Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

LỚP HỌC LUYỆN QUỐC VĂN

Nhớ hôm 18/3/2016 tôi được đồng đạo Nguyễn văn Lía mời đi tham dự buổi khai giảng lớp luyện quốc văn ngắn hạng cho quý tu sinh PGHH do Ông đãm trách.  Điều nầy tôi mong ước từ lâu, may mắn là chưa nằm chiêm bao một giất đả đời thức dậy không thấy gì hết cười thầm cho mắc cỡ. Đến giờ điều mong ước không phải chiêm bao mà là thực sự. Bạn đọc có cần hỏi gì sao tôi lại mơ ước thế không? Nay tôi già rồi sự sống không bao lâu cũng phải rời khỏi thế gian mà nhìn về tương lai … Rất tiếc là mình chưa làm lợi ích gì nhiều trên phương diện hoằng truyền chánh pháp Đức Thầy đặt sự quan tâm; Ngài thành lập và soạn đề cương“VIỆT NAM PHẬT GIÁO LIÊN HIỆP HỘI” trong đó có đoạn:
“f). Khi các BTS cử xong phải khẩn cấp lập thêm 3 ban:
                   1. Ban nghiên cứu đạo Phật.
                   2. Ban huấn luyện và truyền bá đạo Phật.
3. Ban chẩn tế, lo tìm phương giúp đỡ kẻ khống cùng.
1.- Ban nghiên cứu đạo Phật; gồm các nhà sư, những nhà thông thái, để hằng tra cứu kinh điển.
2.- Ban huấn luyện và truyền bá: Gồm các nhà sư, cư sĩ, trí thức hoạt động, đặng hội phái đi các nơi giảng giải đạo Phật cho đại chúng nghe, hoặc giả mở trường dạy đạo Phật.
3.- Ban chẩn tế: gồm các nhà hảo tâm từ thiện nam nữ hoạt động, chuyên lo cứu giúp kẻ nghèo nàn đói khó, tật bịnh hoặc giả thành lập các nhà dưỡng lão, nuôi trẻ mồ côi, người tàn tật, nếu có thể được, nên mua trữ thuốc men, vải bô, lúa gạo để dành cho cuộc phước thiện”.
Những trích dẫn trên nếu sắp theo hệ thống hàng dọc, ban Chẩn Tế là ban sau rốt của ba ban nhưng sức hoạt động hiện nay được tín nhiệm ở vị thế đứng đầu; ban Nghiên Cứu và Truyền Bá đạo Phật rớt xuống hàng thứ hai, thứ ba. Nói như thế không phải tôi cố tình so đo và có thái độ không thân thiện với những huynh đệ làm công tác xã hội từ thiện. Tính thời gian từ năm 1975 lại đây dân ta nghèo rất cần có nhiều bàn tay từ thiện chia sẻ nỗi nghèo thiếu bao vây những mảnh đời bất hạnh, nên việc từ thiện chẳng những được bảo trì mà còn phải bảo lưu. Tuy nhiên, dẩu sao cứu khổ vật chất cho đời no ấm không hơn cứu khổ tinh thần. Khi con người chìm đắm trong biển mê bất luận giàu nghèo cũng khổ, chỉ có thức ngộ Phật Pháp tu hành thì dù người ta sống đời thiếu thốn cũng không hoặc bớt khổ, chừng hết kiếp sẽ do công đức tu hành có thể được giải thoát khỏi sáu nẽo luân hồi. Do vậy nên hai ban Nghiên Cứu và Truyền Bá đạo Phật được Đức Thầy sắp ở hàng ưu tiên mà còn dùng thêm hai chữ “khẩn cấp” nữa đấy. Sự ưu tiên nầy ta đã đọc thấy trong kinh Phật “các con muốn đền ơn ta ư thì giáo pháp củ ta đó cố mà hành đi, cố mà truyền đi, mọi sự bố thí cúng dường không bằng đem giáo pháp của ta ban bố”. Cùng ý đó, Đức Thầy kêu gọi:
“cả tiếng kêu cùng khắp chư tăng,
Với tín nữ thiện nam Phật Giáo.
Nên cố gắng trau thân gìn đạo,
Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành.
Làm cho đời hiểu rõ tinh danh,
Công đức Phật từ bi vô lượng.”
Điều ai cũng thấy, sau 30/4/1975 sự hoạt động của hai ban nghiên cứu và truyền bá đạo Phật xuống cấp đáng ngại. Các tiền bối về nghiên cứu đạo Phật, PGHH có Ông Thanh Sĩ Trần Duy Nhứt, cụ Vương Kim, Nguyễn văn Hầu là những cây bút cự phách trong làng văn PGHH. Ban truyền bá đạo Phật mà người lập nên công đầu là Ông Thanh Sĩ, đi sớm nhứt đã làm vẻ vang công tác nầy bằng con đường châu thuyết, sau đó mới các Ông Lê văn Phú tự Tho, họa sĩ Hà Khê, Bùi văn Ưởng… bây giờ chỉ còn là điểm son đáng nhớ, không thấy có măng non trong những buội tre già. Biến cố chính trị của 1975 đã cướp mất thiên đường truyền bá và nghiên cứu đạo Phật, PGHH, không còn những lớp dạy giáo lý căn bản, không có trường sở huấn luyện đào tạo và một hệ thống hàng dọc hàng ngang trừ trung ương đến hạ tầng; hễ ai muốn có tài thì trổ tài tự phát, tự thuyết với những điều mình thích không có kiểm chứng của cơ sở đào tạo, chịu sự huấn luyện của giới chuyên môn.
Sự thật thì tôi không mong dòng chảy thời gian đi ngược để có lại những cái đã mất, các tiền bối chúng ta sống lại và tôi trẻ lại bởi điều đó là không thể, dầu ai cho định mệnh trớ trêu, xô đẩy PGHH vào một khúc quanh lịch sử có nhiều bất lợi, tôi vẫn muốn mầm non, măng non mọc nhiều nhiều trong các buội tre già và những mầm non măng non vừa tinh thần vừa thể xác mập chắc, khõe để thay thế vị trí thế hệ đàng anh.
Nhận lời mời của Ông Nguyễn văn Lía và tôi rất vui khi nghe Ông ấy bảo là lớp luyện quốc văn dạy theo tài liệu Đào Tạo Giảng viên truyền bá giáo lý của ban trị sự ban phổ thông giáo lý trung ương PGHH trước năm 1975.
Chúng tôi đến dự buổi khai giảng, đáng lẽ phải nói là buổi học đầu tiên bởi vì không có sự phô trương hình thức khai giảng. Tại địa điểm có hơn mười học viên trẻ, người hướng dẫn chương trình là một phụ nữ, cô giới thiệu ngăn ngắn về Ông nguyễn văn Lía, vị giảng huấn của lớp học cho mọi người và mời Ông ta lên lớp; có vậy là xong.

Để lấy lòng các học viên lớp mới từ đó chăm chỉ theo đuổi khít khau giờ học của mình, Ông Nguyễn văn Lía nói lời khuyến khích, và lập lại những câu khuyến khích của các tiền bối như những Ông :Nguyễn văn Hầu, Phan Bá Cầm, Bùi văn Ưởng, Đặng Thành Tựu… lúc sanh thời các vị ấy đã khuyến khích Ông. Thêm vào đó, cái kiếu “mì ăn liền”Ông giới thiệu bài soạn của một học viên khóa học chưa mãn, cũng Ông dạy đã viết được một đề tài thuyết trình để tạo mĩ cảm cho các học viên lớp mới nầy. Tiếp theo Ông Nguyễn văn Lía xin phép ban tổ chức giới thiệu tôi lên diễn đàn có đôi điều với các học viên của Ông. Tôi cho đây là cơ hội để gởi chút tâm tình.
Kính chào quý vị ! May mắn lắm mới được quý vị cho một ít thời giờ quý báu nói lên cảm tưởng. Tôi theo dõi sự chú ý của quý vị đối kính với vị giảng viên bộc lộ sự tìm tòi hiếu học, tôi cảm nhận một tương lai đầy hứa hẹn khóa học nầy sau có nhiều học viên xuất sắc, không kém học viên khóa trước về viết văn nghị luận hay soạn đề tài thuyết trình như Ông nguyễn văn Lía đã chấm thi khen một học viên khóa khác của Ông. Tư cách của quý vị tự nói đủ về sự phát triển năng khiếu, học luyện quốc văn ứng hợp với sở trường. Đáng lý tôi gật đầu chứ không nói gì thêm cho hao giờ học hành của quý vị. Nhưng đã được mời với trọng trách làm nhân tố khuyến khích thì tôi phải đành can đãm làm nhiệm vụ.
Tôi biết quý vị đây là hàng tu sinh, sống độc thân để không bị gò bó những hệ lụy gia đình, đem tấm thân không dính líu thế sự chen vai gánh vác đạo pháp và tôi cũng biết quý vị khá thông thuộc về giáo lý, nếu chỉ để tu thì biết bao nhiêu đó cũng đủ tu nhưng quý vị muốn gánh vác đạo sự thì phải học cách để gánh vác. Ví như bác sĩ tài danh, đầy một bụng hiểu biết về cách điều trị hiệu quả, nếu Ông không chia sẻ hiểu biết của Ông thì để chờ chết mang theo xuống tuyền đài nào có ích lợi gì, muốn chia sẻ sự hiểu biết của mình Ông phải chỉnh đốn soạn cách nói cho có văn vẻ, mạch lạc để đưa tiếng khuyên thích hợp hoặc viết sách nói về cách trị bệnh cho người ta đọc học để sự thành tựu của Ông sẽ có người thừa kế. Văn chương là chiếc thuyền chuyên chỡ, ta là người đạo thì mượn văn chương chỡ đạo đến mọi người, không phải Đức Thầy đã áp dụng văn chương lên tới tuyệt đĩnh làm chúng ta phải riu ríu nghe theo sao:
“Đờn những câu tỉ mĩ ru hồn,
Cho người làn dạ ái bắt nôn,
Cúi đầu trước quy y Phật Pháp”.
Lòng mình có đạo mà không nhuần nhuyễn khoa văn chương là không có tiếng ru gợi lòng đọc giả hay thính giả, truyền bá theo thói quen Trời  sanh sao để vậy không gọt giủa sửa sang, văn nói gồ ghề mình đọc của mình nghe thấy còn không chịu huống nữa là người khác. Xin chúc mừng quý vị đã nhận thức được tầm ảnh hưởng của môn luyện quốc văn đến tòng học khóa nầy.
Chúc lớp học thành công tốt đẹp .
31/3/2016



Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

BUỔI HỌC 12
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
ĐỀ HỌC: ÁC SÂN NỘ VÀ MÊ SI
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Kính thưa chư đồng đạo! Hôm nay là buổi học thứ 12, học qua hai tiết mục ác Sân Nộ và Mê Si. Đây là hai ác cuối cùng trong thập ác để kỳ tới chúng ta bắt đầu học bài mới “Luận Về Bát Chánh”. Mong chúng ta hôm nay chăm chỉ học thuộc phần chánh văn, trả bài lưu loát và ghi kỷ nhớ sâu trong khi nghe chú giảng, hiểu nghĩa để sau nầy tùy duyên học hạnh sứ giả Như Lai.
PHẦN 1 : HỌC CHÁNH VĂN
SÂN-NỘ. – Tánh nóng-nảy thường xúi con người làm những chuyện bất-công sái phép, chém giết oán thù nhau. Kẻ thắng kiêu-hãnh, người bại hổ-ngươi, nên sự hiềm-thù càng lan rộng. “Giận mất khôn”, cơn giận làm cho con người cuồng trí, mất sự tự-chủ, trở nên dữ-dằn bạo-tợn, chẳng còn nghĩ đến việc công-bình, lẽ phải trái.
Diệt được nó tâm ta được thảnh-thơi, trí ta được thông-thả. Hãy mở lượng khoan-hồng dung-tha kẻ lầm-lỗi. Hãy nhẫn-nhịn và chẳng nên cãi-cọ tranh-luận hơn thua làm cho nảy sanh ra những điều hiềm-khích.
MÊ-SI. – Tội ác nầy do sự thiếu óc phán-đoán, thiếu sự nghĩ-suy mà ra; vì vậy con người ít hay phân-biệt được lẽ phải trái, bo bo giữ thiển-kiến sai lầm, chẳng chịu nhìn-nhận chân-lý, suốt cả đời ngu-muội, chỉ biết mê-mang theo những vật nhỏ-nhen mau tan, mau rã, chỉ biết tin bướng làm càn, không tìm hiểu con đường giải-thoát.
Hãy xóa bỏ các điều mê-tín, qui thuận theo tinh-thần đạo-đức, lánh chốn mê-lầm tỉnh cơn mộng-huyễn, phá tan màn vô-minh che mờ tâm-trí, lần bước trên con đường đạo-hạnh, đi đến chỗ bất diệt, bất sanh.
PHẦN 2: CHÚ GIẢNG
Sân Nộ: Là nóng nảy, đụng chuyện trái ý phát nổi nóng lên và khi nổi nóng thì lời lẻ nặng nề, nạc nộ, thô tục.
Xúi con người: Những chữ nầy không phải là danh từ kép nhưng chỗ dụng ý là “xúi con người”. Xưa nay người ta dùng từ người xúi người, nhưng đây không phải vậy, đứng trước sự khuấy động ác cảm khi người ta không làm chủ được mình tính Sân Nộ nổi lên xúi dục.
Bất công: Là không có sự công bằng. Khi tính sân nộ nổi lên ở độ cao vượt khỏi mức kềm chế, lời nói hay hành động đều muốn dẹp người khác, hiếp đáp đè miệng, phủ chụp, lấn lước.
Sái phép: Phép là khung hình giáo dục. Trái phép là sống Không đúng phép tắc đối nhân xử thế. Một khi ai đã làm cho mình nóng nảy, trong lòng hầm hầm, mặt lên sát khí, mất tự chủ đôi khi với đấng sanh thành còn không xài phép tắc, ngang ngược, nặng lời.
Kẻ thắng kiêu hãnh: Kẻ thắng là nói lên cuộc so tài đã giành được phần thắng. Kiêu hãnh là lòng tự cao tự đại với đối thủ, kẻ đối đầu; khi thấy mình thua người, tự ty mặc cảm bực bội ghét ganh, nói xiên xỏ, khiêu khích làm phiền lòng người khác. Đức Thầy nói:
“Hơn tự đắc khoe khoan dõng sức,
Phải bị người hiềm khích ghét ganh”.
Người bại hổ ngươi: Trong việc so tài người bại là người thua cuộc, mang hận trong lòng, lúc nào cũng thấy mình bị nhục có ác cảm với người thắng, tính chuyện trả thù, nên Đức Thầy nói:
“Thua hổ ngươi làm chuyện bất lành,
Gây nghiệp dữ oan oan tương báo.
Trong cơn giận kể gì nhơn đạo,
Tỷ như con cọp dữ trên rừng.
Gặp thịt toan cấu xé tưng bừng,
Phân từ mảnh mới là hả dạ”.
Cuồng trí: Tức mất trí, rối trí, không còn khôn ngoan sáng suốt, có thể dẫn đến sự điên dại, khùng khịu. Người xưa bảo “Giận mất khôn” cơn giận đã làm cho con người không còn tỉnh táo để phân biệt đúng sai.
Mất sự tự chủ: Tự chủ có nghĩa tự làm chủ lấy mình, không để sự nóng giận sai khiến; tự chủ trước sự khen chê, phải quấy. Nhưng ở đây chánh văn bảo “Mất sự tự chủ” tức là khi gặp điều trái ý hoặc sự sai phạm của người khác thì lửa nóng giận lừng lên vượt mức kiểm soát không còn biết mình là ai, chưởi bới tan tành rồi sau hối hận muộn.
Lẽ phải trái: Trên đường nào cũng có bên phải và bên trái, mình đã lỡ đi bên trái sanh phiền cho người bên phải, có lỗi dám nhận là còn biết phải quấy, chứ rống to miệng cãi cho bằng được để chạy tội hoặc đổ tội ngược lại người đi phải là không tôn trọng phép tắc lấy lẽ phải ở đời. Con cháu nhà mình đụng chạm đến con cháu của nhà người khác, nghe tới là binh, lôi ra chưởi, không hay con cháu mình sai phạm mới sanh ra chuyện cãi vả, đánh nhau.
Khoan hồng: Người có tội được xá tội. Đây bắt đầu Đức Thầy chỉ cách trừ tánh sân nộ bằng xá tội để lòng có yêu thương không sanh nóng giận. Tội còn được xá bỏ thì thôi giận ghét nữa làm gì.
Dung tha kẻ lầm lỗi: Không phải xá tội lấy tiếng khen là đủ rồi cứ bỏ mặc cho họ đi đâu thì đi, làm gì thây kệ, ta còn phải bao dung, bảo bọc người được ta khoan hồng, để họ sớm chôn vùi quá khứ mà thân thiện với ta.
Cãi cọ tranh luận: Việc cãi cọ tranh luận ít ai không dính mắc, nên tôi xin bàn rộng mục nầy. Trong giao tiếp nên tránh sự cãi cọ, những cuộc tranh luận thường hay đi đến mất lòng. Hãy biết kềm chế bản thân trước những hơn thua cao thấp vô ích. Khi đã làm cho người ta phực lửa lòng, tranh luận sẽ dẫn đến sự cãi cọ thì thôi đi là hơn. Đức Thầy dạy những câu rất hay:
“Ai chưởi mắng thì ta giả điếc,
Đợi cho người hết giạn ta khuyên.
Chữ nhẫn hòa ta để đầu tiên,
Thì đâu có mang câu thù oán.
Việc hung ác hễ vừa thắp thoáng,
Chữ từ bi ta diệt nó liền.
Sự oán thù đáp lại chữ hiền
thì thù oán tiêu tan mất hết”.
Tranh luận, cãi cọ thường bắt đầu từ chỗ chê bai mới sanh ra trận đấu miệng. Người không thích nghe tiếng chê bai thì không đợi là chê bai mình, với ai, nghe là ấm ức. Ta hiểu chê bai tức chê bướng chê càn thì mang tội vào thân, tránh tranh luận cãi lẩy với họ, để việc đó cho trên trước quyết định:
“Có mấy kẻ ăn năng xét kỷ,
Mãi ỷ tài chê bướng chê càn.
Thì ngày sau đừng có trách than,
Những tội lỗi của mình tạo lấy.
Bị háo thắng việc người không thấy,
Rồi mảng lo gièm siểm nhiều lời.
Vì vậy nên tình nghĩa xe lơi,
Đâu gần gủi mà tường diệu lý.”
MÊ SI: Mê là ngu tối, si là đắm vào, đắm đuối. Mê si do vì lòng dạ đen tối đắm mình vào chỗ hư hèn, tội lỗi. Ví dụ mê si vì tín ngưỡng thì dị đoan mê tín, ham linh nghiệm bỏ đạo chánh theo đạo tà. Xưa có người tìm Thầy học đạo, rất kính trọng và cung phụng Thầy. Lòng không ham chuyện thế gian, khi đã học đạo chỉ còn ham đắc đạo thôi. Thầy Ông có bà vợ còn trẻ đẹp, lòng nấu nung dục vọng mà gặp chú đệ tử trẻ trung bảnh trai thì thích lắm. Hôm nọ Chồng già đi vắng bà ở nhà đòi hỏi chuyên mây mưa với chú học trò bảnh trai nầy. Chú đệ tử lòng không ham hố chuyện ấy đặt để vợ của Thầy như mẹ mình còn lên lớp dạy bà biết vai vế và bổn phận người mẹ. Vợ của Thầy không giải quyết được khát vọng còn bị  mắng mất nết, giận quá bà làm cho lợi gan, tự cào cấu trầy xước mặt mày, áo quần xé rách dựng cớ cáo gian tên học trò của chồng hà hiếp. Ông nầy nghe qua giận lắm thay vì đuổi tên học trò Ông cố đè nén dùng lời nhỏ nhẹ: con có thể đắc đạo được rồi, vậy con hãy đi chặt lấy một trăm ngón tay người để ta làm phép cho con đắc đạo. Dạy như vậy mà chú đệ tử cũng tin đi làm công việc ác có phải đã quá mê si rồi không? Mê si về tình yêu có thể dẫn đến sự chết chóc không đáng.
Thiếu óc phán đoán: Phán đoán tức lường trước việc xảy ra, phán đoán để thấy việc đó, người đó làm vậy phải hay quấy, lời đồn kia đúng hay sai. Nhưng thiếu óc phán đoán đụng đâu tin bướng nghe càn, chuyện nghiệm ra hết sức vô lý mà cũng tin. Xưa có một tà sư ngoại đạo hay nói tứng ứng. Ông ta đi dùng tiệc chỗ có đông người, gây sự chú ý bằng những chuổi cười bung miệng, quan khách hỏi Ông gì sao mà cười to thế. Ông trả lời: Cách đây năm trăm dặm có con Khỉ chuyền cây trật tay rớt xuống dòng suối nên cười. Quan khách khen Ông có thần thông quảng đại, riêng người con trai của Ông chủ nhà biết nhìn hạnh cách nói thầm trong bụng: Đây là tên khoác loát lừa bịp. Chừng cho cơm vào bác mời dùng, các quan khách thì chú con trai để đồ ăn vun lên trên cơm riêng tên tà sư chú cho cơm trắng. Tà sư bắt lỗi cách đổi sử tệ thì chú trai tay sới miệng nói lớn cho mọi người nghe: con Khỉ chuyền cây năm trăm dặm còn thấy mà thịt cá dưới một lớp cơm không thấy, vầy là sao?
Thiếu sự nghĩ suy: Nghĩ suy là năng động tư tưởng, tư duy rộng thêm sự hiểu biết, thiếu nghĩ suy là thiếu thước tất, không đo tới chỗ thăm dò mà hành động đúng chỉ là hên xui may rủi. Người xưa bảo “Trật con tán bán cái nhà” Tán ở đây là bàn tán để lấy cách suy nghĩ của mình hay của nhiều người khác. Thiếu sự nghĩ suy là thiếu bàn bạc bàn tán kỷ lưỡng. Đức Thầy có câu:
“ Khi nói, làm ít chịu suy lường,
Mãi phạm tội nên rằng nghiệp ác”.
Lẽ phải trái: Lẽ là lý lẽ, từ chỗ có lý lẽ mà ra phải trái để giữ phải tránh trái. Nếu không giữ phải theo trái kết quả phải chịu ngược ngạo, trái ngang. Dùng lẽ phải là cuộc đời đi lên, trái là con đường đi xuống. Cho dù mình thiếu nghĩ suy ra lẽ, nhưng người ta khôn hơn nghĩ suy ra lẽ nói lên thì mình biết, đường thiện người ta đi, phải nên theo.
Bo bo giữ thiển kiến sai lầm: Bo bo tức là bảo thủ, ví dụ như ý kiến của mình đề ra tự cho là đúng, có ai bàn bạc khác hơn không nghe, chung cuộc người đi theo sự bàn bạc khác hơn đó còn ta ngồi một chỗ tự tôn thờ ý kiến của mình. Thiển kiến tức cái thấy hoặc sự hiểu biết cạn cợt. Đường đạo rất sâu mầu bởi nó đi cả con đường dài từ cõi Ta Bà sang Tịnh Độ, từ mê sang giác, cạn cợt thiếu hiểu biết là khó đi; đi lâu, hết kiếp chưa được thì phải đầu thai một kiếp hoặc nhiều kiếp tiếp tục con đường. Đó là nói đi đúng mà thiếu hiểu biết, còn sai lầm là không đúng đường, suy nghĩ sai dẫn đến hành động sai và tội lỗi phải theo vòng quay của bánh xe luân hồi đền tội, chưa thấy lối ra.
Chẳng chịu nhìn nhân chân lý: Chân lý là lý lẽ chân thật, chân chánh, không thay đổi trước mọi cám dỗ hay sức mạnh của quyền lực, giàu nghèo; như một bài toán nhơn đơn giản hai lần hai là bốn, nó không chấp nhận lối giải thích là năm hay là ba. Chân lý sáng ngời như vậy nhưng những người quen thói vạy tà, thích đi cong, tăm tối là không chịu nhìn nhận chân lý bởi vì chân lý không có đường cong, không có sự tính toán.
Ngu muội: Ngu là dốt nát, muội là mê tối; ngu muội là đã dốt mà còn tối dạ. Điều nên bàn ở đây, nói tới ngu muội là áp dụng ở trường hợp nào? Có những người học hành hơn ta, hiểu biết hơn ta, kiếm ra tiền hơn ta, họ có chức quyền, sành sỏi việc đời nói ra thông thái, tự hào học hành hơn, hiểu biết hơn giàu sang hơn và quyền chức, thế giới đạo đức có công nhận như vậy là khỏi ngu muội chưa? Từ ngữ ngu muội ta bàn, không động phạm đến sự có học hay vô học, có cách làm giàu hay nghèo suốt. Giàu hay nghèo cũng một kiếp người thôi. Chân lý là lý lẽ chân thật, bất cứ ai hễ không chịu nhìn nhận chân lý là ngu muội.
Mê mang: Thường thường người ta dùng từ mê mang nối liền với bất tỉnh cho dễ hiểu. Ví dụ: Tôi thấy anh ấy bệnh nằm mê mang bất tỉnh cả ngày không dậy mà cơm nước. Chỗ Đức Thầy dùng là “ Mê mang theo những vật nhỏn nhen, mau tan, mau rả”. Như thế Mê mang còn được coi là trạng thái ghiền nhiễm nặng hết lo nghĩ việc gì khác, thậm chí sắp chết đến còn ghiền. Thảo nào Đức Thầy chẳng bảo:
“ Thấy sanh chúng quá ghiền cảnh tục,
Nên nhiều lần giục thúc muôn dân”.
Như vậy mà nhơn dân cũng cứ ghiền nặng:
“ Lời lành mắt lấp tai ngơ,
Đua theo vật chất hẩng hờ đàng Tiên.
Hố sau tình dục lại ghiền,
Ghiền cho đến lúc chúng khiêng quan tài”.
Tin bướng làm càn: Tin bướng tức là tin khi chưa rõ sự việc, nguồn gốc. Chỉ mới nghe người ta nói là tin. Làm càn: Vì dễ tin mà kẻ lừa đảo lợi dụng vào lòng tin của mình tìm cách thu phục hoặc phá hoại. Đức Thầy viết bài “Nhổ Bàn Thông Thiên với  bốn câu thơ sau đây:
“Đạo ác xảy ra rất thảm phiền,
Làm cho dân sự nhổ thông thiên.
Xô ngang ít bữa rồi trồng lại,
Phật Thánh đi xa khó rước liền”.
Các điều mê tín: Mê tín là tin lầm, nghe ai nói huyền huyền diệu diệu là tin, người ta xưng hơi Đức Thầy cũng tin là Ngài trở lại. Nhà có người vừa chết Đức Thầy dạy “ Trong lúc ở nhà hay trong lúc đưa đám tang gì cũng vậy, nếu có tổ chức sắp hàng chắp tay niệm “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới tam thập lục vạn ức, nhứt thập nhứt vạn cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu đại từ đại bi tiếp dẫn vong linh A DI ĐÀ PHẬT”. Những năm gần đây có một số tín đồ trong đạo không chịu làm theo lời chỉ, chết sống gì cũng niệm A Di Đà Phật thôi. Họ bị ảnh hưởng bởi lý luận của một số người tu phai màu Hòa Hảo: Niệm Phật A Di Đà là cầu sự cứu độ của chính Đức Phật mình niệm mới đúng. Nghe cách biện luận vậy mà tin bỏ qua lời dạy của Đức Thầy. Nói về sự hướng dẫn người sang Tịnh Độ không ai đủ tư cách hơn Đức Thầy vì Ngài đã thốt”
“ Tìm Cực Lạc đây rành đường ngõ”
“Đức Di Đà truyền mở đạo lành,
Bởi vì Ngài thương sót chúng sanh,
Ra sắc lịnh bảo ta truyền dạy.”
Người dạy đạo có sắc lịnh và ta cũng đã quy y mà không tin, lại tin những kẻ ta không quy y, lý luận vu vơ.
Màn vô minh:  Vô minh là không sáng, màn là miếng che. Màn vô minh như tấm màn tối che phủ ánh sáng. Do sống trong bống tối, nhận định không còn là đôi mắt mà cảm giác qua sự rờ đụng. Như câu chuyện những người mù rờ Voi.
Bất diệt, Bất sanh: Bất diệt, Bất sanh là nói không còn sanh ra với thân giả tạm Đất, Nước, Lửa, Gió hợp thành, không sanh tất nhiên là không diệt, chấm dứt vòng quay luân hồi.
Tóm kết:
Đức Thầy nói ra bản tính của ác Sân Nộ là sự nóng nảy xúi con người làm nên những điều tội lỗi có thể dẫn tới sự chém giết oán thù. Quá giận sẽ làm cho con người cuồng trí, lơ láo mất tự chủ. Kể ra những ác do sân nộ gây nên, liền theo Ngài dạy cách diệt trừ là “hãy mở lương khoan hồng dung tha kẻ lầm lỗi”.
Đến ác Mê Si Ngài kể ra những tội ác không hại người, chỉ hoàn toàn là hại mình như “thiếu óc phán đoán thiếu sự nghĩ suy” dẫn đến “ tin bướng làm càn” cho tâm hồn mỗi lúc thêm mờ mịt. Kể ra những ác chướng đưa đến sự mê tín và Ngài dạy cách trừ những ác chướng nầy bằng “Qui thuận theo tinh thần đạo đức phá tan màn vô minh” là thoát ác mê si.
PHẦN 3: ĐẶT CÂU HỎI:
-         Sân nộ là gì?
-         Sân nộ dẫn tới bao nhiêu thứ tội ác? kể ra!
-         Đức Thầy dạy những gì để diệt ác sân nộ?
-         Thế nào gọi là Mê Si?
-         Tội ác nầy do đâu mà ra?
-         Mê si dẫn tới bao nhiêu thứ tội chướng ? Kể ra!
-         Đức Thầy dạy cách nào diệt ác mê si ?
Kính thưa chư quý đồng đạo! buổi học thứ 12 đến đây hết giờ xong việc, hẹn gặp lại quý vị buổi học 13 bắt đầu với bài “Luận Về Bát Chánh”.
Kính chúc tất cả thân tâm thường lạc, học bài mau thuộc, nhớ sâu, hành đúng.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

28/3/2016

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

NƯỚC MẶN XÂM NHẬP

Từ lúc nghe đài, báo đưa tin nước biển xâm nhập vào ruộng, vườn cây ăn trái ở nhiều tỉnh miền Tây Nam nước Việt làm tôi hồi hợp lo âu. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất nông nghiệp bao đời mở mang trù phú, nay nhiễm mặn mùa màng hư hoại, ruộng lúa vườn cây ăn trái bị bức tử, nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh đói khổ nợ nần.
Tôi nghĩ, chuyện nầy xảy ra ở vùng đất phù sa gây ảnh hưởng xấu rất lớn đối với đồng bào nói chung, tín đồ PGHH nói riêng. Vì sao vậy?
Khi Đức Thầy khai đạo Ngài chọn vùng đồng bằng sông Cửu Long đất đai phì nhiêu, nhân sanh do ảnh hưởng xứ quê mà tánh tình hiền hậu, thật thà, khuyên tu không cần phải đi đâu cho có màu mè, tu hành ngay trên đám ruộng của mình, như những câu Ngài viết:
“Ở ruộng đồng cũng niệm vậy mà”
“lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành”.
Không chỉ khuyên như vậy thôi là đũ, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp, Đức Thầy thoát khỏi sự kềm kẹp của quân dị chủng, nhìn về tương lai của đất nước thấy đau lòng, tiềm năng kinh tế quốc gia nông nghiệp là chánh, trong thời kỳ Pháp cai trị họ đã lên kế hoạch phá hoại đời sống nông dân; miền bắc họ cho nhổ lúa trên ruộng trồng lại rau Đay cung ứng theo yều cầu quân đội làm chết đói cả hai triệu sanh linh. Nhựt đảo chánh thành công, nắm được gia tài Việt Nam trong tay Pháp, một gia tài nghèo nàn vô phương cứu chữa. Vì gạo lúa không bán xuất khẩu được bởi sự bao vây kinh tế của lực lượng đồng minh, bán trong nước giá rẻ mạt, dân phải bỏ nghề làm ruộng đất trở lại hoang sơ. Lúa gạo tiêu thụ trong vùng không hết, miền Bắc đói chết người như vậy, dư họ không cho chuyển đi cứu đói đồng bào mình lại dùng lúa đốt thay than ở các nhà máy.
Trông vào hoàn cảnh nghèo lụn ở Việt Nam. Muốn cho kinh tế nông nghiệp phục hồi và phục hồi một cách nhanh nhẹn nữa là khác, người Nhựt tin Đức Thầy có thể làm được việc đó, họ yêu cầu Ngài mở cuộc Khuyến Nông. Phần Đức Thầy, từ ngày 18 tháng 5 Kỷ Mão 1939, chưa tròn một năm ở vùng Thánh Địa cho tín đồ các nơi đến quy y thọ pháp, ngày 12 tháng tư Canh Thìn Ngài bị nhà cầm quyền thuộc địa tỉnh Châu Đốc đến Tổ Đình PGHH dời về Sa Đéc. Từ đó Ngài bị lưu diễn theo bối cảnh chánh trị về mặt quần chúng tùy theo sự tính toán của họ. Điều họ cần là làm thế nào ngăn tín đồ đến gặp Đức Thầy, dời Ngài rài đây mai đó để Đức Thầy và tín đồ không nắm bắt thông tin và đưa ra hành động cụ thể làm gì làm gì.
Sau lúc Pháp mất quyền cai trị, Đức Thầy viết quyển sáu đề tựa là “CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ĐẠO”, qua lời nói đầu Ngài viết: “Năm năm trường xa cách, cái chánh sách áp bức tôn giáo gắt gao của người Pháp làm cho tôi không được gần gủi các người để giải bày tường tận tôn chỉ hành đạo của tôi.”
Trong thời gian Đức Thầy bị Pháp dời đi an trí, người đời quy y vào đạo không trực tiếp với Đức Thầy họ rất thèm gặp Ngài, nay bổng nhiên Ngài xuất hiện trên đường khuyến nông. Tỉnh qua tỉnh, làng qua làng đều được tín đồ hay tin tổ chức chào đón long trọng. Theo như tác phẩm mang tên” Đức Huỳnh Giáo Chủ” của cụ Vương Kim trình bày cuộc chào đón Đức Thầy trên đường Khuyến Nông như sau:
“Sự vui mừng của anh  em tín đồ trông mong Ngài về không còn bút mực nào tả cho hết. Người ta dựng lên những cổng chào ở mỗi chặng đường và dài theo lộ đặt bàn hương án tỏ lòng kính mộ không khác quang cảnh trước khi rước sắc Thần trong làng. Trên đường Ngài đi qua, già trẻ nữ nam sắp hàng theo hai bên vệ đường làm thành hàng rào dài, đứng chực chờ cả ngày cả buổi, không quản nắng mưa miễn được chiêm ngưỡng dung nhan. Có điều làm cho mọi người cảm động là mỗi khi Ngài đi qua, nhiều cụ già mừng đến rơi lệ dầm dề, nghẹn ngào chào mừng không nên tiếng.”
Trong khi người ta bỏ ruộng thì Đức Thầy khuyến nông lời lẽ như tiếng kêu thương thiết tha từ tim não:
“ Hỡi đồng bào ! Hỡi đồng bào !
Thần chết đã tràn vào Trung Bắc.
Ngày lại ngày siết chặt giống nòi,
Lật qua các báo mà coi,
Thấy con số chết xem mòi kinh nguy.
Cũng tại vì Tây di bày kế,
Phá hoại nền kinh tế nước ta.
…………..
Giờ đây xem lại mùa màng,
Năm rồi miền Bắc tan hoang còn gì.
Chỉ có xứ Nam Kỳ béo bở,
Cơ hội nầy bỏ dở sao xong.
Cả kêu điền chủ phu nông,
Đứng lên đừng để ruộng đồng bỏ hoang.
Muốn cứu khỏi tai nàn của nước,
No dạ dày là chước đầu tiên.
Nam kỳ đâu phải sống riêng,
Mà còn cung cấp cho miền Bắc Trung
………….
Gởi một tấc lòng son nhắn nhủ,
Khuyên đồng bào hãy rủ cho đông.
Nắm tay trở lại cánh đồng,
Cần lao, nhẫn nại Lạc Long cổ truyền”.
Bên cạnh của lời khuyên “Nắm tay trở lại cánh đồng”, Đức Thầy đến đâu cũng khuyên người đời tu niệm:
“Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành,
Xa nơi tranh đấu lợi danh,
Giữ lòng thanh tịnh tánh lành trau tria”
Đối với sự nhận định của người tín đồ, chuyện Đức Thầy đi khuyến nông  là một công trình vĩ đại chưa có vị tài danh hay chánh trị gia nào trong nước Việt gánh vác nổi. Cuộc khuyến nông đạt đến mục tiêu thực sự là dân chúng nắm tay trở lại cánh đồng làm giàu đất nước từ vùng đất “ruộng đồng bỏ hoang”, xuất khẩu gạo mỗi năm đứng hạng nhứt, nhì, ba trên thế giới.

Năm nay, 2016 hai tháng qua sự kêu cứu của nông dân ở vùng trọng điểm nông nghiệp, đất ruộng bị nước mặn tràn vào bức tử những đám lúa xanh non tươi tốt, những vườn cây ăn trái. Nước mặn xâm nhập trên nhiều viện đất thuộc các tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang… những hộ nông dân các tỉnh trong vùng có xảy vụ nước mặn xâm chiếm, chịu tai hại lớn nhứt cho sự sống còn. Hiện giờ những nơi nói trên thiếu nước uống, nước sinh hoạt, mùa màng bị mất trắng hoặc mất độ năm mươi bảy mươi phần trăm, lổ nặng nợ nần chồng chất, trong nhà hết tiền hết vốn còn phải chạy ăn, mua nước sinh hoạt nữa thì quá là tội nghiệp.

Ngày 24/3/2016, chúng tôi khởi hành chuyến về tỉnh Kiên Giang thám sát, chọn nơi ruộng bị mặn, đến những hộ nông dân và đất canh tác của họ qua sự hướng dẫn của các anh Lê văn Ba, Phạm văn Sáu, Dương văn Trường ở ấp Hòa Lạc, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; ( tỉnh nầy xưa Đức Thầy có đến khuyến nông nhiều nơi). Đưa chúng tôi đi thăm ruộng bằng chiếc tắc ráng  trong đập nước người ta đang thực hiện công trình xây cống chận mặn. Ngồi trên chiếc tắc ráng đang chạy chúng tôi thọt tay xuống nước bốc lên nếm thử, muồi mặn khó chịu. Nguyên cánh đồng rộng bao la ruộng rạ khô cháy. Có số chủ ruộng vô tư không hay nước mặn léo đến, tới cử bơm nước đặt máy xuống là bơm, ngày sau coi ruộng thấy lúa non xào lá chết tức tửi, những miếng ruộng khác quanh vùng hay được, không bơm nước vào ruộng mà mặn lại ở lâu, không có nước ngọt bơm lên ruộng, riết lúa khô cũng chết lần mòn, ăn vớt vát vài mươi phần trăm.
Chúng tôi đến ruộng của anh Phạm văn Sáu, nhìn thấy lúa khô cây chết đứng, xa xa còn có những chòm bông chín háp mà nhìn anh Phạm văn Sáu, mặc quần cụt, chân mốc thếch dáng vẻ hết sức phong trần, ốm o, tiều tụy. Đây rồi những ngày dài chịu đựng với cái cảnh đói rách thiếu ăn lâu, e rằng vẻ phong trần tiều tụy chắc phải xuống cấp trầm trọng. Thấy mà thương! Chúng tôi hỏi anh:
- Từ ngày bị nước biển xâm nhập ruộng lúa chết khô bà con mình có nhận được sự giúp đỡ ưu ái của nhà nước không?
- Nhà nước thì mấy quan làng đây có hứa giúp _ Anh Sáu nói_ nhưng tới nay chưa nhận được chút đỡ đói nào.
- Ngoài lời hứa của phía nhà nước _ tôi nói _ với tình đồng bào nhân loại anh có yêu cầu gì không?
Anh Sáu đáp:

- Ở vào hoàn cảnh của chúng tôi hiện giờ chỉ cái lo ăn để sống mà coi mòi quá đuối sức, còn chuyện tương lai nếu một ngày nào đó nước mặn rút ra biển, chúng tôi không biết lấy đâu được giống và vốn để làm lại, nếu đồng bào nhơn loại có thương tình giúp đỡ thì ơn cao tợ núi.
- Vậy anh cho chúng tôi biết tên họ của anh và số điện thoại để nếu có thể… đồng bào nhơn loại biết được nổi khổ của anh mà chia sẻ.
- Tôi tên Phạm văn Sáu, ấp Hòa Lạc, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang số điện thoại: 0169.7125.382.
Lê văn Ba, địa chỉ như trên, số điện thoại: 0943.433.706
Dương văn Trường cũng địa chỉ như trên nhưng không có số điện thoại.
Võ tắc ráng đưa chúng tôi ra kinh xáng lớn, nhà anh Lê văn Ba nấu cơm sẵn mời chúng tôi một bửa cơm chay thanh đạm. Thật tình thì chúng tôi không muốn ở dùng. Ruộng lúa bị chết tức tửi nhà người ta lâm cảnh nghèo đói còn gặp khách với khứa. Nồi cơm nhỏ có tý cơm; đi chung với tôi có hai em trẻ còn sức ăn mà bị tôi hối hả đường xa, đói không ghé quán là mang đói lâu, nên cơm ở đây chỉ ăn lót dạ.
Gần 1 giờ chiều, chúng tôi phải chạy nhanh về cho kịp trước khi trời tối.
27/3/2016





Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

NGHI VẤN 3
BUỔI HỌC 11
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
Buổi học giáo lý 11 hôm nay, một số đồng đạo ở tỉnh Khánh Hòa thành phố Nha Trang gởi yêu cầu mở đường chuyền skype cho quý vị nơi đó tham dự. Chúng tôi chấp nhận lời yêu cầu liền kết nối skype; đồng đạo trong lớp ngoài lớp rất phấn khởi cho việc học chung nầy. Đến phần nghi vấn đồng đạo ở tỉnh Khánh Hòa đưa ra câu hỏi chỉ một chữ thôi, người ấy nói:
Thưa quý đồng đạo miền Tây, quý vị có diễm phúc được học tại lớp, hoan hỉ cho tôi hỏi: phần chánh văn nói về ác tham lam có đoạn “ Gương của Thạch Sùng, Vương khải há không để lại cho ta một bài học đích đáng lắm ru ?” Xin hỏi chữ “ Ru” có nghĩa gì ạ ?
Đáp: Nếu chữ “Ru” đứng riêng hay đi với những câu chữ khác có nghĩa là lời êm ái dịu dàng ví dụ như ru ngủ, hát ru, ru con, nói nhỏ nhẹ như ru; nhưng chữ ru đứng sau câu thường là không nghĩa, chỉ là một trợ từ làm cho trơn chuyện. Như vậy, ta thấy chữ ru được trích hỏi qua đoạn văn trên là đứng cuối câu “ Gương của Thạch Sùng, Vương Khải há không để lại cho ta một bài học đích đáng lắm ru ?”( gương của hai Ông Thạch Sùng và Vương Khải không phải đã để lại cho đời một bài học xứng đáng lắm sao?) mang tính một trờ từ thôi.
Để chứng minh thêm, ở một vần thơ kẻ xướng người họa, Đức Thầy họa tặng Ông giáo Xoài lời lẽ như sau:
“ Tôi làm như thế khác lời tu,
Giả dạng nhà nho muốn trả thù.
Người xỏ tới mình, mình đáp lại,
Chớ tình chẳng chịu viết thi ru”.
Chữ “ru” nêu trong vần thơ trên cũng nằm ở cuối đoạn cuối câu, không có nghĩa, chỉ đứng trợ từ, làm cho vẻ văn hoa ngọt ngào nếu chỉ dùng “ Bài học đích đáng lắm” là hết thì thiếu sự ngọt ngào.
Ý nói, lời họa vận của tôi đối với Ông như thế không phải là lời của người tu, bởi Ông cứ kiếm chuyện nói xỏ xiên hết câu nầy đến câu khác buộc lòng tôi phải đáp lại chứ thật tình tôi không muốn trả lời như vậy đâu.
Giải đáp một chữ của câu hỏi ngắn gọn, chúng tôi không thể lắm lời. Nếu quý đồng đạo ở xứ xa kia không còn gì thêm thì xin cho qua câu hỏi khác.
Hỏi: Tham tiền tài danh lợi, sắc đẹp, quyền thế… với người tu là không được nhưng tham làm từ thiện là có được không?
Thay vì giải đáp cho tôi hỏi lại: Tham làm từ thiện phải nói rõ là làm thế nào?
Dạ, ví dụ: những cuộc lễ đạo hay cúng rằm có đãi ăn, tôi đang rửa chén, nồi, thau… có thiện tín chỡ rau tới hiến, những cô chị mới đến chưa biết, hỏi rau rửa chưa đặng họ rửa; tôi muốn dành để tôi rửa nên nói rau đã rửa rồi; hoặc đi làm từ thiện tôi có đem theo một con dao để gọt sắt, trong lúc tôi đang lau dọn, con dao không sử dụng, có chị hỏi mượn của tôi để mầng tôi diện cớ không cho. Giành làm như thế thì có mang tội ác tham lam không?
Đáp: Theo chỗ tôi nghĩ hành động như thế là tham lam, hễ có ý tranh giành với người khác bất cứ việc gì cũng mang tính tham; còn có tội hay không trong việc tham lam lại là vấn đề khác. Khi tham lam có tác dụng hại người là có tội; dành để cho mình nhưng không gây hại người khác thì lấy đâu cơ sở bắt tội? Tuy nhiên từ chỗ tham lam như vậy mà không dừng lâu ngày quen tánh bảo thủ việc thiện cho mình sẽ dẫn đến tội. Như vị vấn chủ nói giành làm từ thiện rau chưa rửa mà nói rửa rồi, điều nầy đã mang tội vọng ngữ. Thực tế ta không thấy hại người mà ta giành làm với họ, nhưng ác vọng ngữ là giới cấm không được vi phạm thì đừng dựa việc không hại ai mà được. Được là được không có tội ác tham lam nhưng tội vọng ngữ “không nói có” đâu chối được.
Cư sĩ tại gia phần đông đều bận rộn việc gia đình, vì kính tin luật nhân quả chồng hay vợ hoặc con trong nhà thỉnh thoảng cho di làm từ thiện xã hội hoặc đến chùa làm công quả tạo phước niềm hy vọng cả nhà mà gặp quý vị tham công giành việc như trường hợp nói trên thì tội nghiệp cho người ta quá; nếu việc ấy đổi lại là mình thì mình có vui không? Đi cả ngày làm từ thiện, công quả, vợ đi thì chồng ở nhà hoặc trái lại, họ đều hy vọng tạo phúc duyên cho ngày công quả, công có một chút thì quả cũng chút thôi. Bị mình làm ra vậy, dầu không tội cũng bị mất đức hạnh.
Giành làm từ thiện, không nói có, có nói không ví dù không mang tội vọng ngữ nhưng người làm xã hội từ thiện thì trước tiên nên hiểu nghĩa từ thiện như thế nào. Là mở rộng cái tâm thương người phải không? Người mà ta giành làm từ thiện với họ là cùng chung một tư tưởng đáng lẽ phải tâm đầu ý hợp với họ để tạo thêm sức mạnh chung hùng từ thiện. Người tu đạo Phật phải biết Phật trong tâm mình, còn cầu Phật chứng thì phật cũng chứng tấm lòng. Có lòng tham dù là tham từ thiện, bị động đậy quá nhiều không phản giác Phật tâm thì trí huệ không phực sáng; cầu Phật bằng cái tâm vọng động là tự mình làm đứt dây liên lạc, lời cầu không tới Đức Phật.
Đức Thầy dạy:
“ Việc nhà quý bạn đã xong,
Hiệp nhau làm phước rõ lòng hiền nhơn.”
Qua lời dạy trên chẳng những mình đi làm phước mà còn phải rủ nhau đi làm phước mới đúng ý nghĩa của người biết đạo tu hành. Hiện nay anh em trong đạo ở gần ai mà thấy người ta chưa tu thì khuyên họ tu, ai ích kỷ cứ tối ngày lo việc nhà mình không cần biết ngoài xã hội có Cầu Đường hư cần phải sửa, người nghèo khổ đau đói cần có sự giúp đỡ. Họ vô tâm vô cảm ta còn khuyên nên có tâm có cảm, nghĩ đến những người bất hạnh hay sửa chữa cầu đường cho bà con qua lại dễ dàng. Họ đã nghe lời ta khuyên đi làm từ thiện, công quả ta lại còn giành việc công quả từ thiện với họ sao?
Tóm lại, giành làm từ thiện như đã nói trên, cho dù không hại người khác là không có tội ta cũng không nên giành làm một mình vì giành làm lòng phát sinh tính ích kỷ, muốn thành Phật Bồ Tát hoặc trông đợi ngày về cõi Tây Phương, không thể được.
25/3/2016




Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

NGHI VẤN 2
BUỔI HỌC 11
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
ÁC THAM LAM
Hỏi: Tham lam thuộc ý nghiệp, chỉ có lòng tham, không dẫn tới hành động trộm cướp chiếm đoạt của ai thì có tội không?
Đáp: Đức Thầy dạy rõ “Ý nghiệp sanh 3 điều ác: 1 tham lam, 2 sân nộ, 3 mê si, như vậy chỉ cần khởi tâm tham lam điều gì không phải của mình là có tội. Ý nghĩ xấu về một người là có tội không đợi phải hành động đánh mắng họ để đủ chứng cứ buộc tội mới là có tội.
Phật dạy “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý” (không làm điều ác, nên làm điều thiện, giữ tâm ý cho thanh tịnh). Không làm các điều ác về tham lam như lấy của người khác nên làm thiện là đem của tiền ra bố thí để cho tánh tham lam không có cơ hội chường ra và ý cũng phải thanh tịnh các thứ ham muốn. Cái gốc ý không sanh tham lam mới tiêu diệt hoàn toàn những tội ác tham lam.
Đức Thầy bảo “Việc làm do lịnh tâm hồn khiến sai” tâm tức là tâm ý, nó vô hình nhưng khiến sai con người hành động thiện hay hành động ác, nên hễ ý căn mà không thanh tịnh được các sự ham muốn, dù chưa có hành động bất lương nhưng sự may mắn không chắc kéo dài. Một người ghiền ăn ớt, đi nhằm lúc vắng người thấy cây ớt nhà người ta có nhiều trái chín, nếu tính tham lam có trong lòng, chịu nhịn một hai lần đi qua lại còn có thể, chứ nhiều hơn, tính ham muốn nấu nung khó mà dằn thèm:
“tham lam tật xấu không chừa
Bo bo mà giữ muối dưa làm gì?”
Tánh tham nuôi trong tâm ý vậy là không thể tu bền được nên Đức Thầy dạy phải dứt tuyệt:
“chữ tham trong ý muốn mặc tình,
Rán định tánh trừ cho nó tuyệt”.
Ý nói rằng chữ tham nằm trong người đời không tu, mặc tình nó muốn thế nào cũng được, nhưng người học đạo tu hành không cho ý tham lam mặc tình muốn sao là muốn, và cũng không phải chối bỏ một cách gượng gạo mà là “định tánh”. Định tánh có hai nghĩa, nghĩa thông thường và nghĩa của chân lý.
Nghĩa thông thường, ví dụ đang làm một điều gì nhưng lại nhớ việc khác, người khác đến thờ ơ công việc, hoặc khờ người ra đó, không hay mình đang làm công việc gấp rút. Một thanh nữ đang may tay trong nhà nhìn ra đường thấy đám cưới diễn hành rần rộ, cô dâu chàng rễ đẹp lứa đẹp đôi, thả hồn theo sự rộn ràng của đám cưới và vẻ đẹp của đôi tân lang nương chừng mũi kim may đâm tay hồn mới nhập lại tỉnh ra. Em trai đang dẫy cỏ đậu, thấy bạn bè ba bốn đứa đi chơi, con mắt hướng theo tốp bạn mà tay vẫn dẫy làm đứt năm sáu cây đậu, mẹ làm hàng kế bên kêu lớn: Sao cỏ không dẫy mà đẫy đậu? Bộ mầy bị chúng nó hốt hồn rồi hả thằng ngu! Hãy mau mau định tâm định tánh lại đi!
Định tánh nhớ mình làm việc thì không thể vui chới với công việc khác như người vào cửa thiền môn mà suy nghĩ chuyện đâu đâu tu hành cũng chẳng nên thân gì. Định tánh mình là người tu, công việc của người tu là chuyên lo tụng niệm, kệ kinh rành mạch, pháp thí, lòng dạ khít khau có chỗ đâu cho nghĩ về vật chất, tham lam. Không định tánh vào chùa tu mấy mươi năm cũng bị ác tham lam hốt hồn như thường.
Nghĩa của chân lý: Định là ngược lại với xao động, là an lặng, vô biên vô tính, Đức Thầy dùng lời ví dụ “ Định tâm thần như mặt nước hồ”. Sông có tàu thuyền, nước ròng nước lớn, lúc chảy ngược lúc chảy xuôi, tàu thuyền vận chuyển sóng nổi lao xao. Hồ là vùng nước tự lập, tự trị, không có tàu thuyền làm gây sóng gió nên mặt nước hồ lúc nào cũng bằng phẳng. Đức Thầy mượn sự bằng phẳng của mặt nước hồ diễn dẫn về tâm định, lắng đứng các tạp niệm, các vọng niệm, phải quấy, có không, còn mất, chẳng chút nhiễm trần. Ví như sân nhà đổ bê tông cốt thép sâu xuống, tham lam là thứ cỏ dại không thể trồi đầu lên được, sẽ bị diệt tận. Tánh ở đây là chân tánh, là tánh như như sáng suốt, tánh của Phật. Nói về định tâm định tánh Đức Thầy diễn tả:
“Tâm sáng suốt như đài nguyệt kiến,
Tánh trong như nước bích mùa xuân”.
Bích là thứ ngọc có màu xanh, trong ngần, không có tạp chất đục khấy vào, nét đẹp lộng lẫy. Nước bích là nước trong xanh. Mùa xuân là một trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; là mùa đầu năm mang sự ấm áp đến cho nhân loại; mùa không có mưa dầm và cũng không nắng gắt, tháng đầu mùa xuân thường có sương mù mát dịu, sương ấy đáp lên lá lên hoa, cây cỏ, sáng sớm hay chiều muộn người ta đi dạo vườn hoa cây kiểng trước sân nhà, thấy những nụ sương no nê đọng trên lá trên hoa, nụ nước trong tuyệt. Tánh trong sạch Không thể đem nước nào của thế gian so sánh được, chỉ có nước bích với nước sương mùa xuân làm bạn vàng. Đời không thể mượn gì làm thí dụ cho sự trong sáng của tánh như như phải mượn nước bích mùa xuân làm thí dụ là mượn kiểu hết cách. Tánh như như luôn tịnh, không đến không đi, không còn không mất. Khi ta sống trong mê muội tham lam thì tham lam đã chận bít ánh sáng như như, vọng động về tham lam ồn ào phía ngoài. Định tánh được thì sự chận bít, ồn ào của vọng động tham lam cũng như các vọng động khác không còn nữa, nắng chiếu sương tan mặt trời tỏ rõ.
Quý vị hỏi tôi tánh tham lam còn nằm trong ý chưa hành động là có tội không. Người tu làm phước không làm tội, tránh tội là một lẽ nhưng tu không chỉ để tránh tội ác với người khác mà còn hướng đến mục tiêu giải thoát. Cho dù chưa hành động tham lam nhưng tính tham lam để hoài trong ý thì dù nó không làm  tội với người khác mà tội với chính mình bởi nó là vô minh làm tắc nghẻn ánh sáng chân lý không thấy đường tiến đến Phật tâm hay về Phật cảnh.

21/3/2016

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

ĐẠO LÀ TRÊN HẾT

Gặp hiền đệ Ấy trong một đám cúng giỗ xứ xa, tôi hỏi lại câu chuyện đáng ghi lòng mà tôi chỉ nghe thoáng. Một tín đồ dù đang sống trong bể ái bến mê nhưng đạo Thầy rất kính, không chấp nhận nghe ai nói lời xâm hại đến PGHH và uy danh của Đức Thầy. Quanh chiếc bàn tròn có đông người và câu chuyện của đệ Ấy kể làm những người ngồi bàn bên cạnh phải lắng tai nghe:
Tôi có một người em rễ con nhà chú _ đệ Ấy nói_  sau nầy tôi mới biết tên của dượng là Tâm. Có lẽ quý vị nghi ngờ, đã em rễ gần như vầy mà sau nầy mới biết tên là sao? Thưa quý vị chẳng những vậy thôi, cho đến bây giờ tính ra bẳng đã hai mươi năm tôi chưa biết mặt mày dượng nó mới lạ chứ.
Hồi đám cưới, em gái có mời nhưng tôi thuở ấy đã là người tu trường chay giữ giới tôi tự nguyện chỉ đi đám giỗ cúng chay, đám cầu nguyện và những đám cúng tương tợ nối liền vòng tay đạo ngoài ra là miễn hết. Đã không đi dự đám cưới chúc lành mừng duyên phận cho đôi uyên ương mà đối lòng tôi bấy giờ không thích ngồi nghe chuyện đời, vì thế sau đám cưới của họ tôi cũng không cần gặp họ và tôi hoàn toàn bỏ quên họ. Gần hai năm sau đó tôi nghe tin chúng nó đổ bể chuyện vợ chồng, thôi nhau.
Thật ra Tâm không đòi thôi, chỉ rủ hai đứa dắt nhau đi khỏi gia đình cha mẹ vợ sống đời tự lập. Vợ Tâm có bầu gần ngày sanh mà lại là sanh đứa con đầu lòng, hơn nữa người con gái có cuộc sống sang trọng quen thân rất cần có sự giúp đỡ của cha mẹ mình trong khi sanh con. Thương vợ thì rất là thương nhưng không vì thương mà ép nàng bỏ cha mẹ được.
Nghiệp chướng là chàng rễ gặp Ông cha vợ  không thích đạo, ngay cả Đức Thầy mà Ông còn không kiêng, thốt lời phàm tục; tư cách nầy nó đâu phải chuyện chỉ có một ngày một buổi mà nhịn kiểu nín thở qua sông. Tâm đi ra một mình với vài bộ đồ trong chiếc cập trầy trụa và một lời thề là mãi mãi không trở về nhà nầy nữa.
Nghe chuyện quá sốt mà kín đầu bít đuôi, có người không chờ đợi được lâu câu chuyện không đầu nầy, vội vàng hỏi:
- Trông như có vụ xảy ra lớn giữa vợ chồng?
- Không, _đệ Ấy đáp.
- Thế sao tình hình thấy quá căng thẳng vậy?
- Chú tôi làm chủ tịch xã _ đệ Ấy nói_ chàng rễ đi xịt thuốc sâu từ ruộng về tắm rửa xong là leo lên võng, lật quyển Sám Giảng Thi n Giáo Lý của Đức Thầy đọc ghiền hồi nào không hay, mới chừng nửa giờ đồng hồ thì Ông chủ tịch xã làm việc về tới thấy con rễ xem cái gì mà ghiền… bất cần cha vợ. Ông liết mắt thấy bìa sách có những dòng chữ in to “ Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ”. Kiểm điểm lại, quyển Sám Giảng nầy nhà Ông đã bỏ nó từ lâu rồi, xác định là chàng rể đã xin hay mượn từ nhà ai đem về. Nóng như phỏng tới con mắt buông một câu chóa hỏa tâm tinh “Nhà nầy chọn lầm thằng rể để nó về đây mà theo đạo Ông khùng” (Tôi nói Ông Khùng là còn nhường miệng đỡ cho Ông chủ tịch xã chứ chữ Ông dùng còn thấp tệ hơn nữa) Tôi không biết phản ứng thế nào của chàng rể đối với cha vợ có những lời xúc phạm như thế. Nhưng lại nhè vợ mà phản ứng trong khi cô ấy không có tội tình gì.
Sau nầy nghe chuyện thì Tâm đã đi mất. Tôi tiếc không thấy mặt Tâm để khen thằng em rể một câu “ ĐẠO LÀ TRÊN HẾT”. Tâm đi biệt tích, con trai của Tâm đã học lên đại học rồi cha con chưa một lần gặp mặt. Cha con họ còn vậy đừng nói là tôi. Có hôm tôi nghe người ta bàn: Tâm lên tu trên núi Tà Lơn. Núi nầy ngoài giang san nước Việt, nằm ở bờ cõi Cam Pu Chia. Chỉ là lời bàn nhau thôi không chắc gì đúng thế nhưng vì quí tính bảo vệ đạo của người em rễ, chuyến đi cầu may mà tôi cũng rán vượt biên qua một quốc gia láng diềng leo trèo lên núi Tà Lơn tìm. Tôi gặp một Ông đạo người Việt Nam tu trong hang đá, lạnh gió heo mai còn thêm lạnh cảnh vắng người, thanh tịnh bao trùm, lòng trần mới đây tôi còn muốn tiêu diêu lựa là người tu lâu trên núi. Tôi hỏi nguồn gốc, Ông đạo không trả lời ở đâu trong nước Việt Nam.
Như đã nói, tôi và Tâm chưa gặp nhau, biết đâu Ông đạo ấy chính là người tôi đi tìm. Câu chuyện coi như đến đó hết một cách bí mật như sự khởi đầu cũng bí mật. Quanh những chiếc bàn có câu nói vọng lên:
- Nếu Ông đạo ấy là Tâm, quên được quá khứ của mình như vậy cũng tốt cho việc tu trì để không phạm phải điều cấm kỵ của nhà chùa, như Đức Thầy dạy:
“Đã từng dựa kẻ nâu sùng,
Cớ sao tâm trí còn tùng ngoại duyên”.
- Yêu cầu tôi biết thôi _ đệ Ấy nói_ không cần khơi lại chuyện củ.
- Nhưng, trông hoàn cảnh, Tâm có thể quên mình là ai… được chứ ?
- Còn Ông chủ tịch xã gì đó thế nào?
- Ông chú nghỉ việc lâu rồi, sức khõe hiện nay cũng tốt.
- Đúng, sức khõe Ông ấy phải tốt để nữa gặp lại thằng con rễ của Ông ta chứ.
- Còn tính ăn thua sao?_ một đồng đạo ngồi chung bàn nói.
- Điều đáng nói để ấm ức trong lòng làm gì, nói ra có thể dễ chịu hơn.
- Trong câu chuyện có tốt có xấu,_ đệ Ấy nói_ về lý tưởng của mình nên khen người tốt việc tốt “Đạo là trên hết” được rồi; điều xấu của mình trị mạnh tay cỡ nào cũng được khen hay, còn xấu của người ta nếu không dùng lời khuyên được thì lặng lẽ cho qua. Gặp ai xấu chê rồi cầm miết nó trong tâm xét cũng không chút ích lợi nào, có khi còn lổ về mặt đức hạnh nữa là khác.
- Lổ là sao?
- Thương và ghét đều động tâm, trí huệ không phát ra ánh sáng, nhưng động tâm về ghét chẳng những không phát ra ánh sáng mà phát tối lại cho ta là khác. Xin  bỏ đi những động tâm vô ích để còn tu lên được.
Sau một lúc ồn ào về chuyện của Tâm “Đạo Là Trên Hết”, có một người lắng nghe suốt, giờ lên tiếng:
- Thưa đồng đạo gì đó ơi!
- Là đồng đạo nào?
- Tôi không biết danh tánh, là người khi nảy đã đọc chứng minh hai câu giảng của Đức Thầy “đã từng dựa kẻ nâu sùng, cớ sao tâm trí còn tùng ngoại duyên” đó!
- Dạ tôi đây! Chứng minh giảng của Đức Thầy có gì không phải với anh sao?
Thưa không dám. Tôi muốn tìm hiểu “Sồng nâu” và “Sùng nâu, nâu sùng” về ý nghĩa có khác nhau không; còn “kẻ nâu sùng” là thế nào mà bảo là “dựa kẻ nâu sùng”. Đồng đạo đem đọc chứng minh tôi tin rằng lòng đã hiểu, đây xin được học.
Vậy là mừng lắm, xin chào anh nhá! Theo sự hiểu biết của tôi “Sồng” hay “Sùng” là do tiếng đọc trạnh ra ví dụ: chúng sanh và chúng sinh, đường và đàng, vìa và về… đều đồng nghĩa; sồng nâu hay nâu sồng là do dùng đảo ngữ, để nói về người chọn sự nghiệp tu hành là chính, đem thân vào cửa thiền môn hay ở tại gia, may mặc màu dà biểu hiện sự thoát tục, như Đức Thầy nói:
“Từ mang một tắm áo dà,
Mùi thiền đã thấm ơn nhà lợt phai”.
Và câu:
“ Nên ta thở dắn than dài,
Cúi đầu lạy Phật niệm hoài mấy câu,
Dứt trần mang bộ sồng nâu,
Trông ngày chư quốc chư hầu tỉnh tâm”.
Dựa là nhờ vào, nương dựa; kẻ là chỗ, nơi chốn. Ý nói: đã đem thân dựa chỗ tu hành, lánh các sự đời, mặc màu biểu hiện sự thoát tục, tương dưa đạm bạc, đáng lẽ tâm trí phải dính liền trong sự tu cớ sao còn tòng theo những duyên đời, vào chùa mà suy nghĩ chuyện đâu đâu?
Tôi hiểu rồi. Cám ơn những lời diễn dẫn của anh.
19/3/2016