Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

QUÍ TRỌNG NGƯỜI TỐT
Hôm nay tối 11 tháng 11/ 2015, cháu Lê văn Tuấn đi cùng vợ đến thăm chị tôi, cô của Tuấn, bệnh đi nằm viện mới về. Thấy trên mặt của cháu có một vết xẹo mới tôi hỏi, cháu trả lời là lái xe lỡ đụng con chó mà té nặng.
Bao lâu rồi?_ tôi hỏi
Cháu trả lời bằng một câu chuyện dài:
Khoảng 5 giờ rưởi chiều 26/10/2015 nghe tin con Sương bị sốt cao đưa vào bệnh viện (là Lê thị Mai Sương con của Tuấn, sinh viên năm thứ tư môn Anh Văn hiện học ở đại học Cần Thơ) vợ chồng con liền đi xuống với nó. Còn khoảng ba cây số nữa là tới bệnh viện bỗng đâu con chó xẹt ra trước đầu xe của con, cận đến thắng không kịp nên đã xảy ra tay nạn, xe một nơi người một ngả; vợ của con ngồi sau cũng té nhưng không hề hớn gì thân thể, cô ấy đỡ con vào sát lề đường, lòng rối bời muốn kêu xe cấp cứu nhưng đang ở nơi xứ lạ quê người nghĩ chưa ra cách để đưa con nhanh đến bệnh viện. Bổng xuất hiện một em trai, hỏi ra là học sinh lớp 11, tướng to khõe đang trên đường đi học thêm ngoài giờ. Thấy cảnh con vậy, em trai cho ngừng xe cận con rồi nhanh nhẹn xuống xe miệng hô tay hấp:
- Chị ơi hãy tiếp đỡ anh lên xe em để đi nhanh vào bệnh viện.
Lúc giờ con hoàn toàn mất tự chủ, không hay mình làm gì, chừng tỉnh lại nghe vợ con kể, lúc đưa con lên xe Hon Da con gục đầu mặt lên lưng em trai, chiếc áo sơ may trắng của em học sinh nhuộm đầy màu đỏ, không biết buổi học nầy, một chiếc áo dính đầy máu làm sao em có thể vào lớp?
Còn nữa, cùng với sự xuất hiện của em trai đầy lòng NHÂN NGHĨA lại có thêm một chị NGHĨA NHÂN đáng kính, chị thắng xe lại hối thúc vợ con:
- Em hãy mau đưa chồng em vào bệnh viện, chiếc xe để đây tôi coi giùm.
Nhìn mặt chị ta hoàn toàn xa lạ, nhưng hoàn cảnh đã đẩy chúng con đến chỗ không còn sự lựa chọn nào khác.
Chúng con vào bệnh viện, đợi rửa thương băng bó xong em trai NHÂN NGHĨA xin phép đi ngay, có lẽ em còn kịp giờ về nhà thay áo.
Vợ con không còn lòng dạ đâu nghĩ chiếc xe để đi mà lấy về. Những vết thương trên đầu mặt của con đã được sử lý xong, thuốc giảm đau có hiệu ứng tốt, con từ từ hồi phục lại trí nhớ về nguyên do xảy ra tai nạn giao thông. Hơn 8 giờ tối, bổng chị NGHĨA NHÂN tìm đến, gặp vợ chồng con chị ấy rất mừng. Chị nói:
Chờ lâu không thấy em gái trở lại nhận xe tôi sanh nghi em trai bị tổn nặng. Tính đã hai giờ ở đợi, sự kiên nhẫn không còn, tôi đem xe của hai em gởi vào đồn công an, tìm kiếm lồng vồng mãi trong bệnh viện mới gặp. Ối! đã vứt được cục đá đeo nặng trên mình, sướng quá!
Nói xong chị thở phì ra một cách khoái chí.
Qua vài hôm sau bác sĩ  cho con xuất viện, về nhà lòng con nhớ nhớ thương thương hai ân nhân đã giúp đỡ con trong lúc nguy ngặt. Con thầm cám ơn Trời Phật đã vận chuyển hai người hiền đức đến liền sau khi con bị xảy ra tai nạn nặng nề. Không biết tên em trai nhưng để nhớ người thanh niên tốt bụng con tự đặt tên em là NHÂN NGHĨA, tên chị gái là NGHĨA NHÂN.
Vì muốn giữ giao tình với người tốt, vợ của con đã hỏi tên chị gái, chị nói tên chị là BIẾT và cho luôn số phone. Tiếc là em trai quá gấp đi ngay trong lúc vợ của con lo sợ đến đổi muốn rối tung đầu óc, đâu có nhớ mà hỏi tên em trai và phone.
Nghe Tuấn lược kể câu chuyện, điểm chính là xảy ra tai nạn giao thông, nhưng tình người đã bộc lộ trong câu chuyện khá đậm đà khiến nó thú vị hơn vết thương và sự điều trị của bệnh viện. Ở vào thời đại văn minh, phần đông người sống đua đòi theo khoa học thực tế, ăn ở có tình có nghĩa chỉ được tiếng khen sướng tai chứ không no bụng mà giàu sang được đặt lên hàng đầu. Tôi cảm thấy xã hội cần có chương trình, chương mục khen người tốt việc tốt để làm hương vị trong cuộc sống đua tranh, muốn đưa hai tấm gương lên internet để chia sẻ với những ai ở vào hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm đã được giúp đỡ mà cảm nhận, tình thương chân thật và sự giúp đỡ không nên để thiếu trong kiếp nhân sinh.
Tôi hỏi cháu Tuấn, nếu giờ gặp lại hai người tốt bụng mà cháu đặt tên là NHÂN NGHĨA, NGHĨA NHÂN thì cháu nói gì?
Tuấn đáp:
Con sẽ nói luôn ba lần tiếng nói cám ơn và khen tặng ân nhân.
Nghe Tuấn kể khiến tôi nhớ lại chuyện của chúng tôi năm xưa 1978 hai tên Hai Lúa từ miền Tây ra Sài Gòn tìm mua Kinh Sách Phật Giáo. Hồi nầy các tôn giáo, tín đồ bị cấm sinh hoạt đạo sự. Phật Giáo Hòa Hảo bị giải tán, các sách nói về PGHH bị tịch thu, cả đến quyển Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ của Đức Thầy cũng bị chánh quyền xã hội chủ nghĩa kêu giao nạp. Các Sư, Chùa vùng Sài Gòn không có sự rần rộ. Mua sách phải ngôi chờ lâu để người ta đi lấy trong những chỗ giấu kín. Hai Huynh đệ Chúng tôi mua được mỗi người một sách. Có lẽ từ chùa Hoa Nghiêm ra? Được sự giới thiệu của quý Ni Sư trong chùa chúng tôi phải đi Huê Lâm Tự mua tiếp. Gặp mấy anh chạy xít lô chận hỏi hai chúng tôi đi đâu, tôi trả lời về Huê Lâm Tự. Qua thời gian gần bốn mươi năm, tôi không nhớ các anh xít lô đòi giá bao nhiêu nhưng chắc là giá quá cao. Hai lúa tôi mới đi Sài Gòn lần đầu  cũng gượng mà nói cái kiểu ta đây sành sỏi: Đây qua đó kế một bên, tôi lội bộ một chút cũng tới.
Tên xít lô nghe tôi nói là chới với:
Đây đến đó mà anh nói kế bên, lội bộ một chút cũng tới sao?
Chúng tôi còn đương cù cưa giá cả thì bên kia đường có một thanh nữ đi qua nói: Hai anh nầy từ trong quê ra thành, ăn rẻ  rẻ cho người ta đặng có chút phước. Thấy có cô gái Sài Gòn can thiệp mấy tên xít lô hạ bớt giá xuống đợt một rồi đợt hai nhưng cô ấy cho như vậy cũng còn cao. Cô đưa mắt nháy vào mắt tôi một cái rồi bỏ đi, nhấc hai ba bước sao không thấy tôi hưởng ứng dấu hiệu cô đưa, cô xoay chân lại nháy tôi một lần nữa, bây giờ tôi mới xác định được điệu nháy của cô, tôi liền nói với các anh chạy xít lô là tôi lội bộ, các anh kêu cỡ nào tôi cũng không quay lại. Khỏi đó một chút cô thanh nữ đi sát chúng tôi và nói: Biết hai anh từ quê ra mà tội nghiệp, đễ tôi dẫn hai anh đến trạm xe buýt kế đây, lên xe qua đó ít xịt tiền. Tôi sẽ dặn xe giùm, cho hai anh xuống ở Trần Quốc Toản, Huê Lâm Tự cận đó, các anh hỏi người ta sẽ chỉ. (chuyện có thật nhưng không biết hai lúa tôi có nhớ lộn địa danh chăng?)
Cô ở tại trạm cùng chúng tôi, chờ đưa chúng tôi lên xe buýt, nói vài lời với nhân viên theo xe. Xe lăn bánh cô đứng dưới đường vẫy tay chào lia lịa.
Hồi còn nhỏ nghe người ta nói nhiều về khoảng cách của thôn quê và thành thị, nhất là thành thị lại là Sài Gòn, như hai thế giới cách biệt, hễ bọn nhỏ đứa nào có vẻ yêu thích Sài Gòn thì người lớn cứ lại nhát ma: Coi chừng xe bắt chó nó bắt mầy đó! Nghe nhát xe bắt chó là sợ khiếp mà không biết xe bắt chó là xe ra làm sao, và tưởng Sài Gòn có nheo nhóc xe bắt chó, kiếm mặt mấy đứa nhà quê là lượm bỏ lên xe. Ở xóm ai nói chuyện hung hăng, thô lổ và hơi “đễu” một chút người ta hấy nguýt: Cái thằng có cái bản mặt Sài Gòn khó ưa vô.

12/11/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét