Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

NÓI CHUYỆN TRÊN ĐƯỜNG CHUYỀN SKYPE


Cách hai hôm trước đây 11/6/2015, có một cô gái trẻ ở cách tôi rất xa mà qua đường chuyền Skype cô nói chuyện với tôi, âm thanh rõ ràng như cùng ngồi đối diện với nhau mà trò chuyện.Xưng hô bác và con làm cho tôi có cảm nhận rất là thân thiết nhưng ngại lắm. Tôi liền hỏi tuổi của song thân cô, cô đáp là phụ thân cô năm nay mới sáu mươi ba tuổi. Tôi hỏi: Sao cô biết tuổi tôi lớn hơn mà kêu tôi bằng bác? Cô đáp: nhờ có bạn Ngoãn cháu thân của bác mách trước. Ồ, thì ra là vậy. Đúng là phụ thân cô nhỏ tuổi hơn tôi, kêu bằng bác cũng được.
Vì có vào trang Blog Hòa Hảo Lê đọc các bài tôi viết Cô biết tôi là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Cô nói cô là người đạo Cao Đài, có biểu cảm tốt với các tín đồ đạo PGHH và rất ưng ý các bài viết trên Blog Hòa Hảo Lê.
Sau phần giới thiệu, tạo nét xưng hô đúng đắn cô dựng lên câu chuyện và sau rốt đặt thành câu nghi vấn dài sọc:
- Là người có đạo và với tín ngưỡng tôn giáo tha thiết, ngoài việc tu tâm dưỡng tánh con rất thích làm từ thiện. Chuyên môn của con là bào chế thuốc nam ra thành thuốc tán vò viên hoặc thuốc nước nấu cao đặc. Trong các mẩu thuốc, con chọn được bài thuốc trị nhức mỏi tài tình. Bấy giờ có một anh làm nghề bắt cá, dong thuyền lênh đênh ngoài biển khơi cả tháng hoặc hai tháng mới trở về bến trong khi người anh ta thường xuyên có bệnh nhức mỏi, nếu nhằm lúc bệnh phát tác mạnh thân thể suy nhược kém ăn mất ngủ. Qua nhiều lần đi khám bệnh ở bệnh viện mua thuốc về uống tốn khá nhiều tiền mà chưa có dấu hiệu giựt giảm thế nhưng uống thuốc của con phát thí lại trị đúng bệnh của anh ấy. Mỗi lần mở chuyến đi ra biển khơi anh xin thật là nhiều thuốc. Bà con trong đạo, những người có thiện tâm trong ngành từ thiện đã bàn tán với nhau là không đồng ý việc con giúp thuốc uống cho anh làm nghề hạ bạc kia với lý do: làm nghề hạ bạc sát sanh biết bao nhiêu là cá, họ khá lên là nhờ bắt giết nhiều sinh vật, ai giúp họ sẽ bị công nghiệp mà sau nầy chịu trả quả ít nhiều, để họ đau nhức quá sức chịu đựng họ có thể bớt lại nghề nghiệp chứ nếu uống thuốc sớm lành bệnh mạnh tay khõe chân sát cá còn dữ hơn. Những lời đàm tiếu xa gần như vậy, kính mong bác tư cho con xin ý kiến nên hay không nên việc làm từ thiện nầy với anh ta.
Tôi đáp:
- Cháu nè, đối với bác tư nếu bị đặt vào trường hợp của cháu thì bác tư nên giúp thuốc cứu bệnh cho người bệnh mà không đặt ở họ bất cứ một điều kiện nào. Chế thuốc trị bệnh, gặp bệnh đúng thuốc thì mau mau mà móc ra đưa ở  hỏi bệnh nhân là con của ai, ở đâu làm nghề nghiệp gì nữa sao! Cho dù thầy thuốc có vị nghiêng về tâm lý, hỏi han cũng để trau qua cảm tình chứ hỏi không phải để mang tính chia cách, từ chối.
- Bác có thể dẫn chứng thêm nữa những hiệu quả tạo nên sức thuyết phục làm người ta bớt ác cảm với những ai đang trong hoàn cảnh vật lộn với cuộc sống bằng nghề hạ bạc hoặc hơn thế nữa là mua sanh bán tử?
- Ta nên sử sự hà khắc mình, rộng lượng với người khác trên căn bản nội qui giới luật. Những người sống với nghề nghiệp đó, đôi trường hợp họ hết cách để tạo một nghề khác. Họ không có khả năng và thiếu nhạy bén trong việc tìm nghề và còn đôi khi bất tiện về mặt địa thế. Ta là người có tôn giáo, biết làm từ thiện để đem lợi ích  cho tôn giáo trên phương diện quần chúng, ta có cái nhìn, dầu sao đi nữa thì họ cũng là một chúng sanh như chúng ta mà các Phật Thánh Tiên đều rất quan tâm trong sự cứu độ. Chẳng phải trước khi làm thiện, vào đạo tu hành ta cũng là một người sống trong tội lỗi nhơ nhuốc đó sao! Đến khi phục thiện ăn năng thì cũng chính chúng ta đây đi lên cho chính cuộc đời mình bằng đổi mới hành động, ngôn ngữ, tư tưởng như qua trang khác. Những người ta có ác cảm với họ cũng có thể họ sẽ làm được các sự việc từ thiện ta làm, ta có thể hy vọng ở họ và giúp họ vượt qua những khó khăn nếu như họ cần mà sức họ chưa đủ vượt qua chướng ngại như chính ta cũng đã năm lần bảy lược vượt qua những chướng ngại. Gần gủi họ hay hơn là xa lánh, nếu bỏ họ sống ngoài tình thương của chúng ta là không thể được bởi họ đang cùng ta sống trong một xã hội, ta bỏ mặc họ vì là coi họ không xứng đáng nhưng họ đã cùng đi với chúng ta trên con đường đến chợ, và có khi trên con đường mà ta cùng họ đến Chùa hay đến Thánh Thất, Nhà Thờ lễ Phật lễ Chúa.
Người ta có những suy nghĩ, việc làm không giống nhau, khác hơn ta một chút thôi thì ta nâng quan điểm để loại bỏ họ và tự đề cao mình hành động xa lánh kịp lúc kịp thời để cứu mình. Xa lánh kẻ xấu mà bảo tự cứu mình là chưa hoàn toàn đúng bởi tự cứu cái xấu là không bàn đến cái xấu của ai và không liên quan đến cái xấu của ai, tự cứu có thể là một phản ứng trung thực từ chối mọi ý nghĩa ngoài mình. Nếu ác cảm đã bị dồn chứa với những người ta ghét bỏ họ, ta sẵn sàng dìm họ xuống đáy sâu vực thẳm cũng chính là lúc ta bị té rớt xuống vực thẳm sông sâu ngay trên tuyến đường ta gọi là hành trình về cõi Phật.
Đức Tôn Sư PGHH dạy bài nguyện Quy Y Tam Bảo cho tín đồ. Tam Bảo tức là ba ngôi báu, ngôi báo ở hàng Phật, ngôi báo ở hàng Pháp, ngôi báo ở hàng Tăng. Trong ngôi Phật Bảo Ngài dạy niệm đến Thập phương Phật cứu độ chúng sanh thoát khỏi các sự khổ. Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Thầy Tây An và Kim Sơn Phật (Đức Thầy) đều là Phật trong mười phương thế giới lâm phàm cứu độ chúng sanh. Danh từ cứu độ dành cho các đấng thiêng liêng nhưng bị cứu độ hầu hết là phàm tục vướng ít nhiều tội và nghiệp. Tín đồ nhà Phật ăn chay kính Phật tu hành đồng thời trong chánh nghiệp tránh kiếm ăn bằng nghề sát giết, nhưng ta vẫn còn là người phàm tục luôn khẩn cầu sự cứu độ, sao ta học hạnh Phật mà lại tránh cứu độ, thân thiện với những người phàm tục khác và họ cũng rất cần sự cứu độ của Phật. Sao ta lại làm cái chuyện vô lý với người khác mà cầu có lý với Đức Phật cho mình.
Đừng nói tại vì ta chưa thành Phật nên không thể hay chưa thể thương yêu chúng sanh như Đức Phật thương yêu chúng sanh. Lý luận như thế là không  đứng vững qua thuyết học Phật.
Người thế gian ai ai cũng mong cầu hạnh phúc, mang sự mong ước người ta đi tìm hành phúc mà hành phúc có thể càng lúc càng xa. Có người chỉ đạt yêu cầu qua điều mình mong ước thì người ta lại tin mình là người đang hưởng hạnh phúc. Xét ra chỉ là hạnh phúc giả tạo mà thôi. Hạnh phúc không ở ngoài ta mà cầu mong, xin xỏ cũng không phải ở xa ta mà chờ ngày giờ đi tới. Nếu nói hạnh phúc là sự trông cậy ở giàu tiền của, quyền tước, đẹp lứa đẹp đôi thì ta cũng thấy trước mắt có những gia đình sống sang, dư tiền của mà trong nhà thường sanh cải vả, đi đến bất hòa, hờn giận, có những đôi vợ chồng đẹp lứa đẹp đôi chưa đi được nửa đoạn đường tình thì lại chia tay, bỏ nhau qua một đường tình khác, con cái họ rất khổ vì sau nầy có hai ba cha, hai ba mẹ mà không thể dựa thân được ở cha mẹ nào. Gặp những trường hợp vừa kể không ai có thể giải thích như vậy là hạnh phúc.
Đức Tôn Sư PGHH đưa ra một mẩu hạnh phúc chính xác và thật tế hơn các thứ hạnh phúc mà ta đèo bồng. Qua đây Ngài không đặt cho những ai mong cầu hạnh phúc ở mực thước nghèo giàu, dáng vẻ đẹp hay xấu mà đặt ở một vị trí đạo đức rất vinh dự cho chính họ
“biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng,
Đưa nhơn loại đi vào vồng hạnh phúc”
Trong một gia đình mà chồng có cái đạo của chồng, vợ có cái đạo của vợ, cha có cái đạo của cha, con có cái đạo của con, mẹ con, anh em. Phận ai có đạo nấy làm gì có xảy ra buồn giận, mất lòng, họ sống để thương không có song để ghét, sống để giúp nhau không phải sống để hại nhau. Hạnh phúc tuyệt vời, tuyệt diệu, làm gì có cái cảnh mà người trong nhà né không muốn gặp mặt, né không ăn chung mâm. Những gia đình vì chú trọng đồng tiền, chú trọng sắc đẹp trong tình yêu đôi lứa, họ lo ôm ấp đồng tiền, giữ gìn sắc đẹp mà cải cọ sanh sự lu bu. Sống chung nhà nhưng không có ý nghĩa của mái ấm, sự sợ hãi, lo lắng như ở gần ổ Ông vò vẽ không biết nó bay ra đánh lúc nào.
- A lô! Cháu còn nghe đó không?
- Dạ thưa bác con còn nghe.
- Hằng ngày chuyên môn của cháu là gì?
- Từ lúc Ba mẹ con giải nghệ kinh doanh nhà máy bột mì, Ba của con đi kiếm thuốc nam vườn, tự nguyện làm việc cá nhân, kiếm được bó bao nào về chặt lác phơi khô chuyển cho các phòng hốt thuốc nam từ thiện. Con thỉnh thoảng cũng tiếp ba chặt thuốc ra phơi.
- Chỉ là thỉnh thoảng thôi sao?
- Dạ
- Lúc không phải trong “ móc” thỉnh thoảng thì cháu làm gì?
- Con thường đi quét lá bụi ở Diêu Trì cung.
Nghe cháu nói chuyện cháu thường đi quét lá bụi ở Thiên Hỷ Động Trí Huệ Cung bác tư bổng nhớ đến một Ông “dốt” mà người đời biết chuyện hay gọi mỉa mai “dốt như bàn Đặc”, nhưng xét chúng ta gặp gỡ lâu, đến lúc cần phải nghỉ đây để qua một vụ việc khác theo thời dụng biểu. Cám ơn sự quan tâm theo dõi của cháu.

15/6/2015


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét