ÔNG THANH SĨ VỚI KHÓA SĨ QUAN
Nhân dịp Giáo sư Trần Công Lý từ Sài Gòn về
miền Tây thăm quê hương và những Ông bạn già lụm khụm để biết ai con
ai mất, trên đường Ông có ghé nghỉ chân chỗ tôi; trong lúc tôi đang
thắc mắc về một trong ba vị giảng viên của Ban Hoằng Pháp khóa Tây An
Cổ Tự: Thiện Duyên, Thiện Ngôn, Thiện Hạnh. Tôi biết Giáo Sư lúc xưa
là học viên của khóa Tây An cổ Tự, nguồn gốc chắc phải rành, theo
sự đồn đãi, tôi hỏi:
- Ông Thiện Ngôn, có người bảo là phó tư
lệnh của thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ đúng không thưa chú ?
- Không phải _ Ông đáp.
Tưởng nói không phải thì Ông sẽ trình bày
thêm để cho tôi lượm lặt ai mới ở vào vị trí đó, đàng nầy Ông chỉ nói
tiếng “không phải” trơn tru rồi thôi, buộc lòng tôi hỏi tiếp:
- Vậy phó tư lệnh là ai, thưa chú ?
- Ông Trần Kiều.
- Còn Ông Thiện Ngôn?
Bổng Ông nở nụ cười tươi. Tôi có cảm nhận
Ông cười tôi sao hỏi dai về chuyện Ông Thiện Ngôn thế. Chờ xem sự kiên
nhẫn của tôi, đến lúc không thể không giải thích:
- Thiện Ngôn trước kia có một chức quan của
giặc Pháp. Không biết lý do gì Ông nghỉ việc và muốn đầu quân qua
Nguyễn Giác Ngộ. Thiếu tướng nhận lời. Ở lâu, biết Ông thực học, có
tài, thiếu tướng giới thiệu cho Ông đi học khóa Sĩ Quan Đà Lạt. Ông
rất mừng. Để chôn chặc quá khứ Ông thay tên đổi họ thành là Nguyễn
Thiện Ngôn (?) Thủ tục nhập học đâu đó đã xong, chờ tới ngày lên
đường. Nhiều sĩ quan thuộc quân đội Nguyễn Trung Trực bày ra tiệc
chúc mùng linh đình tiểng đưa, bổng Ông Thanh Sĩ xuất hiện góp vui:
- Chúc Ông chăm học kỳ nầy đậu thủ khoa làm
việc vài năm cho biết với người ta.
Ông Thiện Ngôn mới đến thì đã biết Ông Thanh
Sĩ nhưng chưa thân kính mà chúc như vậy nghe quá lố, dường thể mỉa
mai, có ý không hài lòng, làm thẹn mặt đáp nhẹ:
Học đậu là quí, hạng nào cũng được, tôi
không dám nghĩ chuyện xa vời, thủ khoa đối với tôi là quá huốc.
- Đừng cho là chuyện xa vời _ Ông Thanh Sĩ
nói _ chuyên cần học thì sẽ đạt tới.
Ông Thanh Sĩ nói xong câu chúc lành liền trở
ra, mọi người vui vẻ chè chén đến hết ngày.
Vào quân trường, dầu không tin mình đậu thủ
khoa nhưng câu chúc lành của Ông Thanh Sĩ cứ luôn ám ảnh trong đầu óc.
Không tin mình có khả năng đó nhưng vẫn chăm chỉ học hành.
Ngày tháng trôi nhanh, quân trường sĩ quan Đà
Lạt mãn khóa, lời chúc hôm nào của Ông Thanh Sĩ hiện rõ nét tiên
tri. Kết quả, Nguyễn Thiện Ngôn đậu thủ khoa là sự thật. Và sự thật
ấy vẫn còn tiếp diễn cho tới độ chính xác nhất là sau vài năm làm
việc, mạn lưới an ninh đã lật tung lên quá khứ của Ông, một Việt gian,
liền bị đình chỉ công tác.
Như chúng ta biết nhân dân gọi những người
Việt Nam làm quan lính Pháp là Việt gian, Ông Thiện Ngôn bị rơi vào
tình trạng đó, cho dù hôm nay Ông trở lại với nước với dân là đáng
yêu đáng quí nhưng lịch sử vẫn phê phán. Chẳng những Ông bị bãi
chức, ngành thẩm quyền định đưa Ông ra tòa lãnh án, thiếu tướng
Nguyễn Giác Ngộ can thiệp lắm Ông mới khỏi lao tù.
(viết theo
lời tường thuật của Ông Trần Công Lý)
Lời Nhận Xét:
Trước tiên là nhận xét về Ông Thiện Ngôn,
một người rất có tài đã được Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ để mắt.
Lúc làm Giảng Viên của khóa Tây An Cổ Tự do Ban Hoằng Pháp tổ chức,
Ông giảng môn Nghệ Thuật nói trước công chúng. Vậy chứng tỏ là Ông
có thực tài, học khóa sĩ quan Đà Lạt đậu thủ khoa là do Ông có tài
mà được, đừng ai bắt Ông phải chịu sự ban bố của Thần Linh hay đấng
trên trước nào để Ông mới đậu cao như vậy.
Do tài học rộng của Ông Thiện Ngôn mà Ông
Thanh Sĩ biết trước Ông ấy sẽ đậu thủ khoa. Sự biết trước của Ông
Thanh Sĩ là nhờ vào sức tu hành thâm nhập cảnh giới nội tâm bừng
sáng chứ không phải do đấng khuất mặt khuất mày nào khai khẩu. Biết
trước nên nói trước mà lâu sau sự việc mới xảy ra, người đòi gọi là
“tiên tri”.
Để cho câu chuyện mầu nhiệm hơn:
thấy một người có tài học và sức hiểu biết của họ bén nhạy, tin tưởng trong việc thi cử họ sẽ đổ đạt là đương nhiên ai cũng nghĩ
tới, nhưng câu nói, sau khi đỗ đạt thành tài, quyền lực, chức phận
có trong tay mà bảo “ làm việc vài năm cho biết với người ta” sau có xảy
ra như vậy… Thiệt là chỗ “ Bất khả tư nghì”.
13/2/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét