Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018


KHÁNH THÀNH CÂY CẦU TÌNH THƯƠNG

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chào quý đồng đạo, bà con hiện diện.
Kính thưa quý vị! hôm nay ngày 21 tháng 8 năm Mậu Tuất nhằm 30 tháng 9- 2018, chúng ta hẹn nhau đến đây dùng tiệc chúc mừng cây cầu “Tình Thương” của mình được hoàn hảo như mong muốn. Sau hơn ba tháng miệt mài làm việc thí công vất vả của đội cất cầu từ thiện, hậu cần, và các vị vận động kinh phí, đem đến một kết cuộc tốt là đã xây cất xong cây cầu, chọn ngày nay khánh thành để cùng vui việc thiện đã làm và chúc nhau việc thiện sắp tới vì Đức Thầy nhắc nhở “Chẳng làm phước thiện họa e đến mình”. Phước thiện có khả năng đẩy lùi tai họa, những khi làm phước không thấy phước đến mà họa lại đeo, cảm thấy buồn, người ta nhợt nhạt lòng tin Trời Phật. Đức Thầy xác định rõ, không có cái kiểu làm phước mà gặp họa đâu! ấy chẳng qua điều thiện mới làm, phước chưa tới kịp, mà mình lại quá hấp tấp vội vàng bỏ cuộc, không phải đã quá uổng sao?, Đức Thầy có câu:
“Trồng cây lành vị quả thơm tho
Tuy không thấy mà sau chẳng mất”.

Có được cây cầu mang tên TÌNH THƯƠNG nầy, nhờ vào sự đóng góp của tất cả đồng đạo bà con đây nhưng xin kể điển hình, kết hợp bởi bốn thành phần quan trọng như sau:
Thành phần thứ nhứt: Chị ba chủ nhà đây và các em cháu trong gia quyến đại phát tâm, cho nền đất cất cầu, viết đơn xin chánh quyền địa phương ký nhận bà con cùng nhau làm công tác từ thiện xây cất cầu ngang kênh để tình làng nghĩa xóm tới lui thăm viếng dễ dàng, nhất là các em cháu học sinh đến trường không bị hồi hợp như đi trên chiếc cầu gổ cũ kỷ hư mục trước kia. Thủ tục hành chánh lo xong, để chuẩn bị khởi công, cả nhà đây còn giúp đở chỗ ăn, ở, để các anh em đội cất cầu từ thiện ăn ngon ngủ yên, có sức khõe tốt, làm thiện sự dẻo dai, rút ngắn thời gian hoàn thành trách nhiệm của những người thợ. Bên cạnh đó, trai tráng trong làng cũng đến góp sức, chung tay làm công quả. Bà con địa phương nghe đồn những người từ xa đến làm công quả đều là thợ thầy có tay nghề lâu năm; ái mộ quá, lòng dâng lên niềm cảm kính nên thỉnh thoản hay mang lương thực, thực phẩm lại giúp phía hậu cầu, bồi bổ món ăn cho đội cất cầu từ thiện có sức chịu đựng khi ngoài trời phong vũ bất kỳ, làm việc quá giờ, quá buổi. Xin quý vị tán dương cho bà con địa phương một tràng pháo tay.

Thành phần thứ nhì: Nhờ vào tấm lòng rộng mở hồ bao của đồng đạo bà con hai tỉnh An Giang và Kiên Giang giúp tiền cất cầu, các vị quyên góp tài chính không gặp khó khăn nhiều, nhưng hơi bở ngở vì phải quyên đi quyên lại bởi những phát sinh trong xây dựng. Thưa quý vị, khởi nguyên cất cây cầu nầy, chúng tôi đến tận hiện trường, đo chiều dài 45 mét, định cho bề ngang một mét rưởi thôi, nhưng sau đó đồng đạo bà con góp ý rằng: cầu một mét rưởi ngang dành cho người đi bộ thôi thì rất là thoải mái, nhưng nếu đi xe hai bánh ngược chiều chen nhau trên cầu, e xảy ra điều không tốt nên đề nghị cho chiếc cầu của mình chiều ngang hai mét. Tôi đồng ý xây cầu hai mét ngang, nhưng hôm lễ động thổ, một người trong đội cất cầu ý kiến với tôi: Chú tư ơi, Phật Giáo Hòa Hảo mình đã đi làm từ thiện tới vùng xa đây rồi, rán thêm một chút, cháu xin chú tư cho cất ngang hai mét rưởi nha!
Nghĩ cất lớn cây cầu ra thì phải thêm tiền mà trông lại cái trớn vận động cũng đà đuối hơi. Tôi vừa nghe là sợ quýnh lên, muốn khoác tay kêu đừng nhưng kịp ngẩm lại câu chú em trong đội cất cầu từ thiện vừa thốt, nó ấm áp quá đi: Chú tư ơi, Phật Giáo Hòa Hảo mình đã đi làm từ thiện tới vùng xa đây rồi. Ý nói, người tín đồ PGHH đã đem tình thương tới quạnh hiu thì sẵn đà đây mà vun đắp. Nghe thiệt là sướng lổ tai nên tôi chấp nhận ý kiến, nông rộng cây cầu ra nửa thước thành hai thước rưởi.
Nghe sướng lổ tai thì phải đi quyên tiền nhiều chỗ nhiều nhà. Đúng vậy, có nhà chúng tôi đến quyên hai lần, thiệt là mắc cỡ cái mặt mà cũng phải rán. Xin ủng hộ các mạnh thường quân một tràng pháo tay cho nồng nhiệt hội trường.
Thành phần thứ ba: Đội cất cầu từ thiện đây, hầu hết là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trường chay tu hành, có tay nghề, từ tỉnh An Giang đến làm việc thí công, quý vị rất có thiện chí trong công tác vì xã hội lành mạnh, giúp đời. Kìa, hãy nhìn cây cầu TÌNH THƯƠNG của chúng ta sẽ chứng minh được điều tôi nói: thân vóc to khõe mà nhìn hết sức là ngộ nghĩnh, duyên dáng, dễ thương! Có lẽ trong thâm tâm các thành viên của đội cất cầu từ thiện đều chung một tấm lòng nhân hậu, nhận thức giống nhau về việc làm xã hội từ thiện: tới đây thì phải làm cho ra vẻ, chắc chắn, khéo và đẹp đẽ. Một sản phẩm được ấp ủ trong lòng từ lâu, sanh ra thì phải tuyệt vời thôi. Tín đồ đã đi làm công quả phải cố làm cho công viên quả mãn, xin quý vị tán dương đội cất cầu từ thiện một tràng pháo tay.

Thành phần thứ tư: Trong việc nấu ăn cho đội cất cầu từ thiện và khách đến tham quan công trình, chi phí nằm ngoài doanh thu quyên góp tiền cất cầu, do hảo tâm của bà con kẻ xã người gần, nhứt là bà con địa phương tiếp tế, nên số tiền quyên được để cất cầu hoàn toàn đi đúng mục tiêu. Xin tán dương quý bà con cung cấp lương thực, thực phẩm ủng hộ hậu cần một tràng pháo tay.
Sau cùng tôi xin báo cáo tài chính cho cây cầu TÌNH THƯƠNG của chúng ta là: 499.300.000 (bốn trăm chín mươi chín triệu ba trăm ngàn đồng) chỉ còn không đầy một triệu nữa là năm trăm triệu. Cây cầu lực lượng như vậy mà chỉ tốn có chừng ấy tiền sao? Nói ra là phải kể công lao của đồng đạo Kha cũng như toàn đội cất cầu từ thiện. Như quý vị biết, nếu cây cầu qua tay thầu thợ thì họ chiết tính tiền công thợ có thể gần tương đương với tiền mua vật tư xây dựng, còn nữa, phần nhiều các cửa hàng vật tư xây dựng bán non bán thiếu nhiều mà lại giá cao, đồng đạo Kha lãnh mua các thứ cần dùng cho xây dựng đều lấy ở đầu nguồn, giá rẻ mà đong đủ, chi phí không cao là phải thôi. Bởi có sự hợp tác đồng bộ chặc chẽ nên chúng tôi quyết tâm vận động tiền cho đủ trước khi ăn lễ khánh thành cây cầu TÌNH THƯƠNG, sau khánh thành chẳng để lại nợ nầng, nên không nhận tiền của mạnh thường quân nào cho cây cầu nầy nữa. Quyết tâm của chúng tôi nay thành hiện thật.
Riêng đối với sự vất vả, nhọc nhằn của các huynh đệ trong đội cất cầu từ thiện, đáng lẽ người tổ chức quyên góp cất cầu phải tặng giải khuyến khích làm ấm lòng những dũng sĩ xa nhà phụng sự xã hội, (dù tôi biết thâm tâm của các vị đi làm từ thiện không muốn thụ hưởng riêng tư) nhưng chúng tôi rất tiếc là không có khoảng tiền nào, đành phải dùng lời cảm tạ suôn thôi. Rất mong có sự thông cảm của quý vị.
Xin cám ơn quý vị nghe tôi phát biểu trình tự về cây cầu TÌNH THƯƠNG  của chúng ta. Kính chúc quý vị vui tươi, khõe mạnh và hạnh phúc. Xin gởi lời chào thân mến.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
01/10/2018

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018


ĐỨC PHẬT THẦY VÀ CHÙA XẺO MÔN
không khí lễ tưng bừng, bà con đang nghe đọc viễn văn khai mạc.

Lễ viên tịch Đức Phật Thầy Tây An ngày 12 tháng 8 năm 2018 nầy, tôi đến tham dự ở chùa Tòng Sơn căn gốc, thuộc tỉnh Đồng Tháp, dù là tỉnh Đồng Tháp nhưng địa phương nầy gần giáp ranh huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Xưa lúc còn là Ông già cô đơn Đoàn Minh Huyên, Đức Phật Thầy có đến trị bệnh, dạy tu cho bá tánh nhiều điểm trong quận huyện Chợ Mới như làng rạch Trà Bư, làng Xẻo Môn, làng Long Kiến… Theo những tài liệu có giá trị về lịch sử, cụ Đoàn Minh Huyên là một người rất xa lạ đối với dân làng Tòng Sơn, vào mùa mưa năm 1849, trong làng có một cây Da trốc gốc ngả xuống dòng kênh, cành cây làm chận bít sự lưu thông xuồng ghe qua lại, người ta huy động trai tráng trong làng kéo cây Da lên khỏi dòng nước nhưng gần suốt ngày trời vất vả mà cây Da vẫn nằm yên tại chỗ thì cụ già Đoàn Minh Huyên xuất hiện, cùng vời dân làng, đem cây Da lên khỏi dòng nước một cách nhẹ nhàng. Từ đó ông già xa lạ nầy được dân chúng kính phục, cho về làm trụ trì đình Tòng Sơn.
Ở đình Tòng Sơn không lâu, vì sứ mạng độ đời không thể ở yên một chỗ, Cụ Đoàn Minh Huyên phải đi khỏi làng Tòng Sơn. Thật ra, theo suy nghĩ của tôi, việc ông già cô đơn xa lạ nầy, chiêu khai lý lịch trước khi rời khỏi đình chỉ là cái cớ, bởi qua thời gian ngụ nhờ trong đình, bá tánh coi Ngài một người cô độc, nghèo khổ đáng thương, mà thật sự, ở đó, dường như chưa có cơ duyên độ bệnh, dạy tu cho người đời để họ biết Ngài là ai.
lúc nầy bà con đang nghe phát biểu về sự nghiệp của Đức Phật Thầy Tây An,
khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương

Rời khỏi đình Tòng Sơn, Ngài đến rạch Trà Bư, trong lúc dân làng bệnh dịch nổi lên dữ dội. Cơ duyên đã đến Ngài ra tay độ bệnh, qua thời gian ban ân bố đức, dạy tu nơi vùng Trà Bư không bao lâu thì dân ở làng Tòng Sơn cũng phát lên bệnh dịch ghê gớm. Nghe tin ông già cô độc đến rạch Trà Bư phát trổ tài trị bệnh, linh ứng như Phật Tiên giáng thế cứu đời, họ cho người đến mời ông già ấy trở lại làng mình cứu bệnh. Bây giờ thì ông già đã không còn cô độc nữa nhưng ông từ chối lời mời, không phải do hiềm khích chuyện chiêu khai lý lịch mà vì, ở đây, có rất đông bà con đến chờ ông cứu bệnh, đương cuộc không thể bỏ đi được. Tuy không trở về đình làng Tòng Sơn mà việc trị bệnh thì ông có cách và cách ấy dẫn đến kết quả tốt: Ông chỉ chỗ cho sứ giả đến mời ông biết rằng: trên ngôi thờ đình thần làng Tòng Sơn có cái mo nang, trong có giấy vàng, vải và cán cờ, dùng đó mà trị bệnh. Sứ giả về báo lại ban hội tề đình, trước thực trạng mắt thấy tai nghe ông già cô đơn trị bệnh, trị đâu hết đó, bà con trong làng làm theo lời chỉ. Linh diệu thay! Mới đầu bệnh nhân đến trước còn dùng được giấy vàng, người đến sau hết thuốc, người ta nghĩ bụng: Ông già ấy là đấng linh thiêng hạ phàm độ chúng, cái vì của ông ta chắc đều có sự linh thiêng như nhau, là  linh đơn Tiên dược. Nghĩ vậy nên người ta không ngại xé chút vải cờ làm thuốc rồi cũng được hết bệnh, sau nữa người ta vạt đến cán cờ ngâm lấy nước mà dùng thì cán cờ cũng là linh dược hiệu quả như nhau. Mầu nhiệm thay dân làng đã được khỏi cơn dịch bệnh chết người.
Phật Thầy trị bệnh, khuyên tu, lần lần đến làng Xẻo Môn. Thời điểm đó phần nhiều là bệnh thổ tả, giống bệnh khá lây nhiễm người sang người, nhất đối những thân nhân gần gủi, nếu không được Thầy hay dược giỏi cứu trị kiệp thời, dập tắt con bệnh lây nhiễm, lo mà vác xác đi chôn. Phật Thầy trị bệnh không cần xem mạch kê đơn lâu lắc, bệnh chi cũng dùng một thứ nước lả giấy vàng, với bàn tay của bậc siêu nhơn sáng tâm đầy đức, biến nước lả giấy vàng thành linh dược như Giảng xưa đã mô tả:

” Dầm trời thiên hạ như mưa,
Ban mai tới tối phát chưa rồi bùa.
Người đi tới trước vô chùa,
Mấy người tới trễ lạy dùa ngoài sân.”
cầu rạch Trà Bư, cách mộ Phật Mẫu khoảng non cây cây số

Diễn tả cảnh bệnh nhân đến nhờ Phật Thầy trị bệnh, số lượng ngoài sức tưởng tượng, từ sángs sớm tới tối phát bùa trị bệnh cũng chưa tróng chỗ cho người đến sau vào, họ phải ở ngoài sân lạy dùa vào, cầu Phật Thầy ban ơn đức.
Công cuộc trị bệnh và dạy đạo được nhơn dân kính mến, nhiều người phát tâm tu niệm. Theo sách “Thất Sơn Mầu Nhiệm” tác giả nói rằng Phật Thầy Tây An có thu nhận nhiều đệ tử. Đã đông người quy Phật tu hành, phải lập nên cơ sở tôn giáo để có chỗ cho bà con đến cầu phước, nương bống từ bi. Sau nầy làng xẻo môn có thành lập ngôi chùa, lấy tên làng làm tên chùa như làng Tòng Sơn có tên “Chùa Tòng Sơn” vậy.
Những năm gần đây tôi nghe nhiều người nói về xuất xứ của ngôi chùa Xẻo Môn là do lời tiên tri của Đức Phật Thầy khi Ngài đến làng nầy trị bệnh cho bà con. Chỉ nghe chuyền miệng thôi chứ thư tịch thì không thấy. Lắm lần tôi tìm hỏi xem có quyển Sấm Cơ hay sách nào nói về chuyện trên để dựa vào bút tích cho có cơ sở vững chắc. Năm trước, 24-4-2017 tôi đến chùa Xẻo Môn may mắn gặp được ông Nguyễn Hửu Hạnh, thầy giáo về hưu, cũng là khách đến viếng chùa cùng lúc. Nhà chùa cho biết ông Hạnh là cháu nhiều đời của ông bà chủ đất cất chùa Xẻo Môn. Tôi định dẫn xe ra về mà nghe giới thiệu vị khách nầy, lòng mừng như tìm được của quí, nghĩ hôm nay mình sẽ biết thêm những điều mình thiết tha mong muốn. Tôi đặt ra câu hỏi về sự liên quan đất đai và chùa Xẻo Môn, ông Hạnh kể câu chuyện như sau:
Ông của tôi, nếu tính theo gia phả, tôi là cháu 5 đời. Ông tôi tên Nguyễn văn Trường, làm quan có ấn sắc của vua ban, triều đình cấp cho ông 300 công (ba trăm công đất), ông tôi có năm người con, ba trăm công chia đều cho năm người, mỗi người 60 công. Trong năm người con có một cô con gái tên là Nguyễn thị Tư, Ông rể là Trần văn Đạo, hai ông bà nhận đất và theo đất cất nhà để dễ dàng canh tác. Ông bà không có sanh con nối dõi. Lúc Đức Phật Thầy đến làng Xẻo Môn trị bệnh cho dân chúng, ông bà tôi có nghe đồn đãi nhiều về Phật giáng trần, trị bệnh ai hết nấy, lòng kính mộ, thích ý nhưng chưa tới lúc, khiến bận việc mãi không đến bái kính Ngài. Một sáng sớm hôm nọ Phật Thầy có đến chỗ đất của bà tôi, với thân vóc một ông già bình thường, Phật Thầy đi từ mũi nhọn của hai nhánh kênh (giờ đã liếp một nhánh), chỗ đó còn hoang lâm, cỏ nằm sấp lớp, Phật Thầy tay cầm cây như đi gậy, có lúc lấy cây gậy vẹt cỏ mà đi và cắm gậy xuống đất mà nói rằng: Sau nầy có cất ở đây ngôi chùa. Ngay sáng hôm đó ông rể tôi thấy vậy, có ra chào kính và mời Phật Thầy vào nhà uống trà sáng, nhưng Phật Thầy từ chối vì còn phải về điều trị bệnh cho dân làng.
Xưa ông bà chúng tôi cất chòi nhỏ lo tu, vì không có con nối dõi chết rồi là hết. Thời gian không biết bao lâu, cho đến năm 1962 thì tại nơi đất của ông bà, chỗ Đức Phật Thầy cắm cây nói trên, đã khởi công dựng lên ngôi chùa, năm 1963 hoàn tất khánh thành đề tên “Chùa Xẻo Môn” mà người chủ động việc xây cất là ông Nguyễn văn Vịnh, phụ thân tôi, cháu 4 đời của Bà Nguyễn thị Tư.
Chùa hằng năm có hai lễ cúng giỗ:  Bà Nguyễn thị Tư ngày 20 tháng 2: Ông  rể Trần văn Đạo ngày 20 tháng 11.
22/9/2018

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018


CỨU TRỢ LÀNG MÙ SÓC TRĂNG

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin kính chào tất cả bà con đến nhận quà hôm nay
Kính thưa sư bà trụ trì tịnh xá Ngọc Châu Như, quý sư cô và các Phật tử công quả trong chốn tòng lâm nhiều phước đức nầy. Chúng tôi đoàn từ thiện Phật Giáo Hòa Hảo đến từ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang xin bày tỏ lòng biết ơn vì quý vị, tạo cầu nối cho chúng tôi có dịp gặp gở đồng bào mình nơi xứ lạ. Đã giúp chỗ còn đi thông báo các hộ nghèo thiếu đến, đồng thời giúp chúng tôi về phương diện tổ chức cuộc phát quà chu đáo. Cám sơn sự nhiệt tình của quý vị. Kính thưa bà con cô bác, hôm nay mùng 7 tháng 8 năm Mậu Tuất 2018, xin phép sư bà và quý sư cô cho chúng tôi gặp gở quý bà con nghèo khổ, tật nguyền để san sớt cho quý vị nầy một ít quà bằng cả tấm lòng của chúng tôi nữa. Việt Nam ta có câu thành ngữ nghe quen tai, hết sức dễ thương “Một nắm khi đói bằng một gói khi no.” Chúng tôi nguyện nắm quà tình thương nầy được Đức Phật chứng giám và hộ độ cho quý bà con có nhiều sự giúp đở khác no lòng hoài hoài. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho quý vị sớm dứt quả căn sống đời hạnh phúc. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật.

Tôi vừa phát biểu xong sư cô hướng dẫn chương trình kêu cho vào cuộc phát quà. Trong căn nhà nối dài ra phía sau xa, những bà con bất hạnh nghèo khổ, tật nguyền, đến đã lâu, ngồi trên những chiếc ghế chen khít đồng thanh đồng điệu niệm Nam Mô A Di Đà Phật vang to liên tục thì một đội thiện nguyện giúp việc hồ hởi, mỗi vị đẩy một chiếc xe sắt, mỗi xe chở một người mù yếu đuối hay bại xụi đến chỗ phát quà, thì ở trong những chiếc ghế ngồi chen khít kia, thiện nguyện viên lại dìu đở bốn người bất hạnh nữa ra đi chung chuyến nhận quà với người ngồi trên xe, hợp lại thành 5 người lãnh một lược 5 suất quà, ví dụ mỗi suất quà là một bịt gạo 10 ký, một thùng mỳ gói và những thứ khác… thì trên xe đẩy phải chở 5 bịt gạo, 5 thùng mỳ… còn tiền thì nhận cuối, các thành viên trong đoàn cứu trợ phát tận tay từng người một cho đến 5 người. Xong thì chiếc xe ấy, thiện nguyện viên chở hết những hàng cứu trợ của họ nhận, đẩy ra ngoài cổng tịnh xá Ngọc Châu Như, người nào có thân nhân chờ rước thì giao tới tay, không thì kêu xe ôm cho họ về nhà. Chiếc xe nầy vừa đẩy đi thì chiếc xe khác đẩy lại, tiếng niệm Phật cũng vang vang, liên tục cho đến khi hết quà, người bất hạnh không còn ai nữa.

Công cuộc phát chẩn có thứ tự, ngăn nắp hữu duyên, đáng làm kiểu mẫu lý tưởng cho những nơi phát quà cứu trợ bà con nghèo chưa được ổn định nề nếp.
Một điều đáng trân trọng hơn là quý sư cô trong tịnh xá Ngọc Châu Như dựa vào thiện nguyện của các mạnh thường quân mang quà đến cứu trợ, đã tổ chức cải thiện đời sống vật chất cho người bất hạnh bằng sự quan tâm hàng cứu tế của bao tấm lòng bác ái các nơi, quý sư cô còn ra sức phấn đấu cải thiện tinh thần cho bà con bất hạnh bằng khuyên họ niệm tưởng Đức Phật A Di Đà, chính là lúc cần phải tu tâm dưỡng tánh trút bỏ nghiệp xưa hành nghiệp nay, đổi ác thành thiện để từ giờ trở đi tự mở rộng con đường cho chính mình đi trong lòng Phật Giáo. Đạo Phật có thuyết nhân quả, nhân là gieo giống, quả là nhận kết quả của hạt giống mình gieo, gieo nhân lành hưởng quả lành bằng làm ác phải chịu tội ác. Đức Thầy có câu:
“Tích thiện thì thường có phước dư,
Bằng tích ác họa ương đeo đắm.”
Và tính nhân quả cũng được diễn dẫn qua thực tế chứ không đổ hết cho sự trừng phạt ở kiếp lại sinh:
“ Làm gian ác là quỷ là ma
Làm chơ chánh là Tiên là Phật.”
Ngày nay, thuyết nhân quả ấy, dù không phải là tín đồ nhà Phật người ta vẫn phải tin có sự trả vay để mà tự khắc phục bản thân không làm điều ác cho tránh ác báo. Dựa vào niềm tin hết sức là mầu nhiệm về sự gieo giống và gặt hái, ta biết rằng nhơn sanh có cuộc sống không lành, bệnh tật, khổ đau vồn vập, đói ăn khát uống, cảnh sống thê lương ảm đạm đều là do “căn tiền báo quả hậu” (lời Đức Thầy) thì quý bà con bất hạnh đây nên áp dụng phương pháp niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nhờ oai lực Đức Từ Bi cứu độ, xá bớt bệnh căn:
“Từ Bi oai lực nhiệm sâu
Độ con thoát chốn ưu sầu trần ai.
Nam Mô Thích Ca Như Lai,
Ta bà Giáo Chủ xin Ngài chứng minh.”
Dù có mang bệnh tật nhưng trong lòng nhờ niệm Phật mà sáng sủa an nhiên với số phận, niệm tưởng Đức Phật để từ rày đi trên đường Phật, hiện kiếp sẽ không gặp quả báo đến sau, trả xong khoản nợ kiếp trước là hết việc, thân còn đây nhưng bệnh tật không còn trong tâm nảo, hưởng hương vị cuộc sống tự do, nếu lực tu hành mà niệm Phật đi đến nhất tâm bất loạn y trong Kinh, chừng lâm chung sẽ được “Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc Quốc, hưởng công niệm Phật rất yên lành” (lời Đức Thầy). Còn nếu đường tu, niệm Phật kiểu gượng gạo, yếu đuối, chậm chạp, tỏ ngộ không nhiều, hành chưa đúng, không đủ chuẩn vãng sanh Tây Phương, nhờ có tu, luân hồi phàm nhơn sẽ hưởng phước báu chứ không phải quả báo tật nguyền như hiện kiếp.
Tôi nghe một số người không bằng lòng cách tổ chức phát thí của tịnh xá Ngọc Châu Như, vì kêu người ta đến nhận quà còn ép người ta niệm Phật, đối với người tín đồ nhà Phật hoặc người chưa có tôn giáo nào, việc tu hành chỉ được khuyến khích ai đó phát tâm chứ không được ép họ phát tâm trong khi họ chỉ xin nhờ một ít vật chất lúc mình thiếu hụt, nếu như người bất hạnh đã có tín ngưỡng một tôn giáo nhưng không phải là Phật Giáo mà bảo người ta niệm Phật để được nhận hàng cứu trợ có phải đã đẩy người ta đến chỗ khó xử ?
Lối phân tích khách quan như vậy rất hay, nhưng đây là tịnh xá, chỗ tu hành của tôn giáo Đạo Phật, các sư là sứ giả của Như Lai, thực hành và truyền dạy pháp Như Lai là đúng trách nhiệm của người sứ giả, đâu thể nói khách thập phương tới chùa, chủ chùa khuyên vị khách ấy niệm Phật là sai, đâu thể nói những khách tới chùa không phải tín đồ nhà Phật thì chủ chù cử niệm Phật.
Đối với các bậc trên trước, bất kỳ người ở tôn giáo nào, sanh trong trần là phàm trần, phàm nhân. Sự hiện diện của bà con mù lòa, tật nguyền nghèo khổ, đều thuộc về căn đày kiếp đọa, nếu niệm Phật cởi trói được kiếp đọa cho họ thì cho dù khi họ chưa muốn niệm Phật, các sư ở đó ép họ niệm Phật để sớm thoát khỏi căn đày kiếp đọa cho họ ở hiện tại và kiếp lai sinh là điều nên làm.
Mỗi người bất hạnh đến tịnh xá Ngọc Châu Như nhận quà cứu trợ, lại đó mà niệm Phật liên tục như vậy chẳng khác nào họ đi làm hành giả một bửa tu rất xứng đáng, cho họ có cả hai món ăn vật chất và tinh thần.
18/9/2018

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018


ĐỨC BI CỦA PHẬT

Rất hân hạnh được chú giảng lý về Đức Từ của Phật theo giáo lý PGHH, chúng cháu còn muốn nghe thêm xin kính mời chú giảng giải tiếp về Đức Bi của Phật có được không?
Được chứ. Huynh đệ cũng biết là được mà phải không! rào trước đón sau chi cho nhọc lòng mong đợi.
Dạ, cám ơn chú.
Đức Thầy nói về Đức Bi của Phật như sau:
“Đức Bi: Nếu chúng sanh nào dạy dỗ chẳng nghe, làm điều độc ác để phải tội thì Phật chẳng vì thế mà ghét bỏ, lại thương xót vô cùng.”
Nếu chúng sanh nào dạy dỗ chẳng nghe: câu nầy đem áp dụng giữa con người với con người, dầu giữa con người với con người nầy có quan hệ huyết thống ruột rà như cha, mẹ, anh chị em, kế đó là bạn bè thân thiết; tình nồng ấm như vậy mà thấy họ làm điều sai khuyên sửa sai không thèm nghe lời, ngoan cố làm chuyện không đúng, ảnh hưởng dây chuyền từ mình đến cha mẹ, anh em, bạn bè về danh dự tức đừng nói tới, không ghét bỏ là may mắn chứ bảo “thương xót vô cùng” là rất khó phải không? Có kẻ biết mình làm sai chứ không đợi ai đến khuyên lơn mới thức ngộ nhưng không thể sửa sai vì cường độ của việc sai phạm như sự giận dữ, lòng ham muốn chẳng hạn, đã chạy quá đà, mất tự chủ, thắng lại không được mà chận đứng các việc xấu và tội lỗi. Có kẻ không tin về nhân quả báo ứng tội phước, họ không chịu ràn buộc bởi một mô hình đạo đức nào, sống là tranh đấu bảo vệ sự sống theo ước muốn vì danh lợi, tiền bạc, quyền uy thế lực. Vì danh lợi, tiền bạc, quyền uy thế lực họ sẵn sàng làm thù địch dù với người cùng huyết thống huynh đệ, ngay cả đấng sanh thành. Nói tóm lại, bất cứ ai, nếu làm vật cản đường sự tiến thân, dù là sự tiến thân của một tên ngông cuồng, nghịch lý, đáng bị nguyền rủa họ cũng sẽ không tha thứ.
Làm Điều Độc Ác: Điều ác độc, những từ nầy ta thường nghe nói quen tai với một sự thật rất dễ hiểu, làm chuyện gây tai hại người khác mà nguyên nhân của sự ác độc có thể cùng trên chiến trận danh, lợi, tình, tiền, quyền, đôi khi phải dùng tới thủ đoạn cực độc, hiếp đáp người khác, không từ việc nào: đâm thuê chém mướn hoặc trộm cắp, mưu ma chước quỷ, làm ăn bất chính, sang đạt tài sản… vì quá ham lợi nhuận có thể dẫn đến mua bán hàng quốc cấm như ma túy, súng đạn, chất nổ.
Phật chẳng vì thế mà ghét bỏ: Đối ở phương diện chúng sanh mà nói, dầu dạng tu hành đụng phải chuyện mình cố công dìu dắt dạy dỗ mà họ không nghe một đôi lần là chán nản hết muốn gặp những kẻ dạy dỗ không nghe đó nữa, chẳng những không muốn gặp mà suy nghĩ về họ không còn chút tình nào, đôi lúc ta còn rao bán tật xấu của họ để cho ta tốt lên, lỡ họ có nghèo khổ, xảy ra bệnh tật, tai nạn gì gì… ta cũng không xúc động thương tâm lại còn dọn mồm cai cú: Dạy dỗ không nghe lời, ngu si quá chết chịu !
Phật lâm phàm cứu độ chúng sinh là cứu hết, độ hết, không phân biệt sang hèn, quen lạ, hiền lương hay hung dữ. Ta thích tu hành nên gặp người hiền ta cho là tốt, thấy kẻ ác lòng không thích không ưa. Họ chỉ biết làm hiền bằng không hung hiếp gian tham, giành giựt với ai nhưng không có hướng làm tiêu hạt giống sanh tử thì Phật phải lo mà cứu độ họ từ chỗ hiền lương bước lên đường giải thoát khỏi luân hồi. Huống chi đối với người hung dữ, làm chuyện ác độc hại người, tội với người bị hại, gieo tang tóc đau thương khiến người ta đời sống không yên, tội với họ vì chính bản thân họ làm ác là cái nhân sẽ bị gặt hái quả ác, hết kiếp nhọc nhằn, chết đi đầu thai chưa chắc được trở lại loài người, và nếu may mắn trở lại loài người chưa chắc có tấm thân mạnh khõe, lành lẽ như hiện kiếp. Phật có lòng từ bi cứu độ chúng sinh, những kẻ gai gốc ngang ngạnh ta không ưa, họ cũng là chúng sanh mà Đức Phật thệ nguyện cứu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Đức Huỳnh Giáo Chủ có câu:
“Nếu thế gian còn chốn mê tân
Thì ta chẳng an vui Cực Lạc.
- Bể trầm luân khô cạn sáu đàng
Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”.
Đối với kẻ dạy dỗ một đôi lần chẳng nghe, hét bỏ mặc họ thì họ cứ tự do gây thêm tội làm sao có chuyện “khô cạn sáu đàng”??? tín đồ Phật Giáo phải biết rõ điều nầy hơn người thường.
Đề Bà Đạt Đa lăn đá núi hại Phật nhưng Ngài chỉ bị thương ngón chân thôi. Như đời thường, gặp độc ác như vậy thì thôi cắt đứt quan hệ cho xong, nhưng Phật thì không thể, khi Đề Bà Đạt Đa lâm trọng bệnh sắp chết, Đức Phật đến thăm dỗ về an ủi, khuyên cải ác tùng thiện…Ông ta chết đi, bị đọa xuống tam đồ, Đức Phật xai đệ tử đến thăm dùng phương tiện giáo độ ông.
Bửu Vinh mời Đức Thầy họp và tổ chức ám hại Ngài ngay trong kỳ họp nầy, một cuộc chém giết rùng rợn xảy ra, quân Bửu Vinh làm ba người hộ vệ của Đức Thầy chết tại trận, phía vách sau chỗ Đức Thầy ngồi nói chuyện với Bửu Vinh bị ăn nhiều phát đạn làm hư đổ nhưng Đức Thầy thì không sao. Trong thời điểm đó Đức Thầy khẩn cấp viết một lá thư gởi hai tướng lãnh PGHH như sau “Tôi vừa hội hiệp với Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và Ông Vinh suýt chết, chưa rõ nguyên nhân còn điều ta… Sáng ngày tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỷ lưỡng rồi về sau.”
Khi nhận được hung tin Đức Thầy bị ám hại các tướng lãnh và tín đồ PGHH đều thương Thầy muốn kéo đi trả thù nhưng kịp nhận được bức thư nói trên thì không còn thấy kẻ thù ở đâu nữa mà đòi đi trả thù. Ông Bửu Vinh, kẻ chủ mưu ám hại Đức Thầy nhưng Đức Thầy đã xóa tan dấu vết xấu xa của ông ấy bằng những lời lẽ thiện cảm đậm đà trong thư “Án Binh Bất Động” như trên “Tôi vừa hội hiệp với Bửu Vinh bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và Ông Vinh suýt chết” như vậy Ông Bửu Vinh và Đức Thầy cùng chung số phận bị hại chứ đâu phải ông ấy hại Đức Thầy.
Nghe qua hai câu chuyện nêu trên, dầu Đề Bà Đạt Đa, Bửu Vinh có được “dạy dỗ chẳng nghe, làm điều độc ác để phải tội thì Phật chẳng vì thế mà ghét bỏ, lại thương xót không cùng.” Đức Thầy đã không giận hờn trách móc kẻ đang tâm hại mình còn đưa hắn trở thành người bị hại “Tôi và Bửu Vinh suýt chết” để tín đồ PGHH có thương được thì thương cho thù hận tan đi. Nếu chỉ có Bửu Vinh, Đề Bà Đạt Đa làm điều độc ác mà mọi người đều không làm thì lục đạo luân hồi chỉ còn vỏn vẹn hai tên đó thôi, tương lai gần “Bể trầm luân khô cạn sáu đàng” là có thể. Nhưng nếu ta không nhịn được bằng cách siêu hóa ác cảm đó đi, vì cái ác của Bửu Vinh, Đề Bà Đạt Đa mà thù hận, lửa sân si ngút lên thì lục đạo luân hồi không chỉ có hai ông Đề Bà Đạt Đa, Bửu Vinh, mà còn thêm nhiều nhiều chúng ta nữa, thử hỏi chừng nào Đức Thầy mới về “Yên vui nơi Cực Lạc”?
15/9/2018

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018


SỰ SỬA ĐỔI CHỮ TIẾNG VIỆT

Cả tuần nay đọc, nghe, thấy rất nhiều bài viết trên internet, nhất là ở Facebook, và những video phản đối hai ông pgs: tiến sĩ Bùi Hiền, giáo sư Hồ ngọc Đại về cải các chuyển đổi chữ tiếng Việt từ dễ đọc thành khó đọc, lắm chữ đọc nghe rất là tục tỉu, vô giáo dục, nhiều người không dằn được sự phẩn nộ, chưởi bới hai ông. Nếu cha mẹ, tổ tiên của hai ông mà nghe được cũng phải giận cái đứa con cháu đã cho đi học đến trình độ giáo sư, tiến sĩ mà ăn nói chẳng ra làm sao, bày vẽ những điều bất lợi cho đồng bào chủng tộc về ngôn ngữ truyền thống.

Nhằm vào thời đại công nghệ thông tin, ở đâu bốc hơi chuyện lạ, sau một chút là rầm rộ như chợ sáng, nhất là chuyện gây gại đến cộng đồng, một người hay tin réo người chưa hay, cả cư dân trên mạn giờ còn ai là không biết. Trên internet, rất nhiều công dân Việt Nam thuộc dạng nông dân, cũng như tôi, không uyên thâm từ dựng nhưng biết lẽ phải trái, kính trọng các bậc cao minh giỏi về văn học nước nhà, các vị ấy đem cống hiến chữ nghĩa với âm điệu ngọt ngào vào lòng dân tộc. Trải bao đời người ta đã quen đọc, quen nghe như trẻ em quen tiếng ru, vỗ về của mẹ, giờ chuyển đổi từ êm đềm ngọt ngào thành khổ đọc, tréo gắt, tập đọc một chút là mỏi hàm. Bên cạnh nông dân bình thường còn có những nhà trí thức: nhà văn, nhà giáo, nhà ngôn ngữ học … đã lên tiếng chỉ trích, phản đối mạnh mẽ sự cải cách, chuyển đổi chữ Việt của ông Bùi Hiền và chường trình giáo dục vở lòng của ông Hồ ngọc Đại. Thế nhưng, hai vị nầy chấp cứng quan điểm lập trường của mình, không tôn trọng văn minh dân chủ của đồng bào, khiến cộng đồng mạn gia tăng ầm lên làn sóng đấu tranh; nhiều dư luận viên cũng vào cuộc vạch trần âm mưu đen tối của hai ông, nói lên ý nghĩa người công tác giáo dục bất tuân giáo dục. Quý ông tự đề cao học vị mình, có sáng kiến và thẩm quyền về giáo dục, ngôn ngữ, nhưng chỗ sáng kiến của các ông thua xa với các bậc tiền nhân. Đem mẫu chữ khổ đọc, tréo gắt ai thèm học, thèm nghe, các ông ở đó mà mơ mộng! yêu cầu các ông hãy bỏ đi sáng kiến ấy cho dân nhờ.

Những sách khảo cứu, văn học sử Việt Nam quá rành mạch, ngữ âm nghe rất là dễ thương, các phụ huynh thuộc làu lòng, họ còn sống sờ sờ đây, đâu chấp nhận cho con em của mình đọc học khác hơn, thóa mạ văn hóa trong văn chương với những chuyển đổi từ thanh bai đến tục tỉu. Một nhà hai ba thế hệ là đương nhiên, nhưng một quốc gia mà hai thứ ngôn ngữ Việt, quan hệ truyền thống gia đình sẽ gặp rối to. Ngôn từ của phụ huynh ngọt ngào, êm đềm như khúc hát, con em của họ thì nói tiếng khổ đọc, cọc cằn, thô lổ tục tỉu, hai thế hệ khó hòa hợp hòa nhập. Không biết ông Bùi Hiền, ông Hồ ngọc Đại nghĩ sao mà trêu chọc cuộc sống nhân dân Việt Nam đến quá vô phép vô lễ cở vậy, hay hai ông cậy vào sức mạnh của giặc Tàu vì chúng có mộng bành trướng ở Việt Nam. Tầu cộng chỉ mới lấy Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và đang tiến hành thủ tục xây dựng ba đặc khu kinh tế thì các ông lại có xu hướng chạy đón đầu làm quà dâng lễ, gây xáo trộn tiếng Việt để Tàu có cơ hội thôn tính.

Tôi nghe thấy ở một youtube clip một cô giáo diễn dịch phát ngữ âm đối chiếu chữ Việt truyền thống và mẫu chữ Việt cải cách, thật không thể chấp nhận âm chữ cải cách, vì nó giống tiếng Tàu, dân Việt Nam đọc nó như giọng nói của người ngọng, bẻ lưỡi bẻ miệng người ta. Phải chăng ông Bùi Hiền, ông Hồ Ngọc Đại nghe hơi Tàu cộng lấn chiếm Việt Nam mà cải cách chữ Việt có hơi Tàu.

Tiến sĩ Nguyễn văn Khải: Cải cách giáo dục không phù hợp với nguyên lý giáo dục loài người, phải bỏ ngay – tin tức mỗi ngày.

Giáo sư Nguyễn lân Dũng lên tiếng gay gắt về chữ cải tiến của ông Bùi Hiền, chỉ ra tác hại có thể khiến triệu Việt khó khăn –Tin tức mỗi ngày.

Việt Nam ta là một quốc gia mà trong đó đa phần người dân có đạo, giáo lý của các tôn giáo là món ăn tinh thần của toàn dân, người ta tùy theo cơ duyên lãnh thụ tôn giáo, Kinh sách của Phật Giáo, Thánh Kinh của Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo và các tôn giáo khác đều có giáo lý, thuyết pháp hay viết ra tác phẩm mang tính đạo đức, đều dùng chung chữ viết và ngôn ngữ quốc gia, nếu nay chương trình quốc gia giáo dục cho phép cách chuyển đổi chữ viết và ngôn ngữ phát âm theo kiểu Bùi Hiền, Hồ ngọc Đại vào chương trình học đường thì từ đây con em của phụ huynh học sinh ở các hộ gia đình khó mà đọc viết được giáo lý chính thống của tôn giáo mình đang tín ngưỡng.

Nếu theo công cuộc chuyển đổi tiếng Việt của Bùi Hiền, các phụ huynh học sinh đã qua lứa tuổi học trò, đang cai quản gia đình, quản lý sự nghiệp, hy vọng kiến thức đã học được ở nhà trường lúc xưa sẽ giúp cho mình thành công ở lĩnh vực diễn thuyết, bày tỏ lập trường, quan điểm hay nghe người ta diễn thuyết, bày tỏ lập trường quan điểm. Nhưng giờ cách đọc cách viết của chương trình học đường đã bị đổi thay, nếu nhà nước ra một văn bản pháp luật với dân, chưa chắc các phụ huynh đọc được và khi phụ huynh muốn xin giấy phép hay viết một đơn kiện, viết theo sở học nhà trường truyền thống của mình chuyển đến cơ quan có thẩm quyền chắc chắn sẽ bị bác đơn thôi.

Tốt nhất nên giữ nguyên truyền thống giáo dục học đường cũ, để một gia đình dù hai ba thế hệ vẫn tâm tình, cởi mở bằng một thứ chữ, âm điệu quen tai. Bằng như nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận sáng kiến của ông Bùi Hiền, ông Hồ ngọc Đại và cho đây là lĩnh vực chuyên môn của ông ấy thì ta thà không cho con em mình vào trường nữa, tất cả các nơi đều bỏ học để giữ tốt không khí gia đình truyền thống Việt Nam như chúng ta đã đọc tin: thành phố Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định không cho áp dụng phương pháp cải cách chữ Việt vào trường.

11/9/2018

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018


MẤT BỐP

Kính thông báo: Tôi có làm mất cái Bốp trên đường từ thành phố Long Xuyên đến ấp Mương Đào B, xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Trong bốp có đựng những giấy: Chúng Minh Nhân Dân, họ tên Lê Minh Triết sanh năm 1940, giấy chủ quyền xe Future II, giấy phép lái xe, thẻ ATM và hơn một triệu đồng. Yêu cầu: có thiện nhân nào lượm thấy làm ơn hãy gọi báo ngay số điện thoại: 01688258970, tôi xin hậu tạ thâm ân.
Hôm qua ngày 6 tháng 9, 2018 – 27 tháng 7 năm Mậu Tuất, chúng tôi đi từ huyện Chợ Mới, chở theo bốn trăm cái bánh xèo và hai mươi triệu. Bánh xèo đãi quý bà con huynh đệ tham gia đổ mâm cầu từ thiện, tiền để giải quyết nợ mua thiếu vật liệu xây dựng cho cây cầu. Vì đường xa dự cuộc đổ mâm cầu vừa xong là chúng tôi cáo từ, lên đường về nhà cho kịp trước khi trời tối. Ra đến đường cái cầu thứ 11, chúng tôi ghé trạm đổ xăng đầy bình, chừng móc túi tiền ra trả mới hay cái bóp tiền đã mất đâu hồi nào. May thay có một xe đồng hành tôi yêu cầu cho mượn sau nầy sẽ trả. Châm xăng xong tôi nói với các xe bạn đồng hành, tôi sẽ trở lại chỗ cây cầu tìm Bốp, đường về nhà rất xa tôi không muốn quý vị ở chờ, hãy về trước, vào đó kiếm được không được tôi sẽ về sau, tối hơn một chút cũng sẽ tới nhà.

Nói xong là chia tay, tôi trở lại qua khỏi chợ thứ 11 đã kịp suy nghĩ: nếu mình trở lại nói đi tìm cái Bốp đã mất, điều nầy chắc chắn sẽ đánh động lương của bà con và đội cất cầu từ thiện là không nên. Tôi biết một đứa cháu đồng đạo ở Rạch Giá còn tiếp tục công việc tại cây cầu, gọi nhờ cháu ấy tìm kiếm và dọ hỏi coi có ai lượm được thì xin lại giùm. Tôi đậu xe ở đó để chờ cuộc gọi trả lời của cháu, đúng là một lúc sau cháu gọi báo, thấy số của cháu hiện lên là tôi mừng nghĩ rằng sẽ nghe được câu vừa ý. Nhưng cháu bảo là không tìm thấy và hỏi ai cũng không thấy cái Bốp của chú. Hết hy vọng. Bây giờ tôi bắt đầu lo sợ rằng: mình phải lái một chiếc xe không có giấy tờ gì cả với suốt một tuyến đường dài hơn một trăm năm mươi cây số, lở gặp công an giao thông mà kêu thì chẳng những họ cho giữ xe mình mà còn có thể nghi là xe ăn trộm, bắt đến bót điều tra. Nếu ngành giao thông không làm việc đó, họ giữ xe không bắt người thì mình lội bộ chứ còn đồng nào đâu đi xe đò.
Nghĩ càng thấy sợ, tôi liền gọi điện báo với các bạn đi trước là tôi không tìm được cái Bốp bị mất, quý vị chạy tới đâu? Nghe tôi hỏi quý vị báo là đã qua khỏi cầu thứ 3, độ gần cầu Tắc Cậu. Tôi kêu ở đó đợi tôi đến mượn ít tiền, đổ xăng lúc nảy e là còn thiếu sẽ không chạy được tới nhà, với lại tiền qua đò nữa, xin hãy chờ tôi.
Bạn đồng hành chờ tôi trong một quán có võng nằm. Gặp nhau chúng tôi rất vui mừng, quý vị hỏi tôi, có biết chính xác là mất ở đâu không? Tôi liền trả lời: Nói chính xác thì tôi không dám nhưng tôi tin là mất nó tại cây cầu, như quý vị biết, tôi mặc chiếc áo khoác, quảy trên vai cái cập nhỏ trong đó có máy Asus và hai mươi triệu tiền cây cầu còn tiền riêng đem theo xài phí, giấy tờ đều ở trong cái Bốp nhét trong túi áo khoác. Túi áo khoác thòng sâu, mặc nó, có chạy nhảy cở nào Bốp cũng không phóng ra được. Quý vị hỏi tôi rằng, liệu tôi có để cái Bốp ở nhà rồi hô mất không? Tôi đáp, điều lầm lẩn nầy chắc chắn là không, vì tôi trả tiền đò, đong xăng ở khúc cua cầu Trà Ôn, và đến lộ tẻ Cái Sắn đậu chờ thêm hai chiếc xe nữa. Hai xe chúng tôi đi trước chở bánh xèo, những xe sau đi khác ngả nên hẹn gặp ở ngả ba nầy mới cùng nhau chung chuyến chung đường, nhân cơ hội ở chờ tôi kêu người bạn đồng hành hãy qua cây xăng bên kia đường bơm đầy bình và tôi móc Bốp lấy ra một tờ giấy trăm ngàn, người bạn nầy không nhận nhưng tôi cố nhét vào túi. Như vậy đủ để nói là tôi không để quên Bốp ở nhà. Tới địa điểm cất cầu tôi thấy nhân công chia hai tốp, hai máy trộn hồ, tốp làm nửa cầu về bên nầy, tốp làm nửa cầu về bên kia, đang nổ lực thi công ồ ạc, máy trộn hồ thảy ra nhập vào liên tục, tiếng máy kêu in ỏi. Cảm động quá tôi móc máy ra chụp rất nhiều ảnh, đứng bên nầy chụp qua, sang bên kia chụp lại, riết nực đổ mồ hôi tôi cổi áo khoác, có lúc thì mán ba chớp ba nháng xình xoàng lên vai bất kể xuôi hay ngược có khi để nó trên ghế ngồi mà đi chụp ảnh, cái Bốp sẽ bị trút xuống đất trong khoảng khắc xình xoàng vắt ngược vắt xuôi trên vai.
Quý vị đãi tôi một ly nước dừa tươi, vừa uống vừa nói, uống hết ly nước dừa cũng là lúc tôi kể xong câu chuyện nguyên nhân bị mất Bốp, tôi gọi nhau lên đường với một yêu cầu: Bây giờ xe tôi không còn tấm giấy lộn, nên hãy chạy ga vừa vừa cho tôi theo, lở gặp công an giao thông đứng đường thấy mình chạy có nết na họ không kêu xét giấy. nhưng quý vị mới đi đường đây lần đầu hứng quá cho xe vọt trước tới ngả ba quẹo trái để ra đường lộ tẻ Cái Sắn mà không quẹo, chạy miết theo đường về Hà Tiên, đi càng lúc càng xa mục đích. Ra lộ tẻ Cái sắn tôi nhắc máy gọi ai cũng không được, thôi thì đến bến đò Sơn Đốt (chắc Cà Đao) ở chờ, làm như vậy vì tôi biết một đồng hành sẽ đi qua đò nầy. Nhìn bóng mặt Trời còn ở hai sào, nhà có một chị mù 76 tuổi đó là lý do tôi muốn về sớm để được an tâm về chị. Chỉ có 5000 đồng là qua sông mà giờ trong mình không còn đồng nào, tôi đậu xe chờ trước đường sân ngân hàng, có thùng tiền ATM, tiếc quá đi! ATM của mình đã đi theo cái Bốp. Tôi đứng sát đường ngó ra để may mà thấy ai quen, mình chận lại hỏi mượn tiền qua đò, xe qua lại vùn vụt tôi nhìn không kịp, ngó riết mỏi cổ, mỏi mắt không thấy ai quen. Mặt Trời từ hai sào xuống còn một sào thì tôi mới liên lạc được với bạn đồng hành phải qua đò Sơn Đốt, nhưng bạn đồng hành ấy nói là còn chút việc dưới chợ Long Xuyên chưa về được, sau đó chú ta gọi điện báo rằng, đã cho người chị bên kia sông về việc tôi mất Bốp và yều cầu cô mang tiền qua giúp tôi. Mặt Trời cao một sào rồi xuống nữa, xuống nữa… sắp tối mà tiền chưa qua tới, mình là người xứ lạ, sắp tối  mà còn ở phía trước ngân hàng rất là chột dạ, nhưng bến bải nầy đậu xe thoải mái hơn. Mặt Trời lặn sát khỏi viền cây xa xăm, bóng mờ hiện ra tôi mới nhận được tiền qua đò, cọc tiền tới ba trăm ngàn lận, tôi hỏi sao mà nhiều thế, tôi chỉ cần năm ngàn đồng thôi. Vị ân nhân nầy trả lời, con biết chú không còn tiền, hãy nhận đi chú! Nhận được tiền mừng quá tôi chạy lên bến đò Rạch Gộc giữa chừng Trời phực màn đen. Tôi về đến nhà xem lại đồng hồ bảy giờ rưởi tối.
Tôi viết tin nầy, rất mong có ai nhân được Bốp giấy tờ của tôi, hết tiền cũng được, yêu cầu còn đủ các giấy tờ, xin gọi báo cho tôi, vô vàn đa tạ.
07/9/2018

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018


LUẬN QUA BÀI
ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ TUYÊN BỐ

Đọc bài “ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ TUYÊN BỐ” được đăng lên báo Quần Chúng ngày 14 tháng 11 năm 1946 trong thời Pháp thuộc, nói lên nguyên nhân nào Đức Thầy tham chánh. Nay đứng trước tình hình nước nhà đang bị đe dọa bởi Tàu cộng, quốc gia láng diềng nầy ỷ mạnh hiếp yếu, có ý đồ xâm lăng, chúng không còn chút lương tâm lương thiện để nói chuyện phải quấy dầu ta có cố nói phải quấy cho họ nghe cũng không thể đảo não họ được. Trung cộng chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhà nước và nhân dân Việt Nam đã nói phải quấy với họ rất nhiều lần mà kết cuộc cũng chứng nào tật nấy. Họ còn ve vản muốn chiếm thêm ba vùng trọng điểm của Việt Nam làm ba đặc khu kinh tế: Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh miền bắc, Bắc Vân Phong tỉnh Khánh Hòa miền Trung và đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang miền Nam. Kẻ gian đã dòm ngó đồ đạc trong nhà mình là muốn chờ cơ hội đánh cướp. Họ tạo và chờ cơ hội, nhân dân ta phải làm thế nào đừng cho chúng có cơ hội thực hiện điều gian trá dầu ai đó không màng danh lợi, đem thân phụng sự cho đạo pháp. Dưới đây xin trích đăng lời tuyên bố của Đức Thầy nói lên tâm trạng của người tu trước hiện tình đất nước bị ngoại xâm thì làm gì?

“Tôi, một đệ tử trung thành của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, sẵn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông. Cương quyết tranh đấu để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống”.

Người tu Phật ai cũng biết mình mang nặng bốn ân: Ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân Tam Bảo, ân đồng bào nhơn loại, nhưng điều quan trọng của bậc thuần tu, dầu mang nặng bốn ân nhưng Ân Tam Bảo thực hành chu đáo nhất. Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo PGHH chỉ qua thời gian 5 năm, tuyên bố đã thu phục được hơn triệu tín đồ. Điểm lại 5 năm ấy, sự tự do truyền giáo tại làng Hòa Hảo chưa tròn một năm, 18 tháng 5 Kỹ Mão 1939 – đến ngày 12 tháng 4 năm Canh Thìn 1940 thì Đức Thầy đã bị quan cò Pháp BaZin đến bắt đi suốt 5 năm và đày Ngài sống lưu cư, quản chế gắt gao các cuộc gặp gở mang tính truyền giáo đối với Ngài. Sau khi Nhựt đảo chánh Pháp thì những kẻ Việt gian làm tay sai cho Pháp bị nhân dân trả thù. Không muốn đồng bào với nhau có cuộc tàn sát cho ngoại bang thấy đó khinh bỉ, nhứt là đối với người quy y PGHH, Đức Thầy viết Sám Giảng quyển thứ sáu với tựa đề NHỮNG ĐIỀU SƠ LƯỢC CẦN BIẾT CỦA KẺ TU HIỀN và lời nói đầu cho quyển sáu Ngài viết:

“Năm năm trường xa cách, cái chánh sách áp bức tôn giáo gắt gao của người Pháp làm cho tôi không được gần gủi các người hầu giải bày tường tận tôn chỉ hành đạo của tôi.”Lý do trên hết để viết NHỮNG ĐIỀU SƠ LƯỢC CẦN BIẾT CỦA KẺ TU HIỀN là “ Nhưng gần đây có vài kẻ hiểu lầm, hành động một vài điều không hợp với tinh thần đạo đức, trái chủ nghĩa từ bi bác ái và sự cao thượng của giáo pháp nhà Phật. Thế nên điều ấy làm cho quyển sách nhỏ nầy ra đời.”

Công cuộc chấn hưng Phật Giáo dù bị sự kìm hảm của quân xâm lược, những người mộ đạo dù không gặp mặt Ngài nhưng vẫn hướng về Ngài mà làm lễ quy y tại nhà. Hanh thông như thế, sao Đức Thầy nỡ “Rứt áo cà sa khoác chiến bào”??? Cũng trong bài ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ TUYÊN BỐ có đoạn rất đặc sắc như đã cho phép tín đồ công khai làm những điều lợi ích nước non:

“Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo :  tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca, tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở thiền lâm mà còn phải thực hiện trên trường chánh trị.”

Truyền bá Phật Giáo ở thiền lâm là cứu độ chúng sanh cải tà quy chánh, cải ác hành thiện, niệm Phật để đánh thức Phật trong tâm hay niệm Phật cầu vẵng sanh Tịnh Độ. Truyền bá trên trường chánh trị là nêu cao chính nghĩa, trừ gian diệt bạo để cứu an bá tánh, dập tắt ngọn lửa chiến tranh nhất là chiến tranh xâm lược thì non nước thái bình, nhà nhà yên ổn. Chiến tranh của quân xâm lược tới đâu đều làm cho đất bằng sóng dậy, trận địa diễn ra sự chết chóc kinh hoàng, hảm hiếp dân lành, lê thứ không yên chăm sóc ruộng vườn, mở mang công nghiệp nghệ. Trước cảnh dầu sôi lửa bổng quân chinh phạt mang đến, Đức Thầy tạm ngưng vai trò tăng sĩ để làm chiến sĩ cứu nước cứu đồng bào. Nhựt đảo chánh Pháp, đoàn quân xâm lược nầy cút khỏi nước ta nhưng Đức Thầy biết trước là chúng sẽ trở lại Việt Nam nên trong bài kêu gọi toàn dân tham gia “Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội” có đoạn như sau:

“… Vậy thì mỗi người công dân Việt Nam đều phải nghĩ đến xứ sở mình, đến tương lai đất nước mình, đến sự sống còn của dân tộc mình; vì mặc dầu đã bị triệt hạ trên dãy đất Đông Dương, Đế quốc pháp bên kia trời cũng vẫn còn hoài bảo cái mộng tưởng khôi phục lại quyền chủ trị; vậy thì đồng bào hãy cố gắng lên !”

Thật vậy, Nhựt đảo chánh pháp cầm quyền cai trị chưa đầy một năm, xứ Phù Tang bị lực lượng đồng minh cho ăn hai quả bom nguyên tử hạng nặng, sức công phá ghê gớm. Không biết còn bao nhiêu quả bom như vậy xán xuống nước Nhựt, phòng trước hay hơn, họ đành phải giơ tay đầu hàng vô điều kiện, thì năm 1946 Pháp tái chiếm Việt Nam, dẫn đến năm 1954 qua hiệp định Geneve Pháp phải trả nước Việt lại cho người Việt trước khi thu quân về cố quốc, nhưng hiệp định trả nước Việt Nam bằng chia đôi lãnh thổ.

Tôi dùng từ: Tạm ngưng tăng sĩ để đi làm chiến sĩ nghe thì có hơi chỏi tai ? Vì dựa vào những câu như “Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, rứt áo cà sa khoác chiến bào”... Nếu như hai câu trích dẫn trên Đức Thầy nói với tính khuyến khích, vận động những người yêu tổ quốc nấu nung bầu nhiệt huyết ra chiến trường đánh đuổi quân xâm lăng còn Ngài thì không, ngồi trên cao chỉ huy năm ngón hay vẫn đi làm phận sự của tăng sĩ là tôi nói sai. Nhưng thật sự Ngài đã vấn thân vào chiến khu đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ yêu nước trên chiến khu miền đông. Ta đọc quyển Sám Giảng và Thi Văn Giáo Lý PGHH do Ngài sáng tác sẽ thấy rằng bài “Đi khuyến nông về” Ngài viết tại Sài Gòn tháng 6 năm Ất Dậu 1945, kế đó là bài “Tự thán” (bài sau) tại miền đông cuối năm 1945, từ đây dẫn tới Ngài đều viết ở chiến khu miền đông. Những bài như “Tiếng Súng Bên Lầu, Tặng Chiến Sĩ Trận Vong ở Vườn Thơm, Tặng Chiến Sĩ Bình Xuyên, Tết Ở Chiến Khu, Kỹ Niệm Rừng Chà Là… từ cuối năm 1945 cho đến năm 1947, trừ bài viết gởi cho hai ông: Trần văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ về lệnh án binh bất động không đề viết tại đâu, còn tất cả đều viết ở chiến khu miền đông. Ông Hồn Quyên ký giả báo Nam Kỳ cũng từ Sài Gòn vào chiến khu miền đông phỏng vấn Đức Huỳnh Giáo Chủ.

“Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa, rứt áo cà sa khoác chiến bào” Đức Thầy đã nói qua hành động để đánh giá cao về quốc gia dân tộc. Người có tôn giáo, ta chỉ muốn bảo vệ tôn giáo của ta thôi, quốc gia đại sự là chuyện của ai không cần biết. Xin hãy hâm nóng lời dạy của Đức Thầy “Rán cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh vào mình ta mới ấm.”và câu “ Hễ nước mất thì cơ sở của đạo phải bị lấp vùi; nước còn nền Đạo được phát khai rực rỡ”. Bởi tầm quan trọng ấy đối với bậc tu hành, muốn truyền bá chánh pháp cho người người hướng thiện cũng phải nghĩ đến chuyện “Nước mất thì cơ sở của đạo phải bị lấp vùi”. Đến như Ngài Khuông-Việt dầu nặng nợ sồng nâu nhưng đối với quốc gia cũng cho là đại sự. Đức Thầy tô lại tấm gương đó như sau: “Trên lịch sử Việt Nam thời xưa nhà Đại Đức “Khuông-Việt” dầu khoác áo cà sa, rời miền tục lụy, thế mà khi quốc gia hữu sự cũng ra tay gánh vác non sông”.

03/9/2018