NHÓM HỌC GIÁO LÝ
PGHH
BUỔI HỌC 9
NGHI VẤN 3
ÁC Ỷ NGÔN
Hỏi : Dạy khuyên nhiều lần mà
người học không thuộc, có lúc không nghe; tức muốn xã tức thì sợ
phạm vào tội Ỷ Ngôn. Ở vào tình cảnh ấy có người nói “ Anh hay chị
sao mà thông minh quá”. Trước câu nói nầy anh chị ấy đùng đùng nổi
giận. Xin hỏi, là câu khen không phải chê mà làm người ta nổi giận như
vậy người khuyên có bị mang tội Ỷ Ngôn không?
Đáp : Khen không đúng chỗ khen là
chê quá tệ làm người ta nổi nóng thì đây không phải là vô duyên vô cớ
mà họ gào thét. Ai làm cho họ nổi nóng thì chịu trách nhiệm vô
hình ít hay nhiều về đức hạnh của chính kẻ ấy. Câu nói nêu trên xét
qua lời là không có ỷ ngôn nhưng hàm chứa ý mỉa mai quá đáng gây tác
hại như ỷ ngôn. Người ta học không thuộc, nói nghe không hiểu họ cũng
buồn trách bản thân, họ rất tủi hổ cho sự chậm tiến qua học hành.
Sự thật họ quá tối tăm cỡ nào cũng không mắng ngu người ta được,
nhưng nếu họ quá chậm hiểu phải chịu một trong hai điều rầy: Bị
mắng ngu hay bị khen khôn một cách ngược ngạo thì thà người ta chấp
nhận bị mắng ngu hơn là bị khen khôn ngược ngạo. Tại sao? Người học đang
ngu mà bị mắng ngu có đau thì cũng một chút là hết và khi đau trúng
chỗ có thể làm “trốc séc” trong tâm tánh mình mà dẫn điện sáng lên.
Người ta ngu đến đổi làm cho mình khó chịu mà bảo người ta thông minh
quá là nói kiểu xốc óc, đánh đầu khó ai mà chịu nổi, tai hại hơn
ỷ ngôn.
Tránh ỷ ngôn thà đừng nói gì khi
người ta lầm lỗi, xí xóa đừng để trong lòng chứ ỷ khôn hơn mượn lời
lẽ văn hoa nói kiểu bửa ốc người ta là không tốt.
Còn một điều chúng ta quên rằng,
Đức Thầy giảng tóm lược có năm dạng ỷ ngôn: Chủ ỷ quyền, quan ỷ
thế, giàu ỷ tiền, xảo quyệt ỷ lanh, học thức ỷ khôn ngoan đó sao?, đối
với hạng ngu mà mình khen khôn, họ dốt mà nói là thông minh lắm thì
câu dạy “ Kẻ học thức ỷ sự khôn ngoan dùng lời nói hạ nhục người
dốt nát” hai thứ giống nhau, là tội ỷ ngôn.
Ỷ học cao, chữ nghĩa đầy bụng
lựa lời nói ra người ta biết là chưởi mà bắt bẻ không được. Trả
lời không được, nhịn không yên nhiều người cho miểng vùa đụng chén
kiểu để giải quyết cuộc chơi xỏ nầy ở phút sáu mươi.
Tránh Ỷ Ngôn trong lời lẽ không
quạu, dùng từ mềm mà dụng ý hạ nhục người khác như đã bàn rốt
cũng không khỏi tội, bởi Ỷ ngôn có hai mặt: thể hiện bằng lời và ở
trong ý tưởng. Kẻ ỷ ngôn bằng lời, đụng chuyện thì phang thí không
cần suy nghĩ, kẻ ỷ ngôn bằng ý đã xét thấy sự lợi hại của lời
nói nặng nề làm chướng tai dễ sanh chuyện nên không nói nặng nữa,
không phóng ngôn trù dập, để cho ý chủ trương ỷ ngôn bằng câu nói mềm
mỏng nhẹ nhàng mà đau bể óc, tức muốn giãy chết. Xét như vậy Ỷ
Ngôn qua cửa ý tội ác rất nặng.
Qua sự trình bày của tôi nếu vấn
chủ không còn gì thắc mắc thì xin cho qua câu hỏi khác.
Hỏi : Lưỡng thiệt là hai lưỡi,
xét con người ai cũng chỉ một lưỡi thôi. Phật đưa ra thuyết hai lưỡi,
xin cho biết dụng ý nêu trên là gì ạ?
Đúng, con người ai cũng chỉ có
một lưỡi, Phật nói kẻ hai lưỡi, theo sự giải thích của Đức Thầy:
“Với người nầy dùng lời tha thiết,
Đến kẻ kia đâm thọc cho gây”
Bởi họ hai lưỡi, nên lại người
nầy thì đâm, tới kẻ kia là thọc. Đức Thầy xác định lưỡng thiệt là
ác “đứng đầu các tội ác do miệng lưỡi gây ra”. Nội dung chính của
lưỡng thiệt trước tiên là “ làm duyên cớ cho những sự hiểu lầm nhau”
và từ đó sanh ra cãi vã, gây gổ rồi phân tranh phá tan sự đoàn kết,
oán thù chồng chất. Trong đây dầu Đức Thầy không nói ác lưỡng thiệt
đã gây ra sự sát hại nhưng nếu đã “ cãi vã, gây gổ sanh oán sanh
thù” thì tương lai gần sự giết chóc kế một bên thôi. Chắc quý vị có
biết câu chuyện xưa, Trình Giảo Kim đã dùng hai lưỡi đâm thọc cho La
Thành và Đơn Hùng Tính hiểu lầm nhau, trong khi họ là nghĩa kim bằng,
đã cắt máu ăn thề mà còn sát hại vì oán giận khơi khơi.
Nghe ai nói người kia kẻ nọ nói
xấu mình, chê bai sỉ nhục mình mà nổi giận tôi gọi đây là giận khơi
khơi, giận không có căn cứ. Giận không có căn cứ mà để giận trong
lòng hoài hoài thì nghi kỵ, oán thù chồng đống, dễ dẫn đến sự
chết chóc. Đây nói về người bị động bởi kẻ hai lưỡi, ai suy xét cho
thấu đáo thì không để lữa giận khơi khơi dậy lên, giỏi cho kẻ chủ
động hai lưỡi phá tan sự đoàn kết cũng không tài mà phá được.
16/2/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét