NGHI VẤN 2
BUỔI HỌC 8
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
ÁC ĐẠO TẶC VÀ TÀ DÂM (tiếp theo)
Hỏi: Vì bần cùng mà sanh ra đạo
tặc; những quan chức không nghèo, đời sống họ no đủ hơn thường dân.
Họ không lén lút trộm cướp như dân mà dùng nghị định nầy nghị quyết
nọ để xâm phạm tài sản của nhân dân, lấy giá rẻ. Còn nữa, Đức Thầy
nói “ Mượn luật pháp ẩn trong bống tối, mãi làm điều phi nghĩa
chuyện bất lương”. Như vậy họ có bị coi là đạo tặc không?
Đáp: Câu nghi vấn nầy dài lượt
thượt, ý nọ dệt ý kia, một câu thành hai, ba câu:
1, “Bần cùng sanh đạo tặc”, họ
không phải kẻ bần cùng nhưng cướp đoạt tài sản của nhân dân thì họ có
bị coi là đạo tặc không?
2, Họ ỷ có chức quyền đưa ra nghị
quyết nầy, quyết định nọ để lấy không tài sản của nhân dân, hoặc
trả giá tài sản rất rẻ và ép buộc phải chịu để chiếm dụng hợp
pháp, như vậy họ có bị coi là đạo tặc không?
3, Đức Thầy có câu “ Mượn luật
pháp ẩn trong bống tối, mãi làm điều phi nghĩa chuyện bất lương”.
Mượn tiếng nói của luật pháp để chiếm dụng tài sản của nhân dân ta
có thể áp dụng họ là đạo tặc không?
Tôi đoán ra những vế hỏi như vậy
có trúng ý vấn chủ không?
Dạ đúng ạ.
Vậy tôi xin lần lược trình bày qua
cách lập lại các vế hỏi:
Hỏi: “Bần cùng sanh đạo tặc”, họ
không phải là kẻ bần cùng nhưng cướp đoạt tài sản của nhân dân thì
họ có bị coi là đạo tặc không?
Đáp: Bần cùng sanh đạo tặc thường
là nói về người dân nghèo khổ, gặp sự thiếu thốn thúc bách không
chịu nổi mới đi trộm cướp cứu sinh. Ý nghĩa của đạo tặc là trộm
cướp tài sản của người khác, đâu trừ Ông nhà giàu hay kẻ quyền chức
mà không dám nói khi bắt quả tang họ trộm cướp. Xét ra, kẻ không
nghèo mạt mà ỷ khôn ỷ quyền hành động đạo tặc tội ác của họ nặng
hơn. Giàu dư ăn không giúp đỡ người nghèo để cùng sống ấm no còn ỷ
khôn dùng mưu lập kế cho kẻ nghèo khờ lọt vào kế, nợ nần mà mất
đất đai, tiền của. Quan chức ỷ quyền, luật pháp không quy định tịch
thu nhưng họ tìm kẻ hở của luật pháp bắt tội một cách gượng gạo.
Tội thêm tội, họ chiếm tài sản của người khác một cách độc ác hơn
kẻ bần cùng sanh đạo tặc.
Hỏi: Họ ỷ có chức quyền đưa ra
nghị quyết nầy, quyết định nọ lấy tài sản của dân hoặc trả giá
tài sản rất rẻ và ép buộc phải chịu để họ chiếm dụng hợp pháp,
như vậy họ có bị coi là đạo tặc không?
Đáp: Hành động đó chính là đạo
tặc… giờ có phong trào “dân oan” khiếu kiện đất đai, đồng loạt kêu kẻ
lấy đất họ là quân ăn cướp. Rất tiếc không còn từ nào nặng hơn là
đạo tặc để dùng khi nói về họ. Nhân dân là chủ sở hữu hợp pháp
tài sản của mình còn bị lấy ngang…
Thưa, thế nào là chủ tài sản hợp
pháp?
Ví dụ: Đất của tôi là do Ông cha
của tôi khai mở hoặc mua bán sồng thẳng đã qua bao đời chánh quyền,
đất tôi đều có bằng khoán, chứng khoán và giờ thì có cái tên gọi
khác: Giấy chứng nhần quyền sử dụng đất. Thế mà hễ chủ đầu tư kinh
doanh trong nước hay nước ngoài ưng ý chỗ nào thì chánh quyền bán cho
chỗ đó. Họ thành lập công ty hay cất lên nhà máy, đặt khu công
nghiệp… Họ cấm móc bán đất, rồi thì rao lên đất ai trong vòng cấm
nhà cửa cũng phải dọn đi, giá mỗi công đất chánh quyền mua cho hai
mươi lăm triệu, mau mau mà đến lãnh tiền đặng cuốn gói để họ sớm
hoàn tất khâu giải tỏa mặt bằng đặng mà giao đất đúng hẹn.
Một khu công nghiệp như khu công
nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, dân bị bắt bán với
giá hai mươi lăm triệu một công, ai không chịu ăn tiền thì chánh quyền
cho ăn còng số 8. Hộ gia đình Ông Nguyễn văn Duyên ở mãi không dời đi
cho họ giải phóng mặt bằng bởi giá mua không hợp tình hợp lý. Chánh
quyền dùng cưỡng bức dở nhà đào mồ, Ông Duyên phản đối, chúng đánh
Ông Duyên hộc máu tại chỗ.
Vùng Thánh Địa Hòa Hảo quê ta, hôm
trước có người đến thăm tôi kể nghe câu chuyện đau lòng: cả nhà tôi
có hai công đất của Ông bà chia, đầu đàng trước cất nhà ở, phía sau
trồng rẩy sống qua ngày. Bổng chánh quyền địa phương lấy đất tôi bán
qua người khác làm cơ sở kinh doanh, trả mỗi công hai mươi lăm triệu.
Không bán thì phải chịu hai hình phạt một là chết hai là ở tù nhưng
chọn một trong hai thì đất vẫn mất. Cầm tiền hai mươi lăm triệu đi mua
đất chỗ khác tương đối như chỗ tôi ở, an cư lạc nghiệp từ đời Ông
Cha, nhập bốn lần tiền như vậy mua cũng chưa chắc được. Họ lấy đất
mình nơi có đường, chợ và dân cư đông đúc, còn nói số tiền họ mua
như vậy là cao, nếu vô vùng rừng mới mở, đất rẻ rề, bán một công
đây mua hai công nơi đó còn dư. Dám so nói bậy bạ mà chừng mua nền
nhà ở, họ lựa thứ hằng trăm triệu một nền, chỉ nền thôi đừng nói
là có đất cắm giùi, một công.
Tôi không chịu vô vùng rừng mới mở
để sắm lại đất, ăn ra mà không có làm vô riết rồi tiền bán đất tiêu
hết. Nhiều người cũng có hoàn cảnh như tôi, rồi rủ nhau, con lớn con
nhỏ phải cuốn gói ra Bình Dương sống tạ tội với tổ tiên, bất hiếu
không giữ được đất của Ông bà. Việc nầy kẻ cướp đất phạm vào tội
“là tội nhân gây ra những tai biến cho những gia đình cần lao kiệm
tiết, là nguyên nhân của sự nghèo sự khó, họ phá hoại hạnh phúc
của con người”.
Hỏi: Câu “mượn luật pháp ẩn trong
bống tối, mãi làm điều phi nghĩa chuyện bất lương”. Mượn tiếng nói
của luật pháp để chiếm dụng tài sản của nhân dân ta có thể áp dụng
họ là đạo tặc không?
Đáp: Kẻ quyền chức mà có lòng
nhám nhúa, cướp bốc, họ nói chuyện ra với nhân dân là luật pháp,
bắt buộc nhân dân phải làm theo mà họ không làm. Công an có trách
nhiệm giữ an ninh, quy tắc thẳng ngay “số một”. Bề ngoài của họ đều
là vậy nhưng khi thực hành công tác an ninh… Tôi không cho là hầu hết
chánh quyền các địa phương đâu cũng hiếp dân qua tài sản đất đai, phân
nửa số các chánh quyền địa phương đưa ra giá thỏa thuận về mua bán
đất phù hợp, cân phân. Quan thương dân thì quan không ăn chận của dân,
hoặc ăn chận chút chút để bù vào công tác. Bán đất cho các chủ đầu
tư mười thì mua vô cho dân cũng mười mới đúng. Dân đang sống đời an cư
lạc nghiệp lại đuổi người ta đi, bị ép hơi còn nhịn được, mất đất
của Ông bà mà tiền trong tay có thể đi nơi khác lập nghiệp. Quan chỗ
nào không thương dân, bán ra mười mà mua vô cho dân có một. Ép quá thì
dân phải nổi lên làm dân oan vác đơn khiếu kiện. Chỉ nói rơi rớt một
số cái bề ngoài nói luật pháp thông thái như vậy… Ai dám nghĩ họ
gian dối, hối lộ? Nguyễn Quốc Huy thứ trưởng bộ công an làm gì mà quan
tòa cho vào tù gở mấy cuốn lịch? Còn nữa, năm 1994 trưởng công an
phường Mỹ Thới vây bắt tín đồ PGHH đang hoạt động tôn giáo thì hai
hôm sau hắn bị bắt vào tù với hai tội danh: 1 làm hồ sơ giả cho viện
con lai xuất cảnh, 2 nhận tiền hối lộ. Đối với những quan chức như
vậy, trích đọc lời Đức Thầy nói “ mượn luật pháp ẩn trong bống
tối, mãi làm điều phi nghĩa chuyện bất lương” quả không sai.
Nói tóm, bất cứ ai lấy chiếm tài
sản hợp pháp của nhân dân đều là kẻ trộm cướp, mà phân tội nặng
tội nhẹ giữa dân thường và kẻ có quyền chức thì dân thường, theo
tình lý mà so, tội nhẹ hơn bởi hai điều: một vì họ nghèo đói hoàn
cảnh ép phải làm người vô lương tâm để kiếm sống mà họ không còn
cách nào khác, hai họ trộm cướp ai là làm khổ có một nhà thôi, còn
quan chức ỷ quyền hễ chịu lấy là lấy nhiều, khoanh một vùng đất có
hằng trăm nhà bị mất tài sản, lên một kế hoạch đánh thế là rút
ruột năm bảy chục triệu người.
22/1/2016
(nghi vấn buổi học còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét