Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

LƯỢC BÀN VỀ MỘT BÀI VIẾT
(tiếp theo) 1
( Trích)
“Người thanh niên 21 tuổi ấy là “con trai của hương cả Huỳnh Công Bộ” và là “cựu học sinh của Trường tiểu học Tân Châu”. Vừa qua khỏi “cơn bệnh nặng và kéo dài”, anh ta đã bộc lộ thiên hướng “chấn hưng đạo Phật”. Giống như “một nhà sư giàu kinh nghiệm”, anh ta đã truyền giảng mà không cần tới kinh sách; giống như “một nhà nho già”, anh ta bắt đầu làm những bài thơ bằng chữ Hán mà không cần biết chữ Hán. “Thiên tư phi thường” ấy còn đi kèm với một “năng lực chữa bệnh […] bằng hương và giấy vàng”. Danh tiếng của anh ta nổi đến mức không chỉ rất nhiều “tín đồ” đến thăm viếng anh từ khắp nơi mà cả một số đáng kể ở ngay Phú Tân và Hòa Hảo cũng bị cha anh ta xua đuổi bởi những phiền phức do họ gây ra và do sự thăm viếng của họ đã “biến nhà của ông thành ngôi chùa”. (ngưng trích)
“Vừa qua khỏi cơn bệnh nặng và kéo dài anh ta (Đức Thầy) đã bộc lộ thiên hướng “Chấn hưng đạo Phật”.
Từ “Bộc lộ” có nghĩa là phơi bày ra ngoài; thường nói với một điều độ tình cảm, cá nhân thì tương xứng, nhưng với vị khai sáng một tôn giáo thì ý nghĩa của bộc lộ rất là lợt màu. Cái gọi là thiên hướng chấn hưng đạo Phật của Đức Thầy đi sau từ bộc lộ bởi qua khỏi cơn bệnh nặng, nó không những lợt màu mà còn là “lệch chỗ”.
Đức Thầy là cổ phật lâm phàm. Nói như thế không phải vì tôi là một tín đồ của đạo rồi đề cao Thầy mình. Khi Ông Pascal Bourdeaux viết “Về nguồn gốc lịch sử của Đạo Phật Giáo Hòa Hảo” thì chính Ông cũng đã nhìn nhận PGHH là một tôn giáo đạo Phật với những huyền nhiệm khác thường đã kêu thức bá gia “Danh tiếng của anh ta nổi đến mức không chỉ rất nhiều “tín đồ” đến thăm viếng anh từ khắp nơi mà cả một số đáng kể ở ngay Phú Tân và Hòa Hảo” đó sao. Ngài đã tỏ rõ trong bài viết với tựa đề “ Thay Lời Tựa” trích đoạn như sau: “Sao chẳng ngồi yên nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần”. Xuống trần giáo hóa bởi thọ lĩnh hai sắc lệnh “Sắc của A Di cùng Phật Tổ” hoặc “khùng vâng lệnh Tây Phương Phật Tổ”. Do vậy, việc thành lập một tôn giáo thì trình độ không thể nói “giống như một nhà sư giàu kinh nghiệm, bởi vì, kinh nghiệm đi từ nghiên cứu mà thông minh, Đức Thầy đã là bậc đại giác, đắc ngộ vô lượng pháp môn là việc tự có chứ không phải do kinh nghiệm mới có. Còn nói “anh ta truyền giảng mà không cần tới kinh sách; truyền giảng theo kinh sách là khuôn phép của đệ tử, tín đồ chưa chứng Phật tâm, tỏ ngộ bổn tánh, chưa vào thánh quả. Đức Thầy chứng Phật trong tâm, huệ nhựt phựt sáng; Ngài truyền giảng đạo bằng kinh sách của chính Ngài, là những quyễn Sám Giảng giáo lý.
Hãy nhìn qua các thời duyên của đạo Phật, mỗi thời kỳ Phật xuất hiện dạy đời đều có kinh sách làm giáo lý căn bản: Đức Phật A Di Đà có thuyết A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh, Phật Tổ Thích Ca mâu Ni có nhiều kinh sách hơn bởi Ngài trụ thế tới bốn mươi chính năm, kể đại diện là kinh Pháp Hoa và Kinh Niết Bàn. Đức Thầy Kim Sơn Phật có sáu quyển Sám Giảng dạy tu, là thứ đã sẵn đủ, làu làu, không do kinh nghiệm mới có được.
Còn nói “Anh ta bắt đầu làm những bài thơ chữ hán mà không cần biết chữ hán”. “Không cần biết”, tức viết thí đại chữ gì cũng nói là chữ hán gạt gẩm những tín đồ toàn là u mê sao? Thông thường, người ta muốn khen tài đức của một người nào đó hay các bậc siêu nhân, bảo rằng không học mà thông. Học mới biết là chuyện hiển nhiên, không học mà biết, chỉ có ở lĩnh vực huyền linh tôn giáo, các bậc trên trước trọn vẹn khả năng thượng thừa siêu việt. Ông Pascal Bourdeaux bảo Đức Thầy “làm thơ chữ hán mà không cần biết chữ hán” là Ông hạ thấp danh dự Đức Thầy ngoài thông thường, hoàn toàn ngược nghĩa. Sống trong đời, mỗi khi thấy một người hay nói mà nói không nhằm đâu người ta bảo “biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Đức Thầy không cần biết chữ hán là vì theo như Ông nghĩ, chỉ nên dựa cột mà nghe sao?
Có biết bao vị thâm nho, nho sĩ, ôm thi đến khiêu khích Đức Thầy đều đã chịu thua cuộc, sau nữa là quy y. Cao gì thì Ông cũng cỡ những người thua cuộc. Với nguồn gốc lịch sử của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Ông nói không trúng đâu đáng lẽ Ông nên thực hiện câu “dựa cột mà nghe” là đúng hơn.
(Trích)
“Từ tài liệu này chúng ta có thể suy ra là Huỳnh Phú Sổ xuất thân từ một gia đình tương đối khá giả và có chút ít danh vọng ở Hòa Hảo. Trong vùng này, mọi trẻ em quả thực đều không có điều kiện được hưởng sự giáo dục Pháp-Việt, ngay cả ở cấp tiểu học, không được đến một ngôi trường như vậy ở thị trấn của quận. Cha của Huỳnh Phú Sổ quả thật là có danh vọng ở địa phương nhờ kinh nghiệm và tài sản, những thứ đem lại cho ông một cương vị là Hương cả (chủ tịch hội đồng thân hào của làng).[10] Được trợ giúp bởi người có địa vị phó cho ông (Hương sư), ông chăm lo đến toàn bộ các công việc quan trọng trong làng, nhất là ông tự xem bản thân như người canh giữ thuần phong mĩ tục, người bảo vệ các truyền thống, các chức năng mà ông có vẻ như đặc biệt yêu thích. Điều ấy thể hiện qua những sáng kiến bận rộn để trùng tu chùa An Hòa năm 1936 hay để xây dựng một ngôi am mới dành cho những hoạt động tôn giáo của con trai ông.”( ngưng trích)
Đoạn dẫn trên từ “danh tiếng của anh ta (được) nhiều tín đồ đến thăm viếng…bị cha anh ta xua đuổi bởi những phiền phức do họ gây ra…biến nhà Ông thành ngôi chùa” mà đoạn dưới “ Cha của Huỳnh Phú Sổ…cương vị là hương cả… tự xem bản thân như người canh giữ thuần phong mỹ tục… các chức năng mà ông có vẻ như đặc biệt yêu thích. Điều ấy thể hiện qua những sáng kiến bận rộn để trùng tu chùa An Hòa năm 1936 hay để xây dựng một ngôi am mới dành cho những hoạt động tôn giáo của con trai Ông”.
Quả là tiền hậu bất nhứt vừa nói Đức Ông xua đuổi khách đến viếng Đức Thầy thì đã nói liền theo “trùng tu chùa An Hòa năm 1936… dành cho những hoạt động tôn giáo của con trai Ông.”
Năm 1936 Đức Thầy mới 17 tuổi ta, nhằm lúc đau ốm thê lương, Đức Ông hễ nghe đâu có danh y thì tìm đến nhờ chữa trị, chưa chắc rảnh tay mà lo cái chuyện trùng tu An Hòa Tự, mà giá như có trùng tu An Hòa Tự bởi trách nhiệm của hương chủ hương cả trong làng cầu phước cho bá tánh cũng không thể nói làm như thế là dành cho những hoạt động tôn giáo của con trai Ông bởi hai lẽ:
1, Đức Ông đâu biết trước người con bệnh hoạn của mình sau nầy sẽ khai mở nền đạo Phật dân tộc, nói dành để là vô lý.
2, Thoát khỏi mọi bệnh chướng Đức Thầy chọn ngày 18/5/ kỷ mão khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, Ngài viết Giảng Kệ để truyền giáo, trị bệnh để truyền giáo, Đức Ông đã chẳng những không ủng hộ việc dùng đạo cứu đời của con mà còn xua đuổi khách thiền môn đến thọ giáo quy y qua móc duyên trị bệnh. Điều nầy chẳng phải như Ông Pascal Bourdeaux đã nói rồi sao!
Một người cha như Đức Ông, cất chùa am cho con có chỗ tu hành thì rất là xứng đáng nhưng ở vào vị trí của Đức Thầy là Phật đi khai mở tôn giáo để cứu độ chúng sanh, muốn có chùa là có chùa, đâu đợi Ông cha cất để dành cho con mà Ông Pascal Bourdeaux nói nghe quá tệ, Ông thật có tính hài hước đấy!
(trích)
Bản tài liệu không khẳng định rằng cái “thiên tư phi thường” ấy được lan truyền chủ yếu là nhờ những đồn đại trong dân chúng. Nếu như khả năng xuất khẩu thành chương của Huỳnh Phú Sổ được thừa nhận về sau này thì sự hiểu biết của anh về chữ Hán là rất không đáng tin hoặc rất hạn chế. Tóm lại, không thể nói nhiều về nguồn gốc thần bí của những phép mầu của anh. Chỉ có những sự kiện xác thực về sự phát triển sớm khả năng hấp dẫn của Huỳnh Phú Sổ và về sự chữa khỏi một căn bệnh kéo dài ở anh mà từ đó làm nảy sinh trong anh một thiên hướng tôn giáo. Anh rồi sẽ có thể chứng tỏ, trong các bài giảng về sau, rằng “thời kì hành xác” này thực ra đi kèm với “thời kì thụ pháp”: Những thày lang truyền thống mà anh đã gần gũi để chữa bệnh ở các địa phương khác nhau vào cuối những năm 1930, đặc biệt là ở vùng Thất Sơn, đã góp phần lớn vào việc khơi dậy trong anh cái thiên hướng tôn giáo của một ông đạo theo truyền thống thuần khiết Bửu Sơn Kì Hương. (ngưng trích)
Theo Ông Pascal Bourdeaux thiên tư phi thường của Đức Thầy là do dân chúng đồn ra chứ thật tế thì không như vậy “nếu như khả năng xuất khẩu thành chương của Huỳnh Phú Sổ được thừa nhận về sau này thì sự hiểu biết của anh về chữ Hán là rất không đáng tin hoặc rất hạn chế”. Ông bảo khả năng chữ hán của Đức Thầy không đáng tin cậy hoặc rất hạn chế mà Ông không đưa ra một dẫn chứng nào về việc không đáng tin cậy hoặc rất hạng chế. Khi Ông có quyền bởi vì trong người Ông có mang dòng máu của quân chánh quyền thuộc địa, bôi bác tài năng tôn giáo xuất phát từ giữa lòng lịch sử dân tộc mà cha chú hay chính bản thân Ông nữa là khác, sang đánh chiếm. Hết bảo “làm thơ chữ hán mà không cần biết chữ hán” thì lại đến dùng câu trêu đùa khiêu khích “nếu như khả năng xuất khẩu thành chương của Huỳnh Phú Sổ được thừa nhận về sau này thì sự hiểu biết của anh về chữ Hán là rất không đáng tin hoặc rất hạn chế”.
Để quốc xâm lăng, hại nước hại dân còn muốn ém nhẹm thiên tài tôn giáo trong dân. Ông thật quá đáng.
11/1/2016
(Còn tiếp)







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét