ĐẠO PHÁP VÀ SỰ TU
HÀNH
Cám ơn quý vị đến thăm đồng thời còn tạo cho tôi cơ hội được cùng
quý vị hâm nóng “đạo pháp và sự tu hành”.
Đạo Pháp: Để làm đơn giản và dễ hiểu, Đạo là con đường, Pháp là
bài dạy đi trên con đường đó. Chẳng phải chúng ta đã vào đạo PGHH rồi
sao? Nhưng hạnh cách của mỗi đồng đạo có khác vì qua bài dạy để mỗi người tìm
ra đáp số kẻ đúng nhiều người đúng ít. Có được con đường và đi đúng trên con
đường là hai chuyện khác nhau. Nói một cách khác, đạo với tư cách của một tôn
giáo, Pháp là giáo lý của một tôn giáo. Đạo không có giáo lý giống như con
đường cho người mù.
Vừa qua quý vị đã trích hỏi tôi một đoạn Giảng của Đức Thầy về
Pháp Môn Tịnh Độ:
“Lòng thương chúng
thuyết phương Tịnh-Độ,
Đặng dắt dìu tất cả
chúng-sanh.
Nếu như ai cố chí làm
lành,
Chuyên Niệm-Phật cầu
sanh Phật-Quốc.
Cả vũ-trụ khắp cùng
vạn-vật,
Dù Tiên, Phàm, Ma, Quỷ,
Súc-Sanh.
Cứ nhứt tâm tín, nguyện
phụng hành
Được cứu-cánh về nơi an
dưỡng.
Chỉ một kiếp Tây-Phương
hồi-hướng
Thoát mê-đồ dứt cuộc luân hồi.
Những câu trích dẫn trên là Đạo Pháp của Đức Thầy, trong đây quý
vị nói là chưa thông về cùm từ “ cầu sanh Phật-Quốc”. Quý vị thắc mắc: dạy “cầu
sanh” thì phải cho ra bài cầu sanh chứ! Phải chăng vì chúng tôi chưa thuộc hết
Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý của Đức Thầy nên không thấy bài Cầu Sanh Phật Quốc ở
bài nào. Hoặc như chúng tôi đã đọc qua hết nhưng cụm từ Cầu Sanh Phật Quốc chỉ
là ẩn ý thôi?
Thưa quý đạo hữu! Tôi cũng không thấy bài “Cầu sanh Phật-Quốc”
bằng một bài Cầu Nguyện hẳng hoi. Trong Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý, người tín đồ
có bài Cầu Sanh Phật-Quốc nhưng không phải cho mình mà là cho tha nhân. Căn cứ
theo bài “Cách cầu nguyện cho người chết” “… Nam Mô…nay mình thành tâm cầu nguyện
cho…nhờ ơn Đức Phật từ bị cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ vãng sanh miền
Cực Lạc”.
Theo tôi nghĩ, Đức Thầy kêu mình cầu sanh Phật Quốc đối với tha
nhân thì có bài còn với chính mình là không. Bởi vì tha nhân ở đây thuộc thành
phần đã chết. Nếu chúng ta không bàn về mặt vô hình mà hữu hình thì người chết
đã hoàn toàn bất lực sự tu hành. Con đường vãng sanh bằng tự tu tự niệm về cõi
nước Tây-Phương trải dài đến mười muôn ức Phật độ đã không còn nữa. Trong việc
công phu, tha nhân tu bấy nay chỉ mới được nữa đường hay hai phần ba đường thì
thọ mạng đã tới hồi kết cuộc, họ coi như bất lực hoàn toàn trên đoạn đường còn
lại thì cụm từ “cầu sanh Phật-Quốc” qua bài “Cách cầu nguyện cho người chết” là
rất hợp lý. Chúng ta còn sống đây, sống một cách mạnh khõe và đang đứng ở vị
trí “chủ tu”, ta không bất lực với việc tu, nếu có xảy ra bất lực là tại chính
chúng ta thôi, sáu căn và sáu trần lưu luyến để ta không còn niệm Phật tu hành
vì được…là tại ta thiếu tư cách chủ tu.
Để dạy tu cho Ông Cò Tàu Hảo Đức Thầy cũng bắt đầu từ đó:
“Trong sắc thân giám
thị lục căn.
Đừng cho chúng tính
lăng quằng,
Ngoài thì chấp thủ mà ngăn lục trần”.
Trong khi ta còn đây gặp những gút mắc thì phải tự chảy gở cho
suôn. Đức Phật dạy khuyên ta tu chứ không đề ra giáo lý để đỡ đần cho phép ta
bất lực. Do đó, việc cầu sanh Phật-Quốc đối với chúng ta vấn đề rất đơn giản,
chỉ niệm Phật thôi là đủ. Nói luôn cho dễ hiểu “Chuyên Niệm Phật” tức là tự
mình “cầu sanh Phật-Quốc”cho chính mình.
- Đây là một lý giải hay, chúng tôi xin ghi nhận.
- Xưa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tiên tri rằng: Qua đến thời kỳ mạt
Pháp, các kinh điển thượng thừa của Phật lúc xưa dạy hạng cao nhơn “kiến tánh
thành Phật” sẽ không mấy hiệu quả cho đời người mạt hạ, vì mạt hạ là nơi rớt
dần rớt dần từ đời Thượng Ngươn Trung Ngươn cho tới Hạ Ngươn nhiều cặn bã xã
hội, con người hung ác, phước mỏng nghiệp dày kém khả năng tự tu tự chứng, chỉ
còn pháp môn Niệm Phật để được Phật cứu qua thế giới của Phật. Mạt Hạ, tu Pháp
môn Tịnh Độ là ưu thắng hơn các Pháp Môn. Đức Tôn Sư ta là trên trước lâm phàm
lãnh sứ mạng độ chúng như Ngài nói:
“Đức Di Đà truyền mở
đạo lành,
Bởi vì Ngài thương xót
chúng sanh
Ra sắc lệnh bảo ta truyền dạy.”
Hoặc:
Đời ngươn hạ nhiều
người hung dữ,
Nên xảy ra lắm sự tạy
ương.
Đức Di Dà xem thấy xót
thương,
Cho chư Phật xuống miền dương thế”.
Vậy sứ mạng độ đời của Đức Thầy cho dù có nhiều pháp môn nhưng
khắn khít hơn hết là truyền bá Tịnh Độ Tông. Trong chuyến đi dạo lục châu và
viết quyển “Sám Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm” Đức Thầy kể lại đã gặp một
người tu, nhưng tu đi đường nào chứ không phải con đường Niệm Phật cầu Vãng
Sanh Tịnh Độ;
“ Có người tu niệm đáng
thương,
Điên mới chỉ đường Tịnh Độ Vãng Sanh”
Thưa chú, theo như Đức Thầy nói, Ma Quỷ, Súc sanh tu theo pháp môn
Niệm Phật còn được “chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng, thoát mê đồ dứt cuộc
luân hồi” thế chẳng phải đã quá dễ dải rồi sao! Học hành những thứ khác tốn
thời giờ cũng như không.
Trong câu hỏi của quý vị tôi thấy hình như có điều ngộ nhận, cần
phải làm rõ. Như quý vị nói “ chẳng phải đã quá dễ dải rồi sao”? Thật ra không
dễ dải chút nào, vì nếu dễ, mỗi đồng đạo chúng ta khi bỏ xác phải có dấu hiệu
vãng sanh chứ.
Thuyết nhân quả là giáo lý Cương lĩnh của đạo Phật, nhưng ta có
thói quen nhìn hiện tượng cái quả hơn là trông vào nhân. Nghe nói Phàm, Ma Quỷ,
Súc Sanh tu pháp môn niệm Phật chỉ một kiếp thì “ thoát mê đồ dứt cuộc luân
hồi”. Nghe qua lời dạy hết sức là vui mừng mà không hề thắc mắc, đặt ra câu hỏi
đâu là nguyên nhân có tính quyết định “thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”chỉ trong
một kiếp nầy??? Sự thắc mắc đưa ta gặp “Chuyên Niệm Phật” đúng không? Có muốn
bỏ chạy khỏi đây không? Bỏ chạy khỏi cái nhân Chuyên Niệm Phật mà mong vãng
sanh là không có đâu. Rõ ra, chuyên Niệm Phật chính là cái “nhân” đủ sức mạnh
để tạo ra kết quả “thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi”.
Khi bàn đến yếu mục “chuyên Niệm Phật” thì vấn đề không còn là đơn
giản nữa, phải là môn sở trường, nghề chuyên môn. Nếu thiếu chuyên môn trong
nghề nghiệp Niệm Phật tất nhiên bị những niệm khác chen vào cắt đứt sự niệm
Phật thì không thể gọi là “chuyên Niệm Phật” được.
Ông Bà Cha Mẹ hay dạy
con cháu, làm việc vì tính toán cho kỷ, đừng có quá ham nghe người ta nói hay
nói giỏi mà chạy lung tung nhiều nghề, “đa sư hư bệnh”nghề nào thì chọn một
nghề thôi “nhứt nghệ tinh, nhứt thân vinh”. Chúng ta đã chọn cái nghề Nam Mô A
Di Đà Phật thì cứ mà dồn hết sức mình hành động thấm thía vào nghề nầy. Nghèo
chết bỏ cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
01/6/2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét