Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

QUYẾT MỘT ĐỜI TU

Hân hạnh được các em cháu hỏi chào tôi, chúc phúc chúc khõe đủ điều, sau còn xin tôi cho một món ăn tinh thần để cùng tu tiến. Tôi cho rằng câu nói “cùng tu tiến” rất là hay. Trông vào yêu cầu của các em cháu mà biết rằng chúng ta có nặng nợ thiền môn với nhau. Quý vị còn là tuổi trẻ, có cháu rất trẻ nữa nhưng tôi hiểu quý vị đã qua công phu tu tập. Nói vậy thì cách tu quý vị đã biết, nên đây không dạy cách tu mà khuyên hãy cố gắng hơn nữa lọc lừa trong thời công phu cho được thuần tu. Quý vị đồng ý chứ?
Tôi đã sống qua lớp trẻ và không vì sống qua lớp mà tôi tự hào là nhiều kinh nghiệm. Hỏi thăm những bạn tu cùng thời với tôi vị nào cũng cho rằng đường đi lên tới muôn ngàn ánh sáng, sự trèo lên nặng nề, rất nặng nề, phải buông hết cho nhẹ mình rồi nói vì thì nói sau, như Ông Thanh Sĩ có khuyên:
“ Trong khi muốn lội qua sông,
Những điều mang gánh lòng thong bỏ đi”

Ngẩm lại tuổi trẻ lòng rất nhạy cảm, sự nhạy cảm mạnh nhất của trẻ  là tình cảm giữa nhau. Hôm nay thay vì giảng thuyết tôi xin kể chuyện nhá, cũng là chuyện nói về những người tu.
Chú Bùn năm ấy 28 tuổi, lúc mới 14 tuổi chú mất cha, mẹ buồn duyên số bọt bèo và thương cha, mẹ nguyện ăn chay 3 tháng cho Ông ấy. Cũng từ đó cậu bé dùng chay theo mẹ. Ý thức ban đầu của chú tiểu không sâu sắc khó hiểu lắm, chỉ là hiếu sự với cha qua cách giải thích của mẹ. May thay! Qua 3 tháng dùng chay theo mẹ nhằm trong các kỳ lễ cúng tuần Cha, chú bác, anh chị đồng đạo đến nhà cầu nguyện vãng sanh cho người quá cố, được thêm sự dìu dắt khuyên tu mà “Duyên Thiền Môn” đã ngấm sâu lòng, làm “nặng nợ” việc tu hành. Giờ nhà còn một mình Bùn dùng chay. Dần lớn lên qua tuổi thành nhân, thấy biết nhiều sự chết chóc của những người thân, bà con trong xóm, cậu con trai đã ý thức nhiều về cuộc đời là tạm giả, thân thể phù du, chẳng sanh lòng ham muốn gì trong cõi thế gian nầy. Giữ lập trường độc thân chuyên tu, niệm Lục Tự Di Đà cầu sanh Cực lạc. Nhà có một mẹ một con chú khuyên mẹ trở lại dùng chay và cùng tu, lúc đầu thì mẹ do dự, chú khuyên riết mẹ mình đồng ý.
Sinh sống các thứ, nhờ vào 3 công đất ruộng gói ghém cũng đủ dùng. Chủ yếu của việc tu là tập trung vào Pháp Môn Niệm Phật, nếu có nhu cầu cần thiết về công tác từ thiện, cất cầu sửa đường, lấy thuốc nam, hoặc tham dự những cuộc cầu an, cầu siêu không nệ khó. Tánh tình Bùn dứt khoát lắm, làm từ thiện luôn sốt sắng, tích cực với công việc còn cầu nguyện nơi đâu, có gặp người trí thức thì ở lại học hỏi, còn gặp những Ông Bà đã đến Phật Đường mà cứ đem việc trồng trọt hay nói chuyện thằng cha nầy con mẹ kia chú cúng xong là chào rút. Chào hỏi ai thì thật lòng nhưng không dây dưa tình cảm, câu khách; gặp người khác phái chào hỏi sơ sịa là dong, còn có nhu cầu về Phật pháp hay từ thiện thì không quanh co dài dòng, đi ngay vào vấn đề.
Bà con trong xóm thấy hạnh cách của chàng trai làng mình sáng tỏ, cao quí, người ta phát tức cho cha mẹ chú đặt tên con sao mà thấp trủng, ẩm ước, xấu xí. Hạnh cách của chú đẹp, vui vẻ, vị tha, tên của chú đáng lẽ phải là tên cùng dạng như hoa Sen mới vừa.
Có một Ông cụ ở cách nhà Bùn khoảng cây số, già yếu gầy gò còn thêm bệnh hậu. Nhà nghèo, con cháu sáng dậy đi làm mướn tới hết chiều mới về, Ông cụ ở nhà một mình thiếu người săn sóc. Người ta biết Bùn có tánh thương người và Ông già đau khổ ấy đáng được xã hội, tình làng nghĩa xóm quan tâm nên yêu cầu chú tới lui chăm sóc. Bùn nhận lời, chăm sóc ông cụ rất kỷ còn thêm khuyên Ông Niệm Phật, nhớ tưởng điều lành, làm lành ăn lành nói lành. Quên hết các chuyện không đâu cho lòng thanh tịnh Niệm Phật nhập tâm. Người ta có già, bệnh, nhưng không có khổ tâm vì thân già bệnh thì cuộc sống sẽ an lạc ngay. Ông cụ thấy hạnh cách của chú mà thương mến nên theo lời khuyên ấy phát tâm niệm Phật ăn chay.
Giông to gió lớn tới. Một nữ tu nhà giàu 26 tuổi, làng cách làng với chú đã gặp nhau trong một lần làm từ thiện chở qùa đi cứu trợ cho những gia đình nghèo miền xa thì đã đem lòng ngưỡng mộ. Phát quà cho ai chú cũng nâng lên đưa một cách trân trọng. Gặp người già yếu, bệnh tật đi đứng khó khăn chú xách bưng phần quà ra tới đường xe rồi trở lại dìu dắt. Chú khuyên bà con kém may mắn hãy rán Niệm Phật ăn chay khởi lòng bao dung tha thứ để chuyển đổi cái nhân bất lành của kiếp trước. Nữ tu bỏ tiền ra rồi đứng mà sai như cái dạng chỉ huy, thấy Bùn tướng tá cũng dễ coi, lanh tay lẹ chân làm không nghỉ mà cô bắt mệt giùm. Chận đứng anh ta thì không có cách, muốn hỏi chuyện làm quen nhưng trông anh ta quá nghiêm mà chưa dám, chờ cơ hội…
                                Hình minh họa Ông Đạo dẫn xe đạp  
Bùn chạy xe đạp giữa đường xẹp bánh, dẫn bộ một đoạn dài không có tiệm vá, trường hợp đã khiến, vị nữ tu từ sau tới, thoán thấy Ông Đạo dẫn xe cô vèo qua như bay riết về nhà mình, kêu thằng em trai chuẩn bị đồ vá ép, đợi xe ông đạo dẫn tới nài vô cho được để vá giùm. Bùn dẫn xe đến ngang cửa một nhà giàu, bốn bên tường rào cao cửa sắt, cửa ngõ để tróng, có tiếng người từ trong ngõ vọng ra: Xe ghé đây em bơm vá cho anh ơi. Giọng con trai, nghe kêu Bùn chưa dám tin có ai mà tốt với mình vậy. Bùn đứng ngay cửa nhìn vào, thấy có một chú trai đưa tay ngoắc mình. Em trai mời Bùn lên nhà ngồi còn chiếc xe để nó liệu. Bùn nhìn ngôi nhà rộng thênh thang, ghế ngồi cao cấp, ngại không dám lên, cứ quây quần chỗ chiếc xe như không nở xa, một phụ nữ đứng trên tầng nhà cao gọi xuống:
- Dạ xin chào anh hai, mời anh lên nhà nghỉ chân.
Bùn nghe giọng nói không quen tai, quay nhìn cô ấy mà nhớ không ra, mặt mày ngờ ngợ, không chính xác. Chú gật đầu chào cho có phép mà không nói năng gì, quay lại chỗ vá xe. Nữ tu gợi nhớ:
- Chung làm từ thiện, cứu trợ lũ lụt Đồng Tháp mới chừng tháng nay có đâu lại mau quên vậy?
- Xin lỗi, có lẽ vì không tiếp chuyện nhau nên tôi không để ý đến người lạ.
- Trước nói lạ thì cũng phải nhưng đã đến đây với tình cảnh nầy chắc sẽ không lạ nữa chứ?
Tai nghe không thích mà tuổi trẻ thì cảm tình không nên để nó vần lân, Bùn đẩy qua chuyện khác
- Nhờ cô nhắc tôi nhớ ra rồi. Cám ơn cô.
- Nhớ là tốt. Không cần anh cám ơn tôi đâu.
- Thì ra, nhà đây là nhà của cô?
- Dà .
- Tôi không có ý ghé nghỉ, bị chiếc xe đạp xẹp bánh giữa chừng…
- Tôi biết rồi.
- Vậy chú trai đây là,
- Là em ruột của tôi.
- Chú trai có lòng thương người quá!
- Còn thua chị nó nhiều.
- Cô làm gì ai mà so đo hơn kém?
- Tôi thấy anh dẫn xe hồi còn xa kia, có chung làm từ thiện tôi biết anh là người tốt, rất đáng để chị em tôi ngưỡng mộ, chạy riết về kêu nó chận anh lại…
Bùn nhìn mặt nữ đồng đạo để xem độ chính xác là bao nhiêu qua lời cô mới nói, cô ta cũng nhìn anh, rụt rè lay láy đôi mắt không yên.
- Cám ơn cô, để tôi ra tiếp với chú nó vá xe.
- Tôi dặn em tôi rồi, nó không cần anh tiếp đâu. Anh an tâm ngồi nghỉ khõe chân, chừng làm xong nó gọi.
Vá xong chiếc xe đạp Bùn về nhà, nhớ lại câu chuyện giữa đường, lòng hơi nhớm động những cử chỉ người ta tốt với mình, nếu chẳng may dẫn chiếc xe đạp đi biết chừng nào mới có tiệm vá, mẹ ở nhà trông về dùng bửa cơm chiều. Nhờ mình làm phước, thương người nên Phật độ cho có người làm phước giúp mình. Nghĩ xong rồi bỏ. Hôm sau Mai Hồng _ tên của nữ đồng đạo_ tìm đến nhà Bùn, lúc bà mẹ đang vá áo đi làm cho chú, đầu ngõ tróng có chiếc xe chạy vào thắng két trước sân nhà. Người đâu mà mặc thật sang, chạy chiếc xe cũng thật sang. Bà mẹ vá áo nghe tiếng xe dừng trước sân gở kiếng may ra, khách cũng gở nón và khăn che mặt, nhạy miệng hỏi trước:
- Thưa đây có phải là nhà của anh Bùn không à?
- Phải.
- Bà đây là…
- Tôi là mẹ của nó.
- Dạ con xin chào bác.
 Dòm quanh trong nhà nhỏ, trước sân cũng nhỏ, không thấy tăm hơi của người mình tìm, cô gái hỏi:
- Anh Bùn nay không có ở nhà hả bác?
- Cô quen nó à?
- Dạ.
- Để tôi gọi cho, nó mới đi cạo gió xoa bóp cho ông cậu cách đây hai căn nhà thôi.
Bùn cũng chấp lắm, về thấy cách sắm dọn trên người vị nữ khách, mặc kiểu hàng hai giữa đời và đạo, ngại không muốn tiếp. Thật ra điều anh nghĩ tới, giàu sang không phải là cái tội, nhưng chỗ tu hành mà màu mè sắc tướng quá sợ đem đến ảnh hưởng không tốt cho tinh thần. không muốn tiếp là mình tự bảo vệ lấy mình sự tu hành cho đến nơi đến chốn, chớ không có nghĩa là trách họ sai.
- Hôm qua xe của anh về tới nhà an toàn chứ?
- Dạ an toàn. Cám ơn sự quan tâm của cô.
- Tôi lo là không biết thằng em mình làm nên công việc với anh không, ở nhà đây có đời nào nó vá xe, phương tiện để vá tôi kêu nó đi xin ở nhà ông chú bên cạnh. Anh về tôi muốn biết sự an bình của anh mà không biết số điện thoại. Đến đây chỉ gặp mẹ, không thấy anh, tôi hỏi thăm, mẹ mới đi gọi anh về.
Bùn không thích nghe cái kiểu nói năng lặp lờ, mẹ ai? mẹ của cô hay mẹ của tôi nói ra cho đủ. Nhưng nếu đem chuyện nầy mà bàn sẽ có thêm nhiều thời giờ chuyện trò là không nên, chú nói để kết thúc hồ sơ một vụ việc:
- Cám ơn sự lo lắng của cô, nhưng tôi đâu có sắm điện thoại mà biết với không biết.
Cách nói năng cụt ngút người nghe dễ tự ái, dầu biết câu nói ấy là thật lòng, nhưng với người đã quan tâm đến mình mà hành sử như vậy thì hơi vô duyên, cô không bỏ cuộc.
- Bởi vậy mới làm khó cho anh chị em đồng đạo khi người ta muốn biết về anh.
- Đồng đạo thì tôi quen lâu rồi, chỉ có cô là người mới biết tôi thôi. Tôi không xài điện thoại, ngoại trừ cô, chư đồng đạo có ai than phiền sự khó dễ gì tôi đâu.
Mai Hồng nghe rất rõ “đồng đạo thì tôi quen lâu rồi, chỉ có cô là người mới biết tôi thôi”. “Quen lâu” với “mới biết”khác nhau xa, như vậy anh ấy tới giờ chưa nhận mình là người quen sao. Không quen phải cho quen.
- Hay tôi …sắm biếu anh cái điện thoại?
- Nói ra để tôi phải cám ơn sự tốt bụng của cô nữa rồi, nhưng tôi thấy không cần thiết nên không nhận tặng phẩm.
- Thôi mà, từ chối hoài, nhận cho người ta gieo duyên cái đi!
Tiếng “nhận cho người ta gieo duyên cái đi”giọng thật là gợi cảm, mắt long lanh. Bùn đẩy duyên ra:
- Cô ít duyên hơn ai đâu mà đòi gieo thêm? nhà giàu sang cha mẹ cưng chìu, anh em thương mến, cô lại đẹp người đẹp hạnh. Kẻ thiếu duyên là tôi sao lại là cô chứ? Tự biết thiếu thiện duyên, nhưng việc đó đối với tôi giờ là việc nhỏ, việc lớn hơn hết là làm sao để được an ổn tu hành cho đến ngày thành chánh quả, vì việc lớn mà tôi không đòi hỏi ước ao vì về vật chất đủ thiếu, để không phiền phức thêm cho tiến độ tu hành.
Lần khác trên đường đi công quả, cũng với chiếc xe đạp củ kỷ ấy xẹp bánh nữa, Bùn dắt nó, cúi mặt mà bước theo tiếng Niệm Phật trong lòng, bỗng nghe kêu Anh Hai! từ sau vẳng tới, Bùn quay nhìn, một lược có bốn chiếc xe gắn máy dừng lại, hai chiếc xe người nam hai chiếc xe nữ. Những người nam không mang vải che mặt mủi, dễ nhìn, Bùn có biết nhưng không thân lắm, còn 4 vị nữ, chừng lột miếng che mặt ra, cũng là những người có biết mà không thân:
- Chắc tại em tôi không phải thợ, việc làm không chuyên nên anh nay phải chịu dẫn xe lần nữa, lắm nhọc nhằn.
- Với tôi, chú ấy bao giờ cũng là người tốt, đáng khen không chỗ nào trách được. Đừng đem bàn bạc chuyện tôi dẫn xe thêm lần nữa là lỗi do ân nhân ngày trước của tôi. Chú ấy không chịu trách nhiệm với việc tôi dẫn xe một lần hay nhiều lần.
Mai Hồng kêu nói với hai anh đi trong đoàn:
- Anh Ba hay Anh Sáu, anh nào giỏi hơn ra tay điều chiếc xe đạp nầy đến tiệm giùm tôi.
Bùn không cam chịu cho người ta làm ơn quá nhiều, xin can việc từ thiện nầy để chú tự xử nhưng lệnh của Mai Hồng, một nam đồng đạo đi chung trong đoàn lại xóc chiếc đòn dông lên vai cho anh kia rồ máy, Mai Hồng cũng lái theo sau. Còn lại hai chiếc xe mà giờ tới 5 người, đành đậu chờ cho xe kia trở rước. khoảng 10 phút sau Bùn được đưa đến chỗ chiếc xe đang sửa. Mai Hồng đến trước không cho vá, kêu chủ tiệm thay trọn bộ võ ruột. Cô trả tiền đủ các chi phí cho tiệm rồi đi, không ở lại nghe cám ơn vì Đức Thầy dạy “ giúp người đừng đợi trả ơn”mà.
Bùn chạy chiếc xe võ ruột mới với tấm lòng hồi hợp không yên trên đường về nhà. Tức chiếc xe gì đâu mà kỳ cục, hễ lần nào xẹp bánh là có cổ, phạt mười ngày không lăn bánh để bỏ tật “hư còn lựa chỗ” cho sanh chuyện, khó tu.
(CònTiếp)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét