(II) “ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
VÀ VUA QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ” (Phần tiếp theo)
3. PHẬT THẦY HỌ HOÀNG HAY
HO LÊ VÀ QUYỂN GIẢNG TÒNG SƠN
Cư sĩ Sripolieu viết:
“căn cứ vào mộ bia ở núi Sam Phật Thầy tên Đoàn Minh Huyên. Nhưng nếu ta đọc
trên bàn thờ tổ đường ở Mộ Bà Cái Nai, nơi mẹ Phật Thầy ta lại thấy thờ hai họ
Hoàng (Huỳnh) và họ Lê, mà không thấy có họ Đoàn là họ cha của Phật Thầy và
chẳng biết mộ cha Ngài ở đâu: đáng lẽ Ngài phải mang họ Hoàng hay họ Lê mới
đúng.
Đạo Phật Thầy là đạo
đặt nặng tứ trọng ân, trong đó có ân cha mẹ đứng đầu. Vậy tại sao không thấy
Ngài thờ họ Đoàn là họ của cha Ngài: trong khi phong tục thờ cúng ông bà của
dân tộc ta là chế độ phụ hệ, lấy họ cha là hệ tộc. Chính vì thế mà có Sấm giảng
nói Phật Thầy là Lê Hướng Thiện. Lấy họ mẹ” (trang 45, 46 sách tập 1)
Theo nhận xét cư sĩ
Sripolieu, căn cứ vào bàn thờ tổ đường ở Mộ Bà Cái Nai và quyển giảng Tòng Sơn
để xác định cho họ của Đức Phật Thầy Tây An như trên, là một điều hết sức sai
lầm. Bởi:
a. Bàn thờ nơi ngôi Mộ
Bà Cái Nai có ghi họ Lê và họ Hoàng không phải bàn thờ thân Mẫu của Đức Phật
Thầy từ xưa lưu lại. Bàn thờ đó chính là bàn thờ ông quan phủ Bỉnh (người sinh
quán tại Cái Tàu Thượng) một con người đương thời theo chánh quyền Pháp cai trị
nước ta. Vấn đề này, chúng tôi sẽ nói vào một chương mục sau.
b. Vấn đề Sấm giảng nói
Phật Thầy Tây An tên Lê Hướng Thiện: Trong các tài liệu xưa nay thuộc hệ phái
Bửu Sơn Kỳ Hương, chúng ta chưa thấy tài liệu nào nói Phật Thầy là họ Lê; chỉ
có quyển giảng “Tòng Sơn” đề cập thôi.
Đại cương quyển giảng
Tòng Sơn nói:
Thân phụ của Đức Phật
Thầy là thầy cai, tên Sử, họ Lê. Đức Phật Thầy tên Lê Hướng Thiện (trong đây
không thấy nói rõ tên họ thân mẫu của Đức Phật Thầy). Một hôm Phật Thầy cùng mẹ
đi góp lúa ruộng, bà thương dân nghèo, bớt cho tá điền năm dạ lúa để làm giống.
Khi về nhà số lúa thu bị thiếu, ông Cai Sử đánh và đuổi mẹ con Phật Thầy ra
khỏi nhà. Từ đây Ngài cùng mẹ với chiếc xuồng bần đi bán trầu cau nuôi sống.
Sau thời gian mẹ mất, Phật Thầy tu thành Phật trị bệnh cho bá tánh rất tài. Tiếng
vang đến tai một vị quan người Pháp, mời Phật Thầy về nhà chữa trị bệnh cho một
bà Đầm. Phật Thầy nói bệnh nhân kia tới số, nên Ngài không chịu cứu chữa. Ông
Tây nổi giận, bắt Phật Thầy bỏ vào củi sắt, quăng xuống sông…
Quyển giảng “Tòng Sơn”
thời gian năm 1940 về trước, chúng ta thường nghe người dân các tỉnh Miền Tây
nước ta còn đọc. Nhưng sau nầy những nhà tai mắt trong đạo xét thấy không hợp
lý về thời gian, nên gạt bỏ nó ra khỏi hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương Lâu rồi !
Theo sử liệu Phật giáo
chứng minh: những vị Bồ Tát, những bậc vĩ nhân thì cha mẹ phải là bậc nhân từ
phước đức, mới sinh được quí tử (1). Ông Cai Sử như giảng Tòng Sơn nói, thì ông
là con người đầy lòng ích kỷ, hung bạo, sống trên mồ hôi nước mắt của dân
nghèo, làm gì sinh được một vị cứu tinh nhân loại trong buổi hạ ngươn này?
Vã lại, Đức Phật Thầy
tịch ngày 12 tháng 8 âl năm 1856. còn Pháp hoàn toàn chiếm ba tỉnh miền Tây (2)
của ta vào 24 tháng 6 năm 1867. Tính ra, Đức Phật Thầy tịch trước người Pháp
làm chủ tình hình ba tỉnh miền Tây (Nam bộ) là 11 năm, lúc đó đâu có chánh
quyền Pháp, thầy cai tên Sử? Đâu có bà Đầm đau, và ông Tây bắt Phật Thầy quăng
xuống sông ?
Như vậy, quyển giảng Tòng Sơn là
một giả thuyết hoang đường, không hợp vơi chân lý và thời gian. Chúng ta không
lấy đó xác định cho tên họ của Đức Phật Thầy như thiểu số người và cư sĩ
Sripolieu đã lầm đường.
(1) Trường hợp ông Cổ
Tẩu ( cha của vua thuấn) có thể là ngoại lệ, còn nhiều nghi vấn, nên không
xác định được vấn đề.
(2) Ngày 20-06-1867,
Pháp chiếm Vĩnh Long.
Ngày 22-06-1867, Pháp chiếm Châu Đốc.
Ngày 24-06-1867, Pháp chiếm Hà Tiên.
|
4. CƯ SĨ SRIPOLIEU NHẬN
LẦM ĐẠO CỦA PHẬT THẦY LÀ ĐẠO TIÊN:
Cư sĩ
Sripolieu viết:
“Riêng chiếm non Bồng một cảnh tiên,
Tu trì pháp đạo khác
màu thiền;
Nước kinh rửa sạch lòng
phàm tục,
Bùa Phật
dành dưng kẻ thiện duyên
Đạo Phật Thầy là đạo
Tiên chớ không phải Thiền Tông, vì đạo Tiên còn phải xuống trần cứu dân, cứu
nước khi lâm nguy. Như chuyện khương Tử Nha tu tiên trong cung Ngọc Hư vâng
lệnh thầy là Ngươn Thỉ Thiên Tôn mà xuống giúp nhà châu dựng nghiệp 800 năm.
Cho nên Phật Thầy tự xưng là Tây An cư sĩ” (trang 40 sách tập 1)
Cư sĩ
Sripolieu nhận sai ý nghĩa hai câu thơ trong bài “Thập Thủ Liên Hoàn”của Đức
Phật Thầy như đã chép ở trên, nên cư sĩ cho đạo của Đức Phật Thầy là đạo Tiên
khác với đạo Thiền Tông Phật giáo.
ý nghĩa
bốn câu thơ của Đức Phật Thầy chúng tôi xin nhận xét:
- Cảnh
Tiên hay non Bồng: ở đây chỉ cho cảnh núi non yên tĩnh, mà xưa kia người chán
đời thường về ẩn dật để tu hành. Chớ không phải người nào tu ở núi cũng theo
đạo Tiên hết.
Đức
Thích Ca ở núi Hy-Mã-Lạp-Sơn, Trí Khải Đại Sư lập đạo ở núi Thiên Thai và Hy
Vân Thiền Sư tu ở núi Hoàng Bá… đều là những người tu Phật.
- Khác
màu thiền: Đây ý nói tông chỉ đạo của Đức Phật Thầy dạy tín đồ: ăn ngay, ở
thẳng, làm lành lánh dữ, tự làm tự sống, không thọ củ đàn na tín thí, và lo đền
đáp tứ trọng ân, về nghi thức thờ phượng Ngài dạy thờ một tấm trần Điều. Ngoài
bông hoa, nước lã và nhang đèn trên bàn thờ Phật, không có bài vẽ món chi thêm
nữa. Đây khác hẳn với những chùa chiền: đúc Phật lớn, chùa cao, âm thinh
sắc tướng, tạo lầu kho xá mã và chuyên
việc tụng kinh mướn.
Về ý
nghĩa nầy ông Ba Thới, một cao đồ trong hệ
phái Bửu Sơn Kỳ Hương nói rõ:
“Thương là thương đạo
có căn,
Ghét là thiệt ghét sãi tăng chùa chiền”
(Tiền
Giang)
Và:
“Tu thiền nghĩ thiệt
nhiều công,
Tu mong làm mướn tu
không Phật Trời.”
(Thừa Nhàn)
b. Theo
cư sĩ Sripolieu nhận xét, chỉ có đạo Tiên như Khương Thượng mới giúp nước lúc
lâm nguy. Còn đạo Phật cơ hồ như tiêu cực trong tĩnh mịch vô vi.
Nhận
xét nầy không đúng với chủ trương đạo Phật. Đạo Phật xưa nay lây tứ ân làm
trọng. Trong đó có ân quốc vương (nay đổi lại là ân đất nước). Người tín đồ nhà
Phật ngoài công việc giải thoát khỏi bể trầm luân, còn có trách nhiệm của một
công dân đối với Tổ quốc mình khi bị xâm lăng giày xéo. Thế nên, các Đại sư
nước ta xưa kia vẫn phải bế cửa thiền môn để bảo vệ nước nhà trong hồi quốc gia
khuynh đảo.
Đồng
một tư tưởng nầy, nhà ái quốc đáng kính Phan Chu Trinh đã nói trong một bài
diễn thuyết năm 1907: “Tôn giáo luyện cho ta đức hy sinh, xem nhẹ tánh mạng,
phá sản vì đạo; không có tin thần tôn giáo, chúng ta không biết được cương
thường, xả thân vì nghĩa, chỉ bo bo giữ lấy cái lợi của riêng mình. Này bà con
thử nghĩ: đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng như vậy? Quân Nguyên thắng cả Á và
Âu, nuốt trọn Trung Hoa mà đến nước ta thì bại tẩu? Nào bị cướp sáo ở Chương
Dương Độ, nào bị bắt trói ở Hàm Tử Quan, rồi ôm hận ở trận Vạn Kiếp, chịu nhục ở trận Bạch Đằng?”
5. XIN XÁC NHẬN ĐẠO CỦA PHẬT THẦY LÀ ĐẠO PHẬT:
a. Danh
hiệu: Danh hiệu Ngài là Phật Thầy, thì đạo của Ngài là đạo Phật, chớ không nói
là đạo Tiên, hay đạo thánh gì được? Cũng như quốc tịch ông A chữ Việt đứng đầu,
thì ông A vẫn là người Việt Nam, không thể nói ông A là người Triều Tiên, hay
Thái Lan gì đặng!
b. căn
cứ trong bài “Giác Mê” của Đức Phật Thầy trong ấy có câu:
“Khác thì uống nước
Tào-Khê,
Đói ăn ma-phạn tối về canh tân.”
Tào Khê
(địa danh) nơi Đức Lục Tổ Huệ Nặng hoằng pháp Thiền Tông. Nên nói đến Tào-Khê
tức ám chỉ cho đạo của Đức Phật Thầy là truyền thống dòng Thiền Tông Phật giáo
rồi đó.
c. Về
kinh sách đạo Tiên, chúng ta chưa thấy kinh nào đề cập đến danh từ “Cư sĩ”. Cho
đến quyển “Thanh Tịnh Kinh” là một quyển kinh căn bản của Đức Thái Thượng Lão
Quân thuyết, vẫn chưa thấy chỗ nào có danh từ cư sĩ bao giờ. Ngược lại tổ chức
đạo Phật, luôn kết nạp hai hạng người: xuất gia (tu sĩ) và tại gia (cư sĩ), mà
Đức Phật Thầy lấy danh hiệu Ngài là “Tây An cư sĩ”, tức tự nhận Ngài thuộc về
hạng tại gia cư sĩ theo hệ thống Phật Giáo vậy.
d. Căn
cứ theo Sấm Truyền.
Trong
Sấm Truyền “Đức Phật Thầy Tây An”, Đức Phật Thầy xác nhận đạo của Ngài là Đạo
Phật Thích Ca, như câu:
“Nhiệm mầu vui đạo
Thích Ca,
Thiền môn hứng chí Di
Đà lòng chuyên.”
(trang
68)
Tuy
nhiên, ở đây chúng tôi xin mở ngoặc để nói về hai bộ truyện “Tây Du” và “Phong
Thần”, tức là hai bộ sách triết lý đạo Phật và đạo Tiên. Truyện Tây Du do Ngài
Khưu Trường Xuân (tu Tiên) viết, truyện Phong Thần do Ngài Bạch Vân thiền thiền
Sư (tu Phật) viết.
Hai
Ngài mượn cốt truyện tu sĩ Trần Huyền Trang đi Ấn Độ thỉnh kinh, và Khương Tử
Nha chỉ huy quân đội cách mạng đánh bại chế độ khắc nghiệt (Trụ Vương), giải
phóng dân tộc Trung Hoa, để nói lên triết lý đạo Phật và đạo Tiên v.v…
Ngài
Khu Trường Xuân viết bộ truyện Tây Du tỏ cho Bạch Vân Thiền Sư và tăng chúng
biết rằng dù Ngài tu Tiên nhưng vẫn am hiểu triết lý cao siêu mầu nhiệm của đạo
Phật. Chớ sự thật trên thực tế không có Tề Thiên Đại Thánh náo loạn Thiên Cung,
Sa Tăng lấy sọ người làm xâu chuỗi mang cồng kềnh trên cổ, và Bất Giới ham ăn,
mê ngủ, Thích gái. V.v…
Và Ngài
Bạch Vân Thiền sư viết bộ Phong Thần để chứng tỏ cho Khu Trường Xuân và giới
người tu Tiên biết rằng, Ngài tu Phật, nhưng vẫn am hiểu lý ngũ hành sanh khắc
bát quái biến di của đạo Tiên.v.v… chớ không có Dương Tiển với “Thất thập nhị
huyền công”, bắt yêu trừ quái bảo vệ Võ Vương. Và cũng không có Long Tu Hổ một
chân nhảy nhót tới đâu liệng đá cục ầm ầm như mưa bấc, làm cho tướng binh nhà
trụ dập xương, lỗ đầu. Và cũng không có trận dữ của Tiên Triệt Giáo trang bị
bốn gương linh(1) bốn cửa, chém đầu binh tướng và chư Thần, Tiên như chém
chuối…
Vả lại
truyện Phong Thần ngoài triết lý đạo Tiên và trách nhiệm một vị tướng tài năng
Khương Thượng đối với quốc gia Trung Hoa. Nó còn có ý nghĩa khôi hài: nói
chuyện trên trời, dưới đất, nói cho hả giận, và nói cho bỏ ghét, như: Dương
Nhậm có đôi mắt thần dòm thấu dưới đất, rượt Trương Khuê thất kinh chạy sảng
sốt cũng không khỏi, bị một chày nát sọ. Na tra rùng mình một cái biến ra ba
đầu sáu tay, gặp binh tướng Trụ Vương xông tới đâm, đánh túi bụi, làm cho tướng
giặc đứa lủng hông, đứa lẻo cổ. Và bọn Hồ Ly (phe Đắc Kỷ) hóa ra Tiên ông, Tiên
cô ăn tiệc say xỉn rồi để ló đuôi chồn.v.v…
Dựa vào
những điểm cốt yếu nói trên, chúng ta thấy luận thuyết của cư sĩ Sripolieu cho
rằng: đạo của Đức Phật Thầy Tây An là đạo Tiên, là một điều tham khảo rất hời
hợt, và một luận thuyết sai lạc với triết lý đạo Tiên và đạo Phật. Chúng ta
đoán quyết và minh định rằng: đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Đức Phật Thầy Tây An là
đạo Phật, đủ những chứng cứ và đúng với chân lý Phật gia không thể giải thích
khác hơn!
Chú Thích:
(1) Bốn gươm linh đó là: “ chẳng
phải vàng đồng với sắt gan, nguyên xưa ở dưới núi lịnh San, há không nước lửa
rèn trui bén, sẵn có âm dương chế luyện toàn, Hãm Triệt hai cây bay sát khí,
Lục Trụ một cập chiếu hào quang, Thần Tiên muôn kiếp tuy linh hiển, gặp bốn
gươm nầy cũng đứt ngang”
Về triết lý, bốn gươm ấy chỉ cho
Tửu, Sắc, Tài, Khí. Các đạo sĩ xưa nay tu Tiên, hay tu Phật, cũng bỏ mạng vì nó
rất nhiều.
Tác
giả: Bình Nguyên
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét