Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

NHÓM LẤY THUỐC NAM
(Mở cuộc đàm đạo trên rừng)
Huynh đệ! _ Ông trưởng nhóm nói_ Chúng ta hôm nay quá là may mắn, vừa vào rừng gặp được một ổ thuốc quí. Tôi đã quan sát chung quanh đây chỉ một thứ Huỳnh Kỳ, toán mình mai đến chặt một bửa nữa chưa chắc đã hết. Đỡ vất vả đi tìm. Thuốc đã vô bó xong, chỉ còn lên vai là xuống núi.
                                Quý đồng đạo lấy thuốc nam vùng Bảy Núi.
Nếu vậy về quá sớm, _ một đồng sự nói_ xế qua cái bến nắng nóng như gần bếp lửa, không có một thân cây mà che cho… Ối, kiếm thuốc đầy gánh sớm xét chẳng hay ho vì rồi!
Trưởng nhóm cười:
Thuốc khó kiếm thì ta là người bị động, có bửa xế qua mới đầy gánh, vác về tới bến mệt đến bỏ cơm. Hôm nay sự thế khác hơn, dư thời giờ thì ta là người chủ động, muốn về liền hay ở nghỉ chơi cho khõe đả đời là ta có cái quyền đó. Đoàn đi kiếm thuốc nam của mình kỳ nầy chia thành 4 nhóm, tôi chắc những nhóm kia chưa ai đầy gánh trước mình, xuống trước đi lóng nhóng còn mệt thêm, tôi đề nghị chúng ta nghỉ đây khoảng hơn giờ đồng hồ cho lợi sức rồi hãy đổ dốc quý vị nghĩ thế nào?
Ông trưởng nhóm tỏ phân, tất cả đều đồng ý.
Ở nghỉ quân mỗi người nằm thí trên cỏ rác. Anh Dương mới vừa nằm thẳng lưng bổng bật ngồi dậy như thể giật mình, nói:
Nghỉ vầy thì cũng uổng.
Ông bạn nằm bên gắt:
Chứ anh tính đi chặt thuốc nữa sao?
Không phải.
Vậy thì uổng gì chứ?
Tại sao ta không nhân việc rảnh nghỉ nầy đưa ra một vài đề tài nhằm vào sự tu học của người “tại gia cư sĩ học phật tu nhân”như ở vào vị trí của chúng ta lúc nào cũng khao khát.
Ông trưởng nhóm ngồi giật dậy nói:
Hay lắm, tôi hoan nghênh ý kiến nầy, các anh em nghĩ sao?
Ông bạn nằm bên nói:
Như vậy quá tốt còn không chịu nữa là sao chứ! Chả trách anh Dương nói nằm nghỉ uổng là gì. Chúc mừng anh Dương có sáng kiến.
                                        Quý đồng đạo vác thuốc xuống núi.
Giờ xem lại các đồng sự đều ngồi dậy, chừng như có sự hưởng ứng đến vổ tay, ông trưởng nhóm nói:
Chúng ta đây có tổng cộng là tám người, ai mới là người tương đối với khả năng lý giải đề tài?
Nghe hỏi, sáu đôi mắt hướng nhìn một chỗ, một người đề nghị thẳng:
Có Ông đạo Ba đây thôi.
Vậy xin mời Ông đạo Ba nhận trách nhiệm được chứ ?
Nghe kêu đích danh mình Ông đạo Ba nói:
Kính thưa quý vị, vì tôi là người xứ khác đi tiếp lấy thuốc cho đoàn nầy, qua một ngày hành trình, cũng có chút chút trao đổi tâm tình, nhưng chưa chắc như vậy mà các đồng sự biết được tên tôi là Nguyễn văn Ba. Quý vị đặt để thì tôi không dám không nghe chỉ xin quý vị hai điều 1, đừng tạo đề quá khó như thiên cơ hay “nho chùm”; 2, đề tài phải thể hiện tính thực tế để được áp dụng không quá sức công phu của đời sống tại gia cư sĩ học phật tu nhân như chúng ta đây.
Ông trưởng nhóm vổ tay khen ý hay:
Nói rất đúng, vậy tôi cũng có một yêu cầu với Đạo Ba…
Xin lỗi quý vị có thể kêu ngay tên tôi, bỏ cái tiếng “Đạo” được không?
Yêu cầu nầy rất khó _ người đồng sự cận bên chen vào _  vì nếu như vậy chỉ có một tiếng “ Ba” gọn lỏn dễ bị hiểu lầm là Ba má.
Nhưng sao huynh đệ không chịu người ta kêu mình là Ông đạo?_ Ông trưởng nhóm hỏi.
Nguyễn văn Ba trả lời:
Ông đạo thì không có gì, nhưng nếu gọi luôn Ông Đạo Ba là dễ có ấn tượng… tôi rất ngại mà cũng là sợ nữa.
Ấn tượng sợ, sợ gì nào?
Chắc quý vị thuộc lòng câu chuyện trong Sám giảng “Khuyên Người Đời Tu Niệm” của Đức Thầy, Ngài kể lại chuyến đi dạo Lục Châu về vùng Ông Chưởng có những câu:
“ Xuống thuyền xuôi nước thẳng xông,
Ghé nhà Chủ Phối xem lòng Đạo Ba.
Ngồi chơi đạo lý bàn qua,
Mấy bà có biết lúa mà bay không?
Có người đạo lý hơi thông,
Xin Ông bày tỏ cho tôi hiểu rày.
Điên nghe liền mới tỏ bày,
Lúa bay về núi dành rày ngày sao.
Hỏi qua tu niệm âm hao,
Chẳng biết câu nào trái ý Đạo Ba
Những câu chữ như thế mà tên tôi lại là Ba, bị mấy anh em thừa cơ gặp tôi thì họ hay chế giễu: Coi chừng trái ý Đạo ba. Đụng chút chuyện họ cũng gièm: Coi chừng trái ý. Tôi có cảm nghĩ sự hiện diện của Đạo Ba trong câu chuyện là không hay lắm.
Vị trưởng nhóm nói:
Theo Tôi, Nếu huynh đệ được trùng danh gọi với người trong câu chuyện xưa tôi nghĩ là rất danh dự để hiện diện chính mình không trái ý, Điều đáng lưu ý ở đây theo tôi phải nói là may mắn lắm mới được Đức Thầy nói “xem lòng Đạo Ba”, có được Đức Thầy “ xem lòng” giùm, coi như là tu niệm chắc ăn và nhờ đó mà sửa cái tấm lòng để không bị một cú sốc nào. Còn cái gọi là “trái ý Đạo Ba” qua một câu hỏi thì đây là điều được sự cảnh báo trước, để trong lúc tu hành Đạo Ba không gây trái ý khi người ta đặt câu hỏi với mình... Thôi đừng dài dòng nữa mất thời giờ. Ai đưa đề trước?
Anh Dương mới nảy đề ra chương trình nầy_ đồng đạo Hoàng nói _ chắc là anh có chuẩn bị đưa đề, vậy chúng ta nên kiến cho anh làm người mở hàng, có thể là bán đắc đó, quý vị thấy đúng không?
Đúng, Đúng, Đúng… bắt đầu đi anh Dương!
Vậy tôi xin đưa đề:
“ Xưa Tam Tạng Tây Phương quyết đáo,
Bị loài yêu làm bạo lắm phen.
Đức Từ Bi phải lộ trắng đen…”
Hai hâu đầu tôi nghĩ đã rõ nghĩa, chỉ hỏi một câu sau thôi “Đức Từ Bi phải lộ trắng đen” là thế nào?
Anh Hoàng kêu lên:
Khoan khoan, cho tôi có vài lời trước khi Ông Đạo ba lý giải đề tài mà vị vấn chủ vừa đưa, có được không ạ?
Được _  anh trưởng nhóm _ nói.
Câu hỏi của anh Dương có làm trái ý Đạo Ba không ạ ?
Dạ không trái ý, Nguyễn văn Ba đáp qua nụ cười gọn nhẹ.
Thế thì quá hay rồi, Mời Ông Đạo Ba tiếp diễn chương trình.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa anh Dương, Kính thưa quý vị! Từ Bi là hai trong bốn đại Đức Của Phật : Từ, Bi, Hỷ, Xả. Theo như tôi học biết từ các chú các bác, Từ là hiền lành, Bi là thương xót, Từ, Phật độ chúng sanh an lạc, Bi, Phật độ chúng sanh thoát mọi sự khổ. “Từ năng dử nhất thiết chúng sanh chi lạc, Bi ngăng bạc nhất thiết chúng sanh chi khổ”. Lộ là hiển lộ, hiện ra; trắng, đen là dụng ý nói đúng và sai, phải và quấy, tốt xấu, thật giả, chơn ngụy…là sự đối ngược. Đáp số của Tâm Từ Bi là luôn luôn thể hiện sự thương yêu, cứu khổ ban vui.
Người tu nếu đối trước một hoàn cảnh éo le, sự việc trắc trở mà không thể hiện được tính tình hiền lành thương xót, cứu khổ ban vui là hiện đen không hiện trắng, hiện giả không hiện thật, hiện ngụy không hiện chơn là đường tu thất bát, lổ lả. Thông thường người ta có cái bệnh tự cao là thông minh, tu giỏi. Nói nghe hay lắm, mà đụng chuyện mới biết thấp cao, giỏi dở, lộ trắng hay lộ đen; lộ trắng thì tốt mà lộ đen coi như thua đứt chến.
Theo phim truyện nói về Sư trần Huyền Trang Tam Tạng qua xứ Tây Thiên Trúc thỉnh Kinh, trên đường gặp không biết bao nhiêu là kẻ ác xấu, qua biết bao nhiêu là tai nạn suýt chút nữa chết người. Yêu quái phá hại đến chết lên chết xuống nhiều lần, Sư Huyền Trang đã không ghét mà còn thương chúng vô cùng. Biết là yêu quái hại mạng, Tề Thiên, người đệ tử hàng đầu trong các đệ tử, phép thuật cao cường bảo vệ đường tăng trừ quái đuổi yêu theo sự sắp đặt của Quan Thế Âm Bồ Tát suốt trên chuyến thỉnh Kinh. Đụng chuyện Tề Thiên đưa thiết Bảng nện lên đầu quỷ yêu thì Tam Tạng Pháp sư không cho. Gặp quỷ ăn thịt người, húc máu người chúng làm vì Ngài chỉ biết Niệm A Di Đà Phật, gặp yêu nữ bắt ép Ngài làm chồng, Ngài cũng A Di Đà Phật. Lúc bị quỷ dùng phép thuật bắt đi ăn thịt, thật sự thì Ngài có kêu Tề Thiên đến cứu thoát, nhưng thấy chúng bị Tề Thiên giết chết Ngài tỏ vẻ không đành lòng, cũng niệm A Di Đà Phật. Có lần Tề Thiên giết quá nhiều yêu quái, Ngài thà đuổi việc người đề tệ tử tài ba nầy, không cho cùng Ngài trên con đường cầu Phật Thỉnh Kinh.
Tóm Kết:
Kính thưa quý đồng đạo! Qua đề tài “Đức Từ Bi phải lộ trắng đen” của Anh Dương dựng lên, tôi xin tóm kết rằng: Trần Huyền Trang trên đường đi Thiên Trúc thỉnh kinh dầu gặp hoàn cảnh xấu ác đưa đến cỡ nào Ngài cũng đối sử với đầy lòng Từ Bi, một màu trắng trong sạch, không nhuộm chút đen bẩn, trước bao quỷ ma và kẻ ác đã làm cho Ngài chết mất thì Ngài cũng chỉ Niệm một câu A Di Đà Phật mà thôi. Không như phần đông chúng ta, học biết quá nhiều về bốn đức Từ Bi Hỷ Xả mà chừng đụng chuyện là thua non thua nớt, không lộ trắng mà là lộ đen, nóng giận chẳng còn chút từ bi nào cả.
Đến đây đề tài xin được tạm dừng. Kính chúc quý vị Thân Tâm An Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật.
Anh Dương vổ tay, các đồng sự thì khen tặng giải nghĩa rất hay, riêng Ông trưởng nhóm lấy thuốc nam nói vắng tắt: Hôm nay mình lời to huynh đệ ơi!
23/6/2015





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét