Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016


HÀN HUYÊN DỊP TẾT
MỘT ĐỜI MỘT ĐẠO
Đầu năm Bính Thân 2016, tôi gặp một người quen vắng xa lâu, cái thuở chú ấy còn là một trai tơ mà giờ cháu nội cháu ngoại đùm đề. Nhớ hồi tôi ở am cốc tu kín trong vùng Rạch Hang Tra đầu thập niên tám mươi, chú ấy đến tôi học đạo, nương tu chừng năm hay sáu tháng vì đó bổng chú bỏ tu đây, đi làm ăn xa biền biệt. Năm đó gần tết đến sáng chiều nào chim Tu Hú cũng kêu in ỏi rồi Én luyện trên bầu trời cao đã nhắc nhở một năm trôi qua người đi không trở lại. Chợt nhớ niềm xưa tôi không khỏi nắn nót dây tơ:
Nhìn chim Én trao lời trước gió,
Nhớ người đi hôm nọ chưa về;
Tôi nghe trong dạ tái tê,
Biết người xưa đó còn về nữa không?
Chim xây tổ Non Bồng Năm tháng,
Rồi bay đi biệt dạng nơi nào;
Công trình mới, uổng làm sao!
Tiếc con chim nhỏ có màu dễ thương!
Tôi nghĩ tại chim buồn tổ lẻ,
Rồi bay lung vui ghé khắp nơi;
Đến đâu cũng được đón mời,
Cho nên nó mới quên nhời thế ni.
Bước lữ thứ trông gì gác lại,
Người ly hương còn mãi ly hương;
Ai buồn chi… chuyện vấn vương,
Để ôm thương nhớ vào luồn trong tim?
Người ở lại mang niềm u ẩn,
Trách sao đời dài dặn biệt ly;
Cô đơn trong khóm Tường Vi,
Thầm nghe tôi biết người đi không về.
Dòng đời đưa đẩy chú em lập hôn sự đúng như tiếng tơ lòng tôi thổn thức “Cô đơn trong khóm Tương Vi, thầm nghe tôi biết người đi không về”. Sau vài năm tôi nghe tin chú cùng vợ đi viện đoàn tụ định cư sang Hoa Kỳ.
Tôi và Chon _ tên chú ấy_ tình cờ gặp lại nhau trên đường có tết. Tôi không còn lạ mắt với màu tết thời đại, thì cũng cái tuồng củ. Ở quê có hai cái lệ, lệ thường và tệ lệ, lệ thường tết là chưn bông, bày bánh trái trong nhà; tệ lệ là nhậu nhẹt, cờ bạc. Nhậu đả say sỉn đánh nhau, ăn thua cự cãi đánh nhau, vui cái lung tung beng cho rậm tiếng rồi kẻ vào nhà thương người bỏ xứ, sống ngoài vòng pháp luật hoặc nợ nầng thì Bình Dương kêu. Bây giờ đất nước không có chiến tranh thề súng đạn ăn là không thực tế, thề qua chuyện nghèo giàu, đem Bình Dương ra mà dọa thề bỏ xứ: Bình Dương ăn mầy!
Hai chúng tôi mừng quá, muốn có giây phút tâm sự nên dẫn nhau vào một tiệm cơm chay từ thiện ở vùng huyện Chợ Mới. Cơm chay chưa dọn ra chúng tôi bắt đầu trò chuyện. Tôi hỏi:
- Từ ngày sang Hoa Kỳ đến giờ cuộc sống thế nào?
- Sang Mỹ vào thời điểm của tôi _ Chon đáp_ là sự mong muốn của rất nhiều rất nhiều người. Tôi may mắn gặp Cha Vợ là người Mỹ có tham gia chiến trường miền nam giúp Việt Nam Cộng Hòa đả cộng, cấp bậc Thiếu Tá. Chiến tranh Việt Nam kết thúc qua hiệp định Pari Ông ấy cùng với Mẹ Vợ trở về Hoa Kỳ. Sau đó ba mươi tháng tư năm 1975 thì Việt Nam Cộng Hòa xụp đổ bởi cộng sản. Ở với Việt Nam Cộng Hòa đời sống tự do quen, đụng tới cái gọi là xã hội chủ nghĩa, dùng từ tiếp thu qua ý nghĩa tịch thu, gớm! Dân phải bỏ nước mà đi để bây giờ có tiếng là “kiều bào ta” hoặc được ban tặng danh hiệu “khúc ruột ngàn dặm”.
Tôi sang Mỹ mọi chuyện về vật chất có Ông Bà ấy giúp đỡ. Tất nhiên là quá tốt nhưng tôi cảm thấy không thoải mái, rất khó chịu vì đến một nơi, từ trong nhà dẫn tới ngoài đường chỉ còn hai vợ chồng tôi với bà mẹ vợ nói tiếng Việt nhưng mẹ vợ biết tiếng Anh, khi bà có chuyện ra đường hay trong nhà mà giao tiếp Cha hoặc khách chỉ còn lại hai chúng tôi: Vịt nghe sấm.
- Nhờ vậy phải học tiếng Anh giỏi chứ? Tôi hỏi
Không. _ Chon đáp _ Cho đến giờ nầy tôi có được vài câu tiếng Anh cần thiết bỏ túi khi đi đường.
- Ở nhờ nước người ta mà không chịu học tiếng của nước họ sao?
- Không phải tôi không muốn học tiếng nước ngoài, vì tôi không có thời giờ.
- Lo đi kiếm tiền?
- Điều đó là có nhưng không hoàn toàn như vậy.
- Chớ như sao?
- Khó khăn nhất của tôi lúc đó là giải quyết về tín ngưỡng tôn giáo. Cha vợ của tôi là người đạo Tin Lành, Ông bà kêu tôi theo cùng đạo với họ, hằng tuần phải đi Nhà Thờ. Sự ép uổng nầy làm cho tôi khó chịu vì trong lòng tôi đã có Phật Giáo Hòa Hảo ngự trị sẵn, dầu đi tới đâu tôi vẫn nhớ lời dạy của Đức Thầy “Một đời một đạo đến ngày chung thân”.
- Kết cuộc ra sao, thắng hay thua ? tôi hỏi
- Chuyện lòng vòng lâu lắm _ Chon giải thích_ tôi muốn sớm thoát khỏi sự o ép theo cùng đạo với cha mẹ vợ đồng thời với việc né tránh, thay vì đi học vở lòng tiếng Anh theo thứ tự tôi học tắc qua nghề lái xe tải hạng nặng. Sau nầy tôi chỡ hàng mướn đi xuyên quốc gia có khi một tuần hai tuần, một tháng mới về. Lâu như vậy cũng hay, trước mắt là tránh cái cảnh một nhà hai tôn giáo mà mình luôn luôn bị động bởi cha mẹ vợ. Rán làm, hễ ai kêu chỡ hàng đâu là chỡ đó nhờ vậy sớm hội đủ số tiền, điều kiện cho con chim non rời tổ, bay thật xa hơn hai trăm cây số, qua một tiểu ban khác, Houton mà xây cái tổ con con, giữ trọn lòng “một đời một đạo đến ngày chung thân”. Bây giờ thì tự do tôn giáo, không còn cảnh bị ức chế tín ngưỡng.
- Nghe đệ kể, đáng khâm phục thiệt. Xin chúc mừng đệ! Nhưng đi ở xa như vậy có ai quen thân không?
- Trước tiên là không, sau nầy tôi tìm liên lạc biết ở Houton có thành lập Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo, tôi đến yêu cầu cho nối rộng vòng tay.
- Xin chúc mừng lần thứ hai nhá!
10/2 ( sáng mùng ba tết năm Bính Thân)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét