Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC 9
NGHI VẤN 1

Sau phần chú giảng chánh văn của hai ác thuộc khẩu nghiệp: Lưỡng Thiệt và Ỷ Ngôn, đồng đạo học viên đưa ra những câu nghi vấn. Chúng tôi lần lược xin viết lại những nghi vấn ấy đầy đủ hơn để làm tài liệu đọc thêm. Nghi vấn 1:
Hỏi: Theo đức Thầy có cả thảy  năm dạng Ỷ Ngôn
: Chủ ỷ quyền Ỷ Ngôn, Quan ỷ thế Ỷ Ngôn, giàu ỷ tiền Ỷ Ngôn, xảo quyệt ỷ lanh mồm Ỷ Ngôn, học thức ỷ khôn ngoan Ỷ Ngôn. Tôi không nằm trong những viện nầy mà nằm ở chỗ vợ chồng. Nhân gian có câu “ chén úp trong sóng còn khua”. Nói tóm lại, nặng lời với nhau trong vợ chồng có bị mang tội Ỷ Ngôn không? Nếu không xin giải thích thế nào là không, còn bảo có; dạy đạo cho hạng Tại Gia cư Sĩ, hạng nầy thường là có vợ có chồng. Đây là số đông nhứt của các hạng tại sao Đức Thầy không dựa vào số đông đặt ác Ỷ Ngôn vào đó?
Đáp: Câu hỏi rất dài và hỏi với tính lý luận biện chứng. Tôi xin trình bày với quý vị qua phân tích, mổ xẻ:
-         Ngoài năm dạng Ỷ Ngôn của Phần chánh văn, vợ chồng nặng lời to tiếng với nhau có bị coi là Ỷ Ngôn không?
-         Nếu có, tại sao Đức Thầy không để vào phần chánh văn cùng với năm dạng kia?
1. Ỷ Ngôn, tức dùng lời nói hạ nhục, bất kỳ là hạ nhục ai cũng đều mang tội. Đừng nói là vợ hoặc chồng, ngay cả con cháu. Ông Bà, Cha Mẹ đối với con cháu cũng thế, không được phép ỷ ngôn với chúng. Vợ chồng đối nhau bằng tình thương, bằng cái đạo phu thê. Ông Bà cha mẹ đối với con cháu cũng bằng tình thương và đặt nặng tính giáo dục.
Kính thưa quý vị ! Đề tài nầy, tôi thấy đi trọn vào cuộc sống của tại gia cư sĩ, rất cần được mở rộng. Như chúng ta bàn qua: Chồng vợ đối nhau bằng tình thân thiện, trau đổi, nhẹ tính giáo dục. Tình thương bắt đầu từ sự tin tưởng, không tin tưởng mà nói là thương chỉ là thương để nói, gượng gạo.
Khi đã là phu thê, xuất thân từ hai gia đình để cộng hợp thành một gia đình mới, hai vợ chồng đều là chủ nhân của ngôi nhà và tài sản, rất cần thiết có sự bảo bộc, bảo đãm tốt trong chuyện lứa đôi, bảo bộc bằng tình thương chớ không bằng giáo dục. Đừng có mỗi chuyện sai trái là mình đặt tiêu chuẩn lên lớp dạy đời. Là vợ chồng với nhau bấy giờ qua cái tuổi học nhà trường, bắt đầu sử dụng học hành khác hơn trước. Xưa học là ôm đồm chữ nghĩa, đậu rớt, nay học qua kinh nghiệm để bảo vệ hạnh phúc hôn nhơn, gia đình bằng tư duy kinh nghiệm và trải nghiệm. Có muốn cho người bạn trăm năm học hỏi kinh nghiệm của mình học hỏi thì khéo léo một chút, đừng bày ra cái chuyện Thầy dạy học trò hay những thái độ tương tự. Lộ liễu cái tính Thầy trò sẽ làm cho người bạn đời dị ứng, khi đã dị ứng thì không còn là tình thương mà là tình ác. Tình ác tới thì đừng hồng nói lý lẽ, hai bên Ỷ Ngôn chồng đống ra, chửi lộn cũng chơi đừng nói ai nhường ai, có người còn quên tình nghĩa vợ chồng, xưng hô mầy tao tới bến.
Ở vào trường hợp tại gia cư sĩ Học Phật Tu Nhân, ngoài sự giáo dục nhà trường và ta lớn lên nhận thêm sự giáo dục của tôn giáo. Đạo Phật dạy tu theo tám con đường chánh, bước đầu là Chánh Kiến sang Chánh Tư Duy… Chánh Niệm, Chánh Định để gột rữa trần tục và tội lỗi. Điều đáng lưu ý là, tôi biết tất cả quý vị đây đều thuận duyên, vợ chồng cùng một tín ngưỡng Phật Giáo Hòa Hảo và cùng tu, lập trường tôn giáo không có cái cảnh trống đánh xuôi mà kèn thổi ngược thì dễ dàng qua niềm tin đạo và người đạo đặt lên hàng đầu; đối lại người nầy muốn cho người kia tin mình thì hãy coi lại bản thân và những hành động của mình đi. Nói tu mà không vào chánh kiến… không qua tư duy chân chánh để vào chánh niệm, chánh định, thì người nọ đâu tin. Từ chỗ không tin tưởng mà để lâu sẽ đi đến thất kính, đụng chuyện cãi lý là Ỷ Ngôn xuất hiện.
Vợ chồng cùng tín ngưỡng và đồng tu, tất nhiên ngoài hôn nhân ta còn cái tình đồng đạo, nhằm lúc đối đải không xử sự theo hôn nhân mà đối đải với tinh thần đồng đạo, bỏ đi cái quyền chồng hay quyền vợ mà sống nhau trên cái quyền tự do tín ngưỡng, vợ chồng bây giờ là  đồng đạo thì trong bàn chuyện phải giữ tư cách đạo của mình. Đạo ở đâu hay đạo ở đây đều theo lý lẽ chân thật. Thế gian một số không ít không áp dụng lý lẽ chân thật đó một cách bình đẳng, họ dùng đạo với tính xã giao, đối đải với người ngoài, xa và lạ thì nâng niu chiều chuộng còn đối sử với người đạo trong nhà đáng lẽ theo công thì nên lo lắng nâng niu hơn; vì đồng đạo trong nhà, gần gủi đã hay mình bệnh hoặc ăn không ngon ngủ không yên trước hơn ai nên đã lo thuốc thang, cơm cháo và còn thêm vổ về thế mà mình cứ hay sanh chứng không chịu coi người đạo trong nhà là đồng đạo, không chịu áp dụng sự nhu mì, hiền hòa, nói ra là phủ quyền chồng, quyền vợ; đụng chuyện Ỷ Ngôn xối xả.
Đồng đạo bà xã trong nhà cũng muốn cùng chồng đi chùa hay đi hành hương chiêm bái mà Ông hay bà không muốn đi chung. Có xe thà chỡ ai chớ không chịu chỡ đồng đạo bà xã và cũng có đôi nơi ngược lại đồng đạo bà xã nầy muốn ngồi cùng xe với không phải đồng đạo chồng mình. Giống như người ta bảo mật sự thầm kín không cho đồng đạo trong nhà biết. Tạo những nghi nan cỡ đó là mất tin tưởng nhau chuyện ngoài đường, về nhà hai bên mặc sức mà đôi co, Ỷ Ngôn cao vút.
Muốn dạy dỗ con cháu đừng Ỷ Ngôn, bài dạy hay nhứt là người lớn của chúng phải treo gương trước không ỷ ngôn để chúng noi gương. Tuyệt đối đừng có cái kiểu dạy, bắt buộc chúng làm mà mình không làm. Bài học không nhanh hơn khi người ta tập nhiễm, học cả ngày hay suốt tháng chưa thuộc bao nhiêu mà tập nhiễm một chút là xóa sạch cả tháng trời mình học. Hỏi ra thì nhớ trình bày, nhưng chỉ để nói thôi. Nếu chúng tập nhiễm Ỷ Ngôn từ Ông Bà Cha Mẹ của chúng mà kêu họ học sách vở để đừng ỷ ngôn thì nhằm nhò gì, còn lâu mới được.
2. Sở dĩ Đức Thầy không đặt Ỷ Ngôn trong việc Vợ Chồng vào bài học  theo sự thắc mắc của đồng đạo vừa nêu, năm dạng ỷ ngôn trong phần chánh văn là dạy theo lối tiêu biểu. Thế gian nầy có bao nhiêu người là có bao nhiêu cách ỷ ngôn khác nhau, thế là Đức Thầy cũng bỏ sót họ chứ đâu riêng bỏ sót trong việc vợ chồng. Tính chất phạm tội của năm việc phạm tội Ỷ Ngôn là: Chủ ỷ quyền, Quan ỷ thế, Giàu ỷ tiền, Quỷ Quyệt ỷ lanh, Học thức ỷ ngoan là trình bày bộ mặt xã hội; vợ chồng đâu cũng có nhưng nó nằm gọn trong gia đình. Thiết tưởng không cần đề mục dạy chỉ, coi các cái ỷ ngôn tiêu biểu đã gây tai hại thế nào thì rán mà tránh dẫn nó về nhà mình là được rồi.
Câu nhân gian thường nói “ Chén úp trong sóng còn khua” chính là câu biện luận để không thừa nhận tội ỷ ngôn hoặc thừa nhận giữa giời; nó giống như câu “Bần cùng sanh đạo tặc cần phải là câu chữa mình của bọn bất lương vô đạo” vậy. Nếu không phải hạng bất lương vô đạo thì không được phép áp dụng bần cùng sanh đạo tặc. Một tín đồ ngoan đạo chặc chịa lời dạy của Đức Thầy không được ỷ ngôn bất cứ trường hợp nào thì đừng đựa vào câu “chén úp trong sóng còn khua” để dễ dàng tha thứ mình trước các tật xấu, ác, Ỷ Ngôn.
4/2/2016
( còn tiếp)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét