Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

NGỪA BỆNH


Hôm nay tôi xin được đem bàn với chư đồng đạo cách Ngừa Bệnh.

Ngừa bệnh tức trong người chưa sanh bệnh nhưng có thân tứ đại, với những sinh hoạt về sự sống, ăn uống và thời tiết có thể dẫn đến bệnh không đáng nếu ta không ngăn ngừa chúng trước. Như nhà nông rất ngại sâu mò hại lúa, ngay khi ruộng ta chưa có sâu mò, nghe hơi từ nhiều dãy ruộng khác đã bị sâu mò hoành hành không trị thủng thì hãy canh chừng, chận trước. Sâu là do bướm đẻ trứng, trứng nở thành sâu. Trị ngừa là trị lúc chưa có sâu nhưng có biểu hiện về sâu khi có bướm nhởn nhơ trong đất. Ngừa như vậy lỡ mà trật có sanh sâu cũng chút ít, mức công phá nhẹ hơn. Ông bà xưa bảo “ Ngừa bệnh hơn là trị bệnh”. Biết thân thể mình yếu thôi đừng dầm mưa dan nắng, biết bao tử không tốt, dầu mình thích ăn sống sít cũng chừa đi là hơn.

Lần nọ tôi đến làm khách ở nhà một đồng đạo, nữ chủ nhà biết tôi hảo mắm chay kho chấm rau dừa, chuối sống. Cô ta lục đục dưới bếp làm đúng món tôi thích để đãi. Nhưng mấy hôm liền tôi yếu bao bử, dùng món ăn hiền của thầy thuốc cho phép còn chậm tiêu, nó quậy bụng cứng cứng, ê ê… Làm đã đời trong cái buồng bếp bít gió, mồ hôi đổ ra như nước rửa trên mặt, cô dọn mời tôi cái món ngon tôi hảo thì tôi từ chối ngay với lý do bệnh bao tử. Có buồn tôi không thì tôi không biết nhưng tôi biết chắc cô ấy vì tôi mà làm ra cái món mồi bén nầy. Bửa ăn cũng có hai thứ tàu hủ chiên kho. Tôi nói với cô chủ tôi rất hài lòng đánh đổi nồi mắm chay kho cà để lấy một dĩa tàu hủ chiên giòn. Nhưng cô cương quyết hơn, phải mời cho được tôi ăn mắm chay kho cà qua sức thuyết phục hết sức là nông dân dễ thương bằng 2 viên Tô Hiệp có sẵn trong nhà. Tôi nói: Rất tiếc, phải chi bao tử của tôi không có dấu hiệu bệnh hoạn, phải chi tôi đừng biết ăn mắm vào là có hại thì cứ mặc mà dùng cho thỏa, lỡ làng vì thì có 2 viên thuốc Tô Hiệp của cô cứu khổ cứu nạn cũng được. Đàng nầy tôi biết từ bản thân mình diễn ra không suôn sẻ nếu tôi dùng rau sống mắm chay. Tại sao tôi lại cải với bản thân tôi! Biết ăn vào là bệnh mà ăn cho tốn 2 viên Tô Hiệp một cách hoan phí, có nên làm như thế không?
Sau khi nghe tôi diễn dẫn, cô chủ nhà hiếu khách không ép tôi nữa, tôi phải dùng mạnh miệng món khác để bù lổ cái công cô ta.
Thuốc chế ra là để trị bệnh và những người trong chuyên môn về dược liệu chắc không hài lòng việc ai đó tự gây bệnh cho mình rồi đi tìm thuốc uống vô. Ngừa bệnh bằng sử dụng thuốc trước khi có bệnh không bằng kiên cử gì đó cho thân không bệnh để không tốn thuốc. khi làm chuyện quấy cho thân, sợ bệnh quá đi, uống thuốc trước để chận bệnh xâm nhập không bằng đừng làm vì quấy cho thân để thân không bệnh, không cần dùng thuốc trị bệnh.
Đạo Phật có thuyết “ Tứ Diệu Đế”, một trong bốn đế có tên là “Đạo Đế”, Đế nầy đắc 37 phẩm trợ đạo. Có bốn điều trợ đạo hy hữu với tên là “Tứ Chánh Cần”, nghĩa nôm na là (bốn điều chánh cần làm)
1, Kiên quyết dứt trừ những điều ác ĐÃ sanh, không cho tái diễn ác đó lại lần nữa.
2, Kiên quyết ngăn trừ những điều ác CHƯA sanh sẽ không cho nó có cơ hội phát sanh.
3, Kiên quyết tiếp tục phát sanh những điều thiện ĐÃ và đang sanh.
4, Kiên quyết làm phát sanh những điều lành CHƯA được sanh.
Với mục chuyên đề nầy, điều thứ hai và thứ ba trong bốn điều chánh cần làm rất có khả năng thuyết phục trong việc “ ngừa bệnh”. Tu chẳng phải để bỏ ác tùng thiện, bỏ vọng theo chân, bỏ sanh tử để lấy Niết Bàn đó sao? Bỏ ác tùng thiện là hiện tại, nhưng ngày mai chưa biết ta thắng hay bại trên sự đấu kiếm với quân ác dành thiện, cho nên khi ở vào cơ hội diệt ác được rồi, phần thắng trong tay, ta sẽ ngăn trừ những ác chưa xuất hiện mãi mãi không xuất hiện. Động tâm với sắc đẹp, âm thanh chỗ nầy, người nầy, ta quyết thắng không để bị nó làm động đậy tình cảm ngay đây, thắng tại chỗ một trận, nhưng tương lai, sắc đẹp âm thanh  của ngày mai, chỗ khác ứng lên thì sao? Chưa chắc sức mạnh của ta ngày nay mà mai cũng mạnh y như vậy. Để cho có nổi loạn mới ra tay tiêu diệt cũng như chờ có bệnh đặng trị sao bằng làm cho không có giặc loạn để không bận vụ tiêu diệt và không bệnh để chẳng phiền phức việc tìm Thầy xem bệnh, thuốc men.
Người ta thường bảo “ chơi dao có ngày đứt tay” hoặc “ đi đêm nhiều sẽ gặp ma”. Đây là 2 câu dụng ý: chơi dao là gì, đi đêm là gì? Thuở giờ mới lấy trộm một lần có thể không ai ngờ mà chận bắt nên việc lấy trộm rất suôn sẻ. Nhưng người bị trộm mất đồ từ đó mà cảnh giác cao, ăn trộm nhiều lần sẽ có lần bị sa lưới. Cũng tương tợ như thế, thật lâu mới động tâm về tình cảm, động thoán qua một chút liền hay không sao. Bị chận bắt thoán qua là hay liền, gở sứt ra mà đi tiếp, đến cõi Tây Phương có hơi muộn một chút.
Tôi nhớ có mấy câu thơ bà mẹ hát ru đứa con lớn tuổi của mình:
Xét lại trẻ ác hơi một chút,
Cũng là do bị dục nắm tay.
Dẫn con nó khích việc nầy,
Nó thưa điều nọ để lay tâm phàm.
Ấy cũng bởi chẳng kham Thiền Định,
Để Ngã Nhơn nó vịn đi theo.
Nếu con bất ý lúc nào,
Hớ hênh một chút nó nhào chạy ra.
Con ơi muốn điều hòa tâm tánh,
Chẳng vì hơn tập tránh những đời.
Chuyên lòng tu niệm con ơi,
Ác tâm không thể đến dời mình đi.
Việc đã lỡ chớ vì tủi nhục,
Làm khổ đau trong lúc mê lâm.
Mẹ ru con nín đi Tâm,
Võng đưa mẹ hát lau cầm lệ con.
Ầu ơ…lệ vẫn còn nóng hổi,
Chắc lòng con mới rối chút đây.
May con của mẹ kịp hay,
Nên không lắm bận phải quày đường xa.”
Tội cho hành giả, động tâm về tình cảm không phải lâu lâu mới có mà có hoài hoài, bị chận đường hoài hoài. Nếu đi đêm nhiều sẽ gặp ma thì thôi đừng đi đêm cho rảnh, biết “ chơi dao có ngày đứt tay” thì thôi đừng chơi dao nữa đi cho ma không bắt, tay không đứt, nếu như có việc cần phải đi đêm, chơi dao, thì tuyệt đối cẩn thận không để sơ suất vụ đứt tay, gặp ma.

Xưa có người chọn ở tu nơi thanh vắng, vẹt rừng, dọn lối đi nhỏ làm đường cho riêng mình. Rất lâu mới thấy một người lạc lối, là những tay đi săn. Hôm nọ ông đạo ngồi khuây người dưới mái hiên tranh trước nhà lúc chiều xuống dài, nhìn thấy màu Trời nổi trận mưa to, tiếng sấm sét hòa với tiếng gió gào trên ngọn cây cao. Mưa vừa rớt hạt lưa thưa, Ông Đạo đứng lên nhanh vào am tranh. Xảy thấy có một người lúp ló dưới muôn rừng, không phải là tên săn bắn nào mà là một phụ nữ trẻ chạy đến đụt mưa. Lúc mình vừa ước thì đã tới nhưng Ông đạo vờ không hay biết, đóng cửa am. Người phụ nữ van xin cho vào đụt mưa, Ông Đạo vả vờ không nghe thấy, đi tuốt vào buồng, để thực sự không còn nghe giọng nói của người phụ nữ chinh phục. Chuyên lòng niệm Phật quên mất thời gian, mất luôn người phụ nữ trong mưa. Người phụ nữ chịu suốt cơn mưa lớn trên đường về nhà… chừng hết mưa Ông Đạo mở cửa am tranh một cách vô tư, trong lòng có Phật, không biết và không nhớ người phụ nữ kia là ai, đi đâu.
Chuyện ở nơi hoang vắng nhưng tính người đời là thích bươi chuyện, sau đó cũng có rò rỉ thông tin, xầm xì bàn tán. Nhiều người trách ông đạo tu sao mà vô lương tâm đến vậy, phải chi Trời đừng mưa to và nơi hoang vắng có thêm một ngôi nhà nữa thì người ta đâu có đứng lâu ngoài cửa mà van xin. Nhưng người thâm sâu một chút về việc tu hành thì khen cái hạnh tu bất cần đời của Ông Đạo, kính Ông ta là nhà tu xứng đáng, gương mẩu trong thời hạ nguơn với nhiều chất cặn bả xã hội. Giữ hạnh cách giới quy Phật giáo chặc chịa, gọn ghẻ. Giá như lòng mình có giữ giới chặc chẽ, không hề hấn chi đến chuyện sắc dục, tình dục, mà chấp để không độ người là không nên. Nếu chưa được vậy, hạnh cách tu đổ tháo, sẽ bị ngờ nghi dẫn đến sự khinh thường mà xa lánh cửa đạo thì lợi lộc gì cho tôn giáo chứ? Nên giữ mình, vai trò của Tôn Giáo Đạo Phật hướng đến mục tiêu tối quan trọng là cứu độ chúng sanh; trách nhiệm tiếp cận quần chúng trên phương diện giáo hóa mà trong đạo, đồng lúc có rất nhiều người bị dân chúng ngờ nghi lòng khiết bạch, sự tu hành, đâu mang kết quả tốt. Các nhà có thẩm quyền Giáo Hội Tôn Giáo và trách nhiệm của các tín đồ chắc chắn không muốn trong cửa đạo xảy ra điều gì đó chẳng lành, làm cho quần chúng nghi ngờ, xa lánh.
Qua câu chuyện chúng ta thấy, hãy trả lại lý do, lý lẽ cho hai người trong cuộc. Người phụ nữ trẻ trong câu chuyện xin đụt mưa đã kể lại rằng: Ngay lúc bị Ông Đạo từ chối giúp tôi khỏi mưa gió, sau lời van xin không được đoái hoài, lửa giận trong người tôi lên cực độ, nóng đến nổi mưa to ước mem mình mẩy không làm tôi lạnh cảm, tôi chưỡi Ông ta, lựa câu chưỡi nặng hằng tạ chẳng làm Ông nhún nhít mà mở hé cái cửa. Sau nầy tôi kiểm lại tôi, tôi nhìn tôi thật kỷ, tôi phát hiện được bên trong vấn đề, có thể là của lòng tôi… đó là lý do chính đáng để Ông đạo không cho tôi vào nhà. Bây giờ thì tôi rất kính trọng Ông ta, và tôi hứa với lòng, nếu sau nầy có xảy ra trường hợp như vậy hoặc tương tợ tôi sẽ không làm phiền tôi, làm phiền ông đạo nữa đâu.
Về phần Ông đạo chủ am tranh, có người gợi chuyện Ông từ chối việc cho người qua đường vào nhà đụt mưa, Ông nói:
Dầu không theo một tôn giáo nào người ta vẫn biết làm thiện làm ơn là tốt hơn làm ác, huống chi tôi là người có Tôn Giáo, đạo của tôi là đạo từ bi, thương yêu giúp đời là bản nguyện sao tôi lại không biết trân trọng một việc làm thiện khi người ta mang đến cho mình? Hềm vì trong trường hợp của tôi với người phụ nữ hôm đó đã ngẩu nhiên rơi vào mục tiêu giới luật, tôi rất tiếc không thể vượt giới của Phật cấm vì cô ta. Sự để cô ta ngoài mưa chỉ là lạnh lẽo chớ không chết, tôi biết chắc là vậy. Giận thì giận, chắc chắn sau nầy cô ấy sẽ có cơ hội hiểu ra sự thật cách hành xử của tôi. Nhưng nếu tôi bị chết mất sự tu niệm với cô ta hay không chết thiệt mà oan oan tương báo suốt trong lòng thì tu niệm ra gì chứ? Còn nữa, ở nơi thanh vắng mà Nam Nữ một nhà…Lúc gần gủi thì tiếng đồn một nhà tu và tôn giáo mà tôi tu sẽ bị nghi ngờ bằng những lời cai đắng. Xúc phạm thế giới người tu tôi không thể gánh nổi hậu quả.

Giờ chẳng nên bận rộn khi giông tố qua rồi. Hơn nữa, tôi biết về tôi rõ ràng chính xác hơn người khác biết tôi, tôi phải hành động đúng theo những gì tôi biết về tôi. Đang gở rối cuồng chỉ rối, tôi không muốn có thêm cuồng chỉ rối khác. Tôi đem thân ra tu là tu thiệt chớ không tu thử chơi đâu, thành ra tôi không chấp nhận tôi đem việc tu của tôi ra mà thử đời việc nầy việc nọ ở bất cứ trường hợp nào.
Là Phật Tử, chắc phải biết câu chuyện giửa bà Di Mẩu của Sĩ Đạt Ta với Phật Thích Ca, theo tôi chẳng những biết thôi mà còn nên để chuyện nầy nằm lòng. Sau khi Sĩ Đạt Ta tu thành Phật Thích Ca, dựng lên tổ chức Tăng không có Ni. Thế nầy là thiệt thòi cho nữ giới. Nhiều năm trôi qua trong thời Phật tại thế đến lược bà Di Mẩu của Sĩ Đạt Ta muốn được đem thân vào cửa thiền môn, bà đến gặp Đức Thích Ca xin Ngài cho phép. Mới đầu Phật không cho còn nói rằng: nếu có tổ chức nữ chúng xuất gia tu hành, chánh Pháp của Như Lai sẽ bị diệt trước năm trăm năm. Sau vì sự khẩn cầu tha thiết của Di Mẩu và nữ chúng Đức Phật cho phép tổ chức xuất Gia Ni ra đời nhưng buộc giữ giới luật nhiều hơn.
Theo câu chuyện trên, giá như có ai đó đặt thành câu hỏi: Nữ giới đến Phật cầu xin xuất gia có động phạm vì tới Đức Phật mà Ngài không cho? Hãy suy nghĩ sâu vô thì thai đố sẽ ra thôi. Phật Đắc Đạo chánh đẳng chánh giác rồi, ba cái thứ tình cảm lăn nhăn trong đời còn đâu là sự tríu mến mà xa lánh cử kiêng? Lo là lo cho cơ đồ, sự nghiệp Phật Giáo sau nầy. Dầu tổ chức Tăng, Tổ chức Ni, hai bên đều có hàng rào giới luật chắc chắn nhưng không thiếu vì những chuyện hai bên đã “ nhảy rào”. Đức Phật không muốn có trường hợp nào xảy ra như vậy trong các đệ tử của Ngài. Không cho tổ chức Ni Xuất Gia là Đức Phật ngừa bệnh cho trong đạo của Ngài. Ni chúng là bên chịu thiệt thòi với Đức Phật và đạo Phật bắt phải giữ giới cao hơn các vị Tăng tới một trăm giới. Nói về sự, Đức Phật có vẻ khắc khe đối với phái nữ, từ chỗ không cho phép đến khi cho phép ni chúng hoạt động, buộc phái nữ giữ giới nhiều hơn, không nghe Ni Sư nào phê trách Đức Phật thiếu bình đẳng đối với tổ chức Ni. Nghe chuyện về bà Di Mẩu với Đức Phật ta cũng biết ý nghĩa của việc “ Ngừa Bệnh”là như thế nào rồi.
Thật thì, chuyện xảy ra làm oen ố cửa thiền môn không nhứt thiết có bao nhiêu thứ tội đều do nữ giới, nhưng dù sao tổ chức Ni là tổ chức đến sau Tăng thì phải dựa vào Tăng làm chuẩn, người đi sau phải theo chuẩn. Nếu như Sĩ Đạt Ta là nữ tu đắc đạo, chưa chắc tổ chức được Phật chọn trước là Tăng. Nếu Tăng là một tổ chức đến sau, Phật vẫn tổ chức cho tổ chức đến sau sẽ không khác sự đến sau của Ni chúng giờ. Ni tu ở Chùa hoặc Tịnh Xá riêng Ni, Tăng giới có đến vấn an sức khõe hay bàn chuyện phật pháp, ngoài giới luật của hạng Tỳ Kheo, Ông Tăng phải có thêm gì đó cho suôn chuyện khi đến làm một người khách. Suôn chuyện là công việc của người từ đâu đến, chớ người chủ trong nhà, sinh hoạt bình thường họ đã suôn sẵn rồi.

01/2/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét