Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

THUỐC TRỊ BỆNH CỦA ĐỨC THẦY

Thuốc ba bài của Đức Thầy chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn lao cho sự phát triển tôn giáo PGHH. Sứ mạng độ chúng của Đức Thầy là làm giải thoát chúng sanh ra khỏi sáu nẽo luân hồi mờ mịt, như Ngài đã thổ lộ:
“Ước trăm họ nhẹ mình có cánh,
Đồng bay về Cực Lạc một đàng.
Thì thân Thầy hết phải gian nan,
   Đâu có chịu mang câu nhạo báng.”
Theo đó, đáng lẽ phải dạy ròng rặc pháp môn tu giải thoát sao lại dạy trị bệnh chung với dạy đạo mà thuốc trị bệnh lại là những thứ lá cây thông thường trong khi các Thầy lang y Nam, Bắc, Đông, Tây, thừa thảy, sử dụng hợp pháp với biết bao nhiêu là thuốc?
Nói “cây lá thông thường” rất là đúng, nhưng chẳng phải trong những thứ cây lá thông thường ấy Đức Thầy nói là Ngài đã “dùng huyền diệu của tiên gia độ bệnh để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ bi…” đó sao? Nếu đã cảm lòng từ bi vì được “tiên gia độ bệnh” thì đi đến chuyện theo đạo từ bi là dễ ợt. Trong một nhà khi vợ hoặc chồng hoặc con cháu lâm bệnh, đang đau nhức khó chịu mà ai đến kêu tu đi, tu ngay đi! đối với hạng giác ngộ sâu thì sự nhắc nhở cho nhớ tu là điều tốt, gặp dạng tu lơn lớt, giác ngộ chưa vào trọng điểm là số đông, đương đau nhức đáng lẽ phải làm gì cho người ta bớt đau nhức, mà lại đi khuyên tu, có thể sẽ gây khó chịu. Đau không cải nổi nhưng lời khuyên cũng bị bỏ ngoài tai. Người đang đau nhức, điều cần thiết của họ là ai làm ơn làm phước ra tay trị cho họ hết đau thì họ sẽ cảm mến, có thể không cần ai khuyên tu họ cũng phát tâm tu, nếu không nói chính bài thuốc của Đức Thầy đã khuyên tu “những kẻ ít căn lành” thì nói gì?
Nhớ hôm cùng đoàn lường y PGHH đi công tác từ thiện ở đảo Phú Quốc, lúc hết buổi làm việc là sang qua chuyện trò, chú lương y tên Phước, tánh tình vui vẻ kể tôi nghe liên tiếp ba câu chuyện về thuốc, rất hay:
1. Độ khoảng 5 hoặc 6 năm về trước, lúc Bác ba Thiệu còn sống tôi hay chỡ bác đi hành nghề lương y từ thiện nhiều nơi. Hôm chích thuốc độ bệnh cho bà con đồng đạo ở xứ Láng Chim có một phụ nữ khoảng năm mươi tuổi, tướng đã sang mà lại phục sức cũng rất là… Bà đến trước sân điểm chích thuốc, giữa lúc có kẻ ra người vào, biết phía trong là nơi trị bệnh nhưng ngoài không thấy đề bảng nhản, bà không theo họ vào mà đứng ở ngoài kêu hỏi:

- Ở đây trị bệnh bằng thuốc Tây hay thuốc gì?
Nghe hỏi, tôi dòm quanh quốc mà trông có tiếng một lương y nào đó nhếch miệng. Không thấy ai tôi buộc lòng “xuất chiêu” nói dối. Thấy bà tướng diện khá sang, đủ tiền để mua thuốc quí mà sao lại đây. Nếu nói thuốc nam hay thuốc của Đức Thầy e bà không chịu thì uổng mối, tôi đáp:
Dạ thưa cô! Tiêm thuốc Tây nhưng uống là thuốc nam vò viên ạ .
Nghe tôi nói bà đồng ý, liền vào trong trị bệnh. Thấy bà lâu ra tôi ngồi ngoài nầy phát sợ muốn rung lên, thế nào cũng bị bà rủa cho một trận dóc láo. Phụ nữ giàu sang, sống đời tiểu thư mấy ai mà chịu đau giỏi cho mình trửng giỡn bảo là trị thuốc Tây. Gạt sao được! người ta đã chích thuốc tây quen da, có đau cầm bằng như kiến Riện cắn là cùng, thuốc Đức Thầy tiêm vô nhức tực tực, tôi lo bà chịu không nổi, giãy lỡ sút kim… là khốn.
Lâu lắm bà mới ra với cái lưng đi thẳng không ỏng ẹo như mấy cô gái nhỏ. Bà lựa ngồi trên băng đá kế cận tôi và dường như trong người vừa thấm thuốc quí, bà hỏi tôi:
- Ở đây, mai còn chít thuốc nữa không?
Nghe hỏi tôi mừng hết sức, mừng vì không bị bà rầy sao mà nói dối và mừng nữa là bà đã “Chịu thuốc”, muốn được tiếp tục điều trị cho nên mới hỏi vậy. Nhưng tôi tiếc là ngày mai phải đánh chạy luồn sang nơi khác; việc nầy không thể nói dối được:
- Dạ không _ tôi đáp,
- Tiêm có một bửa làm sao hết bệnh?
Tôi chưa biết gì về nghề thuốc và xem mạch lạc ra sao mà vì tin tưởng thuốc Đức Thầy, nói không sợ vạ miệng:
- Dạ, bệnh mà trị trúng thuốc, một lần cũng hết.
- Cậu chắc?
Nghe bà hỏi câu vắn ngủn làm tôi phát sợ, lỡ mà bà kêu viết cam kết là nguy, thôi thì nói giải vây cho ra khỏi vòng vây:
- Dạ còn tiêm nhưng dời điểm, thưa cô!
- Dời đâu lận?
- Mai ở phía dưới dốc cầu chợ Thốt Nốt.
Tưởng giới thiệu chơi chơi không ngờ ăn thiệt mà còn ăn đậm nữa chứ! Sáng tôi chỡ bác ba đến đã thấy bống bà thấp thoáng trước sân kiểng nhà điểm chích thuốc. Thấy tôi, trông mặt bà rất mừng nhưng không chào hỏi, chỉ đưa mắt nhìn tôi với nụ cười nhè nhẹ. Sợ bà quở tôi cái thứ nói dối, chích thuốc nam nấu mà dóc láo là thuốc Tây. Được bà không trách là quá tốt,
Trong khi các lương y chuẩn bị vào cuộc, ngoài nầy bà bày tỏ:
- Tôi là người mẹ tốt có ba đứa con hiện ở ba quốc gia thuộc hạng tiên tiến: Mỹ, Úc, Ca Na Đa. Đừng nói là thuốc ngoại thuốc nội vì vì, ngoài Việt Nam ra tôi còn dùng thuốc của ba nước, nhưng tôi kiểm nghiệm qua thân thể, không thuốc đâu bằng thuốc đây, sao mà mấy cậu hay quá có được thuốc nầy?
Nghe bà nói tôi mừng muốn bay dựng người lên, tôi tính, lúc nầy là lúc nào mà không dám nói thiệt:
- Thưa cô, hôm qua, vì thấy cô ăn mặc sang trọng, nếu nói thiệt sợ cô chê bỏ đi thì tội nghiệp cho cô, cháu phải nói dối là thuốc tây để kìm chân cô lại mà điều trị, chứ thật sự thuốc nầy là thuốc của Đức Thầy, PGHH.
Nghe qua bà vỗ hai tay lên vế một cái bốp và đứng dậy lớn tiếng:
- Hả? Nói vậy là tôi may mắn được dùng thuốc của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ sao?
- Dạ.

2. Hồi đó tôi chạy xe Hon Da đưa đò, Bác ba kêu giật tôi theo bác làm từ thiện kiếm phước. Được bác ba kêu là tôi khoái nhưng hoàn cảnh không cho phép làm thế. Tôi nói gia đình nghèo, vợ tôi làm bánh nấu khoai, lời ăn không đủ tôi phải chạy xe đò kiếm thêm đặng mà có tiền cho hai đứa con đi học. Bác Ba hỏi hai đứa đi học mỗi bửa là bao nhiêu tiền, tôi đáp đứa 5 ngàn, hai đứa 10 ngàn. Bác nói: Vậy cháu đi theo đây, bác cấp cho hai đứa nó mỗi bửa 10 ngàn.
Nghe bác nói kiểu “vặn xiếc bồ lon” tôi hết còn đường để chạy trốn. Bây giờ tôi làm người đàn ông vô tích sự với gia đình, ngày nào cũng bỏ nhà đi, có khi lâu lâu mới về thăm. Vợ tôi sang qua nghề giữ trẻ cho nhà giàu, mẹ nó ham kinh doanh sắc đẹp, sanh con ra không dám cho con bú sửa mẹ, mướn người nuôi cho uống toàn sửa bò. Nhằm lúc bệnh dịch sốt nổi lên, nhiều đứa trẻ nhà khác phải chở vào bệnh viện khoa nhi, hai trẻ mà vợ tôi ở giữ cũng đưa đi nhập viện, cái bệnh thổ tả hai đứa nó hè nhau ói ỉa, tả giặt không kịp cho nó. Vợ tôi chăm lo ngày không có giờ nghỉ, đêm thức suốt, hơi hám của sự thổ tả làm ngầy ngật muốn đau. Cô ấy than với tôi trong lúc tôi đang nấu thuốc ba bài của Đức Thầy. Biết vợ khổ muốn giúp mà không có cách. Tôi chợt nhận ra, sẽ đem thuốc Thầy lén vào nhà thương đưa cho vợ và chỉ cách sử dụng. Bệnh sốt trẻ ham uống nước, đây là chai nước tôi pha thuốc sẵn, nước thuốc trắng trong như màu nước mát, chẳng sợ ai phát hiện việc lén lúc, cứ lấy muỗn múc nước thuốc đổ vào miệng nó.
Chỉ xong tôi ra về, khoảng hai giờ sau vợ tôi gọi điện, tưởng phản thuốc làm tôi sợ chết được. Cô ấy nói thuốc hay như thuốc Tiên, hai trẻ hết thổ tả, miệng cười được chút chút, bác sĩ nói chiều nay cho trẻ xuất viện. Cám ơn Ông xã!
Tôi hỏi:
Còn khoảng năm mươi đứa trẻ khác thì sao?
Chúng vẫn còn trầm trọng _ bà xã trả lời.
- Hiện tôi có đủ thuốc đặc trị hết bệnh cho năm mươi đứa trẻ đó. Tôi muốn… Bổng vợ tôi chận miệng
- Không được đâu Ông xã, bệnh viện nó không tin đâu.
3. Lý Cư là Bác Sĩ của thời Việt Nam Cộng Hòa, qua Xã Hội Chủ Nghĩa Ông bị học tập đả đời rồi gặp thêm vụ tước bằng. Nghèo thiếu bao vây ngồi không mà chịu trận; bác ba Thiệu thấy thế kêu Ông tham gia làm từ thiện, cảnh nhà Ông nếu thiếu thốn bác trợ cấp mỗi ngày năm mươi ngàn đồng. Lý Cư nghe qua đồng ý từ đó đi theo bác ba suốt. Bác Sĩ tánh tình hiền hậu dễ mến mà lại thật tài trong nghề, bác ba giờ như có thêm hiền tài hộ trợ, ngành lương y từ thiện qua ba bài thuốc của Đức Thầy mỗi lúc phát hiện những hay ho mới.
Nhớ năm đó, cả nước Việt Nam, bệnh dịch cúm gia cầm H5L1 rộ lên trên các báo đài, vịt, gà chết bầy bầy, nhà nước ra lệnh tiêu hủy những bầy vịt, gà chưa tới số để tránh lây nhiểm qua người, lổ thì nhà nước hứa  sẽ bù lổ. Lo sợ nhưng người ta cũng có lây nhiễm dịch cúm, đài báo phổ biến tin nhanh, nhiều nơi có dấu hiệu dịch cúm ở người, chỡ vào bệnh viện điều trị. Bác Sĩ Lý Cư nghiên cứu mẫu thuốc tiêm qua bài năm thứ lá, đề hiệu (N) theo giấy chứng nhận của sở y tế tỉnh Hà Nam. Ông tin chắc mẫu thuốc có nhản hiệu (N) sẽ trị được dịch cúm H5L1. Trong khi những bầy gà vịt chết chồng đống, đào mồ mà chôn tập thể thì Ông bắt một số vịt, gà nhiễm bệnh nặng đến co đầu rút cổ hoặc đi sà niểng, Ông tiêm thuốc hiệu N vào nó, thời gian độ chừng người ta hút hết một điếu thuốc thì các con vật nói trên hoàn toàn phục hồi sức khõe.
Còn nhiều chuyện hay một cách ly kỳ nhưng thôi, mình nghỉ ngơi chút chứ anh tư! cho có sức khõe đặng tiếp tục chuyến công tác từ thiện.
01/12/2015


Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

NHI VẤN 3
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC 4
                                   
BÀI ĐỌC THÊM

Hỏi: Đức Thầy dạy “con người cần nhờ đến sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng khai mở trí óc cho sáng suốt”. Nếu người ta không phải là tín đồ nhà Phật, tất nhiên không thờ Phật, Pháp, Tăng khai mở trí óc thì họ phải ra sao?
Đáp: Đức Thầy lâm phàm dạy đạo là dạy đạo Phật, người vào đạo trước hết là phải có lễ tam Quy y trì ngũ giới. Tam quy là quy y Phật, quy y Pháp, quy Y Tăng; từ đó mà học đạo.
Quy y Phật: là học theo gương sáng của Phật, từ lúc tu cho đến thành đạo vô thượng bồ đề, Ngài từ bỏ những gì trong thế gian để chuyên tâm thiền định dưới cội bồ đề. Theo Đức Thầy cũng là để học cách tu như Ngài dạy “Phật tu cách nào đắc đạo rồi dạy ta, ta cũng phải làm theo cách nấy”. Suốt quá trình từ lúc sanh ra lớn lên đi tu, đến khi chứng đắc đạo quả được Đức Thầy diễn giảng tỉ mỉ trong quyển “Khuyến Thiện” (quyển năm); nếu ở đây tôi đọc làm tốn thời gian mà nghĩ ra quý vị chắc cũng đã làu lòng rồi còn gì.
Quy y Pháp: Vì sau khi Đức Thích Ca đắc đạo, Ngài rời khỏi cội Bồ Đề trở lại gặp nhóm Kiều Trần Như. Nhóm nầy có cả thảy năm người, trước kia là đệ tử Uất Đầu Lâm Phất chuyên tu khổ hạnh.  Nghe tiếng đồn về Ông nên lúc Sĩ Đạt Ta xuất gia có đến chỗ Ông ấy cầu học, nhưng qua cách tu, ứng xử và những lời chỉ dạy mà liền biết Ông Thầy nầy chẳng thông tuệ, không thể độ được chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Sĩ Đạt Ta bèn từ giả Uất Đầu Lâm Phất thì Ông Kiều trần như cùng với bốn người bạn tên Át Đệ, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lỵ, Bạt Đề cũng bỏ Thầy mà đi như Sĩ Đạt Ta. Dầu rời Uất Đầu Lâm Phất nhưng cũng tu chung dòng tu khổ hạnh. Thế rồi một hôm kia Sĩ Đạt ta phát hiện ra rằng lối tu khổ hạnh thế nầy sẽ hoại thân trước khi đắc đạo. Thân như chiếc thuyền đưa người qua sông, khi người ta chưa vượt khỏi sông mê lên bờ giác thì bổn mạng của chiếc thuyền còn là vấn đề quan trọng, phải bảo dưỡng. Ngài thay đổi một chút để không hủy thân, dùng ít sửa bò của cô nàng chăn bò. Thấy thế, một lần nữa, nhóm Kiều Trần Như đành phải từ giả Ông bạn đồng tu mà họ cho là xuống cấp.
Phật Thích ca gặp lại nhóm Kiều Trần Như trong vườn Lộc uyển, khởi thuyết pháp Tứ Diệu Đế, lần lược cả năm anh em tuần tự chứng quả A La Hán( quả vị nầy không còn vào ra trong sáu nẽo luân hồi để chịu khổ sanh tử). Vậy bài pháp đầu tiên của Đức Phật thuyết, nhóm Kiều Trần Như cũng là những người đầu tiên nghe Pháp và cũng là những người đầu tiên chứng quả giải thoát trong sự thuyết pháp độ chúng của Đức Phật.
Bấy giờ trong cõi thế gian Phật, Pháp, Tăng đã có đủ, chính Phật và Pháp của Phật khai mở trí óc cho nhóm Kiều Trần Như, người đời sau tu hành cũng theo gương Tăng mà thọ lãnh Pháp của Phật và hạnh Phật để ra khỏi sự u mê trong vòng lục đạo luân hồi.
Đó là nói theo tín ngưỡng đạo Phật, các đạo khác, chúng ta tôn trọng đạo nào cũng có đấng thiêng ban bố phước lành, khai mở trí óc. Do đó các tôn giáo dầu trải qua lắm bậc thời gian từ tông tổ cha Ông đến đời con cháu, qua không gian từ quốc gia nầy đến quốc gia kia mà luôn tồn tại, vì ở các tín ngưỡng tôn giáo đều có cách khai mở trí óc cho các môn sinh tín đồ. Đức Thầy bảo “phải nhờ đến Phật, Pháp, Tăng khai mở trí óc” là nói ở tín ngưỡng Phật giáo.
Đến đây vấn chủ có còn gì thắc mắc nếu không thì xin cho qua câu hỏi khác.

Hỏi: Đức Thầy có câu: “… đem nền đạo của Ngài ban bố khắp trần thế” và “dẫn dắt giùm kẻ sa cơ”. Đối với những vị hiện tu hạnh độc thân kỳ thiện nơi rừng sâu hay cốc am thâm u tịch mịt, không ra khỏi nơi tu, vậy cái gọi là truyền bá đạo Phật để đền ơn Pháp bảo thì sao?
Đáp: Trong truyền bá Phật Pháp có hai hướng truyền: một là ngôn giáo, hai là hạnh giáo.
Ngôn giáo: do từ học hành hiểu biết và nghiên cứu chân xác thuộc chánh giáo, chánh lý rồi mới dùng ngôn ngữ, văn chương diễn thuyết linh động hay biên soạn thành sách vở khuyến tu. Nhiều người có khả năng, cao nghệ thuật nói trước quần chúng, diễn thuyết tài tình, khán giả hâm mộ, chưa tu mà nghe một lần là phát tâm tu, nghe một lần là cải ác tùng thiện, nghe một lần là cải tà quy chánh. Người có tu rồi mà sự tu còn thấp thỏi, do vì chưa hiểu pháp môn nên chưa chảy gở những rắc rối của giặc phiền não, nếu nghe đúng chỗ cần, tâm liền phát sáng, tu lên lớp, sâu sắc vào trọng điểm tịnh tâm thì ngôn giáo có kết quả tốt.
Nhưng nếu ngôn giáo chỉ học và nghiên cứu để nói cho ăn khách mà thiếu hành, cho dù có diễn thuyết hay ho mà bản thân không hay ho cũng làm  khó chịu cho sự săn sóc của khán thính giả.
Hạnh Giáo: Tức nhìn hạnh thực tu của chính bản thân người tu, ở đó rất nhiều lời lẽ khuyên tu. Nói rõ là dùng hạnh cách hạnh đức khuyên tu. Người dùng hạnh giáo, thay vì phải học cho thật nhiều về kệ kinh, lý lẽ và còn học thêm cách nói làm sao cho có sức thu húc, nhà hạnh giáo luôn đưa xác thân mình ra thay thế lời nói, thay vì khuyên người ta đừng mê danh lợi, để không bị cuống húc trong mê si tội lỗi thì lấy sự sống không mê danh lợi và sự cuống húc của mình ra thế đề thuyết. Thay vì khuyên người ta đừng nóng giận trước chuyện trái buồn lòng hoặc điều nầy việc nọ thì mình cũng đừng nóng giận buồn lòng trước việc nầy việc nọ mới đúng. Người đời quá đau khổ vì tranh chấp hơn thua, ganh tỵ, hờn ghét thì những hạnh lành của người tu là chỗ dựa tinh thần cho vơi bớt khổ đau, nhưng đến với người tu mà họ cũng còn tranh chấp ganh tỵ, hờn ghét là dựa vào bức tường mục nát ai thèm, cho dù bức tường giỏi ăn nói thì ảnh hưởng cũng không nhiều đâu.

29/11/2015

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

CHUYỆN HỌC THI

Hôm cúng rằm tháng 10 vừa qua một số bà còn đồng đạo vùng xa đi cúng chùa “An Hòa Tự” (chùa Thầy) sang“Kim Cổ Tự” (phủ thờ Ông Ba) rồi sẵn tiện ghé tôi. Trong số khách có một nữ sinh viên đi cùng cha mẹ. Cha Mẹ của sinh viên với tôi là chỗ thâm tình, lâu mới gặp nhau, chuyện trò thân mật tôi hỏi qua gia cảnh, quý vị không ngại tỏ bày chuyện nhà:
- Con nhỏ nầy nếu năm nay nó còn học thì là sinh viên năm thứ ba, nhưng nó đã tự động nghĩ học vào cuối học kỳ năm thứ nhì rồi anh.
Sẵn có cháu tôi kêu cháu lại, hỏi:
- Cháu học khoa nào?
- Dạ, khoa vệ sinh môi trường.
- Lý do gì nghỉ học?
- Dạ con thấy sự học không còn cần thiết với con nữa.
Tôi nghi cháu có vấn đề vì đó lớn lắm mới dám đem chuyện học hành cỡ nầy làm trò chơi, nhưng tôi không thể đi sâu vào chuyện riêng của cháu, chỉ nhắc nhỡ để có thể cháu giật mình mà phát sinh ý thức mới, những điều may mắn hơn không:
- Cháu có biết là nhiều học sinh khi học thi vào đại học đã chăm học đến quên ăn mất ngủ?
- Dạ con biết.
- Biết mà sao thờ ơ?
- Dạ, con…
- Nói không được thì thôi. Người ta tốn biết bao nhiêu công sức mà chừng thi, rốt cuộc không vào đại học được. Có đứa thi luôn hai ba năm liền cũng trớt. Cháu thi một phát là đậu sao không biết trân trọng tài học của mình đành bỏ giữa chừng?
Có thể tôi đã nói ép cháu quá nên nó trả lời tôi một câu làm tôi hết còn đường binh:
- Thưa cậu, nếu hồi còn nhỏ mà con khôn trước tuổi, nhận biết như lúc giờ thì con chỉ học đến biết đọc biết viết là cùng.
- Sao cháu có thể nghĩ như vậy được chứ?
- Dạ…
Cháu ấp úng, tôi hướng mắt về cha mẹ nó mà nói:
- Nếu ở trong một gia đình cha mẹ giàu, nhà nhiều ruộng, dầu có cấp cho cháu năm ba chục công ruộng cũng không bằng cho con một bằng đại học. Gì sao? Năm chục công ruộng là vật ngoài tay, có thể vì ít học, nữa sa vào ăn chơi lâm nợ hay làm ăn vụng về thua lổ có thể bán đất, nhưng cái bằng đại học là không thể bán ăn được. Xét lại cha mẹ cháu nghèo, không phải Ông bà chủ ruộng nhà giàu thì làm gì có ruộng cho con nên đã buôn bán tảo tần lo cho cháu học hành, sau nầy nhờ cái thân để cha mẹ nhẹ lòng lo.
Có lẽ tôi nói như vậy làm cháu đau lòng, khiến mặt nó hiện nét buồn, mới chịu nói ra vấn đề khiến nó nghĩ học:
- Con cho cậu biết! Anh ruột của con cũng có bằng đại học mà phải đi trồng Sâm bên đảo Phú Quốc, những người anh bạn dì, cô cậu có bằng đại học kinh tế, đại học về vệ sinh môi trường… mà vẫn nằm nhà suốt đó thôi. Sự thật thì những sinh viên khác, khi tốt nghiệp cũng có việc làm đúng ngành nghề nhưng phải lựa mà mua cái chỗ ngồi với giá năm chục, bảy chục, một trăm triệu hoặc hơn. Cha mẹ con thuộc nông dân với vài công ruộng đủ sống, lo cho con đi học tốn từ chút những đồng tiền mót mái là có thể nhưng chừng tốt nghiệp đại học, tìm được chỗ ngồi đúng vị trí, phải đóng rụp năm bảy chục, một trăm triệu thì tiền đâu mà có, phải làm khó cha mẹ con mãi sao? Điển hình như các anh của con, chùm nhum một đống bằng đại học mà anh nào cũng là vô tích sự, giờ thì kẻ ra đảo trồng Sâm, người đăng bảng vá xe, hay vào làm công an địa phương chờ thời. Dòm tương lai mờ mịt thì thôi hãy bỏ trước nó đi.
Nghe cháu phân trần làm tôi chịu thua luôn, không khuyến khích gì được nữa.
Tại sao phải mua chỗ làm bằng giá cao?
Người từ học sinh đến sinh viên tốt nghiệp, trải qua gần hai mươi năm đèn sách. Sự nhọc nhằn của sinh viên và cha mẹ của họ như vậy là quá đủ rồi. Bằng cấp là sự chứng nhận của bộ quốc gia giáo dục, về khả năng học thật, bằng thật đáng lẽ chỉ thêm một lần thi thẳng vào chỗ làm, nếu có tốn chi phí thì chút đỉnh tiền hồ sơ giấy mực làm gì tới giá năm bảy chục một trăm triệu? Bị chận chẹt bởi khâu nào? Vô tình ngăn chận sự phát triển tài năng của trường đại học tỉnh nhà.
Hoặc vì sức cung quá nhiều, trường đại học năm nào cũng có cấp bằng tốt nghiệp mà sở, ngành kinh doanh trong tỉnh không tạo được vốn đầu tư từ trong tỉnh hoặc thu húc vốn đầu tư ngoài tỉnh hay nước ngoài. Phải chăng trong tỉnh còn quá khắc khe, rườm rà về thủ tục đầu tư, để cho ngành chức năng dậy lên làm kinh tế béo bở trên các bằng đại học? Không tìm nguồn đầu tư, công ty ích, bằng đại học nhiều ngồi đó mà chờ, một mình một chợ thao túng thị trường, để tỉnh nhà không bằng tỉnh người ta về văn minh giàu có.
Việt Nam ta nếu đem so với các nước thì nạn tham ô tham nhũng rất cao, cao đến mức các cơ quan có thẩm quyền lên tiếng báo động và thẳng thắng cho sự kiện ấy là “quốc nạn” mà trong nước cứ tiếp tục ôm bằng đại học đi mua chỗ ngồi thế nầy nạn tham ô tham nhũng làm sao mà trừ tuyệt. Nhà hết tiền nhưng tiếc công học phải đi vay mượn mua chỗ ngồi, tốn tiền quá nhiều, lúc được dịp thì phải làm đặng “ gỡ” lấy lại, biết đâu trong làm việc lại không áp dụng bài học mua chỗ…
Tôi xin đưa ra câu chuyện của nữ sinh viên tự bỏ học ở cuối năm học thứ nhì để mong là hồi chuông cảnh tỉnh những quan chức sở ngành kinh doanh trong tỉnh, đã dạy cho con em học hành thành tài mà không cho nó có việc làm, câu “chùm nhum một đống bằng đại học mà đứa lên rừng trồng Sâm đứa đăng bảng vá xe, đứa vào công an địa phương chờ thời” thì quá là tội nghiệp. Hãy lo mà kiếm nguồn đầu tư  về tỉnh nhà, hãy gở bớt những thủ tục rườm rà về việc xin giấy phép kinh doanh, hãy giảm giá tối đa khi sinh viên tốt nghiệp đại học đi mua chỗ làm… vì khi họ làm tốt việc, ra nhiều sản phẩm chất lượng cao cho khách tiêu dùng ưng ý, bán chạy hàng, làm giàu cho toàn tỉnh, chủ lãnh đạo của tỉnh được vinh danh làm kinh tế giỏi. Nếu như tỉnh không có cách dùng nhân tài, giữ lấy chất Xám thì chất xám bay sang tỉnh khác kiếm việc, phải ngồi đó mà đọc thơ ca sao?:
“Uổng công xúc tép nuôi cò,
Nuôi cho cò lớn cò dò cò bay”
27/11/2015




Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

NGHI VẤN 2
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC 4
Hỏi: Như Ông giảng viên nói, trong PGHH có một tín đồ rất xứng đáng ở vị thế “truyền bá kinh lành” là Ông Thanh Sĩ, nhưng trong đồng đạo còn một số không ít người bài bác Ông Thanh Sĩ thì sao?
Đáp: Không sao đâu! khen chê là chuyện thường tình trong thế gian. Người xưa có câu “ Đồng ý với ta cho ta là phải, không đồng ý với ta chê ta là quấy”. Phải quấy khen chê là ở tánh tình người phê bình chứ đâu chắc ở người bị phê bình mà là người xấu đâu. Đừng nói là Ông Thanh Sĩ đại huynh của chúng ta. Tôi xin lỗi đã nói câu nầy với quý vị mà chưa biết quý vị có đồng ý không nhá! Ngay cả Đức Phật, Đức Thầy vẫn còn bị kẻ ác gièm xiểm, bao biếm, xiên xỏ. Tôi kính Ông Thanh Sĩ xứng đáng là nhà truyền bá kinh lành theo lời dạy của Đức Thầy vì trong Ông có ba điều đặc biệt mà cho dầu ta có đốt đuốc tìm khắp trong cộng đồng PGHH cũng không có người thứ hai:
1, CHÂU THUYẾT. Sau “ biến cố Đốc Vàng” để Đức Thầy vắng mặt, tín đồ gặp phải cảnh mà chừng như Đức Thầy đã tiên tri:
“con lạc cha con hỡi u ơ
Thầy xa tớ ngẩn ngơ thương mến”
Vắng Thầy thì sự tu tâm dưỡng tánh không còn ai lo cho nữa, đường tu nguội lạnh dần, những giới cấm như không được ăn thịt Trâu chó Bò hay cờ bạc rượu chè đã vắng lâu trong dân cư PGHH mà sự vắng mặt của Đức Thầy chúng sẽ tái hòa nhập lại dụ dỗ tín đồ. Cho đây là thãm trạng, nên thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ đã xin phép Đức Ông thân sinh của Đức Thầy cho Ông Trần Duy Nhứt (Thanh Sĩ) đi giảng giải đạo lý khuyên tu đè lại niềm tin trong lòng người tín đồ PGHH khi nó muốn bay đi. Được sự cho phép, Ông đi các nơi thuyết giảng giáo lý PGHH, người ta thấy Ông tài Đức song toàn, nên tự gọi tôn là “Thuyết Pháp Ứng Khẩu”, văn từ của lúc thuyết pháp ứng khẩu gảy gọn, sáng sủa, uyên bác mà không qua thành lập dàn bài, chuẩn bị trước; như suối nguồn tuôn chảy bất cứ lúc nào. Sự hay ho đó người ta không muốn việc làm của Ông qua rồi thì mất nên đã hợp bàn với nhau viết tóc ký. Ngày nay ta có được quyển “thuyết pháp ứng khẩu” của Ông Thanh Sĩ là hoàn toàn nhờ vào sáng kiến viết tóc ký, của Ông, cha, chú, bác của chúng ta.
 2, BAN HOẰNG PHÁP. Trong thời kỳ pháp nạn, từ sự cai trị độc ác của quân chinh phạt Pháp, một thứ dân quân dị chủng không cùng ngôn ngữ, chỉ biết la hét, phá hoại, đốt nhà những nhân dân Việt Nam không phụng mệnh quyền hành của đế quốc xâm lăng vậy mà Ông vẫn hành trình tốt cho việc truyền bá kinh lành vang danh Thầy Tổ. Truyền bá không phải đơn giản như những người thuyết trình ai mời thì tới hay không mời cũng tới. Cách truyền bá của Ông quy mô hơn, Ông sắm sẵn một cơ ngơi học đường với danh xưng là “ BAN HOẰNG PHÁP TÂY AN CỔ TỰ” Giảng viên của trường hoằng Pháp nầy là ba Ông Thiện Duyên (Phan Bá Cầm) Thiện Ngôn (phó tư lệnh cho tướng Nguyễn Giác Ngộ) và Ông Thiện Hạnh. Khới đầu vào năm 1954, chọn ngày rằm tháng giêng khai giảng khóa thứ nhứt với thời gian là bốn tháng. Khóa nầy vừa bế giảng là tiếp tục lập khóa khác, hai khóa trong năm, kết quả là có năm mươi hai học viên được chấm đậu, những vị học viên trong khóa nầy sau đều là giảng viên truyền bá tài năng từ cấp tỉnh lên tới trung ương như các Ông Trần Minh Thiệu, Võ như Sanh, Bùi văn Ưởng, Đặng thành Tựu…
Biến cố chính trị đã dẫn tới hiệp định Geneve cũng trong năm 1954 với một giải pháp cắt chia đất nước của tổ tiên chia làm đôi, phân hai miền Nam Bắc bởi hai chủ nghĩa, tư bản và cộng sản, người ta thường gọi là Việt Cộng, Quốc Gia. Đụng Ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống phía bên quốc gia, và sự độc tài tôn giáo của Ông ấy khiên Ông Thanh sĩ phải lên đường đông du sang Nhật.
3, VIẾT GIẢNG LUẬN. Ngoài việc thuyết pháp ứng khẩu Ông Thanh sĩ rất có tài cầm bút, viết văn thơ trôi chảy, ý nghĩa đạo pháp thâm huyền. Ông có hết thảy là 16 tác phẩm, gồm lại một quyển sách đề tên là “Hiển Đạo”. Tên gọi Hiển Đạo được trích từ một bài thơ khoán thủ:
“Thanh Tâm Kiến Chơn Phật
Sĩ khí phùng chánh giáo,
Hiển Pháp Phật Nân Hòa
Đạo khai môn Từ Hảo”.
Nếu đọc xuôi xuống ở hai hàng bìa ta sẽ thấy hiện rõ tám chữ : THANH SĨ HIỂN ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Hiển Đạo tổng cộng có 1282 trang. Giảng luận của Ông ý nghĩa rất đặc sắc về Phật giáo, nên không riêng vì chư đồng đạo, phía phật tử Tăng Ni cũng học đọc của Ông, do đó, có những tác phẩm phải tái bản nhiều lần để đáp ứng yêu cầu người hâm mộ. Nói chuyện với quý vị về Ông Thanh Sĩ mà không có đọc của Ông để chứng minh sự thật thì chưa chắc đã làm cho quý vị tin theo, tôi xin đọc lên một vài đoạn giảng của Ông Thanh Sĩ đặng có mà chiêm nghiệm nhá:
“ Trong giả sự rán tìm thật sự,
Nơi huyễn thân có thứ chơn thân.
Lúc sớm khuya lóng lặng tinh thần,
Mây không án Trời Trăng hiện rõ.
Tâm ô nhiễm việc đời, rứt bỏ,
Ánh huyền quang chiếu tỏ liền khi.
Nợ thế còn bận một điều gì,
Là còn một mê sic he phủ.
Người tu niệm phải cần tự chủ,
Không nghe lời quyến rủ tà tâm.
Bất cứ khi đi, đứng, ngồi, nằm,
Đều thấy rõ trong tâm mõi việc”.

Và:
Trong tâm não mơ hồ đã sạch,
Đêm ngày luôn minh bạch cõi lòng.
Sống đời mà vẫn tâm không,
Như nhiên khỏi phải dụng công giữ gìn.
Không còn sợ tâm sinh niệm quấy,
Cũng hết lo ngoại vật làm mê.
Tự do sống ở thoát về,
Thân tuy cách Phật tâm kề đài sen.
Gió tục khó tắt đèn trí huệ,
Bụi trần không mờ vẻ ngọc tâm.
Động hay tịnh cũng không nhầm,
Bởi mình đã được chủ tâm lấy mình”.
Những người chê bai Ông Thanh Sĩ, chắc chắn không có được ba điều như Ông Thanh Sĩ có. Không bằng mà chê, vấn chủ cho là lạ, khó chịu nhưng thế gian nầy chuyện như vậy có nhiều mà, không lạ lắm đâu. Nếu vấn chủ không còn thắc mắc cho đề tài nầy vậy cho qua nghi vấn khác.

Hỏi: câu “Bể trầm luân khô cạn sáu đàng, tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”. Xem mòi chúng sanh khó mà khô cạn trong sáu nẽo luân hồi thì biết bao giờ Đức Thầy mới được trở về nơi ngôi vị?
Đáp: Thể hiện tấm lòng Phật, Bồ Tát thương sót chúng sanh để chúng sanh ấm áp với sự thương yêu đùm bọc của các Ngài mà hướng tới Phật Pháp, quy y Tam Bảo là quá hay đi chứ. Dạy Tu thân hành thiện để được đắc đạo hoặc vãng sanh ngay khi mãn kiếp hồng trần, chứ Phật đã thoát mê, thoát khổ thì sợ chi cái cõi khổ. Đi đâu, đến đâu hễ có Phật trong tâm thì đâu đâu cũng là cõi Phật. Ta nghe những câu Ngài phát nguyện “quyết độ đời cho đến chung thân” thì thật là thương. Ta hãy nên chia sẻ tình thương nầy với mọi người chưa biết thương yêu Phật, Bồ Tát, để mọi người cũng thấy thương Phật, Bồ Tát như ta mà quyết làm những điều Đức Phật Bồ Tát dạy.
Thương không chỉ là một tiếng nói rồi mất đi trong vô vọng, phải thể hiện tình thương qua sức mình một cách đúng đắn. Đừng tối ngày nói tôi thương cha tôi quá mà cha đói không lo cho Ông có cơm ăn, đau không ai chăm sóc, khiêng vác nặng nề mà anh sức người vạm vỡ đứng chống nạnh quay nồi đồng coi chơi chớ không đỡ nặng cho cha. Miệng nói thương Thầy mà lại chết ngây chết dại với cái “ thế trần tạm giả gạt đời ta”  để không chịu “lướt khỏi sông mê khỏi ái hà”. Thà sống với “Ta Bà lắm khổ” chớ không theo Tịnh Độ nhàn vui mà trân trọng “cảnh thanh minh sen báu nặc mùi”.
Nói tóm lại, đặt lên một câu hỏi để tỏ dạ thương Thầy, không biết chừng nào “bể trầm luân mới khô cạn sáu đàng” để cho vị cổ Phật lâm phàm mà ta yêu kính sớm trở về nơi ngôi vị, thì chúng ta, hãy tự làm cho mình đi, chỉ một kiếp nầy thôi là không trở lại trong sáu đàn nữa và hãy khuyên mọi người tu như ta tu. Không chờ chuyến đò nào nữa, phải qua sông mê về Tịnh Độ ngay trên chuyến đò chiều nầy.
Nếu vấn chủ không còn gì thắc mắc thì xin cho qua câu hỏi khác.
25/11/2015
(còn tiếp)








Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

HƯỚNG DẪN ĐOÀN LƯƠNG Y
TRỊ BỆNH QUA THẢO DƯỢC THUỐC BA BÀI CỦA ĐỨC THẦY

Bốn giờ 15 sáng ngày 17 tháng 11/2015 tôi đến cầu Chắc Cà Đao ở chờ đoàn lương y từ Thốt Nốt lên rước ra bến tàu Thạnh Thới để đi từ Hà Tiên sang Phú Quốc. May mắn là sự chờ đợi không lâu, tôi đến điểm hẹn sớm hơn 5 phút.
Trưởng đoàn lương y là Ông Nguyễn văn Bé (Năm Bé) đã cho xe dừng và mở cửa xe đón tôi, hỏi chào vui vẻ. Xe chạy Ông trưởng đoàn bật máy để sinh hoạt lề lối của chuyến đi; sự sinh hoạt là dồn hết những quan tâm chuyến công tác từ thiện ở một vùng đảo xa và mới mẻ nầy. Vì là điểm mới nên Ông ấy nói năng có vẻ săn sóc các thành viên làm tốt công việc bằng đưa ra hai điều tâm quyết:
- Một là HẠNH CÁCH của người lương y trong tín ngưỡng tôn giáo PGHH,
- Hai là ĐẠO ĐỨC chuyên môn của người lương y không ngại khó việc săn lùn tri thức sử dụng tay nghề chính chắn đối với bệnh nhân.
Ông nhấn mạnh thêm rằng: Chúng ta đi đây đều là “Con Một Cha” trong ngôi nhà PGHH, huynh đệ đồng tâm hiệp lực làm từ thiện để tạo thêm phước đức, danh thơm tiếng tốt cho ngôi nhà chung. Dầu là áp dụng phương pháp thủy châm của Bác Ba Trần Minh Thiệu, nhưng thuốc đạt công hiệu qua độ bệnh là của Đức Thầy, nên ta phải tuyệt đối trung thành với đạo và Thầy Tổ. Riêng Bác Ba Trần Minh Thiệu chúng ta phải biết ơn người, biết ơn không chỉ khơi dậy ý thức mà cần phải học tập và thực hành đúng tiêu chí của một lương y nghề nghiệp mà bác đã bỏ nhiều công sức giảng dạy và cưu mang.
Sinh hoạt xong vị trưởng đoàn trao mic (ống nói) qua tôi với yêu cầu có vài lời phát biểu giữ kỷ niệm chuyến đi. Bị ép đưa mic bất ngờ, mới đầu tôi ngại ngùng chưa biết nói gì nhưng liền đó tôi chợt nhận là nên giới thiệu đôi nét về Phú Quốc và sự liên quan của PGHH với hải đảo biên thùy nầy:
Kính thưa chư quý đồng đạo nhân danh lương y từ thiện! Theo lời anh trưởng đoàn cho biết quý vị đi đây, đa phần chưa tạn mặt Phú Quốc để thấy nét duyên dáng của một xứ sở nổi tiếng với thương hiệu “ Nước mấm Phú Quốc” và xứ sở trồng Tiêu, những hạt tiêu có dư vị cay thơm làm cho các bà nội trợ ghiền ngây ngất. Nhưng tôi không phải làm nghề nội trợ vì thế hạt tiêu với dư vị cay thơm không làm tôi chú ý, tôi chú ý điều khác, đó là PHẬT GIÁO HÒA HẢO sinh hoạt đạo sự trên hải đảo xa xôi. Xin giới thiệu đôi nét nhá!
Năm 1971 PGHH đã có thành lập một ban trị sự giáo hội tại xã An Thới, giờ là thị trấn, nơi mà chiều nay chúng ta tới. Hồi năm 1972 cắt băng khánh thành trụ sở hội quán, đọc giảng đường tôi có đến tham dự. Nhờ BTS gắn bó với sinh hoạt đạo pháp mà lượng số tín đồ tăng đáng kể, tiếc là thời gian không được lâu, diễn biến chính trị đã thống nhất hai miềng đất nước thì vai trò các tôn giáo bị xụp đổ hoàn toàn, tín đồ PGHH không chịu nổi sự thử thách mất đạo, nên tín ngưỡng tôn  giáo dần dần chìm vào quên lãng, nếu nhắc ra thì chỉ còn là ký ức, hồi ức. May mắn trên đất hòn giờ còn một số ít tín đồ với khả năng trụ cột, có tư cách đại diện, chưa biết về qui trình học Phật riêng chung như  thế nào nhưng chúng ta sẽ gặp các vị ấy hôm nay vào lúc chiều về.
Lúc còn sinh tiền, đại lão đồng đạo tiền bối Trần Minh Thiệu đã có đến xứ hòn nầy dùng thuốc ba bài của Đức Thầy trị bệnh cho bá gia được đồng đạo ủng hộ, tự mình dùng thuốc và vận động bà con tin theo. Từ ngày đại lão tiền bối cởi trả huyễn thân lại thế gian, theo Phật về cõi Phật cũng có nhiều lương y hoạt động cá nhân hay đi nhóm nhỏ lẻ, tập tểnh tay nghề có qua xứ đảo nầy nối nghiệp tiền bối. Người lẻ loi làm việc cũng lẻ loi, kết quả không mặn mà lắm. Hôm nay chúng ta đi với một đoàn lương y vừa có thiện chí, nhiều năm tay nghề, chắc chắn sẽ được sức yểm trợ của bà con bệnh nhân và chư đồng đạo xứ đảo, sẽ mang danh dự lớn cho Đức Thầy, PGHH và đoàn lương y.
*********()******

Đoàn đến điểm công tác vào buổi chiều muộn, bà con bệnh nhân chưa hay nên Ông trưởng đoàn nhân cơ hội đề nghị cho đoàn một chút thời giờ tham quan xứ đảo. Chúng tôi chọn điểm chùa Hộ Quốc, phải chạy vòng qua triền núi ven biển kéo dài đến đại tòng lâm. Vào chùa lễ Phật, song ra trước sân rộng, gió chiều hây hẩy thổi, mây bay bay, Trời không vọi nắng nóng, chúng tôi ngắm núi rừng và mây nước bao la cho lòng bao la mây nước. Mấy chiếc máy nhiếp ảnh, điện thoại thông minh đua nhau mà khắc cảnh đẹp. Tối lại đoàn đi tham quan bến cảng An Thới.

Sáng ngày 18/11/2015 bệnh nhân đến xin điều trị, đoàn lương y PGHH khoác áo ngành lên thân để nguyện vái nhờ sự hộ độ của cửu huyền thất tổ, Tam Bảo Phật Đài và Đức Thầy tôn kính. Lễ phép xong Ông trưởng đoàn sắp sếp cho các lương y ngồi vào đúng vị trí, một chiếc bàn dài cho quý vị xem mạch định bệnh, một bàn dành để nhận toa cấp thuốc và hai gian buồng rộng một dành cho nam bệnh nhân và một nữa cho nữ bệnh nhân, Bệnh nhân nữ thì nữ lương y tiêm thuốc, Nam bệnh là Nam lương y điều trị.
Các lương y có công tác đều đều, tôi theo đoàn không biết chút mớ nhấm nào cho việc trị bệnh, cho dù các lương y thiếu công dư việc tôi cũng không tiếp được. Khoảng 3 giờ chiều mát Trời tôi ngồi trước sân, tiếp chuyện với Ông cụ bệnh nhân 83 tuổi, dáng ốm o, đôi chân sậy cao lỏng thỏng, cụ nói cụ là bộ đội có đánh giặc Pháp trại điện Biên Phủ. Cụ được chánh sách quan tâm chăm sóc y tế, kiểm tra sức khõe định kỳ mà kết quả không nhiều, còn thêm tạm bợ, đi lãnh thuốc tây uống riết chán no, Ông nói:
- Sáng nầy tôi được quý Ông tiêm thuốc về ngủ một giất trưa hết sức là ngon, thức dậy nghe trong người nhẹ bổng tôi mới biết là mình đã gặp thuốc hay. Nhưng đáng tiếc!
- Tiếc gì ạ ?
- Còn một bệnh nữa  mà hồi sáng quên khai.
- Bệnh gì thưa chú?
- Bệnh đi tiểu nhiều lần.
- Vậy sẵn còn lương y trong phòng khám, chú vào nói, các vị ấy họ sẽ giúp chú tận tình.
- Hồi sáng tôi đến khám một lần giờ dùng nữa được sao?
- Dạ được. Dùng thuốc nam bào chế, bốn giờ sau là có quyền tiếp tục, huống chi chú đã được điều trị từ sáng sớm, cách hơn bốn giờ xa. Các lương y có thiện nguyện giúp đời, không phải riêng chú, với ai họ cũng sẳn sàng giúp đỡ.
- Vậy để tôi vào.
- Chúc chú may mắn sớm hết bệnh.
Vì tôi chỉ là người hướng dẫn đến điểm, công tác từ thiện đi vào ổn định, sáng hôm sau tôi một mình trở về đất liền.

20/11/2015

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

PHẦN NGHI VẤN (1)
BUỔI HỌC 4
CỦA NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH


Sau phần chú giảng tại lớp của buổi học 4, đến đặt nghi vấn bao quanh đề tài “ÂN TAM BẢO” tôi đã trả lời miệng, giờ viết lại để làm tài liệu đọc thêm cho đồng đạo học viên.
Hỏi: Truyền bá giáo pháp của nhà Phật xưa nay người ta luôn chú trọng và cho công việc đó là trách nhiệm của chư tăng; chính Đức Thầy cũng đề cao… “Là những lời chỉ dạy cho các chư Tăng đặng đem nền đạo của Ngài ban bố khắp trần thế” và “ Làm theo những điều chỉ dạy do các chư Tăng cho biết”. Xin thưa, tín đồ PGHH chỉ một hạng tu tại gia cư sĩ, phải chăng không được phép truyền bá giáo lý Đức Phật, Đức Thầy?
Đáp: Đạo có chư Tăng thì chư tăng làm, đạo không có chư tăng thì hạng tại gia cư sĩ thay vào công tác truyền bá đó. Hoặc xuất gia tại gia cùng làm như trong bài “VIỆT NAM PHẬT GIÁO LIÊN HIỆP HỘI” Đức Thầy viết:
“e)- Khi các B.T.S. cử xong, phải khẩn cấp lập thêm 3 ban:
I, - Ban Nghiên cứu đạo Phật.
II, - Ban Huấn luyện và truyền bá Đạo Phật.
III, - Ban Chẩn tế, lo tìm phương giúp đõ kẻ khốn cùng.
I, - Ban nghiên cứu đạo Phật- gồm các nhà Sư, những nhà thông thái, để hằng ngày tra cứu kinh điển, dịch sách, hay viết sách nói về đạo Phật.
II, - Ban Huấn luyện và truyền bá.- gồm các nhà Sư, cư sĩ, trí thức hoạt động, đặng hội phái đi các nơi giảng giải đạo Phật cho đại chúng nghe, hoặc giả mở trường dạy đạo Phật.”
Theo cách chỉ dẫn đó, tín đồ PGHH cư sĩ tại gia học rộng hiểu thông giảng kệ của Đức Thầy, đồng thời nghiên cứu qua kinh sách Phật giáo, sức hiểu biết đủ để truyền bá giáo pháp. Điều đáng nói là thiện nguyện, thiện chí và sở trường truyền bá. Đức Thầy kêu gọi môn đồ:
“Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên,
Phận môn đệ phải lo vun quén.
Tằm sức nhỏ còn làm nên kén,
Người không lo có thẹn hay chăng?
Cả tiếng kêu cùng các chư Tăng,
Với tín nữ thiện nam Phật Giáo.
Nên cố gắng trau thân gìn đạo,
Hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành.
Làm cho đời hiểu rõ thanh danh,
Công Đức Phật từ Bi vô lượng.”
Nếu chư tăng và tín nữ thiện nam có thiện chí, sở trường khuyên tu mà được người nghe vâng lời tu theo thì sự truyền bá có ý nghĩa. Sở trường là chuyên sâu vào ngành nghề mà thiện nguyện, thiện chí dẫn đến sức tích cực, đừng nên có ý tưởng thuyết cho một người hay ít người nghe là uổng phí công. Không nên từ chối việc truyền bá Phật Pháp, không bỏ sót giữa sang hèn, ngu trí, giàu nghèo, và cũng không nên nhắm vào sự lợi lộc vật chất mà từ chối người cầu học đạo đức chỉ bằng tâm không có vật mang theo làm lệ phí vào lớp. Đức Thầy dạy:
“tới với ta chớ đem đồ cúng,
Chỉ đem theo hai chữ thành lòng.
Chẳng có cần trà quả hương nồng,
Mong sanh chúng từ lòng hối ngộ.”
Theo mỹ ý của đoạn giảng nêu trên, người tín đồ PGHH không màng việc ai đó học đạo qua sự truyền bá của mình phải mang theo đồ cúng, vật chất, bởi thu nhận vật chất trong truyền bá thì ý nghĩa của việc truyền bá bị hạ cấp, chỉ còn là trao đổi, đổi chác: tôi cho anh Pháp của Phật, anh bù công của tôi là tiền, thế nầy làm mất ý nghĩa của sự truyền bá. Người tín đồ với hạnh truyền bá phải không có lý do để từ chối vì người đó sang hèn, giàu nghèo. Nếu người ta đến với mình bằng mang theo “hai chữ thành lòng” là người ta hành đúng sách vở thì mình cũng phải đáp lại bằng đúng sách vở là cuộc thuyết giảng không có sự đổi chác tình cảm hay vật chất. Người ta muốn nghe thuyết đạo mà mình không thành lòng đáp ứng yêu cầu là không xứng đáng một nhà truyền bá. Hãy tự mà mình hối ngộ cho kịp, đừng để chốn tu hành làm nơi thương mãi, rần rần cái đạo mà không có đức cho sự cảm nhận của người nghe học Phật Pháp, ảnh hưởng ít không tạo nổi sức bật cho công cuộc truyền bá giươn cao, sự phát triển của đạo bị trì trệ.
Chư tăng có chỗ đứng với sự ưu đãi trong ngành truyền bá, trường sở, phòng học, giảng đường với sức chứa hàng ngàn người. Coi như ta không làm nổi việc đó thì ta cũng làm những việc thấp nhỏ hơn, giảng thuyết khuyên tu ở bàn tròn với cô bác bà con chòm xóm cho đâu đâu cũng có người tu hành.

Như quý vị Thấy biết, PGHH không có chư tăng nhưng sức phát triển tầm vóc không phải là ít, sức phát triển ấy là tự tín đồ tại gia cư sĩ, đâu nghe ai nói có vị tăng sư nào thuyết giảng giùm PGHH phải không? Tất cả đều là tại gia cư sĩ làm thì đâu thể nói không có chư tăng là công việc không xong. Theo tôi nghĩ, chúng ta nên chú trọng truyền bá ở mô hình nhỏ lẻ, nhờ nhỏ lẻ nó không quá cồng kềnh khi hòa nhập vào các giai tầng xã hội. Ở chiến tranh thường thì người ta có hai thế đánh, bằng vồn sức mạnh chủ lực hay đánh lối du kích. Ăn nhỏ lẻ mà thường ăn thì cũng ngon hơn ăn chủ lực mà lâu lâu mới thắng một lần.
Sự quan trọng của người truyền bá đạo Pháp ở PGHH, người truyền bá luôn luôn phải là hành giả chứ không là học giả, trước hết là phải “trau thân gìn đạo” rồi sau đó mới đi đến chuyện “hiệp cùng nhau truyền bá kinh lành”. Hiệp cùng nhau, nói cho đúng nghĩa là hầu hết tín đồ phải có trách nhiệm hành đạo và truyền đạo, bởi hầu hết chúng ta là tại gia cư sĩ, bằng nhau thì không thể quy kết trách nhiệm truyền bá kinh lành cho riêng ai. Nếu như một làng mà đặt cho vài người truyền bá không bằng hết cả dân làng đều có ý thức truyền bá, không đòi hỏi việc tập trung nhiều người lại nghe, cứ dùng chiến thuật du kích, trong gia đình khi người chồng biết tu mà vợ con thì chưa theo chiều, phần chồng và cha sẽ khuyên được vợ con quy y tam bảo, kính trọng Phật Pháp Tăng rồi sang nhà bên cạnh. Yêu cầu mình làm xứng đáng một nhà truyền bá đi đôi với hành.
Một gia đình có ảnh hưởng tốt với đạo Phật, sống “từ trên tới dưới thuận hòa”(lời Đức Thầy), có thể không cần giảng giải lâu cho mỏi miệng, từ trên tới dưới thuận hòa tự nó là bài giảng giáo lý liên tục cho những nhà xung quanh thấy tận mắt, nghe tận tai sức đóng góp giá trị đạo Phật ở trong nhà bình yên đó.
Nếu đề tài không còn thắc mắc thì xin cho qua câu hỏi khác.
Hỏi: Từ xưa nay, lời thuyết pháp của Đức Phật được đưa vào sách vở thì gọi là Kinh; Đức Thầy là cổ Phật lâm phàm giáo truyền đại đạo bằng cách “Nối theo chí Thích ca ngày trước”, nhưng sao lời của Đức Thầy khi đưa vào sách vở lại gọi là Sám Giảng?
Đáp: Danh từ Sấm hay Sám theo Hán Việt Tự điển chung quy là một nhưng có 3 ý nghĩa: 1 là Kinh của Thầy tu học, 2 là ăn năng hối lỗi việc ác quấy lỡ làm, 3 là phép thuật đoán được vị lai.
Ta thấy Đức Thầy dùng từ Sấm hay Sám gồm đủ ba ý nghĩa.
1, Là Kinh của Thầy tu học, như chúng ta thấy quyển Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý toàn bộ, có nội dung như một quyển Kinh Phật gồm có Bát Chánh Đạo, Thập thiện đạo, phá ngũ uẩn, diệt lục trần với cả hai pháp môn Thiền Tịnh song tu…
2, Nguyện cãi hối ăn năng, ngoài bài nguyện quy y trước ngôi thờ Tam Bảo rất nhiều câu trong quyển giáo lý đã chỉ về những điều sám hối nhưng để điển hình ta đọc thấy Đức Thầy viết bài “CHO CÔ VÕ THỊ HỢI ở Bạc Liêu”, khi thấy cô nầy đường tu lui sụt, cõi trần thì lòng dục vọng nấu nung, Đức Thầy kêu gọi sự thức tỉnh và dạy cô phải thành tâm Sám hối để được Phật tổ “giải mê căn”:
“Hãy rán tu tâm dưỡng tánh lành,
Đừng cho ma nghiệp vọng tâm sanh.
Quay về cội phúc đường chơn đạo,
Phật pháp thiền na dốc thực hành.

Chớ nhiễm trần hoàn đượm phấn son,
Chiêm bao cuộc thế chẳng thường còn.
Chi bằng nhớ lại câu hồng thệ,
Tỉnh ngộ nghe Thầy dạy hỡi con!

Hởi con! đời tục rất hôi tanh,
Trí huệ trau giồi kiếm nẽo thanh.
Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc quốc
Hưởng công niệm Phật rất yên lành.
Chẳng sớm về nhà lo sám hối,
Cầu trên Phật Tổ giải mê căn.
Ắt là hồn trẻ còn chi nữa,
Địa ngục trầm luân cách thượng tằng”

3, Trông bá gia tu hành sao mà chậm chạp, e “ Lý thiên đình hoạch định cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan” tu không kiệp nên phải gợi ra sấm ký đoán vị lai khổ sở cận kề để tín đồ sợ mà rán tu cho kịp trước khi khổ thảm đến.
(còn tiếp)
21/11/2015


Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

BUỔI HỌC 4
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
Học qua ÂN TAM BẢO
Kính thưa chư quý đồng đạo! Theo trình tự của quyển sáu “CÁCH TU HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT NGƯỜI BỔN ĐẠO”, hôm nay chúng ta học qua ÂN TAM BẢO. Ân nầy phần chánh văn khá dài. Rất mong quý vị cố gắng học cho thuộc, có sẵn trong lòng để lúc nào cũng có thể đem ra áp dụng thăng tiến độ tu hành.

PHẦN 1 : HỌC CHÁNH VĂN:
ÂN TAM BẢO : Tam Bảo là gì? – Tức Phật, Pháp, Tăng.
Con người nhờ tổ tiên cha mẹ sanh ra nuôi dưỡng, nhờ đất nước tạo kiếp sống cho mình. Ấy về phương diện vật chất.
Về phương diện tinh thần, con người cần nhờ đến sự giúp đỡ của Phật, Pháp, Tăng khai mở trí óc cho sáng suốt. Phật là đấng toàn thiện, toàn mỹ, bác ái vô cùng, quyết cứu vớt sanh linh ra khỏi vòng trầm luân khổ hải. Thế nên Ngài mới truyền lại giáo pháp, tức là những lời chỉ dạy cho các chư tăng đặng đem nền đạo của Ngài ban bố khắp trần thế. Các chư tăng chẳng ai lạ hơn những đại đệ tử của Đức Phật vậy. Bởi vì Đức Phật luôn luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần sanh thoát miền mê khổ, nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin tưởngtín nhiệm vào sự nghiệp cứu đời của Ngài, làm theo những điều chỉ dạy do các chư tăng cho biết. Tổ tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm mầu, lòng quảng ái của Phật đối với chúng sanh, đã kính trọng sùng bái Ngài, đã hành động đúng theo khuôn khổ Ngài đã dạy và đã vun trồng bồi đấp cho nền đạo được phát triển thêm ra, xây dựng một tòa lầu đài đạo hạnh vô thượng vô song, roi truyền mãi mãi với hậu thế.
Nên bổn phận chúng ta phải noi theo chí đức của tiền nhân hầu làm cho trí huệ minh mẫn đặng đi đến con đường giải thoát, dẫn dắt giùm kẻ sa cơ và nhứt là phải tiếp tục khai thông nền đạo đức đặng cái tinh thần từ bi bác ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá tánh. Như thế mới chẳng phụ công trình vĩ đại của Đức Phật và của tiền nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy”.

PHẦN 2: CHÚ GIẢNG
ÂN TAM BẢO: Tam Bảo tức ba ngôi báo đối với các tín đồ nhà Phật. Ba ngôi ấy có tên Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo.
1, Ngôi Phật Bảo vì Đức Phật là bậc giải thoát sanh tử, chấm dứt mọi sự trói buộc, khổ đau; Ngài đắc được Tam Thân, Tứ Trí, Tứ vô lượng tâm và sáu phép thần thông; dùng thần thông để thấy, nghe, biết… các sự khổ của chúng sanh, cơ duyên cứu độ. Như quý vị biết, cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà cách Diêm Phù Đề này tới mười muôn ức Phật độ. Xa như vậy mà Thiên Nhản Thông đức Phật nhìn thấy, Thiên Nhỉ Thông Đức Phật nghe tiếng niệm Phật của chúng sanh cầu về Tịnh Độ, Tha Tâm Thông Ngài biết chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề ai niệm danh hiệu của Ngài thành tâm hay không thành tâm để cứu độ hay không cứu độ…
2, Ngôi Pháp Bảo Đức Phật Thích Ca tự tu đắc đạo, đã kiểm chứng thấy trong mỗi chúng sanh đều có hạt giống Phật, tu sẽ thành Phật, nên trong kinh có câu “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Ngài nói ra cái đạo lý ấy gọi là thuyết Pháp, lần đầu thuyết cho năm anh em Kiều Trần Như nghe, nghe xong một thời pháp liền chứng quả A La Hán. Trong bốn mươi chín năm trụ thế của Đức Thích Ca Mâu Ni, các đệ tử của Ngài soạn thành hệ thống có năm thời thuyết Pháp: Thời đầu thuyết Kinh Hoa Nghiêm ở trên hòn đảo xa, thời thứ nhì thuyết Tứ Diệu Đế (tứ A Hàm) tại vườn Lộc uyển, thời thứ ba thuyết về đại thừa, thời thứ tư phương đẳng đại thừa (Kinh Bát Nhả) thời thứ năm Phật thuyết kinh Pháp Hoa và Niết Bàn. Mỗi một thời Phật thuyết pháp, sau các đệ tử của Ngài chia ra nhiều bộ kinh, cho nên Pháp của Phật người ta gọi là vô lượng vô biên.
3, Ngôi Tăng Bảo, nói với hình thức đại diện thì năm anh em Kiều Trần Như là hàng tiêu biểu, là những bậc Tăng đã vào hàng tu chứng ngay khi Đức Phật còn tại thế. Từ đó thế gian mới có đủ Tam Bảo.
Người quy y Tam bảo, theo pháp của Phật tu hành sẽ đắc đạo hay vãng sanh Tịnh Độ, bằng ít tu, không đủ tiêu chuẩn đắc đạo hay vãng sanh, khi mãn kiếp hồng trần đầu thai kiếp khác, không bị đọa vào ba đường ác.
khai mở trí óc: Khai là làm cho thông, mở là vạch ra. Khai mở là vạch ra cho thông. Trí óc thuộc phần tinh thần, nhưng loại tinh thần bỏ lâu nguội lạnh, trí óc đã bị đóng băng, tinh thần không hoạt động soi sáng. Phải khai mở làm cho băng tan để trí óc tỉnh sáng lại.
Toàn thiện: Toàn đi từ nghĩa hoàn toàn, chu toàn. Thiện là lành, trái với ác. Toàn thiện là hoàn toàn thiện. Danh từ nầy thường dùng để nói về khả năng của Đức Phật “Đấng toàn thiện”. Chúng sanh tu học Phật Pháp, tâm còn bị ảnh hưởng ngoại cảnh dời đổi nên thiện lúc có lúc không, chỗ được chỗ mất. Toàn thiện là luôn luôn thiện, chỗ nào cũng thiện, với ai cũng thiện, không có trường hợp ngoại trừ.
Toàn mỹ: Mỹ là đẹp đẽ; toàn mỹ là hoàn toàn đẹp đẽ. Đẹp ở đây không phải nói về màu sắc lộng lẫy, mà đẹp bởi cái hạnh kiểm, hạnh cách, công đức của Đức Phật hết lòng thương xót chúng sanh, nghĩa cử đẹp tuyệt vời.
Bác Ái: Bác là rộng lớn, cũng có nghĩa là người có khả năng hiểu biết nhiều điều; ví dụ: Bác lãm, Bác học; Ái là yêu thương. Bác Ái là lòng yêu thương rộng lớn của Phật đối với chúng sanh. Ngài hiểu biết cùng khắp (bác lãm) cả quá khứ hiện tại và vị lai của đời người trong vòng lục đạo luân hồi chịu khổ mà dạy cách cho chúng sanh tự cứu khổ.
Sanh Linh: Nói tóm tắt là Nhơn loại chúng sanh, như Đức Thầy bảo “sanh linh đang chìm đắm trong cõi hồng trần”.
Trầm luân khổ hải: Trầm là lặng xuống, luân là dời đổi, luân chuyển; khổ hải là khổ tợ như biển rộng mênh mông. Trầm luân khổ hải, giải theo chuyên đề là vào ra trong sáu nẽo luân hồi để nhận thân do gieo nhân đời trước quả trả đời sau. Trong tiến trình nhân quả, do vì gieo nhân mà người trở lại làm người sang hèn đẹp xấu, hoặc người trở nên cầm thú…
Ban Bố: Ban là làm cho đều, bằng ra, ví dụ ban gò lấp hầm, Bố là phát thí. Theo chuyên đề, ban bố không có nghĩa là thí tiền thí gạo mà là thí Pháp, đem nền đạo của Phật ban ra khắp trần thế để nơi nào cũng có đạo. Nếu đạo Phật không được “Ban rải khắp nơi nơi trong bá tánh” mà chỉ đóng khung trong cửa thiền môn thì cửa thiền môn mãi mãi vẫn là cái gò cao ích kỷ của việc tu học Phật Pháp, không chịu ban ra thì khắp trần thế chỉ còn là hầm hố. Đệ tử Phật sẽ phải chịu trách nhiệm.
Tin tưởng: Tin là sự xác quyết một vấn đề đã qua nghiên cứu; ví dụ: qua nghiên cứu học thuyết về  Tịnh Độ Tông Phật Giáo, tôi tin và nếu đi vào thực hành chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Tưởng là ghi nhớ cái điều mình đã tin, đễ hễ tin có tưởng gồm theo, sự tin tưởng không phôi pha.
Tín nhiệm: Tín là trọn lòng tin, Nhiệm là nhiệm vụ, bảo nhiệm, cũng là nhận: nhiệm thu, nó thuộc về uy tín.  Ví dụ: Sự nghiệp cứu đời của đạo Phật rất là uy tín, chỗ đáng tin cậy. Tin tưởng có tính cá nhân giữa mình với Phật hay tôn giáo nhưng Tín Nhiệm là sự hướng tới tập thể, tổ chức, trở thành sự nghiệp. Ví dụ: đây là một tổ chức nghiên cứu văn học sử hay cơ sở sản xuất Bình Ly tôi tín nhiệm, bởi qua sử dụng tôi thấy đạt tiêu chuẩn và chất lượng. Ở đây nói tín nhiệm Phật Giáo.
Sự nghiệp cứu đời: Sự là công việc, nghiệp là việc làm, nghề nghiệp. Cứu là làm cho thoát khỏi ví dụ như: thoát khỏi nghèo đói, bệnh tật, tù tội, ngu muội; đời là chỉ tất cả những người sống trong cõi đời nầy. Người sống trong đời ai ai cũng phải chịu khổ với tấm thân sanh, lão, bệnh, tử; từ bốn điều khổ căn bản đó sanh ra vô vàn sự khổ não khác. Khi chưa thành Phật Đức Phật cũng là người đời chịu khổ. Theo lời của Đức Thầy, sau khi Sĩ Đạt Ta đi dạo bốn cửa thành thấy cảnh sanh lão bệnh tử mà “về đền đài cảm xúc buồn riêng, hằng để trí tìm phương giải thoát”. Rốt cuộc Ngài đã tìm phương giải thoát bằng cách xuất gia tu hành:
“Thừa đêm khuyên lén trốn vào rừng,
 Lìa cha già, vợ đẹp, cơn cưng,
Thân chẳng sá xông pha bờ bụi”.
Treo cao tấm gương ấy, Đức Thầy dạy:
“Khuyên chúng sanh khuya sớm chuyên cần,
Tìm nguồn cội diệt từ tứ khổ.
Bệnh với tử từ kim chí cổ,
Sanh với già hai chữ hoài hoài.
Đức Thích Ca xưa ở lầu đài,
Nghiệm tứ khổ nên Ngài tầm đạo”.
Sau tu hành đắc đạo thoát mọi sự khổ, từ đó Đức Bổn Sư Thích Ca thuyết pháp độ chúng là lập thành sự nghiệp cứu đời.
Sự nhiệm mầu: Nhiệm là cao sâu, cao siêu huyền bí, Mầu là linh thiêng.  Nhiệm Mầu là nói về việc huyền bí linh thiêng ngoài sức học hiểu của con người, ví dụ: khi bệnh đến hành thân người ta đi tìm Thầy hay dược quí để trừ khử con bệnh thì có người lại không dùng thuốc chỉ chánh tâm Niệm A Di Đà Phật hay Bồ Tát Quán Thế Âm mà khỏi bệnh; người ta cho đây là sự nhiệm mầu của Phật hay của các bậc trên trước. Trường hợp Đức Thầy độ cho bà Chung Bá Khánh, bệnh mà các bác sĩ Pháp bó tay, giải phẩu cầu may, giữ nhiều lành ít nhưng Đức Thầy sai một người đến đưa cho bà một quả Cam khuyên dùng thì sẽ hết bệnh, khỏi phải giải phẩu. Bà y lời làm theo, quả nhiên hết bệnh.
Lòng quảng ái: Là tấm lòng yêu thương rộng lớn, ở đây chỉ tâm từ bi của Đức Phật đối với tất cả chúng sanh. Đức Thầy có câu: “Lòng quảng ái sót thương nhân chủng”.
Tòa lầu đài đạo hạnh:  Tòa lầu đài là nhóm từ, xưa người ta dùng để nói nhà ở của những kẻ giàu sang quyền quí, vua chúa, để họ hưởng vinh hoa phú quí, Đạo Hạnh là người đạo có hạnh, hành, phát sinh đức tính tốt. Ở đây Đức Thầy dùng từ đạo hạnh nối liền theo sau tòa lầu đài để giải thích rằng tòa lầu đài nầy không phải xây cất cho vua chúa hay kẻ giàu sang quyền quí nào ở, mà xây cất tòa lâu đài là để gồm chứa đạo hạnh của Phật Giáo, từ Đức Phật đến tổ tiên, tiền nhân đã qua tu hành, tích đức cho người đời sau và sau nữa “noi theo chí đức của tiền nhân” vững bước tu.
Vô thượng vô song: Vô thượng là cao ngất, thế gian không có gì đem so sánh được, ví dụ: quả Vô Thượng Bồ Đề. Vô Song, thế gian đem đối cũng không có sự song hành, bằng nhau. Trong quyển Tăng Đồ Nhà Phật mà các vị tỳ kheo tỳ kheo ni đọc tụng hằng ngày có đoạn:
“ Thiên thượng thiên hạ vô như Phật,
Thập phương thế giái diệc vô tỷ.
Thế gian sở hữu ngã tân kiến,
Nhất thiết vô hữu như Phật giả”.
Đức Thầy dịch:
“Trên dưới trời chẳng ai bằng Phật,
khắp mười phương hẳn thật khó so.
Dòm xem cõi thế rộng to,
Một người khó kiếm sánh đo cùng Ngài.”
Noi theo chí đức: Noi là nương, dựa, Chí Đức tức ý chí và đức hạnh. Trong khi “đem nền đạo của Ngài ban bố khắp trần thế” rất cần chơn tăng có ý chí, đức hạnh, để vượt qua những lúc khó khăn, trắc trở; là hậu tấn ta phải noi theo tấm gương của các vị ấy.  
Tiếp tục khai thông nền đạo đức: Sự khai thông nền đạo đức đã có người khơi nguồn nay thành dòng chảy tốt, hậu sanh như chúng ta không nên có ý tưởng tạo dòng chảy khác mà hãy bảo vệ dòng chảy của tiền nhân, lúc nào sự mát mẻ của Pháp Phật cũng sẽ chảy đến mọi nhà, mọi người. Bảo vệ dòng chảy tức là lúc nào dòng chảy cũng được khai thông nền đạo đức, Tổ tiên, tiền nhân đã theo đạo Phật tu hành, truyền bá chánh Pháp là sự nghiệp sẵn có, ta là con cháu các vị ấy hãy tiếp tục giữ vững lập trường để cùng chung sự nghiệp với các tiền bối.
Gieo rải khắp nơi nơi: Gieo rải là từ ngữ dường như ai cũng thuộc lòng, không cần phải giải thích; nhưng gieo rải giống duyên gì là mẩu số chung đối với kẻ tu hành, phải nên bàn tính kỷ. Theo sự chuyển ý của đề mục “Ân Tam Bảo”là gieo rải Phật Pháp, sự nghiệp cứu đời của nhà Phật, lúc gieo rải chỉ gieo rải đạo đức, Phật Pháp, không có vì khác. Khắp nơi nơi là bất cứ chỗ nào, hễ là nhân loại chúng sanh. Đạo pháp chưa đến với người nào là chưa có sự khai thông từ ta đến người đó, hãy khai thông cho đạo Phật đi cùng khắp.
Công trình vĩ đại: Công là ra sức làm như công tác, công việc, trình là bày ra; Công trình thường được dùng với ý nghĩa một tập thể hay cá nhân dùng sức người hay sức máy đã và đang thi công ví dụ như : Công trình Cầu, Đường, hoặc nói: Công trình tôi đi từ xa đến thăm anh. Vĩ đại là lớn lắm. Công trình vĩ đại là công trình to lớn đã tốn biết bao công sức của các bậc tiền nhân đã vun trồng bồi đấp cho sự nghiệp Phật Giáo.
Đắc tội với kẻ đời sau: Xưa nay ai cũng nghĩ rằng người đời sau đắc tội với người đời trước, con cháu đắc tội với Ông bà cha mẹ, đâu ai để ý những lời lẽ sao mà người đời trước đắc tội với kẻ đời sau, như tổ tiên cha mẹ mà lại đắc tội với con cháu. Ví như Ông bà có tạo dựng sự nghiệp ruộng lúa ngàn công, Ông bà luôn mong muốn sự nghiệp giàu tiền của nầy phải truyền cho con cháu nhiều đời hay mãi mãi, nhưng từ Ông Nội mới truyền đến đời cha thì cái Ông bố sa đọa nầy tụm cả tiền, ăn xài, cờ bạc thua sạch của ngàn công ruộng, rốt cuộc cháu nội không hưởng được chút sự nghiệp nào của Ông nội. Cha đắc tội với con là thế. Ta đang an hưởng trong Phật Giáo, nhờ sự chỉ dẫn của người đi trước mà biết tu tâm dưỡng tánh, không gây tội lỗi sanh oán cừu với ai, đời sống vui vẻ hạnh phúc; ta phải có bổn phận dẫn dắt người đi sau. Thế nhưng ta không làm công việc đó, thu vào chứ không phát ra, dòng chảy tốt đẹp của Phật Giáo đến đời ta là mất dấu, tội với kẻ đời sau là phải thôi.
Kính thưa chư đồng đạo học viên, chú giảng về Ân Tam Bảo đến đây đã nốt. Để làm tốt cho sự học hiểu, chúng ta phải đánh dấu lược lại những câu hỏi Để trắc nghiệm cho bài học, quý học viên hãy học kỷ, để kỳ học tới, trả lời những câu hỏi sau đây:
1.     Hãy giải thích về Ngôi Tam Bảo?
2.     Tại sao ta phải đền Ân Tam Bảo?
3.     Cho biết thế nào là  Đức Phật?
4.     Hãy phân biệt giữa sự tin tưởngtín nhiệm?
5.     Cho biết về sự nghiệp cứu đời của đạo Phật?
6.     Giải thích về sự nhiệm mầu của Phật đối với chúng sanh?
7.      Vô Thượng Vô Song mang ý nghĩa gì?
8.     Thế nào là tiếp tục khai thông nền đạo đức?
9.     Thế nào là đắc tội với kẻ đời sau?

Hết buổi giờ học. Chào tạm biệt chư đồng đạo, xin hẹn gặp lại buổi học 5.