Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

THEO DÕI CHUYẾN CỨU TRỢ

Nhân cùng chuyến đi cứu trợ đồng bào miền trung bị lũ lụt, ngồi chung xe mọi sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi, tâm sự thoải mái như người chung một nhà, tình rất thân thương. Nhờ thế, hôm rồi nghỉ đêm ở chùa Phước Sơn có dịp tôi hỏi Trần Hửu Nghĩa (mười Nghĩa) trưởng đoàn… về số tài khoản để có được một chuyến đi cứu trợ đậm đà tình thương nầy, ông cho biết:
Chuyến đi nầy tôi muốn nối rộng vòng tay nhân ái làm đúng lời dạy của Đức Thầy “Rủ nhau làm phước Liên Đài được lên” cần kết hợp đồng đạo nhiều tỉnh đóng góp và đi cùng để có dịp bên nhau học hỏi đạo đạo đức nên tôi liên lạc với những huynh đệ  quen thân kêu gọi sự ủng hộ tinh thần và tài vật. Kết quả như ý, được đồng đạo ở nhiều tỉnh nói trên chấp nhận lời mời.
Nghe qua tôi liền hỏi: có thể giới thiệu cho tôi gặp các vị đại diện ấy được không? Được _ Mười Nghĩa trả lời.

Tấm hình có bảy vị chụp chung trước sân chùa Phước Sơn: Trần văn Sơn, Trần văn Quyền, Nguyễn Thị Trúc, Võ thị Ngọc Trinh, Lê thị Thắm, Trang thị Bá và một nữa tôi không biết tên, là những vị mạnh thường quân tốt bụng có tâm quyết giúp đời săn sóc tận tình những người bệnh tật nghèo khổ nếu cần họ, theo đoàn họ tích cực với những hạnh cách vì tha nhân, chen vai vào công việc nấu ăn, đãi đằng rất là chu đáo. Họ đóng góp, vận động thêm bạn bè, thân nhân hoặc đại diện cho mạnh thường quân của họ.
Tôi muốn có sự phân biệt giữa mạnh thường quân và vị đại diện cho mạnh thương quân. Mạnh thường quân là người trực tiếp móc tiền túi mình ra giúp đời, giúp người nghèo đói bệnh tật, giải quyết một phần nào cuộc sống khó khăn cho những người bất hạnh, nghèo khổ bơ vơ, để kẻ bị lôi vào hoàn cảnh không may mắn có thêm sức mạnh mà vượt khó, tìm đến bình an cuộc sống. Đại diện cho mạnh thường quân bởi mạnh thường quân nầy bận công việc hay lý do nào đó hoặc Việt Kiều chẳng hạng từ bên kia bờ đại dương không thể về Việt Nam đi cùng chúng ta để trực tiếp đem tài vật của chính mình đưa tận tay cho đồng bào bị nghèo khổ bao vây, hành hạ. Nhưng vị đại diện cho mạnh thường quân trước giờ có theo dõi thấy người ta đặt trên hai tiêu hướng: một là thân nhân, hai là bạn bè đầy lòng tin tưởng, cho dù là thân nhân hai bạn bè đều phải đặt vào một điểm chung là biết cẩn trọng danh dự mình. Đúng đối tượng cho người có vàng muốn chọn mặt gởi vàng không một chút e ngại.
Sau khi gặp gở từng vị tôi mới biết xuất sứ của số tài vật mà đoàn cứu trợ mang đi cấp thí cho bà con vùng ngập lũ có cả hai: Mạnh thường quân và người đại diện cho mạnh thường quân.
Như quý vị biết, Việt Nam ta từ sau biến cố 30-4-1975 đã có nhiều người ra ngoại quốc, vì họ không hài lòng sống chung với một nền chánh trị không quen… Buộc phải xa quê cha đất tổ thì tình thương quê hương và đồng bào chủng tộc họ sẽ mang theo nổi nhớ nhung đó làm chất liệu để bắt đầu vào cuộc sống mới có một nền chính trị vừa lòng càng không thể quên ngó về quê cha đất tổ. Làm ăn có tiền, dù ở phương trời xa cách nhưng tấm lòng yêu non sông tổ quốc Việt Nam trải dài bao năm tháng vẫn còn nóng hổi trong tim; nghe tin đồng bào mình ở quê nhà gặp nạn, bệnh tật… thì gởi tiền về giúp đỡ. Tình người Việt, dù gặp hoàn cảnh trái ngang đẩy đưa đến cùng trời cuối đất tấm lòng vẫn nhớ về nơi chôn nhau cắt rún, ở đó có người sanh ra mình, đồng bào cốt nhục của mình.
Tôi biết trong đoàn có hai vị đại diện cho mạnh thường quân người Việt hải ngoại, tôi hy vọng những thân chủ của nhị vị đọc được tin nầy, thấy hình người đại diện cho mình trực tiếp phát quà cứu tế đúng mục tiêu chắc sẽ hoan hỉ lắm!
Nói bảy vị trên đây là nói lên sự tiêu biểu chứ tôi biết hầu hết các thành viên trong đoàn ít nhiều đều có đóng góp tài vật và công sức, nhứt là những anh chị em có trách nhiệm lo các bửa ăn cho đoàn và không chỉ là nấu ăn quý vị còn ra công khiên vác hàng cứu trợ từ trên xe xuống, khuân đi vào điểm phát quà, quý vị làm việc vất vả thấy là thương được chứ không đợi nói những lời chuốc ngót nghe được lổ tai mới chịu thương.
Tưởng cũng nên thông báo để quý bà con có đóng góp tài vật cho chuyến cứu trợ nầy mà không đi cùng tiện dịp theo dõi, quan sát việc làm của chúng tôi. Số tài vật đem đi cấp phát miễn phí không có ngoại trừ, tất cả đều đi và đến đúng mục tiêu. Trưởng đoàn nói trước với tôi về chuyến đi nầy: Có vị mạnh thường quân bao hết tiền mướn xe thí cho đi công tác từ thiện, hành trình đến đâu, nếu nghỉ đêm ở khách sạn từ-bi là không đóng tiền, bà con nào muốn cúng dường cho nhà chùa bao nhiêu là tùy hỷ, không có cũng chẳng sao. Nếu ngủ ở khách sạn thứ thiệt thì chơi kiểu Tây ma róc (tự móc túi ra), tiền ăn cũng do các thành viên trong đoàn đóng góp. Tất cả tài vật bà con gởi đem bố thí thì phải đem bố thí đủ số.
Tôi rất vui khi nghe cách làm từ thiện như thế nên tôi sẵn sàng ủng hộ tinh thần kèm theo một ít vật chất hòa nhập một chuyến.

Khách Sạn Phương Nam 18 giờ 25 ngày 30/12/2017

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

CỨU TRỢ MIỀN TRUNG
Chúng tôi, tín đồ PGHH 3 tỉnh An-Giang, Đồng-Tháp, Kiên-Giang hợp tác tổ chức một chuyến đi cứu trợ nạn nhân những tỉnh, vùng bị thiên tai ở một số tỉnh miền Trung. Nhờ vào công nghệ thông tin loan tải rộng cho nhân dân trong nước xem cảnh khổ của đồng bào gặp lũ đã phải vất vả thế nào làm khơi dậy tình thương mà thực hiện ngay cuộc giải cứu kịp thời. Bà con miền Tây Nam Việt chúng tôi đi đây, đa phần là tín đồ PGHH theo dõi qua báo, đài, Internet, đã thấy đồng bào mình ở vùng bị bão dữ hốt mất hoặc đẩy xập nhà cửa, phải sống cảnh màn trời chiếu đất, đói thiếu cơm ăn, bệnh không được chăm sóc y tế, thuốc men. Có nhiều nhà bị lũ cuốn sạch những đồ đạc, chỉ còn một bộ đồ mặc trong mình, tưởng như một giất chiêm bao, mới thấy đó rồi lại mất đó.
Thương quá là thương! Chợt nhớ lời Đức Thầy dạy:
“Nam Kỳ đâu thể sống riêng,
Mà còn cung cấp cho miền Bắc,Trung”.
Đọc qua lời dạy trên, người tín đồ như chạm đến lòng vàng, xét có trách nhiệm với Thầy Tổ, bổn phận với đồng bào, thực hành câu Ca Dao “lá lành đùm lá rách” hay “một nắm khi đí bằng một gói khi no” kêu gọi hảo tâm của bà con đóng góp ít nhiều vào công cuộc cứu trợ.
Trước lâu lắm rồi, năm nào miền Trung cũng bị lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, nhận chìm mùa màng kéo dài những ngày tháng mùa mưa, bà con ở dựa lúa đồng bằng Sông Cửu Long thỉnh thoảng có đoàn nầy đoàn khác quyên góp chở những chuyến hàng ra Trung cứu trợ. Nhưng những năm gần đây không biết vì sao bão lũ miền Trung tăng số lượng và tăng tốc độ thiệt hại, chín vì vậy mà bà con ở vùng dựa lúa phải mở tấm lòng hơn nữa cứu trợ liên miên chuyến. Năm rồi 2016 bão dữ cuồng cuộn, nước dâng cao, nhân dân ở vùng Formosa chịu tơi tả, tôi có cùng bà con mình chở hàng cứu trợ ra đó. Trên đường tôi thấy có nhiều chiếc xe cứu trợ lần lược về và những chiếc cùng lần lược đi, chứng tỏ dân trong Nam không quên tình lúc người miền Trung gặp khó.
Trong chuyến nầy, có vài vị thiện nguyện viên đi quyên góp bài tỏ với tôi: trước chúng ta không lâu đã có đoàn đến đây quyên, người ta quyên rồi mình quyên nữa tôi rất ngại, nhưng không ngờ vì tấm lòng độ lượng, vị tha người ta cũng có nữa để đóng góp.
Nghe vị thiện nguyện viên nầy nói mà chợt nhớ, lúc xưa tôi có tiếp chuyện với hai tổ chức gây quỹ rất hay: một tổ chức của quý vị chạy Hon Da đưa đò, mỗi tuần đóng góp tùy hỷ những đồng tiền bằng sức lao động của mình. Một số trong đó có vị còn hút thuốc lá và nhăm nhi ít rượu sau những buổi chiều muộn, nguyện bỏ để đóng góp số tiền lảng phí hại thân vào việc từ thiện mỗi cuối tuần, nhờ đó mà quỹ từ thiện của tổ xe Hon Da đưa đò khá lên. Người ta dùng tiền đó giúp người nghèo hoặc những gia đình trong vùng gặp khó hoặc nhằm đợt cứu trợ vùng xa như miền Trung chẳng hạng có cơ hội tốt thì trút sạch quỹ đưa đi. Thêm một tổ chức gây quỹ khác: vận động bà con trong xóm nhân lúc rảnh rang việc nhà lãnh lặt ớt mướn. Tổ chức nầy phần đông là người lớn tuổi, hết gánh vác việc nhà, hoặc những cô nội trợ, nấu ăn, dọn dẹp sau bửa ăn xong thay vì mở ti vi xem phim hoặc nằm ngủ thì đến tụ điểm mỗi ngày lặt ớt mướn đóng góp công sức, nhiều người như vậy, lâu lâu kiểm lại cũng khá tiền, nghe nhà ai gặp khổ khó, nghiên cứu kỷ lưởng thấy phải việc thì đề nghị tập thể đem cho.

Sự thật, dân miền Tây Nam Bộ sống nghề nông, lợi tức của mỗi năm không dư nhiều nhưng nhờ lãnh thụ giáo lý PGHH làm kỷ cương trong cuộc sống “Khuyên đừng xài phái sa hoa, ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu”. Từ đó người tín đồ tập tánh không sa hoa mà còn thêm “ăn cần ở kiệm” nữa, mới có dư mà làm chút phước đức cho bản thân. Đồng bào miền Trung nhận của bố thí từ trong Nam đa phần là tín đồ PGHH, người ta tưởng rằng đạo nầy giàu lắm, năm nào cũng nhiều đoàn, nhiều chuyến chở hàng ra Trung phát thí. Sự thật không phải vậy, bà con trong Nam có được hàng đem cho là vì người tín đồ có tâm quyết chia cơm xẻ áo với người bất hạnh nên đã tự động ý thức bản thân làm cái gì đó cho đời. Nhiều người nhà làm ăn không dư mà có tấm lòng thương tha nhân họ khắc phục bản thân tiếc kiệm, hạng chế tối đa việc mua sắm lảng phí, đồng thời lãnh làm chút ít công việc để có tiền cứu tế chứ trích ngân sách gia đình là điều không thể. Cái ăn cái mặc đã được chuẩn bị tốt không cần lo, họ chiết bớt thời giờ nhàn rổi làm mướn kiếm thêm. Có người đi cuốc đất mướn, vẩy cỏ mướn mà ai đến khuyên làm phước họ sẵn sàng bỏ ra một vài ngày công hoặc năm mười ngày công, số tiền lên đến nửa triệu hoặc một triệu bố thí. Nhờ thái độ thương tha nhân mà bà con ta tiếp tục hâm nóng tinh thần lá lành đùm lá rách. Đối với quý vị ấy, nói cho đúng lý, nó không còn là lá lành đùm lá rách nữa mà là lá rách ít đùm lá rách nhiều: đáng kính thay!
Đến ngày 25 tháng 12 – 2017 nhằm mùng 8 tháng 11 năm Đinh Dậu, các thiện nguyện viên đã hội đủ tài vật cho một chuyến cứu trợ, chúng tôi tất cả đều lên chiếc xe chở đầy tình thương hướng thẳng ra dãy đất miền Trung. Ngồi trên xe, các thiện nguyện viên qua bao ngày vất vả đi gôm tài vật từ các thí chủ gần xa giờ đã có chút thảnh thơi, miệng nhếch môi cười sung sướng.
Xe chạy suốt ngày đêm mà công phu lễ bái của người tín đồ PGHH vẫn không bỏ sót cữ nào. Có một vị hướng dẫn chương trình cầu cúng tập thể phát biểu lời mời rất hay: Con người sống với hai bửa cơm căn bản, nếu không có căn bản chắc thân thể sẽ bị suy nhược. Đức Thầy dạy hai thời cúng lạy mỗi ngày là nuôi sống tinh thần, nếu thiếu công phu hành đạo tinh thần sẽ bị tuột xuống giống như sự yếu đuối của xác thân. Người không ăn thì không thể sống tốt, một tín đồ có đạo mà không hành đạo thì không thể nuôi sống tinh thần để theo đuổi mục đích tối thượng.
Trời mờ sáng chúng tôi đến tỉnh Khánh Hòa Nha Trang, ăn sáng đỡ dạ lúc ngoài trời đầy mưa rơi, chúng tôi cũng phải đi trong mưa và phát hai trăm phần quà cũng trong mưa gió đầy trời. Phát xong hai trăm phần quà, trên đường ra huyện Song Cầu Phú Yên, đoàn có ghé thăm Hội Người Mù ở thị xã Khánh Hòa Nha Trang.

Phước Sơn Tự, tỉnh Tuy Hòa, lúc Trời vào tối 26/12/2017.

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

LỤC TỰ TRÌ TÂM

Hôm rằm qua có một số khách đi chùa bái Phật, tiện dịp ghé thăm và yêu cầu tôi cho một món ăn tinh thần. Tôi chưa biết nói gì làm vui lòng khách thì có người khác đưa ra hai câu Sám giảng của Đức Thầy làm câu hỏi hỏi tôi, hai câu ấy là:
“Chữ lục tự trì tâm bất viễn,
Thì lâm nguy có kẻ cứu mình.”
Đáng lẽ đặt câu hỏi xong thì thôi chờ giải đáp đàng nầy chú ấy diễn lý: Người học Phật nhất là hành giả của pháp môn Tịnh Độ, niệm Lục Tự Di Đà cầu vãng sanh Phật Quốc ngay sau khi mãn kiếp hồng trần phải được y cầu. Niệm Phật A Di Đà thì Phật A Di Đà cứu độ, Đức Thầy dùng từ “có kẻ cứu mình”. “kẻ” là ai mà có khả năng cứu lâm nguy cho nhân thế? Chẳng lẽ Đức Thầy gọi Đức Phật A Di Đà là “KẺ “? Nhờ ông cho lời giải thích để tôi mở được gút lòng.
Nghe đặt câu hỏi với lý luận dài tôi có hơi lúng túng với ý nghĩ lạ lùng của vấn chú. Chú giải về đề “Chữ lục tự trì tâm bất viễn, thì lâm nguy có kẻ cứu mình” xưa nay các vị giảng viên lớp tiền bối, trung bối đã giảng giải quá nhiều, đáp số tương đối, nhưng hỏi cái kiểu “bắt từ” như vầy tôi chưa từng nghe thấy bao giờ. Bị hỏi ý lạ, lòng chưa có câu trả lời nên tôi cố kéo dài thời gian để có may ra gở nước bí, không thì chào chua chứ không đáp miễn cưởng. Tôi hy vọng sẽ có kiến giải thích hợp. Đúng là có kiến giải, tôi đáp:
Đạo hửu đặt câu hỏi có nhiều vế, trước hết tôi trả lời thẳng thắng vế hỏi “Chẳng lẽ Đức Thầy gọi Đức Phật là kẻ”? Xin đáp: “Kẻ” không phải là Đức Phật và vì thế Đức Thầy không gọi Đức Phật là kẻ. Vậy kẻ ấy là ai chúng ta từ từ bàn nha.
Như ai cũng biết thế gian là cõi khổ Đức Thầy lâm phàm dạy đạo bằng đưa ra phương pháp niệm Phật, tu cầu Đức Phật từ bi tiếp dẫn vong linh được thoát chốn mê đồ vãng sanh miền Cực Lạc. Tiếp dẫn vong linh hay cứu độ vong linh là chỉ xảy ra trong giờ phút có ai đó thoát trần, nó khác với cái gọi là “lâm nguy” hay “nạn tai”. Chữ vong linh tức nói hồn người chết. Người ta không muốn thân nhân mình hay bạn bè yêu quí chết đi bị đọa xuống ba đường dữ, sáu nẽo luân hồi chịu hết hình phạt bởi nhân quả phải đầu thai lên cõi dương gian làm người, hay vì quá si độn phải sanh vào loài cầm thú. Dầu người thân của mình lúc sinh tiền có tu hay không tu, ác nhiều thiện ít, người biết đạo cũng tổ chức đặt bàn cầu Phật tiếp dẫn và cứu độ vong linh thoát chốn mề đồ vãng sanh miền Cực Lạc. Tiếp dẫn hay cứu độ vong linh chỉ có Đức Phật mà nói cho chuẩn là Đức Phật A Di Đà mới có khả năng đưa người từ chốn hồng trần sanh qua Cực Lạc. “Kẻ” không phải ngụ ý là Phật mà là người trong cõi thế gian, dầu là bậc tu hành chơn chánh lắm công đức và trí tuệ minh mẩn cũng không có khả năng tiếp dẫn vong linh một chúng sanh thoát chốn mê đồ về Phật Quốc bởi bậc tu hành nầy chưa từng ở Phật Quốc thì không có lý cứu độ vong linh về Phật Quốc như về nhà của ông ta được. Cực Lạc là quốc độ của Đức Phật A Di Đà, Ngài mở bày phương cách dạy chúng sanh niệm danh hiệu của Ngài đến nhứt tâm bất loạn, tức trong lúc niệm Phật, NAM MÔ A DI ĐÀ PHÂT chỉ là NAM MÔ A DI ĐÀ PHÂT thôi, không để xen vào niệm vì khác ngoài sự niệm Phật. Niệm Phật có những niệm khác xen vào là không “nhứt tâm”, tâm tâm vọng khởi, là “loạn” chứ không phải “bất loạn”. Khi chúng sanh tu đạt chỗ yếu chỉ của pháp môn Ngài dạy thì Ngài cứu chứ “kẻ” nào cứu được.

Cứu độ lúc “lâm nguy” hay xảy ra “nạn tai” chỉ là cứu an tạm thời cho qua lúc gặp chuyện khó khăn bức hại, câu “thì lâm nguy có kẻ cứu mình” hay “Nạn tai cũng thoát như không” (lời Đức Thầy). Nếu tôi nói “kẻ” đó không phải là Phật nhưng Phật xai tới cứu người vượt khỏi hiểm nguy thì quý đồng đạo đây có tin không? Chuyện Trần Huyền Trang Tam Tạng sang Đông Độ thỉnh Kinh, người ta đã đưa vào phim ảnh phổ biến rộng rãi, đâu đợi người tu mài mò sử nghiệp Phật Giáo mới để lòng mà cả người đời cũng thích. Trên đường thỉnh Kinh, Trần Huyền Trang gặp biết bao tai nạn và tai nạn nào cũng thừa chết nhưng đâu có chết. Bồ Tát Quán Thế Âm khiến Tề Thiên Đại Thánh, Bát Giới, Sa Tăng ba vị đệ tử thuộc dạng tài phép hơn người theo phò hộ. Nếu gặp trận lớn, đụng tới mấy con yêu có nhiều phép thuật, ba đệ tử tác chiến không dẹp nổi yêu tinh thì Tề Thiên dùng phép bay lên tìm ngọc hoàng Thượng Đế hay Đức Phật Tổ, Ngọc Hoàng xai thiên binh thiên tướng xuống cứu “thì nạn tai của Trần Huyền Trang cũng thoát như không” thôi. Đức Thầy dạy đạo khuyến tu có kể sự tích của Trần Huyền Trang đi thỉnh Kinh với nhiều chướng ngại mà nhờ kiên trì, lòng tưởng Phật, niệm niệm nối liền thoát qua biết bao nhiêu cửa tử:
“Lúc Tam Tạng Tây Phương quyết đáo,
Bị lào yêu làm bạo lắm phen.
Đức Từ Bi phải lộ trắng đen,
Lôi Âm Tự cũng đi đến chốn.
Đi dọc đường yêu tinh làm hỗn,
Thấy Đường Tăng thơm thịt mướn ăn.
Nhờ môn đồ Bát Giái Sa Tăng,
Với Đại Thánh Tề Thiên cứu vớt.
Lòng sáu chữ nhớ không có ngớt,
Thì nạn tai cũng thoát như không”.
Đức Thầy viết Sám Giảng Giáo Lý nhắc nhở người tu gìn lòng “Ai coi qua xin đừng bỏ lảng, gắng công trình vạch lá tìm sâu”. Nhờ vậy hễ ai xem qua để vào lòng, có còn ở ngoài nữa đâu mà quên? Từ khi để lòng mới có cơ hội vạch tìm ý nghĩa như “vạch lá tìm sâu” vậy; có vạch lá tìm sâu mới biết con sâu trốn đâu trong lá để tự trị, mặt khác, khi sâu đã hóa nghiệp hoành hành khiến ra tai nạn: nghèo đói, bệnh tật, lâm nguy, sẽ chuyên niệm Phật hành thiện, nguyện cầu Phật Trời  hộ độ ngay lúc bệnh tật, lâm nguy. Ta không thấy Phật Trời hiện thân đến độ nhưng có kẻ khác đến giải quyết tháo gở tai nạn, nghèo đói, bệnh tật, lâm nguy cho ta. Chuyện  “Có kẻ cứu mình” thế gian nầy biết bao nhiêu là chuyện, tôi xin kể một chuyện điển hình:
Xưa ông Trần Minh Thiệu (Ba Thiệu) trưởng ban Phổ Thông Giáo Lý quận Lấp Vò, trước năm 1975 thuở đó PGHH được tự do tôn giáo một cách đúng nghĩa, sinh hoạt đạo sự, truyền bá giáo lý tôn giáo không hạn chế bất cứ nơi nào trong đất nước Việt Nam. Ông Trần Minh Thiệu chở Sám Giảng và Thi n PGHH ra miền Trung phát thí, đêm đó ngủ tại tỉnh Nha Trang. Trời chưa sáng thì ông và những đồng đạo đi cùng được gọi thức để đi ra Phú Yên cho sớm. Mỗi chiếc xe Hon Da ss 67 đều có chỡ một bao Sám Giảng và Thi n Giáo Lý, ra tới cận trạm ngoại ô cảnh sát chận lại nhưng không hỏi giấy tờ tùy thân mà vào quán nước ngồi nhăm nhi tách cà fê bốc khói. Ông Trần Minh Thiệu thấy sao mà chú cảnh sát quá vô tình vô ý, kêu lại không hỏi gì lại bỏ đi, ông liền ngay lại quán nước hỏi mấy chú cảnh sát rằng: Sao không kiểm tra giấy tờ đặng chúng tôi đi đường xa cho kịp? Tên cảnh sát cười nói: các bác trong Nam ra phải không? Chưa đến lúc hỏi giấy thì các bác cứ ở đợi, đừng phiền. Chờ cho đến mỏi cả lòng, ngoài Trời hanh nắng, có chiếc xe nhà binh đi qua thì mấy chú cảnh sát kêu chúng tôi đi đi. Chạy một chút là nghe tiếng nổ ầm ầm phía trước, là Việt Cộng đấp mô giật mìn. Bây giờ tôi mới nghĩ ra: tại sao chú cảnh sát chận giữ xe lại mà không hỏi xem giấy tờ? Cảnh sát ấy chính là “kẻ cứu mình” không thì mìn của mấy ông Việt Cộng gài nổ banh xác còn gì.
Tóm lại, cứu độ hay tiếp dẫn vong linh người thoát chốn mê đồ vãng sanh miền Cực Lạc là Đức Phật A Di Đà, còn cứu khỏi lâm nguy tai nạn là người với người giúp nhau mà người cứu tai nạn hiểm nguy có thể là Phật Trời sai khiến “kẻ cứu mình”, hoặc do người tu gieo nhân lành không thể hưởng quả dữ, gặp dữ thì dữ cũng hóa lành. Bàn xét như trên Đức Thầy dùng từ “kẻ cứu mình” trong lúc “lâm nguy” không ám chỉ Đức Phật, đã quá rõ nghĩa.

                                  22/12/2017

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

TIẾP CHUYỆN QUA ĐIỆN THOẠI

- A lô xin chào!
- Thưa có phải số điện thoại của chú tư Triết không ạ?
- Dạ phải.
- Con là Trúc gọi điện xin nhờ chú minh giải giùm điều con chưa hiểu trong một đoạn giảng luận ạ.
- Dẫn giải trên qua thoại sao?
- Dạ, con vừa đăng ký thành công cuộc gọi khuyến mãi ba mươi phút, chú cứ nói đừng ngại tốn nhiều tiền.
- Được rồi, cô hỏi đi.
- Dạ thưa… những câu con định hỏi là của ông Thanh Sĩ, chú có đồng ý không?
- Đồng ý. Không chỉ ông Thanh Sĩ mà bất cứ của ai nói về sự tu hành với ý nghĩa đúng đắn, diễn giảng rõ ràng, và nhân thân có xuất xứ tốt, dạy phải mình nghe. Đồng đạo nào xưng tài hơn ông Thanh Sĩ và những vị tu hành chân chính khác mà nói năng không phải, hành sử không có phép tắc đạo đức, cái tài tự xưng đó mời mỏi miệng người ta cũng không tin dùng.
- Được vậy con mừng quá!

- Với tôi, Ông Thanh Sĩ là vị cao huynh cùng học đạo, thờ một Thầy với chúng ta. Đức Thầy dạy đạo là “Dạy khôn trần thế chớ nào dạy ngu. Dạy đạo đức người tu rạng lý, mong cho người hữu chí làm theo”. Ông Thanh Sĩ đi trước chúng ta và đã học được điều khôn của Đức Thầy dạy mà phát sáng tâm tánh, giảng luận đạo lý hay ho, sắc bén. Đọc ông người ta thấy cái tinh thần Phật Giáo Hòa Hảo trong ông cao vời vợi “ Tôi như đồng đạo trẻ già, theo Huỳnh Giáo Chủ tại gia tu hành. Tu hồi mười sáu tuổi sanh, đến năm Mậu Tý xuất hành khuyên dân”. Nói thật, đọc quyển Thuyết Pháp Ứng Khẩu của ông do lớp đồng đạo trưởng bối viết tóc ký, tôi xúc động qua lời lẽ mang niềm ưu tư của ông lo bảo vệ đạo Thầy. Kỳ thuyết pháp ứng khẩu ngày rằm tháng hai năm 1953 tại ngôi Tây An Cổ Tự, xin trích đoạn đầu ông thuyết “ Kính thưa quí đồng đạo! Lần giảng nầy cũng như lần giảng rồi, đều được đồng đạo trưởng ấu tham thính đông đảo, khiến cho lòng tôi tràn ngập nỗi vui mừng và đau đớn. Tôi vui mừng, vì thấy việc đạo đức còn được nhiều người nhớ tưởng; song phải đau đớn, vì sự vắng mặt của Đức Thầy hơi lâu, làm cho có nhiều trường hợp gay ngạnh xảy ra giữa khối tín đồ…”
- Thưa chú, trong đồng đạo có người gọi ông Thanh Sĩ là Ngài, có người gọi là Sư Huynh con mới nảy nghe chú gọi là Cao Huynh, chú có thể giải thích sự khác biệt nầy không?
- Đó thuộc về cái thấy riêng của mọi người.
- Nhưng chú đã nói: Ông Thanh Sĩ đi trước chúng ta đã học được cái khôn của Đức Thầy dạy mà phát sáng tâm tánh, giảng luận đạo lý hay ho, sắc bén. Sự thông tuệ đó ta có thể gọi tôn ông là Ngài hay Sư Huynh được, thế sao chú không dùng lại dùng danh từ Cao Huynh?
Đúng, Ông Thanh Sĩ đáng để ta thượng tôn là Ngài nhưng hềm vì trong đồng đạo của chúng ta có một số người không muốn cho ông Thanh Sĩ học khôn lời dạy của Đức Thầy nên đã mang trong người cái bệnh “dị ứng” về ông. Nếu ta kêu Ông Thanh Sĩ bằng Ngài Thanh Sĩ thì những đồng đạo có mang cái bệnh dị ứng họ sẽ bóc lửa lên. Để cho đôi đàng tốt đẹp ta gọi ông Thanh Sĩ bình thường như vậy là được rồi, kêu bằng Ngài, những đồng đạo không ưa cho rằng mình cố tình chọc giận các vị, sanh lôi thôi phiền phức không có lợi cho đạo Thầy. Còn sao tôi không kêu Ông Thanh Sĩ bằng Sư Huynh; vì trong đạo Phật Giáo Hòa Hảo như cô cũng biết, Đức Thầy dạy đạo hướng đa số quần chúng đến nếp tu tại gia cư sĩ Học Phật Tu Nhân. Tại gia cư sĩ thì đâu có Tăng Sư, tùy theo độ tuổi mà gọi nhau là Ông, Bà, Cô, Chú, Bác, anh, em… PGHH đã không có sư mà gọi ông Thanh Sĩ bằng Sư Huynh thì tôi không dám. Hãy để Ông Thanh Sĩ sống hòa đồng với chúng ta, gần gủi chúng ta sẽ tốt hơn là gọi tôn danh ông khiến cho người khác khó chịu đi đến nội bộ chỉ trích nhau làm ảnh hưởng không tốt cho đạo Thầy. Thôi nha! mình nói chuyện vòng ngoài quá nhiều làm mất thời gian, coi chừng ba mươi phút đăng ký gọi khuyến mãi giá rẻ không đủ nói lên phần chính thì uổng đấy. Cô hỏi đi!
- Dạ, thưa chú, trong tác phẩm Thần Cơ Thật Luận của ông Thanh Sĩ có những câu như: Về Tịnh-Độ cho thân hết khổ, Lên Niết-Bàn hầu có an- cư. Được kim-thân bất hoại bất hư, Được bổn-tánh chơn-như thường-trụ”. Đọc trọn bốn câu cho có mạch lạc dễ thông cảm nhưng hỏi chỉ hai câu mang danh từ Phật Học: Tịnh-Độ và Niết-Bàn, Về Tịnh-Độ cho thân hết khổ. Tịnh Độ là gì? Lên Niết-Bàn hầu có an cư. Thế nào là Niết Bàn?
- Tịnh-Độ: Theo như Phật Học Từ Điển, tịnh là trong sạch, Độ là (thổ) đất. Tịnh độ có nghĩa là cõi đất trong sạch. Cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà trang nghiêm thanh tịnh cũng gọi là cõi Tịnh Độ. Đức Thầy từ cõi Tịnh Độ lâm phàm diễn tả nơi ấy như sau:
“Đường sanh mạng Phật ta đồng thọ,
Tánh an nhiên bất diệt trường tồn…
Cảnh như như chẳng có đổi thay
Không còn biết phân chia nhơn ngã…”
Quốc độ của Đức Phật A Di Đà có ba tên gọi: Cõi Tây Phương, Cõi Cực Lạc, Cõi Tịnh Độ. Gọi Tây Phương vì cõi nầy ở hướng Tây. Xưa Đức Phật Thích Ca giới thiệu về cõi nầy như sau: Đây về bên Tây Phương kia trải qua mười muôn ức Phật Độ có một quốc độ của Đức Phật A Di Đà, Ngài nguyện rằng, có một chúng sanh nào niệm danh hiệu của ta đến nhất tâm bất loạn nếu ta không rước chúng sanh ấy về quốc độ của ta, ta nguyện không ở ngôi chánh giác. Đức Thầy lâm phàm khuyên bổn đạo “ngó về Tây niệm chữ Từ Bi, ở Tây Phương chư Phật ngóng trông, chờ bá tánh rủ nhau niệm Phật, cõi Tây Phương chư Phật đợi chờ”.  Cực Lạc là nơi tột vui như Đức Thầy có câu “Khuyên chúng sanh nghĩ tận đuôi đầu, về Cực Lạc mới là hết khổ” hay “ nếu thế gian còn chốn mê tân, thì ta chẳng an vui Cực Lạc.” Chúng sanh cầu sang Cực Lạc phải niệm lục tự Di Đà đạt đến trạng thái nhất tâm bất loạn. Do vì cõi của Phật là cõi tịnh nên gọi là Tịnh Độ. Xưa Đức Thích Ca 49 năm trụ thế thuyết rất nhiều Kinh trong đó có Vô Lượng Thọ Kinh, A Di Đà Kinh và Quán Vô Lượng Thọ Kinh, ba quyển Kinh nầy chủ yếu dạy tu bằng cách niệm danh Hiệu Phật A Di Đà cầu vãng sanh cõi Phật. Đức Phật thuyết kinh nói về Tịnh Độ, sau nầy có Bồ Tát Phổ Hiền lập thành Tịnh Độ Tông.
Niết Bàn: Niết là ra khỏi, Bàn là rừng; Niết Bàn chỉ người đã ra khỏi rừng. Rừng đây chỉ cho rừng vô minh, người trong vô minh tăm tối dễ gây tội lỗi, nghiệp chướng nặng nề phải theo luật nhân quả báo đền. Đạt Niết Bàn tức ra khỏi rừng vô minh, thoát sanh tử, sống trong sự sáng suốt không lầm lẩn vướng tục, tự tánh không sự. Đức Thầy bảo “Niết Bàn tịch tịnh là đường vô sanh”. Theo Đức Thầy, tu muốn đạt đến Niết Bàn Diệu Tâm phải đi từ vô vi pháp “Tầm Vô Vi kiếm cảnh Niết Bàn” và chuyên sâu vào thiền định “Ngoài kiếp phù du của trần thế, có cái gì không vi không dịch, vĩnh viễn trường tồn. Nếu lấy sự thiền định phá tan màn u-minh che phủ thì thấy rằng ở cảnh ấy con người sẽ hết buồn hết khổ, hết quả báo luân hồi”.
Về Tịnh-Độ và Niết-Bàn đáng lẽ phải chi tiết như viết một quyển sách hay một đề tài thuyết trình ít ra cũng một giờ đồng hồ. Đây tiếp chuyện qua điện thoại thời giờ có hạng, chỉ 30 phút thôi…
Nói đến đây thì máy điên thoại của tôi kêu lên tuốt tuốt, tôi coi lại thì máy đã thoát khỏi cuộc gọi.

18/12/2017

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

TIẾP CHUYỆN VỚI NGƯỜI BỆNH

Hỏi tường tận sự xuất hiện của con Nhồng tôi cảm nghe lòng lâng lâng, huyền sự bao trùm. Tôi muốn gặp và tiếp chuyện với bệnh nhân để xem hạnh cách của vị ấy thế nào khi biết mình không còn sống được bao lâu. Nếu bệnh nhân không đủ sức khõe thì cho tôi hỏi thăm đôi câu cũng được. Lời yêu cầu của tôi được gia chủ Phùng văn Lợi đồng thuận, liền vào buồng thông báo, bệnh nhân đồng ý tiếp tôi. Người con trai dìu mẹ ra ngồi trên chiếc võng, tôi lên tiếng chào hỏi:
- Nghe tin chị bệnh tôi đến thăm, chúc sớm bình phục sức khõe.
- Cám ơn anh có lời chúc tốt đẹp nhưng giờ tôi chắc sự tốt đẹp ấy không đến với tôi nữa đâu. Bởi vì bác sĩ đã chạy thì không thể có cơ hội bình phục sức khõe.
- Chị tuyệt vọng sao?
- Sự thật như vậy thì nói như vậy. Không mong cầu lấy đâu gọi là tuyệt vọng?
- Luận lý rất hay! Mang bệnh trong người đến vậy mà rất là tỉnh táo. Xin hỏi chị một câu thật lòng và nếu như nghe không vừa ý xin chị đừng buồn, có được không?
- Được, hỏi đi!
- Bệnh đến bác sĩ chạy chị có sợ chết không?
- Không phải đợi đến bây giờ, nhiều năm qua tôi đã không sợ chết rồi. Sợ là không được vãng sanh Cực Lạc như điều tôi mong mỏi nên đã cố gắng niệm Phật.
- Rất vui được nghe chị nói thật. Tới thăm chị tôi định có vài lời khuyên nhưng điều tôi muốn khuyên trông như chị thông thuộc hết rồi.
- Không đâu, nếu anh cho tôi lời khuyên sẽ hay hơn những vì anh suy đoán về tôi đã thông thuộc.
- Xin cho con nói! _ giọng vừa cất lên khiến tôi chú ý, là con trai của chị Tám _ Nếu con đoán không lầm, sự quan tâm của mẹ con bây giờ không phải là gia đình sự nghiệp, sự thân thương với những người thân trong nhà nầy nhẹ như chiếc bong bóng bay. Điều nầy con rất vui mừng cho sự tu hành của mẹ đã đạt đến trạng thái an nhiên về “nợ gia đình đeo đắm căn duyên”, nhưng con biết mẹ bị trằn trọc vì những người nghèo khổ mà không giúp ích gì cho họ. Hồi trước mẹ còn mạnh khõe, làm ăn thuận lợi, mẹ thường hay giúp đở những mảnh đời bất hạnh, nay mang bệnh ngặt, bất lực hoàn toàn việc cứu người kém may mắn mà nổi sót thương ấy cũng đè nặng trong lòng. Con rất lochưa biết điều nầy nên hay không, nay may mắn gặp được cậu con mong cậu có lời giải thích.
Thật tôi không ngờ bệnh nhân lại sanh được cậu con trai có tinh thần đạo đức giồi giàu như vậy, hiếu thuận với mẹ như vậy. Bệnh bác sĩ chạy thì biết mẹ sắp chết nhưng mẹ lại không quan tâm đến sự nghiệp, đối với người thân thương trong gia đình tình nhẹ như chiếc bong bóng mà cậu ta nói điều nầy con rất vui mừng cho sự tu hành của mẹ đã đạt đến trạng thái nghiệp sạch tình không nhưng hơi lo là mẹ bị chướng bởi thương người nghèo khổ e là không hay bởi vì đến lúc lên đường thì phải buông bỏ hết mọi chuyện cho nhẹ mình mà NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT…. Tôi đáp:
- Thương lo giúp người nghèo khổ, bất hạnh, là việc làm tốt đáng khen và khuyến khích. Nhưng đối với chị tám mẹ của cháu thì điều khuyến khích ấy nên được ngoại trừ, bởi trong hoàn cảnh của chị giờ không có khả năng thực hiện thì buông nó sẽ tốt hơn. Nhớ thương nhiều chỉ làm hao hơi tổn sức mà chẳng ích lợi cho người được mình lo lắng thì thôi đi là hơn. Suy nghĩ thương người nghèo khổ cho là suy nghĩ chơn chánh, nếu không nói là chánh tư duy chứ cũng gần gủi với chánh tư duy. Mẹ của cháu đã mắc bệnh từ lâu, đến nay thì bác sĩ chạy, như vậy thời gian của mẹ cháu còn lại trên đời nầy không nhiều nữa đâu, đừng quá lo những chuyện không nên lo làm uổng mất thời giờ vàng ngọc chỉ để niệm Phật thôi. Chánh tư duy là suy nghĩ chơn chánh, tôi cho rằng để tâm thương người nghèo khổ là suy nghĩ chơn chánh, nhưng đối với hành giả tu pháp môn Tịnh Độ, niệm lục tự Di Đà cầu vãng sanh Tây Phương ngay lúc thoát trần cần sự có mặt của chánh niệm hơn là chánh tư duy, vì giữ tròn chánh niệm là hành đúng theo câu Kinh Phật “Nhứt tâm bất loạn”.
Có lẽ, do gút mắc trong lòng chị tám chưa được tháo gở để suôn đường về cõi Phật với cái khoảnh thời gian còn lại không nhiều nên Phật mới xai sứ giả (con Nhồng) đến thức tỉnh bằng sự niệm Phật liên tục, chị niệm nó ngưng, chị ngưng nó niệm, cách thể hiện của nó quá rõ. Phật biết chị chuyên cần hành đạo có khả năng vãng sanh trong một kiếp nên đã xai sứ giả đến ấy là Phật tạo cho chị cơ hội, chị đừng nên bỏ lở cơ hội vào những việc khác. Việc thương người nghèo khó đối với chị bây giờ không quan trọng vì nó không giải quyết được gì, đeo đuổi chỉ làm nặng nề hành trình trên đường xa muôn dặm. Ví như người ham mua sắm cho mình hay cho người khác, phải có tiền mới mua sắm được, không tiền cho mà lòng chia sẻ nỗi đau nhiều, rốt cuộc chỉ là tự hành hạ thân mình thôi.
Học hạnh từ bi của Phật, nghĩ cách cứu độ chúng sanh, sự cứu độ rốt ráo là độ chúng sanh từ mê sang giác, từ khổ não đến an vui và từ sự ràng buột trong sáu nẽo luân hồi giải thoát khỏi sanh tử. Chúng sanh trong vòng bị độ, bên ngoài cầu Phật độ bên trong mình phải trân trọng việc tự độ nữa thì kết quả nhanh hơn. Trong khi mình chưa tự độ thì chỗ mình gọi là giác ngộ nó chỉ là vọng giác. Không tự độ mà muốn độ người khác, có kết quả cũng không nhiều.
Đối với chị, thời gian sống còn lại ít oi thì hãy lo dọn dẹp chính mình. Dọn sạch để cho hương đạo tỏa ra ngay khi “mãn kiếp hồng trần sanh lạc quốc”. Hương đạo tỏa ra là cách độ chúng hay nhứt và người sanh sang lạc quốc sẽ có đủ cơ hội trở lại nhân gian bằng lâm phàm dẫn dắt chúng sanh tìm đường giải thoát, chẳng phải Đức Thầy dạy như vầy sao “Nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng học đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh”.
- Anh nhắc tôi mới nhớ. Vâng, tôi nguyện làm việc ấy.
- Vậy có bỏ được những suy nghĩ không cần thiết để nhẹ mình đi một cách thông thả không?
- Tôi sẽ cố gắng. Để đạt hiệu quả trong sự cố gắng nầy, tôi muốn có một không gian yên tỉnh cho việc hành đạo mới không bị đứt khoảng. Tôi muốn đi nương nhờ nơi am cốc nào đó, nhưng bản thân tôi giờ không thể tự lo, đến đâu sợ làm phiền người khác giúp đở.
- Sự ồn ào hay yên tịnh nó không xảy ra tuyệt đối. Theo sự suy nghĩ của chị cho thấy, ở nhà hay ở đâu đều có cái hay cái dở của nó. Nếu ở đây có hay có dở thì ta quyết bỏ dở lấy hay cũng được mà.
- Nói thiệt, HAY ở đây là có con chăm sóc chu đáo mọi thứ cần thiết còn DỞ là sự ồn ào của bà con đồng đạo đến thăm, chuyện trò…
- Nếu chỉ vì chuyện ồn ào của khách làm mất thời giờ tu niệm, trường hợp nầy có thể giải quyết tại chỗ. Chị đừng tưởng là đến nương nơi am cốc là không bị làm phiền.
- Thế nào là giải quyết tại chỗ?
- Xét thấy, nơi đây vùng thôn quê tương đối thanh vắng, nhà chị hai tầng, rộng rải mà lại ít người thì dễ có sự yên tịnh miễn là chị đừng quá đòi hỏi. Đối với khách đến thăm, chào nhau một chút là xong thì tự biết đừng để cho có chuyện dây dưa tình cảm, chị nên tỏ thái độ gấp rút tu hành với thời gian con lại là quá ít, cho khách biết bằng đôi mắt khép bớt, môi mấp mái niệm Phật, gặp khách có muốn già chuyện cũng không ở đây lâu mà già chuyện được.
Cám ơn ý kiến của anh. Tôi sẽ làm theo.
Chúc chị thành công.

14/12/2017

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

CON NHỒNG NIỆM PHẬT

Đọc Sấm Giảng của Đức Thầy từ lâu tôi vẫn cứ e ấp trước câu “Thú vật biết tu hành náo nức, còn người sao chẳng dứt hồng trần”. Người ta kể chuyện xưa có con Sáo biết Niệm Phật. Không phải tôi không tin tưởng vào chuyện xưa nhưng cảm nghĩ của tôi rất lợt lạt về con Sáo xưa... Mới đây tôi nghe tin xứ Hưng Nhơn, huyện Phú Tân, An Giang có xảy ra câu chuyện Con Nhồng Niệm Phật. Chiều nghe tin thì sáng ngày 05 tháng 12- 2017 nhằm 18 tháng 10 năm Đinh Dậu tôi tìm đến ngay địa điểm có con Nhồng Niệm Phật nói trên, gặp ông chủ nhà là đồng đạo Phùng văn Lợi (bảy Lợi). Đồng đạo Bảy Lợi tiếp chuyện với tôi trong một gian nhà rộng, không để mất thời giờ tôi hỏi vội:
- Tin đồn con Nhồng mới sáng sớm, không biết từ đâu bay đến nhà chú Niệm Phật, có đúng không?
- Đúng như vậy.
- Không phải con vật nuôi trong nhà chứ?
- Dà phải.
- Hoặc trong xóm?
- Cũng không luôn, tôi đi quanh trong xóm và nghe ngóng xa xa ngoài xóm, hỏi không ai trả lời là có nuôi con Nhồng nầy.
- Xin phiền chú kể lại đầu đuôi câu chuyện được chứ?
- Dạ được.
- Tôi lược thuật theo lời con dâu tôi…
- Sao lại lược thuật từ tin con dâu! Chắc đã đi đâu đó không hay biết chứ gì?
- Không phải, vì bận công việc trong nhà nên hay câu chuyện một cách muộn màng. Dâu của tôi tiếp cận với con Nhồng từ đầu tới cuối, nên muốn hiểu chính xác thì phải bắt nguồn từ nó.
- Thế à, vậy đạo hữu lược thuật đi!

- Tôi (con dâu)đang lui cui rửa rau quả chuẩn bị cho bửa ăn sáng, con Nhồng từ đâu bay lại cận bên tôi mà tôi không hay, bổng nghe tiếng Niệm Mô Phật giọng lạ tôi quay sang bên nầy bên kia tìm coi ai niệm giọng vậy thì thấy con chim to đậu trên vành thùng bê cách tôi chừng một mét rưởi trở lại, trông bộ rất dạn và thân thiện. Khi tôi thấy nó thì không còn nghe tiếng Mô Phật nữa nên không xác định là tiếng Niệm Phật của ai. Tôi định tiếp tục công việc còn dang dở bổng con chim ấy niệm Mô Phật rồi Mô Phật, Mô Phật, tiếp nối và mỗi lần xong một câu Mô Phật thì nó cúi đầu. Nghe thấy như vậy, lòng tôi quá cảm xúc…
- Xin cho tôi hỏi, con Nhồng Niệm Phật lớn tiếng không, rõ ràng không và ngoài con dâu của chú có ai nghe thấy tạn mặt nữa không?
- Rất nhiều, rất nhiều! Nhà tôi, không kể mấy đứa trẻ nhỏ, tính tuổi lớn là 4 người và khoảng chục khách đến thăm tất cả đều chứng kiến bằng mắt thấy tai nghe.
- Nhà của chú thường có khách đến như vậy sao?
- Không. Bà nhà tôi bệnh lâu, đi nằm viện về ngày 12 tháng 10 al thì sáng ngày 13 cô bác anh em đồng đạo hay tin đến thăm, tình cờ chứng kiến sự lạ lùng nầy. Về câu hỏi: tiếng con Nhồng Niệm Phật lớn hay nhỏ, nếu như ban đầu chỉ có tôi (con dâu) với nó, không có đông người ồn miệng thì đứng xa độ bảy tám mét có thể nghe được. còn về tiếng niệm rõ không, sự thật tiếng của nó không rõ ráo như tiếng con người nhưng đủ để mình biết là nó niệm Mô Phật.
- Chú có thể giải thích thêm vấn đề nầy không?
- Bà nhà tôi với quý đồng đạo đến thăm đang trò chuyện trong buồng, nghe có tiếng Mô Phật giọng lạ và một số tiếng lao xao bên ngoài vài người đã ra coi thấy vậy trở vô vẫn bà nhà tôi ra, thấy con Nhồng đứng trên vành chiếc thùng Bê, Niệm Mô Phật và cúi đầu sau câu Niệm Mô Phật. Người ta đứng vây quanh mà nó không một chút vẻ sợ sệt, cứ Niệm Mô Phật và cúi đầu. Bà nhà tôi nghe tiếng niệm Phật cái kiểu tắt ngang nên cất tiếng niệm đủ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ý như dạy nó nhưng khi bà niệm thì nó ngưng, đứng ghì đầu theo dõi, bà niệm bao nhiêu câu thì nó cũng đứng yên như vậy chừng bà thôi niệm thì nó niệm. Bấy giờ có đứa cháu đằng xóm thấy quá thích định chen vào bắt con Nhồng về nuôi, vừa thò tay thì vụt bay mất.
- Chú ước tính con Nhồng xuất hiện ở đây khoảng thời gian là bao lâu mới bay đi không?
Sau câu hỏi của tôi, ông chủ nhà ước tính chưa kịp thì cậu con trai của ông nói:
- Giống như vợ của con ở tiếp cận với con Nhồng cũng lâu lâu thì trong nhà mới hay, con lẹ làng vào trong lấy máy điện thoại cảm ứng ra chụp ảnh quay phim… con ước chừng thời gian không dưới 15 phút.
Coi như xong câu chuyện về sự xuất hiện của con Nhồng, đến lược ông chủ nhà Phùng văn Lợi hỏi tôi: Theo chuyện con Nhồng xuất hiện như vậy ý anh thấy hay dở, lành dữ thế nào không?
Theo tôi thì hay và lành chứ không có dở hoặc dữ. Điều tôi nói hay và lành ở đây không có nghĩa chỉ vào sự may mắn của con Nhồng mang đến viên thuốc cứu tử hoàn sanh… Được biết nữ đồng đạo bệnh nhân của nhà nầy bệnh lâu, qua thời gian dài đau nhức thê lương nhưng sự tu hành cũng không vì đau nhức mà bỏ cuộc thi triển sức mạnh tinh thần vượt qua khổ khó, trì niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà. Điều nầy rất có thể làm cảm động Phật Trời, các Ngài xai sứ giả đến mách cho niệm Phật làm đậm đà thêm sự đậm đà của hành giả hiển lộ tiêu hướng vãng sanh. Sau lúc phát bệnh ngặt, bệnh nhân đã được thân nhân của họ chuyển viện ra Sài Gòn, bơm hóa chất vào cơ thể tính đến nay già ba năm, ít ra cũng ba bốn lần nhập viện, chừng về đâu có con Nhồng, con Sáu nào làm khách đến thăm chúc mừng bằng câu Niệm Phật. Quý vị không thấy chỗ đặc biệt nầy sao! Bệnh nhân xuất viện về tới nhà vào buổi chiều ngày 12 thì sáng 13, con Nhồng không biết từ đâu bay đến niệm Mô Phật, Mô Phật vang vang trước nhà. Còn nữa, khi bệnh nhân nằm dưỡng trong buồng hay tin phía trước phía trước nhà mình có con chim biết niệm Phật, nhờ người dìu ra xem. Nghe thấy nó cứ Mô Phật, Mô Phật, bệnh nhân niệm đủ câu chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT… Lúc bệnh nhân niệm liên tục ba, bốn lần câu niệm Phật đầy đủ thì nó lẳng lặng, chừng bệnh nhân ngưng niệm thì nó niệm, đó chẳng phải vị sứ giả nầy đến với dụng ý nhắc nhở từ rày hãy niệm Phật liên tục đó sao?
Ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao đồng đạo bệnh nhân chiều nay về tới nhà thì sáng mai có con Nhồng đến mà lý lịch của con Nhồng nầy không ai xác minh nó đến từ đâu? Vì bao nhiêu lần đi bệnh viện chỉ có lần nầy bệnh nhân bị bác sĩ chạy. Phải chăng bác sĩ chạy việc độ sanh thì Phật Trời lo chuyện độ tử ??? xai con Nhồng đến nhắc nhở niệm Phật liên tục trước khi mãn kiếp hồng trần để hoàn tất thủ tục vãng sanh Cực Lạc.
Nghe lời giải thích của anh tôi rất vui. Cám ơn anh nhiều lắm.
10/12/2017



Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

SỰ SỐNG CHÁNH NGHIỆP


Khi nói đến sự sống của con người ai cũng hiểu ba điều quan trọng: ăn, mặc, ở. Muốn được ăn, mặc, ở tốt đẹp, đầy đủ tiện nghi thì phải có nhiều tiền để mua ăn sang, mua quần áo mền mùn loại đắt quí, mua cất nhà ở nguy nga tráng lệ. Đang nghèo thiếu nhìn người ta phú quí, bổng bẩy hơn mình, trưng dọn vẻ đẹp lạ mà bắt ham, mong được có cuộc sống như họ. Từ đó nghĩ cách tạo ra nhiều tiền. Làm ăn ngay thẳng tiền vô chút ít, nếu ăn ở cần kiệm, dành dụm lâu ngày cũng dư. Nhưng lòng ham muốn cháy bỏng người ta đâu chịu kiếm tiền bằng cách ngày vô một ít để dành, muốn nhanh trở thành ông bà chủ nhà giàu nên bất chấp sự phải trái, lý lẽ: đi buôn lậu hay làm nghề giết mướn ăn tiền... Ác nhân có ngày sẽ thành ác quả. Làm ác trót lọt một vài vụ sắm nhà sắm xe… cái nghiệp nó húc đi tiếp, có ngày vào lãnh án tù chung thân hoặc tử hình. Ngôi nhà, chiếc xe đất đai … do làm ác mà có tiền mua sắm cũng sẽ bỏ chủ. Đức Thầy nhắc nhở những kẻ có lòng tham muốn ấy qua những câu sau đây:
“Nhắm mắt cũng năm hai tay,
Đâu đem tiền của đem rày hầu non.
Chỉ có tội phước hỡi còn,
Đến nơi thẩm phán cửa son Diêm Đài.
Phước nhiều tiên cảnh lên rày,
Tội nhiều sa đọa nhiều ngày thảm thê.”
Nói chuyện về những tên giết mướn hay buôn Á phiện là quá cao xa ít người với tới cái tác hại chết người ấy thì thôi không bàn, để bàn chuyện gần gủi nhất mà ai cũng thấy và cảm nhận được. Xã hội vùng nông thôn có người tìm lợi nhuận bằng nghề nấu bán rượu, hàng giả, hàng có chất độc, tổ chức sồng bạc… gây hậu quả nghèo khó, bệnh tật cho chính bản thân người hành nghiệp ác và bà con xóm làng của họ.
Còn nhớ, lần nọ có một phụ nữ chủ tiệm tạp hóa than thở với tôi về tính nết say sưa của ông chồng, anh ta cứ mỗi lần say rượu thường hay chưởi vợ, đánh con, đạp bể đồ đạc trong nhà. Tôi hỏi cô bán tiệm đây rằng món hàng nào đắc và lời nhứt? Cô đáp, chỉ có rượu đế bán chạy nhanh và lời nhứt. Thế mỗi ngày cô bán bao nhiêu lít rượu? Trung bình năm mươi lít. Tửu lượng của những tay nghiện rượu cao thấp không đồng nhưng cái trớn cở ba xị là đi sà quay quậy được. Như vậy, năm chục lít rượu cho mỗi ngày thì mỗi ngày có khoảng sáu mươi người say rượu. Chồng cô là một trong số sáu mươi người say quậy lên chưởi vợ đánh con; cô bán rượu lời nhiều, có ăn có chịu mà cô chịu còn không nổi với ông chồng quậy phải than vắn thở dài huống chi năm mươi chín người đàn bà ở nhà khác và con cái của họ khổ sở thế nào do tiệm rượu của cô? Tôi thấy trong nhà tiệm của cô có thờ chân dung Đức Thầy, hẳn nhiên cô là đồng đạo thì tôi có bổn phận “dìu dắt lẩn nhau vào con đường đạo đức”, nói để cô nhận ra. Đức Thầy dạy 8 điều răn cấm mà rượu là điều răn cấm đứng hàng đầu. Vì thế tôi khuyên cô đừng dựa vào sự lợi nhuận của rượu, hại đời nhiều lắm, hãy bỏ nghề đi để giữ hạnh phúc gia đình mình và những gia đình của người khác.
Lợi nhuận bằng chủ chứa cờ bạc, người ta đang vui vẻ ăn ngon ngủ yên mà trong xóm có mở sồng cờ bạc tất sự yên ổn đó sẽ bị đe dọa. Xứ quê bình thường ít khi có mở sồng bạc, những ngày gần tết thì nhiều sồng bạc nổi lên, đánh lớn đánh nhỏ, chừng vài ngày sau thì trong xóm có xảy ra những vụ trộm cắp tiền bạc, của cải, vợ chồng cải nhau vì thua bạc, con trong nhà hoặc những trẻ cùng xóm, hồi nào không trộm cắp mà giờ trở thành tên trộm khiến xóm làng ăn ngủ không yên. Do những tai hại đó Đức Thầy cất lời than giùm nhân thế:
“Ngày làm lụn đêm lo gìn giữ
Trốn pháp luật tập tành đủ thứ
Nào đào tường khoét vách khuân đồ”.
Do những tác hại nêu trên, người tín đồ PGHH trong sự sống không nên vì lợi hưởng riêng mình tổ chức cờ bạc lấy sâu. Cờ bạc cũng là giới cấm trong điều răn cấm thứ nhứt, đứng sau uống rượu. Sống gây vô vàn đau khổ cho người khác, người ta bỏ xứ mà đi hoặc vợ chồng thôi nhau cũng có từ nợ nầng của cờ bạc, ta làm giàu trên sự đau khổ của người khác, người biết đạo nên bỏ hẳn ham muốn nầy đi.
Đến lợi nhuận về buôn bán, người bán hàng giả cấu kết với những tên gian thương lừa đảo nhái hàng thiệt, mua vô giá rất rẻ bán ra giá cao bằng giá hàng thiệt trên thị trường. Người tiêu dùng không có đôi mắt chuyên môn để phát hiện sự giả trá của món hàng mình mua. Giả không hại thân, người tiêu dùng chỉ hoang phí số tiền, nhưng giá như hàng giả ấy, kiểm phẩm không đúng tiêu chuẩn có thể gây ra nhiều chứng bệnh thì rất là tội nghiệp cho dân, nước, mình. Người bán hàng chỉ vì muốn có lời nhiều làm hại đi sức khõe của bà con là không nên.


Mấy năm qua hàng Trung Quốc xuất khẩu ồ ạc sang nước Việt Nam ta, giới chuyên môn đã phát hiện rất nhiều món hàng Trung Quốc có mang chất độc hại, nhân dân mắc những chứng bệnh lạ kỳ, đi chầm chậm đến chết người khiến nhiều nơi đồng loạt hô to khẩu hiệu “Tẩy chay hàng Trung Quốc”. Những mối lái người Việt Nam nhận bán hàng Trung Quốc đâu phải không biết sự độc hại của hàng mình mua đi bán lại, cũng vì lợi nhuận mà tiếp tay với họ để hại đồng bào mình. Hiện nay hai nhà nước Việt, Trung có mối thâm tình thế nào dân không biết, nhưng người Trung Quốc cho tràn vào Việt Nam và với hàng hóa độc hại của họ thì tương lai của dân tộc quốc gia mình đứng trên bờ vực thẳm. Nhà nước mình không lo cuộc sống yên ổn cho mình thì nhân dân chúng ta tự lo. Thương lái Việt Nam không dùng hàng Trung Quốc nữa, nếu quý vị là tín đồ nhà Phật, Phật Giáo Hòa Hảo, nên ăn ở theo Chánh Nghiệp của Phật dạy mà thôi đi cái vụ nhận mua bán hàng độc hại. Được vậy, cho dù chúng qua Việt Nam dựng lên một ngàn thương hiệu mà thương lái Việt Nam cương quyết không nhận bán, không dùng; thì một ngàn thương hiệu của họ cũng vô nghĩa thôi. Dân không bị hại về sức khõe mới đủ mạnh chóng chỏi những tên giặc muốn xâm lăng.
Tóm lại, người tín đồ PGHH tu niệm tại gia nhứt nhứt nghe lời Thầy “Phải cần kiệm, sốt sắng lo làm ăn và lo tu hiền chơn chất”. Trong việc sốt sắng lo làm ăn phải căn cứ vào chánh nghiệp “… mưu cuộc sống còn; kẻ buôn tảo bán tần, người việc nầy việc nọ, tóm lại cũng vì xác thân mà ra cả. Tuy nhiên, dầu đời sống của họ có bị sự sinh nhai chi phối, song cái chi phối ấy, khác hẳn với kẻ gian tà đạo tặc, chẳng có làm việc gì xảo trá bất lương. Trong cuộc mưu cầu cho lẽ sống, họ cũng nguyện bỏ những nghề nghiệp gây tai hại cho con người: nuôi điếm, bán á phiện, buôn rượu, đầu cơ, cho vay cắt cổ,v.v…”
Trong bài viết về Chánh Nghiệp của Đức Thầy ta đọc thấy chữ v.v… sau nuôi điếm, bán á phiện, buôn rượu, đầu cơ, cho vay cắt cổ, thì những điều được kể mang tính điển hình, nó còn nữa chứ không phải chỉ có bao nhiêu đó thôi. Câu: “trong cuộc mưu cầu cho lẽ sống, họ cũng nguyện bỏ những nghề nghiệp gây tai hại cho con người”, thì đây, hàng tiêu dùng của Trung Quốc qua kiểm nghiệm, kiểm chứng của giới chuyên môn đã xác nhận sự độc hại của nó dẫn đến bệnh hoạn chết người, báo chí la lên in ỏi… là sự thật ta nên tin.
Cuối cùng của bài viết nầy tôi xin dẫn những đường link để quý vị có quan tâm về sự sống Chánh Nghiệp tiện bề theo dõi.

                     06/12/2017

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

HÀNH THIỆN TRUY KINH
Đọc qua bài “Nang Thơ Cẩm Tú” của Đức Thầy ta thấy câu “Gọi hồn người hành thiện truy kinh”. Xét lời lẽ trong câu trích dẫn trên có ẩn ý cần phải bàn ra làm phương châm hành đạo, để từ đó, tiến bước trên đường giải thoát sanh tử.
Hồn: phần vô hình trong con người, thuộc tinh thần. Chữ hồn thường được đi đôi với chữ phách nên người ta hay gọi chung nhau “hồn phách”. Hồn là tinh thần, phách là thể xác, hai yếu tố tâm và vật hợp lại thành thân người. Nhưng từ “gọi hồn” thì thường người ta hay hiểu hồn ấy là hồn đã rời khỏi thể xác tức hồn của người chết, thành vong hồn. Ví dụ: Vái vong hồn cha mẹ sống linh thác thiên về chứng giám, như trong bài “Tế Chiến Sĩ Trận Vong Ở Vườn Thơm” Đức Thầy có những câu văn tế gọi hồn như sau:
“Nước non đang thiếu anh tài,
Tử thần vội cướp đưa ngay chầu trời.
Hồn tử sĩ nghe lời than tiếc,
Trừ tham quân tận diệt xâm lăng.
Nam binh sát khí đằng đằng,
Thề nguyền thành lũy đạp bằng mới thôi.
Kẻ chết đã an rồi một kiếp,
Người sống còn tái tiếp noi gương.
Lòng thành thắp một tuần hương,
Vái hồn liệt sĩ bốn phương tựu về.”
Như đã nói, gọi hồn tức kêu dậy vong linh người chết, đó là chuyện trong thế gian người ta thường áp dụng. Nhưng ở dây Đức Thầy viết “Gọi Hồn Người hành thiện truy kinh” thì gọi hồn không với ý nghĩa gọi hồn người đã chết mà gọi kẻ sống còn. Bởi từ “hành thiện, truy kinh” nó thực tế bằng việc làm lành và nghiên cứu kinh điển Phật Giáo một cách cụ thể. Giải thích trường hợp gọi hồn người sống mang ý nghĩa thực tế: ví ai gặp cảnh cha mẹ chết buồn thương tha thiết, khóc than rên rỉ dày vò đến bỏ ngủ quên ăn, lơ lơ lửng lửng như kẻ mất hồn. Tuổi trẻ thất tình, chàng và nàng ăn ngủ không yên sống lơ lơ láo láo tự biểu hiện thái độ mất hồn, đôi khi còn bị mỉa mai cay đắng: Hú hồn hú vía anh Xoài hay cô Bưởi về băn cơm trong khi anh Xoài cô Bưởi còn sống. Chuyện đời người ta bị chộ như vậy, chuyện đạo thì sao? Lắm kẻ không màng thế sự hơn thua, đem thân vào cửa thiền môn tu tâm dưỡng tánh cho thành người lương thiện, gột rửa lòng phàm, mà tâm tánh cứ quen thói cũ nghĩ ác và vớ vẩn những chuyện đâu đâu. Cửa thiền môn là nơi dễ cưởng thân phàm vì tập thể tuân theo giới luật, nội quy, nhưng tâm phàm thì không dễ cưởng. Nội quy giới luật không cho phép kẻ nương nhờ cửa Phật có suy nghĩ ác và những chuyện không đâu, chỉ khuyên hành giả tự ai nấy biết mà sửa đổi những suy nghĩ không chánh đáng nhưng hành giả không tự vấn lương tâm để loại bỏ những suy nghĩ không chánh đáng, nhà chùa cũng không bắt được mà cột buộc vào khuôn khổ những suy nghĩ trái đạo lý nhà chùa. Đức Thầy không bỏ qua sự giáo độ kẻ đã vào chùa mà bụng đầy trần tục, Ngài đánh thức lương tâm qua câu:
“Đã từng dựa kẻ nâu sồng
Cớ sao tâm trí còn tòng ngoại duyên”.
Mình mặc nâu sồng thì mình biết, người khác biết, nhưng vào chùa tu niệm mà tâm trí còn tòng ngoại duyên là chỉ có mình biết thôi chứ người khác không biết được đâu. Mình hiểu, ăn cơm chùa, ở đất chùa, hưởng huê lợi trong chùa mà nung nấu chuyện thế gian là sai quy luật thiền môn, nhưng thiếu nghị lực dấn thân, thiếu hành đạo phản tỉnh nên hiểu mà không thể cắt đứt. Bỏ được muôn duyên bên ngoài mới trụ tâm vào ngôi Tam Bảo kỉnh Phật, kỉnh Pháp, kỉnh Tăng là làm đúng, nhưng ngoại duyên đã khiến ta che kín Phật Pháp Tăng để không thấy Phật Pháp Tăng mà thấy nó. Lúc tỉnh hồn ta biết mà ta có dám diệt ngoại duyên cho hiển lộ Phật Pháp Tăng suốt trong lòng?... Cửa chùa là cửa không, người vào đây với tự chủ dứt sạch bụi hồng thì đáng lẽ phải bỏ hết việc trần để thực hiện cho bằng được “cửa không xin giữ tấm lòng không”. Chứ thân trong chùa mà cái hồn đã thường ra khỏi chùa thế thì đáng “gọi hồn” cho trở lại chùa quá đi! Ta cúng nguyện Phật hằng ngày, thân đây thì thụp lại trước ngôi thờ Phật mà cái tâm nó đánh đu chuyện lên Trời xuống đất cũng không hay. Viết bài “Tỉnh Bạn Trần Gian” Đức Thầy có câu:
“Tiếng gọi hồn mê hồn được giác,
Phải toan sắm sửa rứt trần ai.”
Hành thiện: Nói dễ hiểu là ăn hiền, ở lành, sống biết thương người và có thể vì người khác nếu họ cần sự giúp đở phải lẽ, kẻ hành thiện ra tay ngay không sợ hao tốn tiền bạc công sức. Người hành thiện thể hiện nghĩa cử cao đẹp được nhiều mến mộ thì rán mà cẩn thận, không để niềm tự hào dấy lên cho việc hành thiện của mình là mục tiêu rốt ráo. Nếu chấp cái thiện mình làm là việc Phật đã làm rồi kiêu hảnh là hành trình đã giậm chân tại chỗ. Trên con đường giải thoát sanh tử hành giả còn phải đi xa hơn nữa, xa đến chỗ làm thiện không thấy mình làm thiện thì đâu có cái lý dừng lại hưởng thiện mà tự hào?
Truy kinh: Truy là tìm tòi, theo đuổi. Tìm tòi qua lời Phật thuyết, công việc Phật làm, đều có mang ý nghĩa giáo dục, hướng dẫn chúng sanh hoàn chỉnh sự tu để chúng sanh dựa vào căn bản ấy mà phát huy nội lực, theo đuổi mục tiêu Niết Bàn tại thế hay vãng sanh Tây Phương. Kinh: lời của Phật dạy chúng, được các đệ tử Tỳ Kheo viết thành chữ đặt tựa là Kinh Phật. Nội dung trong kinh Phật hàm chứa diễn trình của Phật từ lúc còn là thái tử xuất gia, tu hành đắc đạo giải thoát, và 49 năm ròng rả đi thuyết pháp độ đời. Ngài tùy căn cơ chúng sanh thuyết ra những tràng pháp cho họ nắm bắt được đại ý, hành theo như Đức Phật đã hành và chứng như chỗ Phật chứng. Đức Thầy khuyên tu qua bốn câu thơ giảng sau đây:
“Nhơn sanh hiếu nghĩa dĩ vi tiên,
Hành thiện truy kinh thị sĩ hiền.
Kiếm huệ phi tiêu đoàn chướng nghiệp,
Phật tiền hữu nhựt vĩnh an nhiên.
Thế nhưng không ít người tín đồ PGHH thích hành thiện mà không thích truy kinh và có thể kích bác những đồng đạo chuyên truy kinh không làm gì cho ai nhờ. Họ bảo tu là mở tấm lòng thương người, giúp đời chứ ở đó trau giồi kinh kệ, người ta khổ không biết, đói không hay, cứ vô tình vô cảm như vậy mà đi tới đỉnh cao của sự thông thái… Thương người giúp đời là thể hiện tấm lòng Từ Bi của Đức Phật nhưng nếu không có truy kinh thì sự hành thiện e không hoàn mãn nấc thang để bước lên nấc thang cao hơn. Đời nay có nhiều tổ chức hành thiện nhưng vì thiếu truy kinh sống luôn tuồng không biết tuân theo giới luật mà hành thiện, khiến nên việc hành thiện đã đụng phải những điều cấm kỵ trong đạo, ví dụ như Đức Thầy dạy “tránh Tam Nghiệp và trừ Thập Ác” thì họ có thể hành ác trong khi họ hành thiện mà không hay.
Theo ý nghĩa của bốn câu thơ giảng dẫn trên, hành sự đúng đắng của kiếp con người là chữ hiếu đứng đầu “Dĩ vi tiên”, nhưng hiếu không có nghĩa dành riêng phụng dưỡng ông bà cha mẹ đủ đầy vật chất là xong, phải làm thiện với người đời để cha mẹ có cái danh thơm là cha mẹ tốt mới sanh đứa con tốt. Sống có tình có nghĩa, ích nước lợi dân, được bia danh là hiền sĩ “thị sĩ hiền”. Nhưng hiền như vậy cũng chưa đi tới đâu trên đường giải thoát, phải nên nghiên cứu học hỏi kinh điển nhà Phật tu phát sanh trí huệ, dùng trí huệ đoạn chướng nghiệp căn gốc phiền não, phá bức tường vô minh “kiếm huệ phi tiêu đoàn chướng nghiệp” thì Phật của chính hành giả hiện ra “Phật tiền”, còn trong trần mà hết khổ vì trần, sống an nhiên vĩnh viễn.

02/12/2017