Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

TRỒNG BỒ ĐỀ PHẢI BẮT SÂU PHIỀN NÃO

Chỗ đất tôi ở trước sau nhà đều có trồng cây ăn trái. Mới đầu tôi trồng xoài các Hòa Lộc bởi nghe thấy người ta trồng ra trái sum sê tiêu thụ mạnh bán khá tiền. Nhưng tôi trồng cây xoài trái không sum sê như tôi thấy người khác, mùa nào cũng thất. Trước tiên thất gì cây ra ít trái, kế đó trái nhỏ, da sần sượng, thương lái gặp hàng của tôi không dám ghé mắt đừng nói là trả giá. Chịu nhiều năm như vậy kiệt quệ, thua một keo thật đau, bị sự thiếu thốn nó giật mệt xác.
Sau tôi phá xoài trồng mít, nhưng mít của tôi giống xưa đụng với loại mít giống mới là ế hàng. Nghe người ta gọi tên giống mới là Siêu xốp, ăn rất ngon, bán cao giá. Hồi ấy, đồng đạo từ miệt vườn Cây Lậy đến thăm, thấy cảnh tôi sống thiếu thốn khuyến khích trồng loại mít nói trên và họ chở cho cây giống tới nơi, không lấy tiền.
Phá vườn nầy lập vườn khác đâu phải dễ, tôi biết là vất vả đối với một người lớn tuổi như tôi, nhưng muốn tự lực cánh sinh thì phải chấp nhận để có sự sống. Trước hết là đem cây giống mới về trồng rồi hạ bỏ cây cũ, dọn vườn cưa củi, móc gốc, tưới tăn nhiều năm liền chừng thu hoạch cũng không được một phần ba như người ta nói. Lại chứng kiến cái nghèo tàn mạt như thuở trồng xoài, trồng mít giống cũ. Riết rồi vườn mít của tôi có khi để cỏ lên thành rừng giống như vườn bị bỏ hoang. Cháu tôi thấy vậy kêu tôi trồng nhản, nó giới thiệu loại nhản giống mới, năng xuất cao bán đắt tiền. Nghèo mà nghe nói làm gì có tiền là ham, nhưng trong trồng trọt tôi bị dị ứng về sâu mò, liền hỏi nó:
- Giống nhản nầy có bị sâu mò cắn phá không?
- Trồng cây trái gì cũng phải xịt thuốc sâu mới có ăn, hễ cho nó sống là mình chết. Cháu trả lời gọn ghẽ như vậy.
- Tôi nói: vậy hãy thôi đi cho xong.
- Sao vậy chú?
- Cháu cũng biết, chú không có khả năng xịt sâu; ba lần lập vườn: xoài Hòa Lộc, mít giống xưa, giống nay. Thôi thì giống xưa không kể, kể nay thôi, hai món hàng nầy đâu phải hiện giờ bị khách hàng chê bỏ không dùng, thương lái còn đi kiếm mua không có đủ mà bán chứ ế ẩm gì phải đi kiếm giống khác về trồng. Do là Mít sâu sia đeo bám, ăn không nhường chủ, hồi mới ra nụ thì ăn nụ, thành trái là ăn trái, ăn riết như vậy còn gì đâu mà bán? Chú tưởng giống nhản mới là sâu không phá nên lóng tai mà nghe, ai dè cháu nói trồng cây trái gì cũng bị sâu phá hại, chú không có khả năng trừ chúng thì mần mụn làm chi cho cực thân. Nói thiệt, nếu như chú trị được sâu mò, với nhu cầu ít oi về đời sống vật chất thì mấy chục cây mít nầy cấp dư đủ cần gì phải đem nhản vào thay cho cực xác?
Thằng cháu nghe tôi trình bày như vậy, nó tính không còn cách nào chăm vô ý kiến cho tôi nghe, liền lui bước.
Nói về sâu phá hại Đức Thầy kêu gọi nhà trồng trọt:
“Giết cho sạch những loài sâu bọ,
Giống hại người lúc bỏ rẩy trồng”.
Đức Thầy lâm phàm dạy đạo cho nhân sinh tìm lấy con đường giải thoát. Giải thoát lớn nhứt của cuộc đời là giải thoát sanh tử, ra khỏi dòng sống chết tất không trở lại phàm phu thì tiếng lời “giết cho sạch những loài sâu bọ” là nhân cách hóa cho vấn đề trở nên phong phú dễ hiểu để có chủ động, thực dụng ngay. Ví nhà trồng trọt cũng như nhà tu hành, nhà trồng trọt muốn bảo vệ mùa màng rau trái thì phải chận đứng sự xâm hại của các sâu mò tấn công vào cây trái, đòi hỏi tính cấp bách chứ còn ham học thuộc cho nhiều bài bản, cách trồng, mà không đem ra thực hành; sự hiểu rộng, sâu sắc ấy không giúp ích gì cho mình giàu hơn lên một chút.
Trồng trọt không xịt sâu coi như thua đứt, hoặc thái độ xịt sâu không siêng năng tha thiết với công việc, chậm một chút thì sâu cắn phá một chút, chờ cho hư hao mà bồi bổ thì lâu mới thành công. Xem vườn thấy sâu cắn ngày nay lòng thiếu cấp bách, tới hai ba ngày sau mới quảy bình ra xịt, sâu nó cắn còi cọc, bông nụ rụng rơi lả tả, làm vườn như vậy nữa sau thu hoạch lổ thôi chứ lời gì được.
Nhà tu hành cũng vậy, phát hiện phiền não đang quấy rối mà bỏ qua, đổ thừa là đang bận việc nhà, việc xã hội từ thiện chờ chừng giải quyết xong việc nhà, xong việc xã hội từ thiện mới giải quyết phiền não thì liệu cây Bồ Đề mình trồng còn tươi tốt, đứng vững được không? Thấy phiền não quấy rối mà bỏ qua, Bồ Đề tâm lu mờ, phiền não thừa cơ hội mình bận việc như đã nói, cường độ quấy rối được nước tăng lên, tăng cao. Về điều nầy, để không còn sợ phiền não huy hiếp Bồ Đề ta hãy nghe Đức Thầy dạy:
Chữ Bồ Đề như cội Bá-Tòng,
Rán dưỡng nuôi chữ đó trong lòng,
 thì là được định chừng diệu quả”.
Tu mà Bồ Đề giữ được trong lòng (Bồ Đề Tâm) là đâu còn có chỗ cho phiền não ở, thế không có sự diệt phiền não nữa đâu. Bồ Đề không giữ trong lòng thì lòng đây chứa đầy phiền não nên phải ra công sức diệt nó. Nhà tu muốn bảo vệ được trái quí Bồ Đề thì nên quyết lòng chận đứng sự xâm hại của phiền não khi còn ở xa, đừng chờ nó xâm nhập mới tính chuyện ăn thua là không mấy tốt. Bằng như, nếu không chận đứng sự xâm hại của bọn chúng thì công việc trồng Bồ Đề của nhà tu hành cũng như nhà trồng trọt hoa màu không xịt sâu mò, chịu kết quả ngược lại với lòng mong ước.
Trồng Bồ Đề diệt phiền não cũng mang tính cấp bách như nhà trồng trọt khi phát hiện có sâu cắn, không được chậm trễ, lập tức diệt sâu ngay. Tập cho tâm trí nhạy cảm và bén nhạy, nhạy cảm để khi tâm trí mình nhớm động là hay, bén nhạy là khi hay thì chặc đứt ngay tại chỗ. Ông Thanh Sĩ nói:
“Vọng trần vừa mới thoán ngang,
Chận ngay chớ để lan tràn trong tâm”.
Trong đạo Phật, xưa Phật thuyết pháp dạy nhiều pháp môn để chúng sanh tùy duyên, căn cơ, chọn lựa pháp nào cho phù hạp với khả năng và hoàn cảnh, nhưng trong các pháp Phật dạy thì pháp môn nào cũng phải diệt sâu mò phiền não mới đạt mục đích cứu cánh. Đừng tưởng lo học nhiều pháp là hay, pháp nào chỉ một pháp mà diệt được phiền não là hay hơn hết. Học nhiều pháp không hành thế có khác nào nhà trồng trọt tham lam, thấy ai làm giàu là hỏi học, sự hiểu biết cách làm giàu để chồng đống trong bụng mà không làm hoặc làm đâu thua đó vì trong khi làm việc thiếu tính năng động để tự giương lên… nói chuyện đánh phiền não thao thao mà phiền não nó hiện diện đè đầu nắm cổ không hay, bị nó bạt tay đá đít đau thiếu điều muốn siểng niểng mà luôn mồm tự hào mình đạt được cái nầy cái nọ.
Chúng ta, mỗi hành giả hãy xem lại lòng Bồ Đề của mình đi, còn đó hay đã mất? Sự thật thì Bồ Đề không có chuyện bị ai đó làm mất, bởi vì phiền não lăng xăng mà tâm tư không còn sáng suốt để thấy được Bồ Đề. Như người tu pháp môn niệm Phật, ngày giờ nào diệt trừ được vọng niệm chúng sanh thì sự niệm Phật mới đi vào tự tánh, “nhứt tâm bất loạn”.
Vậy nên, nhà trồng trọt phải đòi hỏi có khả năng diệt sâu thì trồng, không là thôi, chứ đừng có đổ công đổ của ra đó làm thức ăn ngon miệng cho sâu là không nên. Đồng ý thành đạt phải qua nhiều yếu tố như bón phân tưới nước mần cỏ…nhưng sâu rầy đứng ở phần then chốt, nếu không diệt nó thì cái công bón phân tưới nước không còn có ý nghĩa trong việc trồng trọt. Người tu hành không diệt sâu phiền não cũng vậy thôi, phải có khả năng diệt sâu rầy phiền não cho Bồ Tâm phản diện được ánh sáng trong chính mình. Chẳng phải Đức Thầy đã dạy như vầy sao:
“Niệm Phật thì phải diệt lòng tà”
“Niệm Phật là để trừ vọng niệm chúng sanh”
Nếu niệm Phật mà không diệt lòng tà, niệm Phật không trừ vọng niệm chúng sanh có đúng phương pháp, bài bản không? Hãy coi nhà trồng trọt không xịt sâu rầy nói trên thì biết.

01/9/2017

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

MỞ ĐƯỢC GÚT QUÁ MỪNG

Dừng và nghỉ đêm ở một ngôi nhà tường trong khu rừng rậm rịt đa phần là dừa nước và những cây tạp nhạp khác, chúng tôi kẻ xách dép người mang dép gượng đi trên đường đất trơn trợt dài khoảng hai trăm thước bởi trận mưa vừa mới xối xuống. Ghé lại nơi mà nhà và chủ nhà đối với tôi hoàn toàn xa lạ, thế nhưng sự tiếp khách của họ rất chu đáo.
Chủ nhà tên Trần thanh Khởi là tín đồ PGHH, quy y vào đạo mới chừng hai năm lại đây thôi nhưng trên người lộ lên nét đạo. Sau quy y đã sửa đổi tâm tính, làm lụn siêng năng, nguyền tránh điều ác, bạn ác, dần dần mà tướng dạng con người trở nên hiền hòa vui vẻ, gặp nhau liền mến. Bỏ dữ làm lành hưởng được hồng phúc ơn đạo mà gia đình từ vật chất lẩn tinh thần phất lên nhanh chóng. Khởi gặp chúng tôi trong trường hợp tình cờ, biết chúng tôi tu theo đạo PGHH là mừng, quyết lòng mời cho được về nhà. Gặp cách mời mọc chân tình của chủ nhà đối với khách lở đường, chúng tôi nghĩ duyên Trời đã sắp, có cơ hội đến thì phải nhân cơ hội phát huy tiềm lực PGHH ở vùng xa, không được từ chối.
Nghĩ cũng phải, tỉnh Sóc Trăng xa vùng Thánh Địa trung tâm học Phật của PGHH nên ít có đồng đạo hỗ trợ cho nhau về mặt tinh thần cũng như sự “Dìu dắt lẩn nhau vào con đường đạo đức”(lời Đức Thầy) là điều ít có may mắn xảy ra. Chúng tôi cũng vậy, đi xa ngoài vùng ảnh hưởng của đạo lấy đâu có người ngồi chung với mình bàn chuyện Phật Pháp tu hành, quen được đồng đạo mới là có dịp ngồi chung, tâm sự chuyện trò, biết thêm những chuyện đạo chưa biết, hiểu thêm cách hành mình chưa hành. Hai đàng gặp nhau trong tình đồng đạo rất là vui vẻ, chúng tôi bị mời ăn uống suốt, bụng lúc nào no đầy.
Được sự săn sóc kỷ lưỡng của đồng đạo chủ nhà khiến tôi lo ngại nên mỗi lần bị mời ăn uống là bày tỏ lòng biết ơn, cách xả giao cần thiết cho người nhọc công hao của sẽ được an ủi vui lên:
- Chúng tôi ghé nghỉ chân đây, quý vị bận việc tiếp khách không làm được việc gì trong nhà mà còn phải đãi đằng nhiều bửa ăn hao tốn, đêm ngày bày tính việc trà bánh, đã tốn còn thêm nhọc công. Chúng tôi xin cám ơn sự tốt bụng của ông bà chủ nhà và khuyên hãy bớt lại sự đãi đằng đối với chúng tôi.
Nghe tôi tỏ bày như thế, bây giờ vợ chú Khởi đưa mắt nhìn chồng như hỏi ý nói làm sao cho khách vui đừng ngại chuyện đãi dằng tốn kém, chồng hiểu được cái nhìn đó của vợ, ông ta gật nhẹ đầu đồng ý, cô nói:
Được quý chú và các anh chị quá bước đến nhà phải nói là duyên may không dễ kiếm có, chúng tôi mừng còn không hết lựa là sợ hao tốn làm gì. Đãi ăn uống chỉ là chuyện lặt vặt xin đừng để bụng sanh ra ái nái. Tôi nói tốn kém lặt vặt không phải tự hào rằng mình thừa tiền cho chuyện hao tốn đây là nhỏ. Nói để để quý vị an lòng ngoài ra không có ý khoe khoang. Lúc chúng tôi chưa quy y Đạo PGHH không có sự tu thân hành thiện như vầy đâu, gặp quý vị cầm bằng như không gặp thì làm gì có chuyện thân thiện với người đạo mà mời quý vị về nhà? Anh Khởi chồng tôi xài phí sa hoa có khi ngày tốn cả triệu bạc vào những việc tội lỗi ngập đầu, gia đình không yên ổn chút nào, cờ bạc, rượu chè, mèo mỡ, thứ gì anh ấy cũng nhiễm nặng. Nhớ có một lần, mua rượu thiếu ở tiệm trong vòng tuần lễ, chừng tính tiền cho ảnh, cộng sổ tới năm chục lít rượu quý vị nghĩ đi! một tuần mà năm chục lít rượu! Đó là kể rượu uống thiếu, chưa kể rượu mua bằng tiền mặt. Hút thuốc không có vụ mua gói mà phải mua trọn cây, trung bình mỗi ngày hai gói còn thêm bè bạn nữa là ba gói, tốn kém như vậy bản thân tôi không vui sướng chút nào, buồn bực ôm trong lòng chịu. Nay đãi cho các chú anh chị ăn tốn kém nhỏ nhen không đáng kể mà được hỏi han tâm sự như chỗ thâm tình, vui vẻ, ích lợi về mặt đạo đức là quý vị đến ban phước cho gia đình chúng tôi, nên đối với chúng tôi mà nói quý vị là ân nhân, lo ngại là chúng tôi có đủ trình độ cơ duyên tiếp nhận cách ban phước của quý vị không? Nhưng tôi hy vọng là được. Giá như cuộc tiếp đãi có tốn kém hơn xưa nhưng việc phục vụ cho quý vị mà cõi lòng tôi thanh thản, nụ cười trên môi thì tốn kém cũng xứng đáng.

Còn chú bảo rằng đãi đằng nhiều lần nhiều món nhọc công. Xin nói để chú và các anh chị biết, lúc chúng tôi chưa quy y theo đạo, anh Khởi mỗi lần uống rượu tôi cực thiếu điều như đầy tớ mà chưa nhận được một câu nói ngọt ngào, có khi bạn rượu kéo lại đông, giữa chừng hết rượu, con tôi có đó mà ảnh bắt phải tôi đi mua mới chịu. Mua rượu về cũng chưa được yên thân, ảnh đày tôi phải rót rượu mời từng người bạn của ảnh. Tốn công, hao của mà còn bị sỉ nhục…
Kể đến đây có lẽ chạm nỗi đau xưa cô bật khóc, nước mắt nước mủi tuôn ra. Chúng tôi ai nhìn qua cô cũng dạt dào cảm động. Chú Khởi chồng của cô ngồi bên hiện lên nét thẹn thuồng, quèo vợ một cái:
- Anh biết lỗi và đã ăn năn chừa lỗi rồi, hai năm vừa qua nhà mình không còn tái diễn khổ trước, xin giảm nhẹ hình phạt cho anh chút đi mình !
Cô xịt nước mủi chùi nước mắt và nở nụ cười ngay sau đó, nói tiếp:
Chuyện tôi bị chồng hành khổ nhục, chỉ có người gặp tại trận thì biết chứ tôi không nói với ai, cả cha mẹ ruột của tôi mà tôi còn không hé môi than thở. Nhưng nay tôi bị thua sự giữ kín miệng ấy trước những ân nhân cứ sợ tôi hao tốn cực nhọc nói để quý vị không cảm thấy khó chịu; với lại anh Khởi giờ hiền lương lắm, nhắc chuyện dĩ vãng để anh ấy phản chiếu thói xấu xưa của mình, tởn không quay đầu theo tục lụy. Những lần tôi bị hiếp, con tôi thấy như mẹ bị cha đày, nó bênh vực tôi dùng lời gắt gỏng với cha nó nhưng tôi cấm nó không được phép vô lễ với cha, tôi nói: Cha con không hành hạ con mà chỉ là hành hạ mẹ chứng tỏ kiếp trước mẹ đã thiếu nợ ông ấy còn con là không. Vậy chuyện của người lớn thì thôi con đừng nhúng tay vào mà sanh ra bất hiếu. Ông ấy có điên khùng gì ông ấy cũng là cha của con, không được phép xúc phạm đấng sanh thành.
Thôi em đừng nói nữa ! _ chú Khởi bảo _ Hồi đó tôi cứ tưởng trong nhà người chồng là trên hết, có đủ quyền uy, nhứt là vợ, nói là phải nghe theo. Vợ tôi vì thương chồng cũng không muốn xảy ra sự cãi vả làm hàng xóm chê cười nên đã âm thầm chịu đựng, không muốn sang sớt cho đứa con nào, chính sự ấm ức đó giờ đất nước thái bình đã hai năm rồi mà còn nhớ thuở chiến tranh, khóc thương dỉ vãng.
Câu nói có chút pha trò của chú Khởi đối với vợ làm mọi người bật lên tiếng cười xóa tan bầu không khí ảm đạm.
Nghe qua câu chuyện của hai người, tôi rất khâm phục sức chịu đựng của người đàn bà nhà nầy. Trên đời có biết bao nhiêu chuyện ông chồng say sỉn quậy hoạn với vợ nhưng cái chuyện con cái có đó mà bắt vợ phải đi mua rượu cho mình đã vậy mua rượu về còn phải chịu phép rót ra từng chung rượu mời hết các bạn rượu của chồng là tôi chỉ mới nghe thấy lần đầu. Tôi nói khâm phục vì cô ấy không như số đông đàn bà khác, hễ thất trận với chồng, bị hiếp oan ức thì đi đâu cũng bày chuyện xấu của chồng ra mà nói, tìm đồng minh, liên minh để nhờ sự ủng hộ, về cha mẹ anh chị em ruột hoặc bạn bè thân thiết nhờ bênh vực, hoặc xúi con cái bất tuân lệnh cha, yêu sách với cha đòi quyền tự do bình đẳng cho mẹ, hoặc chưởi rủa, vái chồng bị hại… Như vậy thì oan gia chưa trả còn mang thêm nợ mới. Có những đôi vợ chồng bất hòa, chưởi rủa nhau hàng ngày, hoặc đánh đập cho đến xảy ra án mạng còn chưa dứt oán ân. Hiền thê của chú Khởi dầu bị chồng hành hạ, có con là đồng minh tiếp xông pha vào trận cô lại chối từ còn dặn dò con mình, khổ đau với cha của con để một mình mẹ chịu, nếu ông ấy có tội là tội với mẹ chứ chưa làm gì có tội với con, con đừng gắt gỏng, lổ mảng với đấng sanh thành mang tội bất hiếu. Chính tâm tính mềm diệu ấy mãi mãi vẫn là người đàn bà biết điều, tốt bụng với chồng sao mà thần minh không ban ân tác phúc cho chứ, khiến ông chồng của người đàn bà bị hành hạ sỉ nhục tồi tệ sớm cảm nhận tình thương, xóa sạch nợ cũ cho chứ!
Cứ luận theo nhân quả của nhà Phật, nói về một gia đình, chồng bị khổ vì vợ, vợ bị khổ vì chồng là do ân oán tiền khiên, người thiếu nợ vui lòng trả và trả thôi chứ không vay nữa thì nợ nần sẽ được nhanh chóng trả xong, kẻ thiếu nợ không chịu trả hoặc trả mà trì hoản, đôi khi còn hành hung lại chủ nợ thì sự trả nợ kéo dài. Hành hung với chủ nợ không giải quyết được vấn đề. Thiếu nợ là thất thế, chịu không nổi cách đòi mà làm hung lên, hung cở nào cũng không bằng cái hung của chủ nợ vì pháp luật luôn luôn đứng về phía họ, không vui lòng trả sớm thời gian kéo dài lãi tăng lên, trả mỗi lúc nhiều hơn.
Có những đôi vợ chồng sự sống gần như không nặng nhau về ân tình, nói năng như cải cọ, ít dòm ngó nhau trong yêu thương tha thứ mà dòm ngó để chỉ trích, hài tội, ghen ghét cho đến có người chết thì người ở lại cứ thế mà làm. Chứng tỏ nợ nần với nhau giải quyết chưa xong thì kẻ thiếu nợ bị tử thần đến gọi, huỵch nợ ra đi.
Hãy luôn luôn mở gút cho đời mình, thù hận, ganh ghét, trách cứ, gièm siểm… là những gút thắt chặt vào sự sống, cuộc sống có nó là khổ.

28/8/2017

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

TRƯỜNG VÀ HỌC SINH NGHÈO
có ai đó bố thí cho một chút lót trán xi măng, không thì chỗ đâu mà ngồi

Vì đọc thấy Đức Thầy viết về “SỰ HỌC” ý nghĩa rất hay ho đáng nên khuyến khích mọi người mọi giới. Một số phụ huynh học sinh vì không đồng quan điểm giáo dục, học hành và thi cử… nên không muốn cho con đi học hoặc chỉ học sơ sài biết chữ biết viết thì thôi. Ở gốc độ nào thì sự dốt nát hay yếu kém nhận thức không phải là điều tốt. Thời gian không dừng lại với con người và vạn vật, tình trạng không đồng quan điểm có thể một ngày nào đó sẽ được thay đổi thì con em của mình qua hết tuổi vào trường, sống trong sự tiếc uổng. Biết bao người lớn tiếc vì hồi nhỏ nhà nghèo đã bỏ lở cơ hội học hành chừng giàu lên có thể đi học được nhưng đã qua tuổi học trò đành chịu dốt suốt kiếp. Người đi đêm biết đêm rất là dài thì thôi đừng để cho con em của mình đi đêm theo mình, tối hù tối mịt hay ho gì chứ! Riêng về sự học hành đối với tín đồ PGHH, Đức Thầy khuyến khích học nhân không phải trụ vào chén cơm manh áo mà “nhờ nó mình được biết rõ ràng giáo lý cao siêu của tôn giáo…”vì thế hôm nay tôi xin được bàn qua bài viết nầy, như nhắc nhở các bậc phụ huynh sự học của Đức Thầy dạy.
…()…
Hôm 20 tháng 8 năm nay 2017 chúng tôi mở chuyến tham quan những tỉnh vùng dưới có ghé mắt khu mua bán hàng trên ghe xuồng ở một khúc sông thuộc thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Quanh chợ thị xã nhiều dãy lầu phố uy nghi sự sinh hoạt không ồn ào lắm nhưng dưới một khúc sông thì tưng bừng cái cảnh ghe xuồng, tiếng máy tàu ve vản suốt lổ tai. Chúng tôi mười người thuê hai chiếc đò chèo, luồn lách qua nhiều chiếc ghe tàu chở hàng, những chiếc xuồng vận chuyển nhỏ lẻ…
Đang tham quan khu chợ nổi trên sông thì có cuốc điện thoại gọi mời vào máy một người bạn đồng hành, yêu cầu chúng tôi đến trường học tham dự buổi phát quà cho học sinh nghèo ở phường 2 cách thị xã Ngã Năm khoảng 5 cây số thuộc vùng sâu đồng nội. Đoàn phát qùa đến từ thành phố Bình Dương. Chuyện phát quà cho học sinh đối với tôi hết sức là xa lạ và nó không nằm trong dự tính từ thiện tôn giáo nên lòng không hứng thú, nhưng vì là bạn đồng hành, tôi chấp nhận lời mời một cách gượng gạo.
đoàn tài trợ đến từ thành phố Bình Dương

Thiếu một chút nữa là 9 giờ chúng tôi mới tìm tới ngôi trường nói trên. Nhìn thấy hình dáng của trường nhỏ nhắn, rụt rè nằm sâu trong vùng cỏ dại đã gợi lòng tôi một chút quyến rủ thương thương và liền theo đó tôi chợt nhớ điều Đức Thầy dạy qua sự học hành, Ngài viết như sau:
“Sự học hành không làm trở ngại cho đạo đức. Trái lại, nhờ nó mình được biết rõ ràng giáo lý cao siêu của tôn giáo. Nó tránh cho mình những sự lạc lầm, bỏ các điều dị đoan mê tín. Nó làm cho mình dẹp bỏ những điều huyễn hoặc không bàn bạc những chuyện xa vời ( như tiên đoán thiên cơ chẳng hạn…).
Vậy hãy tự mình học hỏi (học chữ quốc ngữ…) và hãy cho con cháu mình vào trường học tập đặng sự hiểu biết của chúng thêm rộng rãi. Vả lại, sự hiểu biết về khoa học không cản trở sự tu hành và nó giúp cho mình nghiên cứu Phật Đạo một cách rành rẽ.”
Nhanh thật là nhanh, từ chợt nhớ lời dạy của Đức Thầy về sự học hành thì học sinh và trường học đã làm tôi thân mến, có thể từ nay tôi sẽ “yêu nghề” từ thiện nầy. Vì ích lợi của sự học đã hiện lên những điều rất quan trọng là: nhờ sự học mà biết rõ ràng giáo lý cao siêu của tôn giáo, nhờ sự học mà tránh được những điều lạc lầm, dị đoan mê tín, nhờ sự học mà bỏ được những điều huyễn hoặc, những chuyện xa vời (như tiên đoán thiên cơ chẳng hạn). Theo trích dẫn trên, sự học hoàn toàn có lợi “Sự hiểu biết về khoa học không cản trở việc tu hành và nó giúp cho mình nghiên cứu đạo Phật một cách rành rẽ.”
Từ ý thức mới nầy tôi bắt đầu quan tâm đến trường học, học sinh và lòng thương thương khi thấy ngôi trường nghèo và các em học sinh không có sân rộng vui chơi. Trường đấp con đê nhỏ nối liền từ đường làng phía trước bờ sông dẫn vào cho thầy cô giáo và học sinh sạch chân ra vô lớp học, trợt xuống con đê thì cỏ dại, đất ẩm ước. Đất nhà trường dài rộng mà nằm thấp dưới, mùa mưa khó có ngày khô ráo, học sinh nào muốn chơi giỡn thì nhào vô trong cỏ. Tôi vì muốn đứng bên kia chụp qua vài bôi hình làm kỷ niệm cho lần tham quan nầy mà một chân dép tôi lún sìn. Cũng may, khi đi ngang qua sân cỏ chết khô, cảm giác lệu ệu dưới chân, tôi liền thoát nhanh, bùn chỉ dính dép chứ chưa ngập tới bàn chân.

bến đậu thuyền cho các em học sinh trong đồng sâu ra học

Ngoài đường làng bờ sông nhìn vô trường học, tôi thấy đồng loạt cỏ trước sân trường chết đứng, khô cây ngả màu vàng, chắc đã hay tin đoàn từ thiện từ Bình Dương đến chia sẻ chút ích sự khó khăn cho học sinh nên ban quản lý khu trường điều động người dọn sạch cỏ bằng cách xịt thuốc bức tử. Từ trong sân ra đến đường làng, ngay cả cỏ hoang dưới bến sông cũng phải chết cho tróng chỗ, làm bến đậu thuyền xuồng để phụ huynh học sinh từ các ngỏ ngách trong đồng chở con em của mình ra nhận quà trợ cấp cho học kỳ tới, 2017 – 2018.
Kiểm lại, khách mời tham dự đã có mặt đầy đủ, đoàn từ thiện hối thúc ban tổ chức công bố tiến hành chương trình phát quà cho học sinh, (vì khi phát quà học sinh đây xong đoàn từ thiện đến từ thành phố Bình Dương còn phải đích thân phát thí hai tấn gạo cho đồng bào nghèo mà điều quan trọng nhắc chừng là phải về Bình Dương kịp trong ngày).
Có sự yêu cầu của đoàn phát quà người hướng dẫn chương trình giới thiệu một vị quan chức nhà nước địa phương phát biểu. Từ chiếc ghế ngồi ông đứng lên chào mọi người, bày tỏ nổi vui mừng vì các em học sinh trường làng mình đã được sự thương tưởng của đồng bào từ xứ xa đến và trước khi dứt lời ông không quên nói tiếng cám ơn đoàn tài trợ.
Kế đến người hướng dẫn chương trình phát lời mời phía nhà tài trợ cử một đại diện đứng lên gặp gở các em học sinh, ông Nguyễn văn Đẻo được đoàn giao trách nhiệm làm công tác nầy. Sau những lời chào hỏi thân thiện với mọi người ông nói: Cám ơn chánh quyền địa phương và thầy cô giáo cho tôi có cơ hội gặp gở các em học sinh yêu quí ở miềng đất xa xôi nầy. Các em học sinh dễ thương của chúng tôi ơi! Sớm giờ chúng tôi nhìn các em và ngôi trường các em học lòng cảm động quá đi! tôi ước được các mạnh thường quân, các nhà tài trợ có lòng yêu mến tuổi thơ hãy nhìn dáng vẻ ủ rủ của ngôi trường các em đang học, hãy ghé mắt nhìn sân trường của các em ẩm thấp và đầy cỏ mà gợi sự nhớ thương, sót dạ, chia sẻ chút tình phụ huynh đối với các em học sinh kém may mắn ở trường nầy, đôn sân và lót trán xi măng cho các em có chỗ sinh hoạt vui chơi, luôn luôn yêu mến trường mình, không bỏ học. Tóm tắt lời nói sau cùng của chúng tôi là mong các em học sinh, dầu cực nhọc vất vả thế nào cũng đừng bỏ học, điều nầy nhờ hoàn toàn vào sự hợp tác chặt chẽ của thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. Chúc các em chăm ngoan trong việc học hành.
Sau cùng là lời đáp tạ của thầy cô giáo đối với nhà tài trợ quà học đến từ thành phố Bình Dương, yêu cầu đoàn có phương hướng, kế hoạch hợp tác lâu dài với trường học, học sinh nghèo nơi đây. Chúng tôi rất cần có sự giúp đở của các tổ chức từ thiện, để trường của chúng tôi, học sinh không phải khúm núm, rụt rè khi có dịp giao lưu với học sinh trường khác.

Chương trình phát quà học sinh kết thúc với sự vui vẻ. Tôi ra trước đường làng thấy một nhóm đông phụ huynh học sinh dưới bến sông mở dây những chiếc Tắc Ráng, xuồng bơi, ngóng đợi con em nhanh chân để thuyền lui bến. Xứ tôi không phải thành thị nhưng có đường xe, học sinh tự đạp xe đến trường hoặc cha mẹ đưa rước bằng các Mô Tô. Chiêm nghiệm qua lời dạy của Đức Thầy về sự học hành “Vậy hãy tự mình học hỏi (học chữ quốc ngữ…) và “hãy cho con cháu mình vào trường học tập, đặng sự hiểu biết của chúng thêm rộng rải. Tôi không biết các phụ huynh học sinh ở đây có lần nào đọc được Sám Giảng Giáo Lý PGHH để thấy bổn phận của người công dân là phải vào trường học quốc ngữ đồng thời chịu trách nhiệm với con cháu mình về việc cho chúng tiếp nối vào trường. Nhưng các vị đã làm đúng bài bản PGHH về trách nhiệm với con em học sinh trong nhà.

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

SỰ NHẬN ĐỊNH VỀ NGHIỆP

Mấy hôm trước tôi có dịp tiếp chuyện hai nữ đồng đạo với vai trò làm mẹ cùng một hoàn cảnh bị con trả báo, nhưng hai người có hai hướng giải quyết khác nhau. Một cô bảo rằng: cho dù con cái là nợ nần tứ kiếp trước nhưng nó đã sanh vào làm con mình thì mình có cái quyền, làm mẹ đâu đễ cho nó trở nên hư thân mất nết. Ví dụ như nó đi trộm cướp, hiếp dâm, giết người, hút chít, cờ bạc và hung hổn với tôi… làm mẹ cũng bị tai tiếng là người mẹ không biết dạy con. Thế nên, ngày nào tôi còn sống và con của tôi vẫn kêu tôi bằng mẹ tôi quyết định phải răn dạy, nó nạc nộ, ươn ngạnh không nghe tôi cũng quyết dạy. Nhưng tôi tính rồi, phải đi cho khuất mắt chúng nó thì mới yên, chứ còn đây thì phải la rầy… ở chịu chừng hai đứa con tôi cưới vợ lấy chồng tôi sẽ giao nhà cho nó ở, đi kiếm nơi yên tịnh tu hành suốt kiếp nầy.
Cô kia nói rằng: Những năm về trước con tôi là đứa hung dữ, bất nghĩa bất hiếu với mẹ, không chịu làm ăn, chơi bời lêu lỏng, cờ bạc gây nợ nần người ta hay tới nhà đòi nợ mà nói động tới nó thì nó nạc ngang, có khi xô đổ, đập bể đồ đạc trong nhà. Đụng trường hợp như vậy lòng tôi cũng phát hỏa, đâu có nhường nổi thằng con bất hiếu ác ôn nầy, tôi rủa xả, có cây thì quất, phan, không thì chụp được cán chổi cũng đập thí lên mình nó. Không khí gia đình ngột ngạc, u ám. Tôi thường trong đêm vắng khóc cho số phận của mình quá bạc bẻo: hồi còn là một thiếu nữ con cưng của cha mẹ, em cưng của hai anh trai nhưng đã bị gả thanh niên dạng hào hoa lời đường tiếng mật thề non hẹn biển nên nhẹ dạ mà trao thân cho anh ta, chừng hay tôi có thai thì dở vọng sở khanh chạy trốn trách nhiệm không hẹn gặp tôi nữa. Tôi phải ôm cái bào thai mà chịu nhục với tông tổ họ hàng nội ngoại. Càng khổ tôi càng ân hận cuộc đời mình, kế sanh con ra tôi nghĩ có đứa con hủ hỉ vậy cũng được. Ai ngờ nuôi cho lớn lên nó lại là đứa con ngang tàng, mất dạy.
Hết ham sự đời tôi nguyện ăn chay niệm Phật, vang vái Phật Tổ Phật Thầy và Đức Thầy từ bi xá tội và hộ độ cho mình tỏ tâm sáng ý, đồng thời tạ lổi với cửu huyền thất tổ, họ hàng nội ngoại. Dần dần tánh tình nguội lạnh, quên thù tên sở khanh làm hại đời mình, không giận thằng con ngang tàn bất hiếu, cũng không mặc cảm với những phụ nữ hạnh phúc hơn tôi, và con tôi, cũng thay đổi được đôi phần về cách đối xử với mẹ, có chút ít ngọt dịu hơn hồi lần. Sự thay đổi cả mẹ lẩn con, tôi cho rằng có phép nhiệm mầu của Phật độ nên càng tin tưởng Phật, Phật Tổ Phật Thầy và Đức Thầy huyền nhiệm giúp những chúng sanh quày đầu hướng thiện cho suôn sẻ việc nhà.
Bổng tôi nhớ chuyện lúc giận lên đánh mắng con, xét lại, sự hung hăng của tôi hơn sự hung hăng của con tôi nhiều. Nếu quả thật, cho con là cái nghiệp đến đòi nợ mình thì người thiếu nợ chỉ nên nan nỉ chủ nợ chứ không có quyền la mắng lại chủ nợ đến đòi. Dù thế nào chủ nợ cũng là ân nhân mà ta là kẻ thọ ân. Ví dụ: Họ cho ta vay nặng lãi nhưng họ đâu có ép buộc ta phải vay tiền của họ, là tại ta thôi, vay nợ là ta đồng ý và khi nhận tiền còn nói lời cám ơn nữa mà chừng trả sao lại mắng người ta ăn lời gì mà ác nhơn sát đức là sao? Ta đã sai chỗ đó, hễ muốn là muốn lấy được mà chừng đụng kết quả của sự ham muốn ấy thì chạy trốn trách nhiệm. Chẳng phải nhờ đồng tiền của họ ta đã cứu được mạng sống của cha mẹ hoặc vợ con ta, chẳng phải nhờ đồng tiền của họ làm vốn mà giờ nầy ta còn sống khõe và làm ăn mua bán phất lên sao? Đáng lẽ khi phất lên ta trả nợ đúng giao ước thì đã hết nợ nần rồi chứ đâu mà dài tới năm nầy, kiếp nầy tiền lãi tăng lên chồng đống. Do ta trì hoãn việc trả nợ mà tiền lời mỗi tháng năm kê lên hãi hùng, giờ bị trả nhiều cũng do ta thôi. Trách ai chứ?
Càng suy nghĩ tôi càng cảm thấy mình có lỗi với con, cái cán chổi tôi quất lên mình nó, khúc cây tôi phan què chân nó mấy ngày đi cà nhắc giờ nghĩ mà thương, mà sợ… từ lúc tôi ăn chay, cầu cúng mỗi ngày hay lần theo tôn chỉ PGHH, con tôi có lười biến hỗn xược cở nào tôi cũng không rầy la nó nữa, ai lại nhà mắng vốn, đòi nợ tôi quỳ gối năn nỉ người ta chứ không nói xóc óc như hồi lần, và cũng từ đó, tôi cảm nhận không khí gia đình có hơi dễ chịu, con tôi ít đi chơi lại bắt đầu làm ít chuyện lặt vặt trong nhà. Tôi rất mừng và nghĩ rằng do sự phát tâm tu của mình mới chảy gở được xúc sự linh diệu cở vậy nên hy vọng nhiều hơn…
Một buổi chiều nhạt nắng, mặt trời vướng lên chùm lá chuối non xanh rậm rì bờ giậu trước nhà, tôi nhắc chiếc ghế ra sân ngồi hóng mát cho thư thản một chút đặng vào khóa công phu chiều, bổng con trai tôi cũng ra sân xẹt qua xẹt lại, tay rờ nhánh kiểng nầy, mân mê nụ hoa nọ. Thấy có cơ hội trút đi những lo âu khắc khoải trong lòng, tôi kêu nói lại, nói:
- Mẹ xét mẹ có lỗi với con…
Nghe tôi nói nó ấp úng
- Ớ! Mẹ…
- Sao mẹ lại quá ngu xuẩn đến đổi đánh mắng con mình một cách tàn nhẫn vậy được!
Nói xong tôi nắm tay nó, vén quần rờ rờ cái chân chỗ tôi cho nó một khúc củi bửa, đi cà nhắc mấy hôm:
- Cho mẹ xin lỗi. Mẹ hy vòng từ rày gia đình mình không có chuyện xáo xào như vậy nữa.
Tôi thấy mặt và đôi mắt con trai tôi có biểu hiện cảm động thẹn lên, nó cúi mặt, nói nhỏ nhẹ:
- Lỗi lớn là tại con.
- Con nghĩ thoán như vậy sao?
- Dạ.
- Bao lâu rồi cho mẹ biết có được không con?
- Sau mấy hôm mẹ ăn chay cúng nguyện.
Con tôi trụ hình lại, lo làm lụn kiếm tiền và săn sóc tôi chu đáo lắm. Nó xin tôi cho đi Bình Dương làm công ty, tôi khuyên nó kiếm việc làm ở quê để mẹ con gần gủi phục sinh lại khoảng cách tình cảm đã mất. Tôi bảo: mình chịu khó dùng tiếc kiệm một chút là không thiếu, nhưng con tôi muốn đi quá thì tôi cũng chìu. Trước khi đi, nó mua sắm cho tôi rất nhiều đồ đạc để ăn uống lâu trong nhà, và nó kêu tôi đừng lo nghĩ gì hết, rán giữ gìn sức khõe. Ở Bình Dương ngày nào nó cũng gọi điện về thăm tôi và hàng tháng tới đợt lãnh lương nó gởi tiền về cho tôi dư mức yêu cầu. Nó nói mẹ ăn chay thiếu chất dinh dưỡng hãy mua dùng thêm sửa hoặc bột dinh dưỡng cho cơ thể điều hòa tốt. sau 3 tháng nó đi làm công nhân, chị bà con của nó thỏ thẻ với tôi: Thằng Chính giờ có hiếu với dì lắm, nó không muốn sống xa dì nhưng nó bảo rằng, trong nhà có hai mẹ con mà không được dùng bửa chung, nó chưa thể dùng chay theo dì được mà để dì nấu ăn mặn cho nó, nghĩ không đành lòng. Nó nói, ngày nào nó có thể dùng chay được, hoặc cưới vợ, có vợ nấu ăn thay mẹ thì mới về sống trọn bên dì.
Chuyện tôi kể đến đây xin hết. Thưa chú tư, thông qua hai câu chuyện nhà của hai chị em chúng tôi, chú có điều gì dạy bảo không ạ?
Tôi đáp: Riêng về chuyện gia đình của cô như vậy rất là hoàn hảo, khen cô khéo léo vận dụng cảm hóa nghiệp nợ rất hay. Còn cô trình bày trước, cứng rắn trên lập trường tìm chỗ tu niệm là điều đáng trân trọng nhưng cách giải quyết về nghiệp nợ đối với con cái bằng sự giận hờn trách móc và trông chờ cho con lập gia thất thì bỏ nhà đi tu có thể là chưa xác đáng lắm.
- Nếu nói như vậy thì thời tiền sử Phật Giáo, Sĩ Đạt Ta cũng bỏ nhà đi tu là sao?
- Nhưng Sĩ Đạt Ta có trách móc, giận hờn ai trong hoàng cung mà đi tu không? Tôi nghĩ cô không nên đem chuyện đầy phiền phức của cô so sánh với tâm giác ngộ sự đời của vị thái tử được vua cha yêu mến kêu nhường ngôi cả, sống có kẻ hầu người hạ, đi tu vì một lần thấy cảnh sanh, già, bệnh, chết, mà động lòng “Về đền đài cảm xúc buồn riêng, hằng để trí tìm phương giải thoát” (Lời Đức Thầy), Sám giảng quyển tư cũng đã xác nhận điều nầy:
“Khuyên chúng sanh khuya sớm chuyên cần,
Tìm nguồn cội diệt từ tứ khổ.
Sanh với tử từ kim chí cổ,
Sanh với già hai chữ hoài hoài.
Đức Thích Ca xưa ở lầu đài,
Nghiệm tứ khổ nên Ngài tìm đạo.”
Trường hợp cô định đi tu vì chịu không nổi mấy đứa con bất hiếu, quậy hoạn thành ra chán đời tìm nương thân nơi chốn bình yên có giống như Sĩ Đạt Ta đâu mà so sánh? Như cô đã xác định, con của cô là cái nợ nần từ kiếp trước mà nó là chủ nợ của cô. Cô trách hờn giận ghét chủ nợ tức là có ý không chịu trả nợ nên mới đi trốn nợ. Sĩ Đạt Ta đối với phụ vương và mẫu hậu cùng với kẻ hầu cận của Ngài đều có ân chứ không có oán, đáng lẽ phải ở cho người ta trả ân. Người ban ân không để cho những kẻ chịu ân mình trả lại là người tốt việc tốt; cô đối với con cô ngược lại hoàn toàn, có oán chứ không có ân, ôm buồn phiền oán hận mà đi tu sao?
Xin lỗi cô, vì tôi không muốn ai hiểu lầm gương sáng của Sĩ Đạt Ta, để đừng, hễ người nào đi tu là đem chuyện của Ngài ra làm chỗ dựa rồi kẻ thất tình, người trốn nợ, giận chồng, giận vợ, giận con… ôm một bầu tâm sự nặng nề như vậy lội từ bến mê sang bờ giác mà đem so sanh với vị đại Bồ Tát Hộ Minh từ cung Trời Đâu Suất lâm phàm, cung vàng điện ngọc không ham, chỉ ham tìm cách nào cứu độ chúng sanh thoát khỏi vòng sanh lão bệnh tử thật không công bằng chút nào. Ngoài lý do nói trên, tôi không phản đối hay chê trách kẻ trốn trả quả đi tu, chỉ nói là nên cẩn thận suy xét. Trốn nghiệp báo đi tu cần chuyên hành đạo từ lần cũng có thể trả nghiệp bởi sức kiên trì; Không phải Đức Thầy có nói như vầy sao! “Niệm chữ Di Đà tan chướng nghiệp”. Một lần nữa tôi xin lỗi vì những điều biện luận của tôi đã phá vỡ mộng ước hướng tới của cô. Chúc hai cô tinh tấn tu hành.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
08/8/2017


GIẶT ĐỒ VỚI GIẶT TẤM LÒNG

Tôi bỏ nhiều công sức giặt chiếc áo thun trắng mặc lót cho đở thấm mồ hôi áo ngoài, phát hiện chiếc áo thun trắng ấy dính một vệt màu vàng xậm trông thật là xốn con mắt, tô đậm xà bông lên đó mà vò hoài không ra. Chừng nầy tôi mới nhớ: trưa qua trời nắng nóng tôi mở nhiều cánh cửa để đón gió mà lại không có gió thiên nhiên lùa vào, vội ra sau hè dạo vườn mít, định cho khuây nắng nóng chứ không có ý săn sóc vườn. Xảy thấy một cuống mít đeo 3 trái lòng thòng trên đầu, dới chưa thẳng tay là đụng làm tôi ngứa mắt, phải vặn cổ hai trái mít nhỏ cho trái lớn còn lại lớn nhanh. Sực nhớ mình đang mặc áo thun trắng, ngại mủ mít dính là khó gở, có ý bỏ qua nhưng chùm trái mít cứ như chọc mắt làm tôi cảm nghe khó chịu trong lòng, định vào nhà khoác áo đen lên thân thì chuyện gì cũng dám. Tính chưa kiệp đi tôi lại có suy nghĩ khác: chuyện bẻ bỏ hai trái mít con con đâu lớn lao gì phải vào thay áo cho nó rộn lên, đứng xéo một chút và cẩn thận trong khi bẻ là xong ngay.
Ý đã có sự dặn chừng cẩn thận và suy đi nghĩ lại lắm lần trước khi bẻ bỏ hai trái mít nhỏ thế không biết hơ hỏng từ đâu mà chiếc áo thun trắng cũng không khỏi bị mủ mít dấy lên. Xà bông đánh mạnh tay không tiêu vết bẩn, nó lì lợm ở đó chịu đòn tôi phải nhểu một ít nước tẩy vào, vò quyết liệt với hai lần nước tẩy vết bẩn mới chịu phép buông, cút khỏi chiếc áo thun.
Ở thôn quê xưa nhiều quý bà lớn tuổi hễ may mặc là chọn vải đen hoặc màu xanh đậm, sắm mặc cho con cháu cũng lựa màu ấy vì các bà cho rằng những màu ấy nhẹ dính dơ, có bà nói còn mạnh hơn: Mặc đồ đen không dơ con cháu ơi!. Các bà tưởng rằng dơ nó sợ màu đen, màu xanh đậm không dám chụp lên. Sự thật không phải vậy, bởi màu ấy đen thui đen thích, dơ bám không thấy, vì không thấy nên bảo không dơ, như trong đêm tối dính dơ ta không thấy và ý nghĩ sai lầm ấy ta đâu cẩn thận trong khi làm việc, nằm ngồi vật vựa, dính dơ cầu có đem tàu Tây mà chở. Lúc bẻ bỏ hai trái mít non tôi rất cẩn thận mà mủ mít còn đáp vào huống chi lúc mặc đồ đen, tự cho là đồ không dơ đâu thèm cẩn thận, hoặc có cẩn thận thì hành động cẩn thận ấy cũng thường, tính bảo vệ không cao như lúc ta mặc đồ trắng, đinh ninh nó ít dính dơ nên khi vò giặc cũng làm sương sương lấy lệ là xong.
Người tín đồ PGHH đọc học giáo lý của đạo dạy, thấy trong đó pháp có tướng pháp vô tướng, dùng lý dùng sự có cả; dựa vào sự tướng mà hành đạo có hơi nhọc nhằn kham khổ trong giới luật, người theo lý bỏ sự, nói Phật trong tâm và giải thích tâm không có hình tướng dài ngắn, lớn nhỏ, tốt xấu… nên không thể dùng hình tướng niệm Phật, lạy cầu xin xỏ mà đạt được Phật trong tâm mình, như vậy, sự tướng tu là không cần thiết đối với họ.
Tôi trích đưa ra hai kiểu cách LÝ và SỰ từ trong Sám Giảng Giáo Lý của Đức Thầy để chúng ta thấy điều quan trọng của việc tu hành đặt ở đâu mà bắt tay hành động là không còn vẻ nghi ngờ:
NÓI VỀ LÝ:
“ Tu không cần lạy cần quỳ
Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau”.
“Đường đạo đức chớ nên chán nản
Hãy bền lòng tìm phật trong tâm.
Phật Tây Phương thiệt quá xa xăm,
Hãy tìm kiếm ở trong não trí.”
NÓI VỀ SỰ:
“Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu
Thì sẽ được òa chương dựa kế”.
“Sớm chiều bình đẳng chớ lơi
Thường hành như vậy nhớ lời đừng sai.”
Theo giải thích của người dựa vào lý, sẽ thấy họ thông thả hơn, nhưng đã là tín đồ của tôn giáo thì phải học qua tôn chỉ, cho dù có nói lý cở nào thì trong chuyện tu hành ta cũng thấy tạo sự là trước nhất. Không phải Đức Thầy dạy người quy y vào đạo, trong nhà đều có thượng 3 ngôi thờ đó sao? Trừ trường hợp người tín đồ đi làm ăn xa hoặc sống nhờ nhà người khác không cùng tín ngưỡng tôn giáo. Thượng ngôi thờ đã là hình tướng rồi, là sự không phải lý rổng. Nhà trưng 3 ngôi thờ ra đó chẳng lẽ để vậy coi chơi chứ không cúng lạy? Có sự tướng 3 ngôi thờ thì phải có sự tướng cúng nguyện “Sớm chiều bình đẳng chớ lơi, thường hành như vậy nhớ lời đừng sai”. Sống trong khuôn vàng thước ngọc của đạo mà không thể hiện được sự đạo đức giữa mình với Đức Phật, Đức Thầy, mình với mình, dù có nói hay mà vì mình chưa thể hiện sự đạo đức chính mình thì hay cũng hóa ra dở. Ông Thanh Sĩ nói:
“Đạo đức chỉ là khua ngoại miệng,
Tu hành không một chuyện trong lòng.
Kệ kinh học nói cho thông,
Khác nào con két nhái ông chủ nhà.
Nói thông thái kể ra sao hết,
Làm trái ngang chẳng việc nào xong…”
Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng bảo”
“Nhiều người kinh sử lão thông
Mà không sửa tánh bởi lòng còn mê”.
Cùng tu học đạo PGHH, chắc ai cũng biết qua câu chuyện ông Hương Bộ Thạnh đến quy y với Đức Thầy? Trong việc quy y ông xin Ngài tha cho ông sự cúng lạy mỗi ngày hai lần. Đức Thầy đồng ý lời yêu cầu của ông nhưng phát cho ông cái chức huấn luyện. Được Đức Thầy kêu tiếp việc ông rất vui mừng và cho đây là điều hãnh diện ngàn năm một thuở. Thế, từ đó bá tánh các nơi gần xa đến xin quy y, Đức Thầy dạy họ về lập 3 ngôi thờ trong nhà và phát cho bài cúng nguyện, kêu đến ông Hương Bộ để ông ấy hướng dẫn cách thức. Ông Hương Bộ giảng thuyết suôn rồi kêu người ta về nhà làm theo, những người mới quy y nghe qua không hiểu, đòi ông phải chính thức vái lạy cho họ thấy. Keo nầy ông Hương Bộ chạy không thoát, phải quỳ nguyện lạy. Nhóm quy y nầy về thì nhóm quy y khác đến, ông Hương Bộ quỳ nguyện vượt chỉ tiêu ngày hai lần đến không biết bao nhiêu lần trong ngày mà kể. Bây giờ ông mới cảm thẹn: quy y mà xin miễn cúng lạy đã bị Đức Thầy phạt cho biết: Quy y không làm y là không được.
Nhắc chuyện xưa, sẵn đây tôi xin khuyên bà con mình, ai đã quy y PGHH mà chưa “Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu”, hoặc cúng lạy nhưng bửa có bửa không, hãy cố lên đừng để bửa có bửa không nữa mà mỗi bửa đều có “Sớm chiều bình đẳng chớ lơi, thường hành như vậy nhớ lời đừng sai”. Bình đẳng là ngang nhau, bằng nhau, sớm có cúng nguyện thì chiều cũng phải cúng nguyện, nếu hôm qua cúng nguyện nay không cúng tất nhiên đã vi phạm vào luật bình đẳng Đức Thầy dạy, biểu “chớ lơi” mà mình bỏ cúng là “Lơi” rõ ràng không thể chối cải.
Còn nữa, khi ta cúng nguyện thường thì khoác lên mình chiếc áo choàng màu dà  biểu hiện tính thoát tục như trong Sám Giảng Giáo Lý Đức Thầy dịch viết:
“ Lành thay y phục thoát trần,
Khác nào thửa ruộng tột phần tốt tươi.
Cúi đầu đội nó trên người,
Thề nguyền được mặc đời đời chẳng phai.”
Mặc đạo phục màu thoát tục là nhắc nhở, cẩn thận không để tâm dính mắc chuyện thế gian, phải luôn luôn giữ chính niệm về niệm Phật hành đạo, giống như người mặc đồ trắng lúc nào cũng cẩn thận không để dơ bám vào, đi trong rừng buội là không đi, ngồi xuống đất là không ngồi. Lở có bị dơ bám vào liền hay, cấp tốc vò giặt nó nhanh ra. Thêm nữa, người tu có sự tướng đạo đức, từ ăn, mặc, ở, dễ phát hiện những thứ không có đạo đức chen vào. Thường thì trong đạo PGHH người ta hay mặc bộ bà ba, hoặc thêm cái vạt miểng trong rất là nhu mì hiền hậu, từ đó là tấm gương soi, chỉ một vết bẩn nhỏ dính trên gương là thấy, tức thì làm cho vết bẩn đó không lây lan và cũng không hiện diện trên gương nữa. Mặc bộ bà ba dáng đạo, có muốn cờ bạc, rượu chè cũng không dám vì đạo đức đã hiện trên thân, thân nầy có đạo làm chủ thì chính mình không dám làm trái đạo và người khác, không ai có thể dùng sức mạnh hay cám dỗ lôi kéo họ bỏ đạo theo đời.
Như vậy, sự tu nên bảo vệ tốt, đừng có cái kiểu nói lý tối ngày không làm lợi ích gì cho đời cho đạo và bản thân của mình cũng bị cái có lý không có sự nó lừa dối, gạt gẩm. Không có sự tướng tu, bị cái lý suôn làm mê hoặc không thể phát hiện trong lúc mình không tu làm cái gì? tâm tưởng gì? Người mặc đồ đen dính dơ không thấy nói là không dơ nên không có chuyện đề cao cảnh giác thế đã tạo cơ hội cho dơ mặc tình bôi trét trên quần áo mình đang mặc. Đạo không giữ chút trên thân dễ làm cho người đời tưởng mình phe với họ, sự rủ ren của văn minh vật chất mà lở lúc đó ta yếu chí mềm lòng, rớt xuống sông cái đùng… hư chuyện.

21/8/2017

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

“ TƯỞNG NIỆM PHƯƠNG PHÁP HÀNH ĐẠO”
Kính chào quý đồng đạo! Hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau hâm nóng tình đạo qua tựa đề “HÃY RÁN TƯỞNG NIỆM PHƯƠNG PHÁP HÀNH ĐẠO”. Đây là lời dạy của Đức Thầy trong bài “Luận về Bát Chánh”, mục Chánh Niệm.
Tưởng Niệm: Nghĩ ngợi, nhớ đến ai hay việc gì đó, ví dụ: Tưởng niệm các anh linh tử sĩ. Thông thường thì chúng ta hiểu tưởng niệm thuộc hệ tư duy, suy nghĩ; nhưng đây, Đức Thầy đặt “tưởng niệm” ở vị trí giải thích về chánh niệm là “Ghi nhớ sự chơn chánh”.
Phương Pháp: Cách thức, phép tắc để tiến hành công việc: Làm việc có phương pháp chứ không phải làm càn.
Hành Đạo: Hành: thực hiện việc làm cụ thể; Đạo: chân lý. Hành Đạo: thực hành cụ thể sự tu tỉnh để sớm đạt chân lý đạo đức.
Thông thường, như chúng ta nghĩ, hành đạo là hiện hửu trạng thái tâm linh, ở đó không có suy diễn đạo là thế nầy thế khác. Ví dụ: người tu pháp môn Tịnh-Độ, hành đạo của họ là Niệm Phật, niệm A Di Đà Phật liên tục nhập tâm, Nam Mô A Di Đà Phật chỉ là Nam Mô A Di Đà Phật không còn suy nghĩ vì khác. Trong khi hành pháp môn niệm Phật mà nghĩ ngợi điều nầy việc nọ, dầu là pháp của Phật cũng bị coi là vọng niệm. Thế thì đâu có thể “tưởng niệm phương pháp” vì ai niệm Phật và ai tưởng niệm phương pháp niệm Phật? Chánh niệm về niệm Phật thì không có tưởng niệm, tưởng niệm không có chánh niệm, hay nói cách khác: tưởng niệm làm mất chánh niệm.
Ta phân tách như vậy để thấy được cách dùng từ của Đức Thầy với dụng ý làm phản tỉnh cội nguồn tư duy của hành giả, những vị lúc nào cũng tự hào rằng mình tu nhưng lại suy nghĩ lung tung làm cho tiến trình tu mất dấu; như người đi biển mất là bàn, kẻ tu hành mất phương hướng, phương pháp, pháp môn, gây việc trần ai, nhiễm trược nặng. Do vậy tâm thần chao đảo theo sa hoa vật chất, dệt mộng đời “Còn cũng tưởng, mất cũng tưởng, có cũng tưởng, không cũng tưởng, thành cũng tưởng, bại cũng tưởng, thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng… thất tình lục dục bắt buộc con người phải phí biết bao tâm cơ, bao nhiêu trí não phụng sự nó. Lợi danh, cảm tình, uy quyền, phú quí… dược hằng ngày ghi nhớ. Vì thế, con người mãi mãi lăn lộn trong sáu đường không thoát khỏi vòng sanh tử”.
Để đối lại với các niệm tưởng xằn bậy dẫn trên, Đức Thầy dạy cách cắt đứt chúng nó bằng “Tưởng niệm phương pháp hành đạo”. Khi nào việc tưởng niệm phương pháp hành đạo được luôn luôn ghi nhớ, tức thì, những cái bản mặt khó ưa như “Thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng, thành cũng tưởng, bại cũng tưởng... thất tình lục dục bắt buộc con người…” sẽ bị đem chôn.
Xem đó thì biết, Đức Thầy không hài lòng khi thấy người tu lâm nạn bởi “còn cũng tưởng, mất cũng tưởng…” vậy ta nên xét lại mình… “Thất tình lục dục bắt buộc con người những điều ấy trong ta có hay không? Nếu có thì tức khắc đào mồ chôn nó ngay bằng chuyên “tưởng niệm phương pháp hành đạo” thì sẽ bỏ được. Cũng mường tượng như trên, Đức Thầy truyền dạy cho một nữ tín đồ ở Bạc Liêu có mấy câu sau đây:
“Rày đã tu thân lánh bụi hồng,
Dạ đừng suy nhĩ chuyện minh mông.
Để tâm yên tĩnh tầm chơn lý,
Phổ cứu nhơn sanh khắp đại đồng.”
Và câu:
Đã từng dựa kẻ nâu sồng
Cớ sao tâm trí còn tòng ngoại duyên.”
Đã đi tìm chỗ tu thân dưỡng tâm thì thôi bỏ hết việc đời, đừng để lòng suy nghĩ ba cái chuyện vớ vẩn không đâu “còn cũng tưởng, mất cũng tưởng, thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng” chi cho tâm hồn xao lảng Phật sự? Nương cửa Phật thì phải là người sống chết theo Phật, ăn cơm chùa nên lo việc trong chùa, nghĩ việc ngoài đời là sái phép, để cho thất tình lục dục đeo bám không buông là sái phép.
Nhớ cách nay không lâu có lần tôi ngồi nói chuyện với mấy em cháu trẻ tuổi, độc thân, chúng than nghe tội nghiệp: Văn minh vật chất mỗi lúc phất lên ồ ạc, bày bán đủ thứ khêu gợi lòng người, chú ơi, rất khó mà tu kiểu “Lạc đạo an bần” Đức Thầy dạy, nếu không thể lạc đạo an bần lấy đâu có “xả thân tu tỉnh”, vậy tính sao giờ chú? Tôi an ủi:
Khó tu tu được mới hay! Xét ra, các em cháu trẻ giờ nên cứng rắn lắm mới chảy gở xúc sự đeo bám, đi không để dừng sựng vì dừng sựng làm mất trớn và lúc dừng sựng nợ đời ghì níu, phủ chụp thì tự chủ không còn. Tôi nói các em cháu trẻ giờ nên cứng rắn không có nghĩa là tôi xem thường các vị không cứng rắn, và lên mặt dạy đời. Không, nói như nhắc nhở để các vị đề phòng trước những chuyện không may có thể xảy ra.
Thật tình, đường tôi đi, lúc xưa, ít bị vật dục làm trở ngại, rất nhẹ có sắc màu đưa đón, quyến rủ, cám dỗ; sống với vật chất eo hẹp thì một phần “an bần” đã được đặt sẵn cho thân, từ đó dụng công hành đạo thì tính an bần có trong tâm nữa. An bần mà có từ ngoài vào trong tạo nên sức mạnh tinh thần, sức mạnh sẽ làm chủ tình hình, vật chất phù hoa khó mà xâm hại. Chúng ta so sánh từ Ăn, Mặc, Ở của xưa và nay để thấy sự khó hay dễ. Ăn: xưa tu độc thân dùng chay trường, ở thôn quê mấy chợ nho nhỏ nếu có bán đồ chay như tương chao tàu hủ chẳng hạng, rất là hiếm, xứ đạo cứ theo 4 ngày chay qui tắc người ta làm bán, hăm sáu ngày kia muốn được tàu hủ ăn là không dễ được đâu, thèm quá thì mua cối về xay nấu trong nhà. Thành ra người dùng chay bây giờ hết sức là qua loa đơn giản, ăn để không yếu đói mà lo tu. Mặc: Xưa việc mặc rất là giản dị, thường là bộ bà ba đen, hoặc quần đen áo màu dà, thứ vải thường. Ở: Những vị tu độc thân nơi am cốc, hình thức giống như che cái trại, cột tre, lợp lá, có vị cất sàn, lót ván hoặc đóng vạc nằm. Có vị đơn giản hơn, để cái nền nhà đất rồi đóng bộ vạc, kê ở một góc nào đó trong nhà, đi đâu thì lội bộ hoặc chạy xe đạp. Ăn để tu thì các chi phí không nhiều, mua gạo và dầu lửa thắp sáng trong nhà, nơi bàn thờ cúng Phật, hao tốn như vậy là xong.
Nay, người tu độc thân, phần đông đua theo vật chất ăn hết sức là sang giàu, mua tàu hủ ngày nào cũng có, còn đồ thứ đóng gói, vô hộp bày bán đầy các quầy chay, lo làm cho có nhiều tiền để mua mà dùng. Mặc: cũng áo bà ba nhưng sửa dáng áo, nhứt là giới nữ mặc thắc và bống láng. Ở: Phần đông những vi tu độc thân chỗ ở giờ không còn là vẻ am cốc thanh tịnh, nhà như nhà đời, sắm sửa đầy đủ tiện nghi: Bếp điện, bếp ga, quạt điện, đi đâu xe máy nổ vù vù.
Nói như thế không có nghĩa là tôi chê sống theo thời nay là sai. Lúc không có xe đi đâu lội bộ là phải nhưng giờ thời kỳ xe cộ nhà nhà dư ế mà lội bộ nữa là coi sao được. Lúc xài đèn dầu, nấu cơm củi vì chưa có điện, ta phải cho rằng xài đèn điện nấu cơm điện sẽ tiện lợi hơn xài đèn dầu nấu củi thổi phèo phèo ung khói trong nhà. Cốc am dựng cột tre hoặc những cây tạp nhạp, lợp lá, 3 năm thì cột đứt chưn, mái lợp dột mưa, phải cất lại. 3 năm kiếm chưa đủ tiền thì nhà hư đổ. Nay người ta cất nhà tốt, tốn nhiều tiền nhưng cất một lần ở cả đời không còn lo cái vụ 3 năm cất lại chẳng phải hay hơn sao?
Tức nhiên là tôi không phản bác văn minh khoa học, so sánh xưa và nay nhắc nhở em cháu rằng: xài phí nhiều thì phải làm lụn nhiều, biết vật chất cám dỗ thì “Hãy rán tưởng niệm phương pháp hành đạo”, từ tưởng niệm phương pháp hành đạo đến hành đạo thực tế nối liền, tâm không dính trược có đâu cho cám dỗ. Khi ở vào trạng thái tâm không dính trược, có ai cho cả cái trần gian nầy cũng không mê đắm, cấu nhiễm, thì vật chất hết bao vây hay ngăn đường lấp ngõ. Người đời ham có nhiều tiền của, sống vật chất phủ phê, trụ tâm vào ham muốn vật chất mà sống, chừng vật chất có bị mất mát qua tay người khác thì buồn bả, thở than hoặc vật chất được bảo vệ tốt mà thân lại xảy bệnh trầm trọng, sợ chết đâm ra hoản loạn tinh thần… Đâu như những người biết đạo, hiểu được thân nầy là giả thân, tạm mượn nó để tu, tạm mượn thì có lúc phải trả, biết vậy người ta lấy chuyện tu hành làm trọng, nhu cầu vật chất vừa đủ nuôi thân thì thân không dư sức phát sinh dục vọng “còn cũng tưởng, mất cũng tưởng, thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng … từ đó, việc “tưởng niệm phương pháp hành đạo” được bảo đảm tốt.

16/8/2017

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

CHÂN LÝ 3 ĐIỀU

Tôi không giải thích Chân-Lý theo danh-từ Phật-Học. Nói như thế không có nghĩa tôi cho rằng giải theo đó là sai. Tôi học Phật Phật Giáo Hòa Hảo đọc thấy Đức Thầy viết luận về Chân-Lý một cách lạ lùng nhưng không bí ẩn đến khó hiểu khó hành làm tôi quí kính, thích quá đi! Hãy đọc đoạn trích dẫn sau đây sẽ rõ:
“Trí rán tìm cái Chân-Lý, Chân-lý ấy là cái đạo của mình đối với nhân-loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối với mình”.
Xét ra đây là chân lý ba điều của sự học Phật PGHH dạy, để thực hành đi đến nhứt thể, có một không hai. Không tìm mấu chốt bật ra từ đâu, chỉ lặp lờ với câu nói: Chân lý vốn sâu kín, mầu nhiệm, đặng dựa theo đó bỏ bê việc hành trì thì suốt cuộc đời chân lý chỉ là tên gọi. Nhưng Phật dạy, chân lý là chỗ đến được chứ không phải chỉ nói nghe chơi cho sướng tai, khoái chí. Một số người lầm nhận tưởng nói thông thái về chân lý tức là đạt chân lý. Đọc sách nói về chân lý cho đả đời rồi gắp sách lại là hết, thế đó thì chân lý nằm trong quyển sách chớ không có trong ta. Xin giải thích Chân lý ba điều ấy như sau:
1 “Là cái đạo của mình đối với nhân-loại”. Nhân loại tức loài người. Có cần thắc mắc không! Tại sao đem cái đạo của mình đối với nhân loại đặt trước hết?
Nếu đã phát tâm tu, với bên ngoài, người ta luôn luôn đối xử vì người trước hơn vì mình. Các Phật, Phật nào cũng như Phật nào đều có 4 tâm rộng lớn: Tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả, từ chúng sanh học làm Phật đều phải học qua và thực chứng những cái tâm nầy. Vì thế, đem áp dụng lời dạy “cái đạo của mình đối với nhân loại” ở buổi đầu học về chân lý đạo đức là tuyệt diệu, tuyệt vời.

Vũ trụ nầy là vũ trụ của các chủng loại nhưng nhân loại có tính năng cao nhất trong các chủng loại, tính năng cao nhất ấy không phải chỉ phân biệt hơn kém, mạnh yếu, hung hiếp, các loài không phải là nhân loài mà ngay cả loài người với loài người cũng xảy nhiều sự tranh chấp, sang đoạt thù oán… Cảnh người người đông đảo qua lại lung tung thì những điều thương ghét, khen chê, mừng giận, tha giết… là rất dễ gặp, nếu không đem áp dụng lời dạy “cái đạo của mình đối với nhân loại” thì chắc là phiền phức khổ đau suốt. Áp dụng được thì ta có thương không có ghét, khen chớ không chê, mừng không giận, tha không giết; ta và họ sống hòa hợp như tay với chân. Chẳng những hòa hợp thương yêu mà còn phải lo bảo vệ, cứu giúp họ, dần dần học đạt được tâm từ bi, họ có tội lỗi vì nặng lời hay hành động lổ mảng ta cũng tha thứ là học được cái tâm hỉ xả. Trong khi còn đang tu hành, mục tiêu để người tu hướng đến là giải thoát sanh tử, Đức Thầy cũng kêu ta đặt cho mình hoài bảo lớn “Hãy đặt tư tưởng mình vào công cuộc tìm phương cứu giúp sanh linh trong vòng trầm luân oan nghiệt”, đồng thời, theo khóa tu mỗi ngày hai lần Đức Thầy còn dạy thêm sự tu cầu cho nhân loại chúng sanh. “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi phổ độ chúng sanh A Di Đà Phật - Nam Mô tứ nguyện cầu bá tánh vạn dân từ tâm bác ái giải thoát mê ly”. Dầu Đức Thầy bảo “cúng lạy là điều phụ thuộc” nhưng điều phụ thuộc nầy có công năng thượng thừa nhắc chừng ta không quên lời dạy. Luôn đặt tư tưởng cứu họ, mỗi ngày cầu cúng hai lần cho họ thì không thể có bất cứ lý do nào buồn giận họ được bởi họ là chúng sanh, ta nguyện Phật độ chúng sanh, dầu là người xa lạ, không thiện, mà khi nguyện Phật phổ độ chúng sanh ta cũng đâu có tâu với Phật trong việc cứu độ hãy loại trừ cái kẻ xa lạ, người không thiện đó ra. Thế đã rõ ra cái ý: mình cầu nguyện Phật cứu độ chúng sanh là không thể giận hay có thái độ vô cảm, lạnh lùng khi họ đang chịu khổ và cần sự cứu giúp.
2. Là cái đạo “của mình đối với Trời Phật”: Trời Phật là điểm tựa lớn nhứt và trên hết của tinh thần. Các Ngài là tấm gương sáng chiếu lên cõi trần gian đen tối, dạy rõ đâu là tội đâu là phước, phước nên làm còn tội thì trừ, để sau chết đi có đầu thai lên thế gian cũng không bị đọa vào 3 đường ác: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; còn theo chánh đạo mà tu đúng cách thì thành Phật đắc Tổ tại thế hoặc vãng sanh về cõi Phật khi mãn kiếp hồng trần, dứt sổ luân hồi, không còn trở lại chốn nhân gian để chịu 4 cái khổ của sanh, già, bệnh, chết và những thứ khổ ơi là khổ về mặt tinh thần. Phật Trời vừa là ánh đuốc soi đường, rọi khắp nhân gian, giúp cho chúng sanh đủ cơ duyên quày đầu hướng thiện vừa là quyền năng cứu độ chúng sanh bị oan ức hoặc xảy ra những chuyện rủi ro. Bởi đó, khi giải thích về chân lý Đức Thầy đề cập đến, cái đạo “của mình đối với Trời Phật” bằng khuyên câu “Hãy tin tưởng Phật Trời và cầu nguyện đấng thiêng liêng ban bố phước lành cho nhân chúng”. Nhờ vậy, trong chốn nhân gian nầy, người có tu hay không tu, đa phần, hễ có xảy ra chuyện khổ thì vái vang Phật Trời phù hộ, cứu độ cho tai qua nạn khỏi, việc dữ hóa lành.
3. Là cái đạo “của mình đối với mình”. Kinh Phật có câu “Nhứt thiết chúng sanh giai hửu Phật tánh” (trong mỗi chúng sanh đều có tánh Phật). Thế là cái đạo đã có trong mỗi người, dù chưa quy y theo đạo nào mình cũng có đạo. Nhưng Phật tánh ấy còn bị vô minh bao phủ nên đạo đức trong người cũng từ đó mà không phản diện được sắc thái người đạo, cần phải có thêm cái đạo bên ngoài mới khơi dậy đạo gốc bên trong. Đạo bên ngoài, ta đã quy y PGHH vậy cái gọi là “đạo của mình” chính là đạo PGHH, tu theo sự dạy dỗ của Đức Thầy mới làm khơi dậy đạo gốc bên trong bật ra ánh sáng. Đạo đức chính mình tìm hiển ngộ Phật Tánh; để làm được điều nầy Đức Thầy khuyên “Trước hết phải tìm phương tự giác, nhắm cảnh Niết-Bàn tấn tới; quyết chí tu hành đắc thành đạo quả hầu dắt dìu bá tánh thập phương xa miền tục lụy”. Đồng thời Ngài dạy “Hãy tìm giải thoát cho mình bằng cách lạc đạo an bần xả thân tu tỉnh”.
Đức Thầy dạy trước hết phải tìm phương tự giác, bởi không tìm cách tự giác ngộ lấy, dẩu có đêm ngày cầu khẩn Phật giác ngộ giùm mình cũng không được. Nhưng tự giác được cũng chưa phải là chỗ sở đắc rốt ráo mà ngồi đó vui hưởng, còn phải tiếp tục “nhắm cảnh Niết Bàn tấn tới”. Niết Bàn là TỰ TÁNH KHÔNG SỰ, tìm đến tự tánh không sự là thiên nan vạn nan, phải qua cửa “lạc đạo an bần, xả thân tu tỉnh” trước hết, và phải “quyết chí tu hành đắc thành đạo quả”.
Dòng đời có quá nhiều thứ cám dỗ nhứt xài phí vật chất sa hoa cũng làm cho một số không ít hành giả đảo điên, ngợp thở, bởi so sánh giàu nghèo, đủ thiếu. Đối với một số người tu còn ham hố sang giàu, là cơn bệnh nặng sắp chết mất với đạo đức bản thân thì dễ vì họ chịu tuân thủ câu “lạc đạo an bần” của Đức Thầy dạy; cho dù họ đã quy y PGHH lâu năm, thuyết giảng hay ho, thông minh có tiếng nhưng ăn mặc ở thì lại so sánh, ước vọng như người đời, ăn sang, ở sang, sống sang chứ nào chịu “an bần”, nhưng nói về “lạc đạo” họ cũng cất cao lanh lảnh cái giọng điệu bề trên. Nếu không có “lạc đạo an bần” làm gì có chuyện “xả thân tu tỉnh” nổi nữa?
Khi bàn luận hay suy nghĩ về chân lý 3 điều ta thấy rõ sự hiện diện của pháp môn, con đường, mà ta là con người đang tu pháp môn, đang đi trên con đường đó chứ không phải nói suôn qua, thực tế qua hành động hợp đạo mà thường ta chỉ lý luận chứ không có hướng đi cụ thể. Giải thích Chân Lý là “lẽ thật, sự thật”; hay “chân lý là lẽ chân thật, có tự nhiên, không phải người ta đặt ra được” hoài vậy được gì? Đức Thầy giải thích bằng siêu giải thích là không dừng ở chỗ giải thích, đi vào hành động ngay để cho ta áp dụng triệt để “Chân lý ấy là cái đạo của mình đối với nhân loại, của mình đối với Trời Phật, của mình đối với mình”. Hãy bắt tay vào việc còn hơn ngồi đó nói hoài, suy nghĩ mãi: Chân lý là lý lẽ chân thật.
Qua phân tích về chân lý ba điều của Đức Thầy dạy, ta thấy hai từ “của mình” nổi bật ý nghĩa: chủ nhân, chủ động, chủ quản. Chủ nhân là người làm chủ người khác hay chủ các sự việc có liên quan đến vai trò làm chủ; chủ động tức chủ được việc làm, không có sự tác động của người khác gây ảnh hưởng; chủ quản là quản lý chặt chẽ những vì thuộc sở hửu của mình.
Thế ra, sở hửu của người tu theo giáo lý PGHH là chân lý ba điều: Điều mình đối với nhân loại, điều mình đối với Trời Phật, điều mình đối với mình. Hãy đứng vững vai trò làm chủ với các sự áp đặt hay cám dỗ, chủ động việc tu chứ không bị động bởi người khác hay ngoại cảnh làm lem ố gương tu, quản lý chặt chẽ sự tu hành để không bị sự xâm hại của dòng đời lây nhiễm và những tư tưởng khác luồn tọc mạch làm suy yếu tinh thần phấn đấu. Ngày nào mà lòng ta suối nguồn thương yêu chúng sanh không bị cắt khúc, ngày nào mà lòng ta sự tin tưởng Phật Trời không bị lảng quên, ngày nào mà lòng ta triền miên diệu diệu một màu thanh tịnh “muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm” (lời Đức Thầy) thì ngày ấy, chân lý ba điều trong ta sẽ được hoàn mãn.

12/8/2017

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

NIỆM PHẬT TRỢ NIỆM

Sống giữa thời đại văn minh, thường thì người ta dựa vào sức phát triển cực thịnh của khoa học hiện đại, muốn cho mình khõe thân mà được việc, cần có máy móc đở đầu, máy cày thay cây cuốc, máy suốt thay đập lúa bằng tay, muốn ăn uống hay xài phí kiểu nào cứ bấm máy điện thoại a lô một cái thì có người đem giao hàng phục vụ tới nhà… ngay cả tính toán, xưa ai không giỏi về toán, gặp bài toán khó phải bóp trán suy nghĩ, nay không cần, người ta nhờ máy làm giùm. Không giỏi về 4 phép toán mà tính bằng giấy viết đôi khi trật lên trật xuống, phải lập bài thử thử lại mới chắc, nay có máy tính tính giùm mọi chuyện về toán, người ta cho như vậy thiệt là sung sướng.
Nhà trường trước kia Thầy cô dạy tính bằng viết số, đã học đầy đủ nhưng sau nầy máy tính thạnh hành trên thị trường, người ta đua nhau xài máy, không cần suy nghĩ 7 trừ 3 còn mấy, một trăm chia cho 3 người mỗi người được nhiêu, trí óc phải vươn lên tìm ra đáp số. Giờ chẳng suy nghĩ chi cả, chỉ bấm số là ra đáp số ngay. Một vài phụ huynh cho con em của mình vào trường là mong mai sau mua bán đong đo nó tính toán giùm mình. Ai ngờ khi có chuyện cần giúp mà nhằm khi không có máy tính, trở lại tính bằng giấy viết, việc bỏ lâu dễ quên, làm lại coi bộ lờ khờ, chậm chạp.
Lợi dụng máy làm giùm xét cũng có cái hay cái dở. Nhưng thôi, thời đại văn minh người ta nhờ máy móc đở sức dù còn những sơ xuất mình cũng không cưởng lại được. Ngoài xã hội cậy sức máy đã đành, cửa thiền môn nơi nói là tỉnh tâm tu niệm mà niêm Phật, tụng Kinh cũng bằng máy nữa là sao?
Những năm gần đây bà con trong đạo qua suy tư nghiên cứu thấy rằng người tại gia cư sĩ Học Phật Tu Nhân vừa làm vừa tu, lo chuyện ăn, mặc, ở có nhiều người làm quần quật với công việc, nói vừa làm vừa tu chỉ là kiểu nói cho đở mình chứ  đúng ra là tu ít hơn làm. Bởi vì nói vừa làm vừa tu thì tu với làm phải đi ngang nhau, đàng nầy ta biết là không ngang. Do đó khi bệnh đến, bình nhựt sức tu không nhiều khó mà chống chỏi với nghiệp lực thừa lúc tấn công, đòi nợ tiền khiên quyết liệt, đau nhức đến khó vững tâm niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc, lộ đồ về Tây Phương an dưỡng đã bị đau nhức làm bỏ quên, cần có sự trợ niệm của đồng đạo đễ tìm lại lộ đồ trước lúc lâm chung không quên Niệm Phật. Nên nghe đâu có người lâm trọng bệnh lâu mà thuốc thang không chận đứng sự đau nhức phát tác mạnh trong cơ thể thì đồng đạo bà con đến yêu cầu người nhà bệnh nhân cho tổ chức đặt bàn Phật cầu an, đồng thời thay phiên nhau niệm Phật lớn tiếng không gián đoạn để bệnh nhân nhờ đó mà trong lòng không tạo ra kẻ hở nhớ tưởng lung tung về việc nhà cửa, ruộng đất, vợ, chồng, con cháu khiến sợ chết bỏ lại không đành, ma nghiệp nhảy vào kẻ hở chận đứng hành trình về cõi Tây Phương mà Đức Thầy hằng khuyên:
“Ở Tây Phương chư Phật ngóng trông
Chờ bá tánh rủ nhau niệm Phật.
-         Tây Phương tuy ở cõi xa,
Thành tâm thì có Phật mà đáo lai”.

Nhưng cũng vì dựa vào có máy niệm Phật sẵn trong nhà một số nơi không còn dùng sức người hiện niệm cứ đặt khoán cái máy ở niệm cho người bệnh còn mình thì đi làm việc nầy việc nọ hoặc ngủ nghỉ, xem ti vi… chừng bệnh nhân có chết cũng không ai hay để ngay giờ phút thoát trần đưa tiểng người đi bằng đọc bài Tây Phương Tiếp Dẫn Vong Linh người vừa mãn kiếp hồng trần vãng sanh Cực Lạc.
Tôi xin kể cho đồng đạo nghe câu chuyện. Hôm ngày 14 tháng 7 năm 2017 nhằm 21 tháng 6 Dinh Dậu, tôi được anh em mời chuyền đến cầu an cho ông Phan văn Nông. Được biết cụ mang bệnh lâu và căn bệnh mỗi lúc trở nên trầm trọng, thấy vậy gia quyến cùng đồng đạo địa phương đặt bàn Phật cầu an cho cụ đã mấy ngày liền. Tôi đến, thấy có khoản hai mươi người và họ thay phiên cầu nguyện từng đợt rồi kẻ đến người đi. Cụ nằm trên giường phía trong, có em trai trẻ ngồi bên không làm gì để chiếc máy niệm Phật phát lên ri rí gần lổ tai cụ, phía ngoài huynh đệ ngồi bánh nước, tới chừng cầu nguyện là cầu. Kỉnh lễ trên các ngôi thờ trong nhà và nhìn cụ xong tôi ra ngoài trước đề nghị với các huynh đệ nên tổ chức niệm Phật bằng người chứ đừng niệm bằng máy như vậy nữa. Ý kiến của tôi được cháu Nguyễn văn Nhựt lẹ làng đồng ý. Nhựt nói rằng con rất muốn như vậy đó ông tư. Tôi hiểu, vì cháu còn nhỏ tuổi, muốn cũng không dám nói lên vì hiện trường có nhiều vị cao niên, nhiều tuổi đạo. Được Nhựt nói tiếng đồng ý, sau cùng hầu hết chư huynh đệ ở đó cũng đồng ý, thế là chúng tôi hành động ngay, tổ chức một toán cầu nguyện trước, chừng cầu xong quý vị vào chỗ bệnh nhân chấp tay niệm Phật rõ tiếng, tôi còn bàn chút chuyện nên cầu nguyện theo toán thứ nhì. Vừa cầu xong thì tôi nghe người hướng dẫn hộ niệm bệnh nhân, lớn tiếng thông báo: cụ ông vừa lâm chung vậy hãy ngưng niệm Phật chuyển đọc bài tiếp dẫn vong linh. Bài tiếp dẫn vong linh đọc lớn tiếng mà nhịp nhàng đồng bộ, nghe rất có khí thế, khiến trong thân nhân cụ cầm lòng không ai khóc ra tiếng, chỉ có mếu máo một chút thôi.
Có một điều lạ và đương nhiên tôi rất thích điều lạ nầy. Gần đến lúc lâm chung, cụ ông Phan văn Nông tự sửa mình: Đầu cổ, mình mẩy nằm thẳng người, xuôi hai chân, xuôi hai tay ớp sát mình. Cụ chết nằm ngay ngắn, như vậy chừng liệm vào quan tài khỏi ai mất công sửa.
Sau lễ an táng một vài huynh đệ có mặt trong toán hộ niệm cụ Phan văn Nông nói với tôi: Thật là may phước cho Bác Nông, nếu anh đến trễ hơn thì chắc là không ai chứng kiến và đưa tiểng trực tiếp ngay khi bác mãn kiếp hồng trần. Nghe lời mừng rỡ ngọt ngào ấy khiến tôi nhớ những gia đình đời sống kém đạo đức, để cha mẹ tự chịu bệnh dằn dặt, chừng chết không ai trong nhà hay, sau mới hay thì rộ lên mà khóc than nức nở…
Như quý vị biết, đi thui thủi một mình mà đến cõi Tây Phương chỉ có bậc thượng căn, thượng trí, luôn luôn làm chủ được mình, làm chủ sự việc bất cứ gặp tình huống nào, không cần ai nhắc nhở lộ đồ cũng rực sáng cho hành giả thượng lộ bình an về cõi Tây Phương. Nhưng hành giả ở bậc hạ căn, hạ trí, say sưa cảnh hồng trần nhiều hơn say sưa mùi đạo vị. Sắp chết đến nơi mà cái chuyện say đắm ấy không buông, quên mất lộ đồ về cõi Phật; đi thui thủi một mình là đi đâu kia chứ??? Nhờ có cuộc trợ niệm của chư đồng đạo lộ đồ lạc mất có thể tìm lại được NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT bon bon trong tâm, trong tâm giờ có Phật ngự là đi siêu chứ không đi đọa.
Trợ niệm trực tiếp bằng người chớ không bằng máy mỗi việc điều hay chứ không dở. Người (thiệt) niệm Phật bằng sự chú tâm trong khi máy là thứ vô tri vô giác. Nhờ sự chú tâm mà Phật cảm lòng phóng quang hộ độ. Người (thiệt) niệm Phật thấy bệnh nhân chết là hay, đưa tiểng ngay, máy niệm không biết ai chết, nên lúc người ta chết nó không biết tiểng đưa và cũng không trấn an được sự lộn xộn ngay hiện trường những tiếng gào khóc vì con mất cha, vợ mất chồng, cháu mất ông bà vĩnh viễn. Người (thiệt) trợ niệm Phật thấy chết chuyển qua hộ niệm bài tiếp dẫn vong linh, làm chủ hiện trường, khí thế của đạo đức tăng lên trong nhà đời hay nhà nửa đời nửa đạo, thân nhân của người mãn phúc tiếp được tình thương của người ngoài trong lúc tang gia bối rối, họ giảm bớt sự cô đơn tróng vắng khi mất cha mẹ, kềm lòng không gào thét lên làm trở ngại sự siêu thoát của vong linh.

Qua phân tách trên chúng ta thấy người (thiệt) trợ niệm phật trực tiếp hay hơn là máy niệm. Tôi xin khuyên bà con đồng đạo mình, hãy vì sự tu hành, nơi nào thấy bệnh nhân có biểu hiện lâm chung nên tổ chức trợ niệm bằng người thiệt, Máy niệm nên để dùng vào việc khác.
04/8/2017