Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

BÀN VỀ MỘT BÀI VIẾT
Kính gởi chư đồng đạo! Tôi vừa đọc một bài viết nhan đề “về nguồn gốc lịch sử của đạo Phật Giáo Hòa Hảo” có nội dung phản bác sự thật về Đức Thầy và PGHH. Tác giả là người Pháp, nguyên bản Pháp văn do Nguyễn thế Đại dịch. Tôi chưa biết chắc đã có một bản Pháp văn viết như vậy hay do cái “bệnh dị ứng” của một số người đã từng phá hại PGHH làm ra. Nên bài viết nầy coi như tôi đem bàn với quý vị để chúng ta cùng một chí hướng bảo tồn di sản PGHH trước những lừa bịp của bất cứ ai muốn phá hại PGHH. Khi công việc bảo tồn của chúng ta được thể hiện tốt, cho dù họ có bao nhiêu mánh lừa bịp, gian ngoa, cũng sẽ bị phản tác dụng với chúng ta thôi.
∞∞∞∞∞∞÷∞∞∞∞∞∞
Hết cái thế giới quyền lực muốn xô đổ Phật Giáo Hòa Hảo từ sự ra đời của những tác phẩm “ Dòng Sông Thơ Ấu, Sư Thúc Hòa Hảo, Tây Nam Bộ ba mươi năm kháng chiến…” cho đến một số Sư Thầy, Thích Trí Huệ với “Vạn Linh Tịnh Độ”, Thích Thiện Huệ với chứng chỉ tốt nghiệp cử nhân Phật Học chỉ vì luận đề đẩy PGHH ra khỏi ảnh hưởng quần chúng mà được chấm đậu. Rồi thêm Thích phước Tiến gần đây đã được đồng đạo Châu Lang phân tích cái “nộ khí” của ông ta khi nói về đạo PGHH. Tất cả như muốn xô đổ tín ngưỡng tôn giáo PGHH ra khỏi sức ảnh hưởng nồng nhiệt của muôn dân khát khau sự thật một tôn giáo phát sinh giữa lòng lịch sử dân tộc. Qua kinh nghiệm, đạo đi từ trong lòng dân tộc không thể tấn công được và điều nầy đã chứng minh: thế giới quyền lực nói trên đã nhận thất bại trong sự áp dụng sức mạnh bằng ra lệnh thu hồi các các quyển sách lồng ghép hoang đường.
Mới đây, tôi được anh em gửi email một bài viết. Tác giả không hẳng nhiên trong thế giới quyền lực hay có thể đã tách rời thế giới quyền lực thất bại, cũng không phải theo vòng tròn định mệnh của các Sư Thầy nói trên, Ông ta hiện thân với tư cách một học giả có cái tên Pháp Pascal Bourdeaux “tiến sĩ đang công tác tại viện nghiên cứu văn hóa, đại học Bordeaux”. Ông ta cũng đi theo những chiếc xe đổ giẫm chân lên miền tín ngưỡng PGHH để cố làm lung lay đức tin tôn giáo đối với tín đồ trong đạo.
Đặt lại tựa bài viết do Đặng thế Dại dịch:
“Về nguồn gốc lịch sử của đạo Phật Giáo Hòa Hảo”
Vậy sao? Đạo PGHH cho đến bây giờ một người ngoại quốc, ngoại diện mới đem bàn nguồn gốc lịch sử, hóa cho nên từ trước đến giờ người tín đồ tu theo đạo PGHH là chưa biết nguồn gốc lịch sử sao? Hỏi cho ra lẽ thôi chứ tôi biết tác giả không có bụng nghĩ như vậy chỉ vì Ông ta tài khôn đem dòng sử mang tính chính trị của mình viết, bảo vệ lập trường xâm lược của giặc Pháp định thay thế dòng sử chính truyền từ trước đến giờ, cố tình tháo gở cái tội mà hồi xâm chiếm Việt Nam đã hành hạ Đức Thầy và PGHH. Nhưng dẩu sao thì Ông cũng không đủ tư cách để viết về nguồn gốc lịch sử bởi hai lẽ:
Thứ nhứt, cho đến giờ nầy Ông mới viết thì quá muộn màng và cái gọi là “Nguồn gốc lịch Sử” của Ông nói sẽ không có chỗ đứng trong văn học sử PGHH bởi nó quá sai sự thật, sai đến độ bị bỏ chứ không sửa được.
Thứ nhì, Ông là người Pháp, cái khúc quanh lịch sử Việt Nam hết một thời bị cha chú hay chính Ông giẫm chân dày xéo như Ông đã để lộ sự sơ hở quá nhiều về việc chánh quyền thống trị coi những người PGHH như thành phần chống đối. “Kể từ ngày đó, chính quyền thuộc địa tung ra một loạt các cuộc điều tra chuẩn bị để định đoạt về số phận của người thanh niên cuồng tưởng ấy (nói Đức Thầy). Chưa đầy hai tháng sau đó, Huỳnh Phú Sổ được yêu cầu tách khỏi những người sùng bái mình để chuyển đến sống ở một tỉnh khác.” Lòng dạ như vậy mà viết nguồn gốc lịch sử PGHH thì chỉ để viện nghiên cứu của Ông coi chơi và Ông đỡ tức tối khi biết một thời cha chú mình quá tàn ác với nhân dân Việt Nam và PGHH.
Hơn thế nữa, tôi gọi Ông ta là người ngoại diện là bởi Ông ta không phải tín đồ PGHH, trong khi đó ở PGHH, các Ông: Nguyễn văn Hầu là giáo sư chuyên dạy Việt sử, học giả Phan Bá Cầm, học giả Nguyễn Long Thành Nam, học giả Lê Hòa Nhựt…các vị đều là tín đồ dưới gối Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ mà cùng thời, thấy tận mắt, nghe tận tai. Có thể Ông cho tôi nói như vậy là bảo thủ, sống lạc hậu nhưng điều đó lịch sử đã chứng minh; như đạo Phật, người biết nhiều về sự diễn biến trình tự của đạo Phật không ai xa lạ hơn các đệ tử thân cận của Đức Phật: các Ông Ma Ha Ca Diếp, A Nan… người biết nhiều về đạo Thánh của Khổng Tử thì có những vi kế cận như Thầy Mạnh Tử, Tử Lộ. Bởi  nhờ gần gủi mới hiểu được những sự thật vây quanh cuộc đời đầy hào quang của các vị siêu nhân. Ta công nhận có nhiều người cách xa Phật, Thánh về thời gian và không gian đã viết lên lịch sử của thời xa xưa với khoa văn chương âu yếm cho dòng chảy lịch sử sáng ngời thêm. Đàng nầy thì tác giả không làm thế, tạo một nguồn lịch sử ngang hong và làm tốt số cho quân thống trị đẩy PGHH vào sự bế tắt  về mặt an ninh.
Tôi xin trích trưng ra từ những chữ đầu bài cho rõ ràng vấn đề nói có sách, mách có chứng, không như Ông Pascal Bourdeaux viết phê bình về Đức Thầy, PGHH mà suốt cái tập Ông cho là nguồn gốc lịch sử của PGHH mà không đưa ra câu chứng minh nào của giáo lý PGHH. Không chứng minh để Ông tự động gán ghép Đức Thầy và PGHH thế nầy thế khác. Bài viết của tác giả ta xem giống bạn đồng hành với những tên chánh quyền thuộc địa đã thua cuộc? Trên lập trường, tôn giáo không mang tính chính trị thì nguồn gốc lịch sử là sự thật Ông lại không tin. Ảnh hưởng tôn giáo phát xuất từ nguồn gốc chân thật, chính đáng hiện nay có trên dưới mười triệu tín đồ, liệu Ông phá bỏ lịch sử chính truyền đem nguồn gốc lịch sử của Ông đưa ra làm đảo ngược đầu óc họ được không???
Trích:” Từ lâu nay người ta đã biết và nhất trí với nhau rằng Huỳnh Phú Sổ thành lập Phật giáo Hòa Hảo vào ngày 18-5 năm Kỷ Mão (1939) ở quê hương ông”. Ngưng trích.
Thật bé cho cái nhìn của Ông. Xưa trong thời Đức Thích Ca Mâu Ni, nước Ấn Độ chưa có chữ để viết, cho nên Đức Phật thuyết Pháp chứ không có viết kinh. Kinh Phật là do các đệ tử của Phật họp lại trùng tuyên lời Phật thuyết để nhớ và sau nầy khi Ấn Độ có chữ viết các đệ tử ấy phải một phen cho vào quyển tập đặt tựa là kinh. Nếu ở vào trường hợp của Đức Phật, dạy đạo chỉ bằng thuyết Pháp chứ không có viết chữ, lịch sử có thể bị sai lệch ví dụ như, về ngày Phật Đản hay nhập Niết Bàn. Bằng chứng cho thấy Phật Giáo từ Ấn Độ sau Phật nhập Niết Bàn sanh ra hai hướng truyền thừa có tên là Nam Tông , Bắc Tông, những quốc gia theo Bắc Tông như Trung Quốc, Đại Hàn, Nhựt Bản, Việt Nam, cúng lễ Phật Đản hằng năm vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch, những quốc gia theo Nam Tông thì cúng lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn tức rằm tháng tư. Ông Pascal Bourdeaux có thể nên đem bài viết của Ông áp dụng vào trường hợp kể trên, nhưng với PGHH thì hoàn toàn không thể vì PGHH, giáo lý chính do Đức Thầy viết và bài “Thay Lời Tựa” (sứ mạng của Đức Thầy) Ngài viết trong đó có câu “Ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão vì thời cơ đã đến, lý thiên đình hoạc định cuộc nguy cơ thãm họa sắp tràn lan… Nên ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão ta hóa hiện ra đời để cứu độ chúng sanh”. Và câu:
“Tháng năm mười tám rõ ràng,
Đầu xóm cuối làng ai cũng cười reo”.
Với những câu, bài giáo lý nằm lòng ấy, bao nhiêu triệu tín đồ là có bấy nhiêu triệu người biết, Ông dùng những lời gượng gạo “từ lâu nay người ta đã biết” là nói chuyện bằng thừa, thừa như vậy còn chưa chịu thôi đi cho yên, Ông cố nói “và nhất trí với nhau rằng Huỳnh Phú Sổ thành lập Phật Giáo Hòa Hảo vào ngày 18 tháng năm kỷ mão 1939”. Đức Thầy ghi chữ trên giấy rõ ràng, mười tám tháng năm là ngày đặt sử, đâu phải đề tài tranh luận mà Ông dùng cụm từ “nhứt trí với nhau”. Đợi nhân dân nhứt trí thì ngày mười tám tháng năm mới được công nhận sao? Đâu thử thời Ông đừng nhứt trí và kêu gọi thân hữu của Ông đừng nhứt trí coi cái ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão Đức Thầy khai sáng PGHH có bị dời đổi không? Ông viết sai sự thật mà dám đề là “nguồn gốc lịch sử Phật Giáo Hòa Hảo” tức là Ông không nhứt trí với những vì về lịch sử PGHH đã có trước Ông, cho đến nay mấy người tin vào quyển sử của Ông viết? Bậc cổ Phật lâm phàm chọn ngày lịch sử phải đợi nhân dân bá tánh nhứt trí thì mới được sao?
Chỉ mới vô đầu thì Ông đã sai như vậy bởi đó tôi mới nói, Ông ta không đủ tư cách viết về nguồn gốc lịch sử PGHH.
Trích: “Thêm vào đó, lo lắng cho sự vững vàng lâu dài của chế độ, chính quyền đã coi những người truyền giảng các đạo này như những nhà sư phản nghịch hay các gian đạo sĩ. Chính quyền đã ngờ rằng những người có uy tín nhất trong số đó đang sống ẩn dật trong các vùng núi cao hiu quạnh vùng Thất Sơn là nguồn gốc của các bất ổn trong dân chúng hay các cuộc nổi loạn. Quan niệm này ít nhất đã góp phần coi các tín ngưỡng bình dân địa phương, trước hết là Bửu Sơn Kì Hương (hương thơm trên núi quý), là nhân tố xấu.” ngưng trích.
Ông quá lo lắng cho sự sinh tồn của chánh quyền thuộc địa không kìm hãm được các đạo trong vùng nhất là đạo PGHH mà nói vậy chứ dân chúng không mấy người tin Ông cái gọi là “ những nhà truyền giảng các đạo nầy như những nhà sư phản nghịch hay các gian đạo sĩ”. Phải chăng Ông muốn cho quân xâm lược Pháp tồn tại mãi trên đất nước Việt Nam của chúng tôi mà sợ là quân họ không đủ sức mạnh làm việc đó nên có sự thương tiếc cho họ không thắc chặc an ninh đối với các tôn giáo và các nhà truyền giảng giáo lý? Nếu nói thời kỳ BSKH lên núi khai hoang lập ấp lúc ấy giặc Pháp chưa vào Việt Nam, dân cư theo đó mà đời sống yên ổn thái bình. Còn nói đến thời kỳ Đức Thầy ra đời mở đạo, dạy dân chúng ai cũng tôn sùng, chuyện chánh quyền thuộc địa quá sợ sự ảnh hưởng của Ngài trong quần chúng gây bất lợi cho họ về âm mưu cai trị, lưu giữ Ngài từ nơi nầy đến nơi khác là chuyện có thật, chính Đức Thầy lên tiếng báo động cho đồng bào và tín đồ:
Năm năm trường xa cách, cái chánh sách áp bức tôn giáo gắt gao của người Pháp làm cho tôi không được gần gũi các người hầu giải bày tường tận tôn chỉ hành đạo của tôi.
Ấy không phải vì tôi cố ý muốn xa lánh các người, song chẳng qua vì sự bắt buộc của kẻ cường quyền nên tôi và các người không được trực tiếp cùng nhau…”
Lời giải bài của Đức Thầy đã làm rung động trái tim của người người yêu nước, kính đạo, dầu ngay trong thời điểm khó khăn trước cảnh Thầy tớ chia xa, người tín đồ các nơi vẫn coi trung tâm học Phật của PGHH là vùng Thánh Địa nên đã lần lược di cư đến. Lịch sử cũng đã chứng minh vùng Thánh Địa Hòa Hảo là nơi tứ chiến quần cư. Tín đồ của hai đạo BSKH và PGHH chỉ là một trong hai cái tiền thân và hậu thân, thế Ông bảo “ quan niệm nầy ( tức quan niệm của chánh quyền thuộc địa) ít nhất đã góp phần coi các tín ngưỡng bình dân địa phương, trước hết là BSKH là nhân tố xấu”.
BSKH, Đức Phật Thầy Tây An được sự chứng nhận của triều đình Tự Đức, thụy hiệu trên mộ bia đề là Đoàn Phật Sư, Phật Thầy Tây An được tự do truyền bá mở mang việc phước đức, ích nước lợi dân, hay ho đáng kính như vậy mà Ông chỉ dựa vào quyển tài liệu viết bằng tiếng Pháp của quý tiền bối Ông lên án BSKH “ là một nhân tố xấu”.
Bàn về lịch sử một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn lao của quần chúng Nam Bộ mà Ông quá nghiêng về phía chánh quyền, lại là chánh quyền thuộc địa hại dân nước Việt Nam, đàn áp tôn giáo để có những lời lẽ không đáng như Ông đã nêu:
Chính quyền đã ngờ rằng những người có uy tín nhất trong số đó đang sống ẩn dật trong các vùng núi cao hiu quạnh vùng Thất Sơn là nguồn gốc của các bất ổn trong dân chúng”.
Tín đồ ai cũng biết vùng Thánh Địa Hòa Hảo rất liên quan mắc xích với miền Thất Sơn bởi vì Đức Thầy đã thổ lộ cho bổn đạo của Ngài biết qua những câu sau đây:
“Lâm san rày đã rời ra
Dạo trong lê thứ vậy mà xét soi”
“Thất sơn lộ vẻ đài lầu,
Chừng ni mới thấy nhiệm mầu của ta”.
Dựa vào cơ sở đó Ông ám chỉ Đức Thầy với từ ngữ “ngờ rằng” những người có uy tín nhất…đang sống ẩn dật…gây bất ổn trong dân chúng” là Ông để lộ quá nhiều về thân phận, bản chất của tên thuộc địa tội ác với quốc gia dân tộc Việt Nam, PGHH.
“Còn tiếp”

01/01/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét