Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015


BẠC LIÊU VÀ DẤU TÍCH CỦA ĐỨC THẦY

 

Tôi được mời đi một chuyến tham quan ở tỉnh Bạc Liêu, lòng nảy sinh hai truyền cảm về Bạc Liêu yêu dấu mà tôi chưa một lần đến đó để biết qua vóc ngọc của Bạc Liêu trân quý đến cỡ nào.

BẠC LIÊU VỚI HAI NIỀM NHỚ:

1 Thương Hiệu Nước Tương.

Có vào cửa xem Trăng, Sao của sau cái móc thời gian đen tối nhất, chúng tôi nói riêng, những nhà tu nghèo nàn dưới mái che cận sau 1975 hay nhắc tên “Bạc Liêu” trong sự sống, cùng thuở  với việc “Mua Đinh Phải Xin Giấy”. Nhà bị nghi có nhiều lúa vượt ngoài quy định về nhân khẩu thì bị “đo bồ”, xay ăn cũng phải ra quan làng ký cho cái giấy mới được. Mua vải may mặc dẩu người rách rưới cỡ nào cũng phải đợi đến kỳ, quan kêu mang sổ hộ khẩu ra cửa hàng nhà nước xin mua. Chờ cho đả nhưng không phải muốn mua bao nhiêu thì mua, quy định mỗi người chỉ được 4 tất thôi. Đem vải về tính may cái gì cũng không đủ, người trong nhà phải nhường qua nhường lại, kết nối từng con số 4 tất cho một người, sắc màu lộng lẫy, bông hoa đen đỏ trắng vàng sà bần.

May mặc hẹp té như vậy thì việc ăn có đâu là sướng miệng. Lắm nhà phải ăn độn bốn sáu hoặc năm năm. Chúng tôi tu hành ở am tranh, sự sống đã đạm bạc sẵn mà không đủ tiền để mua nước tương. Gì sao? Nước tương có giờ là hàng tồn động của trước 1975, rất đắt giá trong khi tiền của mình bao nhiêu triệu cũng chỉ đổi lấy một trăm đồng Bác, dư đâu để mua nước tương giá đắt? Ngày lại ngày phải dùng “ Nước Tương Bạc Liêu”. Lúc nào hễ ăn dù là “ăn độn” khoai trái hay rau đồng cũng phải chắm húp nước tương Bạc Liêu, mới đầu cái lưỡi tăng tăng nhám nhám rất là khó chịu, buộc ăn riết thành ghiền. Nhiều người gọi “Nước Tương Bạc Liêu”quen miệng mà chưa biết là một sáng tác của vị Lạc Đạo An Bần nào. Quý đạo nơi am cốc trong tín ngưỡng PGHH tu riết trong cái “An Bần”, dùng trường kỳ nước tương Bạc Liêu, quên nước tương màu hồi nào không hay. Thương hiệu nầy có cái ưu điểm là dùng đến bao lâu cũng không hôi mốc, chỉ mua một lít thôi, cho mặc sức dùng đến nửa năm sau mới hết mà giá lại rẽ rề nghèo khổ cỡ nào mua ăn cũng nổi.

Mùa thu, đầu thập niên tám mươi, từ Kiến An, tôi thích cái cảnh vắng lặng  của Rạch Hang Tra mà một mình đến đó tịnh tu, quanh chòi tranh có những cây gáo vàng to cao chót vót, treo đầy lá Hắc Sửu, khi gió giông to những cây gáo vàng rung rẩy, hắc sửu vắt trên cây múa xuề xòa trông khá đẹp mắt. Mùa nước mùa khô gì tôi cũng đem nước tương Bạc Liêu ra mà “đụng trận” với Hắc Sửu, quân Hắc Sửu phải thua non, hết dám vũ điệu xuề xòa, mình gầy xẹp lép lá ra không nổi. Quý huynh đệ tu ở núi Doi ngay mùa khổ của 1975, ăn độn bốn sáu với khoai mỳ mà mấy dãy hàng rào Nọc Trụ bà hai cho, cái thứ mình mẫy gai gốc thấy mà ghét cũng bị nước tương Bạc Liêu đánh sập chết hết.

2 Kỷ Niệm Gót Ngọc của Đức Thầy.

Tỉnh Bạc Liêu là nơi Đức Thầy lưu trú qua thời gian khá dài. Không biết chính xác Đức Tôn Sư về Bạc Liêu vào ngày tháng nào trong năm Tân Tỵ 1941, theo quyển SẤM GIẢNG THI VĂN, những loạt bài Đức Thầy viết về xuân năm Tân Tỵ lúc Ngài ở nhà thương chợ quán, bài cuối để đi về Bạc Liêu là bài “Cảnh Xuân” mà thời gian sáng tác chỉ đề là Tết Năm Tân Tỵ. Cho đến ngày mùng 6 tháng 6, cách nửa năm từ bài viết có tựa là Cảnh Xuân ở nhà thương chợ quán thì Ngài sáng tác bài “Đi Trình Báo” đề xứ Bạc Liêu. Tính ra, Ngài lưu trú ở Bạc Liêu suốt một năm hai tháng( tính theo móc thời gian của các bài sáng tác), từ bài “Đi Trình Báo” ngày 6/6 năm Tân Tỵ đến bài cuối của xứ Bạc Liêu là “Những Câu Chú Thường Niệm” 24 tháng 8 năm Nhâm Ngũ 1942 để bước qua trang xứ khác đất địa Sài Gòn mà vẫn còn thương tưởng những tín đồ chân thành ở Bạc Liêu, hạ bút bài” Cho Cô Năm Võ Thị Hợi ở Bạc Liêu” tại một thành phố náo nhiệt, Sài Gòn ngày 16/11/ nhâm ngũ 1942.

Từ Đức Thầy đến Bạc Liêu, ngụ nhà Ông Ký Giỏi, chính quyền tỉnh buộc Ngài phải đến đồn cảnh sát trình diện vào ngày thứ hai mỗi tuần. Gặp khó nhưng Ngài vượt khó để đến với chúng sinh bằng những lời khuyên tu qua các bài viết: “ĐI TRÌNH BÁO, TAM NGƯNG LÝ THUYẾT, VỊNH QUẠT MÁY, VỊNH CON BEO ĐÁ, CHO ÔNG HẠNH, VÌ SANH CHÚNG, NGŨ NGÔN CÁCH CÚ, MONG CHỜ, NIỆM DI ĐÀ, CHO ÔNG VÕ VĂN GIỎI Ở BẠC LIÊU. GIẢI THOÁT CỬU HUYỀN, TỘI VỚI THIÊN HOÀNG, TRÁI SẦU RIÊNG, MẤY ĐOẠN TƠ LÒNG, TƯ TƯỞNG, VỌNG BẮC HÒA NAM, ÔNG PHAN CHÂU BÁ HỎI ĐỨC THẦY ĐÁP HỌA, BÀI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ CỬU HUYỀN, NÉM CẤP BẰNG. CHO THẦY ĐỘI GIÀU, CHO ÔNG TRẦN QUANG HẠNH, THỨC TỈNH MỘT NỮ TÍN ĐỒ Ở BẠC LIÊU, CHO ÔNG CÒ TÀU HẢO, CẢM TÁC, BUỒN, TỦI, GỞI BÁC SĨ CAO TRIỀU LỢI, CHO THẰNG TÂN, HOÀI CỔ, DỤNG KINH QUYỀN, RỨT CÁI NGU ĐẦN. và đặc biệt hơn, trên xứ Bạc Liêu nầy Ngài đã viết ra chín bài pháp luận bằng tản văn thâm sâu về thiền môn học: THẬP NHỊ NHƠN DUYÊN, MÔN HOÀN DIỆT, ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG SANH, LỜI KHUYÊN BỔN ĐẠO, PHẬT LÀ GÌ? CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO CỦA PHẬT, CHƯ PHẬT CÓ BỐN ĐẠI ĐỨC, SƠ GIẢI VỀ TỨ DIỆU ĐỀ, TRONG VIỆC TU THÂN XỬ KỶ, sau cùng là bài NHỮNG CÂU CHÚ THƯỜNG NIỆM.”

Các bài viết của Đức Thầy tại xứ Bạc Liêu rất có giá trị cho việc tu và những học giả muốn nghiên cứu về học Phật PGHH.

Từ xứ sở có món ăn ngon được ca dao ngợi khen: “Chiều chiều quạ nói với Diều, Cù Lao Ông Chưởng thiếu gì cá tôm ”Khởi hành từ lúc 21 giờ 16/9/ năm Quý Tỵ 21/10/2013, xe chạy suốt đêm, 7 giờ sáng hôm sau chúng tôi đến điểm du lịch đặt tên cho  một chuyến đi “MẸ QUAN ÂM NAM HẢI”.Thật ra, đây là điểm tham quan tân thời không một chút cổ tích nào. Các đoàn người xa về Bạc Liêu có một điểm chung là viếng khu tượng đài Quan Âm Nam Hải trên một vùng lấn biển rộng bao la. Dân địa phương cho biết, trước và cận sau năm 1975 khu nầy nước mênh mông, không nhà. Nhiều tin hợp lại rằng: dân chúng chịu không nổi sự đói khổ thiếu ăn, thiếu mặc của cái thời gian sau 1975, thật là khiếp đãm khi đã hút thuốc bằng giấy vò, gội đầu bằng nước tro nên đã sắm tàu đi tìm tự do trên những quốc gia khác. Rủi thay! Một số không ít những con tàu đã gặp phải sự xui rủi, chưa đến bờ tự do thì bị đắm tàu dưới những con sóng hãi hùng, thây người trôi lểnh nghểnh, thuận gió mùa đã tấp vào bờ biển Bạc Liêu. May mắn còn một ít tàu thoát được, qua những đất nước tự do, làm ăn khắm khá, thương bạn đồng hành đi tìm tự do mà bất hạnh, họ chung đậu tiền về dựng tượng đài Quan Âm Nam Hải cứu khổ cứu nạn độ siêu linh hồn những người bị chết trên bước phiêu lưu tha phương cầu thực. Miền duyên hải đất hoang bỗng trở thành linh địa, người ta tin có Quan Âm Nam Hải chủ trì tầm thinh cứu khổ là cơ hội tốt cho các Thầy kinh doanh cất chùa trong khu du lịch để thương mãi hương đăng.

 

NHÀ HÀNG NỔI

 

Điểm du lịch nầy phong cảnh vắng vẻ mà rất hữu tình, gợi cảm. Một chiếc cầu bắt ra rất xa trên biển, có quầy hàng ăn uống. Nhà hàng nằm ngoài khơi không được cây làng che chắn sức huy hiếp của gió, giông to thổi phai sắc màu quyến rủ. Triều cường nhà hàng có vẻ uy nghi quí phái, khi triều xuống thấp sát, nhà hàng như anh chàng cao cẳng lều khều, mặc sà lỏn đứng đội cái mâm trên đầu. Gió như giông to làm ù tai, lất phất vạt áo. Nhìn ra khơi, rải rát những chiếc tàu hì hục với con sóng bạc đầu, lúc ngoi lên cao, khi vùi xuống nước.

Ở chơi không lâu thì đã phát lạnh, chúng tôi kêu nhau chụp chung vài bôi hình làm kỹ niệm. Xong là rút nhanh.

NHÀ ÔNG KÝ GIỎI

Xe đỗ trước đường nhà Công Tử Bạc Liêu, chúng tôi vừa xuống xe chưa kịp đi thì một người đàn ông trẻ bán vé số trên đường dừng lại nói với chúng tôi: Các cô chú định vào tham quan khu nhà Công Tử phải không? Đây đâu có gì xứng đáng để cô chú quan tâm, cái chỗ ăn chơi sa đọa từ xưa giờ, chủ nhân dám đem tiền làm củi đốt nấu ăn đó không phải là tấm gương cao quí cho quý cô chú noi theo. Hãy đi lại nhà Ông Ký Giỏi sẽ tốt hơn.

Nghe anh ta nói, nhìn lại mình tôi rất là mắc cỡ. Mọi người có mắc cỡ như tôi không thì tôi không biết nhưng họ không một người vào nhà Công Tử Bạc Liêu, đồng ý đi hết về hướng nhà Ông Ký Giỏi. Để xe trước đường nhà Công Tử Bạc Liêu cho bác tài nằm sướng mắt một chút, chúng tôi rủ nhau đi có dọc, lượng qua lượng lại trên vài ba dãy phố đường tỉnh Bạc Liêu mới đến nhà Ông Ký Giỏi. Trên đường có vài người đi sánh vai tôi mà nói, tôi đã đi đôi ba lần qua đều chỉ đứng ngoài nhìn chứ không thể vào trong khu nhà Ông Ký được, bởi nhà Ông ấy đã bị chính quyền tỉnh Bạc Liêu soán đạt làm cơ sở nhà nước. Nghe thế, tôi dừng lại chuẩn bị  chiếc máy ảnh lên đến độ nhạy cảm nhất, nếu không vào được thì lanh tay lẹ mắt, ở ngoài đường đưa máy lên mà bấm nút. Tôi đứng trước đường nhà Ông lòng ngậm ngùi thương nhớ Đức Thầy, liền cảm nhận có sự ấm áp vì hơi hương của đấng giác ngộ như còn dư đọng đâu đây.

Tôi cho rằng ở xứ Bạc Liêu nầy, nhà Ông Ký Giỏi là một chùm sao sáng có 3 điểm tựa rất đáng trân trọng:

1 Đức Thầy đang dùng trà tại nhà Ông Ký Giỏi nhưng chữa cháy được một kho xăng xa trên phố chợ, Ngài hất bổng một ly nước trà quí để biến thành một đám mưa to  tưới tắt đám cháy kho xăng. Việc nầy không phải Đức Thầy nói trước  để tự hào về mình  mà là sự bẩm báo của người giúp việc, Y có mặt tại hiện trường nên những gì Y nói đều là sự thật không thể không tin. Ông Ký nghĩ thông hơn, khen thầm người vợ yêu quí của mình sớm hiểu, đã chọn nơi chơn chánh, quy y đúng chỗ. Từ đó Ông phát tâm cung kính Đức Thầy và tỏ dấu ăn năng vì những ý nghĩ bất kính với Đức Thầy khi Ngài hất bổng một tách trà thơm, xin được quy y. Đức Thầy liền can Ông việc hối hả nầy.

2 Cũng tại nhà Ông Ký xảy ra một cuộc tranh luận sôi nổi về khoa học và tâm linh. Ba người bạn của Ông Ký có học vị nhà trường và địa vị trong xã hội, họ từ Sài Gòn đến muốn trao đổ với Đức Thầy về những cáo báo của Ông Ký: Ông tư Hòa Hảo đã chữa cháy một kho xăng mà trên hiện trường không có Ông ta, ngồi dùng trà ngay nhà tôi, chỉ một ly trà Ông mới nếm một chút thì đã hất bổng lên chữa lữa đằng xa kia. Đức Thầy biết trước nhóm bạn Ông Ký ảnh hưởng nặng về tân học và họ đang đẩy mạnh phong trào duy tân của họ. Dĩ nhiên họ thích trình bày về duy vật biện chứng nên Đức Thầy mới đưa tỷ dụ về nguồn điện đèn với cái cong tắt điện để bật hay tắt khi mình muốn. Đức Thầy không động vào cong tắt điện mà điện vẫn chạy hay tắt nguồn hoàn toàn trước mắt các Ông để các Ông tin lời báo cáo của Ông ký là đúng. Đức Thầy dầu không ở hiện trường của đám cháy mà vẫn chữa được đám cháy giống như cái công tắt điện Đức Thầy không sờ vào mà vẫn bật tắt được nguồn điện đó thôi. Trước sự thật nầy các nhà tân học bạn Ông Ký như muốn choáng voáng mày mặt. Những tưởng duy vật biện chứng là đỉnh cao của nhận thức đúng đắn và khách quan, nay bị Thầy Tư Hòa Hảo làm cho não trạng khoa học của mình bị tê liệt, thua không giảy giụa để kiếm ăn vớt vác chút nào. Thầy tư Hòa Hảo đã thành tựu được khoa gì mà hay chứ? Ngoài khoa học còn có khoa tâm linh phải không?

3  Bà Ký đã phát tâm theo Phật Giáo Hòa Hảo, không biết bà quy y với Đức Thầy ở tại nhà nầy hay ở đâu khác và nguyên nhân nào bà lại tin Đức Thầy là bậc siêu nhân cổ Phật lâm phàm trước hơn Ông? Lúc Đức Thầy ở nhà Ông Bà Ký để phải chịu cảnh đi trình báo tại đồn cảnh sát “mỗi tháng bốn lần nhọc cẳng Ông”như trong Sám Giảng Thi Văn đã nêu. Bà ký đối kính Đức Thầy thế nào không nghe nhắc đến, chỉ nhắc rằng sau khi Đức Thầy vắng mặt những vì trước kia bà đối kính Đức Thầy dầu nay Ngài xa cách bà vẫn làm việc cung kính sự vô vi với Ngài như lúc Ngài chưa vắng mặt. Căn phòng dành cho Đức Thầy được luôn luôn bảo vệ tốt, Bà Ký mỗi ngày vào phòng lau quét bụi mạn Nhện và mỗi chiều tối đến thì Bà quạt Muỗi giăng mùng sáng lại cuống mùng xếp chiếu, bổn phận đối kính mãi mãi.

Tiếc vì hôm nay, ngôi nhà nguy nga của Ông Bà Ký còn đó, muốn vào xem cho biết căn phòng mà Ông Bà dành cho Đức Thầy có tầm ngưỡng mộ đến dường nào và có thể may mắn, cảm nhận hơi ấm của Đức Thầy, sự thơm tho của Ông Bà ký đối với PGHH sẽ còn vương động đâu đây. Nhưng người đâu lạ lại ở không cho chúng tôi vào. Người xưa đã khuất vắng nhưng con cháu họ đáng lẽ phải được kế thừa, sao mà dễ rơi vào tay của chính quyền tỉnh Bạc Liêu để họ thay tên nhà riêng thành cơ sở của nhà nước? Nhìn ngôi nhà có biết bao kỹ niệm trong trái tim của người tín đồ PGHH mà đau lòng. Phụ thân tôi kể, Ngày xưa, Khi hay tin Đức Thầy về Bạc Liêu, ở nhà Ông Ký Giỏi, tín đồ mọi nơi hễ nhớ Thầy thì hướng tâm về đó mà cầu nguyện, có người rảnh rang đạp xe hai ba ngày mới tới đó, Sợ Thầy không dám vào thăm, đi tới đi lui ngoài đường chờ nhìn trộm Đức Thầy cũng sướng.

Trong bài TẠM NGƯNG LÝ LẼ Đức Thầy viết tại Bạc Liêu ngày 20 tháng 6 năm Tân Tỵ có bốn câu than về chuyện những bổn đạo đến thăm Đức Thầy mà phải ở ngoài song cửa:

“Nghĩ cuộc đời lương tâm càng cố gắng,

Lòng ta sao rối rắm cuộc tằm tơ.

Vì đâu nên nỗi hẫng hờ,

Với ngường tha thiết đợi chờ ngoài song”.

Nhắc lại cái sự nghiệp đạo đức PGHH của Ông Bà ký Giỏi Người tín đồ biết yêu kính Đức Thầy thì sự đối kính của Bà Ký Giỏi nhà nầy nên được tôn là đại ân nhân.

10/11/2013

Lê Minh Triết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét