Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

SỰ CHẾT

Người sống trong đời đều nghĩ: chết là hết, tức chấm dứt một kiếp nhân sinh. Nhưng theo đạo Phật với thuyết nhân-quả và luân-hồi thì người chết đi không hoàn toàn là kết thúc, chỉ như dấu chấm hết của một trang giấy viết rồi sang trang viết tiếp. Thực hiện sự gieo nhân, phải có hưởng quả. Trong sự hưởng quả do gieo nhân, sẽ tùy thuộc vào chủng loại mà nhận lấy cái kết quả lên Trời hay xuống người hoặc xuống nữa: địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh, hoặc từ cõi khổ tận cùng vượt lên nhưng chỉ trong sáu đường khổ nầy thôi.
Một số người xưng là có học hành thi cử đàng hoàn, tự đại với sức hiểu biết của mình, không tin thuyết nhân quả của đạo Phật, đi theo học thuyết Duy Vật Biện Chứng với lối giải thích thực tế mắt thấy tai nghe, ví dụ: con người sanh ra con người, không thể nào người sanh ra thú hay thú sanh ra người, phản khoa học, như con gà đẻ ra trứng gà và sẽ nở con gà, không thể nở thành con người hay con gì khác được; người hay gà chết đi là hết.
Người sanh ra người, con gà đẻ ra trứng gà là đúng, nhưng còn cái nhân của con người khi sống làm gì làm gì, thiện hay ác thì phải luân hồi (trở lại) với hình thức khác. Nếu con người không tin có nhân quả, hành động luôn vì mình, mạnh được yếu thua thì thế gian nầy sẽ biến thành địa ngục ngay. Ừ quên, họ không tin thiện ác có nhân quả báo ứng, chết là hết thì làm gì có địa ngục xử tội họ.
Do suy nghĩ không có quả báo luân hồi nên chẳng tin có sự tội lỗi dẫn độ đến kiếp lai sinh. Làm đủ chuyện ác để có tiền, có quyền, sống cho thỏa thích, chết là hết, không có quả báo gì cả. Điều quan trọng của họ là hiện tại, một hiện tại với giàu sang phú quí và quyền lực; cạnh tranh về tiền tài danh vị, đi đến cướp của giết người, cố gắng và khéo léo không để sa lưới pháp luật, vậy là đủ. Đức Thầy xét hành vi của hạng người nói trên và đặt tên họ là phái vô thần và Ngài nói rõ hành nghiệp của chúng như sau:
“ Phái vô-thần-luận thường cho rằng thân xác tức là con người. Thân còn tức người còn, thân mất, người mất. Không có Thánh, Thần, Trời, Phật, không có quả-báo luân-hồi; cũng chẳng có tội, có phước, có vía, có hồn. Đời là thân xác con người, sống là tranh-đấu, mạnh được yếu thua. Thế nên biết bao mánh-khóe gian-hùng, bao nhiêu ngón điêu-ngoa xảo-trá, bao nhiêu tàn-bạo ngược-ngang đều được đem ra dùng cả thảy.”
Sách xưa có dạy “Dương-gian âm-cảnh đồng nhứt lý”, qua câu dẫn trên, các bậc cổ đức đã cho, hễ có dương gian là có âm cảnh, là cặp đối đải không thể thiếu như nói trắng là có đen, nói sáng vì có tối. “ đồng nhứt lý”, luật pháp thế gian phán người kia tội thì âm cảnh cũng xử có tội. Dương gian xử án có những trường hợp lọt sổ, có nơi luật pháp bất minh bởi những tên quan lại tham ô, nhận tiền đút lót biến đen thành trắng, biến phải thành quấy, người không gây tội bị cầm tù, kẻ tội lỗi đầy mình lại được ung dung ngoài vòng pháp luật. Chết xuống diêm-đình không có chuyện đút lót hối lộ ấy đâu. Đức Tôn Sư PGHH cảnh báo cho kẻ tội đồ ở dương gian biết mà liệu:
“ Đấng Thần-Minh công bình trực dạ,
Đâu ăn lo đổi họa làm may.
Mở tâm linh nghĩ đến đoạn nầy,
Đều họa phước ấy cơ báo ứng.”

Họ không tin có luật ở cõi vô hình nhưng tin có luật dương gian, bằng chứng là khi làm ác họ rất sợ sa lưới pháp luật và khi đã sa vào lưới pháp luật thì họ dùng tiền đút lót những cửa quan biến đen thành trắng cho khỏi tội. Họ chỉ chấp nhận một trong hai thì cái một còn lại đến lúc ngả bệnh sắp chết, bao nhiêu nghiệp chướng ân oán hiện về đều là chủ nợ, khiến lúc ấy, cảm nhận sự đau chết của mình khác hơn sự đau chết của người không làm ác. Dầu chưa tin có luật nhân quả ở cõi vô hình, nhưng biết phân biệt sự đau chết của mình khác hơn là bị hành xác nhiều hơn những người tin có luật nhân quả và họ không làm ác. Phủ nhận chỉ là gượng gạo trong khi lòng cảm thấy lo sợ vô cùng. Đức Thầy có câu:
“Làm ác đức nhiều điều quanh quẩn
Như gà cồ ăn bẩn cối xây”.
Trích dẫn trên nói về quả khổ đau ở nơi dương gian kẻ gieo ác phải chịu, mấy câu sau đây bàn bạc qua diễn trạng hành hình dưới chốn âm cung:
“ Ở dương-thế tạo nhiều cảnh khổ,
Xuống huỳnh-tuyền địa-ngục khảo hình.
Tuy lưới Trời thưa rộng thinh-thinh,
Chớ chẳng lọt những người hung-ác.
Khi nhắm mắt hồn lìa khỏi xác,
Quỉ vô-thường dắt xuống Diêm-Đình.
Sổ-sách kia tội phước đinh-ninh,
Phạt với thưởng hai đường tỏ rõ.”
Người theo Duy Vật Biện Chứng, phái vô thần, phủ nhận thuyết nhân quả họ không nhiều lắm đâu. Quốc gia dân tộc nào không biết chứ như dân chúng Việt Nam ta đây, đa phần tin theo luật nhân quả dù họ không có tôn giáo nào hay có tôn giáo nhưng không phải là Phật Giáo. Như vậy, không tin là con số ít, họ có làm ác đi nữa thì cũng chút ít thôi. Nhiều người tin thì có nhiều người làm lành, nhóm ít không thể biến thế gian thành địa ngục trong khi quá đa số người sống không chỉ là ước muốn mà còn phải đã và đang hành động cho cõi nhân gian thành thiên đường. Trong mục luận về Bát Chánh, qua đề Chánh Tinh Tấn Đức Thầy viết: “…Hãy rán giữ đức tin cho mạnh-mẽ. Dầu ác thị-dục có lớn-lao thế mấy, dầu cho có sức-lực gì cám-dỗ hay bức-bách bỏ lòng tín ngưỡng Phật Trời đặng theo việc khác, các sự ấy cũng chẳng thể lôi kéo được.”
Trở lại vấn để chết là chấm dứt một kiếp sống để chuyển qua một kiếp sống khác trong vòng quay luân hồi. Thay vì sợ chết, bỏ lại tất cả, ta có lập trình ngay bây giờ, sự chuyển kiếp không còn cảnh chết chóc bỏ lại tất cả nữa. Theo lời Phật thuyết, ngoài những đường luân hồi của chúng sanh còn có bốn cõi ngoài vòng quay sáu nẽo, đó là: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh n. Những bậc nầy có xuống nhân gian thì gọi là “Lâm Phàm” cứu đời; người trong vòng luân hồi sanh ra chốn hồng trần gọi là “Đọa Phàm” để chịu lấy cái nhân cái quả.
Thôi đi! ta phát tâm tu, một lần đọa phàm để học cách hiển Thánh. Chết là hiển Thánh sao lại sợ chết? Sợ chết tức không tin mình có khả năng hiển Thánh trong khi mãn kiếp hồng trần? Biết mình chưa có khả năng thì nên ngày đêm tu tiến cho có khả năng, vì quy y Phật Đạo ta rán cho mình sớm đạt kết quả.
Một chiếc áo cũ, sờn rách đáng lẽ là phải thay vào chiếc áo mới nhưng chủ nhân của nó không dám bỏ cũ vì tự thấy mình quá nghèo chăng? Không có tiền may mới mà bỏ cũ thì đời sống trở nên khốn nạn hơn nhiều. Tiếc không chịu bỏ thì sớm muộn cũng bỏ vậy tiếc làm gì? Chốn nhân gian ai mà thích xài đồ xấu cũ, chỉ là không khả năng tạo tiền mua may mới. Điều tiên quyết là phải làm sao cho có khả năng chớ không thể tối ngày ngồi chần ngần ra đó mà nói mãi cái câu nghèo. Phải làm sao vượt khỏi cảnh quá nghèo nói trên, bỏ áo cũ xấu, sớm muộn gì cũng phải bỏ; thay vì duy trì áo cũ ta nên làm gì đó cho có tiền may mới một cách tự tin, phương pháp ấy sẽ tối ưu hơn.
Sợ chết không được vãng sanh mà duy trì cái thân sống lâu đặng tu, nhỏng nhảnh đem nó đi lo chuyện bao đồng kéo dài sự ô nhiễm, mà sớm hay muộn, không chết trẻ cũng chết già. Đừng nói là kéo dài sự sống để đi truyền đạo, khuyên tu kẻ chưa tu là phước đức vô lượng. Đồng ý khuyên tu là phước đức vô lượng, nhưng nếu mình không thiết thực với chính mình về sự nghiệp vãng sanh làm trọng mà đi khuyên người khác tu vãng sanh là “bị nói”, để sự ô nhiễm đời càng lúc càng nặng thì lợi lộc gì cho việc sống lâu? Trông hiện tại, biết mình thiếu điều kiện để tu tiến, không có khả năng vãng sanh. Tại sao ta không tạo cho mình đủ điều kiện có khả năng vãng sanh liền theo mà mong chờ khả năng vãng sanh ở tương lai hết sức là xa vời? Người đi bắt chim, con chim đậu không bắt, lo bắt con chim bay là trúng hay trật? Hiện tại mình làm vì làm vì nó là cái nhân để sau sanh ra cái quả, nếu không thực hiện gieo trồng nhân vãng sanh trong hiện tại, e tương lai không có cái kết cuộc đó đâu.
31/7/2017


Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

“CÁC LÀN SÓNG THỊ DỤC”

Tôi đã mệt nhưng chưa khiếp lắm, có anh trước tôi trèo dốc thở hổn hển khò khè, lột nón trên đầu, mô hôi tươm ra trán. Thấy vậy tôi kêu:
- Quý đồng đạo leo núi đường xa dốc thẩm mệt rồi phải không?
- Phải, quá mệt nữa là khác.
- Vậy ngồi nghỉ chút cho khõe hãy đi tiếp.
- Dạ, nhưng ngồi nghỉ mà được nghe giảng thuyết Phật pháp nữa thì lời to, không phải hay thêm hay sao!
- Hành trình chúng ta còn dài, đây chỉ là nghỉ tạm, nếu mở bày Phật Pháp thì sự nghỉ tạm e thời gian không chứa đủ đề tài.
- Theo chúng tôi nghĩ, thời gian cấp cho dạo núi và những điểm đến tuy có nằm trong chương trình nhưng chương trình viếng núi do đồng đạo tổ chức không phải vì say sưa cảnh núi mà đi thưởng thức, mục đích là tạo ra cơ hội để hâm nóng sự tu cho nhau. Chúng tôi cho đây là cơ hội mong anh đừng từ chối.
- Mời nói rất hay! “Hâm Nóng Sự Tu” Vậy nhân chuyến hành hương chiêm bái trên miền Thất Sơn oai linh hùng vĩ lần nầy, tôi muốn cùng chư đồng đạo hâm nóng lời châu ngọc của Đức Thầy “Phá tan các làn sóng thị dục lôi kéo vào nẽo tà” mà chủ yếu là “các làn sóng thị dục” quý vị có đồng ý không?
- Dạo đề hay đó! Tôi đồng ý!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính thưa chư đồng đạo! Dừng đây không lâu xin miễn chào hỏi nhiều và nhập đề kiểu vòng vo.
Làn sóng: giải thích theo từ điển; Làn: lớp, bề mặt thẳng; sóng: do gió thổi nước gợn lên thành sóng. Làn sóng: sóng xô nối tiếp nhau tạo thành từng lớp trên bề mặt uốn lượn.
Thị dục: Thị: ham thích; dục: lòng mong muốn.
Từ nghĩa đen của “làn sóng” do gió thổi nước bị gợn lên thành sóng xô đẩy nối tiếp, nên trong đời, nếu nhiều người bị áp bức bất công, quá sức chịu đựng, họ liên kết ngoi lên sự phẩn nộ cộng đồng, nổi dậy làn sóng đấu tranh và làn sóng ấy cứ được tiếp nối tiếp nối… Như vậy nghĩa bóng của nó, nhiều người vùng lên cùng một điểm như nước dậy sóng và làn sóng tiếp nối, Đức Thầy Viết Sám Giảng quyển 5 “Khuyến Thiện” cũng diễn tả một đoạn dài, từ câu “sau nhằm buổi phong trào tân tấn, đua chen theo vật chất văn minh” dẫn dài tới những câu kết thúc nói về làn sóng, xin trích ra sau đây:
“Thêm thời nầy thế kỷ hai mươi,
Cố xô xệp thần quyền cho hết.
Người nhẹ dạ nghe qua mê mết,
Rằng nên dùng sức mạnh cạnh tranh.
Được lợi quyền lại được vang danh,
Bài xích kẻ tu hành tác phước.
Làn sóng ấy nhiều người đón rước,
Dục dân tâm sôi nổi tràn trề.
Cổ tục nhà phỉ báng khinh chê,
Cho tôn giáo là mùi thuốc phiện.”
Nhưng đây, Đức Thầy dùng từ làn sóng là nói lên sự dạy đạo, nói về vọng tâm che đậy và sự nối tiếp của nó. Nhưng nó không phải một lần vọng tâm là hết mà liên kết nối tiếp nối tiếp vọng qua vọng… Cùng ý nghĩa nầy, trong một đoạn lý giải về cách niệm Phật, Ngài dạy “ Còn phương pháp Niệm Phật là để trừ vọng niệm chúng sanh, vì trong tâm của chúng sanh niệm niệm mê lầm chẳng dứt”. Niệm niệm mê lầm cũng giống như làn sóng tiếp nối tiếp nối. Thế nên Ngài dạy đạo cho người đời tu hành không phải chỉ đơn thuần phá tan một hai làn sóng thị dục mà là “các làn sóng thị dục”.

- Ô rất hay! Xin cho tràng pháo tay cổ vũ tinh thần.
- Như vậy thì ồn ào lắm! mà vỗ tay là biểu cảm vui tươi nhưng ngược lại nó có thể làm cắt đứt Chánh Tư Duy của người đang chìm trong sự theo dõi, cám ơn đồng đạo cổ vũ nhưng cho tôi xin miễn có lần sau đi nha. Vui lòng chứ?
- Dạ.
Như trên đã nói, thị là ham thích, dục là mong muốn, chính nó xô đẩy thuyền lòng trôi giạt mất phương hướng Niết Bàn diệu tâm hay Tây Phương Tịnh Độ cảnh giới của Đức Phật A Di Đà. Để bảo đảm lập trường tu hành đến nơi đến chốn không phải đem thân đi chạy trốn thị dục bằng chui rút trong những hang động vắng vẻ mà phải đối đầu, chiến đấu với thị dục bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào khi hay thị dục sờ mó đến mình. “Phá tan các làn sóng thị dục” là phá tan sự tiếp nối của chúng xô đẩy hành giả lạc mất chánh tâm.
Làn sóng, theo như từ điển giải thích là xô đẩy nối tiếp thành lượn trên mặt thẳng của nước; Đức Thầy giải thích qua sự tu hành thì tầm ảnh hưởng của từ ngữ nầy có vẻ khác hơn, “làn sóng” không ở vị trí xô đẩy tấn công mà là lôi cuốn, “Phá tan các làn sóng thị dục lôi cuốn vào nẽo tà”. Nếu phân tích “xô đẩy thuộc về áp lực, bắt buộc người ta phải làm cái việc người ta không muốn, ta thấy sự hung tợn đó mà sợ và đánh giá cao sự bắt buộc, xô đẩy là hành động quá tàn nhẫn, đâu ngờ “lôi cuốn” là dùng tình cảm để dụ dỗ, rù quến, quyến rủ cho người ta đi vào tội lỗi hoặc chết chóc cũng đâu vừa vì về tai hại? Ảnh hưởng của quyến rủ rất cao, ví dụ: giọng hát của Chế Linh, Duy Khánh rất có sức lôi cuốn khán tính giả. Lúc còn trẻ có lần tôi đọc báo thấy đăng tin “Chế Linh ở tù vì tội dụ dỗ gái dị thành niên” tác giả kể rằng tại vì giọng hát quá ngọt ngào êm ái mà thành tàn nhẫn để một nữ sinh mê hồn bỏ học, bỏ nhà đi… Rù quến, dụ dỗ cho mình chết ngay chết dại trong mê đắm hồng trần, quên ý thức, phương hướng tự cứu thoát mình vãng sanh về cõi Tịnh Độ.
Cũng cái người vỗ tay cổ vũ khi nảy quá hứng thú đã quên lời hứa không được vỗ tay nữa, anh đưa hai tay lên cao vỗ kêu cái bốp thì sực nhớ, thả hai tay xuôi xuống. Tôi ngưng nói nhìn người lở phạm lời hứa, chú ta nhìn tôi rồi cúi mặt. Nhiều người nghe tiếng vỗ của bàn tay mườn tượng như ai đó lở làm rơi rớt đồ cứng, ngước cổ, ngoảnh đầu tìm coi ai xé bầu không khí. Hiện trường như muốn ồn ào lên, tôi nói tiếp:
Thị dục là lòng ham muốn, chúng ta cho vấn đề cụ thể hơn: Ham muốn những gì? Nếu sự ham muốn nằm trong phạm vi đạo đức: Muốn tu, muốn vãng sanh Tây Phương hay thành Phật… thì đáng khuyến khích, còn muốn những gì có tính tham lam, hại người, hại mình… là không chấp nhận cho nó tồn tại lâu, phải phá tan nó đi! kẻo nó “lôi cuốn vào nẽo tà” khó mà ra được. Về “nẽo tà”, ở một đoạn khác, cũng trong Luận về Bát Chánh Đạo, Ngài giải thích:
“Sanh ra ở trong trần con người thường hay bị các thị-dục cám dỗ: Lợi danh, quyền tước, nghĩa vợ tình chồng…; cái tư tưởng đã rù quến tâm trí mãi mãi quay cuồng vào những sự ấy, không thể nào thoát ly ra được. Ấy về phần tà”.
Hiểu như thế, để phá tan nó, tất nhiên làm các làn sóng thị dục mất bề thế sẽ không gợn lên lượn lượn tiếp nối; cũng như người tu, lòng hết ham muốn các duyên sự đời, tâm phẳng lặng một màu thanh tịnh thì chướng ngại không còn. Biết mặt biết tên thị dục là một thắng nhưng không bị chúng lôi cuốn vào nẽo tà là bàn thắng thứ hai. Đi từ bờ sông mê sang bến giác không bị sóng cồn lên lượn lượn tiếp nối làm vật cản, xô đẩy thuyền dội ngược, mặt nước phẳng lặng, đi trong bình an sang bến giác hay hơn đi trong bất an.
Đối với người tu muốn sớm thoát luân hồi thì vấn đề Phá tan các làn sóng thị dục là việc trọng đại. Trong khi tạm thời ta chưa phá tan chúng cũng đừng để chúng lôi cuốn làm bế tắt đường hướng thượng của mình.
- Quý đồng đạo thân mến! Chúng ta ngồi nghỉ đã lâu, đề tài đến đây xin được tạm dừng, cám ơn quý vị quan tâm theo dõi, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
- Đi tiếp thì đi nhưng chú phải còn thuyết nữa vì trông đâu đây có nhiều người nặng nợ thiền môn với chú rồi và cháu là một trong số nhiều người đó yêu cầu chú.
- Tôi chỉ cơ hội lúc bà con mình nghỉ mệt, nói chút chút…
- Không biết cơ hội đến với chú hay chú tạo ra cơ hội. Nhưng cách giải thích “làn sóng thị dục” không phải xô đẩy mà là sự lôi cuốn thì cháu phải chịu khen hay.
Không phải tôi. Dùng từ “lôi cuốn” là tôi nhắc lại lời dạy của Đức Thầy.
Nhưng nhờ sự so sánh của chú về “xô đẩy” là áp bức, bắt buộc và “lôi cuốn” là dụ dỗ quyến rủ khiến ý nghĩa lộ ra. Cám ơn chú thật là nhiều.

27/7/2017

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

VÌ ĐẠO

Một trong những lối giải thích về mặt cao siêu của nó: đạo là chân lý tuyệt đối. Thế gian có nhiều đạo và phần đông con người đều có đạo, không đạo nầy thì đạo khác. Đạo cũng được gọi đồng nghĩa như tôn giáo, thay vì người ta hỏi anh là đạo nào thì hỏi anh tôn giáo nào.
Dùng từ VÌ ĐẠO làm đối tượng nghiên cứu ta thấy có hai hướng giải thích, một: là vì đạo PGHH, hai: vì đạo tức thực hiện đạo đức bản thân khi đã quy y PGHH.
1. Vì Đạo PGHH
A/ Bảo vệ đạo. Đời ai cũng có lúc thăng lúc trầm, quốc gia lúc thịnh lúc suy thì tôn giáo cũng không ngoại lệ. Đứng trước hoàn cảnh khó khăn đưa tới, chẳng hạng như tín đồ lâm vào nạn nghèo đói do thiên tai mất mùa hay mua bán lổ lả, bệnh tật, lâu ngày kiệt quệ, đối đầu trước khó khăn người tín đồ có thể thối chí nản lòng, mất niềm tin Trời Phật, ta bảo vệ ta không thối chí nản lòng trước hoàn cảnh cay nghiệt ấy và bảo vệ chư đồng đạo mình đừng thối chí nản lòng bằng sự tới lui chăm sóc cho nhau, giúp nhau những bí quyết vượt khó. Nếu đạo trong thời pháp nạn bởi ngoại xâm hay nội loạn, cường quyền muốn tiêu diệt tôn giáo thì ta nên tìm cách sinh hoạt tôn giáo qua phương hướng khác để không bị chúng tiêu diệt.
B/ Truyền bá giáo lý. Đạo được tồn tại và phát triển nhờ đạo có chánh pháp, đáp ứng lòng hâm mộ chánh đáng về tín ngưỡng. Riêng PGHH, sáng lập ở miền tây Nam Việt, một vùng đồng bằng sông Cửu Long mênh mông, cư dân đa phần sống đời nông nghiệp, tánh tình chơn chất hiền hòa như trong làng mỗi ai có đạo sẳn, nhưng vì suốt ngày lam lủ với ruộng nương mà không tự bật ra cái đạo có sẵn trong mình, cần sự trợ trưởng, minh giải, khuyến khích của người có sức hiểu biết về đạo pháp mới “kết nối” được cái đạo trong tâm họ, bật ra ánh sáng và niềm tin. Vùng đất bao la đầy cỏ dại, nếu ta làm sạch cỏ, đem giống đạo cấy trồng và tiếp tục công việc chăm sóc thì vùng đất bao la đầy cỏ dại sẽ có ảnh hưởng tốt với đạo và trở thành “làng đạo”. Để được như vậy, nhà truyền bá giáo lý phải là người làm gương, điều không thể ngược lại: dạy khuyên người ta VÌ ĐẠO mà mình không vì đạo, kêu mời ai ai nấy tu thì mình phải là người tu trước làm gương mẩu, chứ dạy người ta tu mà mình không chịu tu coi kỳ lắm! Trong khi người đang nóng giận con cháu của họ bất hiếu hoặc kẻ lợi dụng tôn giáo làm điều thắp hèn mình đến dẫn dắt họ tu phương pháp nhẫn nhục mà mình thì, khổ ơi là khổ! người ta chỉ mới chê dở chút xíu thôi là phựt lửa lên liền, ai khuyên cũng không chịu tắt lửa.

2. Vì đạo đức bản thân: Bàn về tôn giáo, đạo đức bản thân là quan trọng hàng đầu, không có là không được với đạo. Đạo đức bản thân là gì? Phàm ai sanh ra cũng thọ bốn điều ân: Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, Ân Đất Nước, Ân Tam Bảo, Ân Đồng Bào và Nhơn Loại. Thử hỏi liên quan gì các ân ấy đối với người tu hành?
Ân Tổ Tiên Cha Mẹ: Bất kể người đó có đạo hay không đạo, tu hay không tu, họ là dân tộc da trắng, da đen, da vàng, da đỏ vì vì cũng nhờ có cha mẹ sanh ra, nuôi nấng dạy dỗ, xấu tốt là do cá tính và biệt nghiệp của mỗi người chứ cha mẹ nào thì cũng dạy con điều tốt nên làm điều xấu phải dứt bỏ. Ngoài sự giáo dục của gia đình, cha mẹ còn đưa con đến trường nghe dạy, học biết khôn hơn. Học đến bác sĩ, kỷ sư, thạc sĩ, tiến sĩ và làm tổng thống hay vua; nếu các ông ấy không nhờ cha mẹ sanh ra có đâu mà thành đạt chức nghiệp.
Ân Đất Nước: Chúng ta sanh sau đẻ muộn, ra đời là đã có đất nước sẳn để biết mình là người nước Việt Nam. Một đất nước trải qua lắm cuộc bể dâu, những cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ ngoại địch, tiền nhân ta đã bao phen đánh đuổi bằng hy sinh biết bao xương máu để giữ vừng độc lập, chủ quyền, bờ cõi yên ổn, Việt Nam tồn tại cho ta tự hào về một đất nước có hơn bốn ngàn năm văn hiến, bình an và phát triển cơ ngơi. Nếu ta sanh ra trong thời chiến tranh nhứt là chiến tranh của quân xâm lược, họ tới cướp nước ta thì không thể đối xử tốt với dân ta, các tiền bối Việt Nam anh hùng đã chống đở đánh đuổi họ ra khỏi bờ cõi trả giá cho độc lập tự do bằng nhiều xương máu để ta có được sự yên ổn tu hành vun đắp nền đạo giáo, ta phải đời đời nhớ ơn các tiền bối anh hùng mà làm những gì có ích nước lợi dân.
Ân Tam Bảo: Tam Bảo tức ba ngôi báo đối với tín đồ nhà Phật: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Phật thuyết pháp, Tăng là những vị đại đệ tử kế nghiệp truyền thừa từ Phật. Phật dạy chúng sanh hiểu rõ tội và phước, tội nên tránh phước thì làm. Thuyết nhân-quả và luân-hồi, người ta chịu vô vàn đau khổ trong thân sanh, lão, bệnh, tử đi từ hết kiếp nầy sang kiếp khác, kiếp Nam kiếp Nữ, kiếp bần cùng bị đời khinh miệt, kiếp giàu sang phú quí lên xe xuống ngựa kẻ hạ người hầu. Chừng già chết, giàu sang hay bần cùng, nhắm mắt cũng bỏ hết tất cả lại dương gian, đi theo cái nhân lúc sanh tiền đã gây giờ chịu lấy cái quả đầu thai lên Trời, người hay đọa vào ba cõi khổ nhứt: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Để cứu độ nhân loại, tương song với thuyết nhân quả tội phước Phật liền chỉ con đường Bát Chánh Đạo, theo đó thoát khỏi quả báo luân hồi chấm dứt sanh tử chịu khổ.
Học được giáo lý của Bát Chánh Đạo, đã đành con người sanh ra phải chịu ân cha mẹ, chịu ân đất nước cho mình được sống yên ổn nhưng người có quy y Tam Bảo, nguyện “cải hối ăn năng làm lành lánh dữ” (lời Đức Thầy)thì việc ân đền nghĩa trả không vì việc ấy mà vướng vào tội lỗi để phải chịu đọa đày từ hiện kiếp đến kiếp lai sinh.
Ân Đồng Bào và Nhơn Loại: Đồng bào, nghĩa hẹp là kể về dòng họ, anh chị em chung bào thai từ bụng mẹ sanh ra; nghĩa rộng nói dân tộc giống nòi, công dân trong một quốc gia. Vì thế, tổng thống hay các quan chức chánh phủ họp dân để truyền đạt kế sách, chánh sách nhà nước, đều dùng từ kính thưa đồng bào hay đồng bào thân mến. Trong cuộc sống, ân nghĩa đồng bào và nhân loại rất thiết yếu và gần gủi ta nhất, giúp đở cả hai mặt vật chất và tinh thần, do đó mà đền ơn họ. Đức Huỳnh Giáo Chủ giảng rõ ý nghĩa mối quan hệ tình đồng bào như sau:
“… Đồng bào ta và ta cùng chung một chủng tộc, cùng một nòi giống roi truyền, cùng có những trang lịch sử vẻ vang oanh liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong con nguy biến, cùng chung phận sự đào tạo một tương lai rực rỡ trong bước tiền đồ của giang san đất nước. Đồng bào ta và ta có một liên quan mật thiết, không thể rời nhau, không thể chia nhau và chẳng khi nào có ta mà không có đồng bào hay có đồng bào mà không có ta. Thế nên, ta phải rán giúp đỡ họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.”
Tóm lại, “Vì Đạo” một là bảo vệ đạo, hai: truyền bá đạo pháp, ba: thực hành lời dạy đạo trong Sám Thi PGHH. Nếu ta là tín đồ thuộc dạng chuyên tu, nghiêm trì gới luật để không phạm tội chịu quả báo trong hiện kiếp hay kiếp lai sinh thì Ân Tam Bảo gần gủi với ta nhứt và sự ảnh hưởng càng lúc trở nên mạnh mẽ, vượt qua mười ác thực hành mười thiện, tiến lên tám con đường chánh đi đến giải thoát sanh tử luân hồi.
Tôi trình bày với quý vị là căn cứ trên sách vở, chữ nghĩa; học thừa chữ nghĩa sách vở không đem ra thực hành thì mang bệnh “đọc suôn”. VÌ ĐẠO bằng đọc suôn sách kinh của đạo không phải không được; được, nhưng không được đến nơi rốt ráo “giải thoát mê ly”. Người VÌ ĐẠO đúng ý nghĩa là hành đạo, xem xét từ hành động, ngôn ngữ, tư tưởng, đạo đức phải sum sê. Đức Thầy có câu khuyến khích sự tu và người tu trở nên đẹp nhất:
“Người tu như thể Bá Tòng
Ai ai cũng quí cũng trông cũng nhìn”.
Ai cũng biết, tu là để trở thành người tốt đẹp, Đức Thầy đem cây Bá cây Tòng so sánh với người tu, ta cũng nên tìm hiểu hai cây ấy có đặc tính gì được Ngài khen tặng.
Là loại cây thì cây nào vào mùa xuân mùa hạ đều trở nên tươi tốt nhưng qua đến Thu, Đông, trừ cây Tòng cây Bá, giữ nguyên sắc lá xanh trên cây, các cây khác đều rụng đến trơ cành trụi lá, vẻ như chết khô. Với tiết tháo của loài cây mà thời tiết không làm ảnh hưởng đến màu sắc của nó, sự mạnh mẽ và vững chắc đó, Đức Thầy muốn bổn đạo của Ngài cũng mạnh mẽ vững chắc trước sự tu không bị bất cứ sức mạnh nào trong thế gian xô đẩy ràng buộc khiến lòng phải thay đổi sắc màu “chân không” ra màu trần tục. “Người tu như thể Bá Tòng”, nếu Bá Tòng không bị thời tiết nắng mưa tạo áp lực sụ mặt dưới sức nóng nắng chan chan của mùa hạ, cũng không cổi lốt xanh biên biếc và chịu trơ cành trụi lá của tiết thu đông; giữ sắc màu chơn như trước sự câu nhử của Danh, Lợi, Tình, Tham, Sân, Si… Không làm biến tướng chính là thật tướng, cái tướng ấy được Đức Thầy khắc kỷ qua tu tập“ Phá tan các làn sóng thị dục lôi kéo vào những nẽo tà, tâm ta chẳng còn xao động, trí ta tỏ rạng như trăng rằm, một màu sáng suốt, không nhiễm ô cảnh ngoại…”
Tu được vào trạng thái đó, cũng như người ta đối diện trước cây Bá cây Tòng, mượt mà một màu xanh biên biếc, “ai ai cũng quí cũng trông cũng nhìn” là chuyện tất nhiên thôi.
23/7/2017



Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

NGHIỆP LỰC

Một hôm đi đi dự đám giỗ xứ xa, ngồi chung bàn với tôi có 4 vị đồng đạo luận về nghiệp lực; thấy lạ tôi cũng không hỏi tên, sau về ngẩm lại cuộc hội luận rất hay, cần nên chia sẻ với chư đồng đạo mình. Để sắp sếp theo giai thoại tôi tạm đặt tên cho 4 vị ấy để khi cần nói chuyện về các vị mình có tên gọi rõ ràng: Nhứt, Nhì, Ba, Tư.
Khởi đầu, khách vừa được chủ nhà mời ngồi những ghế quanh chiếc bàn tròn, sau câu chào hỏi mặn nồng tình đạo của chủ gia huynh Chín liền bật miệng thiên cơ thời cuộc. Về thiên cơ, ông chứng minh những câu Đức Thầy tiên tri đánh mạnh vào hai năm Thân-Dậu như sau:
“- Đến Thân Dậu thánh thần náo động,
Thảm cho trần nhà tróng ruộng hoang.
- Đến năm Thân Dậu tai đầy sấm vang”.
Còn về thời cuộc, huynh Chín kể tình hình đang nóng bỏng ở biển đông với một số quốc gia đầy tham vọng tranh giành biển đảo có chủ quyền của quốc gia láng diềng, khai thác tài nguyên mà Việt Nam có ảnh hưởng chiến tranh rất là cao. Ai cũng biết, hễ có chiến tranh là có sự chết chóc đi theo đó, hai bên lâm chiến máu đổ thị rơi trên trận mạt mà dân tình cũng bị lầm than bởi tên bay đạn lạc. Đức Thầy báo trước:
“Khổ với thảm ngày nay có mấy,
Sợ mai sau dòm thấy bay hồn.
Và câu:
“Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn cầu thiết thiết that ha.”
Nói lên sự chết chóc rợn người đông, tây, nam, bắc đều có, đừng hy vọng giặc dậy chỗ nầy mình đi chỗ khác là yên. Không có chuyện đó đâu, đã nói “bốn phương có giặc, khắp hoàn cầu thiết thiết tha tha” thì còn nơi nào yên ổn mà đi. Ta hãy nghe lời Đức Thầy dạy tìm chỗ trốn tránh không đâu xa:
“Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.”
“Kiếm chữ Ma-Ha” tức là tu hành vậy.
Tóm lại, nghiên cứu qua thiên cơ thời cuộc, ta thấy sự sống còn của mình rất mỏng manh, rán lo tu để nhờ Phật huyền diệu độ thoát.
Anh Nhứt nghe huynh Chín thuyết, lòng hoản sợ, tưởng như thần chết hối hả rược tới bên lưng mà trông vào hoàn cảnh của mình chưa thể đi đâu được trong lúc nầy. Anh than thở rất là cảm động:
Ôi nghiệp lực! Tôi nay trên 60 tuổi đáng lẽ phải được sang gánh nặng gia đình từ lâu để có thời giờ tỉnh tâm hành đạo, hềm vì bạc phước, sanh con ra nuôi nấng cho lớn mà chẳng nhờ cậy được gì. Sách có câu “Tích cốc phòng cơ dưỡng nhi đãi lão” (chứa lúa trong nhà chờ khi thắc ngặt có mà dùng, nuôi con trẻ mong chừng già nó nuôi lại) nhưng hỡi ơi, tôi gặp cái cảnh đoạn trường “Tích cốc phòng cơ, cơ bất cốc, dưỡng nhi đãi lão, lão vô nhi”. Nhà có thằng con trai út với hơn mười công ruộng, hai công vườn cây ăn trái, mà tệ hơn người không có con nối dõi: Ăn chơi, cờ bạc, rượu chè, bửa nào kêu nó đi làm tiếp, vui thì đi còn buồn là thôi, không kêu là nó dọn đẹp đi la cà ngoài tiệm quán, hoặc nhảy vào sồng bạc, hội ve chai, ít bửa có người ta đến nhà mắng vốn, đòi nợ. Từng tuổi nầy cứ phải ra đồng làm lao động chính, tôi muốn sang gánh gia đình lên vai nó mà thấy nó chưa nên người, nếu sang gấp, e gia tài không lâu nữa sẽ biến đi mất. Tôi dùng trường chay lâu, cúng lạy mỗi ngày hai thời như trong giáo lý dạy mà nhằm lúc bận rộn mùa màng phải bỏ năm ba cử tu. Hôm nay huynh Chín thúc giục sự tu bằng nói qua thiên cơ thời cuộc nghe phát sợ, nhưng tôi rất buồn vì không thể giao sự nghiệp cho thằng con chẳng ra gì để lo tu hành kịp lúc trước khi có đại nạn thiên cơ thời cuộc như đã nói, xảy ra.
Anh Nhì nghe anh Nhứt than thở như vậy liền đặt ra câu hỏi thốn tim gan để có may ra thức tỉnh anh ấy:
Vậy anh theo giữ của đến chết sao? Mà chết rồi thì sự nghiệp cũng vào tay nó thôi. Nếu anh còn trẻ tôi không khuyên, anh coi lại anh đi! cái lưng đã còm rồi đó! Sự nghiệp sớm hay muộn gì cũng về tay nó thì thôi đừng nên miễn cưỡng, còn nếu mình bực tức đứa con ngỗ nghịch thà chịu tiêu tán tài sản qua các sự việc khác chớ không chịu trả nợ cho chủ nợ đến làm con trong nhà, nợ chưa trả là còn đó, kiếp nầy không trả sanh lên kiếp sau hay sau nữa cũng phải trả. Kẻ thức thời là hay nhứt, nên giải quyết cho sớm để đở cực tấm thân. Theo đường Phật mà đi, chỉ một lần nầy thôi, mãn kiếp hồng trần là một đi không trở lại cái cõi Ta Bà nầy nữa.

Anh nhứt tiếp thu bài giảng luận của anh Nhì, rất đồng ý với lối trình bày sáng sủa, nhưng làm được những điều mình nói thì ai cũng phải cho rằng nó khó hơn gấp nhiều lần so với nói. Chính vì vậy anh ẩn núp trong sự khó làm và tìm lý do bào chửa việc mình không làm:
- Anh lý luận thật là suôn bâng nhưng đứng ở nhà anh, anh sẽ không thấy cảnh tình của nhà tôi đâu.
- Nói thiệt, con tôi chả mấy kém con anh, không siêng làm lụn lại thích cờ bạc rượu che, vô đất làm thì hay cải cọ cách làm của tôi như thể kiếm chuyện đặng bỏ ra về bắt mâm hay nhào vô sồng bạc, cái kiểu làm cho bỏ ghét. Lần nọ tôi suy nghĩ, hay tại cách làm của mình đã quá lạc hậu dẫn đến ấu trỉ mà cứ giử vai trò chủ đạo làm vật cản khiến nó khó tiến thân, bực bội nên làm liều qua nghiện ngập. Lúc đó tôi mới 58 tuổi đã sang gánh cho con, từ chỗ thờ ơ công việc nó nhảy mức siêng năng ngay. Anh ơi, tuổi trẻ bây giờ có học hành hơn chúng ta, nhạy bén nắm bắt cách làm, thấy cơ hội đến thì ra tay làm giàu. Chúng ta xưa ít học, hiểu biết không tới đâu, ỷ có cái quyền làm cha mở miệng là lệnh lạc, buộc nó phải theo cách mình muốn, hoặc tự cao ngạo: Nhà nầy không có tao đây là chết đói cả lũ! nghe nó bực bội phải thôi. Con tôi giờ làm ăn rất thành đạt, trúng ruộng, trúng vườn, bán buôn nhanh nhẹn, mới đây nó cất thêm nhà làm cửa hàng bán vật tư xây dựng. Biết đâu con anh cũng như con tôi, muốn làm ăn mà bị ông bố già làm vật cản nên đã bực bội làm liều.
Anh Ba nói: tôi rất đồng tình với lý luận của cả hai anh. Đồng tình không có nghĩa là hoàn toàn chấp nhận hay phủ nhận, bởi vì dầu sao nó cũng chỉ là giải pháp để tháo gở sự bế tắt không mong muốn. Giải pháp chỉ là tạm thời ở mức độ vừa phải trong khi tuổi nghỉ hưu rảnh rang công việc, ý muốn lo tu là vô cùng; ta không thể lấy cái hửu hạng đem so với vô cùng để lấy một kết quả tốt. Tuy nhiên, tôi rất đồng ý ủng hộ giải pháp sang gánh cho con là hửu hiệu nhưng không hoàn toàn chấp nhận yếu tính của con anh Nhì áp dụng qua con anh Nhứt về ý thức cha là vật cản sự tiến thân của con. Biết đâu con của anh Nhứt thuộc về nghiệp báo đến gia đình anh để đòi nợ chớ không đơn giản là bất mãn mà làm liều bởi ông cha lạc hậu. Nếu ở vào trường hợp của anh Nhứt, theo tôi, tốt hơn hết là chờ đợi và nâng cao sự giáo dục con cái của mình cho nó tỉnh ra.
Đến lược anh Tư, anh nầy không đồng ý sự nhận định của anh Ba về nghiệp báo đến đòi mà trì hoãn sự trả và đề cao tính giáo dục, anh nói:
Như anh Ba đã xác quyết, con của anh Nhứt là nghiệp báo đến đòi chứ không phải xảy ra từ sự bất đồng quan điểm làm việc của kẻ thủ cựu người nghinh tân. Nghiệp báo là chủ nợ đến đòi anh Nhứt, nếu nói về giáo dục thì người trên giáo dục kẻ dưới, chủ nợ có quyền giáo dục kẻ thiếu nợ chứ kẻ thiếu nợ không đủ tư cách giáo dục chủ nợ của mình. Đừng mượn cớ kiếp nầy nó là con, mình là cha mẹ để rồi huỵch nợ bằng giáo dục nó đừng quậy phá tài sản, hổn ẩu với cha mẹ mà nó nghe. Thiếu nợ phải trả, nếu trì hoãn nợ đeo đắm mãi làm khổ chúng ta thêm, sống cho đến chết không một ngày yên ổn, vậy kéo dài sự trả nợ được lợi lộc gì chứ? Khi ta đồng ý trả nợ, giao quyền làm chủ lại cho đứa con mà ta gọi là nghiệp chướng, nguyện Phật chứng minh cho mình cải hối ăn năng, tu nhơn tích đức thì có thể từ đó trong nhà dữ hóa lành, chủ nợ đòi được nợ sẽ tự hóa giải thù xưa lại thương cha kính mẹ không chừng.

18/7/2017

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

ĐIỆN THẦY

Lâu nay tôi nghe bà con đồng đạo, những vị hay đi hành hương chiêm bái ở miền Thất Sơn, nhắc đến ĐIỆN THẦY trên núi dài 5 giếng; núi nầy có tên Ngũ Hồ Sơn, là một trong Thất Sơn. Tôi thật sự chưa đọc thấy một tài liệu nào nói về chuyện tích nầy, chỉ là nghe đồn đải chuyền với nhau, xưa Đức Thầy có dời gót ngọc đến đây một hai hôm. Lời đồn chuyền miệng, nhưng có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với khách hành hương chiêm bái.
Chúng tôi đến ĐIỆN THẦY lúc 9 giờ ngày 9 tháng 7, 2017, ngoài 17 người trong đoàn nhà, chúng tôi không còn thấy một khách vãng lai nào khác. Điện mở cửa, phía trước sân đồ đạc để bề bộn: Ấm nước, bình trà, ly tách, quần áo giăng phơi… chứng tỏ có đồng đạo nào ở tu đây. Chúng tôi nghĩ  bụng có thể vị nầy đi hái rau hoặc trồng trọt một ít gì đó nhu cầu cho sự sống nơi chốn lâm tuyền, đi rảo một chút chắc sẽ gặp.
Trời không nắng mà gió núi lại đùa, tới giờ nầy cái lạnh còn vương nhẹ trên quả đá bống cây, thiệt là thích!
Lơ thơ, gió thổi điu hiu nhuộm,
Hòa hoãn tươi cười im nắng mai,
Thoáng thấy Lâm tuyền không gợn nắng,
Tỉnh lòng cầu kính Đức Như-Lai.

Trước mắt có một căn nhà tiền chế, mái lợp tôn, bốn phía chưa dừng vách, trong nhà có hai đống cát, dụng cụ ngổn ngang, mưa tạc gió lùa mà cũng có năm ba cái võng mắc sẵn. Sáng nay mấy cháu trai dẫn lạc từ điện Bà đến điện Thầy, có lúc phải càn thí trên rừng cỏ, đi đi lại lại mấy bận xa xa mới tới được Điện Thầy. Sức đuối mà gặp võng cứ ghẹo mắt, Không thấy chủ nhân đâu để hỏi nằm nhờ cho phải phép. Đồ đạc bừa bộn như vầy chủ nhân đi đâu kia chớ? Nhịn hỏng nổi …  Nằm mới một chút thôi thì nghe tiếng khua thùng, theo dõi âm thanh phát lên, tôi đảo mắt qua hướng góc phải, thấy có hai em trai trong đoàn còm lưng kéo phăng dây dài dài lôi lên từng thùng nước đục ngầu. Thì ra dưới đáy sâu thăm thẳm có một người mút vét nước đổ đầy những thùng bê trên có dây thòng xuống, nếu không nhờ mấy em trẻ trong đoàn tôi đến lôi những thùng nước lên giùm thì người ở dưới phải vất vả một mình với công việc trèo lên tuộc xuống nhiều lần.
Vét cạn nước dưới hố đào chúng tôi trở lại ngồi bên bình trà nhạt phía trước điện Thầy, bình trà có vỏ đựng giữ nóng lâu, mùi trà hết cốt nhưng nước còn âm ấm, người vét nước khi nảy cũng đến với bộ đồ đầy mồ hôi trét nhiều vết đất, đi lấy cái bình thủy, châm trà nước mới mời chúng tôi. Một em trong đoàn nhạy miệng hỏi:
Huynh có phải là chủ sở hửu ở đây không?
Dạ không _ ông ta đáp _ tôi đến đây làm công quả.
- Thế còn vị trụ trì ?
- Điện nầy không có vị trụ trì.
- Huynh ở đâu đến làm công quả?
- Tỉnh Bến Tre.
- Đến có mình huynh sao?
- Dạ phải.
Nghe thế trong đoàn có người khác hỏi tiếp:
- Chắc anh cũng là thợ xây dựng?
- Dạ, thợ hồ.
- Nền và nhà tiền chế đằng kia có phải anh dựng lên không?
- Hôm dựng cũng có nhiều bà con đến tiếp sức.
- Trông kiểu cách xây dựng khá xinh mà còn có vẻ kiên cố, chắc anh đã làm nghề lâu thì phải?
Anh ta ngộ được lý của câu hỏi về tài nghệ thợ hồ, mỉm cười vẻ thẹn:
Tôi làm thợ hồ qua nhiều năm ở đất Sài Gòn, bổng nhiên chán danh lợi, thích làm từ thiện. Về quê, có lần may mắn tôi được cô bác anh em kể chuyện, hồi xưa Đức Thầy trên đường khuyến nông có dừng chân ở tỉnh Bến Tre thuyết pháp khuyên tu. Nghe kể chuyện có Ông Phật về tỉnh nhà khiến lòng tôi xao xuyến, cảm nhận sự hiện diện của Đức Thầy lúc đó là mang tình thương đi cứu độ nhân sinh. Có lẽ các trưởng bối đã suy nghĩ được điều nầy nên sau khi Đức Thầy vắng mặt, các vị giữ chặc chịa niềm tin tôn giáo và Đức Thầy sẽ trở lại, để dù con thuyền PGHH đưa rước người từ bờ mê sang bến giác có gặp bốn bề sóng dậy cũng cương quyết vượt sóng. Nhờ đó mà giờ, dù đồng đạo còn gặp nhiều khó khăn về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, PGHH ở tỉnh nầy cũng vượt khó thành lập hai ngôi chùa sinh hoạt giáo sự.

Đức Thầy đi khuyến nông ở tỉnh Bến Tre có liên quan gì với Điện Thầy trên Ngũ Hồ Sơn? _ một người khác trong đoàn chúng tôi hỏi
Từ ngày nghỉ ăn tiền nghề thợ hồ tôi có đến đây vài lần _ ông ta trả lời _ và cứ mỗi lần đến thấy cảnh đìu hiu mà lòng rộn ràng tâm sự, tôi nghĩ ở trên đây cần có một nhà khách rộng và thoán mát để thiện nam tín nữ làm khách vãng lai sau lúc leo trèo hì hục đến, nghỉ ngơi cho phục hồi sức khõe, hưởng nhàn, dưỡng tâm trước khi vào bái kính Điện Thầy. Khách có muốn chậm chân kéo dài thời gian hưởng nhàn, dưỡng tâm, họ không lo việc ăn uống lại còn có chỗ yên tỉnh tu hành, đường công phu không vì đi hành hương mà bị giảm.
Tôi hỏi:
Đất đây thì sao! Chú bỏ tiền ra mua hay khai khẩn?
Không. Là đất của người khác.
Thế chú có được sự đồng ý của chủ nhân không?
- Được. Đất của Ông Bà Tư Bình. Tôi gặp hai vị ấy trình bày quan điểm của mình được hai Ông Bà chấp nhận một cách vui vẻ.
- Hai đống cát để trong nhà tiền chế cũng một mình chú vác từ dưới triền đất lên sao?
- Không phải triền đất mà là triền núi.
- Cát lấy trên nầy hả !?
- Dạ phải, quý vị leo lên gần tới đây chắc đã thấy cái hầm dấu mới đào chứ ạ?
- Thấy, Là hầm đó sao?
- Dạ, cát nầy tôi sàn lấy từ cái hầm đó.
- Cũng một mình chú đào sàn và vác lên?
- Chủ sự là tôi, cứ một mình đem sức ra làm nhưng thỉnh thoảng cũng có khách tham quan chạnh lòng ra tay nghĩa hiệp, hoặc chư huynh đệ mình hay tin đến tiếp, tôi rất là mừng.
- Lở như khách hành hương không ra tay nghĩa hiệp, huynh đệ cũng chẳng ai hay mà tiếp hoặc hay nhưng họ không thể thì sao?
- Tình Hòa Hảo rất thiêng liêng nên tôi không lo sợ điều đó xảy ra.
- Làm từ thiện mà một mình với công việc lớn lao nầy, tôi bái chú luôn!
Chúng tôi rời khỏi Ngũ Hồ Sơn, ra xe hướng về núi Bà Đội. Lúc dừng chân nghỉ khõe ở trước sân điện Thần Kim Qui tôi lại nhớ về chú thợ hồ, một mình thi triển dường dài một công trình khá lớn, thiệt là tội nghiệp chú ấy. Tôi nói với chư đồng đạo đi cùng: Ở đời có không biết bao nhiêu tổ chức từ thiện và người hay đi làm từ thiện, kẻ hô người ứng rần rần, đâu ai như chú ấy chiếc bống cô đơn. Vì kính chỗ có gót ngọc của Đức Thầy, muốn thắp sáng ngọn đuốc thiên PGHH ở nơi hoang vắng mà một mình ngày đêm trên núi, không nài cực khổ, chẳng đợi khen chê, âm thầm làm việc từ ngày nầy sang ngày khác, việc nầy qua việc khác. Tôi nghĩ sự kiên tâm bền chí của chú ấy mà một ngày nào đó, cái tâm nguyện cất nhà khách gây mối thiện duyên của chú sẽ hoàn chỉnh tốt. Tiếc là lúc nảy chúng ta không chụp chú tấm hình nào làm kỷ niệm.
Lời than thở của tôi đã làm động lòng một số em cháu trẻ trong đoàn, muốn giúp tôi toại nguyện, không bỏ qua cơ hội có thể thực hiện được nên khi đoàn đến nhà nghỉ dưới bệ đường lên điện thờ bà Đội, đang ngồi dùng nước, một người xem lại đồng hồ, thiếu chút nữa là ba giờ chiều, có bốn em cháu tình nguyện xuống núi ngay trong khi những người lớn chúng tôi tiếp tục hành trình hành hương chiêm bái, cấp tốc cho đảo xe ra Ngũ Hồ Sơn, leo nhanh lên núi gặp chú thợ hồ thì trời đã hơn 4 giờ chiều, chú ta nghỉ làm, tắm giặt, nấu ăn đặng còn lo công phu chiều.
Những tấm hình chụp khi nghỉ làm với bộ bà ba đen sạch sẽ, cho dù có dựng cảnh cũng không sóng động như lúc chú mình mẩy lấm lem, vét nước, kéo nước… Nhưng có điều may mắn hơn là chuyến cấp tốc trở lại nầy đã gặp được ông bà tư Bình từ trên núi vừa xuống tới triền, chủ đất của khu vực Điện Thầy.

14/7/2017

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

KHÔNG SE SUA

Dự đám cúng tuần nữ đồng đạo Trần thị Bợ, nghe thân nhân của vị nầy kể về những hành trạng cao đẹp của người quá cố khiến lòng tôi cảm phục. Nữ đồng đạo sống cùng nhà cha mẹ đến già chết. Lúc xưa ở gần chợ Thuận Giang, vùng sông sâu đất lở, tính sớm muộn cũng phải di dời, cha mẹ mua đất trong đồng xa chuẩn bị cuộc đổi chỗ. Kim Cổ Tự (Phủ thờ Ông Ba) cũng chịu chung số phận, vào tuốt trong đồng, may mắn khi đổi chỗ, nhà cha mẹ cô cất cập ranh chùa để sớm chiều nghe tiếng chuông chùa nhắc nhở công phu.
Cô độc thân tu niệm tại gia, chay trường lâu, ban sơ chưa chắc lòng mà gặp bệnh kéo dài, thân nhân đùn đẩy ăn mặn cho có sức, dụ chừng hết bệnh dùng chay lại không muộn. Mới tu với phần tuổi còn quá trẻ, tinh thần đạo đức kém cỏi không kềm lòng trước lời khuyên đầy lý lẽ của người khác nên lở một lần. Không lâu sau hết bệnh cô dùng chay trở lại. Bây giờ thì đạo tâm mạnh mẽ hơn, cô hứa với lòng, lở để thua một lần nhưng sẽ không có lần thứ hai. Lâu sau cô mang bệnh khác và nhiều chứng bệnh ngặt nghèo quy tụ trong thân thể, khó chịu cở nào cũng kềm lòng niệm Phật cho, kiên trì trường chay giữ giới cho đến hết kiếp, tháng 4 năm 2017 giả biệt cõi trần gian hưởng tho 66 tuổi.
Sanh ra trong nhà nông, thân sinh có mở ruộng, gia đình thuộc dạng “nhà săn cột lớn” nhưng tính tình nữ tu chất phát không se sua quần là áo lụa mỹ mìu. Ngoại hình xinh xắn, mặt mày sáng sủa, tuổi dậy thì nữ tu khoác lên mình bộ bà ba thời cổ dáng suôn đuột, mặc nó, xa trông chẳng khác bà già chút nào. Lấy đồ ở tiệm về, thợ may đã ủi láng trước khi giao hàng cho khách, được thẳng thóm những ngày đầu, từ đó về sau quần áo lúc nào cũng nhăn nheo. Cô có hạnh cách hiền, rất hiền; là con hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, người chị tốt, giúp đỡ các em, cháu đến hết cuộc đời mình. 
Trong khi nhiều nữ tu đương thời mặc Bà Ba thì ít nhiều vì cũng cho có hơi thời trang, kiểu cọ lên một chút còn cô thì không. Lúc còn trẻ có đi làm ruộng rẩy tiếp cha mẹ, sau nầy cha mẹ chia ruộng thì cô cũng đã qua lứa tuổi xuân xinh, ngán ngẩm việc làm lụn vất vả kiếm nhiều tiền, nhận phần ăn của cha mẹ cho, cô kêu em cháu canh tác, mình chỉ lấy ít tiền đủ sống đời giản tiện. Cha mất, cô ở nhà thường để phụng dưỡng mẹ già. Dường như cô cũng không có bạn đạo nên không mất thời giờ ngồi luận đạo với ai.
Đi dự đám cúng tuần, tôi thấy ở bàn linh vị trên có thượng hình cô, tấm hình tươm tất lắm lại trẻ không giống bà cụ tuổi 66. Tôi hỏi những thân nhân và em trong nhà còn tấm hình nào khác mới chụp đây không? Đứa cháu kêu cô bằng dì không chỉ đáp mà còn là giải đáp: dì hai hồi còn trẻ cho đến già không có giao du bạn đạo nên không rơi rớt tấm hình kỷ niệm nào, có chuyện đi đâu vài ba cây số là lội bộ. Hình để trên bàn linh là hình trong tấm giấy chứng minh nhân dân rọi ra. Mẹ cô năm nay 90 mươi tuổi vẫn còn khõe, rắn chắc, trí nhớ không tệ cũng xác nhận con gái của mình không để lại tấm hình nào ngoài hình trong giấy chứng minh nhân dân. Nói về điều cô không thích giao du với bạn đạo nào thì đứa em trai kế cô Trần văn Nhạn trả lời tôi như sau:

Chi tôi không thích đi đây đi đó vui chơi, cũng không thích lại nhà nầy nhà kia trong xóm, nhà chú tư em ruột của cha cất cập bên thế mà thật lâu chị mới qua thăm một lần, chị thích yên tịnh và có nhiều thời giờ tu niệm.
Tôi biết và nói về cô nhiều bởi vì tôi với cô là anh em cùng xóm từ thuở nhỏ, cha mẹ cô tôi kêu bằng chú thím, cha mẹ tôi cô kêu bằng bác, hai nhà tình anh em rất thân thiện. Lớn lên tôi phát tâm tu, thời gian đầu tu tại nhà sau đó đi tu xa, lâu lâu có về thăm quê, một đôi ngày tới lui trong xóm rồi đi nữa, nhiều lần như vậy mới tình cờ gặp cô một lần với vài câu chào hỏi ngắn ngủi qua đường. Sau lâu tôi về quê ở trụ lại dựng lên căn gác hẹp cũng không nhớ gì về cô. Năm 2016 bổng cô đến thăm tôi với thân hình tìu tụy, bèo nhèo, tưởng như bà già lở đường lại nhờ sự bố thí. Thời gian đã làm cho người ta già thì phải rồi nhưng không giống già thường mà hình thể giống bà già ăn xin, bộ bà ba bợt màu thời gian, nón lá rách trùm đầu, tay xách cái bị da rắng nhỏ, trông hết sức là lang thang, gương nga bầu bĩnh của lúc xuân thì đã hoàn toàn biến mất. Tôi chào chị mà lòng thì nghĩ ngợi, nhớ ngờ ngợ gặp người nầy ở đâu… chừng cô hỏi: Chị hai khõe không? tôi nghĩ tới… giật mình, hỏi chứ không đáp:
- Có phải cô hai Bợ không?
- Dạ phải !
- Hết sức lâu mới gặp. Chị hai khõe, một chút cô lên gác thăm chị hai, chắc chị ấy mừng lắm.
Chị hai tôi cũng như tôi, lúc xưa còn ở chung cha mẹ nhà gần Kim Cổ Tự (chùa ông Ba) cũ, hồi nhỏ lúc tuổi lên ba thì chị bệnh ban trái mù đôi mắt, cô Bợ là em trong xóm thương chị hai tôi, thỉnh thoảng có đến thăm, chuyện trò thân thiện quí nhau lắm.
Thời gian tôi bị đi xa, chừng về năm 2002 cha mẹ không còn, chị hai sống với người em trai út. Tôi cất nhà mới cách đó khoảng ba cây số, năm 2003 rước chị hai về ở chung, từ đó, cái cô chuyên gia đi bộ nầy không tiện tới lui thăm chị hai tôi nữa. Tất cả quên hết rồi! Bổng nhiên 2016 cô lại thăm hai chị em tôi làm tôi hết sức bất ngờ. Tôi hỏi:
- Cô đến thăm chị hai chơi hay có chuyện gì quan trọng?
- Tôi bệnh, đi hốt thuốc nam anh à. Lâu nay nghe tin anh về cất nhà trong đồng, sẵn trên đường đi hốt thuốc  tiện dịp ghé thăm chị hai và anh.
- Cô bệnh gì?
- Nhiều chứng lắm anh ơi.
- Cô đi bằng phương tiện gì sao không thấy?
- Dạ đi bộ.
- Bệnh nặng mà phải lội bộ đi và về ước chừng già 4 cây số đành lòng sao?
- Dạ, tôi lội được.
- Thời đại nầy xe cộ dặp dìu, thôn quê nhà nào cũng sắm xe, có nhà ba bốn người sắm ba bốn chiếc, cô ở nhà săn cột lớn, em cháu chắc cũng vài ba chiếc trong nhà sao lại dễ dàng để cho cô đi bộ xa trong khi cô bệnh.
- Dạ không sao đâu anh! Hồi nào vậy giờ cũng vậy.
- Hay cho câu “Hồi nào vậy giờ cũng vậy”. Tôi phục cô luôn!
Phần đông người ta thường bảo “Ăn theo thuở ở theo thời” mà cô thì bảo: Hồi nào vậy giờ cũng vậy, thế thì vẻ sang trọng, vinh hoa phú quí không khiến cô được. Có người để ý thấy cô không giao du với bạn đạo, không luận việc tu hành nhưng thường sống ở trạng thái tu mà người khác luận tu. Cô có hạnh cách bất cần đời, không chen vào chuyện phải quấy của ai, không ham tiền và sắm dọn. Quá khứ của cô sáng trưng cái hạnh “lạc đạo an bần”.
10/7/2017


Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

GIÈM PHA TAI TIẾNG

Đề mục nêu trên tôi trích trong Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo, bài “Thiên Lý Ca” có câu như sau:
“Mặc tình ai gièm pha tai tiếng
Sửa tâm mình như miếng hoa thơm.”
Bàn qua đề tài nầy tôi rất mong có sự thông cảm của các bạn đạo, bạn đọc, để trên đường đời vạn nẽo chúng ta từng bước từng bước an vui, thông thả đi qua đi qua…
Gièm Pha: Đặt điều nói xấu kẻ khác để người ta biết mình tốt, chế giễu thỏa thích.
Tai Tiếng: Tiếng xấu, kẻ đặt điều đồn đải ra làm cho thanh danh của người bị đặt điều mất đi ảnh hưởng.
Như chúng ta biết, đặt điều tức điều đó không có, người ta không phải nói như vậy, làm vậy, mà do kẻ ác ý kiếm chuyện, không có đặt cho có. Người ta không xấu kiếm chuyện đặt điều nói xấu, không ngu đặt chuyện cho ngu, không tồi nói là tồi, không gian dối nói là gian… Sở dỉ người ta dám đặt điều như vậy cũng vì họ nung nấu trong lòng hai điều khó chịu:
1. Khi thấy người khác uy tín hơn mình, nói ra nhiều người nghe còn mình có đây không ai ngó tới. Do thấp mà muốn được ngẩng cao và thay vì làm cho mình cao hơn người cao hơn mình họ tìm cách hạ bệ người cao cho kẻ ấy thấp dưới mình để người ta thấy mình chớ không thấy người uy tín đó nữa.
2. Do tính tự cao tự đại thấy mình hay giỏi, tài trí, ai lộ ra hay giỏi, tài trí thì bị người tự cao tự đại khinh chê: Múa rìu qua mắt thợ.
Ở đời người ta hay nói với nhau rằng: sống có cạnh tranh thì cuộc sống mới vương lên, giàu thêm giàu, tài thêm tài, trí thêm trí. Dân trong nước mà vương lên như vậy thì nước giàu dân mạnh. Phải! phải! nhưng sự vương lên qua cạnh tranh thì phải cạnh tranh với tính công bằng, không có việc làm mờ ám, gian xảo. Người kia tài giỏi, mình muốn tài giỏi hơn họ thì rán học hỏi, nghiên cứu, làm việc cho hơn họ, nếu hạ nhục họ gục xuống đặng mình đứng lên là không công bằng và cũng không có chút tiến bộ nào. Trong xứ có hai người tài trí trình độ chệnh lệch một tám một mười, nếu người ở mức độ tám hại người ở mức độ mười thì trong cái xứ tốt lành bị xuống cấp, thông minh mười của ngày xưa nay chỉ còn có tám thôi. Làm như vậy bản thân không có lợi còn hại cho quê hương xứ mình. Ngở rằng không có mười thì tám ta đây là cao nhứt mà cao nhứt cũng chỉ có tám thôi, thiếu hai nữa mới được như xưa.
Nếu thật tâm tu, khi nghe ai nói xấu về mình, chê mình ngu muội ở một việc làm nào đó, đừng tự ái phựt lửa. Xét coi mình có làm chuyện xấu không, có ngu si khờ khạo đúng như miệng đời chỉ trích không. Hãy thật lòng nhìn đúng về mình chứ đừng nhìn với lối biện hộ. Nếu đúng vậy thì tự sửa mình và đừng buồn người kia đặt điều nữa, vì ta đã xác nhận mình phạm lỗi thì lời chỉ trích trên đúng sự thật chớ đâu phải người ta đặt điều. Bây giờ chỉ lo mà sửa lỗi thì lỗi chính mình mới hết, trách móc người ta chứng tỏ là mình không thật sự nhận lỗi;  hãy sửa để xấu ra tốt, dốt được thông. Bằng như ta không hành động xấu ác, gian dối, là chuyện tốt phải làm, đường thiện phải đi, dầu ta làm việc phước nhỏ, thiện nhỏ, thông minh không bằng ai, dở hơn người giỏi nhưng biết mình mang phước chớ không dời họa đến ai thì không nên thẹn lòng. Hãy khen tặng người làm ích lợi lớn cho đời, người thông minh tài giỏi, đừng vì họ hơn ta mà gần họ ta cảm thấy khó chịu. Lở khi họ có cao hứng chê ta làm chuyện phước thiện nhỏ, giảng thuyết giáo lý một cách thấp thỏi, đừng vì lời chê bai của họ mà bỏ cuộc. Trong xã hội đa dạng người, tốt xấu, nghèo giàu, cao thấp, nên cũng rất cần có nhiều người nhiều cách làm lợi ích cho đời, phù hợp với khả năng. Ông bà nhà giàu tiền đầy túi, họ nhắm tới việc lớn như cất cầu, làm đường, cất nhà cho nhà người nghèo khổ, ta nghèo có chút ít tiền là do mót mái, nhịn xài phí mà có, không thể hướng đến chuyện tu kiều bồi lộ lớn lao nhưng ta có thể chia cơm xẻ áo với những người nghèo khổ quanh ta, những ngày trời mưa dầm người ta không đi làm công cho ai được, không thể chống gậy đi xin ăn hay bán vé số, gạo không còn trong lu mà hết tiền, ta mang đến cho những người nghèo khổ đáng thương nầy một vài bửa ăn cũng quí, đâu đợi phải có số tiền to làm theo kiểu cách của ông bà chủ nhà giàu thì mới được. Gia bần trí đoản, có thể họ không nghĩ đến việc đạo đức tu hành, ta tuy không tài giỏi thông minh như những người tự hào tài giỏi thông minh, tới đâu họ cũng biểu dương sự thông minh tài giỏi của mình bằng những bài pháp cao, chân như, lý tánh, ít ai luận tới để giành hết sân. Ta không được như người thông minh đó, nhưng đứng trước những người chưa biết đạo đức tu hành hay mới biết đây thôi, với tâm trí của họ nếu có học đạo cũng chưa cần thiết phải hiểu đến chân như lý tánh của người thông minh kia nói đâu. Họ làm ác ta khuyên họ làm thiện và giải thích thiện ác lợi hại như thế nào, họ chưa tin Phật ta khuyên họ nên tin Phật, họ không biết nhân quả báo ứng là gì ta khuyên họ để họ kịp thời sửa sai làm phải chuyển đổi ác nghiệp thành thiện nghiệp. Làm được việc là làm giỏi, dù có bị kẻ khôn chê dở cũng không sao.
Đức Thầy dùng từ “Mặc tình ai” tức là mặc kệ ai nói nếu mình chuyên vào việc “Sửa tâm mình như miếng hoa thơm” là việc phải nên làm không vì sự đặt điều nói xấu của người khác về mình mà giận lên bỏ cuộc, tính đi ăn thua tranh luận với kẻ ấy sao? Đức Thầy dạy:
“Mặc ai tranh luân đấu tài
Khuyên dân hãy rán miệt mài đường tu.”
Ăn thua là đấu khẩu, đem pháp Phật ra làm sức mạnh bào chửa, làm vũ khí tấn công đánh chụp đối phương buộc họ đầu hàng thua cuộc sao? Thật ra, nếu pháp của Phật có là vũ khí thì vũ khí ấy chỉ cấp cho chiến sĩ Như Lai để các vị đánh bại kẻ thù phiền não không phải để ăn thua chiến sĩ Như Lai với chiến sĩ Như Lai, đồng đạo với đồng đạo. Có ai đó đã viết:
Luận thôi cải riết rùm rang
Ai cũng bảo thủ cái đang hành trì.
Pháp giáo hướng dẫn ta đi,
Chớ không là chỗ ở thì mà tranh.
Nếu ta thông minh giàu tiền bạc có tấm lòng tốt thương đời, dạy người cũng nên vì cái phúc đức của đời trước đã làm, giữ mình một cách cẩn trọng đừng để có cao hứng, một lúc mất tự chủ nói ra những lời chê bai kẻ thấp, thật sự họ có dở hơn ta, sự hiểu biết chậm chạp hơn ta, làm phước thiện không bằng ta nhưng họ đã đi đúng hướng đúng đường ta đang đi. Muốn cho họ tiến thêm ta nên an ủi vổ về hơn là dùng lời chê bai khiển trách.

06/7/2017