngọn, chạy xe giữa trưa còn phải mặc áo chống lạnh, thiết tưởng mùa gió bắc hòa với tiết đông, lạnh cộng lạnh cho mà tê cứng mình, còn vào bống cây “Di Tích”rậm tàng để rung lên chắc? Không phải, gió đông thổi tiếng lao xao trên cành cao bống mát nhưng không khà hơi lạnh, tôi cảm nhận bếp lửa lá Da của Ông già Đoàn Minh Huyên hơn một trăm năm mươi năm trước, sự ấm áp xưa đã còn dư hưởng đến giờ.

Tôi tới chụp hình tấm bảng đề “Cây Da Di Tích” rồi đi hoành gốc cây Da, chực nhớ câu hát xưa mà lòng cảm thẹn và tự nhắc chừng mình câu hát ấy chỉ là trêu ghẹo kẻ không chung tình:
“Cây Da trốc gốc trôi rồi,
Đò đưa bến khác anh ngồi chi đây?”
Hơn một trăm năm mươi năm Ông già chèo đò đưa khách sang sông đi vắng nhưng khách đăng trình cứ đến qua sông, bởi vì trên bến sông xưa cây Da còn đây, đứng thẳng vững vàng, thân to mà rễ chắc. Người ta vẫn tới nơi THÁNH TÍCH để cầu nguyện qua sông một cách vô hình.

25/12/2014



Tham Quan Hành Hương:

LỄ CÚNG MỘ BÀ

Gần đến ngày cúng Mộ Bà nhiều đồng đạo nhắc nhỡ và mời tôi đi cùng. Nhớ lại đã hai mùa lễ rồi tôi không đi dự để biết hiện tình của tôn giáo tiếp diễn thế nào. Năm nay thì tôi hứa, một số người tôi hứa cùng đi, một số khác hứa sẽ gặp họ tại mộ lễ, nhất định phải đến để gặp, không được lỗi hẹn.
                               Cảnh phần mộ Bà và trước sân ngôi thờ

Theo thế truyền, Mộ Bà tức Phật Mẫu là mẹ của Cụ Đoàn Minh Huyên (Đức PhậtThầy Tây An). Hằng năm vào ngày 29 tháng 10 âl, bà con đồng đạo của hai đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Hòa Hảo từ các nơi đến địa điểm cúng ngôi cổ mộ Đức Phật Mẫu, tên thường gọi là “Mộ Bà” ở ấp An Bình, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, cách trục lộ chính từ bến phà An Hòa đến ngã ba Kinh Cựu Hội thì Mộ Bà nằm độ giữa, rẻ vô từ cầu kinh Cái Nai ước khoảng từ hai đến ba cây số. Xưa đường hẹp lại long chong những mô đất đào đổ lên, trước đường nhà ai nấy làm, thiếu sự trang trí mặt phẳng đồng loạt. Những năm mưa mùa trễ lại vài đám mưa sa xuống trên con đường đất lòi lõm ấy vào dịp cúng lễ Mộ Bà, thật vất vả cho khách thiền môn phải đi dài dài trên đường lầy, trơn trợt, có thể dẫn đến sự rủi ro. Những khách ở xa trông hướng mây mưa, đoán mưa ngay vùng mộ bà đã làm người ta ngán ngẩm hủy chuyến đi cúng.

                            Cảnh đoạn đường đi bộ đến mộ Bà.

Năm nay 2014 tuyến đường đã được tu sửa đồng nhất, mặt đổ bê tông và đường thì nông rộng ra, nhưng do độ thi công của chủ thầu chậm chạp nên còn động lại một vài đoạn ngắn. với chút ít chưa thành không làm cho các tay lái mệt mỏi khi phải lái xe qua. Đi chung với việc nâng cấp làm đường, ban thủ từ của ngôi cổ mộ thờ Phật Mẫu đã mở rộng khuông viên cho khách hành hương chiêm bái có chỗ đi đứng rộng. So với các năm qua, lễ cúng năm 2014 nầy đông gấp hai lần những năm cúng trước. Có điều chưa đặc sắc lắm, con đường được nâng cấp nói trên cũng chỉ cho phép xe hai bánh, xe khách không thể vào được. Tôi thấy trên đường xa người ta đi bộ từng tớp, đáng lẽ phải mướn xe Hon Da đầu chỡ vào nhưng vì bà con mình phần đông còn nghèo, tiếc tiền, rất sợ tốn kém, đành lội bộ. Nhìn khách đi từng cụm trên đường, thương quá là thương cháu Ngoãn nói với tôi: Chú xem! Mỗi cụm người có lẽ là khách của một chiếc xe đổ xuống, đi từng cụm để kiểm soát không lộn. Tôi nói: chắc là vậy. Ngoãn thỏ thẻ: Nhìn thấy quý cô bác lớn tuổi lội bộ đường xa mà tội nghiệp, ước phải con đường nầy rộng hơn nữa, xe khách vào tận nơi đỡ hao tiền và sức khõe của bà con. Tôi nghĩ, ước ao có một con lộ lớn rộng cho xe khách vào là chuyện quá sức tưởng tượng với cái xứ quê vùng sâu chưa mấy khá lên. Nhưng nếu chỉ có giải quyết yêu cầu cho đoàn người đi xe khách, ban tổ chức lễ có thể trưng dụng xe chuyên dùng (tải nhỏ) hoặc xe thùng đón chỡ khách vào trong dịp lễ chắc là không khó lắm­­.
                             Nơi chánh điện bên trong ngôi thờ mộ Bà.
• SỬ LIỆU
Sử liệu không đầy đũ, chỉ còn là chuyện xưa tích cũ. Ông Trần văn Thọ, người hiện trong ban tổ chức ngôi thờ Mộ Bà đã ghi chép từ Ông Cha một tài liệu truyền ngôn VỀ NGUỒN GỐC MỘ BÀ CÁI NAI :
Theo như lời Ông cha chúng tôi kể lại:
Thuở xa xưa vùng Cả Nai rất hoang vu, dân cư thưa thớt, trên đường nhà nầy đến nhà kia cách xa, phải vẹt cỏ buội mà đi, dưới kinh rạch ít ghe xuồng qua lại. Về sau có những điềm ứng mang tới bất ngờ từ những người xa lạ. Dân chúng thăm dò, tin tưởng nơi nầy là Mộ Bà bởi những sự kiện linh nghiệm sau đây:
Ngay buổi đầu không ai biết vùng đất nầy có ẩn chứa Mộ Phần có liên quan đến bậc trên trước. Người ta thấy vùng đây chung quanh đầy lau sậy nhưng lại có khoảng đất tróng chẳng những không lau sậy mà cũng không có các cây cỏ khác mọc lên trong vùng khoảng 4-5 (bốn năm mét vuông). Vùng nầy người ta nuôi nhiều súc vật như gà, vịt, heo, trâu, bò cứ tối ngày thả lan, chúng đi đâu thì đi, không dám đến đó. Có những con vật mê ăn, vui, vô ý lại gần thì mặt dáo dát chạy toát ra xa như bị ai cầm cây mà đuổi.
Ít lâu sau có vài ba cụ già đến quét dọn trong vuông đất tróng ấy, vì gia tộc chúng tôi ở cận nên đã để mắt xem cái chuyện lạ lùng nầy, Ông cha chúng tôi đến hỏi các cụ để biết qua chuyện, các cụ trả lời: Đây là Mộ Phần của Mẹ Đức Phật Thầy Tây An. Ngày qua tháng lại, lâu lâu thì có thêm năm bảy cụ già lại đến quét dọn khoảng đất tróng ấy mà các vị hoàn toàn xa lạ, mang đến 4 cây Ôi Môi trồng bốn góc, rồi trồng thêm bông Trang trắng quanh Mộ. Ông cha chúng tôi tò mò hỏi chuyện như hỏi các cụ chuyến trước, các cụ cũng nói y như như vậy, rằng đây là Mộ phần của Mẹ Đức Phật Thầy Tây an. Tiếc có một điều là Ông Cha chúng tôi lại không hỏi Mẹ của Đức Phật Thầy Tây An tên họ là chi. Định nếu sau nầy còn dịp thì sẽ hỏi cho ra lẽ.
Điều lạ thay! Thời gian bào mòn, 4 cây Ôi Môi già cổi bật gốc ngả ra ngoài, không chạm chút nào trong khuông viên ngôi mộ.
Bỗng một hôm có Ông lão xuất hiện tại Mộ Bà vào khoảng mùa thu năm Kỷ Mão,(cũng là năm Đức Thầy khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo chỉ cách sau 3 tháng mùa, từ hạ đến thu), đầu tóc bạc phơ, chèo chiếc thuyền nhỏ, không biết Ông từ đâu ghé đến, lên trước ngôi mộ quét dọn sạch sẽ rồi thắp hương bái lạy. Ông Cha chúng tôi tôi cũng lại hỏi han qua sự việc kính lễ của Ông. Ông lão trả lời như các Ông cụ trước: là mộ phần của Mẹ Đức Phật Thầy Tây An. Ông Cha của chúng tôi định hỏi về Nhân thân  Đức Phật Mẩu, nhưng Ông lão đã lướt đi ý nghĩ bằng qua một đề tài khác: cúng kỵ cơm Phật Mẫu là ngày 28 – 29 tháng 10 âl hằng năm. Ông lão còn nói thêm rằng: Mộ Bà bây giờ là chòi tranh vách lá nhưng sau nầy sẽ mở rộng lên không còn vách lá chòi tranh nữa đâu. Nói nhanh gọn một chút, Ông lão từ giả xuống ghe xuôi ra vàm Kinh Ông Chưởng. vừa nại mái chèo, Ông lão ngâm lên hai câu:
“Bồng Lai Tiên Cảnh ai rảnh thì đi
Ai mắc nợ thì ở lại dương gian”.
Từ câu thơ ngâm nga đó, người được nghe chuyền ra, bà con trong rạch Cả Nai mới gọi tên Ông là Ông Lão Bồng Lai. Cũng từ đó bà con trong vùng Cả Nai đồng nhất trí chọn ngày 29 tháng 10 âl hằng năm là ngày chánh cúng.
Ngày tháng qua mau, thoắt chóc đến mùa hè năm 1941, bỗng dưng từng tớp người đi ghe xuồng theo đường rạch Cả Nai đến cúng viếng Mộ Bà. Dân chúng trong làng thấy lạ rủ nhau đi xem và hỏi chuyện, số đông bà con ấy đáp rằng: Chúng tôi là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đến viếng Đức Thầy ở nhà Ông Ký Giỏi ở tỉnh Bạc Liêu, giữa lúc Đức Thầy bị quân Pháp siếc chặc vòng vây an ninh, bổn đạo từ xa đến mà không tiếp kiến được Ngài thì quá là tội nghiệp, Ngài bèn nói với chư môn đồ: Đến viếng đây khó khăn, quý bổn đạo hãy đến viếng Mộ Bà ở Cái Nai cũng như đến viếng ta vậy.
Nhận được lời dạy bảo ấy, người may mắn trực tiếp với Đức Thầy vinh hạnh nói truyền ra, tín đồ trong và ngoài vùng Cả Nai nghe liền tiếp nhận ý chỉ, chung sức chung lòng dựng đền thờ được khang trang cho đến ngày nay.

May thay! Trước năm 1975, thời hiệu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã chứng nhận cho đạo Phật Giáo Hòa Hảo có tư cách pháp nhân, tự do tôn giáo, xã Hội An thành lập Ban Trị Sự xã, ấp, có Hội Quán, độc Giảng Đường. Trong khung cảnh Mộ Bà hằng năm có tổ chức 3 ngày đại lễ PGHH như Lễ Khai Sáng, Lễ Đản Sanh và Lễ Đức Thầy vắng mặt, bà con đồng đạo địa phương tựu về đây cúng các lễ, thành lòng đọc Sấm Giảng Giáo Lý của Đức Thầy. Hơn nữa mỗi tháng có 4 ngày đọc giảng mười bốn rằm, hăm chín ba mươi tại nhà khách ngôi cổ mộ.

Xét qua sự cúng lễ, ở khía cạnh lịch sử thì không có văn học sử nhưng qua ý nghĩa tôn giáo thì có những huyền nhiệm mà văn học  lịch sử không rờ tới được. Biết đâu những cái gọi là Ông cụ, Ông lão trong chuyện kể lại là những vị trên trên trước giả dạng phàm nhân dạy tìm cỗ mộ, còn Đức Thầy chẳng phải đã so sánh rằng: Thay vì bổn đạo đến thăm viếng ta hãy đến kính bái ngôi Mộ Bà ở Cả Nai bằng như các vị đến kính bái ta vậy. Đại từ nhân xưng “Ta” chỉ cho Đức Thầy mà cũng là Đức Phật Thầy. Đức Thầy kêu bổn đạo về kính viếng Mộ Bà, tuy không nói là Phật Mẫu nhưng chúng ta dám biết Mộ Bà tức là Mộ Phật Mẫu, nếu không phải vậy Đức Thầy không đem so sánh.

24/12/2014


Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

LỄ AN TÁNG CỤ BÀ LÊ THỊ LƯỢM

Mẫu Thân Trần Văn Út

                                      
Cụ bà Lê Thị Lượm, ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, mãn phúc lúc 1,40 ngày 13 tháng 10 năm giáp ngọ nhằm 04/12/2014 hưởng thọ 88 tuổi.  Ngày rằm tháng 10, Chú Chín, người con hiếu thảo của cụ Bà Lê thị Lượm, cũng là anh trai của Thánh Tử Đạo Trần văn Út, long trọng tổ chức lễ an táng cho mẹ với lượng khách ước khoảng trăm người. (Tôi sợ mình nhìn không thấu trong ngoài, hỏi Võ văn Bửu có hay vào bên trong để ước đoán số người tham dự cho chuẩn hơn, Bửu nói giá còn thấp hơn tôi “chưa tới một trăm”)



Như nhiều đồng đạo biết, Út Hòa Lạc lúc còn sanh tiền, cũng trong ngôi nhà nầy nuôi dưỡng chăm sóc mẹ rất chu đáo, đồng thời tạo thiện duyên, thiện cảm với chư đồng đạo các nơi. Một số lớp tu trẻ tuổi, may mắn được Trần văn Út đào tạo nay đã cứng cỏi và mẩu mực trong việc tu. Sự ảnh hưởng đó lúc mẩu thân của Ông qua đời trong khi Ông ấy đã đi vào trang sử đạo thì đáng lẽ các tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo phải thay Ông cùng đến để tiếp lễ, đông đảo lắm chứ đâu phải khoảng một trăm người leo teo nầy.

Lúc 3 giờ đêm sáng ngày 13 tháng 10 tôi nhận được thông tin từ đồng đạo Tô văn Mãnh, rồi đến Trương Kim Long, Võ Văn Bửu báo tin mẩu thân của Út Hòa Lạc lìa trần vào lúc 1 giờ 40 phút ngày 13 tháng 10/ 2014. Sáng sớm tôi đi báo tin nầy với một số đồng đạo quen thân và mời cùng đi dự lễ tang cụ bà Lê thị Lượm. Đáp lại lời mời của tôi người nói sợ, kẻ nói bận việc nầy việc kia để thối thoát.

Lý do dễ hiểu, người ta sợ, không dám dự lễ an táng cụ bà vì nhắc tên mẩu thân Út Hòa Lạc. Dường như, có ba chữ “Út Hòa Lạc” trong câu lời mời là người ta nhớ lại chuyện xưa mà cảm sợ. Cũng tại ngôi nhà nầy ngày 05/8/2005 Ông Trần văn Út _ nhà đòi hỏi quyền tự do tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo _ cuối cùng, đem thân làm đuốc, châm lửa tự thiêu. Ngọn lửa tự thiêu phát lên, công an tràn vào dập tắt không kịp, Trần văn Út từ hôm ấy chết đi, để lại cái hồi ức khôn nguôi cho hậu thế. Đã đem thân làm đuốc hết một người rồi mà tình trạng an ninh ở nhà Ông ấy chẳng những không có tiến triển tốt, còn bị thắt chặt hơn trong các lễ cúng tuần, giỗ quảy.

Giờ cũng ở ngôi nhà nầy, Cụ bà Lê thị Lượm cởi bỏ huyễn thân mà đi. Đồng đạo muốn tham dự lễ tang, sợ mắc cái di chứng xưa bởi những công an khó tính mà lễ nầy không dám đến để hành sử trách nhiệm “con một cha”với người chung dạo. Sự thật thì công an không khó tính như xưa nữa, bà con đồng đạo đến một cách tự do, hâm hở, vui mừng, không ai chận đuổi như những năm trước. Sự dễ dãi nầy, theo phân tích của một số anh em, có lẽ cũng một phần do có phía chánh quyền đến tham dự lễ tang và được sự ưng ý của gia đình.

Bà con đồng đạo sợ bị chận đuổi, gây khó dễ của mấy tên công an khó tính mà không tới dự đám làm buổi lễ kém phần sinh động. Chừng ban tổ chức công bố chương trình, nghe qua tôi cho là may mắn. Người hướng dẫn chương trình giới thiệu các thành phần tham dự gồm có:

Ban trị sự trung ương Phật Giáo Hòa Hảo “Thuần Túy”

Các ban trị sự tỉnh trực thuộc ban trị sự trung ương

Ban đại diện Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo

Các nhân sĩ trí thức và chư đồng đạo xa gần.

Nghe công bố tôi rất mừng, thầm khen cụ bà có phước lắm chết mới được đại diện Tổ Đình Trung Ương giáo hội quang lâm đến dâng hương kính bái. Thật là một lễ tang ít người mà rất ấm áp tình đạo.

Công bố thành phần tham dự xong, người hướng dẫn chương trình thông báo bắt đầu vào lễ với từ tiết mục một. Qua vài tiết mục đi trót lọt, đến tiết dâng các mâm quà cúng, người dẫn chương trình không theo điều chính Ông đã công bố, cho đẻ ngang xương cái mâm vật lễ của chánh quyền địa phương dân cúng; làm quá bất thần, Ông Trần văn Nhơn (năm Nhơn)con trai thứ năm của Cụ Bà Lê thị Lượm, anh trai của thánh tử đạo Trần văn Út, bị dị ứng cùng mình, Ông đang đội khăn tang đứng ngoài sân với chư đồng đạo, nghe không chịu nổi liền có thái độ phản đối ngay tại chỗ làm rùm rân lên nơi cúng nguyện cần có sự trang nghiêm, và Ông bươn bả vào trong với đôi chân lệt bệt của chứng bệnh thần kinh tọa. Nhưng bên trong đã dàn xếp sao đó, Ông trở ra chỗ cũ mà tức, không thèm đứng trong hàng chờ cầu nguyện, bắt ghế ngồi giữa chư đồng đạo đang đứng chấp hương.

Chưa vô chánh lễ cầu nguyện, mới có giới thiệu về các mâm lễ vật dâng cúng thì đã lộn sộn dậy lên rồi, chắc gì giữ được chánh niệm khi mình cầu Phật tiếp dẫn vong linh.

Thật ra, tôi không phê bình sự phản ứng của Ông năm Nhơn là đúng hay sai, tôi cảm nhận được nổi lòng của Ông qua sự mắc mớ mâm quà lễ của chánh quyền. Tôi nghĩ, nếu ai ở vào trường hợp của Ông ấy không phải là dễ chịu đâu! Qua quá nhiều sự dồn nén, kể từ em trai mình bị vây bắt mà chết, các đám cúng tuần bị ngăn cấm. Mẹ mất đứa con trai yêu quí chỉ vì bảo vệ đạo mà hy sinh, trong những ngày tháng cô đơn, nghèo khổ, chẳng mặt Ông chánh quyền nào đến với thái độ hiền lành, toàn là buộc điều nầy, ra lệnh nọ, để khi người ta chết đem quà dâng cúng, còn cho đọc to to lên như để vinh danh ngang cùng với ban trị Sự trung ương, Tổ Đình PGHH.

Chừng xong đám, tôi dẫn xe ra cỗng trước đường nhà chú Chín để đi về, không qua được bởi một số chiếc xe cảng vì chủ nhân của nó đang già chuyện, bàn tán xù xì. Nhờ ở gần nên tôi nghe được những lời xùi xì đó:

- Bỏ qua quá khứ hòa để sống là phải rồi, nhận quà của kẻ chuyên hại mình như vậy cũng đủ nói lên tinh thần hòa với họ, nhưng phải vinh danh họ qua mâm lễ vật cúng là quá đáng, không thể chấp nhận được. Đồng đạo đến đây, kẻ xách Nhang, người bưng bánh, gạo, tiền, biết bao nhiêu mà kể, có vinh danh họ qua lễ vật họ mang đến trên các mâm cúng đó chưa?

- Tôi rất đồng ý các mâm lễ cúng của Ban trị sự trung ương, Tổ Đình PGHH, các ban trị sự trực thuộc trung ương… mâm lễ vật của chánh quyền địa phương hãy để người trong tang quyến cám ơn riêng với họ là quá đủ.

- Ai đã chọn người điều dẫn chương trình? Là chủ nhà chăng? trong khi Ông Trần văn Nhơn là con trai của bà mẹ đã vừa qua đời, sao không thông qua Ông ấy một tiếng, dầu không chịu, Ông cũng chuẩn bị tâm lý, để đụng chuyện không xao động rùm lên.

Những chiếc xe sau bị cảng, kêu hối những chiếc xe trước đậu nép tránh đường cho người đi sau qua, tôi nhân đây mà qua, không biết chuyện xù xì ấy còn đến bao giờ.

07/12/2014

Lê Minh Triết