Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

NGHE TIN LÝ VĂN DU MÃN PHÚC
(MỘT TÍN ĐỒ PGHH ĐANG ĐỊNH CƯ Ở HOA KỲ)

Hôm 27 tháng 10 – 2017 nhằm mùng 8 tháng 9 năm Đinh Dậu tôi từ trong am vắng xa ra đường có ít công việc, xảy nghe tin Lý văn Du (út Du) đang định cư Hoa Kỳ, giả biệt cõi đời. Tôi chưa dám tin là sự thật, và tôi cũng không muốn việc ấy xảy ra quá sớm vì trước đây khoảng hai tuần lễ tôi có tiếp cuốc điện thoại của một đồng đạo từ Mỹ Quốc gọi về. Ông nói là ông có đến bệnh viện thăm Lý văn Du, thấy chú ấy, mặc dù bệnh lâu, thân hình gầy guộc, héo hon nhưng tinh thần thì rất là tỉnh táo, hỏi han việc đạo sự...
Theo sự sắp xếp của gia đình và đồng đạo bên nây, út Du có hai hướng trị bệnh: một là thay gan, hai là chích thuốc cho khối u gan teo mất. Nhưng cách trị liệu thứ nhất, thay gan trường hợp hơi khó nên đã đi vào cách trị liệu thứ hai. Hoa Kỳ là quốc gia khá giỏi về y học, hiện nay các bác sĩ trong khoa đang nổ lực dùng thuốc làm tiêu khối u, cách nầy có thể sống thêm 5 năm nhưng trí nhớ phải bị sụt giảm đến cạn kiệt. Tôi tin vào cách thứ hai nầy.
Hồi út Du còn ở Việt Nam nhà chúng tôi cách nhau chừng cây số, và con đường vào nhà Du khoảng bốn mươi hai năm về trước tôi thường hay lui tới với các huynh trưởng của Du có khi ngày hai lần. Nhưng từ Ngày Du rời khỏi Việt Nam định cư sang Hoa Kỳ tôi mất liên lạc. May mà có đồng đạo, chỉ biết nhau trên phone cách nửa vòng trái đất báo tin nầy.
Ước tính sống thêm 5 năm mà nay mới chưa đầy hai tuần lễ sao lại đổi thay quá gắt? Bây giờ thể xác của út Du gởi xứ người khiến tối nhớ lại chuyện xưa:
Bác Ba Lý Văn Như, ông cụ thân sinh của út Du đang sống hạnh phúc ấm êm gần chợ Cái Dầu (thị Đam) có sự nghiệp nhà cửa đất đai trù phú, làm ăn khắm khá, tiền xài rộng rải. Duyên thiền môn đã đến bác ba phát tâm tu, từ đó giảm bớt những nghề nghiệp làm giàu. May thay! Bác ba trai tu thì bác ba gái cũng hướng tâm theo Phật, rồi lần lược đến các con lớn nhỏ trong nhà đều phát nguyện học đạo, trường chay giữ giới. Từ sự nghiệp thế gian chuyển thành sự nghiệp xuất thế gian, không lo làm giàu để bảo đảm tốt về ăn, mặc, ở nữa mà lo bảo quản sự nghiệp tu hành của mình và của các con đến nơi đến chốn. Nghĩ bụng, tu là phải ăn cần ở kiệm mới dễ thúc liểm dục vọng sa hoa. Muốn lạc đạo thì phải an bần trước. Suy đi nghĩ lại, nếu chọn “lạc đạo an bần xã thân tu tỉnh” thì ở đây xét không phù hợp vì gần thiềng thị ồn ào và sức cám dỗ của dòng chảy văn minh tây phương dồn dập về chợ búa mà các con ông tuổi xuân đang độ nồng nàn, đành phải tính cách “tẩu đào vi thượng” cho xong. Ông không ngại khó, năm 1969 – 1970 từ Cái Dầu ôm tiền về vùng Cù Lao Ông Chưởng, xã Kiến An, ấp Kiến Hòa Thượng chọn mua chục công đất trong đồng vắng, cách xa lộ, mướn dân công đào lên thành ba bờ đất chạy dài. Xong bác cất cốc cho bác và cho các con của bác mỗi đứa mỗi cốc riêng, gọn nhỏ, kiểu mẫu thoán mát, cho dễ dàng về chuyện công phu hành đạo. Mỗi cốc cách nhau độ khoảng mười lăm hai mươi thước. Hình thức mới lạ trong con mắt, cái nhìn, của dân địa phương…

Từ khi bác đến cất cốc tu làm ảnh hưởng rất lớn đối với các đồng đạo trong vùng nhất là tuổi trẻ PGHH có cơ hội tiếp cận những vị tu sĩ từ xa tới có khá vốn liếng về Phật học. Chính sự ảnh hưởng lớn lao đó mà sau không lâu có nhiều tu sinh đến xin cất cốc nương tu, trong số nhiều vị ấy, giờ tôi còn nhớ tên hai vị: Đệ năm Len ở kinh Đồng Tân, hai Bé Cao ở Thánh Địa Hòa Hảo. (xin lỗi vì tôi không biết họ của hai vị nầy mà kêu cho có văn vẻ). Hai Bé Cao giờ cũng đi tỵ nạn chính trị sang Hoa Kỳ. Hàng cốc giăng giăng, khoảng cách đều nhau, xa trông rất là đẹp mắt, thu hút nhứt là buổi chiều muộn, những đồng đạo trẻ tuổi, nhà cách không xa, sau một ngày công việc đồng án mà nghỉ ngơi sớm thì hay vào riết trong cốc đặng cùng các huynh công phu chiều, có người công phu ở nhà xong mới đến cốc để sinh hoạt giáo lý. Tinh thần rất là hăng hái, cởi mở, vui vẻ.
Sau nầy bác ba gái cũng về nốt xứ Kiến An, cất cốc trên bờ đất phía bên kia, cũng có thêm vài cốc cho các vị nữ tu. Bấy giờ nam theo nam, nữ theo nữ, hai bác là đầu tàu gương mẩu cho hai giới và quan tâm sự tu hành của họ, trông ai tu giải đải thì khuyến tấn.
Tôi chưa từng thấy ai tu và lo lắng sự tu hành của các con như bác ba Lý văn Như, dám rời bỏ quê hương đang hồi làm ăn phát đạt đến nơi xa vắng mua đất cất cốc, cha con chồng vợ mỗi người một cái chuyên lòng hành đạo. Út Du bây giờ còn nhỏ nhưng nhờ sự nghiệp tu hành của cha, sau nầy cũng hết lòng phục vụ đạo pháp.
Hàng cốc của bác ba là nơi hội tụ những đồng đạo trẻ đến tịnh dưỡng học hỏi trao đổi giáo lý rất hưng thạnh thì bổng giông bảo ầm ì, đưa cái ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến. Cộng Sản từ Bắc Việt vượt vĩ tuyến 17 ồ ạc tiến quân vào miền Nam giành chánh quyền trong tay của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa. Được làm chủ một đất nước họ tuyên bố giải tán các ban trị sự giáo hội PGHH. Những cốc tu của bác ba sanh trưởng, nuôi nấng tốt đã bị giông bảo hủy diệt. Các tu sĩ tan hàng, đi tứ tán, từ đó thiếu sự chăm sóc, động viên về sự tu tâm dưỡng tánh lần lần ngả nghiệp theo đời. Bác ba phải biến hình thức cốc trở thành nhà mới ở lại được trong đất của mình.
Út Du chứng kiến cảnh bị đuổi dở cốc am của các huynh tỷ nghe  lòng buồn bực, bức xúc, trở thành nổi ám ảnh và sự ám ảnh ấy lớn dần theo năm tháng, cứ coi như bị sự sỉ nhục: đất đay của mình, nhà của mình, chỉ vì tu hành người ta không chịu mà người ta có quyền đuổi mình đi… cho đến năm 1999, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị sức ép của cộng đồng quốc tế về tự do tôn giáo, đã bất ngờ, cho phép đạo PGHH tái phục hoạt giữa giời, Tổ Đình PGHH trước kia bị đổi thành phủ thờ gia tộc họ Huỳnh. Tín đồ không đồng ý danh xưng mới nầy nên cùng nhau tổ chức một cuộc dựng bảng Tổ Đình khá quy mô, đúng với nguyên thỉ, đã bị chánh quyền địa phương dập tan và bắt bớ.
Sự đấu tranh trong đạo khí thế lên cao, út Du cũng tham gia vào công cuộc dựng bảng Tổ Đình và từ đó dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh khác về quyền tự do tôn giáo, bị công an gởi giấy mời đi điều tra nhiều lần, gây khó khăn về kinh tế, sau cùng phải làm đơn xin tỵ nạn chính trị sang Hoa Kỳ. Đến nước có nền tự do cao, út Du liền tìm tới những tổ chức PGHH ở hải ngoại để cùng nhau gắn bó sự thủy chung với đạo, vận động anh em vận động chánh phủ Hoa Kỳ can thiệp mạnh tay vào tiến trình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Ước vọng tương lai gần, Việt Nam sẽ cởi bỏ chức vụ đảng cầm quyền, để cho những người Việt hải ngoại yêu nước, thương nòi, về lại quê cha đất tổ cùng bà con mình, đồng bào mình, vun đấp đạo đời lên vẻ rực rỡ.

Tiếc thay! Giữa lúc phong trào đấu tranh cho dân chủ, tôn giáo ở trong nước và hải ngoại đang độ sục sôi bầu nhiệt quyết, thêm 5 tín đồ PGHH vào tù, rất cần sự vận động của tín đồ PGHH hải ngoại thì thọ phần của Lý văn Du đã hết. Nghe đâu đây như lời của Đức Thầy còn văng vẳng bên tai nói về trận chiến ở Vườn Thơm “Kẻ chết đã an rồi một kiếp, người sống còn tái tiếp noi gương”. Đồng đạo trong nước và nước ngoài vô vàn thương tiếc, cùng nhau cầu nguyện Đức Phật từ bi cứu độ vong linh Lý văn Du, người vừa thoát chốn mê đồ vãng sanh miền Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật.

30/10/2017

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

ĐÁNH THỨC

Đánh thức có nghĩa là kêu người ngủ mê thức dậy. Thông thường, Ý nghĩa của sự đánh thức là để: giữ gìn đồ đạc, của cải, ăn uống hoặc làm công việc gì đó cho kịp lúc, hứa hẹn đúng giờ. Thường thì đánh thức người ngủ có 3 cách, một là gọi nhỏ, hay là gọi lớn tiếng có thêm sự phẩn nộ, ba là lắc mình, nắm tay, lôi chân. Dạng đánh thức người ngủ đến lắc mình, nắm tay, lôi chân là hành động quá đáng, nhưng đối với những kẻ ngây ngủ thì không còn cách nào khác hơn. Việc nầy có thể xảy ra với một đôi người như bè bạn thân thiết, hoặc anh em con cái sống chung nhà là cùng.
Nếu ai có đọc Sám Thi PGHH sẽ thấy Đức Thầy tài tình, đã đánh thức và dạy cách đánh thức không chỉ với bè bạn thân thiết hay anh em chung nhà mà đánh thức tới cả “bốn phương”người, và điều đáng nói, cách đánh thức không phải bằng kêu nhỏ, kêu to, hay lay mình, nắm tay, giật chân mà bằng cái “khua giọng vàng”, chỉ khua lên cái giọng vàng thôi là kẻ mê phải tỉnh, ác nhân sẽ thành thiện nhân. Thêm nữa, sự đánh thức của Ngài không nhằm mục đích cho người ngủ say thức dậy chừng đồ, trông trộm… mà là tiếng kêu sâu xa làm bừng tỉnh tâm trí người đời: trần gian là mộng ảo. Người trong mộng nghe được giọng vàng thoát khỏi mộng thì nên gánh trách nhiệm “khua giọng vàng” là sự nghiệp Đức Thầy đã trao truyền phải tiếp nối hành sự, như những câu sau đây:
“Chớ chia rẻ hãy đồng tâm lực,
Khua giọng vàng đánh thức bốn phương.
Chấn hưng Phật Giáo học đường,
Dưới trên hòa thuận chọn đường quy nguyên”.
Đức Thầy “khua giọng vàng” chỉ trong thời gian ngắn mà hơn triệu người đến thọ giáo quy y. với kết quả ngó thấy đó, Ngài khuyên những ai đã đến quy y với Ngài, nêu cao tinh thần đạo và sự tu hành là trên hết, cần phải truyền bá chánh pháp Phật Giáo rộng khắp thế gian. Để làm được điều quan trọng nầy, mỗi hành giả, sứ giả Như Lai đều phải thắp sáng lòng mình lời khuyên của Ngài “Chớ chia rẻ hãy đồng tâm lực”, vì chia rẻ, mỗi người có chút ảnh hưởng quần chúng mà thể hiện cái “ta đây”, có thành công nhưng không nhiều, khó đạt đến đỉnh điểm “ khắp bốn biển liên dây Hòa Hảo” mà Đức Thầy mong đợi.
Đọc bốn câu giảng dẫn trên, ta thấy từ câu đầu có những chữ “đồng tâm lực” cho đến câu cuối “dưới trên hòa thuận” đều là của cái kết quả có khua được giọng vàng hay không. Vì chỉ có giọng vàng mới đủ khả năng “đánh thức bốn phương” và từ đó dẫn tới “chấn hưng Phật giáo- dưới trên hòa thuận”.
Ta nên tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ “giọng vàng” để biết cái khả năng “đánh thức bốn phương” của nó thế nào nhá.
Giọng: Cách nói, tiếng nói có giọng điệu ngọt ngào hay chua chác: Thằng ấy thường hay lên giọng dạy đời, con nhỏ nói giọng dễ thương.
Vàng: Kim loại, được lấy từ quặng mỏ lên, quặng mỏ thì vàng còn lẫn với chất khác. Phải một phen nấu lọc hết tạp chất mới hiện thành vàng. Vàng là một trong thất bảo, tức bảy thứ báu ngọc, giá trị cao hơn tiền. Vì thế, những người có nhiều tiền thường hay mua vàng dự trử. Đức Thầy khuyên tu mà sử dụng từ giọng vàng, theo tôi, có những đặc điểm như sau:
1. Lời nói ra có lý lẽ, chơn chánh, quí như vàng như ngọc
2. Lời nói ra hiền từ, êm diệu, ngọt ngào khiến người ta cảm mến học hạnh hiền từ, êm diệu, ngọt ngào trong khi nói chuyện, khuyên dạy kẻ khác làm theo.
3. Như vàng đã được nấu lọc từ quặng mỏ, thành sản phẩm chính hiệu, hết tạp chất. Giọng vàng, lời nói ra, thiện là thiện hoàn toàn, không có mỉa mai, ác ý trong khi làm thiện nói thiện.

Trong đạo PGHH người làm công tác truyền bá chấn hưng phật giáo tấm lòng phải trong sạch ví dụ như trong sạch về danh, lợi, tình, không vướng bận tham, sân, si như quặng mỏ đã qua nấu lọc thành sản phẩm vàng thì không còn tạp chất vàng thau lẩn lộn. Đức Thầy có những câu khuyên tu sau đây:
“Nấu lọc rành mới biết vàng thau,
Ai thật tánh ai người giả đạo”
“lời Thầy cạn tỏ âm hao
Để truyền hậu thế vàng thau lọc lừa.”
“Kể từ rày vàng lộn với thau,
Phật Tiên Thánh cùng nhau xuống thế.”
Giảng thuyết giáo lý phải đi vào mục đích chính nhưng mục đích chính phải là giáo lý chơn truyền, không vì nặng mang ưu tư hay bất đồng ý kiến cá nhân mà chọn đề thuyết nhằm kích bác, thể hiện tính phe phái. Mang tính kích bác, phe phái, thuyết có thao thao cở nào cũng không được coi là giọng vàng, vì kích bác là trong lòng còn tạp chất, vàng thau lẩn lộn chưa nấu lọc thành sản phẩm chánh tâm, vọng tâm phát sinh nhơn ngã mà thuyết pháp của Phật… người nghe không tiếp thu được thì chưa thể gọi là giọng vàng.
Trong lúc công tác chấn hưng Phật giáo, người giảng thuyết giáo lý phải tha thiết với nhiệm vụ truyền bá, sẵn sàng từ bỏ nhân tướng ngã tướng vì hai tướng ấy làm phân biệt người và ta, gây xáo trộn tinh thần. Đức Thầy kêu gọi tấm lòng những người có trách nhiệm chấn hưng Phật giáo bằng hành nghiệp truyền bá đạo pháp:
“Lời thuyết pháp chẳng vì nhơn ngã
Người nào đâu có Phật tánh là.”
Thế, thuyết pháp phải giữ chánh tâm để loại bỏ thứ vọng tâm nhơn ngã, bởi vì “người nào đâu” ý nói, người nào ở bất cứ đâu đâu cũng đều có Phật tánh, lúc còn mê thì dễ hay nhận ngụy làm chơn, chạy theo huyễn thân đua đòi sa hoa trụy lạc nhưng trong họ đều có Phật tánh và có thể thành Phật. Nếu ta ở trong nhơn tướng, ngã tướng mà thuyết giảng đạo pháp người nghe khó có sự cảm lòng, cho dù có những trường hợp cảm lòng thì cũng ở mức độ tình cảm với người giảng thuyết, cảm lòng qua tình cảm không thể gở được gút mê si để hiện hửu Phật tánh của chính mình, làm cuộc thuyết giảng kém ý nghĩa. Chẳng vì nhơn ngã mà thuyết pháp, mỗi lời nói sáng trưng ra, nếu người nghe thuyết lòng còn vô minh dày đặc không thể phát sáng nội tâm, nhưng đối diện với bậc “thuyết pháp chẳng vì nhơn ngã” đã hiện hửu được phước tướng, đức tướng trang nghiêm sẽ làm cho người nghe thuyết thấy tướng trang nghiêm ấy sanh cảm ứng, dầu không hiểu pháp ngôn qua bài giảng sâu xa mà thấy pháp hạnh của vị ấy, lòng khởi lên sự tôn kính chân chính cũng có thể chảy gở được xúc sự của thế lực vô minh phiền não, làm nhẹ đi sự trấn áp, dày vò mà tỉnh thức lòng phàm.
Được như vậy thì người có trách nhiệm chấn hưng Phật giáo, truyền bá kinh lành mới thực hiện đúng nghĩa của câu “Khua giọng vàng đánh thức bốn phương”.

26/10/2017

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

THƯỢNG ĐĂNG ĐẠI THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC

Vừa qua lễ cúng giỗ vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, sáng nay 30 tháng 8 năm Đinh Dậu nhằm 19 tháng 10- 2017 kẻ dự cúng lễ quan thượng địa phương nhà: Cù Lao Ông Chưởng, người đi cúng lễ ở đình thờ Rạch Giá, hoặc bên đảo Phú Quốc xa xôi trở về đây. Thiên Quang Am có mở phiên trà sáng gặp gở các vị, kể cho nhau nghe lễ ở nơi nầy, nơi kia và những câu chuyện vui nhộn của từng địa phương tổ chức lễ. Sau một lúc ồn ào náo nhiệt, phía khách có người đặt ra câu hỏi: chức quan THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI THẦN là chỉ cho vị thần nào? và ai phong chức? Bị hỏi bất ngờ, nhiều khách dự trà lẩn tọa chủ Thiên Quang Am không trả lời được vì chưa ai đọc thấy trong văn học sử nước nhà có tước phong như thế.
Từ lâu, tôi đọc bài nguyện trước ngôi thờ Tam Bảo có cụm từ “QUAN THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI THẦN” ở địa vị chứng minh lễ quy y. Bài nguyện chỉ đề Quan Thượng Đẳng Đại Thần chứ không nêu quý danh ai, thế mà hầu hết tín đồ trong đạo đều một ý với nhau: Quan Thượng Đẳng Đại Thần chính là Cụ Nguyễn Trung Trực. Hằng năm đến ngày cúng kỹ niệm ông Nguyễn Trung Trực người ta hay bảo là đi cúng lễ “Quan Thượng”. Tôi còn thắc mắc thêm: Nếu như Cụ Nguyễn Trung Trực được phong làm quan thượng đẳng đại thần thì ai mới có quyền phong thần cấp tột đỉnh như vậy?

Gần đây tôi có đọc một tập sách nhan đề “ Đức Thầy Hòa Hảo với Làng Mỹ Hội Đông” của cư sĩ Trường Thanh mà tác giả của tập sách nầy lại là cháu nội của ông Cả Mười Lâm Tuấn Vĩ. Sở dỉ tôi chọn sách nầy làm  tài liệu tham khảo vì người tín đồ PGHH phần đông đều nghe danh biết tiếng dòng họ Lâm ở làng Mỹ Hội Đông, trong thời Đức Thầy ra khai sáng đạo thì ông Cả Mười và lần lược các con của ông:Lâm Ngọc Thạch, Lâm Thế Xương (Bảy Xương) Lâm văn Lẹ (Út Lẹ)… quy y trực tiếp với Đức Thầy. Họ Lâm cả nhà vì đạo, vì Thầy và đã cống hiến công sức rất lớn cho đạo PGHH.
Chúng ta đọc thấy trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ, mỗi bài đều có ghi năm, tháng, ngày và sáng tác ở đâu. Tính từ sau ngày 18 tháng năm năm Kỹ Mão Đức Thầy thuyết pháp, trị bệnh, và viết ra giảng kệ, thi bài, có nội dung giáo lý thắm đượm Phật Pháp; tại làng Hòa Hảo Ngài viết bốn quyễn Sám Giảng và nhiều bài văn thơ, cho đến lúc đi viếng non Ông Két Ngài ứng khẩu ngâm lên bốn bài thơ thất ngôn tứ cú, có ông Hương Giáo Tập ở Thới Sơn cùng theo chuyến viếng non và viết tốc ký ngay trên non đề ngày 14 tháng 1 năm Canh Thìn có trình qua Đức Thầy bản viết nầy và được Ngài công nhận. Từ khi Đức Thầy khai đạo đến giờ chỉ có bài “ VIẾNG NON ÔNG KÉT” mới đề viết trên chỗ lạ. Ta có nên tự đặt câu hỏi: Tại sao Đức Thầy viếng non Ông Két trước hơn đi dạy đạo đâu đâu không? Chính sự thắc mắc ấy ta mới thấy sự viếng non Ông Két của Ngài là để kêu gọi chư thần theo Ngài xuống thế độ đời:
“Vậy hởi chư thần mau nối gót
Theo Thầy dắt chúng khỏi nồng cay”
Sau khi đi Viếng Non Ông Két về mới khởi sự đi các nơi truyền đạo. Điều đáng lưu ý là điểm đầu tiên Ngài đến là làng Mỹ Hội Đông. Nơi đây Ngài có sáng tác bài: Viếng Làng Mỹ Hội Đông. Chấm hết bài viết Ngài đề: Mỹ Hội Đông 22-1 Canh Thìn.
Tôi trình bày sự kiện nầy hy vọng tạo một cảm giác dễ chịu cho người đọc hiểu chuyến Viếng Làng Mỹ Hội Đông là chuyến viếng mở màn, có liên quan mật thiết trong công cuộc châu du thuyết Pháp độ đời. Chuyện tôi nói: Dòng họ Lâm ở làng Mỹ Hội Đông có những cống hiến rất lớn cho Đức Thầy, PGHH là nói qua sách vở.
Như Phần đông đều biết, Lúc Đức Thầy bị lưu cư ở nhà Ông Ký Giỏi, dầu bị kẻ dị chủng dòm ngó Ngài vẫn làm được công việc “càng đen chơn lý tuyệt vời phổ thông”. Ép Đức Thầy đi lưu cư để cắt đứt sự quy tụ của quần chúng đến với Ngài nhưng đã mấy lần dời chỗ ở vẫn không cắt được. Quân Pháp toan tính đày Đức Thầy sang Ai Lao thì việc mới yên. Ông Cả Mười Lâm Tuấn Vĩ hay tin, bí mật tổ chức cho xe đến rước Đức Thầy đi nơi khác, trên xe có hiến binh Nhựt đi từ Sài Gòn xuống Bạc Liêu trước một bước làm cho quân Pháp không kịp trở tay, Đức Thầy thoát nạn bị đày. Cũng như cha, Ông Lâm Ngọc Thạch khi hay tin phe Trần văn Giàu sắp thi hành thủ đoạn ám hại Đức Thầy, ông tìm cách dời Đức Thầy ra khỏi căn nhà ở đường Miche về chiến khu miền đông an toàn và ông có viết tường thuật câu chuyện như sau:
“Sau đó tôi về đường Farinolles là nhà của một nữ đồng đạo tên là Bà Năm Cò. May thay, tại đây tôi gặp được cô năm Tournier là một nữ đồng đạo chủ nhân căn nhà 38 đường Miche, giáp với phía sau căn căn nhà số 8 đường Sohier. Cô năm Tournier báo tin mật: Đức Thầy hiện còn tại  nhà của cô, và cô ra đây để báo tin cho anh em tìm cách đưa Đức Thầy ra khỏi vòng vây.”

Đối trước mưu mô của bọn ác chuyên hiếp người không dùng khả năng tự vệ, Ông nghĩ phải nhờ vào sức mạnh của quân Nhựt nên đã vào sở hiến binh Nhựt mượn xe. Họ đồng ý cho mượn xe nhưng không cấp tài xế, vì vậy ông Lâm Ngọc Thạch phải đi kiếm tài xế, còn mình cũng là tài xế cho chiếc xe khác đồng hành. Tìm người tài xế có bản lĩnh vượt khó, gan dạ, quyết tâm với trách nhiệm không phải dễ dàng mà kiếm trong thời gian cấp bách nầy, như ông nói:
 “Tôi cần có một người tài xế để dễ bề đối phó khi bị chặn đường, và bà Năm Cò đã sốt sắn giao đứa con trai duy nhất mà bà rất cưng (tạm gọi là anh hai) đi làm nhiệm vụ nguy hiểm đó. Tôi nhận thấy đây là một cử chỉ hy sinh đáng kể của bà, vì bà chỉ có đứa con mà thôi, mạo hiểm đi làm công tác nầy thiệt là nguy hiểm, vì xông vào vòng vây địch, có thể bị bắt, hay bị xả súng bắn chết như không”.(trích PGHH trong lòng lịch sử dân tộc).
Những chuyện trên đủ để chứng minh gia tộc họ Lâm ở làng Mỹ Hội Đông có công rất lớn trong đạo và chuyện Đức Thầy Viếng Làng Mỹ Hội Đông trước hơn làng nào dù không ai nói… ta cũng suy nghĩ ra.
Sơ lược trên dòng sự kiện có liên quan như đã kể, giờ chúng ta trở lại chính đề: THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC. Việt Nam có chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến, suốt chiều dài lịch sử không mấy khi yên, nhân dân ta phải đối mặt với kẻ thù xâm lược. Vì bảo vệ giang san, nòi giống ông cha ta phải nghênh chiến với bọn cướp nước và đuổi họ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Chiến tranh dẫn đến sự chết chóc thê thảm mà ông cha ta không có quyền lựa chọn bởi sách có câu “giặc tới nhà đàn bà phải đánh”. Đàn bà chuyên về nội trợ không có bản lĩnh chiến trường nhưng giặc tràn tới nhà là chuyện quá ép bức không thể khoanh tay chờ chết. Sách cũng nói “Sanh vi tướng tử vi thần” (sanh làm tướng chết thành thần). Trong nước làng nào cũng có dựng đình thờ Thần. Đức Thầy dùng cụm từ “Chư quan cựu thần” nghĩa là có rất nhiều vị đại thần sống một đời trung quân ái quốc, chết được phong thần. Nhưng bài nguyện quy y trước ngôi thờ Tam Bảo có cầu khẩn sự chứng minh của quan Thượng Đẳng Đại Thần, không giải thích quan thượng là vị nào mà người tín đồ trong đạo vẫn một mực khẳng định: Thượng Đẳng Đại Thần là Ngài Nguyễn Trung Trực. Cũng dựa vào đó người ta bảo nhau: Chức Thượng Đẳng Đại Thần của Nguyễn Trung Trực là do Đức Thầy phong. Tôi không đồng ý sự gán ghép nầy bởi một lẽ dễ hiểu, Đức Huỳnh Giáo Chủ là cổ Phật lâm phàm làm Phật sự với tất cả chúng sanh và mục tiêu làm phật sự là dạy cho người mê giác ngộ, lìa nhiễm ái cõi hồng trần để chừng lâm chung không bị oan khiên cột trói tự do vãng sanh về cõi Phật. Trong khi làm Phật sự, Đức Thầy có thể ấn ký cho người chân tu đắc Phật thành tổ như Đức Thích Ca đối với 33 đời tổ Thiền Tông. Nguyễn Trung Trực là quan chức của triều đình chứ không phải là người trong Phật môn thì đâu lý để Đức Thầy phong chức ông ấy! Quan chức triều đình thì phải có ấn ký của vua nhứt là tước Thượng Đẳng Đại Thần phẩm vị Thần trên các vị Thần…
Sau khi ông Phạm văn Lịch đốt tàu Tây ở sông Nhựt Tảo, quân Tây rất căm phẩn, phát lệnh huy động lực lượng truy bắt ông nên ông không thể ở làng Tân An được nữa, phải nhanh thoát về cù lao Ông chưởng làng Mỹ Hội Đông ở nhờ vào nhà ông Lâm Thoại Liễu. Hồi nầy chưa nghe ai nhắc tên ông Nguyễn Trung Trực chỉ có tên họ Phạm văn Lịch mà thôi. Quan chức triều đình ở địa phương có lẽ biết Phạm văn Lịch đã về đất lành nầy ẩn mình, nên ông chánh tổng Định Hòa làm bản báo cáo lên triều đình Huế kể những chiến công oanh liệt hào hùng của người anh hùng Phạm văn Lịch. Vua tiếp văn tấu và cử khâm sai mang ấn chiếu của vua vào nam thay tên đổi họ Phạm văn Lịch thành Nguyễn Trung Trực. Nhưng tiếc thay! Lúc nầy quân Pháp đã tràn vào miền Tây lấy ta thêm ba tỉnh nữa; ấn chiếu của vua, vì sợ quân xâm lược phát hiện nên vị khâm sai của triều đình đã để trong khạp mấm Huế, chở đi từ Long Xuyên đến tổng Định Hòa trên một chiếc thuyền chèo của ông chánh tổng Định Hòa. Thuyền đi tới khúc sông Nàng Ét thì thấy phía sau có nhiều chiếc thuyền chèo như rược theo, thấy thuyền chúng mỗi lúc gần lại thuyền mình. Thái độ chèo nhanh đồng loạt của họ đáng nghi… nếu như, chuyện mang ấn chiếu của vua bị bại lộ, bắt được Pháp sẽ không tha, nên vị khâm sai lật đùng khạp mấm xuống sông. Chừng những chiếc thuyền chèo phía sau qua mặt thấy không động phạm vì đến mình, vị khâm sai ra lệnh chèo thuyền trở lại ngay nơi hủ mấm bị ném xuống nước, mò mải không được. Chuyện đã lở, khâm sai tường trình vụ việc với chánh Tổng Định Hòa về ấn chiếu vua ban cho Phạm văn Lịch thành hoàng thân Nguyễn Trung Trực rồi liền về triều đình bẩm báo.
Đốt tàu giặc ở dòng sông Nhựt Tảo là một chiến công lớn, một chiến công chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Đối như trong tay của những tướng lãnh binh cấp trung đoàn, sư đoàn cũng chưa ai có khả năng làm cho giặc khiếp oai, ăn ngủ không yên nếu như Việt Nam còn có Ông Nguyễn Trung Trực. Bị kẻ thù cướp nước truy bắt, Cụ Nguyễn trong người đầy mưu trí với chuyện chống đánh quân xâm lược tuy là đi lánh nạn nhưng lúc rảnh tay, tính ra kế, cũng đánh đồn Tây ở tỉnh Kiên Giang ăn gọn ghẻ, làm chủ tình hình gần tuần lễ. Chừng quân Tây ồ ạc tiến quân bằng súng đạn còn mình thì tay không, ông nghĩ phải sang đảo Phú Quốc ẩn mình chờ có cơ hội. Quân Pháp lâu Ngài không giết được Ông chúng giận dữ và lo sợ cụ Nguyễn sẽ đánh thần tốc một căn cứ lớn nào của Pháp tới đây. Chính sự lo sợ ấy khiến họ phát sinh kế sách hèn hạ, bắt nhân dân và mẹ ông đền tội thay. Chừng đó, ông vì nhân dân và mẹ ra mặt chịu chết để cứu mẹ, cứu dân. Đối với nước với dân công của ông thuộc về ĐẠI ĐẠI công, trên dòng lịch sử chưa có vị anh hùng nào thành tựu ba việc lớn như ông: Trung với nước, hiếu với mẹ, quí yêu sinh mạng nhân dân. Có một nhà thơ nào đó khen đáo khen để tài trí anh hùng của ông: “Lửa hồng Nhựt Tảo oanh Thiên Địa, Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần”. Bởi thế, Sau khi Nguyễn Trung Trực hiển Thánh vua Tự Đức sắc phong Nguyễn Trung Trực là Thượng Đẳng Đại Thần.
21/10/2017


Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

MUỐN ĐƯỢC TRÍ HUỆ PHẢI DIỆT VÔ MINH

Đọc bài “TRONG VIỆC TU THÂN XỬ KỶ”có đoạn như vầy “Người học đạo muốn mở mang trí huệ cần phải tìm phương pháp diệt cái vô minh (tối tăm ngu muội)”. Cảm nhận trong câu có ẩn ý hay ho tôi muốn đặt cả câu làm tựa đề. Nhưng tựa đề nào cũng là hình thức đại diện cho bài thuyết trình hay bài viết, thành thử không quá dài dòng, nên từ đó tôi tóm tắt lại: Muốn được trí huệ phải diệt vô minh.
Câu trích dẫn trên về phần nội dung có hai mệnh đề mang tính độc lập: Tí Huệ và Vô Minh. Đức Thầy không giải thích danh từ trí huệ là gì nhưng về từ vô minh thì có chú thích trong dấu ngoặc đơn (tối tăm ngu muội).
Hai danh từ độc lập đối nhau trí huệ và vô minh, nếu Đức Thầy giải nghĩa vô minh là tối tăm ngu muội thì trí huệ đương nhiên phải là sáng suốt tỉnh lòng. Không cần giải thích về trí huệ nhưng Ngài biết tín đồ của Ngài cũng sẽ cũng hiểu được trí huệ là gì.
Nếu đã sáng suốt thì không lầm lẩn khi chọn lấy những thứ thuộc độc hại cho sự sống mình, những sinh hoạt hàng ngày như : Ăn, Mặc, Ở, đều không lầm lẩn. Ăn không lầm lẩn là ăn không có tội, không vì sự ăn sống của mình làm những chuyện thất nhơn ác đức để được ăn. Mặc không lầm lẩn là mặc để che kín thân ô trược chứ không dùng màu sắc quyến rủ, dụ dỗ kẻ ham mê màu sắc phạm vào sắc dục. Ở không lầm lẩn, không vì tạo cho có chỗ ở tốt mà người ta phải lao thân vào những việc làm tội lỗi như lường gạt, cướp giật hoặc bày mưu tính kế sang đạt gia tài của người khác làm của mình…
Ví như trong một căn phòng mà có ánh sáng đầy đủ thì khi muốn lấy một món gì sẽ không lộn qua món khác, chọn đâu là ăn chắc đó. Trong cảnh bao là của Trời Đất có thiếu gì nghề nhưng ta chọn nghề TU và chuyện tu của ta không phải chỉ mình ta biết mà Đức Thầy còn dạy ta quy y vào đạo để tu hành cần nên mời Các Phật, Phật Tổ, Phật Thầy, Quan Thượng Đẳng Đại Thần… đến làm lễ chứng minh cho ta kể từ nay “tu hiền theo Phật đạo”. Chỉ chuyện quy y thôi chúng ta đã thắp sáng được lòng tin các vị trên trước mà ta đã cầu khẩn đến chứng minh và thắp sáng tâm mình. Câu nguyện TU HIỀN THEO PHẬT ĐẠO nó vắn tắt chỉ theo Phật đạo thôi, qua hành trình dù gian nan khổ khó không thể rơi vào ma đạo và khi ta không giữ đúng lời khấn nguyện tu hiền theo Phật Đạo thì các vị trên trước đã chứng minh lễ quy y của ta sẽ không hộ độ cho ta nữa, tại sao? Vì ta bỏ qua lời hứa với các vị thì các vị cũng bỏ ta.

Vậy những ai đã quy y PGHH mà qua sự tu hành lai căn mất gốc, còn phân nửa PGHH thôi, tự mình làm lai căn mất gốc còn dạy người khác lai căn mất gốc nên bình tâm tỉnh trí lại. Sự thật đồng là tín đồ trong đạo như nhau, chúng ta không có quyền bắt tội đồng đạo mình, dùng từ mất gốc để chúng ta kiểm chứng sự quy y của mình có thật như lời nguyện “ tu hiền theo Phật đạo” hay tu ác? Nếu như còn hành động ác, nói ác, suy nghĩ ác thì không phải là TU HIỀN THEO PHẬT ĐẠO nữa rồi. Gắng nhớ lời dạy của Đức Thầy trước lúc Ngài xa vắng:
“Rán nghe lời dạy của Thầy,
Để chừng đến việc kiếm Thầy khó ra.”
Ta không lầm lẩn khi chọn tôn giáo quy y, và lời nguyện quy y của ta là TU HIỀN THEO PHẬT ĐẠO nó rất là dứt khoát với những tôn giáo thuộc tà giáo, ma giáo, những kẻ xưng danh mạo phạm, nói tứng ứng linh thiêng, hàm hồ cống cao ngã mạng sẽ không chiêu dụ được người chỉ nguyện tu hiền theo Phật đạo. Việc quy y vào đạo coi như đã xong thứ đến là sự tu không lầm lẩn.
Đừng tưởng niệm Phật sẽ có Phật cứu độ rồi cứ niệm bằng miệng mà vô tâm, vô cảm với Phật còn lại hành động không có gì tốt cho tiến trình tu niệm của mình. Đạo Phật dạy tu chủ yếu là tu tâm, trong khi tu phải làm sao cho lắng đứng các niệm thế tình kêu gào lăng xăn lộn sộn đánh mất sự yên tĩnh của tâm hồn, đánh mất câu lục tự Di Đà trong khi mình nguyện tu theo pháp môn Tịnh-Độ. Đã lòng không lắng đứng các niệm thế tình, không chuyên nhất pháp môn Tịnh-Độ, ỷ có cái ta nhập thất liền liền, tu lâu hơn người tu muộn không nhập thất thì tự hào là tu nhanh tu đúng pháp. Không thể có vụ tu đúng pháp ở một hành giả với tâm tính bất an khi công phu niệm Phật, không thể nói tu đúng pháp mà vọng niệm thế tình cứ gào thét trong tâm. Như người tìm ngọc trong một đống đá, quan trọng là tìm được hay không chứ đừng khoe rằng tôi tìm đã lâu năm rồi hãnh diện với những người mới đến tìm. Nếu một người mới tu do siêng năng thiền định sanh trí huệ, nhìn thấu viên ngọc ở đâu trong đống đá, liền vẹt hết đá che lấy nắm viên ngọc trong tay sẽ hơn người xưng là đi tìm ngọc lâu năm mà không tìm được ngọc và không biết ngọc ở đâu.
Trí huệ cũng có khi dùng đồng nghĩa với Chân Như, Phật Tánh, Bồ Đề, Niết Bàn. Khi nói về sáng suốt người ta dùng từ trí huệ, khi nói đến sự bất động người ta dùng từ Chân Như, khi nói về tính ngay thẳng không nhiễm và tỏ sáng thì gọi là Phật Tánh, khi nói về sự lố lăng của phiền não mà giữ cứng rắn thì dùng Bồ Đề, nói về tịch tịnh là Niết Bàn. Tất cả những món diệu dụng nầy là của sở hửu trong Đức Phật. Cái gì trong Đức Phật là sẵn có chớ không phải do tạo mới có.
Trí huệ không phải của ai đâu cho mà nói được mất, nó luôn hằng hửu trong Đức Phật và trong ta, không dời đổi hay tăng giảm để ta phải thấy trí huệ khi chỗ nầy khi chỗ khác, sự phát sáng lúc giảm lúc tăng. Khi ta không thấy trí huệ hiện không phải vì lúc đó trí huệ mất, khi trí huệ mờ mờ không phải vì trí huệ giảm lu, tất cả vì ta để cho vô minh che phủ nên lúc tối đen lúc mờ mờ là do vô minh hiện nhiều hay hiện ít. Cho nên việc tu hành nói rằng tìm trí huệ là nói cho dễ nghe khi mình chưa thể hiện chứ thật ra trí huệ vẫn hiện hửu lúc nào như lúc nào có mất mát hay dời đổi đâu mà tìm, tất cả là do vô minh bao phủ cho nên thay vì tìm trí huệ ta hãy tìm cách diệt hết vô minh thì trí huệ sẽ hiện ra. Lúc không thấy mặt Trời ta bảo mặt Trời mất. Nhưng mặt Trời là một định tinh chứ không phải hành tinh, y một chỗ, mặt trời còn đó mà người ta không thấy mặt trời là bởi mây che.
Đức Thầy dạy: “Muốn diệt cái vô-minh trước hết phải điêu-luyện khối tinh-thần cho mạnh-mẽ đặng tự lập một con đường rõ-ràng, duy nhứt của mối Đạo mình đang học để lấy đó làm cương-mục mà bài trừ những thành-kiến, cố chấp, thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu-ngạo, tật-đố, gièm-siểm, dua-nịnh, ích-kỷ tư tâm, sự gây-gổ, mê-đắm trong bể dục-tình và sự phiền-não nó làm cho náo loạn cõi lòng. Nên bài trừ được nó rồi trí-huệ tất mở mang vậy”.
Mườn tượng như hai mệnh đề độc lập trí huệ và vô minh kể trên, Đức Thầy dạy “trước hết phải điêu luyện khối tinh thần cho mạnh mẽ” mà không giải thích khối tinh thần mạnh mẽ ấy gồm những gì. Ngài kêu gọi bài trừ một cách triệt để “Những thành kiến, cố chấp, thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu ngạo…” đều là hình dáng của vô minh, rồi Ngài kết luận một cách quả quyết “Nên bài trừ được nó rồi trí huệ tất mở mang vậy”.
Thành kiến: Thứ kiến thức sẵn có trong đầu, chấp chặt vào đó không ai nói gì có thể thay đổi được.
Cố chấp: Hay để ý câu mâu những người thuộc về đối tượng, giữ quan niệm cứng nhắc, ai khuyên gì cũng không nghe.
Thói quen: Là những thói sống không lành, không sáng sủa, ví dụ như thói quen cờ bạc đàng điếm… Đã quy y rồi mà cái thói quen ấy chưa chịu bỏ.
Sự chần chờ: Muốn tu mà còn hẹn mai hẹn mốt, tới thời công phu không chịu lẹ làng vào cuộc, đồng hồ báo hiệu nghe nhưng không chịu cựa mình ngồi dậy.
Lòng ham muốn: Đức Phật bảo thế gian là cõi khổ, ham muốn những điều thế gian là ham muốn sự khổ. Lòng ham muốn đây thì đâu mạnh dạn dứt tình để đi về Tây Phương Cực Lạc.
Tánh kiêu ngạo: Kiêu: ngạo mạn, tự cao không phục tòng ai; Ngạo: Kiêu căng hóng hách. Kiêu ngạo là khoe khoang kiêu hãnh và khinh lờn người khác.
Tật đố: Tính ghen ghét kỳ thị.
Gièm siểm: Đặt điều nói xấu nhằm hạ uy tín người khác.
Dua nịnh: nịnh bợ, muốn nhờ cậy nhà giàu hay người quyền thế, người ta sẵn sàng hạ thấp danh dự mình, khom lưng trước kẻ giàu sang, quyền thế.
Ích kỷ: Chỉ nghĩ đến quyền lợi, lợi ích cho riêng mình, ai thiệt thòi vì mình cũng mặc kệ họ.
Tư tâm: Sự suy tính vì lợi ích riêng.
Vô minh (tối tăm ngu muội) và sự tối tăm nầy chỉ là thứ mây che bên ngoài dầu che bao lâu không động phạm đến trí huệ. Nhưng mây có nhược điểm sợ gió, ta hãy là nguồn gió mạnh của Bát Chánh Đạo thổi bay mây để hiện bày trí huệ. Vô minh là thứ lẩn quẩn bên mình, chẳng cần đi kiếm đâu xa, nó là hiện thân của thành kiến, cố chấp, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu ngạo, tật đố, gièm siểm, dua nịnh, ích kỷ, tư tâm, chính chúng trùm che trí huệ nên cõi lòng ta u tối. Diệt tất cả chúng nó, nếu bầu Trời không một chút mây che thì ánh sáng mặt Trời sẽ rọi khắp, sự tối tăm ngu muội bị gió mạnh của Bát Chánh Đạo thổi bay, ánh sáng trí huệ bật lên chiếu khắp.
Tôi dùng từ “trí huệ bật lên” là cố giải thích một cách gượng gạo, bởi vô minh đang trùng trùng vây bủa mà kế lại sáng trưng…

17/10/2017

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

HÃY TIN TƯỞNG PHẬT TRỜI…

bùn, dất, đá tuôn như vậy

Có phải vì tôi rất tin tưởng Phật Trời nên đã cưu mang trong lòng bất cứ lúc nào sự giúp đở của các Ngài không? Tin tưởng Phật Trời là chánh tín nhưng nếu nguyện vái không công bằng và sự ăn ở không lương thiện mà hy vọng Phật Trời cứu độ là mê tín.
Học Phật của PGHH dạy rằng “Hãy tin tưởng Phật Trời và cầu nguyện các đấng thiêng liêng ban bố phước lành cho nhân chủng”. Xét ở đời những thành tựu về mặt giàu nghèo có thể hoàn toàn do bàn tay khối óc của con người làm nên nhưng thành tự về sự an nhàn, vượt qua tai nạn phần lớn là do sự chủ động của bộ máy nhân quả mà những người kiêng nể Trời Phật cho rằng các Ngài có thẩm quyền quyết định số mạng hay vận mạng chúng sanh bằng cán cân nhân quả đến với bất cứ ai. Người có tín ngưỡng tôn giáo van vái Phật Trời độ mình và độ khắp cả chúng sanh là lẽ đương nhiên. Nên qua tu thân hành thiện hành giả tự sửa tâm tánh, khắc phục những khó khăn mà hậu quả của lúc không tu gây nhiều sóng gió cuộc đời. Dẹp an sóng gió để cho thuyền vững vàng qua bờ giác ngạn, hoặc sự níu trì của vật dục cám dỗ, khiến xui trên đường về Tây Phương, thượng lộ không được bình an. Bên cạnh đó hướng về các đấng thiêng liêng cầu nguyện các Ngài ban bố phước lành cho nhân chủng vơi bớt sự làm tội và hưởng tội, giúp thêm sức mạnh tinh thần vượt qua khổ ải của mọi thứ cám dỗ và thử thách để đồng tu đồng tiến tới mục tiêu.
Hôm đi khảo sát những hộ bị thiên tai ở xã Lại Sơn, Hòn Sơn Rái, trên đường làng ven biển tôi tiếp chuyện khoảng chục dân địa phương những người có lòng tin tưởng Phật Trời và trước thảm cảnh mưa tuôn nước đổ, đất đá từ trên sườn núi cao lăn cù xuống nhà dân làm hư hao tài sản, nhà cửa, ngập lục đường sá, có người buồn bả nói giọng chán đời: Hòn Sơn Rái từ cổ chí kim vốn bình an về thiên tại địa ách mà nay chịu lâm trận ngặt nghèo, chắc là sự báo hiệu ngày tận thế, hủy diệt trái đất…
Họ nghĩ, do quyền năng của Phật Trời làm ra thiên tai để thức tỉnh người đời, còn sự tin tưởng ấy có dẫn họ đến sự ăn hiền ở lành cầu khẩn Phật Trời cứu độ hay không là chuyện khác. Nếu như tin tưởng Phật Trời với đúng ý nghĩa mà tâm tánh đổi thay từ hung ác trở nên hiền lương đức hạnh, thương mình thương người, giúp mình, giúp đời ra khỏi mười điều ác và khiến mười điều ác trở thành mười điều thiện, thêm khẩn vái Phật Trời nữa thì giống như thuyền đi nước xuôi gặp gió cũng thổi xuôi dòng, nổ lực ít, thành công nhiều. Nếu tin tưởng Phật Trời chỉ bằng cái miệng thôi, hành động đi ngược lại sự giáo huấn của Trời Phật các Ngài, ngược lại sự lợi ích phổ độ chúng sanh thì sự tin tưởng ấy không đem đến kết quả tốt.
chủ nhà đang xúc dọn đất đá

Đặc biệt, tôi đến một căn hộ cất ở lưng chừng núi, mưa trên đồi cao tuôn chảy lở đất lẩn đá, đất bằng bị xoáy mạnh thành cái mươn nước đổ ngay xuống nhà. Nhưng cách còn khoảng hai thước đụng vách nhà thì nguồn nước đổ tuôn ra hai ngả, qua phía hông phải hông trái của căn hộ nói trên. Coi thì dữ mà dữ đã hóa lành, rốt cuộc căn nhà không bị hề hớn gì. Tôi đi tới đi lui, qua bên nây bên kia khảo sát hiện trường, nghĩ rằng, với sức nước chảy, đá tuôn cái kiểu nầy mà nguồn nước không tẻ tránh, có 5 cái nhà như vầy tạo nên sức kiên cố cũng phải tiêu tan thành vật vụn. Nhìn địa thế không có vật cản làm suối nước rẻ nguồn, tôi nghĩ có bàn tay vô hình nào đứng trên đầu, phất cờ lệnh, sắp đặt chuyện dữ hóa lành nầy.
Còn một điều lạ không mấy kém, nhà nầy có đúc cái bồn chứa nước xài, nằm ngang với vách sau của nhà. Giửa vách nhà và bồn khoảng cách chừng 4 thước, người ta để ở đó một cái mái vú (lu chứa nước bằng sành) lấy từ trong bồn ra xài cho tiện; đất, đá, nước, tuôn xuống kẻ giữa cái bồn và nhà tất nhiên là thổi ngay cái lu ấy, đất đá nước tuôn với cường độ mạnh khiếp cây cối trồng lâu năm trong vườn còn bị bức tử, tróc gốc ngả lăn mà bồn nước, lu chứa nước và nhà đến tàn cuộc thiên tai đều không bị hề hớn gì, cái mái vú bị lũ đẩy đi xuống gần mút vách nhà trước thì dừng lại, đất đá ngâm nửa thân cũng ở lì đó mà chịu trận, bám chắc như keo hồ, nhắc không nhún nhít. Tôi nghĩ chiếc lu bằng sành bở rẹt chỉ cần một cục đá nhỏ phóng mạnh vào là bung ra thôi. Nhưng đá bay vùn vụt, nước chảy ù ù mà không hề có cục đá nào dám đụng mạnh cái lu nên nó bình an vô sự, không một vết trầy xước. (Tôi nghe nói) Cho đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, tức sau vụ mưa tuôn núi lở 5 ngày, đất đá ngậm phân nửa lu như đã nói trên phải nhờ nhiều thanh niên có sức đào mới đem được nó lên đưa lại vị trí ban đầu.
Quan sát xong các thứ bên ngoài tôi vào tiếp chuyện với ông chủ nhà, tên họ Nguyễn văn Trang. Thấy trong nhà có thờ ngôi Tam Bảo tôi chợt nhận ra một điều khiến tôi phải tin có Phật Trời hộ độ tai qua nạn khỏi trong vụ lở đất đá trên núi tuôn xuống nhà Ông, đúng như suy nghĩ ban đầu của tôi là có bàn tay vô hình nào đứng trên đầu, phất cờ lệnh, sắp đặt chuyện dữ hóa lành). Tôi hỏi qua câu chuyện thiên tai vừa mới xảy ra, ông tường thuật như sau:
Từ lâu rồi tôi tập có thói quen thức 4 giờ sáng, thắp đèn hương cúng nguyện Phật Trời, nhưng từ hôm 14 tháng tư âm lịch Trời cứ mưa suốt, lúc nhỏ lúc to không trừ ban đêm khuya khoắc. Tiếng mưa rơi và sự lạnh lẽo đã làm tôi thức sớm hơn, lúc 3 giờ sáng ngày rằm. Tự dưng tôi thấy lòng lo ngại như sắp có chuyện gì đó sắp xảy đến, gần 4 giờ, tôi nghĩ ngồi không làm gì, cúng lệ sớm hơn chút cũng được mà. Cúng xong trong nhà, tôi ra bàn thông thiên, Tôn chỉ cúng bốn hướng mà mới có hai hướng tôi bổng nghe tiếng ồn ào lạ vụt tới, tiếng gió mưa suốt sáng giờ có thêm tiếng thét vang rền rền, nước chảy đá tuôn rổn rảng xung quanh và cửa sổ phía sau nhà cao hơn một thước bị nước tuôn vào, bổng chóc nhà ngập linh láng, tôi ngưng cúng nguyện cởi áo choàng dà ra muốn không kịp, bây giờ đổi cúng nguyện bằng niệm lục tự Di Đà, niệm niệm liên tục, có dọn dẹp bận rộn cở nào là tay chân, tôi vẫn duy trì niệm Phật có lúc ngoài miệng có lúc trong tâm cho đến tan cuộc mưa đổ đất tuôn. Nước hết leo lên cửa sổ sau nhà nhưng còn chảy gắt và tiếng gào thét của dòng chảy độc quyền át đi tiếng gió quyện rừng. Tôi nôn nóng quá đi! trong nhà nước bùn dơ dáy không thẳng hãy tính, vội bước ra hông trái mà nhìn sau vườn, miếng đất bằng của mình thoắt chóc đã trở thành con kênh dài ngoằn ngoèo và cái mái vú để sau hè, hôm qua đầy nước sao lại trôi nổi dễ dàng tới đây còn nguyên vẹn, như một phép lạ…

Tiếp chuyện với ông Nguyễn văn Trang và nhìn vào hoàn cảnh của nhà ông, về nhà mấy ngày qua mà lòng tôi còn đọng lại dư âm những lời ông nói. Niềm tin Trời Phật đối với ông là khuôn vàng thước ngọc, là an nhàn vô sự, là bờ bến tự do cho ông sở nguyện sở cầu để lòng không phôi pha về niềm tin tôn giáo, càng gặp khổ khó niềm tin Trời Phật càng dâng cao. Cả đoàn đi cùng tôi nhìn vào cảnh tượng đất lở đá lăn nước tuôn xuống nhà ông Trang đều có ý nghĩ như nhau: Đất lở đá tuôn từ trên núi cao thẳng xuống nhà Ông Trang, lượng nước đất đá khổng lồ tuôn nhanh như vậy, đất bằng thành mươn sâu, cho dầu có 5 ngôi nhà như nhà của ông chung lại sức cứng cũng không ngăn nổi sức tàn phá của cái cường độ nước lũ hung tàn. Nhờ trong nhà có thờ Tam Bảo với nguyên vẹn tấm lòng tin Trời tưởng Phật của ông, gặp tai nạn từ xa đưa tới ông cúng nguyện Trời Phật độ chúng sanh, niệm Phật liên tục mà việc dữ hóa lành, tưởng chừng như Phật Trời đến dùng phép mầu tách hai dòng nước qua hai bên hông, đổ xuống đường, ra biển, nhà có bị bùn làm bẩn nhưng bình an vô sự.
Trước mắt chúng tôi đã thấy có xảy ra chuyện đất lở, đá tuôn, nước đùa như thế, người ta nhờ có lòng tin tưởng Phật Trời sống cuộc đời ăn hiền ở lành, nguyện cầu cứu độ mà thoát lầm than tai ách. Rất đúng như lời Đức Thầy dạy:
“Lòng sáu chữ nhớ không có ngớt
Thì nạn tai cũng thoát như không”
“Chữ  Lục  Tự trì tâm bất diễn,
Thì lâm nguy có kẻ cứu mình.”
Đọc qua lời dạy trên và nhìn “nạn tại cũng thoát như không” của nhà ông Nguyễn văn Trang là sự thật đã được chứng minh, vậy tôi xin khuyên hết bà con, những ai không tin phép mầu của Trời Phật hãy tin tưởng để từ đó ăn hiền ở lành nguyện cầu  sự cứu độ của Phật Trời.

13/10/2017

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

THIÊN TAI Ở HÒN SƠN RÁI

Chúng tôi đến hòn Sơn vào lúc 8 giờ rưởi sáng ngày 8 tháng 10, 2017 nhằm 19/8/năm Đinh Dậu trên chuyến tàu cao tốc SUPER DONG. Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Tàu cập bến cảng chúng tôi lên cầu đi dài ra đường cái, rẻ về tay phải, đường dọc theo vành biển trải nhựa rộng khắp. Nhưng bùn nhảo làm bẩy đường, nếu người đi bộ không giỏi con mắt trông xe đến mà tránh trên lề bánh xe có thể vụt tẹt bùn trên mình. Xa xa tôi gặp một toán người, dạng tuổi thanh niên có sức khõe, kẻ dùng len xẻng xúc đất bùn, người khiêng bùn đi bỏ. Gặp một số dân đứng xem những người xúc đất dọn đường chúng tôi dừng lại hỏi:
Sao đường lại bẩy bùn lên dơ như thế kia?
hình chúng tôi đến thấy bộ đội biên phòng dọn đây điểm cuối, ngày cuối, lo tiếp chuyện với ít người dân địa phương tôi không kịp chụp hình. chụp nguội sau khi hoàn thành

Nghe tôi hỏi một phụ nữ trạc tuổi 50 trả lời:
Ở đây dân chúng vừa chịu một trận thiên tai khủng khiếp. Khoảng 3 giờ sáng ngày 4 tháng 10 nhằm rằm tháng 8, 2017 có một trận mưa to kéo dài khiến lở đất đá trên núi xuống đẩy trôi nhiều căn hộ ven biển đổ ngả, nước cuốn đi mất; nhiều nhà cửa bị ngập lục, đá tuôn làm hư hao tài sản mùa màng những hộ sống nghề trồng trọt. Nhà bị nông nước, nông bùn, tới nay trải đã bốn, năm ngày có hộ còn chưa tẩy rửa sạch, khắc phục hậu quả thiên tai để lại. Thật là một trận kinh thiên động địa mà dân đây mới chứng kiến. Những ông bà cao niên sống suốt trên đất Hòn Sơn nầy cũng xác nhận đây mới có lần đầu. Số đông thanh niên xúc khiêng đất bùn dọn đường mới nảy quý vị thấy đã làm xong công tác xã hội, trải rộng tình thương với dân khổ, họ chính là những anh em bộ đội Biên Phòng, luôn mấy ngày liền, tích cực làm việc nặng nề, vừa cứu hộ dọn dẹp những căn nhà gảy đổ và dọn sạch đất bùn trên đường cho dân đi lại, họ làm đã nhiều ngày qua, còn một chút nữa xong thì các vị đến, như đã thấy lúc nảy.
Mắc ở tiếp chuyện với những người dân địa phương tôi không đến chụp kiệp một vài tấm để lấy hình với những người có nghĩa cử đẹp. Xong việc họ tản đi mất, rất là tiếc! Chúng tôi chụp nguội cái đoạn đường vừa dọn xong còn lấm tấm bùn bẩy liền cho xe chạy, đi suốt vòng tròn Hòn Sơn đường cập vành biển, đúng như lời của người dân trên hòn nầy mình mới gặp lần đầu, họ nói: nhiều chỗ đường bị đất núi tuôn lấp bít được bộ đội Biên Phòng xúc dọn tróng. Trên nền đường còn lấm tấm bùn dơ nhưng xe hai bánh có thể chạy qua được, giờ chỉ còn là tàng tích.

Chúng tôi dừng lại ở hai cây trụ điện bị gió đánh gảy lòi xương sắt ra. Nơi đây bà con cho biết, hôm đó nghe tiếng gió thét xa xa đổ dồn về làm ù tai như ngồi trên chiếc xe Hon Da tốc độ 60 mươi cây số giờ, gió đi giặc ngọn chứ không suôn luồn. Tôi nhìn hai cây trụ điện cập kè bị gảy, tin là bà con ở đây nói đúng: Gió đi giặc ngọn chứ không suôn luồn, vì chỉ có sức gió giặc ngọn mới bẻ nổi hai cây trụ điện. Chúng tôi đến một con suối có cống thoát nước, hôm mưa dông, đất đá trên núi cùng với nước tuông xuống phía bên trong đê đường nhà nào cũng bị ngập. Lổ cống tuy lớn nhưng gặp mưa quá dai lượng nước nhiều, đường cống không dẫn nước thoát kịp ra biển, đất và nước tuôn đổ bị chận bên trong đê đường tạo sức nén kinh khủng đẩy văng bê tông cốt thép của ống cống vụt ra vành biển.
cống bị bị nước trên nguồn đẩy xuống tông bể, người ta rắp đường không cho xe đi qua. trên bờ đê đường trải phơi gạo mốc, hôi mùi khó chịu 

Cho tới nay nay người ta vẫn còn lên mặt đường phơi nệm nằm, mền mùng và nhiều vật vụn khác chưa khô, cả đến gạo nấu ăn trong nhà cũng bị ngâm nước lâu. Qua tàn cuộc mưa dông những người trong nhà bị hại nặng mừng như chết đi sống lại, có khi ngẩng ngơ như người mất hồn, gượng gạo moi tìm đồ bị mất trong đống bùn rác quến. Lo kiếm những vật lớn, đồ quan trọng, chừng đói đem gạo ra nấu ăn thì gạo đã bị nong nước quá lâu mà ngoài trời mấy hôm liền kém nắng, gạo mốc lên màu vàng, màu đen luốt đem trải phơi mỏng trên đường, chúng tôi đi ngang qua, gạo lên men bóc mùi chua chua muốn ói.
Chúng tôi vào một nhà ở gần con suối có cống thoát nước nói trên, qua bốn năm ngày mà gia đình chưa yên, còn dọn dẹp, phụ nữ trong nhà lo kiếm coi cái gì còn gì mất, lau quét những vết bẩn trên tường nhà, gợt những cọng rác treo dính lòng thòng, dọn trước sân nhà và hai bên hông giao cho đàn ông con trai vì công việc rất nặng. Đàn ông dọn mấy ngày liền, trước sân còn lớp bùn mỏng, cho như vậy là tạm ổn để lo giải quyết chiếc xe Hon Da bị ngập nước mà mấy hôm nay không nhắc tới. Người đàn ông kê một vài tấm váng mỏng cho có mặt bằng, dựng hai chân giữa của chiếc xe sặc nước đã mấy ngày, vặn mở những con ốc vít, ốc có táng trong bộ máy xe, tháo sạch nước trong máy ra, chùi rửa sơ sơ và lau khô… chú thấy chúng tôi đến liền đứng dậy hỏi chào và mời vào nhà, lên tới thềm cửa vào chúng tôi định cởi dép ra, mà nói thiệt, đi dép giờ như cái thói quen chứ đâu còn ý nghĩa sạch chân; dép của chúng tôi đã dính bùn lên tới bàn chân, nếu xách tay thì làm cho tay mình thêm bề bộn nên mang đi thí. Sân lẩy bẩy bùn, đến bực để dép cũng bùn, ngó trong nhà cũng đầy bùn nhảo, ông bà chủ nhà kêu chúng tôi cứ mang dép đi, nhà đây có chỗ nào sạch đâu mà sợ dơ.
Chúng tôi hỏi vây quanh về chuyện lũ cuốn và vấn đề thiệt hại. Ông chủ nhà nói: như trước mắt các chú, anh em, vườn ổi và tiêu của nhà tôi bị gảy đổ hoàn toàn, dừa và chuối thì nằm ngổn ngang... Bấy giờ đến lược bà chủ diễn tả cái sáng hôm rằm tháng 8 và trước khi kể lại bà biểu hiện thái độ rùn mình:
người đàn bà nầy cầm búa kinh củi đập văng cánh cửa để bà và cháu ngoại thoát chết vì nước

Hôm đó ông nhà tôi đi làm ăn xa không về ngủ nhà, mấy đứa con cũng vậy, chỉ còn tôi và thằng cháu ngoại hơn mười tuổi, trời dông gió tiếng như gầm thét xa xa đưa đến, tiếng nước suối chảy ầm ầm, chợt nghe phía sau kêu ầm lên một cái thì nước tung vào nhà và trong cơn hốt hoản tôi vẫn ghe tiếng kêu cứu của một bà già hơn tôi nhà gần bên. Thấy việc của nhà mình lại thêm nghe tiếng kêu cứu làm tôi rung bụng nhưng giờ đâu ai cứu ai được. Nhà tường, nước mang đất đá trên núi tuôn xuống dộng toát cánh cửa sau, bốn bên tường nước vào không ra được, nên nó cứ dâng lên dâng lên… cái cửa trước của nhà tôi bị nước làm híp không mở ra được để chạy thoát, tôi định kéo đứa cháu ngoại thoát ngay ra chỗ nước lùa vào nhưng ra không nổi với giọt nước đang đẩy mạnh. Nước trong nhà lên tới rún, tính ra cái chết kế một bên, bổng tôi thấy cây búa to kinh củi, thường thì đồ nặng nề nầy để ở dưới nền gạch, đất, nhưng không biết sao trong lúc tôi gặp nguy khốn thì thấy nó trên đầu tủ, tôi nhanh lại nhắc cây búa lên lại cửa trước, hướng mặt ra biển tôi lấy hết sức mạnh quết vài cái, cánh cửa tróc ra nước ninh trong nhà đẩy hai bà cháu tôi thoát chết…
Tôi rời Hòn Sơn về tới nhà vào lúc 9 giờ sáng ngày 8 tháng 10, mệt mỏi muốn nghỉ một giất cho khõe mà không được, lòng như bị đè nặng ân tình với bà con sống ở Hòn Sơn đang bị khổ đói, liền viết bài đưa lên trang mạn, giới thiệu với bà con mình, những ai đang yên vui hưởng nhiều phúc đức, có cuộc sống dư dả, không bị thiên tai. Hay được thông tin nầy xin gởi chút quà của ít lòng nhiều giúp đở cho những bà con kém may mắn ở Hòn Sơn chịu cảnh đất lở, nhà hư, ngập trong nước, khổ! Khổ!
Xưa cũng đứng trước cảnh bão lục năm Kỷ Mão nhân dân đói khổ Đức Thầy viết bài “KHUYÊN NGƯỜI GIÀU LÒNG PHƯỚC THIỆN” có những câu như sau:
“Cả kêu cùng khắp xóm làng,
Mấy ông điền chủ cứu nàn mới qua.
Làng gần chí những tỉnh xa,
Lúc xưa thì cũng ruột rà với nhau.
Ngày nay tốt phước sang giàu,
Xin thương kẻ khó giúp hào một khi.”
Xin gởi đến các mạnh thường quân thường hay tổ chức đi cứu trợ hãy ghé mắt về bà con nghèo ở xứ đảo nầy.

09/10/2017

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

NHỚ CHÙA TỪ QUANG

Nhân dịp tham dự lễ cúng tuần xa một nữ đồng đạo hỏi tôi:
Chú có đi đám giỗ ông Út Kiệt không?
Ông Út Kiệt chết sao?
Dạ.
Ngày mấy?
Vậy là chú không có đi, hôm nay thưa chú!
Chắc cô có dự đám?
Dạ phải.
Ôi ! vô tình hóa ra thất kính. Cô nhắc làm tôi sực nhớ. Lúc xưa năm 1972 tôi có đến tu ở chùa Từ Quang 3 tháng mùa hạ. Trong chu vi đất chùa phía mặt trời lặn có một hàng nhà nhỏ người ta gọi là cốc tu, từ đó dẫn hoành lại phía nam. Đầu ngoài có Ông Nguyễn Anh Kiệt đầu trong phía nam có Ông Võ Như Sanh, Kỉnh Trung và một số huynh đệ khác. Ông Nguyễn Anh Kiệt có những tên khác mà đồng đạo thường gọi: Như Quang hay ông Út Từ Quang. Từ Quang là tên chùa, bấy giờ ông Như Quang là chủ tự nên người hâm mộ gọi tên ông gắn liền với tên chùa. Tôi may mắn được có chỗ tu 3 tháng mùa hè gần 2 vị trưởng thượng Như Quang và Như Sanh. Nếu tôi nhớ không lầm, Ông Như Quang ở cốc bìa phía mặt Trời lặn, cách một cái nữa là đến tôi. Cốc nầy trước kia của huynh hai Vinh, Trần Sung Vinh, anh ruột của tu sĩ cao niên Trần Quang Quậng.

Trước 30/4/1975 Từ Quang Tự nhỏ gọn ở giữa đồng, cô đơn với thế sự nhưng rất là sung khách. Hai vị tiền bối đức độ tài ba có đủ tư cách hàng cao thủ võ lâm đối địch với quân ma phiền não để cho hàng hậu học đến học hạnh nương tu đánh thắng phiền não chính mình. Được biết ông Như Quang Nguyễn Anh Kiệt là Thầy giáo trong thời Pháp thuộc nên chữ tiếng Pháp khá thông. Nhớ có lần tôi cùng ông giáo Ba, cụ thân sinh của tu sĩ Trần Quang Quậng đến viếng, lúc đó trên bàn viết của nhà tu nầy có một tập sách mỏng: Tạp chí Từ Quang, số mới ra, trong tạp chí có đăng một bài thơ bằng chữ Pháp, chưa biết hay ho đến độ nào nhưng ông Như Quang coi bộ rất quan tâm thích ý. Biết ông giáo Ba là nhà giáo có học tiếng Pháp nên mời xem. Ông giáo Ba tiếp lấy quyển sách một cách miễn cưởng, vì biết trình độ của mình chưa đủ để đọc thơ chữ nước ngoài một cách nhanh gọn. Ông giáo Ba mò mẩm đọc, ngập ngừng, dầu vậy có chỗ cũng gật đầu khen hay. Ông giáo Ba đọc xong hoàn lại, chủ nhân của nó đọc mướt rượt và dịch giải lưu loát.
Ông Như Sanh có thông tiếng Pháp hay không thì tôi không biết nhưng biết chắc là ông ấy rất thạo chữ Tàu. Tôi tuy chưa có diễm phúc được nghe ông giảng dạy Hán Văn để chứng minh cụ thể tài trí về bộ môn nầy nhưng ông có đàn em, cháu, thân cận là Kỉnh Trung đã dịch quyển Thập Đại Đệ Tử của Đức Phật Thích Ca, thành công với ý nghĩa sắc sảo, là có sự đóng góp rất to tác của ông trong đấy. Ông là tác giả của nhiều quyển sách được giới học Phật, PGHH ái mộ, kể điển hình là quyển “CẶN BÃ KÝ ỨC”.
Như vậy, chùa Từ Quang đương thời trước năm 1975 ở xã Bình Mỹ, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc đã có hai cây cổ thụ tàng che bống mát, tân học và cựu học bảo sao khách thiền môn không đến chia sẻ niềm vui đạo. Chùa Từ Quang thuở ấy có đề ra những chương trình như: Hợp Bạn Liên Hoan, Đố Vui Để Học… dễ gây ấn tượng. Tiếc vì có ngày 30 tháng tư năm 1975 một ngày mà từ đó về sau bầu trời trở nên ảm đạm đối với các tôn giáo, nhứt là PGHH. Tôn giáo bị nhà nước ra lệnh giải tán và tịch thu hết các cơ sở của các ban trị sự giáo hội từ trung ương đến hạ tầng. Từ ấy tôi không còn tới lui chùa Từ Quang nơi mà tôi rất yêu quí và trân trọng. Lúc Ông Như Quang mãn kiếp hồng trần tôi thật không hay vì hình như, tôi nói là hình như thôi nhá: tôi còn ăn cơm tù, nay nghe nói đám giỗ ông, không biết là năm thứ mấy, lòng tôi bàng hoàn nhớ những chuyện xưa.
Hai vị tiền bối của Từ Quang Tự đã rời khỏi thế gian về miền Phật quốc; tôi chợt nghĩ cái cảnh tre tàn mà măng không mọc cho buội tre tồn tại như người đến sau tiếp nối sự nghiệp của người đi trước. Sau 30 tháng tư 1975 chùa Từ Quang cũng chịu chung số phận với các cơ sở của tôn giáo, giáo hội. Thuở ấy, thần thổ địa của làng xã nào có chút hiền từ không mạnh tay đàn áp tôn giáo, chiếm dụng tài sản; vô vi cho vài vị ở tu nhưng chỉ tu tâm, không cho sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng. Chính vì không được sinh hoạt giáo sự nên chương trình của chùa Từ Quang về Hợp Bạn Liên Hoan, hay Đố Vui Để Học … bị thất truyền. Một số đồng đạo không vững lòng tiến bước mất phương hướng bị vật dục cám dỗ, có vị tương chau tàu hủ bao năm văng sạch bách ra, có vị còn giữ tương chao tàu hủ để chứng minh phong độ của kẻ tu hành nhưng bên trong thì những xúc sự không chảy gở.
Cô bảo rằng có măng mọc lên trong buội tre già. Phải, măng có mọc lên trong buội tre già nhưng nhìn hình dáng của cây măng không khõe, nhợt màu, ảm đạm, một mai có lớn lên thành cây, nó không đủ sức làm cột kèo ở vị trí chính trụ nữa. Vì vậy, cho dù buội tre còn tiếp nối nhưng sức mạnh của cây tre đã bị xuống cấp, giống lai, khiến cho thế hệ người trồng tre cảm thấy đau buồn.
Trước 1975 cháu không biết, nhưng sau 1975 và nói đến thời điểm nầy thì vấn đề học Phật PGHH cũng rất là thạnh, mừng chứ chú?
Sao lại không mừng được! Dù đạo chưa hoàn toàn có tự do nhưng nhờ vào sức kiên nhẫn, vượt khó của phận tín đồ cũng mang lại kết quả khả quan, làm qui mô chương trình học Phật lẻ nhỏ vào tận xóm làng, để người tín đồ theo đạo không chỉ biết có cúng lạy, làm lành, mà còn phải học hiểu sâu thêm giáo lý của tôn giáo mình đang tín ngưỡng. Một giáo lý mang tính giải thoát, thoát tục, phải được cập nhựt và hiện hửu khả năng giác ngộ chứ không phải là lời nói, chữ đọc, qua rồi thôi. Sự hiện hửu của giáo lý là làm trải nghiệm vào cuộc sống để cuộc sống có hương vị giải thoát, thoát tục trước khi có giải thoát, thoát tục bằng siêu sinh lên cõi Niết Bàn. Một tín đồ có lòng từ bi, phát sinh việc làm từ thiện sẽ đặt đúng vị trí: Từ thiện của tôn giáo đạo Phật chứ không phải từ thiện của một tổ chức từ thiện đơn thuần. Do đó, người tín đồ khi làm từ thiện cần được kiểm chứng qua giới luật của tôn giáo, có trách nhiệm, bổn phận, truyền đạt sinh hoạt tôn giáo trên việc làm từ thiện. Bản năng học Phật không phải gọn ghẽ vào việc học thông kinh pháp, chất chứa trong lòng tự cao tự đại mà phải đặc biệt chú ý đến tác dụng của học Phật là gì. Xin hãy nghe đây lời giải thích của Đức Thầy về sự học Phật ở PGHH như sau:
“ Vậy quy y đầu Phật là nương nhờ cửa Phật và làm y theo lời Phật dạy. Phật từ thiện cách nào ta phải từ thiện cách nấy, Phật tu cách nào đắc Đạo rồi dạy ta, ta cũng làm theo cách nấy. Thầy cảnh tỉnh giác ngộ điều gì chánh đáng thì khá vâng lời. Cần nhứt là ở chỗ giữ giới luật hằng ngày. Còn sự lễ bái là điều phụ thuộc, là món trợ đạo để nhắc nhở các trò nhớ phận sự mà làm…”
Theo đạo không phải dựa vào đó để hưởng sự ban bố của các đấng thiêng liêng mà theo đạo để làm đạo, bằng vào những việc từ thiện Phật làm, bằng vào cách tu đắc đạo của Phật tu và trong thời gian tu hành, giới luật là điều quan trọng bậc nhứt đối với hành giả đặt trọng tâm chấm dứt luân hồi trong một kiếp nầy. Hai ông Như Sanh, Như Quang của chùa Từ Quang xưa đã đề ra chương trình học Phật, hành thiện có khá nhiều triển vọng giúp đồng đạo hành giả đi sâu vào thế giới nội tâm, thắp sáng hiện tiền trách nhiệm của người tín đồ đối với tôn giáo, thắp sáng bổn phận phổ độ chúng sanh.

08/10/2017