Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

ĐẾN THĂM MỘT NGƯỜI BỆNH

Người bệnh là một nữ tu độc thân, đạo Phật Giáo Hòa Hảo, chỗ anh em quen thân với tôi từ trước năm 1975, nay 2016 là 63 tuổi. Theo tôi biết vị nữ tu nầy được xếp hạng là bệnh nhân lâu năm. Lúc đầu chỉ một chứng mà trị không hết, nó ở trong thân sanh sản từ đời Ông Bà đến đời cháu chắc thành bệnh thêm bệnh. Nhà cha mẹ có sắm ruộng, con gái tu ở riêng cũng được Ông Bà cắt ruộng chia phần nhưng vì bệnh triền miên phải bán từ từ, cứ thế nầy thì tương lai gần sẽ không còn đất cắm vùi.
- Cô đi bệnh viện, dùng thuốc Tây mãi vậy bệnh không hết _ tôi nói_ thử đổi thuốc Nam, thuốc bắc xem sao.
Cô đáp:
- Kỳ nầy chắc là không mãi nữa đâu anh, em quyết định dùng một tháng thuốc lỡ mua nầy, hết hay không cũng nghỉ đi bệnh viện trị thuốc Tây.
- Có gì không ổn sao?
- Đất ruộng giờ làm ra chỉ còn đủ dùng hàng ngày, không thể bán thêm nữa.
Nghe nói như than, cảm động quá, tôi hỏi:
- Giá như có người giúp cho cô tiền để tiếp tục trị bệnh cô nhận không?
- Dạ không.
- Tại sao?
- Em tốn tiền thuốc nhiều rồi, xét đã đến lúc không cho tốn nữa.
- Thế chịu chết sao?
- Chết hay sống của chính bản thân, ta không có quyền quyết định chịu hay không chịu. Em thấy biết bao người không chịu chết, chạy thầy chạy thuốc khắp nam bắc đông tây rốt cuộc không chịu chết cũng chết. Đừng có ngông nghênh mà không chịu cho mất công.
Cô ấy nói đúng, nhưng tôi nghĩ đừng nên dựa vào lý do không có quyền quyết định mà bỏ cuộc
- Thuốc của tháng đang dùng đây là bao nhiêu tiền?_ tôi hỏi_
- Hai mươi tám triệu_ bệnh nhân đáp_
- Nhiều thế à?
- Cho nên nghỉ tốn là phải.
Nghe con số hai mươi tám triệu tiền thuốc dùng cho một tháng và có thể nhiều tháng kéo dài, ngay cả tôi là người muốn ủng hộ cũng từ thất vọng đi đến tuyệt vọng, tôi lập lại đề nghị ban đầu:
- Dùng hết tháng thuốc nầy, không theo thuốc Tây, hay cô chuyển hướng qua dùng thuốc Nam, thuốc Bắc?
- Em chưa tính.
- Không lẽ thêm một người liều mạng nữa sao!
Cô nhìn tôi và tôi trông vào cái nhìn của cô ấy chừng như, tiếng “liều mạng” không được cô ta hài lòng.
- Trước đây là ai mà giờ anh nói thêm một người liều mạng là em chứ?
- Là tôi đây!
- Anh sao! Thế nào là liều mạng?
- Trước tiên, là người tu không làm việc gì ra tiền, cho dù tôi được sự giúp đỡ của huynh đệ đồng đạo nhưng tôi nghĩ là không nên để tốn như vậy. Kế đó tôi nhớ ra rằng, mình học đạo, thân tứ đại của chính mình, bệnh và tử là đương nhiên, sống hay chết đã được nhân quả sắp sẵn. Nếu số tôi chưa chết, bệnh nặng cỡ nào cũng không chết, còn đến lúc phải chết, nhà giàu tiền muôn bạc vạn như Ông Vua hay giỏi trị bệnh như Ông Bác Sĩ, chừng tới số cũng chết thuốc men nào mà cứu. Năm 2002 đi tù về mắc bệnh lai rai, tốn tiền thuốc lúc năm chục, khi một trăm ngàn cũng lai rai, cho đến khoảng cuối năm 2002 bệnh đến tôi nói dứt khoác với nó: Khõe được thì Ta đi hái thuốc ba bài về nấu uống, không thì thôi. Ta không mời my đến mà my tự đến, tự đến được là tự đi được, từ nay đối với ta my tự đến tự đi nha!
Nhiều lần tối giăng mùng ngủ, sáng không dậy nổi cuốn mùng. Nằm mấy ngày thì mấy, niệm Phật cho quên cái mấy ngày đó đi! ăn được hay không thây kệ, niệm Phật cho quên cái ăn hay không ăn. Có khi ba ngày, có khi năm bảy ngày, bệnh ở đả rồi đi, người ta nói tôi ngang mà tôi thắng! Năm 2013 tôi bị chứng Thần Kinh Tọa, đau nhức ghê gớm, cô có tưởng tượng được không, mới chừng năm ngày thì đôi chân có một chiếc teo nhỏ tám mười với chân kia. Huynh đệ gần xa nghe tin tôi bệnh mà biết tôi chỉ dùng thuốc của Đức Thầy, người ta mời giùm một vị lương y chuyên trị bằng thuốc ba bài. May mắn là bài thuốc nói trên được đem sử dụng với hình thức thủy châm, tiêm vào tĩnh mạch.
Có người thắc mắc: Thuốc ba bài của Đức Thầy dược liệu toàn là lá cây, rất dễ tìm, có thể tự mình đi hái về nấu uống, nay sao lại chế ra thuốc tiêm, không đúng nguyên thỉ ?
Câu thắc mắc “không đúng nguyên thỉ” đã có một phần nào thêu dệt, Sự thật thì Đức Thầy kêu dùng thuốc của Ngài nhưng Ngài không có chỉ cách sử dụng:
“Có đau xem thuốc Ba bài,
Tâm thành cầu nguyện ắc nay bịnh lành”
Và câu:
“Có đau thì thuốc đó mà,
Dòm trong bản chữ về nhà kiếm cây”
Kiếm cây đem về, Ngài không dạy bước kế tiếp là phải nấu lấy nước uống hay làm gì. Từ đó cho thấy thuốc nầy có thể đem sử dụng bằng nhiều hình thức. Lúc đầu nấu uống, sau nầy người ta làm ra thuốc tán, thuốc hoàn, thuốc tiêm. Đã có nề nếp từ sở y tế tỉnh Hà Nam, đủ tính khoa học tôi hy vọng thuốc ba bài của Đức Thầy sau nầy sẽ được đem trị trên toàn thế giới để “khắp bốn biên liên dây Hòa Hảo”.
Thỉ tổ của thuốc ba bài trở thành thuốc tiêm là do đại lão đồng đạo tiền bối Trần Minh Thiệu khởi xướng và đưa vào thực hành khoảng cuối thập niên sáu mươi. Kế sau được nhị vị có tiếng tăm trong giới Tây Y là Bác Sĩ Trần Lũy ở bệnh viện Rạch Giá và bác Sĩ Đào Tuấn Kiệt giám đốc bệnh viện đa khoa An Giang, qua nghiên cứu, hai Ông cho đây là cách chế biến tốt, mang tính khoa học nên ủng hộ và giới thiệu. Nhân đó, đại lão đồng đạo tiền bối Trần Minh Thiệu mở một bệnh viện tại quận Lấp Vò chuyên trị thuốc của Đức Thầy qua phương pháp nói trên. Sau 1975, khoảng những năm đầu của Thiên Niên Kỷ mới nhân chuyến đoàn lương y PGHH đi trị bệnh cho bà con ở làng ung thư xứ Bắc Việt, cách trị liệu đã gây được sự chú ý của chánh quyền địa phương và nhất là hội UNESCO Việt Nam nên đã tạo điều kiện, hưỡng dẫn thủ tục mà sở y tế tỉnh Hà Nam chứng nhận tính y học hiệu quả của thuốc Ba bài và cho phép hoạt động từ tháng 6 năm 2008. Niềm tin của tôi đối với thuốc của Đức Thầy, dầu đem sử dụng ở hình thức nào tôi cũng đồng ý.
Tiêm thuốc một lần đầu, sau nửa giờ đồng hồ tôi thấy kết quả rõ nét đáng mừng, nhưng vì lâu lâu mới đến chít thuốc, bệnh nhẹ hơn chớ không hết hẳng. Sau đó tôi tìm cách nhờ người chỡ tôi đến ở tạm gần chỗ lương y có tay nghề chuyên môn yêu cầu sáng tiêm chiều tiêm đúng một tuần lễ là khỏi bệnh. Giờ không cần ai đưa về, tự động lái xe về. Mấy ngày sau tôi xem lại đôi chân, cái chân lép hai còn tám đã lên lại mười mười.
Tôi nói cách trị liệu thuốc Ba bài của Đức Thầy để cô bệnh nhân khởi lòng tin, yêu cầu cô hỏi tới bằng vẻ ham muốn thì tôi sẽ dẫn lương y chuyên môn đến giúp. Nhưng cô, gần như tuyệt vọng về những phương thuốc trị bệnh nên không hỏi tới. Thấy vậy tôi nói qua cách trị bệnh khác:
Sau khi đã trị qua thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc Tây mà bệnh không nhún nhít cụt kịt thì còn một cách trị bệnh cuối cùng mà cao nhất là dùng nước Cam Lồ của Phật.
Nghe nói thế cô ngước cổ nhìn tôi:
- Là sao anh nói rõ đi!
- Thiết tha niệm Phật, điều nầy cô làm được mà phải không ?
- Dạ, em sẽ làm.
- Cô sợ chết không?
- Sự thật là em bị bệnh hành quá khổ, thân thể tìu tụy đến cỡ nầy không muốn kéo dài cuộc sống khổ đau thì chết có gì đâu là sợ.
- Tốt lắm!
- Đáng khen sao?
- Rất đáng khen! Không sợ chết để không còn động tâm trước cái chết, không bị cắt đứt bởi vọng niệm nuối tiếc, trì danh Niệm Phật suôn đường, Phật trên cao nghe thấy phát Cam Lồ trị bệnh cho, hoặc vì Niệm Phật không bị cắt, giữ chánh tâm lâu, gột rửa bụi nhơ trần tục tự đó thành cam lồ trị bệnh cho chính mình. Nếu căn số đúng ngày giờ tử mà nhất tâm niệm Phật thì lúc tử không xảy ra đau nhức thân thể, thong dong đi về cõi Phật.
- Rất cám ơn anh cho em lời khuyên về cách trị bệnh cuối cùng mà cao nhất nầy. Bệnh em giờ cầu có “Cam Lồ Phật ban”, Em tin tưởng điều anh nói và em hứa sẽ làm.
30/5/2016



Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

CHỐN PHẬT ĐƯỜNG
Chốn Phật-đường rán trau đức-hạnh
Phải bền lòng mới rảnh trần-ai.
(Lời Đức Thầy)

Xưa nay nói về tu hành người ta quan niệm rằng muốn tu đến nơi đến chốn thì phải xuất gia vào chùa hay lên núi rừng quạnh quẽ không vướng bận việc đời thì tâm mới thanh tịnh sáng suốt. Ý nghĩ ấy đã trở thành quen thuộc mỗi khi nhắc đến chữ tu trong đạo Phật. Người ta đâu ngờ rằng chùa hay núi rừng quạnh quẽ chỉ cho ta cái cảnh yên tịnh, một nơi ở tốt phù hợp cho sự tập tu rồi ta phải siêng năng tập tu chớ chùa không giúp cho ta có sự tập tu. Do đó có người xuất gia vào chùa thành bậc đạo hạnh chói lọi, công viên quả mãn có người tu chưa lâu thì đã quay lưng với Phật Pháp bỏ chùa ra đời, xuống núi, có vị ăn gởi nằm nhờ vào sự tốt bụng của thiện tín, chẳng siêng năng công phu hành đạo, danh lợi tình không phủi, tham sân si không trừ mà ở lâu trong cửa thiền môn, thâm niên thì cũng lên bậc, lên chức. Trông vào cảnh huống ấy ta thử dùng hay câu giảng có lời khuyên như sau:
“Chốn Phật đường rán trau đức hạnh
Phải bền lòng mới rảnh trần ai”.
Hai câu giảng dẫn trên trích từ bài Sa Đéc; bài nầy Đức Thầy viết vào ngày rằm tháng tư năm canh thìn 1940. Lý do sáng tác: Ngài ra đời dạy đạo chưa đầy một năm thì chánh quyền thuộc địa Pháp bắt Ngài phải sống lưu cư, mục đích của họ là không muốn để yên cho Đức Thầy tập hợp đồ chúng giảng đạo, bởi Đức Thầy tự do truyền đạo thì thinh thế của PGHH một nền đạo xuất phát từ giữa lòng dân tộc sẽ cao rộng, đồ chúng mỗi lúc thêm đông làm trở ngại cho quyền cai trị của họ, như bài “Lời Nói Đầu” cho quyển sáu Ngài viết: “Năm năm trường xa cách, cái chánh sách áp bức tôn giáo gắt gao của người Pháp làm cho tôi không được gần gũi các người hầu giải bày tường tận tôn chỉ hành đạo của tôi.”
Đức Thầy bị chỡ đi, các tín đồ nghe tin như sét đánh, sợ ức lòng mà liều mạng với quân dị chủng là không nên, Ngài viết để trấn an lòng trung thành của bổn đạo thương Thầy:
“Tiếng sấm sét bên tai xốc xáo,
Cả muôn người ngơ ngáo hỏi han.
Nay thân Thầy cũng đặng bình an,
Khuyên bổn đạo đừng than lắm tiếng”.
Tín đồ lo sợ nhưng Đức Thầy coi sự lưu cư nầy chỉ là sự thường thôi không có sao đâu:
“ta cũng chẳng lấy chi buồn bã
Bởi sự thường của bực siêu nhơn”.
Vậy nên:
“Khắp bá tánh chớ nên bực tức,
Bởi nạn tai vừa mới vấn vương”.
Nói như thế làm an lòng bổn đạo để họ dầu không có Đức Thầy bên cạnh cũng lo học giảng kệ tu hành vượt qua thử thách. Mấy lâu theo Thầy học đạo thì phải nghe lời Thầy. Việc của Thầy để thầy tự quyết “đem chơn lý tuyệt vời phổ thông”; hiện các trò đã vào chốn phật đường thì rán mà trau đức hạnh, bền lòng, hoài hoài sự trau giồi đức hạnh riết thì phàm tâm sẽ hết, trần thế không ham (dứt trần ai) mới mong về cõi Phật.
Lúc Đức Phật còn là đông cung thái tử xuất gia tầm đạo, đem tấm thân lá ngọc cành vàng mà đi chọn lối tu khổ hạnh, chịu đói lạnh suốt tháng quanh năm bên cánh rừng già. Phụ vương của Ngài hay tin đến khuyên Ngài trở lại hoàng cung tiếp ngôi cha trị vì thiên hạ. Ngài đáp: tâu bệ hạ! Trước kia tôi sanh ra được làm con vua nói chờ thừa kế sự nghiệp vương quyền cũng được. Nhưng giờ đây sự nghiệp của tôi đã đổi thay rồi, tôi không còn là người thừa kế vua chúa nữa mà là thừa kế mười phương chư Phật.
Cũng vì muốn đắc đạo cứu vớt sanh linh Ngài kiên quyết đến đổi phải thề bán mạng dưới cội Bồ Đề rằng “Nếu chưa chứng quả vô thượng Bồ Đề dù thân nầy có nát ta nguyện không rời khỏi nơi đây”. Nguyện xong Ngài ngồi thiền định suốt cho đến khi chứng quả vô thường Bồ Đề.
Đắc đạo, Ngài đi thuyết pháp độ chúng, đệ tử của Ngài có tới năm trăm vị là hạng xuất gia, tu hành tinh tấn, hạnh giới trang nghiêm đều chứng quả A La Hán.
Trở lại hai câu trích dẫn trên để tìm hiểu nghĩa ta thấy trong đó có những từ ngữ như chốn phật đường, trau đức hạnh, bền lòng, rảnh trần ai có thể là chiếc chìa khóa mở tung ý nghĩa. Chúng ta bàn xem Đức Thầy nói những gì trong đó.
Chốn: nơi chốn, chỗ ở.
Phật đường: từ ngữ nầy mang hai ý nghĩa 1, chùa thờ Phật 2, trường giảng dạy giáo pháp của Phật. Để làm sáng tỏ hai ý nghĩa về Phật đường ta nên mở rộng phần chi tiết.
1, Nói về chùa, người đến chùa có hai dạng: Đến chùa để lễ bái Phật và chùa để tu Phật.
a, Chùa để lễ Phật: Do sức giác ngộ không sâu, duyên thiền môn chưa hội đủ, sanh trong đời vì bảo vệ sự sống người ta làm các ngành nghề thiện ác đều có rồi chọn rằm hay ba mươi đến chùa lạy phật cầu nguyện, xin phước, xá tội và ban bố cho những điều lợi lạc như hộ độ cho con có sức khõe, mua may bán đắt, làm ruộng trúng mùa … Cầu nguyện Phật độ các thứ chứ không tính chuyện tự độ, lần lần bỏ bớt việc ác hành việc thiện, thức tỉnh cõi đời giả tạm thay đổi tư duy, phát hướng tâm tu để được đắc đạo, vãng sanh. Hay nói cách khác họ cũng muốn được đắc đạo vãng sanh nhưng không phải bằng vào sức của mình mà bằng của Đức Phật cho.
b, Chùa để tu Phật: Đã nhận cõi đời là tạm giả, vinh hoa phú quý như mây gió sự thật không bền; quy y đầu phật, vào cửa thiền môn là chọn nơi trang nghiêm thanh tịnh, trang nghiêm để từ rày không phát tướng lố lăng mà phát sinh hạnh cách cao quí, thanh tịnh để từ đây nhắc nhở tự tánh không sự của mình đã bị vùi chôn trong bao lớp vô minh hãy lấy ra xài. Thật tế hơn, người vào chùa tu hành đều có lễ Phật nguyện cầu nhưng cách lễ nguyện chỉ là bổn phận của người con Phật đối với ân Phật bảo rồi thì gom sức để tự tu tự độ trước khi Phật độ. Đức Thầy viết thi phẩm “tỉnh bạn trần gian” có những câu biểu hiện trạng thái người tu xuất gia là tự độ:
“ Thế-trần tạm giả gạt đời ta,
Lướt khỏi sông mê, khỏi ái-hà.
Nhân-ngã, ngã-nhân đừng cách biệt,
Sắc-không, không-sắc chớ lìa xa”.
Thêm nữa:
“ Phú quí tạo đời thêm mệt xác,
Tham danh phế đạo chí đâu yên.
Chi bằng cửa Phật vui thanh tịnh,
Lánh cõi trần mê giải nghiệp duyên.”
Đức hạnh: Đức: Phật giáo phân làm hai dạng: phước đức và công đức. Phước đức do đem tiền của bố thí giúp đời hoặc ra sức ra công vì người vì đời, cất sửa nhà, cầu đường, thuốc trị bệnh… Công Đức do sức tu thanh tịnh cõi lòng mà có, đây gọi là đức độ. Hạnh cũng có hai điều: 1 nết hạnh ở đời, 2 Hạnh là hành, nhờ hành đạo, trì chí lâu ngày bỏ phàm nhập thánh, nên các bậc cổ đức có gương sáng trong chốn thiền lâm người ta tôn là thánh hạnh.
Bền lòng: trì chí hoài hoài với việc tu hành; như Đức Phật hoài hoài ngồi thiền định dưới cội bồ đề, Đức Thầy đã viết kêu gọi bá tánh không được “tu theo nước lớn ròng bèn thả trôi” vui thì tu buồn là nghỉ không dúng phép tắc của người vào chốn phật đường.
Rảnh: Không vướng bận việc gì.
Trần-ai: Trần, gọi đủ là cõi trần gian hay hồng trần, là cõi giả tạm, có vô số khổ não, những nào là cám dỗ lôi cuốn trụy lạc thấp hèn, những nào là bắt buộc, áp bức bất công, cứ cám dỗ bắt buột, bắt buột cám dỗ lưu liên. Ai: yêu mến thương cảm. Ai cũng là một trong thất tình, bảy món tình có sức lôi cuốn mạnh làm vật cảng cho người trên đường về Tây phương không được thượng lộ bình an. Trần ai có nghĩa là yêu cõi hồng trần. Rảnh trần ai tức không bị trần ai làm vật cảng, tự do đi về Phật quốc hay vào Phật tâm.
Đại ý: Người sống trong đời biết trần gian là cõi khổ. Ngoài cái khổ bởi thân tứ đại sanh già bệnh chết còn những thứ khổ khác vừa vật chất vừa tinh thần. Vật chất để cung phụng xác thân mà thấy thiếu cái nầy cái nọ, so đo hơn kém với người khác, lao động đến cháy da phỏng tráng tay chân nhức mõi mà cũng rán lên để cho thân có đủ yêu cầu; tinh thần thì luôn ham vui bên những thứ cám dỗ gạt lường sanh lắm điều tội lỗi. Để dứt đi sự cám dỗ của cõi đời giả tạm chỉ phải tu hành đi ngược đường duyên mới mong tháo gở mà nhìn lại tu gần đời là không ổn quyết lòng xuất gia vào chùa lên núi đặng tránh bị đời mê hoặc. Vào chùa thì phải chuyên tu, trau giồi đức hạnh, và công việc chuyên tu trau giồi đức hạnh không phải một ngày một bửa mà nhiều ngày, bền bỉ và liên tục. Đến khi đức hạnh vẹn toàn, con người không bị cõi hồng trần đạy đọa nữa “rảnh trân ai”, không bị thất tình lục dục, tam độc, ngũ dục… làm động làm rầy; đường rộng thênh thang, đi tự do về cõi Phật.
Bàn qua hai câu nêu trên “chốn Phật dường rán trau đức hạnh, phải bền lòng mới rảnh trần ai”, nội dung thức tỉnh kẻ tu hành, khi đã quy y vào đạo như vào cửa thiền môn, là chốn phật đường thì rán mà công phu trau giồi đức hạnh, quên các chuyện đời, tâm không còn lưu luyến cũng không hờn giận chi chi với những kẻ làm khó Đức Thầy. Nói tiếng vì Thầy, không phải là đi cứu cái thân của Thầy cho đỡ khổ mà vì Thầy tức là vì đạo cứu khổ của Thầy, người tín đồ phải tự cứu khổ cho mình trước những sự đua chen vật chất say đắm cõi hồng trần chìm xuống hố sâu tội lỗi, hết một kiếp khổ thì lại trầm luân một kiếp khổ khác. Cũng trong bài Sa Đéc Đức Thầy có câu:
“ Ước trăm họ nhẹ mình có cánh
Đồng bay về Cực Lạc một đàng.
Thì thân Thầy hết phải gian nan,
Đâu có chịu mang câu nhạo báng.”
Thương Đức Thầy, không muốn cho Ngài phải chịu gian bởi bất cứ một ai chứ không riêng Pháp tặc, điều nên làm là “nhẹ mình” ở cõi hồng trần để đồng “Bay về Cực Lạc một đàng”.
27/5/2016










Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

NGHI VẤN 4
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC THỨ 14
ĐỀ HỌC: CHÁNH TƯ DUY


Hỏi : Thưa Ông giảng viên! Đức Thầy dạy “Đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác”, ví như trong một gia đình chồng tu vợ không tu hoặc ngược lại thế là người vui với đạo, kẻ vui theo đời; có những yêu cầu không đáp ứng được sanh ra giận hờn, cải vả. Như vậy có bị vi phạm vào lời dạy “đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác” không? Do tu mà có cải vả như vậy là bỏ tu sao? Nếu tu tiếp tục, ém miệng không cải lý cải sự với nhau nhưng tâm vẫn động ầm ầm về việc nghịch lý của vợ chồng có bị rơi vào phần tà không?
Đáp : Một câu có ba vấn đề hỏi, tôi lần lược trình bày:
1, Vợ chồng êm thắm từ ngày trong hai có một người phát tâm tu mà nhà sanh cải vả như vậy có bị vi phạm vào lời dạy đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác không?
Đạo làm người kêu thuận hòa mà mình cải vả thì đã vi phạm trắng trợn rồi còn gì. Người phát tâm tu là người giác ngộ, hãy tự sử đừng để sanh ra cải cọ, và nếu người không tu phát sinh nóng nảy chưởi mắng nặng lời nếu không thể giải thích để có sự hòa thuận thì ta cứ âm thầm mà chịu và Nam Mô A Di Đà Phật trong tâm đi, sao lại bỏ Phật ra mà rước sự nóng nảy vào trong khi mình đã giác ngộ trước hơn người bạn đời mình một bước. Người có học không thể hành sự như người vô học.
Nếu chỉ cần mình không giận không cải cọ cứ tiếp tục ta đi đường ta, là tiếp tục nghịch ý với người nhà mãi như vậy có được không?
Thưa chư đồng đạo hiện diện, tạm thời tôi chưa nói tiếp tục tu, tiếp tục nghịch ý với người nhà là được hay không được. Yêu cầu người tu tại gia còn có trách nhiệm với gia đình vợ chồng con cái, không để mặc chúng nghèo đói lang thang, không đổ trút trách nhiệm cho người không tu phải lo hết mọi thứ trong nhà còn mình thì vừa tu vừa nhịp cẳng rung đùi, kiểu trốn nợ là không xong. Hãy tu thiệt tâm và tu riết sẽ giảm chướng ngại chứ bỏ cuộc là không nên. Ta không tranh cải lý luận bào chữa khi người bạn đời chỉ có một yêu cầu duy nhứt, nhẫn nhịn chớ không nên giải thích để cho phần phải về mình. Xưa có anh chàng bực mình về cái chuyện người ta gọi anh là Ông Gàn. Bực mình nhưng cũng rán dằn và sự rán chịu ấy coi như thành công. Chọc anh không được người ta lấn lướt kêu thêm vợ anh là bà Gàn. Vợ anh chịu không nổi sự chế giễu quá độ, chị ta cải ngoài cho đã rồi lại về nhà cải với chồng:
Anh ăn ở sao người ta gọi anh là Ông Gàn, giờ gọi tới tôi là bà Gàn?
Người ta gọi chớ tôi đâu có gọi.
Thật tôi không chịu nổi anh.
Ra ngoài đường bị người ta trêu chọc, về nhà bị bà xã mắng nhiếc. Buồn quá anh lên núi đi lang thang bổng gặp một cụ già râu tóc bạc phơ đẹp như Tiên Ông giáng trần, hỏi kẻ lang thang:
- Anh từ đâu đến mà mặt mày trông buồn bả thế ?
- Thưa cụ người ta kêu chọc cháu là Ông Gàn, thấy cháu không quan tâm về sự trêu ghẹo của họ, họ lấn lướt kêu thêm vợ cháu là Bà Gàn. Bà tức quá, la hét sỉ nhục cháu ăn ở sao để người ta cười cợt quá mức.
- Thế anh làm gì họ?_ Cụ râu tóc bạc hỏi
- Cháu không biết.
- Có hay nói chuyện ngay thẳng chính đáng không?
- Dạ có ạ.
- Thế là một tội gàn.
- Sao thế?
- Vì chỗ người ta không ngay thẳng, bất chính mà anh nói ngược lại họ là “gàn” chứ còn gì nữa. Thế anh có khuyên người ta làm lành lánh dữ không ?
Dạ thư có.
Thế anh hai tội gàn. Chỗ người ta gian ác để tạo sự sống mà anh cứ đem thiện lại khuyên. Hỏi ra bấy nhiêu đủ biết anh có nhiều tội gàn. Anh sợ làm Ông gàn thôi thì bán nó cho lão.
Thưa cụ! Những tưởng gàn là làm quấy thì cháu mới sợ chứ như nói lành làm lành cũng bị mang tiếng Ông Gàn thì cháu không sợ đâu, cụ mua bao nhiều tiền cháu cũng không bán.
Thế anh đã thức tỉnh thì về nhà mà vui lên !
Kính thưa quý vị, chuyện trên cho ta thấy, khi hành giả đi đúng đường, làm đúng việc, đừng quá sợ mất tình cảm đem bán cái “làm đúng việc” của mình đi. Chúng ta có trách nhiệm của người con, làm chồng, làm cha,… gánh vác tiếp nhau vấn đề cơm ăn áo mặc; có cơm ăn, áo mặc nhà cửa rồi họ không chịu dừng những ham muốn đòi thêm, ta có quyền không đáp ứng.
Tóm lại Tu Nhân chung với học Phật nó không vỏn vẹn trong đạo làm người mà đặt nói tà dâm hay chánh dâm; tu nhân là tu với con người. Các sư vào chùa tu hành có chuyện giảng qua lại cũng là Sư với Sư, tất cả phục tùng giới luật, tinh thần Lục Hòa. Tại gia cư sĩ người tu với người không tu sống chung, họ không chịu khép mình trong giới luật, ta phải rất vất vả để được tu bên người không tu gọi là Tu Nhân trong giáo lý “Học Phật Tu Nhân”.
Ém miệng để không cải vả cho ỷ ngôn, ác khẩu lừng lên có hay ho cũng một chút thôi và nếu không đè được cái tâm dục khởi ém miệng không thể lâu dài.
24/5/2016





Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

TRONG SẠCH HÓA ĐỒNG ĐẠO


(Tôi xin lỗi chư đồng đạo vì phải dùng từ kém nhã; bài viết nầy bởi một cuộc tiếp chuyện và tôi thuật lại đúng chuyện xảy ra).
Được quý huynh đệ đến thăm là điều hân hạnh. Tôi rất thông cảm câu nói “trong sạch hóa đồng đạo” của quý vị, nghe lạ tai mà hay nhộn nhưng câu ấy đã nói một cách trắng trợn rằng đồng đạo mình đã bị nhiểm đục, liệu các vị ấy có chịu nổi sự  dày vò nầy không? Do vậy mà hướng tới sự trong sạch hóa chắc sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu thể hiện hành động cụ thể với đối tượng tôi cho hành động nầy rất táo bạo.
Học Phật mỗi người có quan điểm riêng và vừa ý thì người ta nâng cao quan điểm. Chúng ta có lập trường tu Huệ, người kia có lập trường tu phước, hai lối tu đều là phương pháp của Phật giáo đề ra; ta thích tu huệ rồi bảo thủ là đúng đắn, cho những người tu phước trụ tướng, tu danh, ô nhiểm cần phải trong sạch lại là không đủ tính thuyết phục.
Xin quý huynh đệ thứ lỗi cho tôi nói: Nhiểm đục hay không là ở tấm lòng chứ không phải ở pháp môn tu phước huệ. Tiền thân Đức Phật Thích Ca đã có nhiều kiếp tu phước, tu huệ; hai pháp tu đối với Ngài đều trong sạch như nhau. Người đời sau tu học theo gương Đức Phật thấy có sự hỗ trợ mật thiết của hai pháp môn mới đặt thành danh “phước huệ song tu”. Nặng lòng tu phước vì thương người nghèo đói, thiếu thốn, bệnh tật khổ đau, lòng từ bi ta tu mót mái dầu mới tập tểnh cũng không nỡ ngoảnh mặt ngó ngang. Có người từ trẻ đi suốt kiếp tu phước đến chừng già chết để lại cho đời danh thơm tiếng tốt; có người tu phước vì ham vui, sanh tâm danh lợi… đi chưa tới đâu giữa chừng đào ngũ. Người tu huệ cũng thế, có vị chuyên tu, không can thiệp vào các chuyện thế gian, tốt xấu giàu nghèo, quên hết sự đời phục mình vào Phật sự, lòng chỉ còn ba ngôi báo Phật Pháp Tăng. Hằng ngày lễ bái cầu Phật, học Pháp, đóng vai làm Tăng để hành pháp của Phật, nhưng cũng có những vị tu chưa bao lâu phát thông kinh luật, vì một niệm bất giác tưởng thông minh là có “Huệ”, nổi danh, háo sắc hám tình cũng gục ngả bên đường về Phật quốc.
Luận như vậy là thật tế trước mắt, ta không thể dựa vào pháp tu hay cách tu khác mình mà đánh giá họ bị nhiểm đục.
Như chúng ta biết, phần đông người tín đồ PGHH là phước huệ song tu. Trong tu tập hằng ngày hai thời công phu sáng chiều, nghe thấy đâu có việc phước thiện thì đi làm chiều về lo phần tu huệ. Mỗi thời lễ bái Đức Phật xong là tịnh tọa nối liền. Ý nghĩa của tịnh tọa là kéo dài sự công phu trụ chính tâm, chính niệm. Mới đây, tiếp chuyện với đồng đạo Thuận Sơn nhà kinh doanh vàng bạc có tiếng ở tỉnh thành Rạch Giá Ông sắp sếp công việc giờ nào việc nấy để có hai thời giờ yên tịnh sớm chiều. Thật sự yên tịnh chứ không bị ép buộc mà làm cho lấy có, Ông tu tập thành thói quen sau mỗi lần cầu cúng là có tịnh tọa, giữ tâm hành đạo được lâu. Ông nói thêm rằng: Từ chiều tối đến sáng không làm việc gì thì nên làm việc Phật, đừng để những chuyện không đâu nhảy vô trà trộn làm mất chánh tâm chánh niệm. Bây giờ là lúc không thể đổ thừa bận việc nầy việc nọ ngoài đồng hay bán buôn ở chợ.
Ai ai cũng phải có cái nghề để sống như Đức Tôn Sư ta nói “Kẻ buôn tảo bán tần, người việc nầy việc nọ, tóm lại cũng vì xác thân mà ra cả”. Như vậy đừng nói ai rảnh rang không công việc, do người ta biết sắp sếp và tiết chế những tham vọng nhiều tiền, những chuyện không đâu. Dự tính mai đi chợ mua đồ thì chuyện gì cũng để ngày mai, mình có động tâm suốt đêm về chuyện ngày mai mua đồ thì cũng không có đồ đâu nửa đêm cho mình.
Sống cõi thế gian chúng ta biết là nơi sống tạm sớm muộn ta cũng bỏ đây mà đi. Kiếp nầy ta chọn con đường về Phật quốc không đáo lại làm người ở cõi ta bà chịu khổ thêm lần nữa vậy thì trong các việc làm hằng ngày để kiếm sống cho kiếp tạm ta phải ưu tiên con đường đi vào Phật quốc, chẳng nên để chuyện làm ăn giàu nghèo thương ghét xâm chiếm thời giờ và những chuyện không đâu hãy loại nó ra. Quyết định rằng có thể nghèo thiếu năm ba bửa ăn nhưng không để nghèo thiếu làm bỏ mất một bửa công phu săn sóc cho quen đường về Phật quốc vào Phật tâm, thần chết đến bất ngờ là không nguy uổng. Nghèo thiếu năm ba bửa ăn mà lỡ có chết là sớm hết một kiếp khổ nhưng nếu không về Phật quốc, vào Phật tâm mà đi theo nghiệp mê thì sẽ đầu thai trở lại hồng trần chịu khổ nữa. Ông Thanh Sĩ viết tác phẩm “đường giải thoát” có kể lại câu chuyện một nhà sư nọ lúc lâm bệnh ăn uống không ngon sư thèm thịt cá. Thầy mà vậy thì đệ tử cũng mê muội theo, làm thịt cá mang đến cho sư. Số thọ đã hết ăn cái gì thì cũng chết, nhưng chết chay không đọa bởi chay thanh, chết mặn là trọng trược mang tội sát sanh phải đầu thai trả quả.
Sống đây ta phải biết thế nào là thật và giả để đừng tốn công quá nhiều săn sóc cái giả mà giảm đi sức phấn đấu bảo vệ cái thật của mình. Nếu ôm được cái Thật trong lòng, đi làm phước thiện là thực hiện tính thương người thương đời, giúp nhau có nhà ở, cơm ăn thuốc uống và khuyên cải dữ làm lành không phải ta đã bắt đầu học hạnh từ bi của Đức Phật sao? Khoe mình tu huệ để không làm phước giúp đời cũng không ôm được điều thật trong lòng, sống theo cái giả tạm thì huệ lòng phải đi mất, chẳng còn chút linh thiêng nào, sau thành Ông sư nói trên là cùng.

Huynh đệ nói hãy làm trong sạch những đồng đạo phạm giới mà quý vị không cụ thể được họ phạm giới gì, ví dụ như: uống rượu cờ bạc, á phiện, hay luân lý tam cang ngũ thường hoặc gây gổ, nóng giận… không thấy người ta phạm phải mà chỉ là nghi nan, vẽ vời đồn đãi thành chuyện chúng ta đã phạm vào điều răng cấm thứ bảy là cụ thể. Quý vị nói gần nói xa nam nữ trẻ tuổi tu độc thân mà lại đi đâu dính chùm với nhau… điều nầy thì ta có thể cho chúng lời khuyên nhẹ chớ không bắt tội la rầy bởi vì ta không thấy chúng có biểu hiện sự phạm tội. Cụ thể lời khuyên nhẹ là đừng chỉ trích chúng cái việc nam nữ lộn sộn. Giả tỷ như người lính đánh giặc, họ thường mở cuộc hành quân dù chưa giết được giặc nhưng thế mạnh của cuộc hành quân sẽ đẩy giặc ra xa đồn bót; trong đồn bót lính có lỡ vui chơi quên gát giặc một tý, hơ hỏng canh gác giặc cũng không có đâu đây mà “chụp đồn”. Chứ đồn bót mà giặc ở quanh quẩn thì thì… Trong học đạo không phải ta đã thuộc lòng câu “dâm tâm bất trừ trần lao bất khả xuất” đó sao? Ta chọn lối tu độc thân là tự nó đã xa rời tình duyên nam nữ. Xa thì phải xa cho mút mắt. Mắt không thấy, lòng không tưởng… khi chúng thấu đáo lời khuyên thì tự chúng hành động dang xa để bảo trì sự cao quý trong khi lòng có kẻ hở. Nghi nan thì không chứng minh mình là “minh lý” điểm trọng yếu của điều răng cấm thứ bảy.
Quý vị bảo rằng những người tu nhiểm đục nếu ta không có cách làm trong sạch hóa nơi họ sẽ gây ảnh hưởng xấu trong đạo. Ai nhiểm đục là tự làm khổ bản thân trước những dày vò của thị dục, cám dỗ; lúc họ chưa bị nhiểm đục lòng trong sạch, sáng sủa nói ra nhiều người tin ngheo, khi họ nhiểm đục lòng không sạch, hành động đen đúa tà dạy thì ai theo mà đi sợ ảnh hưởng xấu? Quá trông có người khác làm tốt đạo bằng muốn họ phải theo ý của mình… Hãy thôi tính chuyện đó đi! Ý của mình muốn làm trong sạch thế nào thì mình làm mới đúng, có kêu người khác làm chỉ là khuyến khích chứ không bắt buộc. Đừng có thói quen đặt gánh nặng lên vai người khác còn mình làm chỉ huy năm ngón. Nếu ta biết trân trọng đặt sự trong sạch hóa trên vai mình thì gánh nặng ấy sẽ không còn nặng nữa đâu. Ta nghi kỵ một số đồng đạo đang nhiểm đục, cho dù sự nghi kỵ đó đến độ có thật nhưng nếu những người như chúng ta luôn luôn làm trong sạch chính mình thì quần chúng sẽ ngả về mình đừng lo kẻ nhiểm đục gây ảnh hưởng xấu, nếu ta không tự làm làm trong sạch hóa chính mình mà lo sợ ghim vào người khác thì ai ghim lo sợ vào ta?
Theo tôi nghĩ, những người học Phật đến độ thế trí biện thông, cho dù họ có nhiểm đục họ đầy đủ những lý lẽ biện luận cho mình trong sạch. Ta tranh luận đến độ nóng giận, thốt lời không hay thì ta là người kế tiếp nhiểm đục cần phải trong sạch hóa mình trước hơn ai. Nếu ta đừng động phạm đến họ đừng cố chấp về sự sai phạm của họ, ta cứ luôn luôn đi bên họ làm huynh đệ tốt, ta sẽ làm tấm gương trong sạch trước đồng tiền mà họ đang phạm phải về tiền bạc, ta làm trong sạch trước danh lợi tình, thật sự thông thả, họ bị vây trói bởi sự được mất, khen chê, phải quấy suốt với người khác riết họ sẽ thấy được điều đó và tự sử trí để họ thông thả. Tuyệt đối không nên dùng lời có tính giáo dục bởi họ đã thế trí biện thông thì lời lẽ của ta không đủ để giáo dục họ, chỉ có sự trong sạch của ta là điều hy vọng hơn hết.
21/5/2016


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

NGHI VẤN 3
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC THỨ 14
NGHI VẤN : ẤY VỀ PHẦN TÀ (trong chánh tư du

Hỏi : Đức Thầy có câu “Đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác” hoặc “Rán giữ gìn luân lý tam cang, tròn đức hạnh mới là báu quí.”Một trong tam cang là phu thê cang. Chẳng phải Đức Thầy bảo trọn với đạo vợ chồng là báu quí sao? Nhưng dạy về chánh tư duy Ngài lại cho nghĩa vợ chồng là phần tà. Xin nhờ Ông giảng viên lý giải về điểm bất đồng nầy?
Đáp : Đức Thầy dạy “đạo chồng vợ thuận hòa cho đến thác” là nói lên tinh thần đạo làm người. Chúng ta tu đây là tu theo đạo Phật, không phải Thánh Giáo Hòa Hảo, Tiên Giáo Hòa Hảo, Thần Giáo Hòa Hảo mà là Phật Giáo Hòa Hảo. Trong PGHH có 4 ngôi dạy đạo mà Phật Giáo là chủ trì, Thánh giáo Tiên giáo Thần giáo cũng phải núp dưới là cờ đạo Phật chịu chung cái tên Phật Giáo Hòa Hảo.
Dù tu Phật nhưng ở tại gia cư sĩ sống với nhiều người trong đó vợ chồng con cái chung đụng nhau dễ hay rầy rà to tiếng, chưởi mắng, đánh nhau. Ngoài ra, có khi chồng hay vợ lén lút ngoại tình hoặc nghi ngờ lén lút ngoại tình, khiến trong nhà sanh giặc, mất hạnh phúc. Cặp vợ chồng mất hạnh phúc sẽ có thêm nhiều người trong nhà mất hạnh phúc; nếu sự việc dẫn đến ly hôn thì con cái sẽ thiếu tình thương; theo cha thì thiếu tình thương với mẹ, còn theo mẹ là thiếu tình thương cha. Như vậy cũng chưa dừng còn kéo thêm nhiều nhà nhiều người trong thân tộc họ hàng bên vợ, bên chồng lo lắng.
Để tránh đi sự bại hoại hư hèn đó thánh nhân dạy cho cái đạo vợ chồng là trọn đời thương nhau, khổ khó mấy cũng thương nhau và cùng nhau vượt khó. Không vì nghịch cảnh, nghịch lòng mà sanh tâm chán ghét rồi kiếm mối tư tình dẫn đến hôn nhân tan rả. Đức Thầy có câu:
“Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh
Sách thánh hiền dạy đạo làm người.
Xem truyện thơ chẳng biết hổ ngươi,
Mà là thói Điêu Thuyền, Lữ Bố.”
Vợ chồng không thuận hòa gây tác hại rất lớn nên thánh nhân dạy ra luân thường đạo lý cho vợ chồng hòa thuận, xóm làng yên ổn, xã hội không có kẻ ác ngoại tình ghen tuông giết hại. Đức Thầy mượn ý thánh nhân mà khuyên chồng vợ thương nhau hòa thuận trọn đời, một vợ một chồng là chánh dâm và trai gái không được quan hệ tình dục khi chưa có lễ cưới hỏi. Đạo Nhân chỉ chừng ấy thôi nữa sau chết sanh về đâu trong lục đạo luân hồi đạo nhân không cần biết.
Đạo Nhân trai có tam cang: Quân thần cang, phụ tử cang và phu thê cang, rất coi trọng ơn quân vương, đã đề ra quân thần cang là cang đứng đầu, quan tâm đến quốc gia đồng bào và có năm thứ trách nhiệm: Thầy trò, vua tôi, phu thê, phụ tử, bạn bè. Những điều nầy tốt cho gia đình, xã hội, quốc gia mà phu thê đứng ở vị trí quan trọng làm tốt cho gia đình xã hội thái bình an lạc.
Kính thưa chư quý đồng đạo! Đạo Phật, nếu nói có quốc gia thì quốc gia không phải ở cõi thế gian nầy mà là An Lạc Quốc. Chẳng phải ta thường đọc câu “Mãn kiếp hồng trần sanh lạc quốc” đó sao! Như vậy đối với những ai muốn tu hạnh giải thoát không cần xậy dựng hôn nhơn theo chánh dâm và nghiêm cấm quan hệ gái trai ngoài hôn nhân. Trên đường về Phật tình dục là chướng ngại lớn nhứt trong các chướng ngại thì đừng nên đặt để sự có mặt của nó mà nói nó chánh hay tà. Đạo phật với tiêu hướng giải thoát sanh tử, dầu người ta có được giang san đất nước biết nó hửu hình sẽ có ngày hửu hoại, khi đã tu hành thấy cái giang san ấy làm chướng ngại con đường giải thoát là phải bỏ, điển hình như thái tử Sĩ Đạt Ta của nước Ấn Độ và vua Trần Nhân Tông Việt Nam.
Những vì thuộc tà tư duy, không phải chỉ có nghĩa vợ tình chồng mà là tất cả những gì làm chướng ngại là phần tà, nghĩa vợ tình chồng là một phần trong tà tư duy nhưng tác hại mạnh hơn hết.
Ta nên nghiệm kỷ lời dạy với đầy đủ phân tích của Đức Thầy “ Sanh ở trong trần, con người thường hay bị các thị dục cám dỗ: lợi danh, quyền tước, nghĩa vợi tình chồng…; cái tư tưởng đã rù quến tâm trí mãi mãi quay cuồng vào những sự ấy, không thế nào thoát ly ra được. Ấy về phần tà.” Sau chữ “tình chồng” Đức Thầy bỏ dấu chấm lửng …; là còn nữa còn nữa v. v… Cái tư tưởng rù quến tâm trí mãi mãi …  rồi còn quay cuồng nữa chứ! Quay cuồng là không đứng vững, không tỉnh táo, trên đường về Phật mà không tỉnh táo là quá chướng ngại, Không còn gì để phủ nhận “vào những sự ấy” nó thuộc về phần tà, để sau cùng đi đến kết cuộc là “không thế nào thoát ly ra được”, bảo chúng nó là phần tà là quá đúng đi chớ !
Tôi xin phân biệt “phần tà” với “tà” là hai điều khác nhau. Tà đối chánh, chánh là ngay thẳng, trung trực; tà là công quẹo, gian ác; còn “về phần tà” nó không nhứt thiết là tà đối với chánh. Qua giải thích của chánh tư duy về phần tà, cách giải thích hoàn toàn Phật Giáo, không bàn việc tu nhân đạo mà nói tà dâm hay chánh dâm, và nó không tạo sự gian ác nào quá đáng như giết người cướp của cũng không lấy trộm hay dùng khẩu nghiệp hại ai mà chỉ là ra sức cám dỗ về lợi danh, quyền tước, nghĩa cợ tình chồng… cho người ta đam mê những thú vui giả tạm tu không được nữa.
Lúc nảy tôi nói với quý vị tình dục là chướng ngại bậc nhứt trong các chướng ngại có thể quý vị bị cột bởi hôn nhân không hài lòng; tôi dựa vào Kinh Phật nói “Dâm tâm bất trừ trần lao bất khả xuất”( nếu còn lòng dâm dục thì đừng mong thoát luân hồi trong lục đạo) “Ái bất trọng bất sanh Ta Bà, niệm bất nhứt bất sanh Tịnh Độ” (không nặng tình yêu đương sẽ không sanh trong cõi Ta Bà, niệm Phật không nhứt tâm sẽ không sanh sang Tịnh Độ). Bởi ta còn lòng dâm dục nên mới đầu thai lên cõi hồng trần; lỡ một kiếp bị ái dục lôi cuốn sanh lại thế gian thì thôi lo tu dứt ái, đừng để vướng vào “nghĩa vợ tình chồng” niệm Phật không nhứt tâm không phải một lần mà hai lần trầm luân trong lục đạo. Nếu hạt giống ái dục trong người còn sanh, tất nhiên sẽ bất sanh Tịnh Độ mãi.
Người xưa có câu “Không thể lý luận được với con tim: một là phải đập cho nó tan nát ra hai là phải chìu theo ý nó ”. Hãy đập chết hạt giống ái dục ngay trong tâm mỗi khi thấy nó xuất hiện, đừng ở đó lý luận khơi khơi với nó cho mất công. Đức Thầy viết bài “Cảm Tác” trong đó có những câu chỉnh sửa những ý nghĩ sai lầm của Ông Ký Lục Ngọ:
“Tỏ lời tâm huyết lâm ly,
Mong ai ngộ nhận quyết nghi duyên trần.
Trách lầm mang nghiệp vào thân,
Chỉnh e vai vác Thánh Thần chép biên.
Phận ta nối gót Phật Tiên,
Ngợi khen cũng mặc điêu huyền cũng hay.”
Đức Thầy vạch sáng tâm trạng của người chân tu cho Ông ấy biết:
“Sa môn chí những tín đồ
Mai dong cản mối tựa hồ gớm ghê.
Một là gây nghiệp trần mê,
Hai là tan nát phu thê một đời.
Lòng ta trong sạch người ơi,
Người sao chẳng xét luận lời phi ngôn”.
Sa môn là vị giữ gới làm Tăng xuất gia tu hạnh giải thoát cho đến hạng tín đồ tu tại gia bình thường không được làm mai, cũng không được cản mối người ta nên duyên chồng vợ. Cũng đừng lý luận phải trái của việc vợ chồng, chọn một trong hai con đường: một là vươn vấn cõi hồng trần chọn phu thê ân ái, hai là quyết một đời nầy đập nát hạt giống ái không còn vì để phát sinh dâm dục. Người đã thanh đâu còn ham tục mà đi chọn tục.
Kính thưa chư đồng đạo hiện diện! Qua sự trình bày của tôi nếu vấn chủ không còn điều thắc mắc thì xin cho qua câu hỏi khác.
(Còn tiếp)
18/5/2016




Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

LỄ CÚNG ÔNG BA
Ông Ba quý danh là Ông Nguyễn văn Thới, đệ tử đắc pháp với Ông Trần văn Nhu, dòng truyền thừa của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đức Phật Thầy Tây An Sáng Lập. Ông Ba sanh năm Bính Dần 1866 tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh (Sa Đéc) quy y với Thầy Trần văn Nhu vào mùa xuân năm Đinh Mùi 1907 ở vùng Láng Linh, Bửu Hương Tự. Ông Ba là tác giả của quyển “Kim Cổ Kỳ Quan” nội dung giáo nghĩa khuyên tu rất được người đời từ xưa tới nay luôn luôn ngưỡng mộ; viên tịch vào ngày mùng chín tháng tư năm Bính Dần 1927, tại làng Kiến An Tổng Định Hòa, hưởng thọ 61 tuổi.

(thiệp mời nầy sử dụng trước năm 1975 và nơi thờ là CHÙA có tên KIM CỔ TỰ)
Vì Ông Nguyễn văn Thới là vị chân tu đạt đạo nên bá tánh dựng chùa thờ, Đức Ông Huỳnh Công Bộ thân sinh của Đức Thầy lúc ở vị trí hội trưởng tối cao của  PGHH đặt tên chùa Ông Ba là “Kim Cổ Tự”.

Từ lúc Ông Ba được thờ trong chùa có mang tên tác phẩm của Ông, bá tánh thập phương những ngày thường kẻ xa người gần đến chùa Ông lễ bái, hằng năm vào ngày lễ viên tịch mùng chín tháng tư từ muôn phương, những ai đã nghe đại danh đại Đức của Ông hay có đọc qua tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan đầy ấn tượng đạo đức, không ngại đến Kim Cổ Tự hương linh, nguyện cầu Ông Ba hộ độ.
Hình thiệp mời trên cho chúng ta thấy vị trí tổ chức lễ là Kim Cổ Tự, nhưng từ sau năm 1975 nhà nước xã hội chủ nghĩa lên quyền đã ăn mất ba chữ tên chùa ấy rồi. Họ can thiệp quá sâu vào tôn giáo, lôi kéo những lễ tôn giáo thành lễ dân gian, biến cơ sở tôn giáo thành nơi vui chơi giải trí hoặc chiếm đoạt gây hại tôn giáo mà không vi phạm luật pháp quốc tế về tự do tôn giáo. Đàn áp chùa của tôn giáo là hành động quá thô bạo, thô bỉ, nếu để tên chùa “Kim Cổ Tự” mà đàn áp tức là đàn áp tôn giáo. Họ đổi tên chùa thành tên phủ thờ gia tộc để khi đàn áp tín ngưỡng tôn giáo, phá phách bắt người thì là người đời, không đụng chạm đến cơ sở tín đồ tôn giáo.
Kim Cổ Tự bị mất tên, người ta sẽ biết có sự hiện diện của thế quyền đàn áp tôn giáo. Giờ lịch sử không ghi thành chữ mà ghi ở tâm thức con người, sử ghi có thể bị mất nhưng tâm thức được truyền đi không thể nào mất được. Ca dao Việt Nam có câu:
“Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Mùa lễ năm nay lần thứ 90, 9/4 âl/ 1927 – 9/4 âl/2016, bá tánh gần xa về dự lễ rất đông, các ngôi thờ trong Kim Cổ Tự luôn ba ngày mùng bảy, tám, chín khói hương mù mịt suốt, tiếng đại hồng chung, chuông lớn, chuông nhỏ kêu bon bon mãi vỗ về chư khách đến cửa thiền tỉnh tâm cầu nguyện.

Ban tổ chức lễ cúng Ông Ba rất chu đáo sắm đủ các món ăn, món uống đãi nhiệt tình. Nhiều trạm trại lắp ráp mời cơm, nhiều cây dù khổng lồ buông phủ cả sân rộng để chứa thực khách với những dĩa bún bánh tằm và nước giải khát cung cấp thừa thảy. Đặc biệt nhiều năm lại đây năm nào như năm nào Ban tổ chức chọn giải ưu tiên cho nhà bếp huy động nhân công phụ nữ khắp trong xóm đến gói bánh tét. Tôi gặp vài phụ nữ từ trong chùa ra về dáng uể oải như người quá sức lao động tôi tìm hiểu lượng bánh năm nay một cô nói: Vừa gói xong ba trấn rưởi nếp ruột. Không chỉ tại địa điểm Kim Cổ Tự, nhiều nơi trong vùng rải rác đó đây bà con rủ nhau chọn điểm thích hợp gói bánh hầm chín mới chỡ ra chùa.

Có ba người nhà cách thật xa đi xe suốt ngày mới tới vị trí lễ, cúng xong trên đường về có ghé tôi hỏi han vài câu đạo lý họ khen làng xóm đây có lòng với Ông Ba, cúng lễ long trọng, chưa từng thấy có đám cúng nào đãi bánh Tét linh đình như thế nầy. Nếu đem so với Lễ cúng Ông Hai Trần văn Nhu _ Thầy dạy đạo cho Ông Ba và vị nầy cũng là đệ tử chân truyền của Đức Phật Thầy Tây An _  thì cúng lễ quá đơn giản, thưa thớt ít người.
Nghe khách so sánh tôi cũng thấy buồn buồn; đúng sự thật giữa Thầy và Trò có khoảng cách rõ rệt. Riêng tôi cánh cửa huyền vi thế nào thì chúng ta không biết nên không bàn về sự cách biệt quá xa giữ hai vị ơn trên. Chuyện trước mắt chúng ta thấy được Ông Ba Nguyễn văn Thới trụ tu cho đến khi viên tịch đều ở vùng cù lao Ông Chưởng, Tổng Định Hòa. Chỗ Ông Ba chỉ cần qua bên kia sông là tới Thánh Địa, trung tâm học Phật PGHH. Cái nơi nhà nhà theo đạo thì mỗi lần lễ đến mỗi người ra chút công chút của là linh đình ngay. Ông Hai Trần văn Nhu, vì là con trưởng nam của Đức Cố Quản Trần văn Thành, chỉ cất chùa dạy đạo tu thân hành thiện vẫn bị Pháp tặc nghi ngờ truy cùng đuổi tận Ông Hai phải đi lánh thân ở xứ không có tăm hơi đạo Đức. Cho dù Ông Hai đắc đạo báo trước ngày giờ viên tịch, dạy rành đệ tử cùng sống với Ông nơi xứ lạ quê người, bảo bó Ông trong bảy miếng tre rồi đem chôn, mộ không đắp nấm mà họ vẫn cải lời đi hai ngày đường nhắc đem về cái hòm mới chịu làm lễ chôn cất, mộ đắp nấm bê tông, đệ tử còn cải lời Thầy đến vậy nên xảy ra chuyện kinh hồn: cái hòm chưa liệm bổng nổ tung lên… Người tín đồ đạo đức bình thường trông cậy vào đâu để cúng lễ lớn cho Ông Hai chứ ???
Ngày nay phong trào học Phật cực thịnh, cư sĩ tại gia của PGHH đã lên trường chay nhiều rồi mà người cháu có trách nhiệm thờ phượng và giữ mộ phần của Ông Hai lại cổ xưa quá, dùng mặn và cúng đãi mặn ngày lễ trọng nầy.
Người đời hiện nay dù không tu được nhưng biết tu là cội phúc, không trường chay nhưng biết trường chay là tịnh thân có phước, đi cúng chùa xa hay đi xứ  xa làm từ thiện đói giữa đường nhằm vùng ít có quán cơm chay, khó tìm cũng rán tìm, không được thì mua cơm trắng xịt nước tương vào cũng no bụng. 

Người ta biết Ông Hai là vị ơn trên đắc đạo, bày ra cái chuyện cúng mặn, quá ngược ngạo mấy ai mà chịu. Thành ra lễ cúng không đông là quá dễ hiểu.
15/5/2016


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

CHUẨN BỊ CHO LỄ CÚNG GIỖ ÔNG BA

(thơ mời trước năm 1957  nơi đây là Chùa thờ Ông Ba Nguyễn văn Thới có tên là "Kim Cổ Tự". Từ khi PGHH bị đại pháp nạn bởi nhà nước xã hội chủ nghĩa tên chùa đã bị cây búa lưỡi lìm...)
Hôm nay mùng sáu tháng tư, còn tới ba ngày nữa mới đến ngày chánh cúng Ông Ba Nguyễn văn Thới; các tổ chức từ thiện đãi thí cơm, bánh, nước và các thứ linh tinh khác … đăng ký nửa tháng trước phục vụ bà con đi dự lễ cúng tại “Kim Cổ Tự” (Phủ Thờ Ông Ba) đã hội đủ với những lều vải, nhà tiền chế, rạp che ...


Dưới nhà bếp của Kim Cổ Tự bà con đồng đạo tự huy động sức người và của cải gói bánh Tét với số lượng quy mô đãi khách. Nơi khói lửa mà mỗi người với mỗi tấm lòng lo đạo sự, làm tốt công quả với đấng thiêng liêng.

Dân chịu ảnh hưởng tôn giáo thường gọi nơi đây là chùa Ông Ba, sở dỉ người ta ít gọi “Phủ Thờ” vì Ông Ba tu hành đạt đạo thành chân sư dạy khắp nhân sanh. Phủ thờ là nơi riêng tư của tộc họ, có những tộc họ lớn đông cất phủ thờ rộng rải mà chừng cúng, tộc họ có bao nhiêu người đem hết ra mà so với Lễ cúng Ông Ba chỉ bằng không phẩy một phần trăm người tham dự. Như vậy không thể coi chỗ cúng Ông Ba là Phủ Thờ được. Hơn nữa, Ông Ba là bậc tiên tri và nhà giảng dạy đạo đức huyền thâm, tác Phẩm “Kim Cổ Kỳ Quan” của Ông đã dành cho Ông một nơi cao rộng không có ranh giới; phủ thờ, chỗ không thể chứa nổi bổn đạo của Ông.
12/5/2016


Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

VẬT DƯỠNG NHƠN SAO?


“Đừng có dựa vào lý vật dưỡng nhơn!”
Giọng nói lớn tiếng của người phụ nữ giúp việc khiến Ông Thầy của bà chủ nhà giàu nghe khó chịu.
Ông Thầy nầy ở đâu không biết lâu lâu Ông xuất hiện có vẻ bí mật để dạy cho bà chủ nhà ngồi thiền, Ông kêu quán thở ra hít vào bằng các lổ: lổ cuống rốn, lổ chơn lông, làm vậy mà thuần thì xác thể mạnh khõe, sống lâu, giữ trẻ nhan sắc. Những yếu tố quyết định để sống mạnh khõe giữ trẻ nhan sắc ngoài việc hít thở theo phép ngồi thiền Ông còn dựa vào câu vật dưỡng nhơn của người xưa để ăn các sanh vật mạnh có thêm sức mạnh. Nay nghe con ở cho đứa đệ tử nói vậy không khác thể chọc mình, Ông hỏi đệ tử:
- Con nhỏ đó ở đâu lại to mồm thế?
- Bạch Thầy, nó là người giúp việc nhà cho con
- Đến giúp việc nhà có việc tới thì làm sao lại cãi rống họng kia chứ ?
- Bạch Thầy bởi nó là đạo của Thầy Hòa Hảo.
- Đạo Hòa Hảo là được cãi sao?
- Dạ con không nói như vậy
- Hay Đạo Thầy Hòa Hảo là không được sát sanh sao?
- Dạ… Thầy Hòa Hỏa nói “ Không có sự sát sanh vô cớ nào có thể tha thứ được…” và “ đừng có dựa vào lý vậy dưỡng nhơn”
- Con cũng khá thông đạo Thầy Hòa Hảo rồi còn gì?
- Dạ … Con nhỏ ở nó nói riết mà con thuộc.
- Vậy con mướn nó tới đây làm gì?
- Dạ, nó có giao hứa với con làm việc gì cũng được trừ những việc sát sanh hay có liên quan đến sát sanh
- Hết người con mướn chắc?
- Nó hiền, ăn ở ngay thẳng, siêng năng, không tham lam vật chất, nếu nó giúp việc nhà cho con độ bảo toàn cao lắm.
- Chỉ vì an toàn chút ít tài sản dưới bếp mà con để mất việc lớn sao?
- Bạch Thầy… dạ con,
- Con nên sử dụng đầu óc vào việc lớn, đừng ham lợi nhỏ…
- Bạch Thầy, con còn dùng thịt đây vì con tin vào sự diễn dẫn của Thầy “Vật dưỡng nhơn” giết ăn là không có tội. Hãy nói rằng mấy người đạo Hòa Hảo sợ quả báo mà không biết hưởng thụ những món ngon và những điều kỳ thú trên đời thì kệ người ta vậy.
- Thầy cho rằng, nếu có hao hớt chút đỉnh mà so với việc đi ngược lý tưởng của mình, có ngày dài lý tưởng sẽ bị con nhỏ đó nó chinh phục mất. Thầy xác định với con thêm để nhớ kỷ, Vật dưỡng nhơn là câu nói của cổ đức có nghĩa là thú vật sanh ra để nuôi dưỡng con người, đấng tạo hóa tạo chúng cho loài người dùng là phải dùng mới đúng, ăn nó là tạo phước cho nó sớm đi đầu thai. Thầy trách những người thừa tiền đi mua chim mua cá phóng sanh, thú vật sanh ra là chịu khổ, nếu đến lúc nó bị bắt ăn là hết kiếp khổ của nó, người ta lại mua phóng sanh cho nó kéo dài thêm sự sống khổ. Những người chịu kiếp tật nguyền, già nua lụm cụm, nay đau mai ốm cuộc sống thê lương nếu họ hóa kiếp là sớm chấm dứt sự khổ lâu nữa cũng hay hơn là duy trì cuộc sống khổ.
Thương lắm ôi! Người đời trần tục nói giết ăn không có tội nghe còn được, chứ là bộ dạng của Ông Thầy có hơi nhà Phật mà nói vậy tôi tưởng Ông ấy là người ngoài hành tinh. Cách lý luận của Ông từ sự đóng khung Dật dưỡng nhơn cho đến bác bỏ sự phóng sanh chim cá hoàn toàn đi ngược chánh pháp của nhà Phật. Khi nói về nhơn quả Kinh đại thừa kim cang nói “Chém một dao đền một dao, giết một mạng đền một mạng”. Đức Huỳnh tôn sư nói rằng:
“trồng bông kiểng giống chi hưởng nấy
Luật nhơn quả thiệt là cao viễn
Suốt cổ kim chẳng lọt một ai”.
Lúc Sĩ Đạt Ta còn nhỏ có lần theo phụ vương dự lễ hạ điền, bò trâu cày ruộng, đất lật lên lòi ra những con trùng, con dế… chim bay trên cao sà xuống bắt ăn, chúng không hay rằng những lùm cây hay mô đất cận bên có những tên xạ thủ chuyên nghiệp chờ đợi giương cung tên. Sĩ Đạt Ta rất thương sót cho những con vật bị hại chết. Sau nầy lớn lên xuất gia tu hành đắc đạo, thông suốt lý sự đạo đời, chúng sanh các loại đều vận hành theo nhân quả, sanh ra kiếp người giàu nghèo, tật nguyền, đẹp xấu đều do sự báo ứng của nhân quả; gia súc, gia cầm các loại động vật khác cũng đi từ nhân quả mà tạo hình. Ông Thầy của bà nhà giàu nói trên không biết từ đâu đến dạy cái đạo trái ngược quy tắc nhân quả.
Ông Thầy ấy dường như không dám dạy rộng ra ai, nguyên xóm chỉ có bà nhà giàu đủ cung phụng Thầy, học phép ngồi thiền thở lổ chơn lông tăng sức khõe, giữ nhan sắc. Phụ nữ nhà giàu nghe nói bí quyết giữ nhan sắc là khoái chẳng phân biệt đúng sai.
Sau khi được Ông thầy đến nhà dạy hít thở, ăn các sinh vật mạnh để tăng sức mạnh, cảm nghe trong người sung sức, một hôm bà ta chiều nhàn đi dạo, cũng có ý “khoe đẹp” dáng vẻ năm mươi tuổi của mình. Thấy bà đi thông thả trước đường, một người hàng xóm trong nhà ra, chận hỏi chuyện:
- Nghe đồn có Ông thầy dạy chị cách giữ sức khõe và nhan sắc bằng phương pháp thiền quán và ăn những loài động vật có sức mạnh để tăng thêm sức khõe  là có không?
- Đúng vậy, chị cũng thấy tôi cỡ nầy đẹp ra nhiều chứ?
- Ừ, đẹp hơn tôi nhưng tôi nghĩ do chị có phước tướng chứ không phải Ông Thầy của chị dạy hay đâu.
- Chị em mình đừng nói vậy! lỡ Thầy nghe được là phiền phức tôi lắm.
- Sợ gì chứ! Ông ta không sợ tôi thì thôi chớ tôi làm sao sợ Ông ta. Không dùng chay được mà dùng mặn tội có một, đưa cái thuyết ăn mặn không tội còn biện hộ là làm phước cho những con vật sớm hủy bỏ kiếp khổ là cực tội. Người dù tật nguyền, già nua cũng một kiếp con người, nếu chị cùng quan niệm với Thầy chị, những người bất hạnh nói trên nên hủy khổ cho họ là hơn thì xin phép chị cho tôi nói thẳng chị còn có bà ngoại già tới lẩm cẩm, cho dù không ở chung với chị, bà ấy đi đứng hết được chị “ra tay” cho bà ngoại hết khổ!
- Con quỷ!
- Chị không nỡ thì kêu Ông Thầy của chị làm giùm.
- Con quỷ con quỷ!
- Chị kêu tôi con quỷ cũng được miễn là tôi không làm quỷ thì thôi. Chị đi thông thả nhá người đẹp.
10/5/2016