HỌC ĐỂ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ
Vài năm gần đây tôi phát hiện ra rằng, hàng
tu sinh trẻ tuổi trong PGHH mỗi lúc tăng nhanh, lòng háo hức muốn đem
đạo vào đời, thực hiện qua lời dạy của Đức Thầy, tập tành chương
trình “Ban huấn luyện và truyền bá Đạo Phật” được Ngài đề ra trong
tổ chức “VIỆT NAM PHẬT GIÁO LIÊN HIỆP HỘI”. Giữa lúc các tôn giáo đang
đi vào một khúc quanh lịch sử bởi nhà nước mới lên quyền, từ cấm
hoạt động rồi cho lại hoạt động trong vòng tròn pháp luật nghiêm
khắc. Người tín đồ PGHH bị chao đảo trên đường hành đạo và truyền bá
đạo lành bởi cách tái phục hoạt một ban trị sự giáo hội chỉ là
tên gọi, màu mè để xoa dịu, làm giảm bớt sức đè nén của nhân dân
có tín ngưỡng vì thấy đạo Thầy còn đó; trong sự tái phục hoạt, không
phải là phục hoạt nguyên vẹn PGHH với những gì đã có từ trước 1975.
Điều tôi muốn nói là hình thức, vì các trị
sự viên trong guồng máy ban trị sự đều do nhà nước đặt để những
người thân cộng hay đảng viên đang cơ hội. Điều đáng nói hơn, ở cấp
lãnh đạo ban trị sự Trung Ương lại là đảng viên cao cấp của đảng
quyền như Ông Nguyễn văn Tôn, một thời làm chủ tịch mặt trận tỉnh An
Giang, dân biểu quốc hội với hơn năm mươi tuổi đảng được nhà nước chỉ
định làm hội trưởng BTS T.Ư, Ông Nguyễn Tấn Đạt một thời làm mặt
trận tỉnh, hội đồng nhân dân tỉnh, dân biểu quốc hội với nhiều tuổi
đảng, được điều vào công tác tôn giáo với chức vụ phó hội trưởng
thường trực BTS T.Ư. Do họ là đảng quyền, vào lãnh đạo tôn giáo mà học
đảng nhiều hơn học đạo, biết đảng nhiều hơn biết đạo, khi đề ra
chương trình sinh hoạt tôn giáo có tính trị sự PGHH thì không đúng
trọng điểm, không vào trọng tâm. Nên từ việc kêu lãnh giấy tín đồ cho
đến việc chiêu mộ các tu sinh của BTS nói trên không thuận lợi.
Nhớ lại chặng đường xưa, Việt Nam vừa tạm
thời thoát khỏi sự cai trị của quân Pháp bởi Nhựt đảo chánh, Đức
Thầy trả lời cuộc phỏng vấn của Báo Nam Kỳ về lượng số tín đồ là
hơn một triệu người. cũng trả lời cuộc phỏng vấn của báo Cộng Hòa
giáo sư Nguyễn Văn Hầu cho biết: trong năm 1950 thì đã có hai triệu
tín đồ. Pháp tái chiếm Việt Nam cho đến đi vào giải pháp hiệp định
Geneve mới trao trả quyền tự do cho nước nhà nhưng với điều kiện một
nước hai chủ nghĩa. Miền Nam Việt vừa khoát khỏi gót giày xâm lăng
thì liền gặp độc tài của chánh quyền Ngô Đình Diệm, PGHH bị hoạt
động như một hội từ thiện bởi sắc luật 002. Chánh quyền độc tài
vắng số năm 1963, PGHH vùng dậy đứng lên, từ 1965 đến 1975 danh số tín
đồ tăng rất nhanh.
Hồi Đệ Nhứt Cộng Hòa có chương trình quy khu
lập ấp chiến lược, từ đó, dân ở rải rác buộc phải vào khu chiến
lược, dầu vậy nhà cách nhà thưa thớt, đồng ruộng hoang vu mà nay các
vùng khu chiến lược của thời Đệ Nhứt Cộng Hòa có ảnh hưởng PGHH,
nhà ở chen khít đã vậy đồng hoang đã hết, kinh rạch thông phương nhà
cửa dẩy đầy, trong đồng ruộng xưa, giờ nổi lên chợ sung túc, hỏi đâu
xa thì chưa biết chớ những tỉnh miền tây, đa phần là người tín đồ
PGHH, nếu không nói mười triệu thì cũng gần gần đâu đó. BTS do nhà
nước phát, cao lắm thì giá lên cũng chỉ một, hai phần mười là cùng.
Tín đồ không theo BTS thân cộng nói trên gấp
tám chín lần; những tu sinh không bị húc vào làm nhân lai tạo cho một
tổ chức tôn giáo lai căn, tuổi trẻ lớn lên thiếu sự hướng dẫn bởi
vì lớp lớn đã bị đưa vào khung không hợp pháp việc huấn luyện
truyền bá đạo Phật; để các em tự mò mẩm, sáng tạo, từ đó sanh ra
chệch hướng của BTS và ban phổ thông giáo lý trung ương PGHH đã đặt
nền móng ở cơ bản dân chủ của thời đại vàng son 1964, 1965 đến 1975,
sự chệch hướng đã gây ảnh hưởng không tốt giữa hai thế hệ có căn
bản và không căn bản về việc huấn luyện và truyền bá đạo Phật.
Nếu ta là người của đạo thì văn chương như
một con thuyền hay cổ xe dành để chỡ đạo đến với mọi nhà, mọi
người. Người tín đồ PGHH nào mà không sớm chiều cúng nguyện đọc mãi
câu nguyện “Tịnh sự trí huệ thông minh giai đắc đạo quả”. Tu có phát
sáng tâm hay những kinh nghiệm qua sự trải nghiệm của hành giả mà
thiếu văn phong hay ngôn phong để tỏ bày sự hiểu biết của mình trên
đường cầu vô thượng bồ đề với tính chia sẻ thì tiếc lắm. Hồi nào
biển lặng, hồi nào trùng dương dậy sóng để người đi sau có chút cẩn
trọng. Sự quý hóa nằm trong lòng không nói cho ai nghe đặng học hạnh,
nhờ nhỏi, chừng chết đem theo thì thật là điều đáng tiếc. Nếu xưa
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không thuyết pháp độ chúng, các tổ sư không
bày ra văn luận, Đức Thầy không viết Sám Giảng khuyên tu, thì người
thế gian ai mà biết đạo Phật là gì. Cũng có thể là không có Đức
Thầy nếu Đức Phật không thuyết pháp để Đức Thầy một phen “Đền Linh
Khứu Sơn Trung chịu mạng”.
Sự trăn trở của tôi, hôm gặp Ông Nguyễn văn
Lía cùng dự lễ cúng tuần cầu nguyện, thấy có nhiều tu sinh, tôi lựa
chỗ mời cùng ngồi lại đàm đạo, tôi giới thiệu với những bạn trẻ
về Ông Nguyễn văn Lía:
Kính thưa chư quý đồng đạo! Ông Nguyễn văn
Lía đây đối với quý vị mà nói thì Ông ấy thuộc vào thế hệ đàn
anh. Trước năm 1975 huynh mình có tham gia chương trình “Ban huấn luyện
và truyền bá đạo Phật”, là một trong những giảng huấn viên khóa đào
tạo giảng viên truyền bá giáo lý qua quyển tài liệu sơ cấp do ban
phổ thông giáo lý trung ương khóa đầu biên soạn. Ông Nguyễn văn Lía
chuyên trách môn luyện quốc văn qua nhiều khóa học nên về văn từ, văn
phạm, câu cú Ông ấy có khả năng hướng dẫn chúng ta viết một bài văn
nghị luận hay một đề tài thuyết trình mạch lạc đủ ba yếu tố căn
bản: Ngôn phong, văn phong, tác phong để chúng ta không quá nghiêm hay
quá lố về tác phong khi thuyết trình giáo lý, không quá đớt đát về
ngôn phong với những tập quán đọc trại âm và không quá khô cứng khi
dụng văn thiếu lực hấp dẫn đưa tới khó hiểu cho thính giả hay đọc
giả.
Giới thiệu xong, tôi mời Ông Nguyễn văn Lía
chấp nhận lời mời nói chuyện với các tu sinh. Huynh mình đồng ý một
cách vui vẻ.
Kính thưa chư quý đồng đạo! Tôi hân hạnh được
anh Triết giới thiệu gặp quý vị và tôi rất hân hoan được nói chuyện
với quý vị trong bầu không khí thân mật nầy. Đúng như lời anh Triết
nói về tôi, không phải vì danh vọng mà tôi đem khoe, xưa trong một số
khóa đào tạo giảng viên truyền bá giáo lý ở sơ cấp tôi có tham gia
làm giảng huấn môn luyện quốc văn. Nhưng thôi, chuyện ấy giờ đã là
chuyện củ, không có gì vô duyên trơ trẻn bằng nếu ta cứ nói chuyện
củ hoài trong khi hiện tại đang cần mà để cho dòng chảy quá khứ làm
choán mất thời giờ. Hãy nói từ hiện tại đến tương lai. Hiện tại
đang thiếu gì? Cần gì đối với những tu sinh có thiên hướng chương
trình ban huấn luyện và truyền bá đạo Phật? Nếu thấy công việc
truyền bá đạo Phật của ta chưa có sức thu húc thì hãy kiểm tra ba
yếu tố căn bản ngôn phong văn phong và tác phong, nếu ta biết rằng ngôn
phong và văn phong của mình trôi chảy mà chưa được quần chúng ngưỡng
mộ thì hãy coi lại tác phong của mình đi; hoặc tác phong tốt, ngôn
phong tốt mà khán thính giả không màng thì coi chừng đọng lại chỗ
văn phong đấy, hãy tập trung bồi bổ cho văn phong đứng vững diễn đàn.
Bốn mươi năm qua tôi không đứng trên diễn đàn
để cùng học viên nói về văn chương chữ nghĩa, chính cái khoảng bốn
mươi năm đã làm tôi gìa đi mà dư ảnh hôm nào chỉ còn là luyến tiếc.
Tôi không có quyền thay đổi dòng chảy của Sanh và Lão cũng như không
có quyền đèo bồng cho niềm xưa hiện lại sự trẻ trung đối với một
Ông Già. Bất chợt được Anh Triết đề nghị, Bất chợt được chư đồng
đạo tín nhiệm ngồi vây quanh để nghe tôi nói chuyện đời xưa…
Kính thưa quý vị! Nếu già tôi còn có chút
đỡ đần nào cho sự sinh hoạt tôn giáo cũng như bồi bổ kiến thức
chuyên môn về nghệ thuật nói trước công chúng hay bài văn nghị luận
giúp đỡ tu sinh trao giồi quốc văn thì tôi sẵn sàng cống hiến sự
hiểu biết của mình.
Buổi gặp gở tạm dừng với lời hứa: Hai bên
đều hứa…
Không lâu sau, Ông Nguyễn văn Lía huy động một
lớp dạy luyện quốc văn ngắn hạng, giúp những tu sinh có thiên hướng
truyền bá đạo Phật, Phật Giáo Hòa Hảo. Tôi rất mừng khi hay tin nầy.
25/2/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét