Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG  tiếp theo 3

Lão đóng giày tìm cách trốn cái vạ miệng của mình nhưng chàng trai thì ngấm sâu tin tưởng vào sự phá án và đây là nơi có dấu hiệu tốt nhất trong việc phá án. Hắn bám chặc vấn đề, nan nỉ dẻo dai, chủ nhân bận rộn hết làm việc được, tức mình sao mà nhạy miệng cho sanh lu bu.
- Quái cho cái đôi trai gái nầy, cứ phải lựa bắt mình làm trò chơi hoài mới chịu.
Qua tiếp chuyện biết Ông già thuộc dạng háo danh, phải cho Ông cái vì có danh mới khiến được, chàng trai nhỏ giọng:
- Thưa, tại cụ hơi phiền mà bảo vậy thôi chớ theo cháu thấy đây không phải là trò chơi mà là sự săn lùng của tri thức mà trông cụ là lão tiền bối có tầm cỡ trong sự săn lùng.
- Đến ghẹo phiền tôi mà bảo là tôi có sự săn lùng tri thức sao?
- Ở đời người ta động não trước sách vở là chuyện thường, động não trước mắt thấy tai nghe cũng là chuyện thường luôn, nhưng động não trước một việc làm có vẻ nghịch lý, tìm đáp số trong cuộc săn bắt mạo hiểm là không thường. Có thể chuyện của cô gái kia cụ bảo là trò chơi cũng nên bởi cô ta là người chủ động cuộc chơi, cụ là người bị động, phải hôn? Quá phải rồi còn gì? Nay đứng trước việc cụ thấy nghe mọi chuyện cháu chẳng biết chút gì mà chỉ tin ở cụ thôi, vậy cháu là người bị động theo sự chủ động của cụ, sự thật quá rõ ràng, nói sao mà bắt cụ làm trò chơi cho được chứ!
- Nhưng…
- Cụ đừng nhưng nữa. Dẩu hiện tại bít trịt đường lối mà mình tìm tới được mới gọi là săn lùng tri thức chứ ạ.
Bị thằng con trai già mồm, lão đóng giày nghe phân có lý, tính giỏi lý luận của lão không hơn được câu “sự săn lùng tri thức” của người khách trẻ, đành phải xuôi theo, Ông cười:
- Cậu qúa muốn thì tôi chìu, không nhanh để cậu ở lỳ sanh chướng hết làm thì cũng vô ích, chứ việc ấy như mò kim đáy biển, ngàn lần chắc ăn một.
Thật lạ lùng, lão nhắm hướng, độ đoạn đường dừng lại thì đúng ngay nhà tử thi như cái gọi là cuộc săn lùng của tri thức mà lão mong ước, nhưng sau khi chàng trai mở khăn bịt mắt lão ra hỏi lão có phải nhà nầy không thì lão lắc đầu đáp:
Không biết, vì họ bịt mắt tôi dẫn đến cái buồng kín, mở khăn bịt mắt tôi ra thì mũi nhọn của con dao găm đưa vào hong, ra lệnh cho tôi chăm chú làm việc đó một cách nhanh chóng và cẩn thận. Làm việc trong buồng giờ đứng ngoài nhìn tôi không rõ.
Sự rắc rối nầy qua tiếp theo sự rắc rối khác, Chàng rời Ông già giả mù âm thầm dò hỏi qua nhiều người, họ đều bảo, cũng vào khoảng thời gian đó nhà nầy có một cái tang.
Sau những hồi suy tính qua sự trùng hợp của một số người xác nhận thời tang, tên cướp chắc là nhà nầy bèn lẻn vào vạch hai đường phấn trắng trên tường nhà làm hiệu rồi nhanh chân về sào huyệt báo tin mừng đêm sau cử đại hùng binh ra vây đánh.
Khéo và may mắn làm sao! Thanh Lan người tuỳ nữ nhà ấy, ngay sáng hôm đó nàng dậy đổ rác sớm, chừng vô xảy thấy hai vạch phấn trắng trên tường nhà liền sanh nghi: phải chăng đó là dấu hiệu của một tên cướp sau khi rò rỉ được thông tin? Chẳng thèm nghĩ ngợi lâu, nàng nhanh chân vào lấy phấn, thừa lúc trời chưa sáng hẳng, nàng đi khắp dãy, trước tường nhà ai cũng lén vô gạch hai đường phấn trắng hệt như nhà mình. Tối lại, tên cướp dẫn cả bọn ra, trước rừng đèn phố thị soi rõ ràng nhà ai cũng có hai đường phấn trắng, còn biết nhà nào là nhà mình chọn hành hình. Bọn cướp đành nuốt thương đau trách than anh hùng lở vận, không có cơ hội làm lại một lần, hối hả kéo nhau về sào huyệt.
Sau khi nghe báo cáo tình hình kể trên, tên chúa đảng nghiêm mặt nói với đám lâu la:
Theo luật của đảng ta, kẻ thừa hành không tròn trách nhiệm sẽ bị bêu đầu.
Dứt lời, tên chiến bại bởi lọt kế của Thanh Lan, đưa cổ ra, một tay đao phủ bước sóc tới cắt lấy thủ cấp.
Cả bọn cướp náo lên, la hét gầm gừ, kẻ giậm chân người đấm ngực, thề uống máu kẻ thù nào dám phá dở kế hoạch ấy. Tiếp theo một người nữa xin đi. Chúa đảng thuận lời.
Tên cướp nầy cũng mò đến nhà lão đóng giày xin bịt mắt lão dẫn đi như trước và đồng thời cũng gạch để lại trên tường nhà Alibaba một dấu hiệu, song thay vì 2 vạch phấn trắng như vị trước Y phẩy 2 móc đỏ.
Thanh Lan như người giăng bẫy thì phải trông cái bẫy của mình, thấy từ hai vạch phấn trắng đã bị bọn cáo đổi ra màu đó thì cho sự nghi nan của mình là đúng đối tượng. Càng cẩn thận và tập trung sức quan sát quanh cái bẫy gài. Vạch trắng vạch đỏ hay vạch gì gì đi nữa cũng khó mà qua được mắt của Thanh Lan và như thế, bọn cướp chứng kiến thêm một đồng chí của họ bị rụng đầu.
Bốn mươi tên cướp thề sanh tử có nhau trên trận mạt, nay phút chóc chưa có độ ăn thua quyết liệt mà đã thua to, bị đối phương phá kế tựu kế, khiến như bàn cờ bị gài nước bí, thí mạng 2 quân cờ tài ba võ võng khiến lòng chúa đảng não nề chua xót. Đám lâu la ai cũng xin giành đi trả thù cho bạn, nhưng bề trên của bọn ấy trông kẻ thù ra đòn rất nên lợi hại, Ông không chấp nhận cho bất cứ tay đàn em nào đi chọi với kẻ thù ấy nữa. Đánh “Canh Bạc” to để trại chủ tự lãnh trách nhiệm, dùng tất cả mưu lược của con cáo già quanh năm ẩn cư an toàn trên miền núi non hiểm hóc mà đọ tài trí với đối phương.
Theo mưu lựơc đã vạch, hắn giả làm tên lái buôn dầu, chọn giờ, lựa đi làm sao đến trước đường nhà Alibaba lúc trời chiều thẩm xuống, mới tạo ra cái kế xin nghỉ đêm để hành động không sai sót.
Thưa Ông! Tôi là lái buôn dầu, đi chuyến lở giờ không kịp về nhà trong ngày, xin Ông cảm nghĩa cho nghỉ trọ một đêm với 38 cái thùng dầu trước sân?
Alibaba vốn là người hiền lành phúc hậu, việc cho một lái buôn xa lạ nghỉ qua đêm, lòng chủ nhân không chút tỏ dạ nghi ngờ, ông gật đầu và vui vẻ tiếp đãi.
Lòng Ông chủ như thế, còn Thanh Lan, người tuỳ nữ của nhà ấy thì sao? Cô ta có chịu quáng mắt trước một lái buôn xa lạ nầy chăng?
Không hiểu sao, đêm có người khách xa lạ xin trọ trong nhà, Thanh Lan cứ trằn trọc mãi khó dỗ được giất ngủ. Bỗng nhiên nàng đâm ra lo sợ Ông khách khi nghĩ đến những vạch phấn trên tường nhà của chủ vừa qua, chóc chóc nàng lại chong đèn làm việc dưới bếp, đi tới đi lui. Với một công việc cần làm chưa xong, chiếc đèn dầu cạn dầu tim lụn, rối bời. Thoạt nhớ, lúc chiều có người khách buôn dầu xin ở trọ qua đêm với 38 cái thùng dầu trước sân. Sẵn dạ nghi ngờ, âu cũng là dịp may muôn thuở một lần, nàng vội ra rót một chong, nếu là dầu sáng mai sẽ nói lời xin lỗi với người khách trọ việc sai phạm chẳng đặng đừng của mình, bằng chẳng vậy, nếu phát hiện có ý đồ đen tối thì biết trước mà đối phó.
Có ý thăm dò, nàng đi mạnh chân để tìm phản ứng.Thật lạ lùng! Khi nàng đến gần, nghe tiếng chân đánh độp, từ trong thùng có tiếng hỏi nhỏ vọng ra “Tới giờ hành sự chưa đại ca ?” Thanh Lan nghe hỏi  giật mình chới với, nhưng đè lòng để lấy lại trầm tỉnh. Trong sự nghi ngờ nạn tai kéo đến giờ đã là sự thật thì phải kềm chế sợ hãi không để làm suy yếu sự đối phó. Nàng bình tỉnh đi rảo các thùng, chỉ một cái không có tiếng người còn bao nhiêu đều hỏi một câu y như vậy.
Thanh Lan rán sức nhớm lắc chiếc thùng không có tiếng người, nghe kêu ọc ạch, phực hơi ngạt mủi mới biết là dầu, bèn vào bếp ngay để làm công việc. Không nối lại công việc bỏ dở, vì hết dầu đã phát sinh một công việc mới, chết hay sống chỉ còn trong gan tấc. Lúc nảy, cái ý định rót dầu đầy chong giờ thay vì là chão, nàng chắc dầu đầy chão bắt lên bếp nấu, khi chão dầu sôi sùng sục, Thanh Lan khiêng ra sân dở nấp đổ xối vào từng thùng dầu thoắt chóc đã luộc chín 37 tên cướp, song nàng vào phòng tắc đèn vờ ngủ.
Đợi lâu không nghe tiếng động, tên lái buôn (chúa đảng) đi nhè nhẹ ra phía trước, ẩn mình trong vòm đen, đợi thêm một khoảnh thời gian cho chắc mọi người đều ngủ say mới hốt một nắm sỏi rãi bung chỗ để 38 cái thùng dầu, đó là hiệu lệnh của một kế hoạch được Ông ta dạy trước. Nhưng sao không một ai trong các thùng dầu cựa quậy bật nấp ra thi hành mệnh lệnh. Tên chúa đảng sót ruột hốt sỏi rãi lần thứ hai cũng đếch nghe thấy chiếc thùng nào nhún nhít. Sỏi mang theo đã cạn, e việc đời lật ngược, nguy cơ có thể đến với kẻ chủ mưu. Ông ta rối lên, nóng nảy hết kềm chế được, chạy bổ ra sân giá tay co chân đập, đá vào một ít thùng dầu mắng gằn trong cổ “Chuyện khẩn cấp đến chết sống không lo, Hèn gì chúng bây không đứt đầu hai mạng”.
Đập, đá thương cả tay chân nhưng bên trong vẫn im lìm. Chợt trong óc hắn… và cái mùi gì âm u, hắn gượng tỉnh xô lắc chiếc thùng mới hay rằng 37 người trong 38 thùng dầu đều bị chết luộc. Hoản hồn hắn đào tẩu về sào huyệt.
Sáng lại Thanh Lan dọn thức ăn lên cho chủ, chủ nàng bảo:
Hãy gọi người khách buôn dầu dậy để cùng ăn sáng rồi Ông ấy lên đường giờ cho kịp.
Thanh Lan cười chúm chím:
- Bẩm Ông, tên khách buôn đã lẩn lúc khuya rồi.
Alibaba nẩy người.
- Sao! Ông ấy lẫn?
- Dạ !
- Tại sao Ông ta lẫn, trong nhà có ai làm gì phật ý Ông ta không?
- Bẩm Ông, có ai làm phật ý Ông ta không thì con không biết, giá có người làm phật ý Ông ta thì việc đó, với Ông ta mà nói, là chuyện nhỏ. Việc lớn hơn hết là Ông ta để lộ hành tung, không lẩn sẽ vạ thân.
Thì ra, trong đêm ông ấy… và còn 38 cái thùng dầu?
Bẩm ông, hắn để lại trong đó 37 cái xác chết luộc.
Alibaba trố mắt, muốn nổi điên lên vì đứa nô tuỳ, miệng ấp a ấp úng, than chết tới nơi. Thanh Lan khuyên chủ ngồi bình tỉnh nghe nàng kể đầu đuôi câu chuyện đêm rồi và sau khi Thanh Lan mời chủ ra hiện trường khám phá 38 thùng dầu của tên buôn trọ, Alibaba mừng quýnh lên nói với đứa nô tuỳ:
Thanh Lan! Tuỳ nữ ân nhân của ta! Từ đây ta giải thoát kiếp làm nô lệ cho con, đồng thời coi nay là ngày lành tháng tốt ta tác hợp lương duyên để con là dâu của nhà nầy.

(Còn nữa)

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG  tiếp theo  (2)
Nguyên trong nhà của Cao Vân có đứa tuỳ nữ tên Thanh Lan, dáng người nho nhỏ, xinh xắn, làm việc năng động, ưa tìm tòi, thích cống hiến. Những năm qua nàng sống không đem ích lợi gì cho chủ theo tính năng động sẵn có, bởi chủ của nàng quá độc ác độc tài. Nay Ông chủ đã chết thì hoàn cảnh sẽ đổi thay, nàng phải về với chủ mới. Biết rằng nhà nầy chủ và tớ đều được Alibaba rước về chung sống sau khi an táng cái xác của Cao Vân. Alibaba mẩu người nổi bật tính nhân ái, khiêm nhường, phù hợp giống duyên để có sự hợp tác; phải tận tâm giúp Ông ấy vượt khó. Nàng dư biết từ đây bọn cướp truy tìm tiêu diệt cả lũ thân nhân của 4 khúc xác nếu họ bắt gặp bất cử ở đâu. Biết người ta hại chết nhà mình đâu thể đứng ngó chờ chết. Thấy nguy cơ sắp đến, cần có phương pháp hay biện pháp nào đối phó nguy cơ, nàng liền vẽ kế bảng hoạch và bắt tay vào việc thực thi kế hoạch. Để đánh lạc hướng bọn săn lùng, Thanh Lan nhanh chân ra phố loan tin chủ bệnh nặng và không quên lại hiệu thuốc quen thân với chủ mua vài quờn. Mặt khác, nàng tìm đến lão đóng giày ở cuối phố với bộ y phục tân thời gợi cảm mà gương nga phơn phớt trắng hồng xinh rất xinh, này nỉ Ông ta đến nhà sửa giùm đôi giày quí với giá tiền công tiền thưởng gấp đôi.
Thấy cô thanh nữ diện mạo đoan trang xiêm y lộng lẫy, chứng tỏ con nhà quyền quí sang trọng, lão đóng giày nhận lời ngay.
Đi một đỗi ngắn, bằng giọng điệu của một cô công nương thướt tha kiều diễm được ba mẹ cưng chìu, lúc nào cũng tính có cái vì đó để vui chơi, Thanh Lan nói với lão đóng giày:
- Thưa cụ! đường còn xa, con muốn bày một chuyện vui cho hành trình đở mỏi mệt buồn chán, cụ có chìu ý con không?
- Chuyện vui gì?
- Nếu được cụ giả mù cho con bịt mắt dẫn đi chắc là vui lắm ạ!
Mặt Ông già biến sắc, tự ái dữ, đổ quạu muốn mắng yêu tinh cho nguôi giận, nhưng thấy cô ấy vui tươi, sắc mặt hiền hậu, dễ thương, đành chận miệng. Nghĩ ngợi cao thấp, quái lạ con nhỏ nầy! muốn chơi thì thiếu vì chuyện chơi, khi không biểu mình giả mù cho nó bịt mắt dẫn đi, bày chuyện xui xẻo!
Thấy lão đóng giày còn đương do dự, mặt tuy không lộ nét giận nhưng không vui vẻ chút nào. Thanh Lan mở gí lấy 5 đồng tiền vàng nhét vào tay lão. Cổ nhân bảo “Có tiền mua Tiên cũng được” huống nay gặp phải cái Ông già này mà gì. Dốc tiền vào túi, lão nghiêm người cho Thanh Lan bịt mắt dẫn đi.
Đến nơi, lão đóng giày vừa được mở khăn bịt mắt ra, chưa kịp nhìn đây là đâu, gồm có những ai, Thanh Lan, cô gái mặt hoa da phấn lúc nảy chĩa mũi dao găm vào bụng lão và nói gằng từng tiếng:
- Ông mau khâu bốn khúc xác nầy liền lại. Nhanh lên!
- Cô…
- Hãy cúi mặt vào bốn khúc xác mà làm việc. Không được ngó đâu.
- Tôi là thợ vá Giày, xưa nay không biết vá xác.
- Vá vì cũng là vá, Xưa chưa làm thì nay làm. Ở mà lôi thôi thì đừng trách.
Thấy mòi con ranh quá dữ, lão chẳng dám chần chờ. Làm mỏi mệt đuối người mà không dám nghỉ bởi con dao găm lúc nào cũng ở trên tay cô gái mặt hoa da phấn. Xong việc lão ta cũng bị bịt mắt dẫn đi, nhưng lần nầy Ông không phải được nghe tiếng nan nỉ ngọt ngào như trước nữa từ đó cho đến nhà Ông.
Xác của Cao Vân tẩng lịm tốt và đem an táng trước một rừng người đưa đám mà sự thầm kín kia không chút tiết lộ ra ngoài.
Ngày lại ngày tên cướp lãnh trách nhiệm tìm bắt vụ 4 khúc xác gần như thất vọng, hỏi đâu cũng không ra chút manh mối nào. Hôm nọ trời lất phất gió Tây Nam, vào độ 3 giờ đêm các cửa phố còn nhắm nghiền miên mật trong màn bao la sương lạnh, tên cướp ấy một mình đi lang thang từ ngõ nầy qua hẻm nọ nghe ngóng coi có ai rò rỉ gì về chuyện ấy không. Tuyết rơi rơi ngập các nẽo đường tỉnh lị, gió phương Tây hây hẩy thổi, chàng lẩn mình vào hành lang phố như một bống ma trơi. Cuối dãy hướng đông xảy thấy ánh đèn loà ra trong căn nhà cửa chỉ mở một nửa. Chàng vội lại, lén nhìn bên trong, một lão Ông gầy guột đang cặm cụi chăm sửa dép giầy. Chàng xin được chủ nhân cho vào núp lạnh. Lão đóng giày vui vẻ mời, qua những câu chào hỏi thân mật người khách trẻ làm quà:
- Trời hãy còn khuya, chuyện gì cụ phải dậy làm sớm trong khi thân cụ quá gầy?
Chủ nhân tính hay lý luận, có khi thêm một chút tiếu để chọc nóng người ta. Tại tiệm Ông nhiều cuộc lý luận ngang xương đổ ra với khách hàng lắm lúc hai bên  méo mó cả mặt mày. Bởi đó mà tiệm thưa khách, làm ăn ế ẩm, nghèo thiếu bao vây. Nhiều trận đụng nhau sôi nổi, lửa cháy thành tro mới phát sợ mà giữ mồm, giữ chưa mấy lâu thì trở chứng, lý luận ngang xương tiếp.
Vắng lâu buồn miệng lời lẽ dư ra mà nay gặp tên khách bất đắc dĩ thuộc hàng đối thủ, lão đóng giầy bệnh cũ tái phát:
- Tôi khuya thì cậu cũng khuya. Cậu đi từ đâu đến đây được, còn tôi thức tại nhà mà gì; trời sanh có cái thức khuya của tôi mới gặp được con người đi khuya của cậu. không có tôi cậu lấy đâu người cho cậu vào núp lạnh chuyện trò.
Nói xong câu Ông lão bật cười rất khoái cảm, đắc thắng… chợt nhìn dáng ngượng nghịu của chàng trai bị trêu đùa thì se lòng chữa thẹn giùm:
Tuyết nay rơi nhiều, lạnh buốt, nằm không ngủ được, trằn trọc mãi ích gì. Thôi hãy dậy làm cho khuây cậu ạ.
Nghe tiếng đẩy đưa cởi được lòng, biết Ông già tinh đời có tầm cỡ môi mép người khách trẻ cũng pha vui:
- Nhưng tuổi cụ khá rồi, mắt đã loà lại chọn làm việc đêm, sợ chừng chẳng làm vừa ý khách phong lưu.
Tuổi già nhưng tính háo thắng không già, bật ra cái câu chuyện đáng lẽ phải nên đậy kín, chôn chặc niềm đau:
- Cậu nghĩ vậy à? Chả trách cậu còn trẻ tuổi chẳng biết, già nầy trước đây dám làm được việc chưa ai làm.
- Việc gì thưa cụ?
- Cậu có tin không mà hỏi?
Chàng trai không vội đáp là mình có tin hay không, để cái tâm suy ra trông chừng lão ta muốn bật mí một điều vì. Khách nhớ lại trách nhiệm của mình là moi tìm sự thật. Câu nói nửa chừng của Ông già đã làm cho óc nghề nghiệp của anh ta nẩy sanh.
- Cụ vừa nói “Cụ làm được việc chưa ai làm”cháu không nghe lầm chứ?
- Cậu không nghe lầm, còn tin hay không là tuỳ!
Chàng trai vờ theo rồi bỏ, bỏ rồi theo, lão đóng giày nghe tưng tức buột miệng:
- Nầy nhé! Có ai khâu lành cái xác bị phân thây bốn khúc chưa?
Chàng trai giật vui chưa quá trớn thì đã nhớ trách nhiệm của mình là gì, kềm lòng để không lộ tung tích:
- Chuyện quái lạ chưa từng nghe thấy.
- Nhưng chuyện hoàn toàn có thật.
- Ai làm nên chuyện kinh khủng và cũng hết sức là huyền bí nầy?
- Có ai trồng khoai đất nầy.
- Cụ sao?
Lão đóng giày nhướng ngướng mắt, gật gật đầu, tỏ vẻ khoan khoái lạ, nói:
-  Ngoài sức tưởng tượng phải không! Lựa là dậy khuya khâu giày, cái chuyện làm con nít con nôi nầy đáng giá gì mà đem so sánh.
Nghe chính Ông lão là người làm ra chuyện ấy, xem cuộc điều tra coi như ăn chắc sẽ được phá án, chàng trai mừng muốn bay bổng người lên song cứ tỏ sự vô tư vờ vĩnh đùa nghịch mãi:
- Cụ nói chơi hoài! Trong đời làm gì có chuyện đó?
- Không tin thì thôi, của tôi còn của tôi, chết chóc thăng Tây nào.
- Con cho chết là chuyện bình thường trong cõi thế gian nhưng sao lại có chuyện phải chặt làm tư khúc đem cho cụ khâu chứ?
Lão đóng giày dường như tức lý:
- Không phải người ta tự mang cái xác đứt khúc ấy đến đây mà là tôi chịu phiền cái thân già đến nhà họ.
- Thế cụ biết trước chứ?
- Không !
- Cụ vừa mới bảo là đã chịu phiền đến nhà họ kia mà.
Lão đóng giày không đáp vội, Ông gở mắt kiếng nghiêng mặt nhìn chàng trai:
- Cậu khó tin lắm à! Chuyện xưa nay không có trong trời đất, khó tin là phải thôi, nhưng tôi gạt cậu ích gì nào?
Người trai trẻ nghe lòng hồi hộp vì niềm tin kia có hơi phai đi đôi chút. Anh tô đậm lại:
- Có thể…cháu tin lời cụ và còn thưởng cụ nhiều tiền nữa là khác nếu cháu được cụ chỉ cho biết cái xác bị phân thây đó nhà ở đâu?
- Chuyện qua rồi, ta hãy coi là chuyện xưa tích cũ, tìm kiếm bến bờ có khi sẽ gặp rắc rối, không hay ho vì.
- Tại nghe chuyện lạ trong đời cháu muốn biết. Có gặp rắc rối thì cháu chịu, chỉ đi cụ.
- Tôi không biết ở đâu cả.
- Mới nảy cụ bảo là cụ chịu phiền đến nhà họ kia mà.
Người khách trẻ luôn cột. Nhắc đến chuyện cũ Ông già ớn rợn mình, lỡ đã dại miệng thì chơi chữ mà tháo gở:
- Đúng vậy, đi và đến của tôi lúc đó, nếu được tự do đâu nói là “Chịu phiền”, vì khi đi cũng như lúc về người ta đều bịt mắt dẫn tôi. Kể chuyện thì được chứ hỏi ở đâu là tuyệt đối không biết.
Tên cướp im lặng, não lòng. Bỗng nhiên con đường gần đến sáng sủa, bị chận đứng, tối tăm. Bao nhiêu hy vọng thoắt qua đã trở nên tuyệt vọng. hắn bóp trán để mót mái thông minh:
- Thế nầy nhá, xin cụ đừng chấp, hãy cho con bịt mắt dẫn đi, có hy vọng tìm ra sự thật.
Ông già quát lên:
- Lại nữa, cũng cái trò giả mù ấy nữa. Chẳng phải tôi đã nói với cậu, xem nó là chuyện xưa tích cũ sao? Thấy được sự thật như vậy là đại xui cậu hiểu chưa? Thiếu chút nữa tôi đã bị con nhỏ nó cho ăn dao găm. Tôi lỡ đến một lần là chết giả, e có lần thứ hai sẽ chết thiệt cho mà coi.
(còn nữa)
-          



Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG 1

Thuở  xưa có gia đình nọ, người cha đau yếu tự biết mình không thể kéo dài sự sống hơn nữa, phải lo cho đâu vào đó để an lòng trước lúc ra đi. Ông có 2 cậu con trai, muốn dặn dò công việc thừa kế cho người con thứ nhưng thấy cậu thứ còn bé, tính không gánh nổi trách nhiệm gia đình lên vai, bèn kêu một mình cậu cả lại dặn rằng: “ Sau khi cha qua đời con hãy rán chăm giữ của cải nhà mình, đợi chừng em con lớn khôn hãy đem chia đều với nó.”
Song, tánh tình của Cao Vân_ cậu con cả nhà ấy_ khá hiểm độc, muốn giành hết gia tài về mình trong khi Alibaba _ cậu con thứ _ rất phúc hậu, do đó chàng đã bị ông anh yêu quý đuổi ra với cây rựa; để rồi khi Cao Vân tụm cả tiền, vàng, sống êm đềm bên một tỉnh thành hoa lệ thì Alibaba phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, rách rưới lang thang. Cây rựa là tài sản vô giá của chàng trai hiền hậu đáng thương nầy.

Alibaba nghèo lắm, ngày nào cũng vác rựa lên rừng đốn củi nuôi thân, quá vất vả trong việc sinh nhai khiến sức khõe cạn kiệt. Hôm nọ đốn xong gánh củi, theo như thường lệ chàng phải nhanh về cho kịp chuyến chợ, bổng người mệt mỏi, yếu ớt hết còn sức gượng, định bụng nghỉ dưỡng chóc lác khõe lại là về. Bèn dựa lưng vào cây cổ thụ, gió hiu hiu đầu chưa kịp gật thì chàng đã tỉnh hẳng và khoẽ lại, chờm đứng dậy lên đường ngay. Bỗng vướng ngay tầm mắt xa xa… một vùng khói bụi mịt mù, dường còn văng vẳng tiếng ngựa hí. Khói bụi kia cứ mỗi lúc bay nhanh đến chàng và tiếng ngựa hí ngày một lớn dần. Lù lù những quầng đen trong gió bụi tung trời và những quầng đen ấy hình như…người!
Chàng lánh mình vào đám rậm chờ xem, sự hồi hộp khởi đầu câu chuyện lạ... Thoắc chóc đã rõ được khói bụi kia là gì: Một bọn lục lâm thảo khấu có đến cả 40 người và ngựa, dừng lại bên cây cổ thụ mà chàng dựa lưng lúc nảy. Chúng xuống yên cương, chân giày đánh rụp như tiếng thét, một chúa đảng oai vệ chỉ tay vào khối đá to nói bằng cái giọng hách dịch:
“ Hỡi Thanh Cần mau mở cửa”
Chàng lắng tai, chú mục vào khối đá xem có nhún nhít gì. Chàng ngạc nhiên tột độ khi thấy quả đá liền lạc to cao theo tiếng lệnh nứt vẹt ra như người ta vẹt tấm màn cửa, 40 mươi tên cướp kẻ quảy bao người mang bị chuồn vào. Chàng nghĩ đây là kho chứa tài sản của chúng còn bao bị mà họ vừa mang vào là đồ mới đánh cắp của ai.
Alibaba nằm im để theo dõi, có cố moi tin thì mọi chuyện cũng hoàn toàn bế tắc. Hết còn nghe thấy được gì bên trong chỗ huyền bí đó. Bọn cướp cũng không làm quá sức kiên nhẫn của Alibaba, chẳng mấy lâu 40 mươi tên cướp trở ra, đếm đủ số quân, Ông chúa đảng cũng lại chỉ tay vào cửa đá buông lời lố lăng như trước:
“ Hỡi Thanh Cần mau đóng cửa”.
Tức thì 2 bờ đá khép liền lại và cả bọn thảo khấu kêu hối hả lên yên cương cất quân.
Đám cướp đi rồi, Alibaba nhanh chân đến chỗ huyền bí hãy còn nóng hổi. Chàng sờ mó vách đá, để ý chỗ ra vào của bọn cướp xem có chút nứt nẻ tỳ vết nào không. Tuyệt nhiên vách đá to cao liền lạc không một tý mẻ khờn. Câu Thần Chú chúa cướp đọc ban nảy chỉ vỏn vẹn sáu chữ giờ chàng thuộc làu. Sẵn tính hiếu kỳ, chàng thử dọn oai Ông chủ chỉ tay vào vách đá hô thử “ Hỡi Thanh Cần mau mở cửa”. Lạ nhỉ! Quả đá rắng chắc kia cũng tùng phục theo mệnh lệnh của chàng tự kéo vẹt ra như cửa sắt sếp. Vừa kinh sợ, vừa vui mừng. Chàng đi vào trong, ánh sáng choá mắt: Vàng Kim Cương, Hột Xoàn chao ôi có biết bao ngọc ngà châu báu, và như thế, thay vì cứ phải gánh củi về nhà như hằng bửa, hôm nay chàng gánh đầy một gánh châu ngọc.
Bỗng chóc được của cải nhiều như vậy, nằm mơ cũng chưa có huống đây hoàn toàn là sự thật. Nhìn mái tranh nghèo tróng trước hở sau, ALibaba nghĩ không thể giữ được châu ngọc nhiều thế nầy bèn kêu vợ đến nhà Cao Vân hỏi mượn cái đấu đong gạo về đong cho biết số châu báu trước khi đem chôn giấu. Vợ của Cao Vân cũng đủ tính hiểm ác như chồng đợi người em bạn dâu năn nỉ lắm lần mới chịu đưa. Song, chị ta nghi ngờ, muốn biết người đàn bà nghèo khổ nầy mượn đấu về đong vật gì chứ gạo lúa thì chú thím nó thường phải thiếu trước hụt sau có dư giả đâu mà đong với đếm, bèn lấy mở thoa đít đấu. Vợ chồng người nghèo khổ kia chẳng hiểu, cho mượn là mừng, đem về cứ việc xúc đong, chừng đem trả ai có ngờ đâu! Một số bợn vàng còn dính vào đít đấu đã làm người chị dâu tham hiểm kia sáng mắt lên. Chị ta đem việc ấy nói với chồng, cả hai hối hả đến nhà Alibaba với cái mặt dễ thương. Hôm ấy trời vào thu, mưa hoa rơi rơi trên ngàn nội cỏ, bướm bay lượn lượn quanh mái tranh nghèo và cũng là lần đầu tiên Cao Vân_ người anh bất lương một thời_ đã gọi Alibaba bằng tiếng “Em” ngọt sớt.
Qua một lúc kiểu vẻ thân thương trên đầu môi chót lưỡi, Cao Vân đặt ngay vấn đề “ Vàng ” với em mình, vì Vàng đã làm cho y sáng mắt, vàng làm cho y khòm lưng xuống cái chỗ mà trước đây y ta không thể nào khòm và cũng chính vì vàng mới có khả năng làm cho Ông anh biết nói lời trìu mến với đứa em ruột thịt mình.
Alibaba không một chút do dự nói rõ  điều đáng lẽ phải nên giấu kín. Chàng vui vẻ kể cho anh nghe đầu đuôi câu chuyện phất giàu của mình và dạy rành câu Thần Chú cho Ông anh tham lam tự đến sào huyệt chỡ châu ngọc về nhà. Sáng hôm sau Cao Vân dậy rất sớm chuẩn bị bao gánh và dẫn 3 con lừa ra đi. Đến nơi Y cột lừa phía cận ngoài và sau khi đọc câu Thần Chú khối đá tự mở cửa, Cao Vân ôm bao quảy gánh xông vào, hai tay Y chụp hốt lia lịa, chẳng mấy chóc bao gánh đầy ắp. Đáng lẽ là về ngay nhưng lòng tham lam tột độ chưa chịu lui bước, Y rảo các nơi trong động xem lượng số chính xác về châu ngọc để lần sau đến phải dẫn thêm bao nhiêu con lừa chỡ mới hết. Kiểm soát xong Y Xoay chân ra cửa để đọc câu Thần Chú, nhưng than ôi! Vì tham lam quá đổi, câu Thần Chú là bổn mạng của y, trong khi lo nghĩ quá nhiều về chuyện vàng ngọc Y đã đánh mất câu Thần Chú ấy rồi. Y cố nhớ nhưng không tài nào nhớ được, Y ngồi sếp bằng để thong thả cho lòng tỉnh táo nhưng không tỉnh nổi, Y cố quên vàng Ngọc cho nhớ câu Thần Chú mà Vàng Ngọc bây giờ cũng lại khó quên cứ lẻo đẻo lộng tâm. Từng phút giây trôi qua… nôn lòng, não nề, tuyệt vọng! Đã hết cách Y mới cầu khẩn Thượng Đế cứu độ và nếu có thể được, cho chuộc xác thân Y bằng trả hết số châu ngọc mà Y vừa chất đầy bao gánh.
Cầu khẩn Thượng Đế, nhưng, với việc nầy Thượng Đế thiếu công mà tử thần thì thiếu việc nên vội đi thay, trong chóc lác đã đến, tử thần ấy chẳng ai xa lạ, chính là: bốn mươi tướng cướp.
Phải đấy, bọn cướp mới đánh ăn một canh bạc lớn, kéo về rần rộ, người nào trên tay cũng mang xách chiến công. Chợt thấy 3 con lừa cột cận phía ngoài kho báu chúng sanh nghi. Tên chúa đảng ra lệnh cho các tay đàn em đứng thế thủ còn mình đọc câu Thần Chú. Cửa đá vừa mở, Cao Vân tưởng cầu nguyện Thượng Đế linh thiên nhanh, từ trong vọt ra, một tên cướp nghìm gươm nhanh tay vớt bay cái đầu.
Sau khi sùng lục khắp trong huyệt thấy không còn ai nửa tên chúa đảng nói với đám lâu la:
“ Theo luật của đảng ta kẻ chết nầy phải bị chặt làm bốn khúc”
Dứt lời, một tên cướp có trách nhiệm bước tới thi hành. Xong chúng đem xác của Cao Vân ném vào kẹt trong, tên chúa đảng đọc câu Thần Chú đóng cửa rồi cả bọn vội vả lên ngựa buông cương.
Vợ của Cao Vân ở nhà mãn đợi chồng về, đếm tính từ giờ qua giờ, phút qua phút. Chiều thấm dần, lòng người thiếu phụ cảm nghe len lỏi một ít nỗi buồn kín đáo. Sáng sau thấy không còn hy vọng chị vội sang nhà người em chồng yêu cầu chú ấy đi đón kiếm. Vốn mang trong máu cái tình ruột thịt Alibaba vui vẻ nhận lời.
Đến nơi không thấy 3 con lừa bên ngoài, lòng lo sợ, nghi nan, liền  đọc câu Thần Chú mở cửa. ALibaba vào trong không thấy Cao Vân đâu, chàng kêu tên Ông anh liên tục mà bốn bề lặng ngắt không có tiếng động tịnh nào. Chàng bắt đầu lo sợ …không tin anh mình tới số. Chàng sùng lục khắp nơi, trong một kẹt hóc tồi tàn thấy Ông anh nằm bất động. Thê lương quá! Cái xác bị chặt làm 4 khúc vụn vằn. Chàng bó cẩn thận 4 khúc xác của Cao Vân vác nhanh về nhà.
Vợ của Cao Vân đã phải mấy phen ngất xiểu khi hay tin chồng chết một cách thảm thiết. Alibaba tình như đứt ruột, nhưng gượng dậy vỗ về an ủi chị dâu và khuyên kín miệng, hứa sẽ bảo bọc bằng cách rước về chung sống để bà ta không gặp phải cảnh cô quạnh nghèo nàn sau khi cái xác của anh được an táng tốt.
Bọn cướp trở về, canh bạc nầy thất bát, trong tay ai nấy trơn tru, mặt đầy hung hản. Thấy thời điểm không có cơ hội để đánh ăn một trận lớn, chúa đảng kéo quân về sào huyệt nghỉ ngơi dưỡng sức. Vừa vào hang động chưa kịp ngồi yên xảy nghe tiếng hô lên: cái xác bị chặt làm bốn khúc mới đây vong mất. Cả bọn nghe qua sửng sốt. Tên chúa đảng múa mái tay chân, đấm ngực phình phình nói với đám lâu la:
“ Cái xác bị chặt làm bốn khúc đã mất phải có ít nhất một đôi người nữa biết chỗ chứa tài sản của ta. Nó là ai mà to gan lớn mật?”
Tên chúa đảng dứt câu một cướp đệ vỗ ngực xưng hùng:
- Dám thưa đại ca! hãy cho phép em đi tìm bắt cái thằng to gan lớn mật ấy đem về cho đại ca trị tội.
Chúa đảng chuẩn y:
Được, nhớ Phải thành công!

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015


         KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG

Xin Giới Thiệu một quyển sách: KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG


LỜI TRẦN TÌNH

Tôi không phải là văn sĩ nhưng tôi lỡ có trong tôi cái “định mệnh” tư tưởng triết học buồn cười.
Tôi cho rằng trên đời không gì khó nhịn bằng thứ “ nhịn biết”. Thật đấy! bị người ta chưỡi mắng đánh đập còn dễ nhịn hơn điều mà tri thức thuộc làu lại bắt nó đừng thuộc và cố gắng chôn vùi nó trong vô tâm tuyệt đối. Thế mà tôi vẫn phải nhịn được cái việc khó nhịn ấy già 5 năm qua.
Vào độ trăng thu năm 1978, chúng tôi một phái đoàn kể cả 10 người đi hành hương và chiêm bái ở vùng Thất Sơn oai linh hùng vĩ. Chuyến đi đó tôi đặt cho cái tên khá thơ mộng “HÀNH HƯƠNG BẢO QUỐC SƠN”. 5 giờ chiều ngày đầu chúng tôi đặt chân lên nền chùa BỒNG LAI núi Cô Tô cao vọi và đồng ý nghỉ đêm lại đây để đêm đến có dịp ngắm cảnh trăng lung linh bên bờ suối chảy rì rào. Nhưng sau khi dùng cơm chiều, bà cụ trụ trì chùa nầy không mấy vui khi biết đoàn khách trọ không có phép đi đường. Bà thay đổi cách đối sử với chúng tôi thật là quá đáng, việc vì bà cũng gắt gỏng. Theo đoàn có vài chuyên gia cười, họ cố gắng sử dụng nghề nghiệp chuyên môn vẫn không đá động lương tâm của bà cho bật ra cái “ nụ” nho nhỏ trên môi. Buồn ơi là buồn! có cố ở lại cũng mất ý nghĩa chuyến tham quan hành hương. Hơn 6 giờ chiều, mây âm u bay bay đáp đặc cả núi rừng hoang dại là lúc chúng tôi vội ra khỏi chùa Bồng Lai với nhiều con tim lo lắng: đi đâu?
                            ảnh minh họa tên đường từ chùa Bồng Lai đến Dồ Hội

Cách đấy hơn cây số là “Vồ Hội”, chúng tôi gắng lắm đến kịp lúc trời vừa nhá nhem tối. Tôi quan sát vùng đây không nhà, yêu cầu cái chòi tranh con con cho mình che sương cũng không có. Với một quả đá to cao, lổm chổm, bên trên có Trời Mây che đầu, gió bốn phương làm vách, đấy là căn nhà trọ lý tưởng của 10 chúng tôi đêm nay.
Được căn nhà rộng thoả tình, chúng tôi tuỳ thích lựa chỗ không bị nội qui ràng buộc. Trúc hành lý xuống cho cái vai thảnh thơi, quan sát tình hình để đêm về trông ra không bị hồi hợp nghi lầm… Chọn được chỗ, chúng tôi chia nhau làm chút công tác vệ sinh. Chắc ổn thôi! Có 2 tiểu nam nữ rất sợ cọp và heo rừng, nên khi chọn chỗ ngủ cô cậu nầy chen vào giữa hàng rào người, mặc kệ cái lưng than chết trên phiến đá tàn ong.
Sao thời tịnh toạ xong khoá tối, chúng tôi thao tác chân tay trong dãy sương mù bay bay. Phương đông trăng hồng ửng đẹp, chưa được hí cợt dưới trăng nhiều nhiều thì trên đầu trời có mưa rào, gió từ 5 non ồ ạc đến. Rét như cắt, mọi người co cụm lại, trùm cao su mà vài vị còn rung rẩy. Có lẽ để trấn an rét mướt xâm phạm, một nữ đọc giảng viên tâm đắc chỗ hay hay trong bài “ Bống Hồng”của Đức Thầy, cô cất giọng:
       “ Ngày nay vừa lúc trăng thu,
         Tiết trời ãm đạm mịt mù gió mây.
         Mưa phùng lác đác đượm bay,
                Canh tràng thơ thẩn thân Thầy bơ vơ”.
Cô là đọc giảng viên hãy còn rất trẻ thêm cái giọng lảnh lót duyên dáng của cô có thể làm cô trẻ đi 2 tuổi. Thường là thế, nhưng nay, giá như tôi không biết cô trước, chắc chắn tôi sẽ ngạc nhiên mà điều tra xem giọng đọc của một bà sồn sồn vừa rồi là ai vậy.

Đã giọng bị lạnh làm già sượng, không giải vây được cái lạnh tận xương, lại còn cắc cớ đánh mạnh vào hiện thực “ Tiết trời ãm đạm, mưa phùng lác đác” làm cho lạnh càng thêm lạnh. “Có nghe rét mướt luồn trong gió” Ông Xuân Diệu ạ! Hết còn chịu nỗi, một chú điệu kéo hở mép cao su, cũng nói bằng cái giọng cụ già, rung lếu lưỡi:
- Kể chuyện nghe Huynh Tư ơi!
Một người xướng nhiều người phụ hoạ, lại có cái giọng bắc hòa nam chen vào:
- Ừ phải đấy! chả có nhẽ đi núi chỉ để thưởng thức cái lạnh buốt người thế sao?
Người khác tiếp lời:
- Huynh lựa chuyện hấp dẫn chút nhé, để chúng tôi say sưa quên mất cái lạnh nghen huynh!
Bị yêu cầu vồn vập, Tôi đáp:
- Yêu sách quá ai mà đáp ứng nổi. Cần kể chuyện, có kể cho nghe giữa Trời đêm lạnh thế nầy là may. Hấp dẫn hay không đều do nhận thức của thính giả, quý vị cứ tự hấp dẫn lên chứ ai cho được!
- Nhưng chuyện cũng phải gay cấn lắm mới kích động nổi ý thức thính giả khi rét buốt đang làm chủ tình hình.
- Dĩ nhiên.

Kể xong câu chuyện, chẳng biết giá lạnh còn chờ đó hay đi đâu mà không nghe ai than thở. Có lẽ câu chuyện đã nhập tâm mà lạnh không ai ngó ngàng, thẩn thờ bỏ đi. Vài vị yêu cầu tôi viết thành tập để phổ biến cho lợi ích đông người, song tôi cố quên lời yêu cầu ấy và trãi Thiền Định lên đời sống cô đơn tận cùng tri thức mong phản diện nguyên tính Nhứt Như của mình… Đợi đến hôm nay 1984 tập sách ấy mới được dịp ra mắt bạn đọc với hình thức phát trong nội bộ.
Đã không là văn sĩ, thứ gai độc chướng mắt của những tâm hồn yêu mến văn chương chắc phải có trong đây. Mong được sự thông cảm của các văn nhân trọng đạo để cùng nhau thảnh thơi trong làng đạo, và đem đạo vào đời.

Tập “Kể Chuyện Trong Đêm Trăng” kết hợp có 3 phần. 1 Kể Chuyện Alibaba và bốn mươi tướng cướp , 2 triết lý câu chuyện vừa kể. 3 Chuyện “ Ngôi Nhà Hoang ”.
Về danh từ Phật Học tôi sử dụng chúng có phần nghèo nàn, kém cỏi. Thay vì triết lý về Phật Giáo, từ ngữ Phật Học nên được ung đúc kỹ lưỡng, hâm nóng sự thật hiện tình tâm lý để mà trãi rộng luận chứng ra theo sát vấn đề. Song vì câu chuyện, nguyên tác, chưa hẳng tác giả đã muốn làm giàu cho Phật Giáo. Chính vì “ định mệnh” của tôi mà chúng được đề cập trong tiến trình tu Phật, và do đó, không nên biến mất chúng quá nhiều vào sự đòi hỏi của mình.
Thành và kính dâng lên những con tim đi tìm bình an cho cuộc sống.
Thiên Quang Am  (Xuân Ất Mùi 2015 đưa lên Internet)

Lê Minh Triết.







                                  





Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015


KÍNH GỞI LỜI CÁM ƠN

Quý đọc giả trang blog haohaole thân mến!
Nhờ kiểm qua danh mục số lược đọc giả mà biết quý vị đã và đang theo đuổi bài viết trên blog haohaole. Cho haohaole bày tỏ lòng biết ơn quý vị. Với haohaole đọc giả là lời khuyến thiện, khuyến khích hữu hiệu nhất cho trang blog tồn tại với số lược xem đông. Tôi rất vui mừng được quý vi đón đọc và giới thiệu có nhiều bạn đọc ủng hộ. haohaole nguyện làm công tác truyền bá giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo trên internet, rất cần sự ủng hộ của bạn đọc cho haohaole có chỗ dựa tốt, an tâm mà phụng sự lý tưởng vì Phật Giáo Hòa Hảo, phải làm  công tác hoằng pháp lợi sinh.
Mong có sự quan tâm của chư huynh đệ “con một cha” trong ngôi nhà chung Phật Giáo Hòa Hảo, khuyến khích con, em, cháu, của mình siêng đọc, học về tôn giáo, giáo pháp và những bài viết có nội dung đạo đức.
Cám ơn trong ý nghĩa mừng xuân, chúc xuân tươi thắm. Trước thềm năm mới haohaole đang bắt nhịp cầu nối liền với giờ khắc Giao Thừa, là những phút của ngày mới, tháng mới, năm mới, xin gởi lời chúc phúc, chúc thọ, chúc may mắn đến chư đọc giả. Nguyện các đấng thiêng liêng ban bố phước lành cho quý vị.

Đêm giao thừa 2014 – 2015

HaoHaoLe

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

BỮA CANH CHUA ĐẶC BIỆT
(Tết xin vui chút nhé)

Còn hai hôm nữa là Tết. Nhà chưa sửa soạn Tết mà gặp Ông Đạo Ba kêu quyết liệt phải đến nhà Ông dùng tiệc. Tự thân Ông đến mời là điều vinh hạnh, vì xưa nay khách lại nhà thăm Ông, Ông còn chưa mời ai dùng cơm huống nay phát đi mời mình dùng tiệc. Đúng là chuyện lạ chưa từng có. Bận chuyện thì dẹp chuyện bận qua một bên chờ sau xử lý chứ không để mất cơ hội ăn bữa nhà Ông Đạo.
                                Ảnh minh họa nhà một đồng đạo.
Mời tiệc với món canh chua làm món chính cho bửa tiệc sao? Nghe hai tiếng đặc biệt tôi trực nhớ khoảng hai mươi lăm năm trước (thuở ấy dân ta nghèo lắm) hôm tôi đi thăm một đồng đạo quen thân mắc bệnh và đang nằm điều trị tại bệnh viện đa khoa An Giang. Tôi chủ ý đến sớm trước giờ hành chính để được thăm bệnh lâu hơn. Chúng tôi gởi xe đạp đằng xa lội nhanh chân, đi chút nữa là tới cửa bệnh viện  thì bên kia đường có câu hỏi chào lớn tiếng:
Anh tư đi đâu đây?
Nghe tiếng kêu anh tư là lòng nhạy cảm, dù không chắc có ai đó kêu mình ở cái nơi xa xứ nầy, nhưng nghe trùng thứ tôi quay nhìn tìm. Thấy một  người quen ban qua đường, chúng tôi chào nhau vui vẻ. Biết tôi quên trả lời, anh hỏi tôi lần nữa:
- Đi đâu đây?
- Thăm bệnh
- Đi cả thảy mấy vị?
- Bốn.
- Chừng ra tôi mời hết các vị lại nhà dùng bửa trưa. Nhà tôi anh biết mà?
- Dà biết.
- Nay tôi đãi món đặc biệt đó.
- Để hỏi quý anh em đi cùng
- sao? Quyết định cái đi!
Bốn chúng tôi nhìn nhau ngầm hỏi ý, một người lên tiếng: Trong quê lâu lâu mới được ra chợ tỉnh, có ai mời ăn no thì ở chơi suốt ngày cho đáng công đạp xe xa.
Khi được chúng tôi nhận lời, anh ta liền chào tạm biệt. Chúng tôi vào bệnh viện chia sẻ chút tình cho bệnh nhân gượng lên mà sớm mạnh, chừng khoảng hai mươi phút thì nhân viên cơ sở báo hết giờ thăm. Chúng tôi ra khỏi cổng, xem lại khoảng thời gian thì còn khá sớm mới tới tiệc cơm, nếu đến liền nhà người ta chắc phải ngồi chờ lâu sanh ngại cho mấy anh em đi chung. Thôi thì đi đâu đó cho bớt cái khoảng cách giờ giấc. Chúng tôi rủ nhau qua cầu Duy Tân xem xe người qua lại sướng con mắt lâu lâu rồi mới thả lai rai lại nhà mời dùng tiệc. Qua khỏi bệnh viện một chút là vào hẻm, đi thêm một chút nữa tới. Trong nhà chủ tiệc có ba người khách mời đến trước chúng tôi. Nhìn quá quen, gặp nhau tay bắt mặt mừng, chuyện qua chuyện lại chờ Ông chủ nhà đi chợ chưa về. Khoảng 10 phút sau Ông ta về tới với một xách máng trên my đông và một bao đồ bự nặng tổ mẹ trên chiếc ba ga xe đạp.
Để coi ăn tiệc đặc biệt là những món vì đây. Cái bao to trên chiếc ba ga hai người phụ nữ trẻ khiêng để ịt xuống, Ông bạn đi thăm bệnh chung với tôi chưa chi đã thắc mắc: Có bấy nhiêu người đâu mà mua chi nhiều thế. Chừng sổ cái bao ra, toàn là một đống xơ mít chín, Ông bạn dòm thấy lắc đầu. Một chút thôi là lũ ruồi kéo đến bu, có những con bự bự sớt đảo như những chiếc máy bay võ trang chiến đấu oanh kích mục tiêu. Lực lượng nhà bếp có ba người phụ nữ còn sức, dẻo dai ngồi lạn võ gai xơ mít làm rụp rụp trong nhà bếp ung khói. Khách ở trước cứ uống trà đàm đạo, có vị thuyết ngăn ngắn qua đề tài “Ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu”. Tôi tưởng như Ông chủ nhà “đặt hàng” sẵn nên mới có đề tài thuyết trình giống hệt: Đống xơ mít làm phù hợp với thuyết “Ăn cần ở kiệm” sao? Đến trưa lắm mới mời ăn thì bụng ai cũng sẵn đói và qua sự khéo tay của đội nhà bếp đã biến cái đống xơ mít chín thành món ăn không tệ. Hảo! Hảo!
                               Ảnh minh họa chư đồng đạo đang dung tiệc
Ông Đạo Ba ở tu trong cái chòi nhỏ sau vườn hè nhà người ta, Ông có tiếng là người ăn sống đơn giản, đạm bạc. Thường hay ít nói nhưng nếu nói về Phật Pháp thì rất là nghiêm, ai ngồi nghe cũng phải kính. Có lúc Ông cũng vài câu pha vui nhưng vẻ tự nhiên chứ không có ý trêu đùa khi tiếp chuyện với Ông không nhằm mục đích đạo pháp.
Ở Ông có một sự bí mật. Chả hiểu vì Ông không tiền hay vì lười biếng việc nấu ăn mà Ông ăn rất là khổ hạnh. Thường Ông có thói quen nấu chung một nồi hai thứ, cơm dưới rau trên, nước tương màu hay nước tương Bạc Liêu nữa là xong. Nước tương màu thì để nguyên chất còn Bạc Liêu phải tốn chút công pha muối với nước lả chấm chan vào mà quất, bửa nào cũng no nê.
Ông tu hành rất là khuôn phép, kỹ lưỡng. Được sự mến mộ của đồng đạo, nhà nhỏ mà khách cũng tới thường yêu cầu Ông nói đạo, dạy tu. Khách đến thì đến, chưa khi nào Ông mời khách ở lại dùng cơm, còn việc tín thí, ngoài cho nhang đèn, gạo muối, nước tương cho gì nữa Ông cũng không nhận.
Hôm có Ông Bà khách xa làng đến viếng, họ nghe đồn đến chỗ Ông Đạo Ba không được mời ăn cơm nên trước khi đến đây Ông Bà bỏ đầy bao tử rồi mới đi. Viếng ngay lúc Ông Đạo Ba dùng bửa. Ông chào hỏi rồi để khách tự nhiên lựa chỗ trên váng mà ngồi. Ông Bà thấy trong mâm cơm Ông Đạo Ba đang dùng chỉ một chén nước tương và hai trái chuối sống non còn cạnh, không lột võ, không sắt mỏng ra vừa miếng, chấm nước tương cắn ăn luôn võ. Bà khách hôm đó chờm đứng dậy chụp trái chuối sống trên mâm ăn của Ông đạo định đem đi lột võ giùm thì Ông Đạo cản tay lại và nói:
- Thuốc không đó. Đừng đem đi bỏ uổng
- Tôi lột võ giùm.
- Võ chính là thuốc hay đấy.
- Thuốc trị bệnh gì thưa Huynh Ba?
Biết phải giải thích lâu, Ông Đạo để đủa chén xuống, đáp:
Một là trị bệnh đói, lúc đói mà ăn được vào cảm nhận sẽ hết đói ngay. Hôm sáng nọ tôi đi trong xóm bị mời một ly trà không thể từ chối, chút về nhà thì cái bụng nó xót ruột. Chịu không nổi tôi ra hái hai trái chuối đưa vào một chút là tài tình, mất tiêu xót ruột. Hai là trị bệnh đau bao tử_ Ông đưa trái chuối lên giải thích_ nhờ chất mủ nầy vô trét dầy bao tử, chỗ nào mà trước giờ có bị lổ đém mủ sẽ tự động dán bít ngay, hết đau. Xưa nay nhờ ăn vậy mà quý vị thấy tôi mạnh cùi cụi đây nè.
Nói xong Ông cầm đủa chén lên ăn tiếp bửa cơm. Ông Bà khách có lẽ lần đầu được nghe chuyện lạ khoái, nhìn nhau mỉm cười.
Đến nơi tôi mới biết không phải chỉ mình tôi mà tổng cộng có gần chục người khách. Trong số khách đến cũng có vài phụ nữ nhưng Ông tuyệt đối không cho vào bếp tiếp, chuyện gì cũng để Ông và đứa cháu trai Ông là đủ. Ông khuyên rằng quý Huynh Đệ hãy ở trước mà đàm đạo với nhau, tìm mấu chốt bật sáng cái tâm lên, nếu tu mà  cái tâm tối lâu không hay.
Chúng tôi không để ai thuyết đề tài nào, chỉ là Hội Thảo xây quanh tình hình tôn giáo qua các Hội Nhóm hay những Tổ Chức Độc Lập ngoài Ban Trị Sự quốc doanh. Xem có tiêu hướng nào khởi sắc. Nhóm hay tổ chức nào hoạt động phù hợp yêu cầu cho sự phát triển tầm vóc PGHH. Chương trình gì cho năm tới trong khi dòng chảy văn minh khoa học ồ ạc sang nước ta, vào đạo, vào ngay bản thân ta và đồng đạo ta nữa. Dòng chảy khoa học thực tế và luôn đổi mới, dẩu có ăn ở theo xưa thì có cái ta cũng cần nên đổi mới, nhưng tâm phải cho chắc ăn là đừng để dời đổi sự tu hành. Cái tâm bị dời đổi theo ngoại cảnh không phải là điều mà các người tu cần có, bởi trong hiện diện của sự thay đổi tâm và cảnh là không tu được gì. Đổi mới hình tướng, hoàn cảnh, là cách của vọng tâm, chơn tâm không bị động, nhưng vọng tâm luôn hoạt động sự che khuất thì chân tâm cũng không thể bật ánh sáng ra bên ngoài.
Hai chú cháu Ông Đạo Ba dọn sẵn ra mời khách dùng. Trên mâm ăn có nhiều món: Đậu đủa xào, Tàu hủ kho, nước tương, xoài sống, rau sống… mời khách chung dùng. Ông Đạo Ba ngồi ăn ai hỏi mới nói. Khách có người dùng hết một chén cơm mà coi lại trong mâm thì không có món canh chua đặc biệt như trong thực đơn Ông đạo ba mời. Hỏi lại Ông ấy về việc thiếu món canh chua đặc biệt thì Ông Ấy nói quên và Ông đứng nhanh đi lấy. Lạ thật, có canh chua canh ngọt vì đâu, Ông bưng ra cho mỗi người một ly ngước mát rồi về ngồi chỗ củ cầm chén đủa ăn tiếp. Nhìn Ông Đạo tôi hỏi:
Còn nồi canh chua Đặc Biệt đâu?

Ông đặt đủa xuống váng đưa tay chỉ: ăn món xoài sống nầy vô, ăn nhiều nhiều rau không thì quá chua đấy, ly nước đây uống vào thì trong bụng ta thành món canh chua ngay.
Cả chục người ngồi ăn phải chịu bó tay với Đạo Ba về mẩu mả Nồi Canh Chua Đặc Biệt của Ông.

18/2/2015


Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

HỘI MÁI ẤM TÌNH THƯƠNG MỞ TIỆC TẤT NIÊN

                                      Hội đang hoạt động tạo sườn nhà


“Hội Mái Ấm Tình Thương” là có thật nhưng những người thiện nguyện viên không cho khoe công, xin miễn nói ở đâu. Một tổ chức Từ Thiện của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH). Là một trong nhiều tổ chức cấp địa phương cất nhà phát thí cho người nghèo. Xưa Ông, Cha, các hàng Huynh Trưởng trong ngành Từ Thiện PGHH cất nhà làm phước trước cất bằng Tre, sau nầy dân gian ít trồng Tre mà vườn thì còn rất nhiều cây tạp như cây Gáo vàng, Trâm Bầu, Me Nước, tới Bạch Đàn. Việt nam lúc còn chiến tranh, bãi chiến trường xưa thường xảy ra ở vùng lâm địa, rừng tràm. Giờ những vùng lâm địa được khai hoang lập ấp, cất nhà ở hay làm ruộng, trồng trọt hoa màu, vì thế mà cây tạp thu dần. Dân số quốc gia tăng nhanh cho dù nhà nước phát lệnh “Kế hoạch sanh đẻ” chỉ số khuyến khích là hai con, ấy mà lượng số vẫn cứ lên vùn vụt. Đất chật người đông, những khu vườn tạp, rừng tràm, dãy bạch Đàn dần dần bị mức tăng dân số phá tan.
Dân số tăng, đất đai chẳng những không tăng theo mà còn giựt giảm bởi sự hiện diện của những khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu dân cư, tuyến dân cư. Những quốc gia tiên tiến tổ chức kinh tế hay, phát triển đồng bộ qua các ngành nghề, nhân dân có mức thu nhập cao, phát sinh những khu đô thị mới là nhu cầu cần thiết. Việt nam là quốc gia nhược tiểu, tỷ lệ nghèo rất cao, khu đô thị mới không xứng với dân nghèo bằng hội từ thiện cất thí nhà cho họ.
Hội từ thiện cất nhà không đủ đáp ứng yêu cầu, giờ mà kiếm cây tạp cất cho cái nhà thì không phải dễ. Có những đám Bạch Đàn nằm xa trong đồng ruộng, nơi chưa thấy một hộ dân cư, đường xá đâu cho hội đem xe tải chỡ về. Trên không có đường xe mà kênh rạch thường hay cạn nước, gan làm từ thiện, mua đem đám Bạch Đàn về nhà, công sức thiên nan vạn nan. Nghĩ đến điều đó hội Mái Ấm Tình Thương nói trên mở một lộ trình mới, cất nhà từ thiện cho bà con nghèo, không dùng gổ tạp làm cột, kèo, vách vừng nhà như trước nữa, thay vào đó là cột đổ bê tông, xây tường, đòn tay kẻm, lợp thiết.
Tính ra cột Tre là ba năm đứt chưn, cột Gáo, vang Tây, bạch Đàn, Me nước…lâu hơn cho bằng hai bằng ba cũng không đủ so sánh với tuổi thọ của bộ cột bê tông. Đó là nói việc chôn chân dưới đất, phía trên kèo, vách, đòn tay,… đối với cây tạp thì những con Mối, Mọt, Bù Xè rất là thích gậm nhấm, chịu đựng không lâu thì rả bèn. Tiền làm chưa dư ra thì hư nhà. Tưởng nhờ nhà thí một lần thôi thì khá lên, sau nầy nhà có hư có tiền rồi mình tự sắm. Ai dè mầng chưa kịp khá thì Bù Xè, Mọt, Mối ăn sập, phải xin nhà từ thiện nữa. Kinh phí ở đâu mà cất mới rồi lại cất cũ? Trong khi các hội viên đổ công sức vất vả từ chốn đồng sâu kinh cùng nước cạn lòi về. Hội mái ấm tình thương với lộ trình mới chỉ cần một cuốc điện thoại thì cửa hàng vật tư xây dựng sẽ chỡ tới ngay, các hội viên cứ mặc sức sung công.
                              Chủ nhà xin vài lời phát biểu trước khi nhập tiệc

Thời gian qua mau, còn vài hôm nữa là hết năm Giáp Ngọ 2014 qua Ất Mùi 2015 hội mái ấm tình thương nói trên tổ chức một bửa tiệc tất niên mừng suốt một năm qua hội hoạt động tốt, mang đến rất nhiều, hàng trăm mái ấm cho bà con nghèo. Trong khi còn chờ nhập tiệc, chư đồng đạo đưa chương trình hoạt động của hội vào sang năm ra bàn. Sau khi bàn xét, biểu quyết theo tính dân chủ “đa số tán thành” hội chấp nhận có hai tiêu hướng đề ra, 1 yêu cầu vận động nhiều hơn nữa sức đóng góp của bà con hảo tâm, những mạnh thường quân. Có thêm kinh phí, hội xét duyệt không quá khó đối với những hộ nghèo rất cần sự giúp đỡ. 2 Khuyến khích có thêm hội viên mới và cảm tình viên tiếp sức cho hội hoạt động tốt hơn trong năm tới.
Bàn kế hoạch cho sang năm xong hội trở về với tình đồng đạo, nhắc nhở nhau việc làm từ thiện phải khắn khít giữa hội viên và hội viên giữa hội viên và bà con nghèo cần sự giúp đỡ, một đồng đạo nói:
Hội chúng ta làm từ thiện theo phương châm PGHH, khắc ghi lời châu ngọc của Đức Thầy:
“Khùng cả tiếng kêu dân ơi hỡi
Hãy giúp cho kẻ khó mới nhằm.
Đến loạn ly khổ hạnh khỏi lâm,
Còn hơn đúc chuông đồng Phật bự”.
Và câu:
“Giúp người đói khó nhu mì,
Dạy nó tu trì Niệm Phật làm ngay”.
Những căn hộ nhà dột cột xiêu, chúng ta cho một mái ấm tình thương hết xiêu hết dột, bà con mừng mà ta cũng mừng. Khoa học tin rằng giàu hay nghèo của con người là do ở con người siêng năng hay lười biếng, dùng sức lao động của một người hay phải dùng trí khiến cho có nhiều người. Chúng ta cũng đồng ý tính khoa học nói trên, nhưng hơn họ là ta tin có nhân quả. Điều đã xảy ra trước mắt, trong số những nhà khoa học chỉ tin vào bàn tay khối óc của mình, tiến tới mục tiêu bất kể tội phước, có kẻ thành công người thất bại. Các nhà kinh doanh theo hướng khoa học không tin nhân quả thì các Ông ấy cũng có kẻ thắng người thua, họ bảo chết là xong.
Chúng ta học đạo, sự hiểu biết mà ta học ở đạo Phật không phải chết là xong. Tính nhân quả luôn luôn tồn tại trong mỗi nhân sinh, do người ta làm ác hay làm thiện thì sẽ có ra cái kết quả của việc mình làm. Người kiếp trước làm ác và nợ nầng, kiếp nầy định luật đặt họ vào hoàn cảnh nghèo thiếu bao vây là cho hưởng  quả của cái giống trước kia họ gieo. Vậy cho nhà ở ta cũng nên khuyên bà con mình từ rày đừng gieo trồng giống ác mà kiếm tiền, làm ăn lương thiện và gắng công sức tu nhân tích đức tương lai sẽ được đổi đời.
Ngay trong lúc mời mọi người nhập tiệc, Ông Bà chủ nhà đãi dáng vẻ hân hoan nói: chúc mừng Hội Mái Ấm Tình Thương trong suốt năm qua hoạt động tốt, chúc mừng chư đồng đạo có biểu hiện thái độ “Con Một Cha”cùng chung sự nghiệp từ thiện cất nhà thí cho bà con nghèo và chúc mừng sự hiện diện của chúng ta nói lên tấm lòng ưu sư ái đạo đối với Đức Thầy và PGHH:
“Trau thân phận rạng danh hiếu để,
Thỏa dạ Thầy nơi chốn mây rồng.
Đừng chia lìa Bắc Tổ Nam Tông,
Chỉ biết giống Lạc-Hồng thượng cổ”.
Buổi tiệc tất niên của “Hội Mái Ấm Tình Thương” ăn mừng hoàn thành công tác từ thiện trong suốt năm qua 2014 và bàn hướng đi cho năm tới 2015, được kết thúc vào lúc 12 giờ trưa ngày 15 tháng 2 dương lịch nhằm 27 tháng chạp năm Giáp Ngọ.

16/2/2015

Lê Minh Triết