NGHI VẤN 3
BUỔI HỌC 7
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
SÁT SANH TRONG LÀM RUỘNG
Hỏi: Tôi dùng trường chay tránh
sát trong khi tu niệm nhưng vẫn còn làm ruộng rẩy để sống; gặp sâu
mò hại lúa nếu không diệt chúng thì lấy gì mà ăn bằng diệt nó là
có tội không?
Đáp: Sát hại sanh mạng dứt khoát
là có tội không cần diện cớ nhưng giải quyết cho sự sống còn ở vào
trường hợp tự vệ mà cân tính nặng nhẹ để chịu quả báo trong điều
kiện sát sanh, theo tôi, chia làm ba hạng:
1/ Sát sanh bởi ác cảm. Bực bội
chuyện sâu mò căn phá hoa màu thường ôm trong lòng sự sát hại; ở
ngoài ruộng rẩy nghĩ ngợi về chúng cho đã đời, về nhà là giờ phút
thảnh thơi của sau một ngày làm lụng vất vả, đáng lẽ ta phải chận
đứng các vọng niệm sát sanh cho nó chôn vùi ngoài đồng trước khi về
nghỉ thì ta lại lôi chuyện về cho nó sinh hoạt chung. Đến giờ phút
quan trọng là tĩnh tâm cúng nguyện, xá một xá sâu mò chen vô làm ta
nhớ sát sanh và bất giác ta để vọng niệm sát sanh làm chủ tình
hình. Cúng nguyện Phật còn như thế, ta ngủ thức vậy lúc nửa đêm gà
gáy, có ở hiện trường sâu cắn phá đâu mà nhớ là bực bội khơi khơi.
Gặp sâu mò cắn phá một lần giết đã có tội huống chi chỉ một lần
thôi mà ác cảm nấu nung giết chóc triền miên trong lòng.
2/ Sát sanh vì cảm thấy mình vui
thích việc ác. Hôm qua thăm ruộng bắt gặp tại trận sâu hại lúa, cua
kẹp nhổ mạ non hay trổ hang qua bờ ruộng cho thoát nước, tức dữ lắm,
dày đạp chúng, nghiền nát như tương thì cũng có cái lý. Hôm nay vô
đồng thấy cua sâu không động phạm đến cây lúa, mạ non hay trổ hang vì
vì, chúng đi du lịch không nằm trong ruộng lúa ai, “vô tang bất luận
tội” mà cũng làm cho người ta chết đau chết đớn thế mà vui khi tét
hai con cua ra, hoặc lấy cục vì cứng cứng nện mạnh lên lưng nó một
cái, thịt nát bắn tóe tung ra mà lòng như vui thích, cởi mở.
3/ Sát sanh vì tự vệ. Ai ăn hiếp
là nhịn, chê khờ khạu cũng nhịn. Ông bà xưa bảo, nghề làm ruộng
lương thiện hơn cả, nhẹ tranh đua ít xảy ra chuyện gạt lường; chọn
nghề làm ruộng cho được sống thiện. Chuẩn mực như vậy bất cứ ai làm
cho ta trở nên nghèo đói, hết cách thì ta có thái độ tự vệ.
Giáo lý từ bi của đạo Phật là vô
biên, lòng từ bi của Đức Phật cũng vô biên. Chúng ta tu hành là tập
tành theo giáo lý từ bi của đạo Phật, tập tành theo gương sáng từ bi
của Đức Phật. Tập tành, tất nhiên có sự hạng chế về hiểu cũng như
hành trạng giác ngộ. Biết thân phận đời mình là vậy, dầu hoàn cảnh
ép ta không thể có hành động từ bi nào với những sinh vật phá hại
mình, nhưng ta có thể giữ từ bi với chúng trong tâm. Nói cách khác
là ta có cái tâm không sát sanh độc lập, để dù hành động ta làm,
bảo vệ sự sống còn có mất từ bi tướng thì vẫn còn từ bi tâm; tướng
mất từ bi chỉ xảy ra trong thời gian ngắn bảo vệ mùa vụ, ác sát
sanh chỉ vỏn vẹn trong đám ruộng với cái bình xịt lên lưng xong rồi
hết thì tâm từ bi phủ trùm.
Hành động ác sát sanh vì hoàn
cảnh mà trong lòng không muốn chắc sẽ đỡ hơn.
Kính thưa quý vị và vấn chủ, qua
trau đổi nếu quý vị còn thắc mắc thì mổ xẻ tiếp bằng không xin mời
câu hỏi khác vậy.
Hỏi:
Tôi dùng trường chay tránh sát
nhưng tôi là một phụ nữ có chồng và con. Trong gia đình chỉ mình tôi
dùng chay các người kia dùng mặn; phụ nữ ở đâu thì bếp núc cũng là
giai chánh, phải sát sanh nấu nướng cho chồng con ăn, như vậy có được
không?
Đáp:
- Được gì chứ?
- Dạ tôi dùng chay mà vẫn sát sanh
cho người thân ăn.
- Như vậy, đáng lẽ phải hỏi: chay
lạc rồi mà còn sát sanh cho người ta ăn là có tội không chứ sao hỏi
được không, ai mà dám?
Được là tất nhiên, vì cô đã sát
sanh kiểu vầy trước khi đặt câu hỏi với tôi mà. “ Được” không có
nghĩa là tôi đồng ý cho việc sát sanh của cô chỉ vì lo cho người thân
là không tội mà vì cô có bổn phận làm vợ làm mẹ trách nhiệm dính
liền. Thánh nhân có kêu cô hành đạo nhân: Xuất giá tùng phu, theo
quyền chồng mà phạm ác chừng cô bị nhân quả báo ứng Thánh Nhân cũng
không cứu cô được, bởi Thánh Nhân không có cái giáo lý dạy thoát luân
hồi.
Trở lại vấn đề, đặt sát sanh vào
vị trí nhân quả của nhà Phật thì sát sanh dứt khoát là có tội.
Hoàn cảnh đưa ta vào một tình trạng khó xử mặn chay trong một nhà
mà ta là người bị động bởi lúc nào cũng nói là trách nhiệm, bổn
phận. Hãy giữ vững lập trương tránh sát và cố vượt qua giai đoàn
đầy thách thức. Vượt qua không có nghĩa là giải tán phu thê mà bằng
chuyên tu và cầu nguyện. Hãy thường cầu nguyện đến Đức Phật gia hộ
cho những ân oán đời trước hoặc đời nầy mau kết thúc, chồng vợ, con
cái đều tu, nhà đời thành chùa đạo.
Ngoài vấn đề chuyên tu và cầu
nguyện, còn một điều không kém phần quan trọng của người cho mình là
kẻ thiếu nợ luôn bị chủ nợ đòi, ta cố gắng đừng gây thêm sự khó
chịu nào cho người chưa tu, dùng mặn và tốt nhất ta nên làm cho mình
luôn luôn dễ thương hơn là dễ ghét. Kẻ thiếu nợ mà có hành động dễ
thương thì chủ nợ mới châm chế, nợ vơi dần. Đừng ỷ mình dùng chay tự
đề cao, ra ngoài xóm học việc chay mặn trong nhà, ý chê người chưa
dùng chay được là dở làm cho tình trong nhà chạy tới ngoài đường,
người bị chê, thẹn mà sanh tâm đố kỵ sẽ không hay cho việc mong muốn
cả nhà dùng chay. Tôi nhớ một câu chuyện xa xưa giờ kể lại hy vọng
sẽ giúp thiết thực ở vai trò người thiếu nợ mau kết thúc nợ nần.
Hồi đó, mới chập chửng vào tu tôi
được một chị trong đạo đở đầu dìu dắt. Chị ấy hơn tôi bảy tuổi,
chị có chồng hồi lúc chưa phát tâm tu. Đến lúc duyên thiền môn gọi
gấp chị làm rụp một cái sớm chiều cúng lạy và chay trường, chị
khuyên chồng chị đồng tu nhưng anh ta không chịu. Chị có hai con và khi
chị dùng chay thì hai đứa con của chị đứng về phía cha nó. Trong gia
đình bốn người mà hai mâm ăn, một chọi ba. Nhờ kiên nhẫn mà sau cùng
một thắng ba thua, thắng ngọt sớt.
Ăn thua không phải chị dùng thủ
đoạn một ép ba mà dùng vào tình thương. Chị vẫn làm mặn cho cha con
chúng nó, phía chị thì chị cũng làm bề bộn không thua, tàu hủ chiên
đậu xào, nấm rơm đặng dụ. Cả tuần thấy dụ không được, chị qua cách
khác. Nấu ăn cho chồng con tăng món ăn ngon hơn mà phía chị gần như
không nấu nướng gì, cơm không dọn ra mâm nữa, bới một tô cơm, thảy
nhúm muối cục trên mặt cơm, một
trái dưa leo để nguyên, cắn ăn với muối.
Mấy ngày… chồng thấy vợ mình nay
quá xuống sắc, để ý bửa ăn của vợ, gặp vậy anh ta hỏi:
- Sao không mua làm đồ chay cho ngon mà
dùng, Anh ép em sao?
- Không đâu anh! Nhà có mấy người,
nấu ăn hai thứ mà em thì có một mình nấu chi cho bề bộn. Em ăn vậy
được mà.
- Được hả? Vô lấy kiến mà soi đi,
con mắt có khoen rồi đó.
Rồi anh cầm tay chị, lần lần da
tay mềm nhủng, lắc đầu. Anh nói:
- May cả nhà làm ăn một thứ thôi.
- Em không thể đâu anh.
- Đây là lệnh!
- Có thể em sẽ chết.
- Nghĩ tầm bậy! Cha con anh qua
dùng chay chung mâm với em mà còn nói là không thể sao?
- Thiệt hả?
- Anh còn dám không sao? Nếu không
thì chắc có người ta chết, tôi mang tội đó, bà xã!
- Cám ơn anh, Ông xã!
14/1/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét