THAM QUAN HÀNH HƯƠNG BỐN ÔNG THẺ
Ông Thẻ Số Hai
Rời Ông Thẻ số 3 chúng tôi về lại Ông Thẻ số 2. Ông Thẻ nầy ở
đường Cầu Chữ “ S ”đi vô khoảng 4 cây số, thuộc xã Vĩnh Trung, huyện Châu Phú,
tỉnh An Giang.
Dinh
ông thẻ số Hai
Chưa biết chuyện nầy là mê tín hay khoa học, lỡ có ai đó nghiên
cứu đúng bài bản khoa học, nói chè hột Sen chống ngủ gục, để người ta đi đâu xa
buộc phải mang chè theo mới rối. Trong đoàn lúc dùng chè, tâm ai sao thì tôi
không biết, nhưng tôi mắc cười rán ém để niệm Phật mà cái tâm cũng cày cày lên.
“ Ních” sạch cái nồi chè nhà người ta mà không Niệm Phật cho biết điều, e uổng
cái công Ông Bà chủ nhà tốt bụng đem đãi mình.
Đường từ cầu chữ S vào dinh Ông Thẻ số 2, trên đường nhà cửa thưa
thớt. xe chạy dọc trên một làng quê yên tĩnh trông chưa mấy ảnh hưởng nét duyên
khoa học và chợ búa mặc dầu gần thị trấn Cái Dầu. Con người và cảnh vật dường
thể thiếu sự săn sóc tốt, nhưng so với đường vào Ông Thẻ số tư thì cái quê đây
đứng được hạng nhì.
Đoàn đến Dinh Ông Thẻ số 2 tiết
Trời còn nắng nóng mà Dinh lại không có sân cây treo bống mát, khách hành hương
phải vào hết trong Dinh trốn nắng nóng. Vào đây mới biết, trốn nắng thì được
chớ trốn nóng là không thể. Xáng mút kinh lấn hết cả sân Dinh còn đổ đất sát
chân tường, Dinh nằm dưới trủng không chút gió máy vì vào được, nực khiếp.
Người ta như muốn đuổi Dinh đi nhờ các thần hộ giá níu lại được.
Giờ Dinh ở trơ trọi như thể bị cách ly, nằm dưới đê đường khoảng 1 mét, bốn bên
bờ đất bao kín. Trời mưa hay mùa lụt lên, nước đọng sâu phải kê váng bắc cầu đi
tới đi lui trong các ngôi thờ phía trong.
Ngôi chánh thờ dinh ông thẻ số Hai.
Tại sao các cụ xưa cất Dinh lại cất thấp như thế?
Tại gì ta cảm thấy khó chịu trước chỗ ta tôn trọng bị người khác
đối sử tệ, bực bội mà thắc mắc cho đỡ sức dồn nén chứ chúng ta cũng thừa biết
lúc cất các cụ đã lấy mặt nước thượng nguồn đề chuẩn, trừ hao không ngập. Đất
đây thuộc vùng Láng Linh cũng còn có tên là “ Vùng Bảy Thưa”, nơi ẩn quân của binh Gia Nghị
sau khi nước ta rơi vào tình trạng yếu đuối, giao ba tỉnh miền đông cho quân
Pháp. Đức Cố Quản không đầu hàng giặc ngoại xâm, kéo quân về đây trú ẩn, chờ đủ
lực phục thù. Nhìn xem! Dinh Ông Thẻ thời trước mà cất tường Bê Tông như vậy
chứng tỏ các cụ rất cẩn thận. Xưa
nơi đây hoang dã, giờ theo nhu cầu sự phát triển của đất nước về dân số và kinh
tế. Nước ta nặng về nông nghiệp với sự ưu đãi của thiên nhiên cho trúng mùa nên
lấy Nông Nghiệp làm kinh tế hàng đầu. Mở rộng đất hoang, giờ đã đào kinh, đấp
đê, dẫn nước vào làm lúa hai vụ, ba vụ. Dân số tăng nhanh, thiền thị hết sức
chứa phải mở mang nông thôn, cho đào kinh rạch, đất đổ cao và rộng làm đê bao
ngăn lũ, nhân đó mở tuyến dân cư, di dân đến ở. Tạo cho dân an cư lạc nghiệp là
phải rồi. Có thể nói là xui xẻo cho Dinh, đồng rộng mênh mông thiếu vì chỗ đào
kinh đê bao, mở tuyến dân cư, sao lại chọn ngay Dinh như cố tình phá đi di tích
văn hóa của Bửu Sơn Kỳ Hương, mài mòn về lịch sử Đức Cố Quản vượt buội truông
đến đây cấm Thẻ? Miền đồng bằng sông cửu long có biết bao nhiêu là đường đê bao
ngăn nước, có những con kinh nhắm thẳng mút công, vì dính vào phần đất của quan
lớn hoặc kẻ giàu tiền, đẩy trôi chiếc xáng đi một chỗ khác. Chỉ là quan và giàu
tiền thôi mà bảo vệ được đất đai, lợi lộc của riêng mình. Những nơi di tích
lịch sử là tấm gương chung cho đời soi sáng, giá trị hàng triệu triệu lần so
với cái tình lý riêng tư của mấy Ông quan, nhà giàu. Là nơi tôn nghiêm đáng
được bảo vệ tốt cho bá tánh trăm họ để lòng…
Chư đồng đạo lễ bái dinh ông thẻ số Hai.
Địa hình chỗ Dinh Ông
Thẻ số 2 giống như mũi nhọn của cái núm chiếc nón lá nằm nghiêng, căng triền
bên nây bên kia nón lá đều là tuyến dân cư. Lúc bà cụ trụ trì Dinh còn sống tôi
hỏi gì sao Dinh không tôn cao bằng hoặc hơn tuyến dân cư? Bà Cụ trả lời: Đi xin xăm quan lớn không
cho phép nâng lên. Như vậy là thiệt thòi cho bà cụ nhưng cũng là ý hay đấy! Nếu
cho nâng biết đâu từ đó chánh quyền địa phương nhúng tay làm đòn bật bật cái vị
trí Ông Thẻ ra khỏi vùng di tích lịch sử của Đức Cố sao? Bà Cụ trụ trì nói
tiếng Quan Lớn không cho phép thì chúng tôi hết dám bàn. Chúng tôi gọi nhau vào
cúng tập thể, xong ra ngoài, hỏi người đốt hương hầu chuông trong Dinh về thân
thế, cô nói cô là cháu năm đời của Đức Cố Quản. Bà cụ giữ Dinh mất khoảng một
năm qua, cô lên thay vị trí của bà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét