Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

NHÓM HỌC GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
BUỔI HỌC 1
HỌC HỎI QUYỂN SÁU của Đức Thầy

Kính thưa chư quý đồng đạo! hôm nay chúng ta bắt đầu học hỏi quyển sáu của Đức Thầy. Quyển Giảng nầy Ngài viết hồi tháng 5 dl 1945 tại Sài Gòn với tựa đề “CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ĐẠO”.
Tên gọi Quyển sáu là theo số thứ tự, ví dụ: quyển nhứt, quyển nhì, quyển ba, quyển tư, quyển năm, quyển sáu nhưng mỗi quyễn có tên riêng như quyển Nhứt có tên là: SẤM GIẢNG KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU NIỆM, QUYỂN NHÌ có tên là: KỆ DÂN CỦA NGƯỜI KHÙNG, QUYỂN BA có cùng tên như quyển nhứt: SÁM GIẢNG KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU NIỆM, QUYỂN TƯ có tên: GIÁC MÊ TÂM KỆ, QUYỂN NĂM có tên: KHUYẾN THIỆN, và QUYỂN SÁU có tên: CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ĐẠO”
Chú Giải Tựa Đề:
Cách Tu Hiền: Cách là đưa ra thức lệ, cách thức. Nói rõ hơn, tu là phải có cách, như Đức Thầy nói “Tu biết cách như đươn biết đát”, cho đến Cầu Nguyện cũng phải có “cách Cầu Nguyện Cho Người Chết”. Tu là sửa, hiền có nghĩa nôm na chỉ vào sự tu như một trợ từ đứng sau chữ tu để chữ tu có ý nghĩa mạnh hơn.
Sự Ăn Ở: chữ “và” trong câu là một liên từ nối liền hai mệnh đề mang tính độc lập. Sự Ăn Ở tức là cách sống của bản thân qua những việc làm tốt. Đức Thầy Dạy:
“Giảng nầy ra cuối mùa thu,
Dạy ăn dạy ở chữ tu vuông tròn”.
Bổn Đạo: Chỉ người theo Thầy học đạo, đồng nghĩa như tín đồ.
Đại Ý: Vì dạy tu cho hạng Tại Gia Cư Sĩ, sống hòa nhập trong đời mà tu e dễ bị đụng chạm, phiền phức khó vững. Do đó Đức Thầy dạy tu còn dạy thêm sự ăn ở thế nào để một là không đụng chạm phiền phức với người chung quanh, hai là làm tốt với họ, để dù tu tại gia mà thượng lộ bình an! không bị chướng ngại thì tu nhanh đến mục tiêu.
Giải xong tựa đề, thứ đến là bài “Lời Nói Đầu”cho quyển sáu:
LỜI NÓI ĐẦU
Phần Chánh Văn:
Năm năm trường xa cách, cái chánh sách áp bức tôn giáo gắt gao của người Pháp làm cho tôi không được gần gũi các người hầu giải bày tường tận tôn chỉ hành đạo của tôi.
Ấy không phải vì tôi cố ý muốn xa lánh các người, song chẳng qua vì sự bắt buộc của kẻ cường quyền nên tôi và các người không được trực tiếp cùng nhau. Tuy nhiên, cũng có lắm thiện nam tín nữ rất trung thành, một lòng gìn đạo. Nhưng gần đây có vài kẻ hiểu lầm, hành động một vài điều không hợp với tinh thần đạo đức, trái chủ nghĩa từ bi bác ái sự cao thượng của giáo pháp nhà Phật. Thế nên điều ấy làm cho quyển sách nhỏ nầy ra đời. Vậy từ nay trở đi tôi ước mong rằng với vài điều sơ lược kể ra sau đây, toàn thể thiện nam tín nữ trong Đạo sẽ dùng trí huệ mình, suy gẫm gìn giữ ăn ở theo qui tắc đã định, đặng tránh những việc đáng tiếc xảy ra, hầu giữ tròn danh giá của đạo Phật. Như thế chẳng phụ công ơn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã khai sáng đạo Phật và đã dìu dắt quần sanh tìm đường giải thoát”.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Hòa Hảo

Phần Giảng Luận:
Năm năm trường xa cách” không có danh từ tiềm ẩn để giải thích nhưng là một cụm từ thỏ thẻ sự dấu kín: Nguyên nhân nào xa cách tín đồ? Tìm hiểu Năm năm trường xa cách là ở khoảng thời gian nào? Ta bắt đầu đi từ thời gian ngày một tháng tư năm Canh Thìn của bài viết “Từ Giả Bổn Đạo Khắp Nơi”. Đức Thầy nói lời “Từ giả” thì phải đi vắng như Ngài đã thố lộ trước:
“Từ nay cách biệt xa ngàn,
Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.
Giữa chừng đờn nỡ đứt dây,
Chư vui buổi hiệp bổng thầy lại xa”.
Và câu:
“Từ nay cửa khổng gài then,
Chờ ta trở lại thì đèn hết lu.”
Lời tiên tri xa cách bổn đạo như đã trích nêu, sau 11 ngày là có ứng; ngày 12 tháng tư năm Canh Thìn, nhà chức trách Châu Đốc cho dời Ngài đi từ Tổ Đình _ Thánh Địa Hòa Hảo _ về Châu Đốc rồi luôn tới Sa Đéc trong ngày. Bị lưu diễn đến đây, Đức Thầy viết bài “Sa Đéc” vào đêm rằm tháng tư Canh Thìn, có những câu làm tín đồ thao thức lòng:
“Cơn dông tố mịt mù bụi cát,
Chẳng nao lòng của đấng từ bi.
Vì Thiên Đình chưa mở hội thi,
Nên lão phải phiu lưu độ chúng.
Kẻ ác đức cho rằng nói túng,
Nó đâu ngờ lòng lão yêu đương.
Xe rồ xăng vụt chạy bải bươn,
Đến khuất dạng tình thương náo nức.
Khắp bá tánh chớ nên bực tức,
Bởi nạn tai vừa mới vấn vươn.
Chốn Liên Đài bát ngát mùi hương,
Nhờ chỗ ấy mới thi công đức.”
Rồi sau đó, Ngài bị đưa về làng Nhơn Nghĩa Xà No. Nơi đây 29 tháng tư Ngài viết bài “Đến Làng Nhơn Nghĩa Cần Thơ” và ngày rằm tháng sáu Ngài viết bài “Từ Giả Làng Nhơn Nghĩa” với “Ngao Ngán Tình Đời” nữa thì Ngài bị đưa về Nhà Thương Chợ Quán, đêm 18 tháng 4 Ngài viết bài “Ai Người Tri Kỷ” dẫn dài tới bài “Cảnh Xuân” của đầu năm Tân Tỵ 1941 là bài cuối để Ngài bị dời về tỉnh Bạc Liêu. Đến Bạc Liêu ở nhà Ông Võ văn Giỏi tức Ông Kỷ Giỏi mà ta thường gọi. Bài viết đầu tiên ở đây đề ngày 6/6 năm Tân Tỵ nhằm 30/6/ 1941 là “Đi Trình Báo” viết dẫn đến bài “Cho Cô Hai Gương” (Cần Thơ) ngày 24/8 năm Nhâm Ngũ nhằm 30/10/1942 là xong để nhà chức trách dời Ngài về Sài Gòn. Đến Sài Gòn, ngày 23/12/ nhằm 16/11 năm Nhâm Ngũ 1942, Đức Thầy khai bút qua bài “Cho Cô Võ Thị Hợi Ở Bạc Liêu” viết dẫn đến ngày 26 tháng giêng Ất Dậu nhằm 10/3/1945 Quân Nhựt đảo chánh Pháp tại Việt Nam Đức Thầy mới được tự do. Liền đó Ngài tổ chức “ Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội” tháng 3 dl 1945, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, hội đoàn, các đồng chí thân yêu đã cùng Ngài với bầu nhiệt huyết độc lập chủ quyền quốc gia, các bạn trí thức Việt Nam, các bạn thanh niên, các cụ đồ nho, các nhà sư, các nhà thương mãi, nông gia, thợ thuyền, hãy tham gia vào hội để vận động cuộc độc lập. Cũng tại Sài Gòn, tháng tư năm Ất Dậu Ngài thành lập “Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội”, tiếp theo Ngài đi “Khuyến Nông” và trở lại Sài Gòn với bài “Đi Khuyến Nông Về” là tháng 6 năm Ất Dậu. Qua thời gian Khuyến Nông được Đức Thầy ký bút trong bài “Đi Khuyến Nông Về” như sau:
“Lìa Sài Gòn trong vòng hai tháng
Khi lộn về tiệm quán tan banh”
Kính thưa quý vị! theo dõi cuộc lưu diễn của Đức Thầy, mới hay câu “Năm năm trường xa cách” của Ngài là do quân chinh phạt Pháp cố tình không cho Ngài tập hợp quần chúng bổn đạo. Nếu tính theo niên lịch, bài Từ Giả Bổn Đạo Khắp Nơi sáng tác ngày 12 tháng tư Canh Thìn 1940 cho đến bài viết tại Sài Gòn “Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội” tháng tư năm Ất Dậu 1945 thì câu “Năm năm trường xa cách” qua ý nghĩa đó quá là chính xác.
Áp bức tôn giáo: Áp bức thường là do từ sức mạnh, quyền lực bắt buộc ai đó không được làm hay phải làm điều gì đó. Tôn giáo là nền đạo, dạy con người tu nhơn tích đức. Áp bức tôn giáo có nghĩa là không cho dạy đạo dẫn đến cấm phát triển việc tu nhơn tích đức.
Người Pháp: Chỉ nước Pháp sang thôn tính Việt Nam, đầu tiên, họ dùng quân đội ngày 01/9/1858 bắn đại bác vào Đà Nẳng, đòi Việt Nam giao ba tỉnh miền đông, rồi lần lược đến ba tỉnh miền Tây và thôn tính cả nước, đến ngày 10 tháng 3 năm 1945 họ bị quân Nhựt đảo chính. Bây giờ Đức Thầy thoát khỏi vòng kềm kẹp của quân chinh phạt Pháp thì sang tháng 5/1945 Ngài mới sáng tác quyển sáu nầy.
Tôn Chỉ Hành Đạo. Tôn Chỉ: Theo từ điển tiếng Việt là Nguyên tắc chính còn theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh giải thích Tôn chỉ là: Ý chỉ chính xác – cái chỗ nhắm làm mục đích của công việc. Hành Đạo: Hành: là di chuyển, chuyển động, không thụ động đứng yên. Đạo: tức con đường, hành đạo tức đi theo con đường Đức Thầy vạch. Tóm lại: Tôn Chỉ Hành Đạo là qui tắc về đạo, ý chỉ chính xác cho Bổn đạo của Ngài xem đó mà hành đúng khuôn phép, xứng đáng phận tín đồ và mang lại kết quả tốt cho việc tu hành.
Không hợp với tinh thần đạo đức: Tinh thần đạo đức, ý nói: suy nghĩ hay hành động điều cao thượng, thương yêu trân quí cuộc sống của mình và người khác, tốt đẹp, sạch sẽ tâm hồn, bằng ngược lại là không hợp tinh thần đạo đức, tự hạ thấp mình vào chốn nhơ, xấu.
trái chủ nghĩa từ bi bác ái  Như chúng ta biết, Đức Thầy sáng tác quyển sáu nầy là sau cuộc đảo chánh pháp của Nhựt, những người Việt làm tai sai cho quân pháp gây nhiều tội lỗi với tổ quốc và nhân dân đã bị phần tử quá khích nhân cơ hội trả thù trong đó chắc không thiếu chi những tín đồ PGHH giải quyết oán cừu. Phật Giáo Hòa Hảo cũng từ đạo Phật mà ra, canh tân giáo điều nhưng vẫn lấy chủ nghĩa Từ Bi Bác Ái làm gốc, đối với chúng sanh luôn luôn có lòng thương yêu, cứu giúp, không thù hận, ghét bỏ. Tín đồ nhà Phật mà không hành sự thương yêu giúp đỡ nhân sinh khi cần thiết coi là hơi vô duyên đừng nói đi giết người trả thù rửa hận là rất tội lỗi sẽ không phù hợp tinh thần đạo đức. Nếu không viết quyển sáu kịp thời với nội dung “ CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ĐẠO” e sự oán cừu chết người chồng đống bởi bàn tay trong bổn đạo PGHH thì là quá thiệt hại cho đạo Phật. và PGHH có vài phần tử quá khích lo việc trả thù, không sớm dẹp họ để ổn định xã hội thì không còn là đạo từ bi. Đó là lý do Ngài cấp tốc viết lên quyển sáu như những lời lẽ đáng ghi nhớ rằng:“Thế nên điều ấy làm cho quyển sách nhỏ nầy ra đời”.
sự cao thượng của giáo pháp nhà Phật: Nếu ta hỏi: Thế nào gọi là sự cao thượng của giáo pháp nhà Phật? sẽ có câu trả lời rằng: Vì giáo pháp ấy do Đức Thích Ca Mâu Ni đi từ chứng quả Bồ Đề mới sanh ra chánh pháp. Trong chánh pháp nói một cách dứt khoát rằng“ Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” và muốn thành Phật là phải “tự mình thắp đuốc lên mà đi”chứ trí huệ không ai đem cho mà mình sáng lên được. Đức Phật tuyên bố như thế vì Ngài dùng Thiên Nhản biết các chúng sanh đều có Phật Tánh như Ngài và Phật Tánh đó mà Ngài chứng đắc đạo quả thì chuyện các chúng sanh có khả năng thành Phật là lẽ tất nhiên. Phật không yêu mến hay lưu luyến bất cứ điều vì ở thế gian, Ngài đến chỉ là đem đạo cứu đời, ghét bỏ hay làm đau khổ một chúng sanh đối với bất cứ người tu nào đều là tu ngoài giáo Pháp nhà Phật.
Thiện Nam Tín Nữ trong Đạo: Thiện Nam Tín Nữ là danh từ nhà Phật, nói về nam phái nữ phái hàng cư sĩ, tu niệm tại gia. Từ trong đạo là chỗ riêng biệt PGHH. Ý nói, Nam Nữ trong đạo PGHH từ nay trở đi khi đã có quyển “CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ĐẠO” trong tay, coi theo đó mà tu hành, ở ăn đúng phép để “tránh những việc đáng tiếc xảy ra”.
Dùng Trí Huệ Mình:Trí Huệ là nói về sự sáng suốt, Mình là riêng biệt, tự chính mình có, vì trí huệ không phải là vật chất mà hồng xin cho, cũng không do cầu mà được. Để giải trừ những sai lầm dẫn tới làm “trái chủ nghĩa từ bi bác ái và sự cao thượng của giáo pháp nhà Phật” cần có sự sáng suốt để giải quyết vấn đề. Sự sáng suốt đó, nói theo lời Đức Phật Thích Ca “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” có cùng ý đó, Đức Thầy dạy “ dùng trí huệ mình” là vậy.
Qui tắc đã định: Qui là cái phép, như qui chế, qui điều, qui luật; Tắc là khuôn phép, phép tắc. Ý nói: “Cách Tu Hiền và Sự Ăn Ở của một người Bổn Đạo” chính là qui tắc đã định, không được làm trái. Trái qui tắc đã định, nếu không bị coi là người ngoại đạo cũng sẽ không còn nguyện vẹn một tín đồ.
Danh Giá Của Đạo Phật Danh là làm nên tiếng tăm, Giá thuộc phần vinh dự, giá cả. Người có Danh giá thường được trong xã hội coi trọng. Đạo Phật đi vào con người, trách nhiệm với bản thân thì phải tu cho khai thông trí huệ, trách nhiệm với mọi người và xã hội đối nhau bằng Từ Bi Hỉ Xả. Không có bất kỳ lý do nào để ta không chăm sóc chính mính cái việc khai thông trí huệ, cũng không có bất cứ lý do gì cho ta được phép không dùng Từ Bi Hỉ Xả với bất cứ ai trong xã hội. Nếu cải lại “cách Tu Hiền…” thì vô minh bủa khắp dẫn đến hành động tội lỗi phạm ngược đường duyên với Từ Bi Hỉ Xả là danh giá của đạo Phật sẽ bị tổn thương.
Tìm Đường Giải Thoát: Mang thân người tất nhiên bị chi phối bởi luật nhân quả, sống trong ràng buộc từ vật chất đến tinh thần. Giải thoát tức ra khỏi vòng trói buộc, trước tiên là của Giặc Phiền Não với các tên: Danh Lợi Tình, Tham Sân Si, Lục dục, Thất Tình… sau là giải thoát khỏi thân tứ đại sanh lão bệnh tử. Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên tìm đường giải thoát cho chính bản thân, khỏi sự trói buộc của phiền não và đau khổ bởi thân tứ đại. Qua bốn mươi chín năm trụ thế, Ngài luôn thuyết Pháp cũng chính là dẫn tới Đường Giải Thoát cho mọi người.
Tóm tắt ý chính:
Đức Thầy khai sáng đạo, dạy cách tu hiền. Nhưng lâm phàm trong thời kỳ thực dân Pháp giày xéo nước ta, Ngài bị chúng áp bức không cho truyền đạo bằng cách lưu viễn Ngài nay đây mai đó, những nơi xa vắng để tín đồ không được tới lui thăm viếng học hỏi đạo pháp. Bởi sự vắng Thầy mà một số tín đồ quá nông nổi đã hành động sai trái lẽ đạo, khiến PGHH bị mang tai tiếng không lành. Khi Pháp bị Nhựt đảo chánh, quân dị chủng nầy mất quyền cai trị ở đông dương, Đức Thầy liền viết ra quyển sáu “CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ĐẠO” qua lời nói đầu Ngài căn dặn rằng: từ nay trở đi toàn thể tín nữ thiện nam trong đạo hãy học cách tu trong quyển tôn chỉ nầy, để 1, tránh những việc đáng tiếc xảy ra, 2, giữ tròn danh giá của đạo với 3 điểm chính: Trí Huệ, Từ Bi Bác Ái và sự Giải thoát.
Buổi học đến đây tạm dừng.
Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Đức Thầy Viết quyển sáu vào tháng, năm nào?
2. Kể rõ nguyên nhân nào Đức Thầy viết Quyển Sáu?
3. Hãy trình tự kể tóm tắc về việc “Năm năm trường xa cách”
4. Đạo đức là gì? Không hợp với tinh thần đạo đức là gì?
5. Thế nào là danh giá của Đạo Phật?
6. Hãy cho biết ý nghĩa của câu tựa đề?
7. Hãy tóm tắt ý chính của bài “Lời Nói Đầu”?




Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN

Nhân dịp dự lễ cúng kỹ niệm ngày Đức Phật Thầy Tây An viên tịch năm thứ 160, mười hai tháng tám 1856 -  mười hai tháng tám năm 2015, tôi xin thành tâm khơi lại cổ sử đã bị một số người tuyên truyền xiên tạc. Về xa xưa nguồn sử liệu Đức Phật Thầy Tây An chảy xuôi một mạch, sau nầy có một số người viết sử không biết vô tình hay cố ý làm xáo trộn dòng chảy sử nghiệp của Ngài khiến người đọc gặp phải quá nhiều phiền phức mà lịch sử trở nên bí ẩn.
Thân Thế:
Các học giả, sử gia qua nghiên cứu ghi nhận rằng Phật Thầy Tây An  chính là Đoàn Minh Huyên, sanh giờ ngọ, ngày rằm tháng mười năm Đinh Mão 1807 tại làng Tòng Sơn tỉnh Sa Đéc là chấm hết, tuyệt nhiên không kể về thân thế của Ngài là con của Ông Bà nào. Không có quan hệ gia đình còn quan hệ gia tộc thì có ghi hai người anh em chú bác tên Đoàn văn Điểu và Đoàn văn Viên. Thật là ngắn ngủi và bí ẩn! Một bậc siêu nhân thành lập tôn giáo với quá trình hoạt động tôn giáo lừng lẫy như Ngài Đoàn Minh Huyên mà thân thế lại quá vắn tắt thì thật là thiếu sót.
Sự Nghiệp:
Sự giáo độ của Ngài có sức ảnh hưởng rộng bắt đầu từ năm Kỷ Dậu 1849. Một cây Da trốc gốc ngả nằm giữa rạch Tòng Sơn Dân làng đang huy động sức thanh niên kéo nó lên bờ cho ghe xuồng qua lại, họ chặt hết các nhánh nhóc cho thân cây gọn lại rồi mới di dời thế cũng không làm nhún nhít nó. Bấy giờ bổng nhiên xuất hiện một người đàn Ông để tóc dài, râu dài, trong sự mõi mòn tuyệt vọng của hằng trăm thanh niên. Họ đã làm việc hết sức mình từ sáng sớm cho đến trưa xế mà cây da nằm cảng vẫn cứ trơ trơ. Một số chán nản bỏ về tiếp công việc nhà. Người đàn ông nói trên ước tuổi chưa tới năm mươi, kêu những thanh niên còn lại phụ tiếp kéo cây Da lên. Thanh niên dân làng nhìn người đàn Ông xa lạ có khá tuổi, thịt da không chắc khõe đâu có ai tin, do dự. Nhưng thật tế thì người đàn Ông lạ lùng ấy chính là (Đức Phật Thầy Tây An) Ngài cho cột dây chỉ tuốt lên chót đọt cây nằm, xả chỉ dài ra như những đường cọng dây to khác bằng dây luộc, dây bố, đứng trên bờ kênh cùng mọi người, Ngài nắm đường dây chỉ,  hô  một tiếng thì cây Da đã lên bờ một cách gọn gàng.
Kéo được cây Da ra khỏi dòng nước lưu thông, dân chúng quanh vùng  biết chuyện coi Ngài là một ân nhân. Ngài tùy duyên đến ở đình làng Tòng Sơn, cứ mỗi bửa Trời chưa kịp sáng Ngài quét sân, gom lá Da làm củi nấu nước uống sáng. Đình xưa mái lợp bằng Tranh cái thứ rất nhạy lửa, mà Ông khách lạ cho dù có là ân nhân của việc kéo cây da cũng phải ngừa. Ông Từ sợ chịu trách nhiệm khi nổi lên hỏa hoạn nói ra những lời không vừa lòng Ông khách. Phật Thầy Tây An xét đến lúc  phải đi và trước khi đi Ngài tự khai lích lịch với làng, tên họ của Ngài là Đoàn Minh Huyên. Biết được Ngài họ Đoàn làng cho mời hai Ông họ Đoàn là Đoàn văn Điểu và Đoàn văn Viên đến nhìn nhau thì biết đây là người anh em chú bác đã thất lạc nhiều năm thì tiếc rẻ mà không cầm chân ngài lại được.
Đi ra, Ngài liền đến làng Trà Bư thì làng nầy bịnh dịch tả bạo hành Ngài ra tay trị bệnh. Cách trị bệnh của Ngài rất là đơn giản, dùng nước lả, giấy vàng mà bệnh chi cũng được trị khỏi. Dân chúng chỡ bệnh đến ghe xuồng đậu đặc kênh rạch. Bấy giờ dân chúng làng Tòng Sơn đến báo, bệnh dịch cũng đã đến xứ nầy và yêu cầu Ngài trở về Đình Làng Tòng Sơn cứu độ bá gia. Ngài đang trị bệnh không thể trở lại nhưng có thuốc thay thế: biết việc sẽ xảy ra nên trước khi đi Ngài để lại trên ngôi đình thờ cái pho nang trong đó có giấy vàng, lá và cán cây cờ nhỏ, cứ cắt đó mài ra nấu uống sẽ khỏi bệnh. Quả y như vậy.
Ngài đi lần về xẻo Môn, bệnh dịch tả cũng nổi lên dữ lắm, cộng với bệnh do âm binh nả tróc, cách chết người khủng khiếp như Ông Hinh Phương Cư Sĩ diễn tả:
“ Cảnh tượng chết chóc lúc đó diễn ra rùng rợn:
Đầu trên xóm dưới chết, Tổng nầy làng nọ chết. Đau một giây một giờ rồi chết, mà chết nhiều không chôn xiết. Thiên hạ hoảng sợ, làng xã giết vật để tống gió. Ngoài đường vắng người đi, ban đêm chó không dám sủa, mà thỉnh thoảng có vài tiếng chó sủa thì càng thêm lạnh xương sống bởi người ta tưởng tượng là có âm binh về. Hễ nghe tiếng cộp cộp là ớn da gà, biết rằng trong xóm đã có một nắp quan tài vừa đậy lại”.
Trong lúc trị bệnh Ngài luôn khuyên bá tánh Niệm Phật làm lành nhẹ đi nghiệp chướng rồi bàn tay phục dược của Ngài độ bệnh mới có kết quả. Do vì gặp mùa bệnh dịch tràn lan rất cần thần linh cứu chửa bằng huyền diệu mới kịp. Sự trị bệnh một cách kỳ lạ ấy đã được người đời đồn đãi vang xa chánh quyền những nơi Đức Phật Thầy trị bệnh thấy đông đảo quá, họ rất sợ về mặt an ninh, nếu xảy ra chuyện lớn thì chịu không nổi trách nhiệm. Họ trình báo lên thượng cấp, quan tổng đốc tỉnh An Giang cho thuộc hạ đến mời Ngài về tỉnh thẩm vấn. Qua thẩm vấn biết Ngài không phải là gian đạo sĩ, sau cùng triều đình cũng chứng hợp pháp cho Ngài hoạt động đạo sự.
Có điều, chủ thuyết của Phật Thầy Tây An là dạy tín đồ hành đạo trong khuôn phép “tại gia cư sĩ học phật tu nhân” mà triều đình bắt Ngài thế phát quy y với Hòa Thượng trụ trì chùa Tây An núi Sam thuộc hệ phái thiền Lâm Tế thì thật là trái ngược với chủ thuyết nhập thế của Ngài.
Nhờ dần dần chiếm được cảm tình với các sư trong chùa cả đến hòa thượng trụ trì. Từ cảm tình đến kính nể, hòa thượng và các sư mở rộng hàng rào tự do cho Ngài. Bởi đó Ngài mới lần vào vùng Nhà bàn, dưới chân Anh Vũ Sơn (núi Két) rừng rậm âm u khai hoang lập nên trại ruộng thay vì là chùa, kêu gọi bá tánh gần xa đến quy ngưỡng học đạo, nghe pháp tu hành. Nơi đây đã tạo nên một kỳ công lịch sử cho đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, kỳ công đó bằng vào mười hai Ông đạo mà sử liệu gọi là thập nhị hiền thủ, các vị đã sát cánh với Phật Thầy để học đạo và hưng truyền đại đạo, mở rộng ảnh hưởng.
Khai đạo năm 1849 siêng suốt tạo thực lực tôn giáo như xe chạy tốc hành bảy năm, sắm nhiều cơ sở tôn giáo bằng vào các trại ruộng, giáp dấu miền Tây nam nước Việt, còn qua tới xứ Cao Miên với những đệ tử tài đức, ngày mười hai tháng tám năm Bính Thìn 1856 Đức Phật Thầy Tây An nhập diệt, thọ 50 tuổi.
SỰ XÁO TRỘN VỀ LỊCH SỬ
Theo tôi biết, có ba tài liệu làm xáo trộn lịch sử:
1 Nhà bác học Hồ Hửu Tường
2 Spripolieu
3 Nguyễn Hửu Thành.
Cả ba đều cho rằng Đoàn Minh Huyên, Đức Phật Thầy Tây An là sự thay tên đổi họ vị thái tử con của hoàng đế Quang Trung và công chúa Ngọc Hân. Sau khi Nguyễn Huệ băng hà, Nguyễn Ánh mạnh lên, toan đánh úp quân Tây Sơn. Trước tình hình đó Ngọc Hân Công Chúa dẫn hai con vào Nam lánh nạn, sau nầy, đứa con trai của Bà trở thành Phật Thầy Tây An. Nhưng làm xáo trộn mạnh nhất là Ông Spripolieu. Theo nhận định của Ông ta qua quyển “Kim Cổ Kỳ Quan” của Ông Nguyễn  văn Thới thì Ngọc Hân Công Chúa đem hai con đến vùng Cái Nai, quận Chợ Mới, tỉnh An Giang, con trai của công chúa là thái tử, Bất đắc dĩ phải làm người tu, vừa là chạy bỏ tông tích để được sống lại vừa là mưu đồ chờ cơ hội lập lại triều cương Tây Sơn:
“Gian nan dấu tỏ để bài
Nam Mô Bồ tát đạo Thầy di ngôn.
Đạo Thầy mưu duệ tử tôn,
Biết nghe lời Phật sống khôn thác càng”
Dẫn bốn câu của Ông Nguyễn văn Thới, Spripolieu đưa ra nhận định:
“ Nội dung hàm ý đạo Phật Thầy Tây An là đạo phu thê để sanh con đẻ cháu nói dõi tông đường, cùng hàm ẩn Tây An là người con thuộc dòng dõi hoàng đế. Ngài như con chim không còn nhành đậu, như người mất giang san, đành phải mượn áo tu sĩ mà dạy đạo quốc vương thủy thổ để mưu vệ tử tôn của dòng dõi mình.”
Tu cách bất đắc dĩ mà cũng thành Phật Thầy Tây An sao? Công chúa chết đi thành ngôi mộ Phật Mẫu sao? Nói như vậy là quá khinh thường sự thành công của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Đức Phật Thầy Tây An, khinh thường tín đồ Đạo nầy không biết vì hết để đi theo một người thất thời thế “mượn áo tu sĩ” dạy đạo cứu đời nhằm mục đích cá nhân mưu đồ quyền lực đế vương của nhà Tây Sơn. Ở đạo Phật người ta không thích kẻ “ẩn duơn nươn Phật” hoặc “mượn đạo tạo đời”. Ông Spripolieu đã ngang nhiên đặt Đoàn Minh Huyên vi phạm vào điều cấm kỵ đó. Cho dù Ông cố tình bảo vệ dòng dỏi nhà Tây Sơn nhưng không thể cột buộc Tây An là Tây Sơn được. Có câu “Quan nhứt thời dân vạn đại”, lên làm vua thì cũng một thời rồi mất, mà đạo Phật thì hơn hai ngàn năm mười năm qua tuy thời đại có làm ảnh hưởng lúc thạnh lúc suy chứ có mất đâu! Đem cái nhứt thời của Vua Quan mà so với cái vạn đại của tôn giáo thì Ông quá là tai nói giỡn.
Người ta thật tâm đi tu, có hàng hàng lớp lớp ngươi tu mà ít người đạt chơn lý. Thái tử Sĩ Đạt ta con của vua Tịnh Phạn rời bỏ cung điện huy nghi bằng “Thừa đêm khuya lén trốn vào rừng” (lời Đức Thầy)Trốn đời như vậy tính cũng chưa chắc gột nhiễm mùi trần, chiếc áo cẩm bào mang trên mình cũng phải vứt ra đổi lấy chiếc áo nhà tu, nó đang khoác trên mình của một tên thợ săn nghèo khổ. Chôn chặc tuổi xuân, chôn chặc sự đời đến vậy mà khi tu hành Ngài phải chọn lối tu khổ hạnh. Theo quan niệm của số đông người tu muốn diệt dục lòng phải đi vào lối tu khổ hạnh. Chẳng thế, Sĩ Đạt ta còn phải ngồi thiền định liên tiếp sáu năm dưới cội Bồ Đề, qua lớp cuối cùng nầy Ngài mới chứng đắc đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, chánh đẳng chánh giác. So ra lối tu bất đắc dĩ mới khoác áo nhà tu như Ông SPripolieu đề cập chuyện Phật Thầy Tây An con của Ngọc Hân Công chúa mà lại thành công đến chức giáo tổ Bửu Sơn Kỳ Hương thì rõ ràng Ông ta không biết vì về sự tu của nhà Phật Giáo. Việt nam ta có Đức Vua Trần Nhân Tông bỏ ngôi lên núi Yên Tử miệt mài thiền định mà chứng thiền lập nên phái thiền Việt nam “Trúc Lâm Yên Tử”.
Một Ông hoàn bỏ ngôi, một thái tử “lìa đền đài khổ cực chẳng sờn” (lời Đức Thầy) mà tu thì mới có cái kết quả thành Phật đắc tổ. Thiệt tâm tu mà thiếu cương quyết có chết đi mấy kiếp cũng không thành; huống chi các cơ sở tôn giáo của Bửu Sơn Kỳ Hương như đã trình bày phần trước, là sự thành tựu lớn lao mà cái Ông không có tâm tu, chỉ mượn áo Tu Sĩ khoác lên mình để che đậy tông tích, mưu phục quyền lực thì làm sao mà có được như thế.
Nhưng may là, ba nhà làm xáo trộn lịch sử của Đức Phật Thầy Tây An, vì quá ham đặt để Phật Thầy Tây An là con của Quang Trung Hoàng Để và Ngọc Hân Công Chúa lộng chơn thành giả, lộng giả thành chơn mà quên phần chính xác nhứt là năm sanh năm tử của Nguyễn Huệ, Công Chúa và Đoàn Minh Huyên. Nhiều tài liệu cùng ghi nhận, Nguyễn Huệ băng hà năm nhâm tý 1792, còn Ngọc Hân Công Chúa theo các tài liệu từ Ông Nguyễn An Phong ( Giai Phẩm Tây Sơn Đinh Sửu) thì Lê Ngọc Hân chết vào 1801 trước khi thành Phú Xuân tan rả, với lại căn cứ theo bài văn tế của Ông Phan Huy ích soạn cũng năm Kỷ Mùi 1799. Trong khi đó, Đức Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên sanh ngày rằm tháng mười năm Đinh Mão 1807 như bài vị đề trước mộ: “ Nguơn sanh Đinh mão niên, thập ngoạt, thập ngũ nhựt, ngọ thời chú sanh…”như thế, Nguyễn Huệ tử sau mười lăm năm thì Đoàn Minh Huyên mới sanh, còn bà Ngọc Hân Công Chúa chết đi chín năm sau Đoàn Minh Huyên mới được sanh ra đời. Sao họ lại là cha con, mẹ con được? phải chăng các nhà làm xáo trộn lịch sử Phật Thầy Tây An đã bàn sử liệu qua giất chiêm bao?
Ông Spripolieu mượn Kim Cổ Kỳ Quan để giải thích một cách bắt buộc Phật Thầy Tây An, Đoàn Minh Huyên phải là con của Ngọc Hân Công chúa, và mộ Phật mẩu là mộ phần chôn cất bà công chúa đáng thương nầy. Muốn tìm một chữ “Nai” để có thể ám chỉ căn cứ theo sách vở, Nai là Cái Nai Mộ bà. Cách không biết bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ, câu bên Đông, câu bên Tây Ông “ghịch” lại cho được để người ta tin cách ám chỉ của mình là đúng, thật là tai hại!
“ Gặp hội đó Tiên Phật thảnh thơi
Người lành cũng được một nơi an hòa
Đất Đồng Nai đèn đỏ một nhà,
Độ trong bá tánh thượng hòa hạ an.”
Hoặc như:

“Xét trong lục tỉnh Nam Kỳ
Phật Trời ngồi chốn cung ly an hòa
Và câu:

Đồng nai đá lửa rạng ngời
Vận hưng Trời cũng đổi dời về đây”
Xa mấy ngàn dặm Ông Spripolieu cũng “ghịch” lại giải thích theo ý riêng đồng nai là đồng Cái nai, rạch Cái nai (Mộ Bà), còn an hòa là danh từ để nói lên sự an ổn, hợp hòa không mang tính địa danh mà Ông “hô biến” nó thành địa danh Phà An Hòa để nói tên gọi của một địa phương lớn hơn bao trùm Cái Nai cho người ta dễ tìm vì Phà An Hòa cách Cái Nai Mộ bà (Phật Mẩu) ước chừng năm hay sáu cây số.
KẺ HỞ CỦA THÂN THẾ TRONG VIẾT SỬ
Đặc biệt hơn ai, trong các nhà hoạt động ích nước lợi dân đáng được viết sử thì thân thế của Đoàn Minh Huyên đi tắc quá là tắc, thiếu sót đến độ làm cho trang sử nhẹ đi sức quyến rủ. Đọc giả đọc đả đời mà không biết cha mẹ của Ông Đoàn Minh Huyên là ai. Nếu có Ông Bà thân sinh rõ ràng, giống như nhà có chủ, những người làm xáo trộn lịch sử sẽ không dám nghĩ tới chuyện đuổi chủ hợp pháp cho mình đặt người mình thích lên làm chủ. Dời được Ông Hoàng Bà Chúa qua làm cha mẹ của Ông Đoàn Minh Huyên, nhưng đụng chuyện ngôi mộ của Đoàn Phật Sư có ghi “Nguơn sanh đinh mão niên, thập ngoạt, thập ngũ nhựt, ngọ thời chú sanh” Nguyễn Huệ băng hà năm 1792, Đoàn Minh Huyên sanh giờ ngọ ngày rằm tháng mười năm Đinh Mão 1807 cái nầy thì không thể dời được. Uốn lưỡi sửa cong ngòi bút cho đả thì rốt lại cũng không ăn gạt được ai.
Xin hãy trả lại Đoàn Minh Huyên một người bình thường trong miền Tây Nam nước Việt, mặc bà ba áo vải đừng gắn ghép cho Ông là con Ông hoàng bà chúa rồi bắt Ông chạy trốn triều đại Gia Long sau khi Nguyễn Huệ bệnh chết, đừng bắt Ông ẩn duơn nươn Phật chờ có ngày lấy lại cơ đồ Tây Sơn. Cơ đồ của Ông là cõi Phật, sự nghiệp của Ông là sự nghiệp Phật Giáo, là cứu độ chúng sanh không phải như các nhà làm xáo trộn lịch sử nói: Ông chờ ngày lấy lại ngài vàng của tiên đế.
 25/9/2015



Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

TU CÁCH NÀO SỚM ĐẠT MỤC TIÊU ?

Quý vị hỏi tôi tu cách nào sớm đạt mục tiêu giải thoát. Câu hỏi không phải khó trả lời nhưng với nghi vấn như vầy đã làm cho tôi cảm thấy mắc cỡ quá đi. Thiệt đó, bởi vì chính tôi chưa đạt mục tiêu, tôi luôn luôn là người đặt câu hỏi ấy cho chính tôi với đầy lòng hâm mộ, khát khao chứ chưa nghĩ chuyện trả lời. Ta thử dẫn lời Ông Thanh Sĩ nói mà suy nghiệm:
“Tự mê đã chưa hề tỉnh giác,
Còn làm khôn dẫn dắt người mê.
Đường mê thêm nổi dọc dề,
Gây thành cái thứ bệnh mê lưu truyền” .
Đã không trả lời câu hỏi, Viên Minh còn làm cho khách thất vọng. Một nam trong nhóm khách lên tiếng:
- Nói như chú là đúng, nhưng Đức Thầy kêu gọi tín đồ phải có trách nhiệm “truyền bá kinh lành”trong khi đồng đạo của mình chưa ai đạt mục tiêu. Nếu hành động theo cái thấy đúng của chú thì đâu có chuyện bàn bạc nói năng gì và công cuộc truyền bá Đạo Phật còn ai mà dám chứ!
Người khác cũng nói vào:
- Hay truyền bá đạo Phật chỉ gói gọn trong việc đọc chánh văn?
- Tôi nghĩ không hẳng vậy.
- Xin hỏi theo ý của anh thì sao?
- Đức Thầy dạy một lúc cả hai ban. Một là “Ban nghiên cứu đạo Phật” và hai là “Ban huấn luyện và truyền bá đạo Phật”. Đưa đề xong Ngài  giải thích ý nghĩa và việc làm của hai ban như sau:
1, Ban nghiên cứu đạo Phật gồm các nhà sư, những nhà thông thái, để hằng ngày tra cứu kinh điển, dịch sách hay viết sách nói về đạo Phật.
2, Ban huấn luyện và truyền bá: Gồm các nhà sư, cư sĩ, trí thức hoạt động, đặng hội phái đi các nơi giảng giải đạo Phật cho đại chúng nghe, hoặc mở trường dạy đạo Phật.” Những nhà thông thái, cư sĩ, trí thức…cũng đâu chắc là người đạt mục tiêu của sự tu hành.
- Nếu nói thế thì dầu chưa đạt mục tiêu mình vẫn được phép bàn bạc qua mục tiêu mình sắp đến?
- Tôi nghĩ là vậy. Bởi đây là chỗ hội luận tìm ra lý để học tu không phải là nơi thi chứng đậu hay rớt.
- Đúng là câu hỏi nghe dễ mà khá rắc rối.
Nghe Viên Minh nói giọng ngán ngẩm một em trai thắc mắc:
- Nói dễ mà rắc rối là sao con xin thưa chú?
- Dễ vì không mang tính triết học, Phật học với những ẩn ý, còn khó là đây chưa ai đạt mục tiêu mà biểu chỉ cách cho sớm đạt mục tiêu giống như chúng ta đang đùa giỡn. Những đề tài như: Tại sao ta phải tu? Tu là gì? Pháp môn Niệm Phật là sao? Thiền Định là sao?... Các câu hỏi không đặt vào chứng đắc, đạt mục tiêu đâu ai ngại trả lời.
- Tại chú ngại thôi chứ câu nầy con đã đem hỏi người ta thì người ta trả lời tuốt luốc.
- Cháu đã được trả lời rồi thì thôi…
- Mỗi người có cái nhìn riêng. Gặp chú là sự may mắn đến, con muốn học biết cái nhìn riêng của chú. Chú bảo thôi, con không chịu đâu!
Một người lớn tuổi nhất trong nhóm khách đến, thường hay nói nhưng sớm giờ chưa nói câu nào, bổng Ông than lên:
- Chuyện nầy chưa được giải quyết thì đến chuyện khác.
- Là chuyện gì thưa bác Hai?
- Lấn cấn trong chuyện truyền bá. Xin quý vị cho tạm ngưng đề tài chính để giải quyết đề tài phụ. Nếu đề tài phụ được giải quyết xong thì trở lại đề tài chính tôi chắc huynh Viên Minh không ngại nói cho chúng ta nghe.
- Chắc chắn sao?
- Chắc chắn. Cho tôi xin hỏi huynh Viên Minh, mình đây có phải là hạng tại gia cư sĩ không?
- Đó là câu như phát lệnh của Đức Thầy, chúng ta chỉ biết nghe theo chứ không thắc mắc.
- Đúng vậy, nhưng trong “ban huấn luyện và truyền bá Đạo Phật” Đức Thầy đã cho phép người cư sĩ hoạt động trong ban này mà không đặt điều kiện người đó tu đến đâu, sao huynh tự đặt điều kiện trước câu hỏi của chúng ta chi cho thêm phiền phức? Khiêm nhượng của huynh là hạnh đức đáng trân trọng, tôi sẽ học tấm gương nầy, nhưng không phải như vậy mà nở đi từ chối. Chắc huynh thông cảm được mà?
- Huynh đệ đến thăm còn cho tôi thêm sức hiểu biết về đức tin và tự tin. Thật là một cuộc gặp thắm thía tình đạo. Chỉ có chút vai trò người truyền bá tôi còn lẩn lộn chưa thông phải đợi chư huynh đệ phân tích nhiều ra mới hiểu. Xem đó quý vị cũng biết tôi rất chậm chạp về nghiên cứu học hỏi.Tôi không giải đáp đề tài huynh đệ hỏi Bằng cách nào tu sớm đạt mục tiêu có thể là may mắn cho tôi đã không múa rìu qua mắt thợ.
- Chúng tôi đây không ai là thợ, nên nếu huynh nói thì không phải là múa rìu. An tâm đi!
- Thật tình là tôi không thể…
- Khiêm nhượng là hay nhưng khiêm nhượng quá thì sẽ mất hay. Chẳng phải huynh vừa nói lời cám ơn chúng tôi mở gút giùm cho mà thông thoán ra sao? Đã mở được rồi, một lần bị cột mà thoát ra được thì thôi đừng tự cột mình nữa. Giờ chúng tôi muốn nghe huynh trình bài tu cách nào sớm đạt mục tiêu mà không đặt điều kiện hạnh kiểm riêng với huynh, có được không?
- Dễ như vậy sao?
- Đức Thầy cho phép người cư sĩ tu tại gia làm công tác truyền bá mà không đặt điều kiện gì thì ta cũng nên thôi cột buộc mình mới phải.
- Quý vị quá muốn làm tôi không thể từ chối, vậy tôi nói đây: Phần đông người ta cho rằng Pháp Môn nầy dễ, Pháp Môn kia khó; tu cách nầy dễ cách kia khó mà xét lại pháp môn và cách tu là có sự thành công đồng đều bởi các tiền bối. Ta ở tu trong Tịnh Độ Tông, trước mắt ta người tu tịnh độ tông thành công thì người tu Thiền Tông cũng thành công chẳng kém mà hai pháp môn đều được phát sinh từ kim khẩu của Đức Thích ca Mâu Ni. Nếu ta đứng ở pháp môn nầy hay pháp môn kia mà bảo thủ khen chê hay dở là động đến Đức Phật mà ta luôn yêu kính. Xưa Đức Phật thuyết về hai pháp môn hay nhiều pháp môn khác, dòng lịch sử sau Đức Phật cũng rất nhiều môn đồ của Ngài tu hai pháp hay các pháp kia đều có chứng đắc. Rõ ràng Pháp Môn là của Đức Phật thuyết để tùy Phật Tử chọn giống duyên phù hợp, ta không có tư cách phê bình giống duyên Pháp Môn của Phật mà người khác đang tu. Còn cách tu thì người tu tại gia, kẻ tu xuất gia, người công phu hai thời kẻ công phu ngày bốn thời hoặc hơn thế nữa, người dùng hai bửa người dùng chỉ một bửa ngọ thôi. Theo tôi thấy: Hơn thua, phải quấy, cao thấp…trong việc tu là có tâm tu hay không có tâm tu, mang cái tâm vọng động đi suốt chỗ nầy chỗ nọ, cách nầy cách khác, pháp môn nọ pháp môn kia rốt trong đời tu chẳng lợi ích nhiều đâu, mang được tâm tu ở nhà hay ở chùa, tu non hay tu thế, đến đâu nhờ có cái tâm tu hiện hữu sẽ tốt hơn người có tiếng đồn là tu xuất gia, tu núi mà không hiện hữu cái tâm tu. Tu cách nào cũng được, Pháp môn nào trong các pháp môn của Đức Phật dạy là tu được, yêu cầu là mình hiện hữu cái tâm tu. Ta có quyền chọn pháp môn tu vừa ý, chọn cách tu phù hợp với tâm sinh lý của mình. Xong rồi là miệt mài hành đạo. Ở chỗ tu thì nhíp tâm đừng để ngồi đây mà cái tâm nó phóng đi nơi nầy nơi khác. Tâm phóng đi thì ngồi đó, ở trên rừng núi vắng vẻ đó là ở cho nát lòng, không kết quả.
Chọn pháp môn, cách tu vừa ý là quyết không thay đổi, miệt mài hành đạo không để kẻ hở cho vọng tâm nó chui ra chui vào. Thế gian có nhiều nghề để làm giàu, ta đang nghèo không bằng lòng cái nghề ta làm, muốn kiếm công việc khác nhưng đã có nhiều người làm giàu bằng cái nghề của ta. Ta không giàu như họ, hỏi coi ta có siêng năng hay lười biếng? Nghèo là do ta không siêng năng mà cứ đổ thừa do nghề, chạy đi kiếm nghề của những nhà giàu khác. Do tính không siêng năng và cần kiệm, tới nghề khác thì cũng nghèo nữa thôi. Việc tu của mình là đúng pháp, đúng cách, chỉ thiếu khả năng hành mà chưa có kết quả thì hãy lo tài bồi khả năng hành đạo.
Kính thưa quý vị! Chúng ta đây ai cũng có lập trường, pháp môn, cách tu và bản nguyện. Không cần thay đổi hay đi tìm những gì thêm. Ta đã chuẩn bị và mọi chuyện đã có sẵn, chỉ cần hành siêng suốt tu nữa là xong. Xong sớm hay xong muộn là do tinh tấn hay giải đải chứ không do gì khác.
Có tiếng vổ tay:
- Hay lắm Ông Huynh ạ!
- Đi xa lần nầy không lổ?
21/9/2015.





Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

KHẢ NĂNG VÀ TƯ CÁCH

Chưa lần nào tôi gặp các em cháu trẻ tuổi làm bạn tu đông như vầy, cũng chưa lần nào tôi gặp các em cháu đông như vầy lại chịu cùng tôi hỏi han tâm sự. Có lẽ do vì chúng ta không cùng thế hệ mà cảm nhận về tuổi tác tự nó không tạo cho chúng ta cái duyên chuyện trò. Các em cháu chưa bước qua ranh giới của người lớn, ranh giới ấy có thể nói khác đi là một thế giới riêng biệt mà ở tuổi các em cháu không hiểu chỉ biết phàn nàn: Già khó tính.
Các em cháu muốn có khả năng giảng thuyết giáo lý Đạo Phật cũng như Phật Giáo Hòa Hảo để làm nhà truyền bá giỏi thì tôi đồng tình ủng hộ không cần phải ngồi lại bàn bạc lâu đâu. Có điều học thì phải đi từ căn bản, đừng chuộng quá cái kiểu “phô tô coppy” mì ăn liền. Hãy cho tốn thời gian dài tầm chương trích cú để nữa sau mới có một kết quả lưu loát. Nhưng xin đừng quá muốn rồi thì học ngày học đêm bỏ mất công phu. Chữ nghĩa giúp ta thêm sức hiểu biết để thạnh hành công tác truyền bá đạo phật đem ích lợi lớn đến nhân quần nhưng suốt ngày chỉ có chữ nghĩa mà quên tu là sự mất mát, thiệt thòi hơn các sự mất mát thiệt thòi.
Chỉ thuốc hay cho bệnh nhân dùng mà mình không dùng trong khi mình cũng bệnh chướng đầy người. Mình làm tài khôn dạy cho người ta tu mà mình không tu thì thật là đáng tiếc! Người ta nhờ mình khuyên tu, họ gắng tu đã trở thành người đức hạnh, tương lai sẽ đắc đạo hay vãng sanh Tịnh Độ còn ta thì cứ lang thang mở cửa lòng chào đón Danh, Lợi, Tình ngay và sau khi diễn thuyết được khen. Hoằng dương chánh pháp là điều rất cần thiết trong tôn giáo để tiếp nối vòng tay mở rộng công cuộc “truyền bá kinh lành” nhưng học chữ nghĩa phải đi đôi với học tu, nếu để lép xẹp phần học tu suốt ngày trau giồi phần chữ nghĩa là coi chừng tu lạc hướng. Ham học đôi lúc mắc nghẹn rồi cũng cố mà nhồi nhét, không tìm nguyên nhân coi sao mà nghẹn, đẩy vô nó cứ ọi ra chẳng thêm một chút thông minh nào nhưng cũng đem khoe là mười năm đèn sách, hiểu rành ý nghĩa trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý cử Đức Thầy. Chữ nghĩa không làm cho người học no bụng, hiểu biết cũng thế, chẳng có vì hay ho nếu như sự hiểu biết không được đáp số qua thực hành. Lý thuyết về trồng trọt rất hay mà bản thân của người lý thuyết trồng vì cũng không hơn ai, thua tệ, nghèo đến thun mình thun mẩy. Trông vào sự hiểu biết nầy mà huênh hoang lấy tiếng có ngày sẽ bị chết đói.
Có nghe thấy một số các em cháu nói chuyện chỗ đông, văn nói bóng bẩy, hơi  bay bướm một chút nữa là khác; lý luận chặc chẽ, cách cấu trúc của đề tài nhịp nhàng, như vậy là khá hay rồi. Nhưng sao chưa có sự chú ý của quần chúng, khán giả. Mấy cô chú lớn tuổi chỉ có đạo hạnh, học hỏi chẳng bằng ai, thiếu căn bản giáo lý. Họ thuyết giảng không hơn các em cháu trẻ, đề tài chẳng ra đề tài, không đầu, không đuôi mà mỗi khi nói ra người ta lại chăm chú, thích nghe, thích gần gủi, học hỏi. Điều này tôi nghĩ các em cháu cũng biết, chính các vị đã nghe thấy nhưng có bao giờ mình đặt câu hỏi cho chính mình chưa? Tôi nghĩ mình cần đặt ra câu hỏi để biết mà hành sử diệu ngộ. Tại sao cho rằng mình thông minh mà thuyết ra ít có người chịu nghe? Người ta bệnh nặng mà mình là Thầy hay, dược giỏi sao không ai kêu mình trị bệnh? Người nhà của bệnh nhân không kêu mời mà Thầy hay muốn đến trị thí công để lấy tiếng nhưng nhà ấy bảo là không cần.
Có phải vì ta nói quá hay mà không hành hoặc hành rất ít với những vì ta dạy người khác thành ra bài dạy thiếu chứng minh?
Thật ra, có chứng minh hay không ở người diễn thuyết mà học được phương pháp hành thì cứ việc hành, không cần biết người thuyết giỏi kia có đem ra hành cho chính bản thân họ chưa. Đời ai ăn thì nấy no, dạy cho nhiều về cách làm món ăn ngon mà không tự làm ra để ăn, mình đói người ta không thương không giúp là tại mình có cái màu mè hay giỏi, một số tưởng mình giỏi thật đâu cần giúp, một số biết mình không giỏi muốn giúp nhưng người ta rất dị ứng cái màu mè cũng bỏ mình luôn, đói nằm rút người.

Người đàn Ông nọ sống vô trách nhiệm với vợ con, ăn no rồi nhỏng nhỏng đi chơi mà lại học thuộc lòng cái câu dạy con dạy vợ siêng năng, làm việc tốt; bị thằng con nó hổn láo bửa thẳng lại: Cha không đủ tư cách dạy mẹ! Tại cậu ta bực bội hết sức chịu đựng phang vụt đi một cái cho “tống độc” ra chứ nín thinh cho hòa khí mà không học theo lời thì Ông ấy cũng đâu làm vì mình. Ở đây không bàn đến chuyện phải quấy, hay dở về bài dạy của cha, chồng vô trách nhiệm với vợ con mà nói ngay cái điều Ông ấy thiếu tư cách. Người có tư cách là người ăn ở đúng phép, mực thước, không thể có chuyện đi dạy người ta tu còn mình thì không tu, không thể khuyên người ta làm lành mà mình không cải dữ về lành, khuyến khích người ta niệm Phật mà mình thì suốt ngày cứ để cho ma kêu quỷ réo.
Học đạo nhiều để chứng tỏ khả năng hiểu biết về Phật Pháp mà không hiểu cái không là Phật Pháp thường trú cài cắm trong tim, để lộ tướng tu chỉ là màu mè, tạm trú. Luận theo trên, khả năng tri thức ta cho là quan trọng đối với hầu hết những người muốn truyền bá đạo Phật nhưng phải có CÁCH nữa để tạo niềm tin và lòng kính trọng thì người ta mới phát tín tâm y pháp tu hành. Tôi nghĩ công việc truyền bá cần phải giao trách nhiệm quý vị từ trong “lò tu hành” ra, có thật tu các vị đem chuyện tu cống hiến chứ lý thuyết suôn là kết quả không nhiều. “Đóng vai” tu rồi dạy tu không bằng người thiệt tu dạy tu cho dù lời khuyên tu của hai phía tu thiệt và tu đống vai giống nhau. Đống vai là giả ai mà thích.
Trong đạo Phật Lúc Đức Thích Ca còn tại thế, Ông A Nan luôn theo hầu Phật tất nhiên là Ông hiểu thông các Pháp Phật thuyết, chính vì sự đầy đủ hơn các đồng môn, cuộc kết tập lần đầu do Ông Ma Ha Ca Diếp chủ tọa không thể thiếu Ông. Mở những quyển Kinh Phật ra xem ta thấy trang đầu sách đề “Ta nghe như vầy…” trong câu diễn dẫn “TA” tức là Ông A Nan, “ nghe như vầy” là nhắc nhở sự chú ý cho người nghe câu chuyện sắp kể. Nhớ hết các kỳ thuyết Pháp của Phật thông minh như vậy mà trước khi Phật nhập Niết Bàn đệ tử được Phật trao truyền “Chánh pháp nhản tàng niết bàn điệu tâm” lại không phải là Ông mà là một người khác. Tại Sao?
15/9/2015


Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

CHUYỆN HUYỀN LINH

Năm 1977 thân phụ tôi qua đời, tôi bị bận rộn nhiều vào việc tổ chức các lễ cúng tuần cho Cha. Hồi nầy tình hình tôn giáo nghiêm ngặt lắm, chỉ có cúng lạy hằng ngày theo tôn chỉ PGHH mà người ta còn sợ chánh quyền, sợ luôn những nhà bên cạnh bị chánh quyền mua chuộc, có người nhúc nhác, lệ cúng chiều phải để khuya lắm mới dám ra đốt nhang nơi bàn thờ Thông Thiên ở giữa sân. Lễ tuần không đông người tham dự, thời điểm nầy ai còn dám đến cầm cây nhang nguyện vái là chắc lọi.
Xong hết các lễ tuần thất, chợt thấy tâm hồn mình u ẩn bởi sự mất cha quá sớm trong khi Ông mới 61 tuổi, cần đi đâu đó cho có chút giải khuây. Khoảng cuối năm tôi rủ một số huynh đệ thân tín đi viếng Phụng Hoàng Sơn. Hồi nầy dân mình nghèo lắm, đã bị buộc đổi tiền còn thêm kiểm kê tài sản. Lệnh kêu đổi tiền, chỡ đến bao nhiêu triệu chỉ lấy lại hai trăm ngàn đồng. Vùng đất có tên là “Con Rồng Châu Á, Hòn Ngọc Viễn Đông” trước năm 1975  ngoại nhập biết bao nhiêu là xe hơi, xe Hon Da nhưng giờ xăng đâu mà chạy. Dầu lửa thắp sáng, mỗi hộ gia đình chỉ mua được một lít trong một tháng dài. Con cái lớn lập hôn sự, cất nhà riêng mà chưa kịp đến làng làm sổ hộ khẩu, ăn ngay ở thật không biết chạy chọt để mua được một lít dầu lửa thì đêm đến phải chịu ở thầm.
Đường đến Phụng Hoàng Sơn rất xa, chúng tôi 10 người đi trên 5 chiếc xe đạp mà võ ruột xem như chưa an toàn lắm, phải đem theo dụng cụ vá và cái óng bơm tay. Nghi là có, giữa đường một chiếc xe đạp bị trục trặc về võ ruột thành thử đến chợ Tri Tôn thì Ông mặt Trời chỉ còn một sào nữa là lặn mất. Có gan mà đi, giỏi vì thì tới chân núi cũng hết thấy đường. Chúng tôi bàn nhau tìm một ngôi chùa nhỏ xa thị trấn xin ở trọ cho đỡ ồn ào. Ước mơ được ngủ đêm trên Sân Tiên bị vặn tắt, mất hứng.
Tìm vào một ngôi chùa, Thầy trụ trì có gương mặt tròn, vui tươi. Thầy tiếp đãi chúng tôi chuẩn mực qua tình tôn giáo bạn. Chúng tôi gọi Ông bằng Thầy và xưng tôi, Ông gọi chúng tôi bằng Sư Huynh, Sư Đệ. Thầy hỏi chúng tôi về tình hình tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo tôi đáp và hỏi lại Phật Giáo Thiền Lâm hiện giờ ra sao. Nhờ vào sự tìm hiểu ấy chúng tôi mới bàn sâu vào cái khó của mỗi tôn giáo trong giai đoạn lịch sử mới, Ông nói:
Trước mắt chúng ta thấy các tôn giáo đang đứng trên bờ vực thẩm của nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức sắc của các tôn giáo một số ít oi muốn vẫy vùng để tự cứu mình, rốt cuộc không có kết quả tốt cho sự vùng vẫy thoát khỏi bàn tay của cường quyền vô thần. Thay vì một số chức sắc, tín đồ của các tôn giáo tuyệt vọng bỏ đạo, thôi tu, một số hy vọng nhưng ngồi nhìn, không chịu sờ mó vào công tác tôn giáo để duy trì quyền lợi tôn giáo cho bà con tín đồ. Có quá ít để tạo niềm tin khôi phục tôn giáo, một số bất chấp hiểm nguy, âm thầm sinh hoạt tôn giáo.
- Có như vậy mới gọi là đóng góp công sức cho việc bắt đầu một trang sử mới mà chức sắc, tín đồ là thành phần ưu tiên…
- Phải đánh đổi bằng tù tội sao?
- Chẳng những thế, có khi là cả mạng sống.
- Tôi tin rằng, nhờ sức hộ trì của các đấng linh thiêng, giữa lúc đạo đang bị sự ức hiếp, gây rối, chi phối của những kẻ xấu lòng, các vị cho ta thêm sức phấn đấu để vượt qua những thách thức. Tu không chỉ cầu Tiên Phật Thánh Thần cứu độ sau khi bỏ xác thác sanh về cõi Phật hay thiên đàng, các vị ơn trên còn theo cứu độ khi người nặng nợ với đạo, dùng đạo cứu đời đã chẳng may lâm cảnh khổ đau, tù tội chẳng hạng.
- Dạ, Đức Thầy Phật Giáo Hòa Hảo dạy rằng “ Ai mà tu tỉnh chuyên cần, làm đường ngay thẳng có Thần độ cho”.
- Được sự chia sẻ của sư huynh qua lời dạy của Đức Ngài, tôi xin kể cho quý vị nghe một câu chuyện tôi được cứu thoát chết.
- Vậy có vì quí  bằng. Chúng tôi rất hân hạnh.
- Vào thời Việt Nam Cộng Hòa tôi có một am thất nhỏ dưới chân Phụng Hoàng Sơn. Hôm nọ tôi đi mua một ít đồ dùng cần thiết, lội bộ đường xa đến trưa gần cúng ngọ tôi mới về thì Cảnh Sát ba bốn người áp bắt tôi chỡ đi. Ra tới quận Tri Tôn tôi mới biết rằng mình bị bắt đi quân dịch(giờ gọi là nghĩa vụ quân sự). Thủ tục đưa đi quân dịch làm rất nhanh, đêm trời chưa sáng lính canh mở cửa phòng tạm giữ, kêu 10 chúng tôi ra đi trên một chiếc xe đò đã có sẵn hơn mươi người khách.
Nghe kể chuyện chỡ quân dịch mà đi trên chiếc xe đò, thật khó tin, tôi hỏi:
- Bắt giải quân dịch phải là việc làm hết sức cẩn thận sao lại dám cho đi trên chuyến xe chỡ nhiều khách như thế?
- Họ dám chứ! cứ mỗi một chiếc còng hai khoen thì mỗi người xỏ một khoen, còn thêm có vài lính canh theo, họ sợ gì.
Nhưng giải quân dịch phải chuyển xuống trung tâm 4 Cần Thơ, chẳng lẽ chiếc xe đò nầy chạy tới đó sao?
Không, xe khách chỉ chạy tới bến xe Châu Đốc thôi. Châu Đốc bấy giờ là tỉnh, các quận phải bắt giao quân dịch về đó đúng hạn, tỉnh có xe nhà binh lớn chỡ đi nhập ngũ ở trung tâm 4 Phan Thanh Giản, Cần Thơ.
Xin Thầy kể tiếp câu chuyện giao quân dịch trong số có Thầy.
                                                          Hai hình rắn minh họa

Người tu Tịnh Độ Niệm Phật là vốn. Bị bắt đưa đi đâu tôi cũng chỉ Niệm Phật, cho đến lên xe tôi còn kêu những người đồng cảnh ngộ hãy niệm Phật để được Phật độ. Xe sắp qua khỏi núi cấm (Thiên Cẩm Sơn) bấy giờ trời mờ mờ sáng bổng dưng xe bị đạp thắng gấp làm xô xục người trên xe, tiếng la chói lói, tài xế với vài người ngồi trước thấy như có một khúc gổ rất to nằm cản đường, tài xế và một ít khách hiếu kỳ xuống xe lại coi thì thấy khúc gổ nhúc nhít mình. Hành khách nghe thấy la lên: con rắng khổng lồ từ trên Núi Bà Đội bò ra cản. Nghe tiếng la ồn ào, rắn kêu đánh rẹt một cái là biến mất. vài người làm gan lại coi đường rắng đi, những cây vang bằng bắp tay bị rắng lướt mình ngả rạp. Lính canh kêu tài xế thúc khách lên xe, chưa kịp lên hết thì chiếc xe Jíp từ sau lướt qua, có tiếng rầy của quan lớn: Làm gì ngừng đây? Câu hỏi không kịp cho mấy tên lính đưa quân trả lời, chiếc xe Jíp cứ sẵn trớn vọt tới chừng nghe rú lên một tiếng ầm giữa sáng sớm sương mù tịch mịch, xe khách chỡ chúng tôi chạy tới thì thấy chiếc xe Jíp bị Mìn nổ bật tung gọng càng, người chết máu me đỏ vệ.
Nam Mô A Di Đà Phật, Chúc mừng Thầy.
Số mình chưa chết ai bắt mình chết cũng không được.

11/9/2015

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

NIỆM PHẬT RẤT MẦU NHIỆM


"Trên năm non rồng phụng tốt tươi
Miền bảy núi ngày sau cao quí"

Hôm nay gặp gỡ chúng ta bàn về “Pháp môn Niệm Phật”quý vị thấy có cần thiết nhắc sự Niệm Phật ở đây hay phải bàn qua đề tài khác?
- Hãy nói đề tài Niệm Phật là hay hơn _ một đồng đạo ý kiến_  vì phần đông chúng ta đây: tu là Niệm Phật.
Người khác tiếp lời:
- Trong khi hành giả chưa có dấu hiệu chắc chắn về “nhất tâm bất loạn”có thể là lệch đường hay bị chướng ngại bởi cái gì đó, bàn bạc để có sự sửa chửa kịp thời là điều cần thiết.
Tôi nói:
- Được sự đồng ý của quý vị cho bàn về Niệm Phật, trước hết tôi xin dẫn đọc lời dạy của Đức Thầy để làm mục chuyên đề:
“Xưa nay sáu chữ lạnh tanh,
Chẳng ai chịu khó niệm sành thử coi.
Trì tâm thì quá ít oi,
Bây giờ dùng thử mà coi lẽ nào.
Rạch tim đem để nó vào,
Thì là mới khỏi máu đào tuôn rơi”.
Biển khổ mênh mông muôn trùng lượng sóng gào vồ vập những thuyền đi từ bờ mê sang bến giác, thuyền ở thế cầm chừng hay xông pha chí thành niệm Lục Tự Di Đà đều là phao cứu mạng. Chỉ bằng Niệm Phật cho “Sành”(chuyên môn) sẽ có kết quả của sự cứu thoát. Nhưng chúng sanh trong biển khổ, niệm Phật thì có mà quá ít kẻ trì tâm, rạch (dạch) trái tim mình ra để câu Niệm Phật vào đó cho hể trái tim còn hoạt động là Niệm Phật chớ không niệm vì khác. Điều nầy chúng ta biết là rất khó, nhưng đó là mục tiêu không có sự dời đổi, lựa chọn, là chỗ phải tới thì khó cũng phải rán. Chẳng phải Đức Tôn Sư đã bảo sao?
“Chữ Tập Đề nay đà mở cửa
Để đem vào khuôn khổ người hiền.
Rán cực lòng một bước đầu tiên,
Sau mới được làm nên Phật Thánh”.
“Phải cực lòng một bước đầu tiên”, chịu cực vượt khó, vượt nhiều chặng khó thì sẽ dễ ngay, vì sự vượt khó đã trở thành thói quen, tự động, gặp khó nào cũng vượt qua, vượt qua thì khó không còn tồn tại, tồn động, sẽ hết khó.
Trong các thứ khổ ở trần gian đâu có thứ khổ nào đáng sợ hơn là “máu đào tuôn rơi”. Thế mà chỉ bằng vào niệm lục tự Di Đà sẽ vượt khỏi cái khổ chết người đó. “Máu đào” là ám chỉ cho sự chết chóc của chiến tranh, tên bay đạn lạc. Chúng ta đang sống ở giai đoạn không có chiến tranh nhưng bản thân vẫn có nhiều thứ khổ khác, khổ thân rồi lại khổ tâm. Bất cứ sự khổ nào, niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà là phương pháp trị tuyệt diệu.
Bạn đang đau nhức lắm phải không? Nhức đến đổi lăn lộn mà tức giận quạu lên khơi khơi cho lắm cũng không hết đau nhức, hoặc nghiếng răng chịu đau cho qua cơn nó cũng ở đó chứ không bỏ bạn mà đi nhưng nếu bạn Niệm Phật thì rất là hy vọng. Ở đây tôi không nói Niệm Phật là hết đau nhức nhưng nhờ đó mà là quên đau nhức và với tính kiên trì dần dần mầu nhiệm ý chí bởi sự mầu nhiệm của bài thuốc “Nam Mô A di Đà Phật” mà thửa lòng mình đã tiết ra được chất Cam Lồ tự cứu. Thường khi ta trông nước cam lồ của Phật cứu mà không chịu nghe lời Phật dạy để ta tự cứu lấy ta. Ta làm được bao nhiêu điều Phật dạy mà đụng một chút khó là ngừng đó chờ Phật cứu chớ không chịu vượt khó đi qua. Người tu đạo Phật, trông vào sự cứu độ của Phật là đúng pháp nhưng bên cạnh của việc Phật cứu độ thì Phật đã dạy cho ta làm nhiều hơn cái chuyện ta trông Ngài cứu độ. Chẳng hạng đức Phật đưa ra phương pháp Niệm Phật để được Ngài cứu thì người nào muốn được Phật cứu phải tự mình niệm chứ Đức Phật  không niệm giùm cho ta, còn nữa, lấy tiêu chuẩn là trong khi niệm Phật thì phải niệm đến nhất tâm bất loạn. Thế không phải đức Phật đã dạy làm quá nhiều rồi sao! Nếu ta không làm được điều Phật dạy thì đừng trách sao Phật không cứu. Nhưng nếu ta niệm Phật nhất tâm bất loạn, tự khắc trong người chuyển trược ra thanh, nghiệp chướng sẽ được hóa giải, cam lộ tự có và hòa nhập vào cơ thể tự trị bệnh, chừng lâm chung nghiệp sạch tình không, siêu sinh lên cõi Phật.
Năm 2013 tôi bị bệnh thần kinh tọa, đi đứng nằm ngồi không yên, lúc nào cũng nhức tực tực, bệnh chỉ mới mấy ngày thì một chân bị teo tám mười với chân kia. Tôi để ý, lúc nào nhức mà quên Niệm Phật thì nhức càng dữ. Nhức để nhức chớ tôi không dùng thuốc nào ngoại trừ thuốc ba bài của Đức Thầy, nhưng đau quá, đi chân thấp chân cao đâu có thể hái thuốc theo toa dầu chỉ là năm thứ lá dễ kiếm. Đi đứng càng đau thì niệm Phật lặp dặp, đau vẫn đau, chừng nằm được, không bị tác động khác chen, Niệm Phật, Niệm Phật, Niệm Phật hết đau nhức hồi nào không hay. Trong khoảng mười ngày bệnh dữ mà không dùng thuốc, sau đó, huynh đệ nghe tin đến trị bệnh cho tôi bằng toa thuốc trị bệnh thường của Đức Thầy qua phương pháp thủy châm, cái chân tám mười của tôi trở lại mười mười. Thiệt là mầu nhiệm:
“ Có đau xem thuốc ba bài,
Tâm thành cầu nguyện ắt nay bịnh lành.”
Bạn có bị con hay chồng, vợ làm khổ nhiều nhiều? Nhân quả đấy! Nghiệp trước đã gieo giờ không muốn hưởng cũng phải hưởng. Than trách, giận hờn, nguyền rủa là không chịu trả cái nợ đã vay còn vay thêm, vay thêm… trả tới chết không hết. Muốn trả cho hết cái nợ củ và không vay thêm nợ mới thì Niệm Phật đi, Niệm Phật với vẻ ăn năng và chí thành, nghiệp dữ sẽ hóa thành không, đúng như lời Đức Thầy dạy “ Niệm chữ Di Đà tan chướng nghiệp”. Hãy tin sâu vào lời Đức Thầy để Niệm Phật quyết liệt.
Niệm Phật là một pháp môn tu, bị đau nhức mà niệm Phật không được là không có tu, như vậy là nguy đấy, phải tập làm sao trong đau nhức mà mình có tu mới được. Nếu từ bệnh dẫn đến chết, lúc đó không có tu thì chết sẽ bị đẩy vào sáu nẽo luân hồi nữa để tiếp nối sự khổ trong kiếp lai sinh. Có thể bạn nghĩ như vầy: chỉ cần sống khõe, không bệnh hoạn, không bị ai rầy rà, ăn hiếp là được, còn chừng chết muốn cho đào thai vào đâu cũng được, chết là hết, không cần lo.
Bạn tưởng chết là hết sao! Nếu chết là hết thì Đức Phật đâu có thuyết giáo lý nhân quả cho chúng sanh học. Chết là hết thì bây giờ bạn đâu có than gặp người vợ hổn láo hay Ông chồng bất lương, đứa con bất hiếu. Không phải bạn đã kể lể rằng bạn muốn xù bỏ hôn sự vợ chồng, làm tờ từ đứa con ngỗ nghịch, hoang đàng đã làm cho bạn nhức mắt nhức tai suốt sao?

Chỉ khi nào bạn từ bỏ yêu thương cõi thế gian để yêu thương cõi Phật, từ bỏ niệm thế gian để Niệm Phật thì đây là kiếp chót. Nhờ vào sự yêu thương cõi Phật, Đức Phật, mà từ bỏ ham sống thế gian, từ bỏ niệm thế gian, lần nầy chết đi là không đào thai trở lại “Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc Quốc” Đức Thầy dạy như thế.

Có thể vì ta mang bệnh
quá đau nhức, ta Niệm Cầu Phật là mong mỏi có sự cứu độ của Phật giúp ta hết bệnh, nhưng mà, thân tứ đại phải bị vận hành trong sanh, lão, bệnh, tử; sự vận hành nếu chỉ là  bệnh thôi thì Phật sẽ cứu ta sớm hết bệnh nhưng mà sự vận hành của thân tứ đại đến chu kỳ số tử thì Phật cũng không cứu số tử cho ta. Nhưng ta đã dặn lòng bỏ yêu thương cõi thế gian để yêu thương cõi Phật mà bây giờ bỏ thiệt thì ta phải cho đây là sự may mắn sớm đến, không qua chờ bệnh lâu nữa, ta sẽ về cõi Phật sớm hơn không phải đúng với chí nguyện của ta sao? Nếu ta niệm Phật đến mầu nhiệm ý chí, lúc từ giả cõi đời mà nghiệp sạch tình không, do vì nghiệp sạch tình không mà ra đi là đi tự do, thân phàm không đau nhức, tâm thần minh mẩn, không tán loạn, Niệm Phật nhứt tâm liền vãng sanh Tây Phương như Đức Thầy dạy:
“ Chỉ một kiếp Tây-Phương hồi-hướng
Thoát mê-đồ dứt cuộc luân-hồi”.
07/9/2015



Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

ĐỪNG QUÁ ĐÁNH BÓNG ĐẠO LÝ

Tu hành thời văn vật quá đà sức cám dỗ mạnh, cần có bạn bè hay những đạo trưởng hỗ trợ mà cùng tu tiến. Nếu là những vị tu độc thân với hướng tâm cao nên vì hướng tâm của nhau, có đem bàn luận việc tu học hãy chọn đề mục thiết thực bổ ích cho tuyến đường từ bờ mê sang bến giác. Đừng lo “đánh bóng đạo lý”nói bàn những chuyện không nhằm vào đâu cho uổng phí thời giờ vàng bạc. Con chim tính xổ lồng bay cao thì đừng ngó xuống thấp, ngó xuống thấp gặp mồi ham mồi là dính bẫy, chết!
Quý vị tu còn trẻ tuổi! Kiên quyết lập trường tu độc thân ta đã hứa gì với Phật? nguyện gì với lòng mình? Thường thắp sáng hướng tu, thắp sáng sự tu, hâm nóng đạo pháp giữ vững tiến trình tu không để nguội mất đúng không nào? Đời ai biết mình sống được bao lâu nữa thì mới chết, nói một đời tu mà có quá nhiều hơ hỏng, nếu tử thần đến bắt trả thân tứ đại nhằm lúc ta hơ hỏng không tu được chút nào thì sao? Công cán một đời cho việc vãng sanh, thành Phật mà đến lúc nhắm mắt lìa đời có một kết quả trái ngược, không thành Phật cũng không được theo Phật về cõi Phật mà theo nghiệp trần ai… khổ nữa.
Tự nguyện hạnh tu độc thân, hứa những gì với Phật là luôn nhớ, nguyện gì với lòng cũng phải bảo trì lời nguyện không quên. Ta cứ mỗi ngày sáng nguyện hứa với Phật, chiều nguyện hứa với Phật, ngày nào cũng hứa hai lần như vậy mà không làm cho nhòn trôi cái việc của mình hứa thì là hứa ẩu tả sao. Chất đống lời nguyện “hứa tu” mà cho đến chết không có tu, ngay lúc chết không có tu chết đi về đâu? Người chưa phát tâm tu thì khi chết không tu là lẽ đương nhiên, đã nói phát tâm tu lâu rồi mà chừng chết không tu mới tức. Mầng cho đả đời đến lúc dọn ăn thì để cho thua.
Tu phát hướng tâm cao đôi lúc cũng bị mai mỉa: người trần tục ê chề mà đòi tu một kiếp thoát sanh tử nghe khó tin chứ gì? Khó tin nhưng không phải là không được, chỉ cần kiên quyết trả giá sức tu cho tới giá. Người ta miệt mài Niệm Phật để hội đủ vốn vãng sanh Tây Phương mà ta tu theo cái kiểu cà lơ phất phơ cũng muốn vãng sanh là trả chưa tới giá. Vãng sanh cho ai cũng một giá niệm Phật đến “nhất tâm bất loạn”, chứ niệm Phật cái kiểu sáng say chiều tỉnh tối lờ quờ, có bao nhiêu vốn đâu mà mơ mộng cái vé vãng sanh Cực Lạc?
Người phát hướng tâm cao, trước mắt phải tìm cách thoát khỏi Danh, Lợi, Tình. Muốn bỏ đứt danh Lợi Tình trong khi tu hành theo tôi có những phương cách như sau:
1, Trong những việc làm từ thiện, hoằng pháp độ đời, xem tổ chức có tiêu hướng đề cao Danh, Lợi, Tình; gắn lon Ông nầy, cho chức bà nọ thì mau mau theo lời Đức Thầy dạy, rút !:
“lui chơn ra khỏi cho mau,
Tìm trong lánh đục tẩu đào mới ngoan”.
Và câu:
“Sớm chiều phủi sạch lợi danh
Tìm nơi chánh giác cõi thanh được về”
2, Không làm bạn thân với những người nặng lòng danh lợi tình để tránh lâu ngày có sự lây nhiểm “gần mực thì đen” làm khó khăn cho việc trị liệu và nên quen thân với những ai chuyên tu “gần đèn thì sáng”, Đức Thầy khuyến khích:
             “Yêu những kẻ tâm đầu ý hợp,
                                         Mến những ai biết niệm Di Đà”
Tâm đầu ý hợp niệm Phật Di Đà để yểm trợ bổ túc cho nhau những sơ suất thiếu sót. Làm thợ mộc mà chơi thân với anh chàng thợ hớt tóc, tối ngày anh ta cứ nói chuyện hớt tóc người nầy người nọ, hớt kiều nầy kiểu kia, không bổ ích chút nào cho nghề thợ mộc mà ta đang theo đuổi. Chẳng những vậy thôi, nghe nhiều chuyện không đâu riết sẽ bị tiêm nhiễm đầu óc, mờ dần nghề chính thức của mình. Môn tu của ta là Niệm Phật, lại chơi thân với vị tu khác nói cái gì cũng không không, không luôn cả niệm Phật nữa, la cà với họ có ngày mình bỏ niệm Phật thiệt đó!
Vì có chuyên tu là tự sứt ra những bệnh đáng sợ. Tuy nhiên, tránh chơi thân với những đồng đạo có đầu óc dung dưỡng những chứng bệnh đáng sợ đó chỉ là giải pháp đầu tiên để rảnh rang mà hành đạo chứ trốn cảnh không tự nó là tu. Trốn cảnh mà không chuyên tu thì cảnh ở ngoài xa sẽ mọc lên trong tâm. Nói rằng tôi ở chỗ vắng tanh kẻ tới không có danh lợi tình mà lúc nào cũng có danh lợi tình hiện hửu trong tư duy. Niềm đam mê danh lợi tình chưa tắt, tư duy sẽ dẫn đến thực hữu.
3, Đã bỏ thì không nhắc nhớ, những gì của mình trong quá khứ đồng thời không nên nhắc nhở danh lợi tình của ai. Những vì thuộc về đam mê còn nhắc nhớ là còn dính mắc dù là nhắc nhở chuyện của người khác. Có thể ta không cho rằng dính mắc Danh Lợi Tình là tội lỗi, nhưng biết chắc danh lợi tình sẽ kéo ngược ta lại, tiến bước không nổi. Đường nào cũng có hai điểm, dầu ta không nói đâu là đầu điểm đâu là cuối điểm, không có đầu tiên và cũng không có cuối cùng nhưng con đường có hai hướng địa ngục và Niết Bàn mà ta đang chọn đi về nẽo Niết bàn, nếu để danh lợi tình kéo ngược ta lại thì rốt cuộc ta về đâu???
Đừng cho mình tu độc thân là ngon hơn người có con vợ đùm đề. Chúng ta đã nghe câu chuyện ngụ ngôn về sự chạy đua của chú Thỏ và chú Rùa. Đứng ở ngoài mà đánh cược ta sẽ ở phía Thỏ mà quăng bắt hết tay phải không nào? Nhưng rốt lại trong câu chuyện thì Thỏ đã thua mới tức! Tu độc thân nơi thanh vắng, không tiếp xúc với đời tưởng đã thoát những chứng bệnh hiểm nghèo ấy. Tưởng là không thật mà thoát được mới là sự thật. Tưởng niệm Phật là không thật mà phải Niệm Phật mới là sự thật. Nếu tưởng thoát bệnh ác, thôi vậy an tâm lo tu không sướng sao đem bàn bạc danh lợi tình của người khác một cách tự hào thì bệnh ác đã có đó chứ mất hồi nào.
Để thoát khỏi danh lợi tình, theo tôi, phải dựa vào ba yếu tố quyết định nền tảng của Giới, Định, Huệ. Giới gọi đủ là Giới Luật, Giới như tạo sức vững chắc cho một tòa nhà. Định để lặng yên các làn sóng dục vọng, mê cuồng đồng thời ở chính bản thân của Định là không dời đổi. Huệ là sự phát sáng sau khi vai trò Giới thực hiện được sự vững chắc, Định lắng sâu không còn các tạp niệm thì Huệ sẽ bật sáng.
Thật ra Huệ thì lúc nào cũng có và sáng chói nhưng vì lòng còn vọng niệm nên vô minh bủa túa như mặt trời bị mây che. Lúc mây che Không thấy mặt trời không có nghĩa là mặt Trời không tồn tại.
Đời có sanh thì là có tử. Trước mắt ta thấy có nhiều người tử trẻ có già cũng có thì ta cũng thế. Ta chưa biết bao giờ mình tử mà chờ đợi đến khi nào mới chịu tu xiết chứ? Có thể mình sẽ bị tử trong nay mai hoặc lác nữa đây, chuyện chết xảy ra rất dễ dàng, vì chớ! chỉ một hơi thở ra không hít vào là rồi đời. Phải ta biết chắc chắn, ví vụ một trăm ngày nữa chết thì bây giờ cứ tu cà lơ phất phơ đến ngày thứ chín mươi tám chín mươi chín tu xiết, niệm Phật xiết cho tạm được đi. Đàng nầy đâu ai biết mình lúc nào mới chết thôi thì hãy tu xiết liền đi! Tu xiết là tu thật sự chứ không phải đánh bóng đạo lý bằng sức ngụy trang những lời nói hay ho, thể hiện một việc làm hay ho mà cái tâm chẳng chút hay ho nào là không được. Đừng nói như vầy mà làm thế khác. Đừng bày bán sự thông minh quá cao xa mà hành động của người đem bán lại quá gần và rất thấp thỏi. Lời nói hay ho là khi nào mình thực dụng được, chứ nói ra mà vô dụng, chỉ là để dành “đánh Bóng đạo lý” làm cho nổi cộm sự thông minh của mình thì không phải là kết quả mà chính là hậu quả. Sắp lâm chung không thấy kết quả của sự tu hiện đến mà hậu quả đứng chần dần ra giựt trước ta đi thì sao?

3/9/2015