Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

CHUYỆN VĂNG VẲNG BUỔI SÁNG SỚM
TA VỚI BÀ LÀ KHỔ

                     Hình minh họa về đôi bạn trăm năm đã bàn về “Ta Bà khổ, Ta Bà lắm khổ"

Anh Kiểu mấy hôm lòng bị châm chít không yên, buồn buồn, có lúc cũng hơi quạu vì muốn trút tâm sự cho vơi đi cảnh khổ mà anh quá đặt nặng với vợ con trong nhà, nhất là vợ. Lúc nào anh cũng phản chiếu câu “Ta Bà khổ, Ta Bà lắm khổ” bằng những phân tích bất lợi nặng nề cho những ai tu khi đã có vợ có chồng. Sanh con cái nói lời phải nó không nghe, dạy càng nhiều nó chống càng dữ. Vợ anh cũng tu nhưng chị ta không nặng nề gây gổ với những đứa con bất trị. Chị căn dặn với lòng thay vì muốn con cái theo ý mình tốt hơn là mình nên theo ý của Phật, thay vì niệm sân hận là niệm Từ Bi, chị đã cảm nhận được điều đó và sống rất có hạnh phúc.
Trút không được, khó chịu, mặt mày đanh đanh, kềm cái tâm cho Niệm Phật mà nó cứ gồng lên, vật lộn. Anh trách vợ sao mà vô tình không cùng anh la rầy con cái. Có lần nóng nảy không kềm chế nổi anh buông một câu rất khó nghe: Nhà nầy con hư tại mẹ! Nhưng chị ta cũng phất lờ sự quấy phải của chồng. Có hôm Chị Tô vợ anh, trưa nóng nắng mà trong nhà không có việc vì cần thiết, chị nằm trên võng, đu đưa vài hiệp cho mát rồi thả lỏng tự nhiên, đôi mắt lim dim. Anh Kiểu muốn kêu nói ba điều bốn chuyện mà trông chị ta cứ như không màng. Trời nắng nóng mà chuyện lòng anh Kiểu cũng muốn sốt lên. Anh cố ý làm lợp cợp chỗ gần chị Tô, phá giất ngủ để chị phản ứng mà ra cơ hội có nói năng vài điều. Nhưng thật ra chị Tô đâu có ngủ, chị ấy khép mi niệm Phật ban trưa.
Tiếng lợp cợp kéo dài cũng không làm cho bà xả trố mắt, tức quá, anh kêu to lên:
Bà nầy làm gì mà nằm ngủ hoài vậy! Đi chỗ khác cho tôi nằm chút coi. Nghe kêu với cái giọng điệu gắt gỏng, hai tay chị nắm ghịch hai bên mép võng lấy thế đứng dậy, nhìn mặt chồng chị quay hướng vắng người cười nhẹ mà không nói câu vì. Anh Kiểu nằm yên trên võng nhưng lòng không chịu yên để nghỉ ngơi một lát. Thật ra anh muốn nói với vợ anh một câu ngắn gọn “Chúng mình chia tay” mà lo sợ có sự phản ứng mạnh.
Hôm nọ anh Kiểu tìm ra ý hay, tối đến anh vờ đọc sách trì hoãn đến khuya cho bà xã ngủ để anh ra ngủ ngoài. Anh tưởng đây là sự thách thức lớn lao để vợ anh vượt qua cùng anh có biện pháp trừng trị đám trẻ trong nhà. Mặt khác chúng nó thấy cha mẹ thôi nhau có thể sẽ trở thành đứa con tốt. Anh trải chiếu giăng mùng ở dãy hàng ba ngoài cửa. Mùng giăng rồi, nhưng không biết làm sao cài khóa cửa bên trong. Anh lọ mọ tìm bộ ống khóa có cả chìa, ra ngoài bấm cắt là xong chuyện. Nằm ngủ mà gió thiên nhiên mát rượi, thiệt là sung sướng.
Thức dậy trước bốn giờ để sắm sửa, chuẩn bị công phu, anh mở cửa vào nhà, nghe tiếng cợp cợp bên ngoài chị Tô cũng thức, vừa gặp mặt chồng là hỏi:
- Anh đi đâu suốt đêm giờ mới léo về?
- Ngủ đàng trước chớ đi đâu
- Sao nay ngủ vậy?
- Chúng ta thôi nhau đi Mình à!
- Cái gì!...anh…anh…
Trong khi chị Tô giật mình ú ớ lưỡi, Anh Kiểu mạnh dạn đặt lại vấn đề:
- Chúng ta thôi nhau được chứ?
- Sao lại có chuyện nầy?
- Đừng hỏi tại sao?
Chị Tô xuống nước, nhỏ nhẹ:
- Em đâu có lỗi gì với anh?
- Đúng rồi, không có.
- Hay anh không hài lòng với em chuyện vì thì nói có thể em sẽ sửa.
- Không đâu.
- Cái vì cũng không sao anh lại đòi thôi?
- Em sanh con ra mà không biết dạy.
- Em dạy không giống như anh dạy.
- Sao?
- Trở lại vấn đề thôi nhau, Không phải chúng ta đã phát nguyện tu đó sao?
- Phát nguyện! Thì ra, ai dạy tu là vợ chồng phải thôi nhau? Đức Thầy dạy cho mình tu hạng tại gia cư sĩ mà.
- Điều nầy thì tôi không nói. Điều khác quan trọng hơn.
- Là điều gì?
- Đức Thầy nói “Ta bà khổ, Ta Bà lắm khổ”
- Ý anh…là nghĩa… nghĩa là…
- Sự sống có Ta có Bà là khổ.
- Tu hạng tại gia cư sĩ có Ta có Bà là chuyện bình thường.
- Nhưng quan trọng của tôi là khổ giữa Ta và Bà. Không phải vì có Ta  và Bà mà có thằng Hát thằng Hò, con Bồng con Bế đó sao?
- Có chúng nó là có, chuyện lở làng rồi thì cho nó qua, giờ tu thì lo tu.
- Mình tưởng tôi dễ tu với vợ con sao?
- Nói vậy anh muốn chạy trốn trách nhiệm làm chồng làm cha phải không?
- Mình đừng bắt tôi trả lời câu hỏi đó.
- Coi như em cho anh không có trách nhiệm với em cũng được, nhưng còn con của chúng ta thì sao, không lẽ anh vô trách với cả con anh sao?
- Tôi biểu Mình đừng đặt câu hỏi đó mà.
- Thế anh cho rằng anh và em, Ta và Bà là một cuồn chỉ rối?
- Đúng vậy
- Gặp rối phải cùng nhau mà gở
- “Ta Bà khổ ta bà lắm khổ” thì không thể có cùng nhau Ta và Bà mà gở hết khổ.
- Gở rối bằng vợ chồng thôi nhau theo em nghĩ không phải là cách hay.
- Nhưng tôi nghĩ là một giải pháp rất thích hợp cho hoàn cảnh xảy ra ở gia đình ta hiện giờ.
- Không phải em tiếc việc chia cách của vợ chồng mà nói với anh qua sự gìn giữ. Có thể nhận thức của anh quá vội vàng, nóng nảy. Theo em nghĩ câu nói “Ta Bà Khổ”, đó là điều cảnh báo của Đức Phật, Đức Thầy. Có thể nhờ sự cảnh báo đó mà chúng ta, có Ta có bà sẽ tìm ra cách hay, không khổ.
- Bằng cách nào?
- Thú vui của vợ chồng là chỗ nào?...Anh thử suy nghĩ chút đi thì biết. Em đã không ham hố từ lúc mới có thằng Hát, thằng Hò. Điều đó anh biết và thú vui đó sẽ mãi mãi dẫn ta đi trong sáu nẽo luân hồi. Vợ chồng của chúng ta là do cha mẹ hai bên sắp sẵn, nhưng thú vui của vợ chồng là của chính chúng ta muốn hay không, cha mẹ hai bên không ép. Vậy nếu chúng ta không ham thú vui đó nữa, đường luân hồi rút tên, còn đợi phải nói tiếng thôi nhau sao?
- Coi nhau như anh trai em gái được không?
- Được
- Cám ơn muội đệ,  muội đệ chắc chứ?
- Còn anh thì sao?
- Chắc.

09/6/2015


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét