Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

TIẾNG ĐÀN CỦA ĐỨC THẦY


Tôi  đi dự đám giỗ trong xóm, lễ giỗ cúng chay nhỏ và gọn, dồn khách mời và thân tộc ngồi gọn ghẽ ba mâm là chấm hết. Ít khách nhưng chuyện trò thân mật, luận đạo không lạnh lẽo, đưa đề chính xác, giải thích không rườm. Mỗi người ở đây tự thấy có trách nhiệm của nhà tổ chức, bảo vệ sự yên lặng hội trường cho người thuyết người nghe không bị trở ngại bởi những âm thanh hỗn tạp lộn vào cắt đứt dòng chảy của đề tài đang lưu diễn.
Hôm nay không phải diễn đàng dành riêng cho vị thuyết trình viên mà là hội thảo để ai cũng được phát biểu, nhưng điều cần thận trọng hơn hết trong khi phát biểu chỉ cần giữ hai điều lệ của chương trình hội thảo, một, phải theo sự khắn khít của đề tài, hai, chỉ nói lên sự hiểu biết của mình qua đề tài, không được phê bình đánh giá cao thấp khi người ta phát biểu không giống ý mình. Khi đề tài đưa ra mổ xẻ, rất cần có sự đóng góp cho đề tài thêm phong phú, mọi người đều chấp hành chung một đề nghị: để bảo đảm tính hiệu quả của phiên hội thảo là không gây tiếng ồn nội bộ, còn người đến trễ, ngoài vào ngay hướng mặt người nào thì người đó chỉ gật đầu chào là đủ. Tránh vạ lây bởi những câu hỏi, nói vô tình, thiếu hạnh cách và sự tôn trọng trong khi người ta đang thiết tha, châm chú bàn việc đạo đức.
Tôi nghĩ đây là một tổ chức hay, đáng phải học để trừ cái “nộc độc”mạnh ai nấy nói. Trên diễn đàng người ta thuyết đến khô cổ mà ở dưới cứ hội năm hội ba bàn chuyện linh tinh, gặp ai đến sau, ngồi trong “nội qui” nghe thuyết mà chào hỏi lớn tiếng, có khi còn chuyện trò như đi ngoài đường ngoài chợ.
Chương trình cúng giỗ không làm rình rang, nặng phần trình diễn như những chỗ khác họ đọc bài nầy sang bài nọ, vị nầy pase vị kia rồi thêm vụ phát thanh giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo trong giờ cúng nguyện cho náo động tư duy mà xướng ngôn thì nhiều Ông lớn tật, học thuộc lòng rồi đọc lên kêu bà con đồng đạo giữ chánh niệm, thành tâm, trước khi vào chương trình hành lễ. Lời nhắc nhở rất hay:
“Tây Phương tuy ở cõi xa,
Thành tâm thì có Phật mà đáo lai”
“Thứ bảy chánh niệm vậy thì,
Khi cầu khi nguyện chuyện vì thành tâm”.
Đọc cái câu có chữ “chánh niệm, thành tâm” để mà khuyên thí ra, nhiều nhiều cho nó “ bãnh”, không biết chánh niệm là gì, thành tâm là gì. Chỗ cầu nguyện người điều hành có thể đọc giảng để chứng minh vai trò hướng dẫn nếu thấy cần thiết nhưng không phải là chỗ đọc giảng kiểu ngâm nga. Nguyện vái xong thì lạy không chịu đâu, chờ đọc giảng cho người ta nghe mất chánh niệm qua tư duy thì mới chịu.
Ở đây cúng nguyện nghiêm trang trong ngoài lặng lẽ, tôi cảm nhận lúc nguyện hương là chính niệm, góp hương cũng chính niệm, lạy xuống cũng chính niệm. Sấm Thi của Đức Thầy người tín đồ tôn trọng là Chánh Pháp, có người quá lợi dụng vào chánh pháp họ đem nói bất cứ chỗ nào cũng được. Nói, đọc chánh Pháp cho người ta nghe, người nghe muốn hiểu thì phải khởi động bộ máy tư duy, chỗ cúng nguyện, niệm Phật hành giả cần chánh niệm hơn là chánh tư duy, chánh niệm mới đưa người đến vãng sanh Tịnh Độ, chánh tư duy là không thể. Đặt tư duy lúc người ta trong tư thế cầu cúng là đi lộn đường, hành lộn pháp như Ông hướng dẫn chương trình, lấy câu có Chánh Niệm và Thành Tâm đọc răn người mà Ông ta lại làm một ngã khác. Bà con đồng đạo nghe người dẫn chương trình giọng nói dòn như bắp nổ, tưởng Ông đạo “dư thông minh” cho nên rãi thí ra ai hứng thì hứng, đưa hơi theo thành lộn thêm lộn, chuyền nhau riết thành mất căn gốc của sự cúng nguyện.
Dùng cơm giỗ xong tôi định về ngay thì có vài đồng đạo lớn tuổi mời cầm tôi lại, yêu cầu cho quý vị hỏi đề tài. Tôi xét mình nay cũng rảnh nên chấp nhận lời mời. Quý vị đưa hai câu giảng trích trong bài “Thu Đã Cuối” của Đức Thầy:
“Điệu đờn trổi khúc huyền thâm,
Nhà nghề chọn bản tri âm đâu nào?”
Những từ ngữ được thắc mắc là Điệu đờn, khúc huyền thâm, nhà nghề, tri âm. Tôi đi từ chú thích đến giải thích và sau cùng là kết luận.
Tiếng Đàn là âm thanh biểu cảm tâm tình, tâm lý hơn các thứ âm thanh. Ở đây Đức Thầy dụ cho giáo lý của ngài dạy. Để chứng minh cho điệu đàn là giáo lý, tôi xin trích vài câu trong bài “Nang thơ cẩm tú”của Đức Thầy nói lên biểu cảm đó:
“Đờn những câu tỉ mỉ rung hồn,
Cho người lành dạ ái bắt nôn,
Cúi đầu trước quy y Phật Pháp”
Khúc Huyền Thâm  Khúc là bài bản, ca khúc, hát khúc. Huyền Thâm là diệu lý cao siêu. Khúc huyền thâm là bài bản chứa đựng nội dung giáo lý thuần khiết giải thoát để người nghe cảm nhận, mầu nhiệm giải thoát chính mình. Nhà nghề chọn bản  là người chuyên môn trong giới đàn hát đã qua chọn lọc bài hát hay, điệu đàn hấp dẫn. Tri Âm  biết được âm thanh của tiếng đàn có biểu cảm tốt, hay, lạ.
Thế gian phần đông thích nghe đàn hát, đàn hát cho quê hương, sông núi, tình phụ tử, nghĩa thầy trò, bạn bè và ảo tưởng rất nhiều cho tình yêu đôi lứa. Đàn hát cám dỗ làm người ta quên sự đau buồn, hận tủi, khi vướng vào buồn tủi tuyệt vọng, muốn xa lánh bạn bè, chán đời mà nghe điệu đàn khúc hát nhịp trúng vào tim, tâm sự vơi dần, mặt mày tươi tỉnh, yêu đời, cực khổ không than, nghèo chết bỏ chỉ thích nghe đàn hát.
Cũng mường tượng như trên, Đức Thầy ví giáo lý của Ngài đem dạy chúng như điệu đàn du dương có sức cảm hóa hết mọi tội lỗi khổ đau của nhân thế. Khi một người đàn Ông bị vợ bỏ để đi với một người đàn Ông khác, lòng buồn và hận vô biên, tính giết, giết trả thù rửa hận mà nghe được điệu đàn:
“Của thế trần như bọt nước làn mây
Thân ta còn rày đó may đây
Của ấy cũng khi tan khi hiệp”.
Nghe hoài nghe hoài, nổi buồn hận bấy nay rai rức tiêu tan dần, nụ cười nở lại trên môi. Một người nghèo khổ, kiếm cho được cái ăn cái mặc còn khó mà trong mình hay sanh bệnh, buồn trách hóa công, cho người khác giàu còn mình thì nghèo mạt gọng, người kia không bệnh còn mình thì bệnh trầm ê, muốn tự tử cho xong chợt nghe được điệu đàn Thần:
“Rủi ốm đau bởi tại căn tiền,
Hoặc hiện kiếp là điều bạo ác.
Phải ăn năng phước điền tạo tác,
Lo thuốc thang khẩn vái Phật Trời.
Nguyện sửa lòng ắt Phật giúp đời,
Xuống phước rộng từ bi hỷ xả”.
Nghe hoài hoài như vậy sẽ tiêu được nổi buồn dày vò, không đòi tự tử nữa đâu. Người ham giàu sang phú quí, tính từ thuở trắng tay tới thành Ông Bá Hộ thì khoảng cách quá xa, ăn ngay ở thẳng tiền vô chút chút biết chừng nào mới có được gia thế như nhà Ông bà ấy. Tính làm ăn bất chánh dùng thủ đoạn lừa đảo hoặc cướp giật của người chợt nghe tấu lên một bản đàn:
“Ham của tạm làm điều tàn nhẫn,
Nhắm mắt rồi đâu có mang theo.”
Và:
Nay đuốc huệ từ bi đã rọi,
Vào thâm tâm những đứa gian phi.
Hãy tu thân chừa thói vô nghì,
Của phi nghĩa làm chi xong chuyện.
Luật nhân quả thiệt là cao viễn,
Suốt cổ kim chẳng lọt một ai.
Vậy ta nên làm việc thẳng ngay,
Cứ bề chí có ngày thong thả”.
Một người có tính thích đua tranh, lúc nào cũng muốn mình hơn người chứ không cam chịu người hơn mình, từ tiền tài, danh vọng sẵn sàng đạp trên thân thể của người ta mà đi, chợt nghe khúc hát huyền thâm:
“Đời nầy như thế, người kia cũng thế,
Làm sao mà tránh khỏi việc lầm than.
Sống tranh đua khi chết cũng xương tàn,
Cho nên mượn đuốc huện đánh tan niềm tục lụy”.
Nghe hoài hoài như thế, điệu đàn nhập tâm sẽ không tranh đua, lòng an lạc. Đàn khúc huyền thâm để độ an bá tánh trước các sự việc thế gian lòng không xao xuyến, và cảm hóa họ như trong bài “Tỉnh Bạn Trần Gian” Ngài viết:
“Thế trần tạm giả gạt đời ta,
Lướt khỏi song mê khỏi ái hà”.
Khi biết trong đời tất cả đều giả ảo thì đừng màng đến làm gì. Đó là khúc đàn của nhà chuyên nghiệp (nhà nghề) đã chọn một điệu đàn trong nhiều điệu đàn. Nếu ai hiểu được diệu khúc Thần Tiên nầy là tri âm hiếm có.
Tôi xin kể cho quý vị nghe câu chuyện có liên quan. Bá Nha, thời Chiến Quốc Xuân Thu người nước Sở lại làm quan to của triều đình nhà Tần, cỡi thuyền đi sứ nước Sở. Xong việc thì về, tới cửa sông Hàm Dương Trời  vừa tối, bống trăng nhô lên. Thích quá, Ông cho thuyền đậu lại hưởng nhàn, dưới bống trăng Ông đem đàn ra gảy. Tiếng đàn đã đập mạnh vào tai của anh tiều phu tên Tử Kỳ đốn củi về muộn, Đàn của Bá Nha đứt dây, Ông chủ cây đàn biết có người đâu đây nghe lén, sai quân sĩ càn lên bờ bắt trộm, đã thấy được Tử kỳ, hai bên lời qua tiếng lại để thăm dò lòng dạ, sau cùng đi đến kết bạn tâm giao, thương rất là thương. Bá Nha là quan trên đi công vụ, không ở chơi lâu, hẹn ngày gặp lại. Sau, nghe tin Tử Kỳ mất, buồn tình bạn tốt lại chóng vánh, Bá Nha đập vỡ cây đàn mà nói: Tử Kỳ đã mất ta đàn ai nghe?
Từ đó, các văn gia hay mượn văn từ “tri âm” để nói lên biểu cảm hiểu bụng dạ của người qua lời nói, đàn hát, còn nói hoài mà cứ “âm trì địa ngục” người ta gọi là “đàn gảy tai trâu”. Đức Thầy dạy đạo, viết tác phẩm “Vọng Bắc Hòa Nam” đã dùng:
“Lời ta khuyên nhủ như đờn Bá Nha.
Trong bổn đạo gần xa ghi nhớ,
Phải tu hành phận tớ cho xong”.
Đồng đạo chúng ta ví như Ông tử Kỳ, đem đối trước Đức Thầy để được khuyên nhủ qua “Điệu đàn trổi khúc huyền thâm”. Tín đồ đều đã tri âm mà tiếng đàn của Đức Thầy mãi mãi không đứt, gì sao? Vì Ngài đã huyền điệu dùng đàn không dây để trao tình yêu với sanh chúng:
“ Đờn ta vốn thiệt không dây
Vô duyên khó biết, lời Thầy nói xa”.
Có điều, điệu đàn được “nhà nghề chọn bản” thì người hát hay nghe hát cũng theo bài bản nhà nghề chọn, đừng có cái kiểu người ta đàn Nam mà mình ca bắc. Quý vị thấy, giờ ăn ở văn minh, người ta tạo cái máy hát có sức cám dỗ mạnh lắm, nghe mấy đứa trẻ nó rủ nhau đi ca rô kê. Trong máy có phần mềm cài đặt sẵn nhiều bản đàn, bấm bản đàn cho bài hát nào, người tập hát phải hát đúng bài bản. Theo đó, Đức Thầy đàn bản Từ Bi thì trò phải hát theo bản từ bi, Ngài đàn về trí huệ ta phải ca theo bài trí huệ. Ca  trật bản là “vô duyên khó biết” nên Đức Huỳnh Tôn Sư Nói:
“Học đạo lý như đờn trúng điệu,
Hòa bản rồi thì cứ làm theo”.
Tóm kết đại ý: Đức Thầy dùng từ “điệu Đàn” biểu dụ cho giáo lý giải thoát mà Ngài đem dạy để độ mọi khổ ách của chúng sanh. Các Phật, Phật Tổ và Đức Thầy có cùng một nhận định trong giới chuyên môn về giáo lý huyền thâm, nếu ai lãnh hội ý chỉ mà tu hành chắc chắn sẽ đắc thành đạo quả thoát khỏi vòng quay sanh tử trong sáu nẽo luân hồi mờ mịt. Tri âm đâu! Tri âm đâu! Tri âm đâu nào? Ai đã tri được “điệu đàn trổi khúc huyền thâm” của Đức Thầy thì hãy mau mau mà lo tu nhá!
29/5/2015
Lê Minh Triết


Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

VIẾT CHO LỄ CÚNG ÔNG BA

Trước hết tôi Xin thắp đuốc viết đôi nét về Ông Ba.
Ông Ba tên thật là Nguyễn Văn Thới, tác giả của quyển “Kim Cổ Kỳ Quan” sanh năm bính dần 1866, đời vua Tự Đức thứ 19, thân sinh của Ngài là Ông Nguyễn văn Đỏ, thân mẩu là Nguyễn thị Buôn, quê hương ở làng Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, Cao Lãnh. Ông Ba tướng người cao cao, nước da trắng, tánh tình hiền hậu nhưng đụng chuyện thử thách là cương quyết, từ thuở thiếu thời đến lúc thành nhân, hễ làm việc chi thì làm cho được mới thôi.
Năm Bính Ngọ 1906, tròn bốn mươi tuổi Ông Ba bổng nghĩ tới việc tu hành, phát tâm đi tầm sư học đạo. Nghe nhiều người đồn đãi xứ Trại Ruộng Thới Sơn có Đức Phật Thầy Tây An ra đời dạy đạo, đồ chúng gần xa đến thọ giáo quy y. Nơi rừng hoang, trại ruộng bổng trở thành một Phật học đường, đào tạo những bậc cao nhơn đức hạnh. Đức Phật Thầy Tây An viên tịch năm Bính Thìn 1856, ngôi Làng Chùa Thới Sơn không vì sự vắng mặt của Ngài mà quạnh quẽ lu mờ mối liên quan với người đời sau. Ngài có nhiều đệ tử đức hạnh, tài phép, có khả năng bảo vệ tốt sự nghiệp giáo đời của Thầy Tổ. Trong số đệ tử của Đức Phật Thầy có Ông Trần văn Nhu một đệ tử nhỏ tuổi nhất trong các đệ tử, mới bốn tuổi thì được bàn tay Đức Thật Thầy điểm đạo trên đầu, người đời kính mộ Ông là bậc đạo đức cao siêu. Ông ba tin theo lời đồn, đặt chân lên vùng Nhà Bàn, Trại Ruộng Thới Sơn, quyết lòng tầm kiếm Bậc Thầy. Vùng Thới Sơn Nhà Bàn vẫn còn là nơi tụ hội của đồ chúng Bửu Sơn Kỳ Hương Nhưng không có mặt vị Thầy đạo cao đức cả như lòng mong ước. Phải đi theo sự điềm chỉ tiếp, Ông Ba tìm đến vùng Láng Linh mới diện kiến Ông Thầy Trần văn Nhu. Nghe qua một hồi giảng đạo Ông Ba nhận xét đúng như lời đồn. Biết đã lựa đúng chỗ “Kèo xưa danh mộc” không phải là “thợ khéo sơn da” (trích dẫn lời Đức Thầy trong ngoặc kép) Ông liền quy y. Làm lễ quy y xong, Ông Ba tính phải có một chỗ ở gần Bửu Hương Tự để sớm hôm bên Thầy tiện lợi cho việc cầu học đạo Pháp. Qua năm đinh mùi 1907 Ông Ba cho dời nhà về Láng Linh, dành riêng một căn phòng trong nhà làm tịnh thất. Trải đã 3 năm, ngoại trừ đêm đến ra ngoài tắm rửa, tiểu tiện, thời gian còn lại ở luôn trong thất. Trong lần tịnh thất nầy tâm hồn Ông bừng sáng, tỏ ngộ chân lý viết ra ba tác phẩm: Vân Tiên, Thiện Từ, Cổ Vãng  Kim La.
Sau Bửu Hương Tự bị sanh biến bởi sự ganh tỵ của Ông Nguyễn văn Phẩm. Ông Hai Trần văn Nhu tổ chức cúng giỗ Đức Cố và các anh linh của đoàn binh Gia Nghị sau trận chiến cuối cùng ở vùng Bảy Thưa, lễ cúng giỗ ngày 21 tháng 2 năm Quí Sửu 1913 tại chùa Bửu Hương Tự, Phẩm đi trình báo với quân chinh phạt Pháp, chúng kéo lực lượng đến bao vây chùa, bắt tất cả 56 người người đạo đến cúng lễ chùa, trong số bị bắt có cậu Tư Tuấn con trai của Ông Ba, còn Ông Ba tuy thoát khỏi vòng vây của quân dị chủng nhưng phải sống cuộc đời bất hạnh, đơn côi.
Đứng trước cảnh Thầy Tớ rã rời, phụ tử chia xa thì sau ba hôm xảy trận, ngày 24 tháng 2 năm 1913 vào giờ ngọ Ông Ba dùng dao cạo cắt họng tự sát, vết cắt ăn sâu hơn nửa cuống họng mà không chết, thân nhân hoảng hốt chỡ Ông đi nhà thương Châu Đốc nhờ điều trị. Bị chỡ đến, nhà thương cũng muốn làm tốt công việc lương y, nhưng Ông Ba quyết không dùng món chi của quân dị chủng, họ có băng bó vết thương cổ cho Ông Ông liền gở bỏ. Thấy Ông làm cứng như vậy Y bác sĩ biết không thể trị được, họ đem bỏ Ông ra nhà xác. Có cơ hội, chờ im hết các tiếng ồn bên ngoài, Ông gượng dậy trốn khỏi nhà xác.
Thật lạ thay! Vết thương đứt lòi cuống họng cỡ đó, ăn uống các thứ phải lấy vãi bó cần cổ cho kín bít mới dùng vào, không dùng thuốc Tây mà tinh thần Ông luôn minh mẩn, bệnh đau nhức mỗi lúc mỗi giảm dần.
Bửu Hương Tự kể từ vụ Nguyễn văn Phẩm, nhà chùa bấy giờ bị mạn lưới tình báo của Pháp dòm ngó suốt. Liệu ở đó không yên, hơn năm sau, khoảng tháng bảy năm 1914 Ông Ba dời nhà về doi lộ lở xã Kiến An, Tổng Định Hòa, Long Xuyên. Từ đây Ông giả dạng người thường không chen lấn tranh đua danh lợi, rảnh thời giờ Ông Ba sáng tác nhiều quyển như: Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ Đại Thừa Nhàn. Những tác Phẩm ấy vẫn còn truyền thụ đến ngày nay.
Sau 14 năm kể từ khi Bửu Hương Tự bị bao vây, cũng suốt 14 năm trường Ông Ba bị vết thương đeo đẳng trên cần cổ mà vẫn đủ bình tỉnh, sáng suốt viết ra nhiều quyển giảng kệ khuyên đời tu niệm. Người ta bảo nhau chỉ có Phật, Bồ Tát mới chịu nổi cái đau của Ông Ba chứ nếu người thường tỉnh hồn đâu mà viết cơ giảng, bày tỏ nợ nước, ơn Thầy, khiến người đọc cảm dâng niềm kính trọng.
Thế rồi vào một đêm Ông Ba kêu người thân trong nhà hỏi thăm lúc nầy là mấy giờ, người thân cho biết là 10 giờ đêm. Ông bảo: Mới mười giờ đêm sao, phải đợi đến 5 giờ sáng thì còn lâu quá. Ông chỉ nói vậy thôi mà thời gian âm thầm trôi qua rồi cũng đến điểm hẹn, đúng 5 giờ sáng ngày mùng 9 tháng tư năm Bính Dần 1927 Ông Ba viên tịch thọ 61 tuổi.
Ông Ba ra đi trong bình an, để lại cho đời 9 tác phẩm nhỏ lẻ, người đời sau kết hết các tập nhỏ lẻ in thành một quyển sách, rút trong những tựa nhỏ lẻ “Kim Cổ Kỳ Quan” ra đề tựa. Ông Là một tấm gương sáng ngời trung với nước, hiếu với Thầy và với người đời sau, Kim Cổ Kỳ Quan bàn bạc trên khắp dãy non song, những nơi tôn nghiệm đạo Pháp.

LỄ CÚNG ÔNG BA MÙNG CHÍN THÁNG TƯ  2015
Những rạp tiền chế, che dù to đều là những chỗ đãi ăn miễn phí


Lễ cúng Ông Ba cũng như các lễ trong Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo, Ban Tổ Chức lễ nhờ sự tiếp tay của các nhà Mạnh Thường Quân đến giành với nhau việc làm công quả. Về nấu đãi ăn thì có nhiều trạm cơm từ xa đến, chỡ theo đủ phương tiện, nào là rạp tiền chế, bàn ghế, bếp nấu, gạo, đậu nành, lò và máy xay tàu hủ, máy xắt sả, máy nạo dừa, bếp ga mi ni đãi lẩu trên mổi bàn ăn và một đội quân hùng dũng đủ sức khõe, gân cốt chắc chắn, để không bại trận giữa chừng, kéo đến ồ ạc công việc. Ban tổ chức chỉ cho họ có chỗ che rạp, dựng lều là đủ.
Như vậy cũng chưa vừa, gần đây người ta còn tạo thêm cái rạp đãi bánh xèo ăn nóng, vừa thổi vừa ăn với những rau tươi đủ vị, đủ màu, của các nhà trồng trọt dành dụm cho cuộc cúng lễ. Những người ở xa, không chung đạo chung Thầy, vui với lễ mà đi, ở suốt một hai ngày lễ được tiếp đãi tử tế, ăn uống không tốn, về nhà gần một năm rồi mà còn nhớ nhớ thương thương mấy anh em tiếp đãi, những cái bánh xèo nóng hổi, chờ tới nữa đặng đi.



Những rạp đãi nước: nước đá cà fê, trà đá đường, nước đá chanh đường, nước đá sữa đậu nành, sữa đậu nóng, nước đá hột é lừ ư… hoạt động tích cực hăm bốn trên hăm giờ.
Lòng người đạo PGHH, BSKH tiền rừng bạc biển đổ vô trong các lễ đạo, những lợi ích cho đạo, công tác từ thiện, lăn vào trong các bệnh viện phát miễn phí cơm cháo, nước sôi; chạy vô núi, vô rừng, hao tiền tốn sức để đem bó thuốc nam về độ bệnh cho bà con; cất cầu sửa đường; cất thí, sửa nhà cho những căn hộ nghèo khổ, người ta thích hơn đem tiền cất chùa thờ Phật. Vì Người tín đồ của hai đạo nầy biết Đức Phật của Phật Giáo Hòa Hảo, Đức Phật của Bửu Sơn Kỳ Hương có cất cho các Ngài một ngàn ngôi chùa Ngài cũng không ở hưởng, Các Ngài đã đi ra ngoài chùa, các Ngài đi tầm thanh cứu khổ để biết ai khổ thì cứu bất kể nghèo giàu, bất kể người đó là Vua, Quan hay thứ dân, nếu suy nghĩ đến lòng bác ái vị tha của Ngài, suy nghĩ năng lực thượng thừa của Phật, kêu lên một tiếng hay nhiều tiếng Nam Mô A Di Dà Phật, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, có âm thanh của tiếng kêu, dầu chỉ là trong bụng, Phật do đó mà tầm thanh cứu khổ.
Có những vùng nhân dân nghèo mạt người ta lại dựng lên một ngôi chùa nguy nga tráng lệ, dân tình nhà ở không lành, chạy ăn hằng bửa, lỡ đêm trời đổ mưa to, nhà ở không lành khó mà ngủ yên, dậy lấy thau hứng những giọt mưa nhểu trong nhà, hoặc bức dây mùng cuốn chiếu cuốn mền mà chạy tránh giọt nước nhểu. Diễn trạng nầy, theo tôi nghĩ, nếu ai đã chuẩn bị số tiền hỷ cúng vào viêc cất chùa thờ Phật mà đem hết số tiền ấy lợp lành mái nhà của người nghèo khổ, Phật trên cao ngó xuống sẽ ừ ngay thôi.
26/5/2015

Lê Minh Triết

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

ĐỂ CHUẨN BỊ CHO LỄ CÚNG ÔNG BA


“Ông Ba” là danh từ thường dùng mang tính địa phương bởi lòng kính trọng chính danh. Tên Thật của Ông là Nguyễn văn Thới (1866- 1927) là đệ tử bậc nhất của Ông Trần văn Nhu (1847- 1914) thuộc giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Ba còn là tác giả của một tập sách đạo lý sáng ngời có tên là “KIM CỔ KỲ QUAN”, tác phẩm nầy cho đến nay vẫn được in ấn phát hành rộng rãi.
Gồm cả hai khối tín đồ BSKH và PGHH tâm quyết lo cúng lễ mùng 9 tháng tư năm nay, 2015.
Quyên Góp:
Quyên góp lương thực, thực phẩm của bà con trong vùng và những vùng lân cận. Cảnh nhộn nhịp của sự hiện diện xin ít cho nhiều, có những nhà không đợi đoàn người ghé xin, họ tự động đem để lương thực, thực phẩm trước đường, xe đẩy hay xe tải nhỏ đi qua tiện lợi hốt bỏ lên xe cho nhanh công việc sang nơi khác, nhà khác.
Sáng sớm hôm nay mùng 6 tháng tư, chưa ra chùa Kim Cổ để nhận phân công của ban tổ chức, Phan văn Chúng ghé tôi nhâm nhi vài chung trà nhạt, kể chuyện đi vận động lương thực, thực phẩm ngày qua, vài nơi bị trục trặc với những lời lẽ cay đắng rồi sẵn đó văn Chúng vui miệng kể tôi nghe chuyện cũ:
Hôm đi quyên tiền láng nhựa đường vào KIM CỔ TỰ phủ thờ Ông Ba, chúng tôi đến một gia đình rất tốt bụng. Đầu tiên gặp Ông chủ nhà, Ông ấy hỏi chúng tôi đến có việc chi. Chúng tôi đáp: Đường vào chùa Ông Ba xuống cấp quá xấu mưa lên là thụt trịnh, khó khăn cho việc đi lại của bá tánh thập phương nên vừa qua ban quản tự họp bàn lên phương án láng nhựa đường chùa. Nay chúng tôi đến đây xin được Ông đóng góp.
Ông chủ nhà nghe qua là ưng ý, hành sự mau lẹ:
Vậy tôi giúp cho một triệu.
Nói xong Ông đi re lại chiếc áo bà ba máng trên vách, móc bốp lấy ra một triệu đưa liền. Kế bà chủ đi sau vườn vô thấy đôi ba khách lạ liền vạn miệng hỏi chồng:
- Quý vị đây có quen nhà mình sao?
Ông cười, đẩy đưa câu chuyện:
- Bà hay thiệt, nhìn sơ là cảm nhận quen, nhưng tôi cho bà biết, chẳng những quen thôi mà còn là bà con ruột rà nữa đó.
- Vậy à, Ông nói cho biết đi!
- Tốt nhứt, để tôi dẫn lời của Đức Thầy cho bà nghe sẽ hợp hơn:
“ Làng gần chí những tỉnh xa,
Lúc xưa thì cũng ruột rà với nhau”.
- Bà con kiểu nầy thì tôi biết, tôi tưởng Ông nói khác hơn.
- Cũng được, muốn khác hơn thì tôi nói: Mấy anh em đây đi quyên tiền láng nhựa đường vào chùa Ông Ba.
- Thì ra, vậy nảy giờ Ông có đóng góp chưa?
- Có, một triệu.
Bà cười hề hề lúc trong nhà đang vui, không khí dễ chịu mà lý luận của bà mấy Ông khách nghe còn dễ chịu hơn:
Vợ chồng sống chung, nhưng ai làm phước nấy hưởng, ai làm tội thì chịu quả báo. Không thể người nầy bố thí mà người kia hưởng, người nầy làm tội nhờ người kia chịu thay. Sách có câu “ đồng vợ đồng chồng tác biển đông cũng cạn”, nếu không, kẻ tác vô người tác ra cái vũng nhỏ cũng không rồi đừng nói là biển đông. Ông tác ra tôi cũng tác ra, vậy tôi giúp một triệu nữa đi mấy anh em.
Gặp hai Ông Bà tố bụng mừng no nê, tưởng vậy là chấm hết, đi đến nhà khác là vừa. Ngờ đâu vui thêm vui, cô con dâu của Ông bà bưng nước trà ra đãi khách, nghe biết qua sự việc của mấy Ông khách đến, chưa ai mở lời xin, cô vào trong chóc lác lấy ra giúp một triệu. Chưa hết đâu, nhà có con gái gả chồng, lâu lâu về thăm cha mẹ, nhằm dịp có người đến nhà kêu làm phước, cô hỏi cha mẹ có giúp chưa, mẹ nói: Ổng một triệu, tao một triệu, cô con gái nói: Vậy vợ chồng con cũng theo gương cha mẹ, giúp hai triệu. Còn nữa, hai đứa con trai nhà cất cập bên mỗi đứa đem qua một triệu nói là xin hùng phước. Tổng cộng số tiền thu được của nhà Ông nầy là bảy triệu đồng.
Văn Chúng kể chuyện với tâm trạng vui tươi, mặt mày sáng rỡ, tôi nghe rất thích, bổng chú nói qua nhà khác với giọng buồn buồn:
Chúng tôi đến một nhà nọ, vừa mở miệng trình bày lý do quyên tiền, chủ nhà không để tôi nói hết, đưa ra cái bài bản chống đối, khó nghe:
Biết rồi biết rồi. Trời đất, tháng nầy sao mà xui dữ, hết bị mấy Ông nhà nước kêu đóng tiền nầy tiền nọ kế gặp mấy Ông đạo xin xin.
Trời bổng lạnh dưới không độ, chúng tôi nhìn nhau ngụ ý qua ánh mắt, không dám nói lời kiếu từ, chỉ gật đầu chào rồi lẳng lặng rút lui.
Làm Bánh:

Trong KIM CỔ TỰ (phủ thờ Ông Ba) có tổ chức gói bánh tét đãi khách, số lượng quy mô, hằng trăm nhân sự chia làm bốn nhóm. Nhóm đi thọc mua lá chuổi ở các vườn, chẻ dây gói, lau lá sạch sẽ, sấp mỗi sấp lá vừa đủ một đòn bánh tét làm việc suốt mấy ngày liền; nhóm gói bánh; nhóm nạo dừa; nhóm đun nấu. Cái nhà bếp chùa Ông Ba rộng thênh thang mà bà con đến làm công quả ngồi chật nứt, làm việc túi bụi suốt ngày. Chẳng thế, Bánh tét mang tính phong tục tập quán, bà con quê ưa dùng, lấy đó, bên ngoài các hội nhóm cũng chia sẻ việc làm phước đức nầy, hùng hập gói bánh, nấu chín tại nhà chỡ vào Kim Cổ Tự Phủ Thờ Ông Ba.
Chăm Sóc Sức Khõe

Để làm tốt sức khõe cho bà con, những mạnh thường quân có chuyên môn về ngành y đến trước ngày chánh cúng lễ vài ba hôm chăm sóc sức khõe cho bà con đồng đạo, làm công quả có sức chịu đựng dẻo dai phụ vụ bá tánh thập phương suốt lễ.
Chiều tối hôm qua 22/5 nhằm mùng 5 tháng tư năm Ất Mùi 2015, cô Nguyễn thị Thùa và cháu Trúc Linh đến từ thành phố Long Xuyên có ghé thăm tôi và trình bày chuyến công tác từ thiện Y Tế cho lễ cúng Ông Ba.
Bắc đầu từ ngày mai chứ? Tôi hỏi.
Cô Nguyễn thị Thùa đáp:
Chúng tôi đã làm hết một ngày nay, nhân chiều rảnh chúng tôi tranh thủ đến thăm anh.
Cấp thuốc xong lễ mới về chứ?
Không, việc làm từ thiện nầy chỉ có hai ngày, chiều mai mùng sáu chúng tôi rút.
Chưa tới lễ cúng Ông đã đòi về, ai đâu chăm sóc y tế cho bà con?
Còn nhiều tổ chức chăm sóc y tế lớn hơn sẽ đến phục vụ tận tình cho bà con trong những ngày ở vui với lễ.
Nhưng sao cô lại về giữa chừng?
Chủ ý của tôi là chăm sóc sức khõe cho quý bà con, đồng đạo dan lưng ra chịu cực nhọc làm công quả.
Như ưu tiên cho dàn cán bộ?
Đúng vậy. Những nhân sự trong các đặc ban đều phải được bảo đảm sức khõe để các vị phục vụ tốt cho các yêu cầu của khách thập phương đến chiêm bái, lễ tạ bậc vĩ nhân.
Bài viết nầy chỉ ghi sự diễn tiến những nhóm công quả chuẩn bị lễ cúng Ông Ba, ngày chánh cúng, hy vọng sẽ có bài khác.

24/5 – nhằm mùng 7/4 năm Ất Mùi 2015

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

                 NGÔI NHÀ HOANG (tiếp theo)

Thêm 5 năm nữa trong tiến trình chàng ngửi miên viễn mùi hoa Huệ, không biết ở đâu và chàng chừng cũng không cần biết nó từ đâu đến, chàng cảm nghiệm sâu đậm là mình đang sống với chính mình đầy đủ và trên hết các lý do. Sống với chính mình là sống với nhất tâm bất loạn, sống với chính mình là siêu việt chính mình ra khỏi chính mình.
Ngót mười năm chàng vượt biết bao chặng đường dài luôn có ác thú ma quỷ ngăn đón. Khu rừng giờ quang đảng, chàng đi đứng tự do như cái tự do của Ông chủ nhà. Bước lên thềm ngay lúc các quỷ ma lớn nhỏ đang kêu hợp để đối phó chiến cuộc. Nếu Ông chủ nhà quyết tâm đòi lại những vì Ông ấy có, bọn chúng phải dùng phương cách “xáp lá cà”duy trì hang ổ. Một số quỷ ma nho nhỏ xin giải ngũ vì khiếp sợ những chiến công oanh liệt của chàng ở mấy bận qua, chủ tướng của chúng chưa cho phép thì Trí Thông xuất hiện hiên ngang, chiếu đôi mắt như bóng đèn pha thẳng vào mặt, vào mình của từng tên ma quỷ. Các đứa quỷ ma nho nhỏ kể trên bị ánh sáng soi bật gốc hình, giật mình kinh hãi vừa la vừa chạy. Chủ tướng quỷ vương thấy cuộc họp bị bể loạn thì giận lắm, liền xông ngay ra trận, hắn dậm chân xuống đất ngay khi miệng niệm một câu thần chú. Tức thì mình hắn bay bổng lên không trung, rồi từ từ hạ thấp ngang đầu Trí Thông, đôi mắt đỏ ngầu, nanh dài chơm chởm, miệng khè ra hai vòi lửa đỏ như hai mũi tên bay. Khi hai vòi lửa đỏ thị oai đến hết tác dụng thì hai ngọn phi đao sáng với xuất hiện. Chủ tướng quỷ vương đưa cánh tay đen sầm thô bạo chỉ xuống đầu địch thủ, hai ngọn phi đao theo lệnh mà lao vụt tới, Trí Thông bình tỉnh niệm chú Đà La Ni (Dhârani) tay phải rút thanh gươm chỉ lên hai ngọn phi đao và tay trái, trỏ thẳng vào mặt chủ tướng quỷ vương hô to một tiếng: Dừng lại! Tức thì hai ngọn phi đao đứng nghiêm trên không như hai con vật bị trói, chủ tướng quỷ vương bất thần chưa kịp đem yêu thuật làm mê muội đối thủ cho mất tác dụng câu thần chú thì Trí Thông hét tiếp: Hãy tan biến Ngay!Tiếng hét như sấm sét long trời lở đất làm chủ tướng quỷ vương nhức bưng tai, hắn rớt xuống đất co dò mà chạy chết ngay khi hai bửu bối tan tành.
Bọn ma quỷ nhỏ rình xem trận chiến, chúng thấy một lần là thất kinh hồn vía. Xét xưa nay bửu bối của Tổ Sư giao tranh chưa lần nào thua cuộc, giờ chẳng những đã thua mà còn mất luôn cả phép báu với một người không có tầm cỡ đối thủ. Bửu bối tan tành thì cái công tu luyện ngàn năm đem bán phút chóc với giá rẻ mạt.
Bọn quỷ nhỏ giờ đây hành động tự nhiên, tự do, không còn ai trông coi hay sai bảo. Chúng tự cởi bỏ lốt quỷ dữ, hết ham hầu lệnh tổ sư học đòi yêu thuật vì trong khi thua chạy chưa biết sự sống chết của Ông ta như thế nào, giá có còn sống cũng hết làm ăn được vì, cả cái khu rừng mờ ám tối tăm cho chúng giấu mình nay đã quang đảng rồi. Cỡi lốt quỷ ra, chúng đối diện với nhau, trước ai cũng là con người mới lạ, ai cũng hiền hậu dễ thương, trong tiềm thức thỉnh thoảng ngoi lên dáng vẻ quen quen thân mến. Kiểm lại ở mỗi người trong bọn họ, từng người mãi mê công việc ban đầu, nhìn bạn, nhìn mình và len lén nhìn Trí Thông, họ thấy họ có những nét giống Ông ta, cảm nghe lòng rất thân thiện với Ông ta.
Khu rừng được dọn sạch, bầu trời nắng ấm vài lọn mây du phương thoắt qua, không đọng lại nét âm u cho cuộc phá rừng đuổi loài ác thú.
Chủ tưởng quỷ vương chạy cuống chết, hang ổ bị phá hủy, thuộc hạ của hắn một ít người trung thành với chủ ở chờ, chúng đổi hình đổi dạng nhưng không đổi cái tâm đen đúa, phần đông thì quy hàng làm lành lánh dữ. Quỷ Ma vốn là anh em ruột, là đệ tử cùng Thầy. Ma Vương nghe tin người anh em mình đánh trận thua chạy, bửu bối bị diệt mất. Chủ tướng ma vương giận lắm, hắn đến đòi Trí Thông ra để cho hắn rửa hận giùm người huynh đệ đồng môn. Giận trong lòng nhưng chủ tướng ma vương luôn tỏ rõ thái độ hiền lương phúc hậu, mặt đã tươi đẹp mà giọng nói tiếng cười của hắn duyên dáng, có sức thu húc đến mềm lòng người ta. Hắn ra trận không có vũ khí cầm tay, chỉ một cái thân hình tươi đẹp, yểu điệu, chỉ một cái láy láy đôi mắt phụng, nhếch nhếch chiếc môi son mà chiến thắng, nó có sức mạnh hơn trăm lần gươm đao của người anh hùng tài ba võ võng. Sức mạnh hơn gươm đao để chém đầu địch thủ? Thưa không! Kẻ chiến bại đầu cổ vẫn còn nguyên, mình mẩy tay chân không bị cuộc chiến làm trầy xước chút da thịt nào, hắn chỉ dùng thủ thuật làm cho đối phương mềm lòng xụm người, lão hóa đi năng lực của chàng dũng sĩ, buông rớt kiếm đao.
Khởi trận, Chủ tướng ma vương cười tủm tỉm, đôi mắt đen nhánh, láo liên, yểu điệu gót ngọc, múa mái tay ngà, bỏ công như vậy cũng khá đấy mà vẫn chưa một chút tác dụng nào đến địch thủ. Trí Thông đứng dan hai chân ra cấm mũi gươm vào cây, quát rằng:
Dừng lại! Nầy gả kia! Ngươi muốn gì khi ngươi đến đây nộp mạng?
Thấy đối thủ hiên ngang, xem mòi không ổn thì phải đổi tăng thêm thuốc cho có hiệu quả nhanh. Thay vì trả lời câu hỏi tại sao dẫn xác đến nộp, chủ tướng ma vương thò bàn tay ngọc vào túi chiếc áo hoa lôi ra chay dầu thơm thượng hạng, thoa thoa lổ mủi, cần cổ, tóc may, mỉm cười kín đáo, khêu gợi tâm tư để hễ ai mở cửa duyên lự thì thuốc vào phát tác.
Trí Thông khép hai chân lại, chống mũi gươm nghiêng về phía trước, mắt nhìn thẳng vào mặt đối phương, át tiếng:
Ngươi muốn chết phải không?
Đôi mắt Trí Thông nhìn thẳng, sáng soi còn chủ tướng ma vương chuyên nghề nhìn ngang liếc dọc, thập thò sáng trộm. Đôi mắt sáng soi đã đập mạnh vào đôi mắt lúp ló sáng trộm, làm chủ tướng ma vương quờ hoạn, lúng túng. Dùng thuốc liều mạnh vậy mà không vô được, hắn gượng lại, yểu điệu thân ngà, nâng nâng tay ngọc, nhếch tỉm môi son:
Hởi người hùng kia! Hai ta thuở giờ chưa một lần biết nhau, ai nào có thù hềm chi đâu mà định ra tay xâu xé? Nầy anh! Hãy mở rộng vòng tay và thiện nguyện thì cuộc sống mới đi đến hạnh phúc.
Trí Thông trở bộ, đứng chân trước chân sau chống mũi gươm về hướng địch thủ giải thích:
Nầy chủ tướng Ma Vương! Ngươi đừng hòng láo khoét để ru ngủ hồn ta. Thiện nguyện của ta không can phạm gì đến ngươi. Còn hạnh phúc đó hả? xin ngươi dẹp phức đi cho ta nhờ. Ta đã biết rồi, biết hết những chuyện về ngươi, việc làm của ngươi. Không ai có thể hạnh phúc đúng với ý nghĩa khi cùng sống với ngươi hay thân thiện gần ngươi. Thân thiện gần ngươi cũng mất mát hạnh phúc đừng nói là sống chung với ngươi. Ta đã quá khổ đau vì cái thứ hạnh phúc ấy mà chính ngươi là thủ phạm, là kẻ thù số 1 của những ai đi tìm chân hạnh phúc. Nhiều đời, Ông Cha ta đã bị ngươi dẫn vào đường sống chết, ta cũng thế. Ngày nay biết rõ giả tâm của ngươi, ta há dễ quên chuyện cũ, tin cái thứ hạnh phúc ở ngươi đưa ra cho ngươi bày kế giết chết một lần nữa sao? Nầy chủ tướng Ma Vương, ngươi chạy đâu cho khỏi chết!
Nói dứt câu, Trí Thông hét lớn một tiếng, tay phóng mạnh mũi gươm băng ngang cổ chủ tướng ma vương, hắn nhào lăn mấy vòng rồi nín thở.
Từ đây Trí Thông làm chủ nhà mình, một ngôi nhà bình an, sáng ngời, hạnh phúc.
( Hết )
20/5/2015

 Lê MInh Triêt

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

NGÔI NHÀ HOANG  (tiếp theo)

Chàng lần trở về, vất vả lắm mới về được chỗ cũ thì biết rằng chuyện cầu nguyện đã nguội ngắt rồi. Bàn hương lạnh lẻo cũng như lòng người lạnh lẻo, chỉ còn trơ một ngọn đèn dầu chao đảo trước gió. Lúc bị ma đá bay đi, bàn cầu nguyện chúng kiểm sát, đặt khu tự trị. Chàng châm thêm dầu, thắp lên ba nén nhang mới, tiếp tục cuộc cầu nguyện đã dang dở, nhang vừa ngún cháy tròn mình, chàng mới chấp tay chưa có thốt lên tiếng nguyện nào con quỷ ác ôn đã núp cận bàn cầu nguyện, nó vụt ra đạp chàng một đạp đau nhá lửa té chúi đầu xuống giàn mồng tơi, những lá mồng tơi xanh mởn nói với chàng:
Độ rày Ông trúng số, tha hồ ăn đồ chợ nên chê chúng tôi là phải
Không, ta đâu dám chê.
Sao mấy bửa qua Ông quên đi?
Ta dự phòng khi túng ngặt.
Dự phòng gì chứ! Đọt lá sum sê, lo có bò sập dàn…
Tiếng gió rì rào cợt lá, âm điệu như ru không xé nổi sự chìm đắm  của thính giác trong đám mồng tơi, phải nhờ đến tiếng rơi của cành cây khô nghếu mình trên phiến đá tàng ông, chàng sực tỉnh bò trở lại bàn cầu nguyện không xa với vết thương hãy còn đau nhói. Cố gắng xóa nhòa vết thương đau bằng cách dành ít phút tưởng nhớ đến Ông Cha thay vì cầu nguyện. Cũng chỉ được vài phút mót mái, một con quỷ to úc núc trong chỗ không lù lù ra, nó quyết lôi chàng lại chồng Kinh Sách lên giọng thầy đời. Dù biết Kinh của Phật là Chánh Pháp để hổ trợ chánh tâm cho hành giả năng tiến lên sự nghiệp Phật Đà, nhưng tu pháp ở đâu còn được, chứ như đây, ngay sự cúng nguyện là cần chánh niệm mà bị rù quến bởi ý Pháp là không chấp nhận được.
Qua những năm sống đời phiêu bạt, chàng đã tiếp kiến với nhiều trò chơi, cuộc chơi cảm tử, họ theo cuộc chơi bằng cách “Bắt Bống Chân Lý” từ các vị Tổ Sư hoặc “ Đánh Bóng” ý nghĩa mới vừa đạt được qua việc tầm chương trích cú, đánh bóng được ý nghĩa cũng là lúc mình tuyên bố lệnh trừng phạt mình“ Đạo chẳng cần tu chỉ đừng làm cho ô nhiễm”.Thợp được cái câu Đạo chẳng cần tu, đặt vào hàng của báu để bảo vệ. Bình thường đã “lười tu”mà còn được quý ơn trên dạy cho “chẳng cần tu”yểm trợ, họ chụp ngay cơ hội bằng vàng khua mồm lốp bốp cái chẳng cần tu nhưng không cần biết thế nào là “Đừng làm cho ô nhiểm”Ô nhiểm muốn chết được, đã không có cách đừng làm cho ô nhiểm còn biểu phải chẳng cần tu, cuộc chơi nầy thiệt là mạo hiểm, ngu ngốc.
Có lần chàng thấy người ta dựng hội trường khiêm nhượng với hơn vài chiếc bàn tròn thảo luận qua 2 câu trích dẫn trong Sấm Kệ Phật Giáo Hòa Hảo “Tu không cần lạỵ cần quỳ, ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau”. Chỗ tuyên dương chánh pháp mà những người tự xưng là Phật tử (con Phật) đã quên mất ý nghĩa Phật Giáo, cho ăn thua, cao thấp; người hễ lười cầu cúng là phải có những lý luận, biện luận ăn chắc cho việc “Tu không cần lạy cần quỳ” của mình mà không cần kiểm chứng cái việc có “Ngồi đâu cũng sửa” chưa? Giảng Kinh là miếng thế, là vũ khí cấp cho chiến sĩ đánh bại giặc phiền não chớ không phải để cho giặc loạn phiền não giựt lấy đánh ngược lại chiến sĩ của Đức Như Lai. Xem giảng Kinh mà bị tác dụng ngược không chỉ  mất ý nghĩa luống công mà còn rước hại vào mình nữa là khác. Pháp Bửu Đàn Kinh nói:
“Tâm mê pháp Hòa chuyển, Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa,
Tụng lâu không rõ ý, Kinh nghĩa ấy thù ta.”
Và Đức Tôn Sư PGHH thiết tha kêu gọi các môn đồ:
“Coi rồi phải nhận cho hiểu lý”
Và câu;
“Coi rồi phải thân mình tự tri,
Tìm hiểu nghĩa làm theo đắc đạo”
Hiểu sai đồ biểu là đi sai đường, lẽ tất nhiên đi sai luôn điểm đến.
Mỗi ngày có 24 giờ, mất chỉ 2 thời tu hành cúng nguyện rán lắm một giờ, đấy là con số rất ít nếu đem so ra, giỏi thì 23 giờ còn lại kia cứ tha hồ mà “ngồi đâu cũng sửa” đi! Gần trọn cả ngày cho đó mà không thiết đến, chờ tới giờ cúng nguyện lôi ra bảo đừng cúng nguyện để “sửa” là học ở đâu? Ai dạy? Xét ra cúng nguyện còn phải sửa gì trong đó chứ? Vì sự cúng nguyện đúng theo ý nghĩa là đã và đang sửa Sự cúng nguyện đúng theo tôn chỉ là giờ phút giữ chánh tâm, chánh niệm. Đức Phật biết chúng sanh sống trong phàm tâm nhiều hơn, nếu kêu họ  chỉ “sửa”thôi là đủ không cần có thời gian cúng nguyện thì cái trớn phàm tâm sẽ dẫn đi tuốt luốt chẳng còn chút tu hành nào. Phật dạy đưa sự tu đi vào khuôn khổ là không cho phàm tâm cái cơ hội dẫn đi tuốt luốt, ít ra cũng được một, hai giờ tu. Cúng nguyện giữ chánh tâm là một cách “sửa”thiết thực và hay ho hơn các thứ sửa, không cho phép buông bỏ hình thức cúng nguyện trong khóa trình sớm chiều nếu ai đã khoe mình là tín đồ PGHH, trừ trường hợp người bệnh nặng không còn sức để bái nguyện. Nếu ai có bệnh thông thường còn làm được những chuyện lặt vặt trong nhà chứng tỏ còn sức để cúng nguyện mà lợi dụng có chút bệnh để không cúng nguyện theo lời Đức Thầy dạy, có là tín đồ cũng không thuộc dạng tín đồ tinh tấn. Cúng nguyện còn khi có khi không mà nói “ Thường Sửa” là sửa gì chứ! Nếu người chiến sĩ của Đức Như Lai chịu “ thiệp” cúng nguyện bởi tính chai lười là tạo cơ hội cho quân ma phiền não lấn sân giành đất, có ngày nó “bứng” bật gốc tu hành.
Chàng thu hết sức mình chống lại sự lấn áp của pháp ý trong khi cầu nguyện, vì cầu nguyện là thể hiện nguyên vẹn “Chánh Niệm”trong khi ý Pháp là sự năng nổ của “Chánh Tư Duy”. Nhưng tính Pháp quá sung, cường độ mạnh, sức đối khán tương đồng, đàng xô đàng chịu, kẻ lôi người trì, hai vầng tối sáng cứ như bóng điện chớp: Kinh pháp không ra Kinh Pháp, Cúng Nguyện không ra cúng nguyện…
Hơn 2 năm chàng phá rừng dọn đường, khu rừng nhiều cây và con đường dài quá. Song nhờ có Ông, Cha của chàng luôn theo hộ mệnh và dạy cách phá rừng, trừ ác thú, đuổi ma, có những kết quả đáng kể. Hơn một tháng rồi đường đi dần tróng rộng, những ác thú không xuất hiện nhiều như trước, quỷ ma không đối đầu hay bẹo hình bẹo dạng. Hể phá rừng tróng tới đâu là có ánh sáng mặt Trời soi rọi, sức mạnh thêm nhiều triệt hạ cây to một cách dễ dàng.
Ma quỷ ác thú sống nương trong bống tối, chúng hành động vô luật pháp. Từ khi mang được ánh sáng rải trên đường rất ít thấy con ác thú quỷ ma nào qua lại nhởn nhơ, dể ngươi chọc phá. Khu rừng gần quang đảng như lòng chàng gần như quang đảng và yên tịnh như lòng chàng yên tịnh.

(Còn tiếp)

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

TRONG CƯ SĨ CÓ ẨN Ý TU SĨ


Quá mệt rồi. Dừng nghỉ mệt một chút cho khõe hãy đi tiếp quý huynh đệ ơi! hê, hê, thở không kịp, hê hê,
Nghe tiếng kêu, chúng tôi dừng lại và một người nói:
Đi vừa vừa thôi, mới sáng chưa kịp bỏ vì trong bụng mà lại leo núi…
Ừ há, tôi cũng phát đói đây nè.
Ai cũng kêu mệt, kêu đói. Vậy thì nghỉ một chút cho phục hồi đã.
Đói phục hồi được sao?
Dạ Được.
Chuyện nầy mới nghe. Đi đường tôi thấy người ta đề bảng “phục hồi phuộc” chưa thấy có bảng phục hồi đói.
Dễ ợt, lúc nảy tôi có mua chục cái bánh bao, một sách khoai Lan luộc còn bốc khói, ngồi đây mà phục hồi.
Đoàn người cười rộ lên trong những câu: cho tôi phục hồi với,  còn tôi nữa, còn tôi nữa…phục hồi, phục hồi…
Một cô bé xinh xinh liếng thoắng nhất trong nhóm trẻ, sẵn trớn đẩy đưa:
Nghỉ sao không lựa chỗ tốt chút đặng có ngồi thoải mái.
Các bạn trẻ trong nhóm cười:
Con nhỏ nầy không khéo nói chút nào! Mệt đâu thì tấp vào lề. Rán được nữa sau mà kiếm chỗ? Nảy giờ mầy không nghe tao nói là biết…
Biết gì?
Tao để cái miệng đặng thở tiếp hai cái lổ mủi. Mầy nói nhiều quá, lỡ lổ mủi mà “tắt máy” là mầy no nê.
Đường dốc hầm hinh, thây kệ tấp đâu thì tấp, ăn đi cho đỡ. Bà con à, không có chỗ, tôi đứng phục hồi cũng được chứ ạ?
Việc nầy thì Tự do, nhưng hãy coi chừng xe tuột bánh.
Đương phục hồi đói và sau một lúc ồn ào như chợ sáng, có một người đưa ý kiến:
Kính thưa chư quý đồng đạo, xem chỗ nầy cũng khá hữu tình, ngồi nán một chút được chứ, tôi đề nghị đoàn sẵn khi phục hồi đói thì chúng ta cũng nên phục hồi cái đạo đức của mình đã bị tản lạc đâu đâu.
Vâng! Ý kiến hay đấy!
Đi trong đoàn có chú tư lớn tuổi, kinh nghiệm chiến trường nhiều năm hơn chúng ta mới chỉ là “khinh binh” đối với giặc phiền não. Tranh thủ ăn nhanh để chúng ta nghe chú tư giảng thuyết, đừng có mà giỡn nhiều mất thời giờ. Sẵn chỗ này dù là đường dốc chông chênh nhưng lại rất hữu tình, duyên thiền môn nóng hổi. Xin mời chú tư cho mình một đề tài quý vị thấy có nên không?
Dạ rất nên ạ. Nhưng tôi xin đề nghị chúng ta rán một chút nữa sẽ qua cây cầu là thoát khỏi đường hầm hênh vách đứng, ngồi nghe thoải mái.
Vậy mới có ý nghĩa của chuyến du sơn kỳ nầy, để đi suốt trên núi nữa về đem cái chuyện phục hồi đói mà kể thì vui thôi chứ hay ho vì.
Tôi nói: Yêu cầu của quý vị nhất là Ông hướng dẫn đoàn, tôi không có cách nào từ chối mặc dầu tôi rất mệt cần được nghỉ ngơi cho lợi sức. Không cần nói quý vị cũng biết, tuổi tôi mà leo núi thì rất là vất vả hơn những vị trẻ. Nhưng tôi sống trong đạo, cũng muốn làm cái vì đó cho đạo mà ít có cơ duyên, cơ hội gặp. Nay quý vị tạo cho tôi cơ hội thì dầu mệt cũng rán. Mong có sự tốt đẹp của chuyến du sơn hành hương nầy tình đạo thắt chặc, người nói người nghe ở trạng thái cỡi lòng để mà tiếp nhận nhau trong hòa điệu đạo đức.
Đoàn chúng ta đi đây toàn là đồng đạo với nhau, tuổi trẻ đông, lớp tu độc thân cũng nhiều. Để có một ảnh hưởng tốt cho số đông, tôi chọn yếu mục có liên quan đến các vị tu độc thân, trẻ tuổi, xin đem bàn bạc với quý vị qua đề tài “TRONG CƯ SĨ CÓ ẨN Ý TU SĨ” hy vọng quý tu độc thân, quý trẻ tuổi đồng cảm, đồng thuận mà hành sự.
Sao gọi là ẩn ý?
Ẩn là không hiện, Ý là sự hiểu biết, phân biệt. Ẩn ý tức là bên trong đã ẩn chứa sự hiểu biết, phân biệt. Ví dụ: Ngoài mặt anh ấy nói thế nhưng có ẩn ý khinh thường chúng ta đấy. Nói cách khác, lấy ví dụ qua một đề tài, ẩn ý là ý thức không dàn trải theo sự hiện thực của đề tài mà là bên trong của đề tài.
Đức Thầy ở ngôi Sáng Lập Tôn Giáo, một cổ Phật lâm phàm nhưng lại nhân danh một cư sĩ tại gia bình thường, quý vị nghe thấy có thích không?
“Ta là cư sĩ canh điền,
Lo nghề cày cuốc cũng chuyên tu hành.
Xa nơi tranh đấu lợi danh,
Giữ lòng thanh tịnh tánh lành trau tria”.
Chẳng những nhân danh thôi mà dạy đạo cho cư sĩ tại gia Ngài lại còn gói gọn hơn:
“ Chưa thể làm như các nhà sư hay ni cô đặng. Tuy vậy họ cũng sẵn sàng hoan nghinh ca tụng lý tưởng từ bi bác ái đại đồng của nhà Phật và luật nhân quả do Phật thuyết ra. Thế nên ở tại nhà, họ phượng thờ Đức Phật, phát nguyện quy y, giữ gìn ít điều giới luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh, răng lòng, ủng hộ các sư. Như thế họ cũng lần lần lên con đường giải thoát.”
Ta ghi nhận “ họ cũng lần lần lên con đường giải thoát” và sau đó một câu dạy đầy tính quyết định:
“Bàn xét như trên, thấy rằng toàn thể trong đạo chúng ta thuộc hạng tại gia cư sĩ học phật tu nhân vậy”.
Đặt tiến trình tu của người cư sĩ tại gia là “ lần lần lên con đường giải thoát”. Nhưng ở nhiều chỗ khác Đức Thầy không nói chuyên đề “tại Gia Cư Sĩ”. Dạy tu giải thoát đặt biệt hơn không phải là “lần lần” theo kiểu “Phát nguyện quy y, giữ gìn ít điều giới luật,…ủng hộ các sư v.v.. của tại gia cư sĩ mà là giải thoát ngay, không có lần lần “Hãy tìm giải thoát cho mình bằng cách Lạc Đạo An Bần Xã Thân Tu Tỉnh”. Ta thử đem đặt câu nầy vào hạng tu tại gia cư sĩ thì có phù hợp không? Ta biết chắc chắn là không phù hợp vì Đức Thầy đã minh định cho hạng tu tại gia là “Thế nên ở tại nhà, họ phượng thờ Đức Phật, phát nguyện quy y, giữ gìn ít điều giới luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh, răng lòng, ủng hộ các sư. Như thế họ cũng lần lần lên con đường giải thoát.” Vậy câu “Hãy tìm giải thoát cho mình bằng cách lạc đạo an bần xã thân tu tỉnh” là dạy hạng nào?
Rõ ràng, không dạy tu theo cách tu của người tu sĩ nhưng khuyên tu thì chỉ có dạng tu sĩ tu mới hợp:
“Phú quí tạo đời thêm mệt xác,
Tham danh phế đạo chí đâu yên.
Chi bằng cửa Phật vui thanh tịnh,
Lánh cõi trần mê giải nghiệp duyên.”
Nếu chúng ta tin Đức Thầy là Cổ Phật Lâm Phàm như trong bài “Thay Lời Tựa”ta thường gọi tôn là Sứ Mạng của Đức Thầy “Muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần đặng chịu cảnh chê khen”. Ngài là Phật, xưng là cư sĩ canh điền chỉ là thân thị hiện để độ đời chứ không phải chính thân của Ngài là một cư sĩ canh điền. Quyển Sám Giang Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy khi ta tìm ra ở đó, Ngài không chỉ có thị hiện trong giới cư sĩ canh điền mà còn thị hiện trong giới Tăng sĩ để tùy hỷ độ đời. Nếu tính theo những câu xưng danh, Đức Thầy xưng cư sĩ canh điền có một lần còn xưng tăng sĩ thì rất nhiều lần:
“-Nay tăng sĩ có lời kêu gọi
Dụng tinh thần chống chõi quỷ tà.
- Phận tăng sĩ nài bao gió bụi
Miễn sổ lòng tháo củi Ta Bà
- Thấy tăng sĩ thiệt thà hữu chí
Vội đem lòng ích kỷ hại nhân
- Tay tăng sĩ gậy thiền quyết nắm
Lần buội bờ xuống thẩm lên đèo
- Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
- Thân bần tăng mặc bộ sồng nâu
Cuộc thiên lý một bầu đều hãn”.
Nếu chúng ta bảo rằng Đức Thầy dạy tu theo cách tu của hạng tại gia cư sĩ còn xưng là cư sĩ canh điền để yểm trợ sức mạnh tinh thần là rất cần thiết, vậy khi Đức Thầy thị hiện nơi khác đó, xưng là tăng sĩ là để độ ai?
Xưa mỗi trường lớp trong ngành Phổ Thông Giáo Lý có tên gọi khác, nói về khóa học thì biết là chương trình ngắn hạng. khóa học phải có tên, Ban Phổ Thông Giáo Lý lựa những vị nổi bật gương hy sinh vì PGHH, hoặc những vị Thần đình mà đặt tên khóa ví vụ khóa Huỳnh Thạnh Mậu, khóa Nguyễn Xuân Thiếp,vv… người vào học khóa nầy ban giám thị nhà trường gọi là khóa sinh. Học đạo không phân tuổi tác, ăn thua có tâm đạo thì học đạo được, già hay trẻ cũng là khóa sinh. Đến như Tu Viện. Tu viện mở ra với thời gian dài, nhiều năm. Vào tu viện là tu học suốt thì phải là người không bận việc gia đình, sống độc thân nguyện tu, hoặc trước đã có vợ chồng nhưng nay không còn bị trói buộc vào đó, họ sẵn sàng ly gia cắt ái. Vào trong tu viện ban giám đốc không đặt tên cho họ là khóa sinh mà gọi là tu sinh, thành đạt ra trường hoạt động đạo sự là Tu Sĩ.
Đức Thầy là tăng Sĩ dạy tu, học trò của Ngài là Tu Sĩ đâu có vì là không được.

14/5/2015
Lê Minh Triết





Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

              TRẺ THƠ VỚI TRƯỜNG HỌC

Có một bé gái kêu tôi bằng ông, bé mới vô trường mầm non ở Ngã Tư chợ Kiến Bình, cô giáo cưng nên thường cho cắm hoa, cháu rất mừng, đem khoe hết người nầy tới người nọ trong nhà. Đến tôi chơi dường như không có chuyện vì để nói nên cái đề tài cắm hoa cứ nhắc lại nhiều lần.
Biết ý nghĩa trò được cắm hoa là thế nào nhưng tôi nói khác đi để thử sự phản ứng của cháu:
Thế là con học không được chăm ngoan chứ gì! do đó cô giáo mới cho cắm hoa để con vui, nghe lời cô giáo ngoan lên.
Nghe tôi giải thích, trông thái độ con bé bơ phờ tội nghiệp, nhưng nó cãi:
Không phải, cô giáo khen con nhiều nhiều, khen con múa hát hay, đồ mặc  sạch sẽ, móng tay luôn cắt sát, không gây ồn trong tớp.
Tôi nói với cháu:
Hay đến vậy sao! Có thiệt không đó nhóc con?
Thiệt, ai nói gạt ông chi. Không tin ông đi hỏi cô con coi.
Hồi chưa đi học mẩu giáo, thường khi bé đến là xin kẹo bánh, hoặc cho bé mượn cây viết để vẽ bùa lổ ban trên những tờ lịch tôi đã vứt ra chất đống trong cái hộp giấy, nhưng có lần bé xin món đồ làm tôi ngạc nhiên:
Ông tư may cho con áo dài cúng đi!
Nghe hỏi xin thứ lạ, tôi không đáp và nhìn tướng cháu trông có được chưa mà đòi. Thấy tôi bỏ qua không nói năng vì, cháu lại ôm cổ tôi, hôn một cái, lập lại câu nói: Ông Tư may cho con áo dài cúng đi!
Nhóc con à, đòi may áo cúng nhưng con có biết cúng chưa mà kêu Ông tư may cho?
Con biết, ở nhà mỗi bửa con cúng với cha mẹ con.
Thiệt không đó?
Không tin Ông tư đi hỏi cha mẹ con đi.
Không biết ai tập cho cháu cái thói quen, hễ ai không tin lời cháu nói, cháu kêu người đó đi hỏi cho ra lẽ. Tôi nói với cháu không cần đi đâu cho mất công, con cúng để ông tư xem có có trúng thì chấm điểm. Bé không ngại, quỳ nguyện và lạy rất dễ thương. Xong bé hỏi tôi:
Vậy được hả ông tư ?
Tôi nhéo chiếc má của nó:
Được.
Vậy ông tư may áo cúng cho con nghen!
Ừ, để Ông kêu người ta may.
Tưởng con nít mau quên, hứa cho qua chuyện mà có qua được đâu. Sáng sớm hôm sau bé đến hỏi:

Ông tư có may áo cúng cho con chưa?
Ba bốn hôm liền cháu bặt tăm, tưởng nó giận vì đến hỏi mà chưa có áo. Không có con bé dễ thương đến nhà, tôi cảm nghe trong lòng như thiếu một cái vì đó. Sau nữa cháu cũng đến, nựng chiếc càm nó tôi hỏi:
Mấy bửa nay con đi đâu không đến thăm Ông tư?
Con bệnh, ngày nào mẹ cũng chỡ đi chít thuốc, chừng về nhà mẹ dặn không được ra khỏi nhà.
Nay mẹ cho đi chưa nhóc con?
Con hết bệnh mẹ kêu con lại chơi với Ông tư.
Nhóc con à, lại đây xin bánh kẹo thì nói, kẻo Ông tư bận làm công việc, có xin không ai rảnh đâu mà cho nghen.
Ông tư, chị hai con bệnh ho nhiều lắm, cha chỡ đi chít thuốc nhiều bửa mà không hết. Con kêu chị hai niệm Phật để Phật độ, chị hai không chịu niệm, bởi vậy ho hoài.
Sao con biết niệm Phật thì Phật độ?
Hôm hổm con cũng bị ho, nhiều còn hơn chị hai, con Niệm Phật, Phật độ con hết ho luôn.
Có lần cháu đến kể tôi nghe chuyện cả nhà nó xem phim ma, thấy con ma, chị hai không dám ngồi gần vô tuyến, cháu thì không sợ, ngồi sát lại màn hình. Tôi hỏi, sao chị hai sợ mà con không sợ? Nó đáp tôi không ngờ:
Ma ở trong phim chứ ngoài đây đâu mà sợ, hơn nữa, mình có cúng lạy Phật, Phật độ, cho dù có con ma thiệt cũng không hại được.
Tôi không nghĩ rằng ở cái tuổi học mẩu giáo mà biết  phân biệt ma thiệt với ma trong phim và điều ngạc nhiên hơn nữa: cúng lạy Phật mỗi bửa là không sợ ma. Trông vào bé gái của tôi, tôi biết còn nhiều những bé nhà khác cũng có duyên sâu với Phật từ lúc còn rất nhỏ, nếu gặp gia đình nào có Ông Bà Cha Mẹ tiếp săn sóc giống duyên cho các cháu là hay lắm đó. Tôi biết là mình không có khả năng huấn luyện một đội ngũ từ mầm non cho tương lai giáo sự Phật Giáo Hòa Hảo sau nầy, gánh vững chắc sự nghiệp tôn giáo khi đã thành người lớn, nhưng tôi mong là có ai đó có khả năng.
Nghĩ như vậy có phải là một ước vọng quá cao không? Trở thành một nhà tu chân chánh, sống hiến thân vì đạo, lợi ích cho đời bằng làm tỏ rõ ngọn đèn chân lý để người ta thức tỉnh, rứt bỏ các sự trói buộc của hồng trần là rất khó chứ gì. Khó những cũng có người vượt khó để đạt mục đích. Nếu mầm non không được ấp ủ tốt, rơi rớt dọc đường, như vậy mà có biết học Phật từ lúc nhỏ, dầu sau nầy không là một tu sĩ giữ hạnh ly gia cắt ái gánh vác trọng trách Phật Sự, lớn lên theo đời, trôi chảy trong dòng đời để tìm chén cơm manh áo, giàu sang, cái giống duyên Phật Pháp chứa dựa trong tâm, có ra làm ăn ngành nghề gì để kiếm tiền, lương tâm sẽ được đánh thức về chuyện phải và trái, tội và phước, ghét thương, trong hai điều điều nào nên làm, để từ đó giữ mình làm phải không làm trái, làm phước không làm tội, làm thương không làm ghét thì sự sống của mình, bà con mình, dân làng mình lành mạnh ngay bởi những người sống chân thật, ngay thẳng, chắc chắn sẽ tốt hơn cái xã hội không trọng đạo đức. Người ta không học được cái căn bản đạo đức ở nhà trường hay qua mái ấm gia đình cha mẹ là người trọng đạo thì khó mà hành sử đạo đức với ai trong xã hội. Nhân dân không có tự do tôn giáo và tín ngưỡng, tranh giành quyền thế, xâu xé vì tiền, nạn tham nhũng, tham ô, được lãnh đạo nhà nước cấp cao đánh giá là quốc nạn, ra đủ thứ lệnh để trừng trị mà rốt cuộc đi đến bất trị.
Cơ quan nhà nước tự hào chọn viên chức đều là những người có học vị nhưng lại rơi vào thời điểm mà chủ lãnh đạo đất nước lòng dạ hẹp hòi, giành ảnh hưởng quần chúng trên sức đè bẹp tôn giáo. Ngành giáo dục hơi mùi thuốc súng, quyền lực, lịch sử nhẹ đầu nặng đuôi. Chọn vô thần làm điểm tựa, nghinh chiến với các hoạt động tôn giáo truyền thống. Tính giáo dục  như thế dễ đẻ ra cái xã hội bất ổn về an ninh.
Đạo đức không được tôn trọng, thì nét đẹp văn hóa càng lúc càng sụt giảm đáng ngại. Đọc suốt chiều dài lịch sử chưa có thời nào con gái Việt Nam bị đem đi bán nô lệ tình dục bằng cái nhản đăng ký “xuất khẩu lao động” và cũng chưa có thời nào những cô gái Việt bị kẻ ngoại chủng mua làm vợ với nhiều cặp vợ chồng tuổi tác đáng Ông đáng Cha. Trong làng quan chức nhà nước bể bung nhiều trọng án tham nhũng của dân, tham ô công quỹ giá không rẻ, tới hàng ngàn tỷ đồng. Chuyện đổ bể làm thâm hụt ngân sách quốc gia, đẩy đất nước nghèo hèn lạc hậu. Có bắt giam hết cái tốp quan chức tham ô nầy mà chờ gở sau thì cũng không gở được. Chẳng phải nhà nước cấp tối cao đã ra lệnh hoài hoài, đánh mạnh tay tệ nạn tham ô, tham nhũng, mà cái bệnh cũ cứ vẫn tái phát mãi đó sao?
Cổ nhân bảo “tiên học lễ, hậu học văn”. Người xưa quan trọng sống nhau bằng lễ nghĩa, đạo đức, nếu “lép” lễ nghĩa mà văn học thông thạo e thiếu giữ mình chơn chánh. Sống không chơn chánh, chân thật, có đem đối đãi với cha mẹ chưa chắc Ông Bà hài lòng. Người chỉ biết lo kiếm tiền, quyền chức, lúc nào cũng với cái tâm chạy đua giành thắng hơn trên các việc làm kinh tế, thắng hơn về ăn sang, ở đẹp trong biệt thự lộng lẫy. Để đạt tới mục đích chẳng cần ai nhắc nhở và họ sẽ không để tội phước, phải quấy, tốt xấu can thiệp vào “sự nghiệp đồng tiền” miễn là ký được một hợp đồng lời nhiều, có tiền, có quyền là hơn.
Luật pháp nhà nước chờ có kẻ tham ô cướp giật, giết người mới bắt nhốt, tù đày, hành động cứu chửa một cách muộn màng, kết quả không đi vào đâu. Người thiếu đạo đức lễ nghĩa làm hàng rào sự sống thì khó ngặn chận lòng phàm tham điều nầy việc nọ, dẫn đến vi phạm luật pháp. Sao trong giáo dục không nêu đạo đức học từ lớp vở lòng. Con nít nói lời hổn ẩu Thầy Cô giáo không nên hành động nặng tính trừng phạt như Ba Mẹ của bé ở nhà, vả mấy cái vô miệng cho bé khóc mếu máo, hâm tiếp: Còn nói hổn ẩu nửa tao may miệng, bẻ răng, nghe chưa? Nặng tính trừng phạt chỉ làm cho bé tức tửi không cải thiện được vì đâu. Sự tức tửi không được giải bày, ngấm sâu vào lòng đến lớn lên, cái gay gắt tích tụ trong cuộc sống, dễ sanh giận hờn, ích kỷ. Thay vì bạt tay ta nên giúp bé bằng cách giải thích cho bé biết: nói hổn các bạn cười chê mình là người xấu, trộm cắp các bạn khinh khi, nói dóc láo các bạn biết sẽ không tin mình nữa, tội với Trời Phật Thánh Thần, nữa chết đi bị tội nặng lắm. Thường dạy về tội phước, nhân quả báo ứng nhuần nhuyễn cho học trò học sâu vô, lòng có đạo, lớn lên làm quan chức nhà nước, Ký một tờ phép tạm vắng cho người ta đi làm mướn, buôn bán hay chăm ruộng rẩy xa nhà, cơ quan có thẩm quyền là công chức nhà nước, làm việc ăn lương, gặp vậy thì ký nhanh cho người ta đi, ở trì quởn cho người ta lo cái “thủ tục đầu tiên”… nữa hả?
Khi bé trộm vặt của các bạn trong lớp, bắt bé đứng lên trước lớp để làm nhục một học trò trộm vặt thì ích lợi của sự giáo dục tới đâu? Thầy cô nên cho bé thấy tình thương, lòng nhân hậu của mình hơn sự quở phạt, khi bé thấy Thầy Cô không giận bỏ nó trong lúc nó làm quấy, bé có thể cảm nhận được dần dần nó sẽ trở nên một học trò dễ dạy, dễ thương.
Tham nhũng, tham ô đã trở nên bất trị vì ở học đường xưa của những viên chức không đề cao môn dạy đạo đức của các tôn giáo, học đường nay cũng còn vậy nữa thì nạn tham nhũng, tham ô sẽ bất trị tiếp theo. Đạo đức của một người là không chắc, cần phải có đạo đức xuất phát từ tôn giáo. Cá nhân có hạnh cách đạo đức mà không ở trong một tôn giáo nào để học hành giáo lý, kết quả rất gượng gạo, niềm tin đối với mọi người chỉ còn là miễn cưỡng, nếu là cá nhân không đạo, cũng không có hạnh cách đạo đức mà vẽ rồng vẽ rắn để tự tôn mình, người ta biết… vấn đề chỉ còn là thời gian…
11/5/2015

Lê Minh Triết