Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

CHUYỆN MỘT NGƯỜI TÙ LƯƠNG TÂM

                                  Mai Thị Dung đang tiếp chuyện với quý đồng đạo đến thăm
Nghe tin Mai thị Dung được thả tù về, tôi muốn đi thăm mà xem mòi không thể tự mình lái xe đi được. Mấy hôm trong người ghiền bệnh, không khõe, đã không học đọc được trang sách nào tôi còn làm biếng luôn các sự sinh hoạt cần thiết cho bản thân và nhà cửa như tắm giặt, quét dọn, nấu ăn. Nhưng từ tôi tới nhà Mai Thị Dung cách rất xa, xe Hon Da tay lái ngon ngon cũng mất nửa tiếng đồng hồ thế mà tôi không làm biếng mới lạ, tôi gọi điện nhờ cháu Ngoãn đến cho tôi đi cùng.
Chúng tôi dừng xe trước đường, qua sân tróng, nhìn vào nhà có khoảng hơn mươi người khách đến thăm. Tôi vào nhà chào hỏi, ngồi một chút thôi thì kẻ đến người về, tiếng chào hỏi, tiếng nói cười rộn rịp.
Dung đi tù suốt mười năm, tôi theo dõi tinh thần và sức khõe của Dung qua sự hỏi han những thân nhân đi thăm gặp. Biết Dung bệnh tật và gầy gò, án phạt 11 năm sợ chưa ở được một phần ba mức án thì bệnh khẳm không chửa nổi. Theo những thông tin đó, nhiều người quen thân đã không tin Dung có thể sống sót trở về sau khi thi hành xong mức án. Trong thời gian Dung tù đày xa xứ, những lời chê bai, đàm tiếu, lánh xa sự qua lại với gia đình Dung Bửu, ai nghe chuyện cũng rất là buồn. Dung về được bà con đến thăm một cách náo nhiệt, lời đàm tiếu không bằng sự thật, sự hiện diện không phải đã xóa án tích của những lời chê bai rồi sao. Mừng quá, tôi nói với Dung:
Đón chào sự trở về của cháu thì niềm tin đối với chú là tuyệt đối, cho dù chú được Bửu báo bệnh của cháu sau mỗi đợt thăm nuôi về. Nhưng chú thật không thể tin gặp cháu về với cái vẻ bề ngoài thịt thà đầy đặng thế nầy, chú tưởng cháu ốm còm nhìn không ra.
Dung nói:
Cháu tin tưởng Trời Phật giúp cháu, có một sức khỏe bề ngoài để cháu về lại với gia đình với bà con cô bác xóm chòm và với chư đồng đạo thân thương đã ủng hộ cháu, thấy cháu mà người ta không ghê sợ, chứ như  bốn tháng về trước cháu bị hoằn hoại với nhiều cơn bệnh hành hạ, gầy còm, có 38 ký lô thôi, nhìn cháu mấy ai không mủi lòng rơi lệ, tội nghiệp lắm.
Cái ý của cháu là có thể…
Cháu bị bắt, gặp hai mũi nhọn tấn công gớm ghiết, tưởng đã chết nhưng rồi mọi chuyện khó khăn đi qua, cháu được về đoàn tụ gia đình.
Hai mũi nhọn tấn công là gì?
1. Công an tỉnh An Giang qua điều tra không vội vàng và gây gổ, kết thúc hồ sơ chung vụ với chồng cháu và những anh em khác, tòa tuyên án 5 năm tù giam. Tính vậy thì thôi lo mà gở lịch mỗi ngày. Ngờ đâu, họ giải cháu về tỉnh Vĩnh Long để lập hồ sơ điều tra thêm một vụ án khác mà họ tình nghi. Công an tỉnh Vĩnh Long bắt tay vào việc rụp rụp điều tra làm cướp tinh thần. Sáng 6 giờ là tên quản ngục mở cửa kêu cháu đi làm việc, ngày nào cũng như ngày nào, hai buổi đều phải đi cho họ điều tra, chủ nhật cũng kêu đi, thậm chí ngày 30 tháng 4 năm 2006 họ vẫn đến gọi cháu. Sau đó cháu bị đưa qua tay Ông Châu văn Trạng, đại tá trưởng phòng cảnh sát điều tra tỉnh Vĩnh Long, gặp cháu mấy lần đầu Ông ta ra vẻ hậm hực, nạc nộ, biểu lộ sự khó chịu, hâm dọa kêu khai mau. Nhưng cháu không sợ và trả lời rằng: Sự thật của tôi là đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo cho Phật Giáo Hòa Hảo, đòi hỏi những nguyện vọng chính đáng là PGHH phải được tự do hoạt động, từ ứng cử, bầu cử không có sự ràng buộc, hay sự sắp đặt vì của phía nhà nước, tuyệt đối không được đưa đảng viên đảng cộng sản vào giữ những chức vụ đầu tàu giáo hội.
Ông Trạng cắt ngang:
Ở đây không phải chỗ để bị cáo giải trình về tự do tôn giáo mà là trả lời sự thật của tội lỗi qua điều tra.
Cháu đáp trả:
Sao mất công nhiều vậy! Tôi nói lắm lần rồi là tôi không có tội.
Hôm khác Châu văn Trạng đến làm việc cháu, không với tính cách nạc nộ còn đổi mới cách xưng hô.
Thương em tuổi còn trẻ, bị kẻ khác xúi dục phạm tội. Nếu em khai ra sự thật anh hứa giúp cho em nhẹ tội, lãnh mức án gọi là, không lâu sau cũng sẽ về. Nhưng nếu em cố tình che giấu sự thật về việc phạm tội của mình và kẻ chủ mưu thì một là em chết trong tù, hai là, nếu có được về, chừng về sẽ là một bà già chống gậy. Anh cho em vài hôm để suy nghĩ và chúng ta sẽ gặp lại hy vọng em sẽ giác ngộ bỏ tối ra sáng để có sự khoan hồng của nhà nước cho sớm về đoàn tụ gia đình.
Đúng là Châu văn Trạng vài hôm sau trở lại hỏi cháu có giác ngộ và sẵn sàng khai báo sự thật chưa. Cháu đáp:
Đừng để mất công và mất thời giờ vô ích về việc điều tra thêm.
Trạng nóng lửa, buông một câu dọa tột cùng:
Như vậy chỉ có Trời cứu em thôi!
Hết Châu văn Trạng làm phiền, cháu còn bị thêm một người nữa. Ông ta đến từ Hà Nội, tên là Lê Công Minh, phó giáo sư tiến sĩ ở ban tuyên giáo trung ương, Ông ta cứ luôn miệng nói rằng cháu bị người khác mua chuộc, gạt gẩm cho làm điều phạm tội. Hãy tỉnh ngộ mà khai thật ra, đó là cách hay nhất còn kịp, đừng để kẻ xấu xúi dục gây tội sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Cháu nói:
Ông coi tôi là con nít chắc! đã gần 40 tuổi rồi đó. Tôi sống có trách nhiệm bản thân và bổn phận của tín đồ đối với tôn giáo và Thầy Tổ. Uổng công Ông từ Hà Nội vào đây nói chuyện nầy.
Sau buổi làm việc khuyên tôi, Ông Lê Công Minh bay về Hà Nội, lúc xuống sân bay Ông còn gọi về trại giam Vĩnh Long nhờ đưa điện cho cháu nghe. Ông nói Ông rất buồn vì biết cháu bị người ta lợi dụng, làm việc phạm pháp mà cháu cố tình che dấu tội phạm đứng sau lưng. Thấy cháu con đường sống khó khăn, Ông từ Hà Nội vào mở cho cháu con đường để thoát nhưng cháu từ chối…
2. Mũi nhọn thứ hai là bệnh trạng trong người cháu. Từ nhà giam công an tỉnh Vĩnh Long đưa cháu ra trại tù Hàm Tân, bệnh mỗi lúc tăng không giảm. Cháu nghe đau nhức, khó thở, không nằm được xuống giường phải lấy vì đó làm gối, đặt gối vào tường kê lưng lên mà dựa.
Cháu xin đi nằm viện trị bệnh, ban giám thị nhà giam không chấp nhận yêu cầu của cháu và họ buộc cháu ký nhận tội rồi mới cho đi khám bệnh. Cháu phản đối việc ép nhận tội bằng tuyệt thực gây sôn sao cho hội đồng cán bộ và các tù nhân, hơn nữa, anh Bửu ra tù trước, đủ tư cách đi thăm gặp cháu, cho dù qua thủ tục khó khăn của cục quản lý trại giam cũng không thể hành sử khe khắc việc chồng đi thăm vợ. Mỗi lần Anh Bửu đến thăm nuôi cháu đều đem chuyện đối sử hà khắc của trại giam và bệnh trạng của cháu càng lúc trầm trọng mà ban giám thị không chuyển đi bệnh viện. Anh Bửu mang tin về nhà, đưa tin lên các tổ chức hoạt động cho Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo, lên hệ thống internet cho nhiều người biết và theo dõi. Thấy vậy họ chuyển cháu ra nhà tù Thanh Xuân Hà Nội, tính là cắt đứt sự liên lạc của Anh Bửu và cháu.
Yêu cầu cho đi trị bệnh nhưng họ lại hành động như trả thù, chuyển cháu đi giam xa, thăm nuôi phải tốn nhiều tiền và vất vả, sẽ bỏ cuộc. Chuyển tù ra Hà Nội cháu có lo sợ lắm không?
Lo sợ là có. Dầu sống trong đau đớn nhưng cháu tin tưởng ở  Đức Phật Đức Thầy sẽ không để cháu chết trong tù.
Cháu tin tưởng vậy sao?

Dạ, Nhờ lòng tin tưởng mà một hôm cháu nằm chiêm bao thấy Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân trên cao rồi từ từ hạ xuống cận bên cháu. Ngài cầm cái Tịnh Bình trúc  hết nước vào bát của cháu, đầy bát rồi mà còn dư ra, nghiêng đổ phần dư xuống đất và nói: Công của con nhiều như vậy, đừng lo sợ, không sao đâu. Cháu giật mình thức giất, nghe trong người dễ chịu, và không khí hít thở như có mùi thơm nhẹ.
Cháu thật là tốt phước!
Từ đó cháu thường xuyên tịnh tọa và còn ghi nhận ngày nào không tịnh tọa hoặc tịnh tọa ít, bệnh tấn công trong người, có tịnh tọa và tịnh tọa được lâu thì trong ngày vui và khõe.
Nay được thả tù về nhà, cháu có nên cảm ơn đại tá Châu văn Trạng không?
Sao thế! Sao lại phải cám ơn Ông ấy?
Vì là vô thần nhưng Ông ta biết trước hơn cháu về hửu thần. Chẳng phải Ông ta đã nói chỉ có Trời mới cứu cháu nổi đó sao?
Nhưng chú ơi, Ông ta hâm dọa cháu đó.
Hâm dọa mà được gì chứ! chẳng phải Trời cứu cháu thật sự rồi sao?
Dạ.
Đến thăm Dung và nghe dung kể chuyện tôi có cảm giác rang rang trong đầu, nhớ lời Đức Thầy dạy:
        “ Người làm phải như tầm trong kén
        Có muôn tơ bao bọc tấm thân”
Và câu:
                                    “Ai mà tu tỉnh chuyên cần
                            Làm đường ngay thẳng có thần độ cho”
Dung và các đồng đạo đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo khi tôn giáo bị chà đạp, mất quyền tự do tôn giáo. Đòi hỏi quyền tự do tôn giáo là đi trên con “đường ngay thẳng”, có sự cứu độ của các đấng thiêng liêng là tất nhiên. Nhiều người không biết tưởng tu mà đòi hỏi là quá đáng. Đòi hỏi cho cá nhân hay những vì không thuộc về mình, không phải của mình, có thể cho đó là quá đáng cũng được. Đàng nầy tôn giáo là của mình, các cơ sở tôn giáo là của toàn thể tín đồ thì toàn thể tín đồ có quyền đòi hỏi tìm lại những điều, những của, đã bị người khác lấy mất, là “ Làm đường ngay thẳng”, đúng chứ không sai. Do đó ngay từ buổi đầu Mai thị Dung bị công an tỉnh Vĩnh Long lôi ra điều tra, cuối cùng, đại tá Châu Văn Trạng đi đến kết luận: Dung sẽ được Trời cứu.
Đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, bị bắt ở tù lâu, tưởng sẽ chết mà có Quán Thế Âm và TRời cứu thì đừng ai nói ở tù nầy là sai.

29/4/2015
Lê Minh Triết.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

VIẾNG NGÔI CỔ MỘ
Tại xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, có ngôi cổ mộ đề tên Ông: Trần văn Nhu,  viên tịch ngày 25 tháng 3 năm 1914.                  
Đọc qua sử nghiệp Ông Hai Trần văn Nhu, con trai cả của Đức Cố Quản Trần văn Thành, biết Ông sanh tại làng Bình Thạnh Đông, tỉnh Châu Đốc, năm Đinh Mùi 1847. Nhiều lời đồn chuyền thành lệ, Ông hai là một trong số những đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, Giáo Tổ Bửu Sơn Kỳ Hương, nhưng phân ra thời sử, Đức Phật Thầy khai đạo năm kỷ dậu 1849 sau 7 năm thì viện tịch 1856, Ông hai sanh năm 1847, từ đó cho đến năm Đức Phật Thầy viên tịch Ông hai chưa được 10 tuổi, nếu là đệ tử, Ông hai quy y với Thầy là lúc Ông mấy tuổi?
Trong khi phần đông đệ tử Phật Thầy, tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đã vân tập về vùng Nhà Bàn, Anh Vũ Sơn (núi két) để cùng Phật Thầy khai hoang lập ấp, mở trại ruộng, khuyến khích nghề nông, lo cái ăn cho dân rồi mới dạy giáo lý “HỌC PHẬT TU NHÂN”. Trải bao đời Việt Nam thay ngôi đổi chủ, binh lửa tơi bời mà vùng Thới Sơn, Trại Ruộng vẫn còn là nơi bảo lưu dấu tích, nhưng Ông Hai thì lại lưu lạc chốn xa và viên tịch vào ngày 25 tháng 3 năm giáp dần 1914 tại Trà Bang, tỉnh Kiên Giang, nay xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Sao lại đi viên tịch xa vùng như vậy?
Xét vì Ông Hai là con trưởng nam của Đức Cố Quản một tướng quân anh dũng không đầu hàng giặc Pháp khi họ 1862 vào đánh chiếm ba tỉnh miền đông: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và 1867 giặc thừa thế chiếm luôn 3 tỉnh miền tây: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, Ông Phan Thanh Giản ức lòng trước vận nước uống thuốc tự vận. Trước cảnh thế giặc quá mạnh Đức Cố căn dặn lòng “thà thua xuống láng xướng bưng” hoặc “ Ăn thua cũng đánh cầm chừng, kéo ra đầu giặc lỗi chưn quân thần”. Đức Cố cho ém quân trong rừng Bảy Thưa, ăn thông dãy Thất Sơn rừng và rừng, chờ thời cơ xuất chiến. Nhưng tiếc thay, ở đâu có trung thần thì sẽ có gian thần, kẻ trọng nghĩa người ham tiền… một tên đi săn đã lọt vô vùng ém quân của Đức Cố, quân sĩ bắt được, tình nghi là Việt gian bẩm báo lên Đức Cố, Cố trông hình dạng người đi săn nghèo khổ có chút thương tình không đặt nặng anh ta là Việt gian. Tên thợ săn bị giải đến tướng quân, vừa thấy là cầu xin tha mạng và thề độc rằng nếu tôi có đi báo giặc Pháp hại các Ông đây là người yêu nước, cho tôi chết độc và dòng họ sẽ bị cùi ba đời.
Kẻ viết bài nầy, nhớ lại khoảng hai mươi lăm nắm về trước đã có gặp người cháu nội tên thợ săn nói trên, Ông ta ở độ tuổi 65 đến 70 tại ngọn kênh Rạch Hang Tra, xã Cần Đăng, cũng là nơi đánh dấu một trận chiến đấu ác liệt để giải quyết sự sống chết, để từ đó binh Gia Nghị bị tan rả và Đức Cố chủ tướng không còn ai thấy Ông đâu nữa. Lời thề xưa đi đúng tên thợ săn sau nầy chết độc còn con cháu của Ông sanh ra đều bị cùi luôn tam tộc.
Sau khi đánh tan đạo binh của Đức Cố Quản, Pháp truy lùng diệt tận những thân nhân của Ông và tàng quân binh Gia Nghị. Ông Hai phải đi lánh nạn và thường thay đổi nơi tạm trú để tránh sự dòm ngó của Pháp tặc và những Việt gian tay sai. Đi dấu thân phận mãi, quân pháp dò la lâu ngày cũng mỏi mòn rồi quên đi. Sau  hai mươi năm trôi qua, Ông Hai trở về Bửu Hương Các tiếp tục công việc phò đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Năm Tân Sửu 1901 Ông Hai cất lên ngôi chùa đặt tên là Bửu Hương Tự. Lập ngôi chùa xong, có cở sở tôn giáo để sinh hoạt giáo sự. Đồ chúng đến lễ bái, học đạo, Bửu Sơn Kỳ Hương mỗi lúc ảnh hưởng rộng thêm. Đời hễ ở đâu có Phật là có ma theo phá, Ông Hai có người cháu kêu Ông bằng cậu, dựa hơi vào gia tộc, mang ý nghĩ phàm tục đòi được Ông cậu trọng dụng cho một chức vụ trong chùa. Ông hai không tín nhiệm giao cho công việc quản lý Phẩm đành lòng làm hại cậu ruột của mình và chư bổn đạo, lựa ngay ngày Ông Hai tổ chức lễ cúng giỗ Đức Cố cũng là Ông Ngoại của Phẩm và các vong linh binh Gia Nghị, thấy đông đảo bà con đồng đạo đến tham dự, Phẩm liền đi báo với quân chinh phạt, giặc Tây ùng ùng kéo đến bao vây chùa, đệ tử của Ông Hai có người liều mình cõng Ông hai thoát nạn, còn lại tất cả đều bị bắt đi tù.

ĐI TÌM CỔ MỘ

Đọc Thất Sơn Mầu Nhiệm của hai Ông Dật Sĩ, Nguyễn văn Hầu, thấy đề Ông Hai tịch ở Trà Bang ngày 25 tháng 3 năm Giáp Dần 1914. Trà Bang cái tên nghe lạ mà cũng rất xa với sự lui tới của những người trong bổn đạo. An Giang, Châu Đốc là xứ cội nguồn của Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo, rất ít có người biết Trà Bang là đâu, việc cúng lễ kỷ niệm chắc là ít oi thưa thớt nếu đem so với các vị trên trước tịch ở vùng cội nguồn.
                                Hỏi chuyện trong nhà Ông Huỳnh văn Điệp


Sáng sớm ngày 4/4/2015 chúng tôi đồng khởi hành về Trà Bang, giờ là xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, gặp người cháu nội của Ông Huỳnh văn Ngộ là Huỳnh văn Điệp. Theo lời kể của Huỳnh văn Điệp Ông Nội Huỳnh văn Ngộ vừa là đệ tử vừa là con nuôi của Ông Hai, đã cùng Ông Hai qua hành trình lẩn tránh sự truy lùng của quân Pháp, có lúc phải qua tận nước láng diềng Cam Pu Chia tỵ nạn.
- Nội tổ của chú gốc gác đây sao và nhân duyên nào có sự đồng hành với Ông Hai? Tôi hỏi. Ông Điệp trả lời:
- Ông Nội tôi không phải sanh trưởng tại cái xứ Trà Bang nầy đâu, Xứ Nội ở Cái Dầu Thị Đam, hồi Nội còn trẻ đã sớm có duyên Phật Pháp, vào Bửu Hương Tự xin làm đệ tử Ông Cố (tức Ông Hai). Lúc đó Nội là một quá lứa thanh niên chưa vợ, định ở độc thân tu hành, sau Cố kêu Nội có vợ đi vì có vợ tu cũng được. Cố dạy thì Nội phải nghe.
Nguyễn văn Y đi cùng chúng tôi đặt câu hỏi:
- Ông Hai có để lại kỷ vật gì không thưa anh?
- Ông Huỳnh văn Điệp đáp có và Ông đứng dậy kéo chiếc ghế cản chân, mở tủ lấy ra cái bao dài bằng vải đỏ cuống tròn. Lúc chưa mở ra thấy hình dáng tròn và dài tôi đoán là cây gươm hay cây gậy nhưng khi đã lột bao vải đỏ thì là một khúc của cây giầm bơi xuồng.
                             Cây giầm bơi xuồng của Ông hai bị kẻ gian chặt mất cán

- Cây Giầm chỉ có chừng nầy thôi sao. Thật là huyền diệu, Phan văn Chúng nói.
Ông Điệp đáp:
- Nguyên lai cây Giầm không phải chỉ có chừng nầy thôi, theo lời phụ thân tôi kể lại, lúc xưa cây Giầm có cái cán dài, cán có khắc cẩn hoa văn trông rất đẹp mắt, do vì bảo quản không chu đáo bị kẻ xấu chặt lấy một khúc cán có hoa văn nên cây Giầm mới cụt trụi lủi như vậy.
- Ngoài cây Giầm ra, Ông Hai còn để lại kỷ vật nào nữa không? Nguyễn văn Án hỏi.
- Còn, Ông Điệp đáp và đi  đem ra vật khác, nói tiếp: chiếc Bình Bầu nầy xưa chứa nước để Ông Cố uống nhưng đã bị gảy cổ miệng.
- Ông Hai có để lại cho đời quyển Kinh Giảng gì không? Anh sáu Tước hỏi, Huỳnh văn Điệp đáp là không có sách vở vì. Anh sáu Tước nói thêm: Đồng đạo miềng An Giang Châu Đốc thường có đọc qua tác phâm “TRI LAI BỬU TÍCH” của chính Ông Hai viết, nếu hôm nào chúng tôi trở lại, chúng tôi sẽ ấn tống một số để đây anh phát cho bà con.
                                  Ngôi mộ ông Hai có ba vệt nức lớn

Hỏi chuyện tạm xong Chúng tôi xin phép ra viếng mộ. Mộ nằm trên vuông đất rộng phía sau hè nhà Ông Huỳnh văn Ngộ, xa nhìn ngôi mộ Ông Hai Trần Văn Nhu thấp trủng trong một dãy mộ nhô cao làm tôi cảm kính sự đơn giản đã được Ông Hai dặn sẵn. Khi đến gần, để mắt thấy mồ có mấm, đấp bằng hồ xi măng, hai làn nức tách ra, ốc ác tôi nổi rần lên tưởng chừng có sự linh thiêng huyền bí của một đấng trên trước nào trong đạo Bửu Sơn Kỳ Hương gợi lòng. Tiếc cho một số bổn đạo thân tín của Ông Hai chủ sự việc chôn cất không đúng lời dặn. Xin trích “Thất Sơn Mầu Nhiệm”để căn cứ:
“Đầu xuân năm Giáp Dần 1914, ông Hai kêu ông Nguyễn văn Tịnh lại gần mà nói rằng: Sau nầy ta chết không có chết bậy. Thuở xưa Đức Phật Thầy trước khi tịch có sưng hai chưn, Ngài cho kêu ông chủ chùa (?) vào rồi viết một chữ “tử” mà hỏi là chữ gì. Ông chủ chùa đáp là chữ tử. Ngài nói luôn: “Hễ tử thì táng nghe!”
Thuật xong câu chuyện của Đức Phật Thầy, ông Hai nói tiếp: Thầy Vân Tiên xưa cho Vân Tiên ba điệu phù mà thôi, còn Thầy ta cho ta đến bảy điệu!
Những câu nói ấy nào hay là lời di chúc. Ba tháng sau, ngày 25 tháng 3 ông kêu hết mấy người tín đồ tòng vong lại mà cho hay rằng ông sắp tịch, vậy khi tịch rồi thì hãy bó lại bằng bảy miếng tre rồi chôn mà thôi, đừng sắm hòm rương chi hết.”
Chỉ trong chuyện chôn cất mà phạm phải hết ba việc cải lời Thầy. Việc thứ nhứt Ông Hai nhắc lời của Đức Phật Thầy dạy “ Tử thì táng” mà các đệ tử đâu chịu táng nhanh như vậy, đợi qua hai ngày đi mua hòm về mới chịu táng. Thứ hai, chôn dặn bó bảy miếng tre nhưng các Ông bàn rằng vì thương kính Thầy phải đi mua hòm, hòm để trước sân nhà chưa kịp đem vô liệm thì thình lình hòm bị nổ bung ra. Thứ ba, đáng lẽ chỉ một lần cải Thầy xảy ra điềm bất lành là đủ thức tỉnh, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, từ vị giáo tổ là Đức Phật Thầy Tây An, mộ phả bằng, không đấp nấm. Ông Hai là một trong mười hai Ông Đạo tâm đắc của Bửu Sơn Kỳ Hương đáng lẽ phải tròn đầy ba đặc điểm làm tấm gương an lạc, đạo đức. Vì một số bổn đạo thân tín của Ông Hai làm ảnh hưởng không tốt cho thanh thế của Ông, lu mờ gương sáng, bất lợi cho sự truyền bá chánh đạo mà từ buổi đầu Ông Hai đã gắng công sáng lập ngôi chùa trang nghiêm đề tên Bửu Hương Tự, ấn phát lòng phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Tại ngôi cổ mộ, có nhà cháu nội Ông Huỳnh văn Ngộ thờ phượng Ông Hai, mỗi năm cúng giỗ sắm lễ cúng mặn. Được biết, cách không xa ngôi cổ mộ có Ban Trị Sự giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức đãi chay để hờ bà con từ xa đến viếng, thuần đạo không dùng mặn được thì đến Ban Trị Sự dùng chay.

27/4/2015
Lê Minh Triết





Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015


TÌM DẤU NGƯỜI XƯA


Sáng sớm của ngày 16 tháng 2 năm ất mùi nhằm 4/4/2015, chúng tôi khởi hành một chuyến đi Tìm Dấu Người Xưa, mộ phần của Ông Trần văn Nhu. Không may, giữa đường tôi bị cảm sốt nặng. Từ huyện Cờ Đỏ qua huyện Vị Thanh, Vị Thủy và đến được huyện Long Mỹ xã Vỉnh Thuận Đông thì sức tôi quá đuối, chịu bệnh lâu trên đường khiến tôi quờ quạng, không thể ngồi trên xe cho bạn đồng hành chỡ nữa. Tôi được dìu vào một ngôi nhà, xin chủ gia cho nằm tạm. Hỏi ra, chỉ còn cách khoảng năm trăm thước nữa là đến nơi “ghi dấu”. Mọi người nghe nói rất mừng nhưng tôi một chút hứng thú cũng không còn, nằm dưỡng bệnh nhưng cường độ của bệnh tăng chứ không giảm. Tôi suy nghĩ chuyện trở về, không thể nào ngồi trên xe Hon Da, định bụng gọi điện cho một chiếc xe chỡ bệnh từ thiện đến rước… Tôi ngủ khoảng 15 phút, chợt thức thì tươi lại, cơn bệnh làm cho tôi khó chịu cũng đã buông ra, tôi hối đoàn đi ngay đến ngôi cổ mộ…
Kính bái xong là giục về tới nhà xem đồng hồ là 7 giờ 20. Sáng ngày mình mẩy như bị bó, trì nặng, tôi gọi điện nhờ lương y thuốc ba bài của Đức Thầy đến dùng phương pháp thủy châm trị bệnh, nhưng các vị đã đi công tác từ thiện ở vùng thành phố Đà Lạt. Kêu không có ai đến tiếp, tôi nói với lòng thôi thì dùng lại bài bản cũ để cho bệnh tự đến tự đi vậy. Sáng thứ hai ngày 6/4, diễn cảnh khủng khiếp, vừa co gối chân lên cho đỡ mỏi thì vọp bẻ, đau nghiếng xương như chân mình xeo vô hai cái cây cập gắp. Tôi kênh mình bẻ chân cho ngay ra đi đôi với lời kêu cứu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT dài theo dài theo ước chừng một phút sau thì con vọp buông chân tôi ra, vết đau chưa hết, tôi thấy mỏi chân bên kia, kéo gối chân lên, vọp như chực sẵn nhảy vào bẻ nữa, tôi cũng kênh mình thẳng chân cùng với câu niệm Phật. Hết hai chân giờ tôi rất đề phòng, bó chân một chỗ, không cử động mạnh. Đề phòng đôi chân, bỏ lỏng đôi cánh tay cữ động tự do thì vọp bẻ tay. Chiếc điện thoại để cận ngay chỗ nằm, nghe tiếng chuông reo, tôi vừa quay qua, chưa kịp nắm điện thoại để a lô thì dãy ba sườn ngực tôi bị vọp bẻ mạnh, hoằn hoại, mồ hôi đổ ước người. Tôi nhớ là tôi không khóc, lở ra để bọn trẻ mà thấy Ông già chịu đau dở chúng nó cười, nhưng sao dưới má của tôi, lở tay quẹc vào phát hiện có một chút nước.
Trời sáng trưa lắm tôi cũng chưa dám dùng sức ngồi dậy để lắc cái chốt khóa ra khỏi phòng, nhưng lại là lúc mắc tiểu…Bây giờ thì tôi chủ động, tay, chân, lưng từ nằm đến ngồi và đứng lên, cữ động nhẹ, nhẹ, nhẹ, ra khỏi cửa phòng, thảnh thơi quá!
Qua trận đó thì vọp hết bẻ, nhưng mình mẩy ê ẩm, ho, ngăn ngực khó thở, kéo dài đến ngày 24/4/2015, tôi sực thức lúc 4 giờ sáng, đúng giờ công phu thường lệ mà cả hai mươi ngày qua bỏ lệ, tôi xét mình đủ sức để thực hiện một cữ công phu. Sáng lên, màu trời trong vắt, nhìn quang cảnh trước sân nhà rộ lên sức quyến rủ, con bệnh đến ở hai mươi ngày qua đã chào đi. Tốt! Hảo!
Tôi được sanh ra và lớn lên trong vùng trung tâm học Phật của Phật Giáo Hòa Hảo, có sự ung đúc kỷ lưỡng bởi giáo lý giải thoát khổ đau nhân thế của Đức Thầy, hằng khắc ghi lời châu ngọc của đấng trọn lành trọn sáng vào tâm khảm:
“ Nên cố gắng trau thân gìn đạo
Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành
Làm cho đời hiểu rõ thinh danh
Công đức Phật từ bi vô lượng”.
Đứng trước cơ thử thách, PGHH bị pháp nạn, giáo lý bị cắt xén, các cơ sở của tôn giáo bị lấy sạch, tiếng kêu “hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành”lúc nào người tín đồ cũng nghe nhưng ở vào tình thế không được phép; quyền lực đã khống chế người truyền bá bằng nhiều thủ đoạn.
Tôi tuy bất tài nhưng đã là tín đồ tôn giáo thì phải có trách nhiệm bản thân và bổn phận đối với Thầy Tổ khi cơ sở của tôn giáo bị lấp vùi. Đức Thầy dạy:
“ Nên bổn phận của chúng ta phải noi theo chí đức của tiền nhân hầu làm cho trí huệ minh mẫn đặng đi đến con đường giải thoát, dẫn dắt giùm kẻ sa cơ và nhất là phải tiếp tục khai thông nền đạo đức đặng cái tinh thần từ bi bác ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá tánh”.
Dựa vào thời kỳ công nghệ thông tin bùng phát trên hoàn vũ mà sau cái móc thời gian 30/4/1975 bão táp Việt nam đã thổi bay nhiều dân Việt tìm đường tỵ nạn, trong nhân dân tỵ nạn có tín đồ PGHH trôi dạt khắp nơi trên thế giới. Dù đã bị gió cuống bay xa nhưng công nghệ thông tin sẽ nối liền họ lại cùng bàn bạc về PGHH, tôi lập một trang blog haohaole.blogspot.com, chủ yếu hai nội dung chính giáo lý tu học và xã hội từ thiện. Haohaole được bạn bè ủng hộ, đọc giả hài lòng…tiếc vì trong thời gian tôi bị bệnh kéo dài, không có những sáng tác mới đáp ứng yêu cầu cho người hâm mộ.
Đó là lý do hoahaole đã vắng lâu.

Nay gởi lời như gởi được tấm lòng.
25/4/2015

Lê Minh Triết

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

NÊN CÓ TU SĨ KHÔNG?

Nhiều lần tôi bị người trong đạo lẫn ngoài đời hỏi: trong Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) có Tu Sĩ không? Bụng tôi quả quyết là có nhưng miệng thì chưa thể vì qua theo dõi, kiểm chứng, tôi biết trong đạo có một số ít người ý kiến bất đồng, dầu là số ít nhưng quý vị ấy rất là bạo miệng, nói không nhường. Rốt lại, để không bị mất lòng giữa hai phía chấp nhận và phủ nhận, tôi từ chối nói có hay nói không. Những thắc mắc về cái danh “Tu Sĩ” không dừng lại ở những cuộc tiếp chuyện bàn tròn, một lần mở cuộc tọa đàm theo đường chuyền internet vài người yêu cầu tôi viết một bài nói về Tu Sĩ trong PGHH, một  vài email cũng hỏi tôi về chuyện đó.
Tọa Đàm trực tiếp nghe nói bằng chính giọng nói của người yêu cầu hay đọc email mà biết, người ta đã gởi gấm nhiều hy vọng sự giải trình một câu hỏi về Tu Sĩ trong PGHH. Đọc, nghe lòng tôi có chút xao xuyến nhưng chưa hứng thú cầm bút hay gỏ vào bàn phím computer. Mới đây, tôi được mời gặp một số đồng đạo trẻ, tuổi đáng cháu, trong buổi gặp các cháu nói với tôi là rất dị ứng khi đã áp dụng danh từ Tu Sĩ với tính cách “xưa bày nay bắt chước” thì bị người ta không niềm nở. Nghe nói mà tội nghiệp! Nhìn sắc thái của các cháu hiện lên biểu cách Tu Sĩ, tôi trông các cháu có nhiệt huyết phục vụ vì lợi ích của đạo, làm nên sức phát triển tôn giáo, muốn cống hiến công sức vào đạo qua nghiệp vụ chuyên môn của giới tu độc thân lại bị trả giá rất thấp bởi những người anh em “Con Một Cha”. Nghe các cháu nói câu “xưa bày nay bắt chước” làm tôi chợt nhớ chuyện xa xưa, lòng liền sanh hứng thú. Tôi nói:
Vậy hôm tôi nói chuyện với cháu về tên gọi Tu Sĩ trong PGHH phát xuất từ đâu nhá!
Để bàn về tên gọi “Tu Sĩ” tôi xin đưa ra một số thắc mắc mà tôi đã bị hỏi trước đây
- Trong Đạo PGHH có Tu Sĩ không?
- Nếu có, bắt nguồn từ giáo lý PGHH hay phải đi qua lối rẽ nào?
- Nếu không, sao trong tín đồ PGHH người ta vẫn dùng gọi nhau là Tu Sĩ?
Theo tôi, không thể phủ nhận việc trong đạo PGHH có hàng Tu Sĩ và càng không thể phủ nhận sự hiện diện của những tu sĩ lớn tuổi, xưa đã đem sức đóng góp cho giáo hội, sinh hoạt tôn giáo qua các ban, ngành từ thiện hay truyền bá giáo lý.
Bắt nguồn từ Sám Giảng Giáo Lý hay do một lối rẽ nào?
Sự thật, trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý toàn bộ chưa đọc thấy câu nào Đức Thầy nhận có Tu Sĩ.
Tìm hiểu danh từ nầy trong các thư tịch, có sách khi viết về đạo Bà La Môn đã đề là Các Tu Sĩ Bà La Môn, Với Đức Phật Thích Ca, có khi người ta gọi Ngài là Tu Sĩ Cồ Đàm. Sau Bà La Môn Giáo và Đức Phật Thích Ca, ở Đạo Công Giáo cũng dùng danh từ Tu Sĩ. Tất cả sử dụng chung một ý nghĩa, là những vị tu độc thân, cốt cán trong giáo hội để gánh vác các công việc làm phát triển tôn giáo. Giáo hội mà thiếu thành phần tu độc thân nầy, đem sự phát triển tôn giáo mà đưa cho quý vị tín đồ có vợ có chồng con cái đùm đề, đến một lúc có hai công việc đời và đạo thì họ ưu tiên cho việc nào? Nếu như giáo hội có yêu cầu về công tác sinh hoạt giáo sự mà hẹn để “tính lại công chuyện nhà xem có rảnh không” thì Ối thôi rồi! Đó còn chưa nói về hạnh cách của vị Tu Sĩ là chuyên tu, nghiêm gìn giới luật, hết lòng vì Đạo, giữ vững lập trường “lạc đạo an bần xã thân tu tỉnh” để làm một tấm gương sáng theo lời dạy của Đức Thầy. Thử hỏi: Các giảng viên trong ngành truyền bá giáo lý, thuyết qua đề tài “ lạc đạo an bần xã thân tu tỉnh” có thể giao được cho những Ông Bà tín đồ con vợ đùm đề không?
Bách Khoa Toàn Thư nhận rằng “Tu sĩ hay nhà tu hànhthầy tu là người tu dưỡng tôn giáo khổ hạnh, sống một mình hoặc với một nhóm các thầy tu khác trong tu viện. Thầy tu có thể là người cống hiến cuộc đời mình để phụng sự chúng sinh hoặc là một người tu hành khổ hạnh tránh xa trần thế để sống cuộc sống cầu nguyện và chiêm nghiệm cuộc đời”.
Tính từ năm 1964 về trước nhất là trong vòng pháp nạn của thời Ngô Đình Diệm 1954 – 1963 ngoại trừ đạo Công Giáo, các đạo khác bị chính quyền Ngô Đình Diệm cho hoạt động như một hội từ thiện bởi đạo dụ số 10 và sắc luật 002. Sau khi nhà nước gia đình trị cáo chung, sức mạnh tôn giáo PGHH được phục hưng, thành lập ban trị sự. Vì yêu cầu cho sự phục hưng nền đạo, thấy cần có những người tu độc thân hiến mình cho đạo, gánh vác những trọng trách. Ban trị sự trung ương họp bàn, sau cùng đi đến quyết định có Tu Sĩ trong các sinh hoạt của giáo hội PGHH. Một vị Tu Sĩ có danh sớm nhất ở cấp trung ương ngành phổ thông giáo lý là Tu Sĩ Thiện Tâm tác giả của “Mười Điều Ơn”, bút hiệu của Ông Bùi văn Ưởng.
Hàng loạt giấy “Chứng Minh Thư hoãn dịch” vì lý do tôn giáo của Ban Trị Sự Trung Ương cấp ra (nay gọi là nghĩa vụ quân sự). Tôi lúc đó cũng có một vé vào, đề tên họ… Tu Sĩ trị sự viên phổ thông giáo lý của BTS giáo hội PGHH, đã có gởi hồ sơ xin hoãn quân dịch lên chuẩn tướng giám đốc Nha Động Viên Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi xin kể cho các cháu nghe một lần tôi bị “thử giấy”. Nếu tôi nhớ không lầm là vào khoảng mùa đông năm 1973, là Tu Sĩ xuất thân từ một gia đình không dư giả, làm việc ở phổ thông giáo lý là thiện nguyện, tôi xin phép ngành đi cắt lúa mướn xa nhà. Cắt xong một vụ lúa mùa, trên đường về bị một toán rất đông những cơ quan chánh quyền: cảnh sát áo trắng, cảnh sát áo rằn, nghĩa quân, sư đoàn và còn có cả quân cảnh xuống trạm ở khoảng giữa kinh 9 kinh 10 vùng Bảy Thưa. Hầu hết ghe tàu đều bị chận xét bắt quân dịch những thanh niên còn trong độ tuổi cầm súng đưa ra chiến trường. Đi đường, ở độ tuổi đó thì ai cũng biết mà tránh. Các ghe tàu bị chận xét đều không có thanh niên trúng tuổi, những võ đò đưa rước khách đứng mũi chịu sào hay coi lái cũng đều là thanh thiếu nữ. Dưới đò chỉ có tôi và một chú ngoài tuổi quân dịch là nam nhân còn hầu hết đều là phái nữ. Bị mời lên trạm, tôi giới thiệu mình là một tu sĩ làm việc ở ngành phổ thông giáo lý của BTS giáo hội PGHH. Họ hỏi tôi có giấy tờ chứng minh không, tôi đáp có và móc giấy chứng minh thư  hoãn dịch ra. Giấy có hình và dấu mọc nổi ấn lên hình. Họ nhìn mặt tôi, nhìn hình trong giấy đúng mặt rồi trả giấy lại, kêu tôi đi. Dưới chiếc đò dọc chạy từ Ba Thê về Chợ Mới một số khách ngồi chờ lâu không thích, thúc cô chủ đò bỏ tôi nhưng cô chủ đò đinh ninh rằng tôi sẽ được bình an trở lại đò. Cô khuyên bà con chờ thêm một chút. Đúng như vậy, thấy tôi xuống đò bà con mừng rỡ như đón thân nhân đi xa về.
Thử giấy một lần đã ăn, lần thứ hai cũng…ăn mà hơi “bầm giập”.  Hành trình chưa xong, đò chạy tới đầu vàm kinh xáng Cây Dương, ra sông lớn quay hướng về Chợ Mới thì có một chiếc tàu tuần Giang Cảnh đậu chơi vơi giữa sông ra dấu hiệu gọi xét đò. Hai cô nữ chủ đò tôi nghiệp, bị có tôi mà đi không trơn. Ghé lại cô đứng mũi cầm dây cột đò bước qua chiếc Giang Cảnh. Lính giang cảnh kêu tôi lên tàu của họ, cô ở lái chen giữa hai hàng người ngồi đi lần ra mũi đò nan nỉ hàng hai với mấy chú lính giang cảnh: Ông đạo đây là Tu Sĩ mới bị xét giấy ở trạm trong, Ông có giấy chứng minh trình lên là trạm trong cho đi ngay. Các anh làm ơn làm phước sau vợ đẻ con trai, đừng chận xét nữa có được không, mất thời giờ, bửa nay về trễ lắm rồi đó. Nghe cô lái đò nói chuyện có duyên, mặt mấy tên giang cảnh rất vui. Trông chừng họ muốn cho tôi đi mà không cần phải hỏi giấy nhưng tên thuyền trưởng cầm lại để có đôi câu qua lại với cô chủ đò, hắn mời tôi vào trong muôi tàu kêu xuất trình giấy tờ và cô chủ đò cũng đi theo nói đẩy nói đưa chút chuyện. Tôi móc đưa giấy Chứng Minh Thư hoãn dịch ra đưa, tên thuyền trưởng cầm giấy lật qua lật lại cô chủ đò nói: trả giùm cho em đi nhanh mấy anh ơi, trễ đói quý cô bác là các anh có tội đó. Tên thuyền trưởng nói: dựa vào giấy nầy là chưa được, chỉ mới có cấp cao bên đạo ký, thôi lỡ lần đầu tôi tha Ông đi, sau nầy chờ chừng nào phía giám đốc nha động viên cấp thì mới có hiệu quá. Tôi bước qua đò, không biết sao tên thuyền trưởng buông một câu vói theo: Có cô đò làm chứng, chúng tôi không ai đòi tiền đòi bạc vì Ông Tu Sĩ nhá.
Tôi kể chuyện đúng sự thật để xác định trong PGHH lúc xưa có các vị Tu Sĩ là do BTS trung ương đề ra cho phù hợp các sinh hoạt nhằm phát triển PGHH.
Như lúc nảy chú nói: Những vị tu độc thân, cốt cán trong bộ máy giáo hội để gánh vác các công việc làm phát triển tôn giáo. Nói những vị tu độc thân vậy được rồi, còn bảo họ là tu sĩ chi cho có người không chịu, bắt bẻ?
Cháu à, dầu vì cũng phải cho có tên gọi đúng chứ! Từ “tu độc thân”là tiếng nói chung trong toàn xã hội, chưa xếp ngành nghề. Người tu theo đạo Phật phải sử dụng từ ngữ chuyên môn của đạo, ví dụ, người có vợ chồng mà phát tâm tu, Phật giáo xếp hạng cư sĩ tại gia chứ không lẽ nói theo xã hội, người tu có vợ chồng, trơ trẻn như vậy sao? Có vợ chồng tu, Phật giáo gọi tên là cư sĩ, tu độc thân gọi là tu sĩ, quá đúng đi chứ.
Hỏi: Ở giáo lý PGHH Đức Thầy không đặt để có cái danh Tu Sĩ, lập trường của BTS giáo hội làm vậy có đúng không?
- Ý các cháu nói, hễ cái gì Đức Thầy không dạy thì giáo hội không được bày?
- Dạ đúng.
- Ta nên phân biệt để hiểu, Giáo lý của Đức Thầy ta tôn là Giảng Kệ dạy tu, tuyệt đối không ai dám sửa hay thêm bớt, còn giáo hội là do sự tập họp của các tín đồ, tổ chức sinh hoạt tôn giáo, phát thảo kế hoạch, phương hướng, có sửa chữa hoặc thêm ban thêm ngành làm phát triển tầm vóc đạo của Đức Thầy không thể chê là dở được. Ví dụ như xưa trong ban từ thiện của giáo hội PGHH không có ngành sưu tầm dược, trại hòm miễn phí, phát cơm cháo nước sôi trong nhà thương, nay vì nhu cầu cho sự phát triển tôn giáo, cần mở rộng công tác từ thiện xã hội qua đó, thêm tên ngành là chuyện nên làm. Phải hay không phải chư đồng đạo mình cũng làm rần rần đó. Làm rần rần là phải rồi chứ còn gì nữa!
Giáo hội xưa tổ chức trên cán cân công lý thực hiện theo tính dân chủ, chức sắc trong tôn giáo đều do tín đồ bầu chọn, nhà nước không có quyền chen vào nội bộ của tôn giáo bằng đưa những quan chức của họ vào lãnh đạo giáo hội. Khi tín đồ vồn phiếu cho ai, giống như chọn mặt gởi vàng là biết người đó có khả năng hoạt động đạo sự và có thể thảo gở những dính mắc khi bộ máy giáo hội bị trì trệ không đáng. Trong guồng máy giáo hội có nhiều ban, ngành, yêu cầu mở rộng ảnh hưởng cho giáo hội không phải chỉ Ông hội trưởng BTS muốn sao là tùy ý. Ông kêu hợp các ban ngành trong BTS đưa ra đề xuất của Ông hay của thành viên nào trong các ngành. Đề xuất được đưa vào hoạt động là phải đạt tỷ lệ đa số.
Qua đó, Tu Sĩ có một chỗ đứng trong giáo hội là quyết định theo tính dân chủ, hợp lý, hợp tình còn giới thiệu tính hợp lý hợp tình lên phía chánh phủ, ngành có thẩm quyền, yêu cầu cấp giấy hoãn miễn quân dịch cho những tu sĩ nầy. Và chánh phủ cũng đã chứng nhận tư cách pháp nhân cho các tu sĩ trong giáo hội PGHH từ xưa.
Nói tóm lại, trong bộ máy giáo hội PGHH trước năm 1975 là có Tu Sĩ. BTS do tín đồ bầu chọn, khi cấp lãnh đạo tôn giáo được thành hình đi vào hoạt động, tín đồ sinh hoạt tôn giáo cũng theo sự điều hành của BTS. BTS chấp nhận có Tu Sĩ trong guồng máy giáo hội thì tín đồ và trị sự viên các cấp không nên phủ nhận tính hợp pháp của BTS trung ương do mình bầu ra.

3/4/2015
Lê Minh Triết