NẾU ĐÃ LÀ TÍN ĐỒ PGHH
XIN HÃY LÀM
THEO LỜI CHỈ CỦA ĐỨC THẦY
Kinh thưa chư quý đồng đạo! Nhờ dịp cúng
giỗ mới gặp quý vị, xin hoan hỉ cho tôi tỏ chút tâm sự. Tâm sự của tôi là “NẾU
LÀ TÍN ĐỒ PGHH XIN HÃY LÀM THEO LỜI CHỈ CỦA ĐỨC THẦY”
Từ lâu tôi nghe có một nhóm tu, họ cũng là tín đồ Phật
Giáo Hòa Hảo lắm khi khoe khoan một cách tự hào nhưng lại có biểu hiện sái chân
truyền, ví dụ về mục “Tang Lễ”. Phần “Cách Cầu Nguyện Cho Người Chết” đã đành
rành ra. Nhằm trong Tang Lễ Đức Thầy dạy rằng: “Trong lúc ở nhà hay trong lúc đưa đám
tang gì cũng vậy, nếu có tổ chức sắp hàng chấp tay niệm “ nam Mô Tây Phương Cực
Lạc thế giới tam thập lục vạn ức, nhứt thập nhứt vạn cửu thiên ngũ bá đồng danh
đồng hiệu đại từ đại bi tiếp dẫn vong linh A Di Đà Phật”. Nếu người chết là nhà
sư thì câu chót đọc “Tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật”. Nhưng nhóm đồng đạo nói
trên, quy y PGHH mà phụ phàn lời dạy của Đức Thầy, hễ chừng có người chết liền
niệm Lục Tự Di Đà chứ không niệm bài Tây Phương Tiếp dẫn. Nếu có ai thắc mắc
sao lại bội bạc với Đức Thầy như thế thì họ đem ra sách của Ông sư nầy, Ông Tổ
nọ mà cãi lý. Lời dạy của Đức Thầy hoàn toàn bị bỏ quên.
Ta học đạo Thầy thì phải nghe lời Thầy dạy là chính.
Những luận của các đại tổ sư là thêm phương tiện dẫn dắt phù hợp với giáo lý
PGHH thì học hành theo, nhưng sự học hành theo không vượt quá sự cho phép của
quyển “Tôn Chỉ Hành Đạo”.
Tu theo PGHH thì trước tiên là “lãnh bài Cầu Nguyện về
rày mà tu”. Nếu cái trước tiên ấy làm không xong, lãnh bài cầu nguyện về chất
đống hai ba cuốn trong nhà mà sai thì cứ sai vậy học đạo chi cho uổng. Lâm phàm
độ chúng, biết trước là sẽ có số tín đồ dạy chẳng nghe lời, học ở Ngài mà chừng
tu là tu theo kẻ khác, dám tranh luận lại Đức Thầy về tổ chức tang lễ, trì danh
niệm Phật chứ không niệm bài cầu Tây Phương tiếp dẫn vong linh, nên Ngài đã
biên rành mạch ra trong quyển “Tôn Chỉ Hành Đạo” mà vì duyên với PGHH không sâu
nên họ bỏ lảng.
“chốn
sơn lảnh bầy giờ mù mịt,
Cho nên ta dạy chẳng nghe lời”.
Theo tôi, khi một người lâm trọng bệnh có thể dẫn đến
tử vong, ta niệm Phật ra tiếng cho bệnh nhân nghe hoài hoài để họ không bị xao
lảng tâm qua sợ chết, luyến tiếc nhà cửa vợ chồng con cái, hình thức nầy ta gọi
là “hộ niệm”. Đến khi bệnh nhân nhắm mắt lìa đời, mất hoàn toàn khả năng tu
tập, cầu Phật cứu độ xem chắc ăn hơn mình niệm Phật cho vong linh nghe mà niệm theo để tự độ.
Đức Thầy dạy đạo luôn chú trọng về khả năng giác ngộ
của hạng người học tu ở tại gia cư sĩ mà đưa ra pháp môn vừa tu. Như chúng ta
biết, phần đông người tại gia cư sĩ cuộc sống rất là bề bộn trong đó mưu sinh
và tình cảm lấn chiếm một khoảng lớn. Việc tu niệm ít oi, căn bản hai thời cúng
nguyện sớm chiều còn có khi rớt, ngồi niệm Phật sau mỗi thời cúng như sự khuyến
khích của Đức Thầy là không có. Lúc sống khõe chưa tỉnh lòng niệm phật đợi đến
lúc bệnh chướng tới cùng với thọ mạng làm sao mà chủ động việc tu? Giả như
không chủ động việc tu, có người chủ động cho mình tu theo cũng được, đằng nầy
thì khác. Đồng đạo đến trợ duyên, cầu an và hộ niệm trì danh Đức Phật A Di Đà
cho bệnh nhân tỉnh tâm hướng thượng mà bệnh nhân xem mòi không tỉnh, có vị mình
khuyên Niệm Phật thì họ lắc đầu, có vị đã không tự mình niệm Phật, nhờ người
khác Niệm tiếp duyên mà thấy dường hơi như họ không thích. Nghiệp chướng đã đến
với họ nhiều như vậy khi họ còn sống, chừng chết đi mà bảo Niệm Phật cho vong
linh nghe đặng niệm theo điều nầy có phải là hy vọng quá đáng không?
Nghiệp chướng dẫn độ họ đi thì nghiệp chướng sẽ bịt
mắt bít tai để mắt không thấy Phật đến cứu, tai không nghe ai phát ngôn trợ
niệm nhắc nhớ cho mình niệm Phật. Đau nhức mình mẩy dễ khiến cái lòng u u minh
minh, Giờ phút nầy cầu Phật Tây Phương tiếp dẫn sẽ là cách cứu độ hay nhất
trong các cách cứu độ.
Thật là hữu lý khi Đức Thầy dạy về mục Tang Lễ, Trước
tiên đặt bàn cầu Phật giữa sân nhà, đọc bài cầu nguyện cho người mới vừa nằm
xuống được siêu sinh Tịnh Độ. Trong khi còn chờ đợi sự sắp đặt của ban tổ chức,
người đạo đến tham dự lễ tang, không để lơ là qua các việc không đâu làm mất
chánh niệm nên Đức Thầy bố trí công việc phật sự để ai cũng vào công việc Phật
sự nầy gìn chánh niệm: “Trong lúc ở nhà hay trong lúc đưa đám tang gì cũng vậy,
nếu có tổ chức sắp hàng chấp tay niệm “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới tam
thập lục vạn ức, nhứt thập nhứt vạn cửu thiên ngủ bá đồng danh đồng hiệu đại từ
đại bi tiếp dẫn vong linh A Di Đà Phật”. Nếu người chết là nhà sư thì câu chót
đọc: “tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật”.
Như vậy, theo tôn chỉ PGHH ở mục Tang Lễ liên tục hết
cầu nguyện siêu sinh Tịnh Độ nơi bàn Phật giữa sân nhà thì tiếp theo bài nguyện
Tây Phương Phật tiếp dẫn vong linh. Huy cách rực sáng của “tôn chỉ hành đạo”qua
phần Tang Lễ, tại sao một số huynh đệ không tin dùng, phụ phàn lời dạy của Đức
Thầy? Áp dụng câu niệm Phật trong khoảng thời gian chỉ để cầu siêu sinh Tịnh
Độ, cầu tiếp dẫn vong linh? Họ đã đi “lộn đường” hành “lộn chỗ”.
TỬ THÌ TÁNG
Theo chuyện kể về Đức Phật Thầy Tây An giáo tổ Bửu Sơn
Kỳ Hương dạy tín đồ “Tử thì táng”. Đức Thầy là vị chuyển tiếp từ Bửu Sơn Kỳ
Hương ra Phật Giáo Hòa Hảo, và Ngài là hậu thân của cái tiền thân Phật Thầy Tây
An. Không nói thì chúng ta cũng biết tử thì táng. Trong nhiều trường hợp tiến
trình tử táng có khoảng cách dài ngắn, mau chậm là do hoàn cảnh không thuận lợi
cho việc tử táng như chết lúc chiều tối, ban đêm không lo kịp hòm rương, đào huyệt,
hay chờ con cháu đi xa về gặp mặt cha mẹ Ông bà. Trong khoảng thời gian chờ
đời, dĩ nhiên người đồng đạo với nhau phải có trách nhiệm đọc bài tây phương
tiếp dẫn suốt cho đến khi chôn cất xong. Bị mất thời gian lâu bởi hoàn cảnh
không thuận dòng nhưng chủ gia không có ý niệm để lâu đặng niệm Tây phương tiếp
dẫn suốt 4 hay 8 giờ đồng hồ để rồi sau cùng khám đạo hạnh trong mình tử thi
coi sanh về đâu như một số người PGHH tiếp nhiệm vấn đề. Xét ra trong tôn chỉ
hành đạo của PGHH không thấy có tiết mục nầy.
Bàn như thế không phải tôi đả phá các học thuyết tôn
giáo ngoài tôn chỉ hành đạo của Đức Thầy. Không theo và đả phá bài bác là hai
chuyện khác nhau. Trong mục “Đối Đãi Các Tăng Sư” Đức Thầy viết: “Tất cả bổn
đạo nên cung kính các Tăng Sư tu hành chơn chánh. Nếu các Ông ấy có dạy điều
chánh lý, phải nghe lời”.
Điều lôi cuống sự chú ý ở đây, cái gọi là “dạy điều
chánh lý” nó rất khác xa với tên chính danh “Tôn Chỉ Hành Đạo”. Tôn chỉ là
khuôn thước của sự giáo dục còn “dạy điều chánh lý” là học thêm để thuần giữ
Chánh Tư Duy. Nói một cách khác, tôn chỉ của một tôn giáo thuộc về đức tin mà
học thêm điều chánh lý là mở rộng kiến thức. Bỏ đức tin tôn giáo mà học để trau
giồi kiến thức về tôn giáo rốt cuộc sẽ không đem đến kết quả tốt.
Mấy hôm trước có người đến báo tôi hay, cũng một nhà
tu khác nói rằng: Người chết, sau năm hay mười ngày còn có thể sống lại, khuyên
đừng liệm vào quan tài sớm. Điều nầy tôi không đem tôn chỉ ra chứng minh để
loại bỏ một học thuyết rổng. Đứt dây đứt ruột còn có thể nối lại được nhưng nếu
đã đứt hơi thở chỉ chừng một giờ thôi là hết cứu đừng nói chi đến chuyện đứt
hơi thở đến năm mười ngày mà nối được để sống. Như quý vị ai có từng đi hộ niệm
cho người sắp lâm chung, cái chết của họ không phải như tai nạn xe tông, đạn
bắn chết cái rụp, người bệnh chết từ từ dưới chân chết lên, tới đâu là da thịt
lạnh vờn, hệ thống tuần hoàn không cung cấp máu đến đó, người ta khô máu là
chết. Cái chỗ máu không được bơm đến, tức khắc thịt ở đó sẽ biến thành thịt
chết. chết rồi thì thịt bắt đầu rửa thúi, Nhiều đám tang để niệm lâu bốn năm
giờ sau là bủng lên mùi khó chịu, người ta phải đi lấy nước hương xịt ra cho áp
mùi. Chết cách mới bốn năm giờ còn vậy, biểu chờ sau năm mười ngày để coi người
chết có sống lại không thì tôi không biết những người ở quanh quẩn đó làm sao
mà chịu nổi cái mùi ô uế.
Có thể đây mới chỉ là đưa ra lý thuyết, chứ nếu đã đem
thực hành thì sự ô uế sẽ bị lây nhiễm không ít đâu! Chết một người mồ mả chưa
yên thì đến nhiều người, nhiều người…Tôi không tin lý thuyết nầy trường tồn. Theo
Đức Thầy “kẻ chết đã an rồi một kiếp” thì hãy lo cho người còn sống khõe mạnh
tiếp tục tu hành, làm việc ích lợi cho đời nên qua mục Tang Lễ Ngài có phần
quan tâm cho người còn sống “ Bởi vì người ta nhận định xác thịt là hư hoại,
thì trong lúc chết chỉ đem chôn cất cho kín đáo, đừng để hôi thúi có hại cho
người sống, như thế là đủ rồi”.
Dẩu ta không nghe lời khuyên của Đức Phật Thầy Tây An
dạy hễ tử thì táng nhanh, táng gọn nhưng niềm tin là có, đồng thời Ngài dạy thực
hành hai không 1, không mua hòm rương 2, mộ không đấp nấm. Ngài không quan
trọng quá khi xác thân trả về cho Tứ đại, mà quan trọng hơn hết là thực hành “tứ
đại giai không độ nhứt thiết khổ ách”như Bát Nhã Tâm Kinh dạy. Còn sống là
chuyên tu, quán tứ đại giai không, khi đạt đến trình độ tứ đại giai không thì
thân tứ đại đâu còn bị hành khổ mà lo. Đến lúc thân tứ đại bị đòi thì xét không
còn dính dáng vì với ta nữa, vui lòng trả nó ngay về cát bui, trả không chần
chờ “tử thì Táng”. Sấm Giảng “Giác Mê” Đức Phật Thầy Tây An diễn tả cái thâm trầm
của Tứ đại giai không:
“Đi
đâu cho khó nhiều đàng,
Kìa
non bửu tự, nọ ngàn Ma Ha.
Kiểng
nào kiểng chẳng có hoa,
Non
nào non chẳng có tòa Thiên Thai”
Và
câu:
“
Buổi cháu rau đã an phận khó,
Còn
hơn người bán chó treo dê.
Khác
thời uống nước Tào Khê,
Đói ăn Ma Phạn tối về canh tân”.
Đức Phật Thầy tây An cách xa ta, mà câu tử thì táng
chỉ là truyền miệng làm ta ngại tin, nghĩ cũng có lý. Đến như Đức Thầy thì
khoảng cách không còn xa nữa, có thể với tới là đụng. Những cụ xưa có thời gian
sống gần gủi với Đức Thầy, nhiều vị tín đồ lão thành vẫn còn sống. Cái chuyện
Đức Thầy đi đưa đám tang Ông Năm Hiệu, đọc bài Tây Phương tiếp dẫn không bày ra
là bao lâu, chết bao lâu mới liệm và đem chôn, được các cụ kể rành mạch. Có
Ngài ở đó nhưng Ngài không chủ trương đặt tay vào mình người chết mà khám đạo
hạnh Ông năm Hiệu đi về đâu, bây giờ chúng ta nghe ai mà bày ra.
“ Chỉ vọng bàn giữa nhà hay giữa Trời cầu nguyện rồi
im lặng đi chôn”.
Danh từ “im lặng” đặt ở đây là pháp đối “chẳng nên
rước những Ông Thầy dưng bông, đốt giấy tiền vàng bạc, xá phướng lầu kho…” để
hòa vào sự thành tâm cầu nguyện, thành tâm đọc tiếp dẫn Tây Phương trong tang
lễ.
Thưa chư đồng đạo! Chút tâm sự tôi trình xong. Cám ơn
quý vị nhường cho tôi khoảng thời gian xứng đáng. Hy vọng quý vị và tôi có cái
nhìn giống nhau để bảo vệ một cách bảo đảm giáo lý chân truyền của Đức Thầy,
Phật Giáo Hòa Hảo.
Kính chúc thân tâm an lạc.
20/6/ 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét