HƯỚNG DẪN ĐOÀN LƯƠNG
Y
TRỊ BỆNH QUA THẢO DƯỢC THUỐC BA BÀI CỦA ĐỨC THẦY
Bốn giờ 15 sáng ngày 17 tháng 11/2015
tôi đến cầu Chắc Cà Đao ở chờ đoàn lương y từ Thốt Nốt lên rước ra
bến tàu Thạnh Thới để đi từ Hà Tiên sang Phú Quốc. May mắn là sự
chờ đợi không lâu, tôi đến điểm hẹn sớm hơn 5 phút.
Trưởng đoàn lương y là Ông Nguyễn
văn Bé (Năm Bé) đã cho xe dừng và mở cửa xe đón tôi, hỏi chào vui
vẻ. Xe chạy Ông trưởng đoàn bật máy để sinh hoạt lề lối của chuyến
đi; sự sinh hoạt là dồn hết những quan tâm chuyến công tác từ thiện
ở một vùng đảo xa và mới mẻ nầy. Vì là điểm mới nên Ông ấy nói
năng có vẻ săn sóc các thành viên làm tốt công việc bằng đưa ra hai điều
tâm quyết:
- Một là HẠNH CÁCH của người
lương y trong tín ngưỡng tôn giáo PGHH,
- Hai là ĐẠO ĐỨC chuyên môn của
người lương y không ngại khó việc săn lùn tri thức sử dụng tay nghề
chính chắn đối với bệnh nhân.
Ông nhấn mạnh thêm rằng: Chúng ta
đi đây đều là “Con Một Cha” trong ngôi nhà PGHH, huynh đệ đồng tâm hiệp
lực làm từ thiện để tạo thêm phước đức, danh thơm tiếng tốt cho ngôi
nhà chung. Dầu là áp dụng phương pháp thủy châm của Bác Ba Trần Minh
Thiệu, nhưng thuốc đạt công hiệu qua độ bệnh là của Đức Thầy, nên ta
phải tuyệt đối trung thành với đạo và Thầy Tổ. Riêng Bác Ba Trần
Minh Thiệu chúng ta phải biết ơn người, biết ơn không chỉ khơi dậy ý
thức mà cần phải học tập và thực hành đúng tiêu chí của một lương y
nghề nghiệp mà bác đã bỏ nhiều công sức giảng dạy và cưu mang.
Sinh hoạt xong vị trưởng đoàn trao
mic (ống nói) qua tôi với yêu cầu có vài lời phát biểu giữ kỷ niệm
chuyến đi. Bị ép đưa mic bất ngờ, mới đầu tôi ngại ngùng chưa biết
nói gì nhưng liền đó tôi chợt nhận là nên giới thiệu đôi nét về Phú
Quốc và sự liên quan của PGHH với hải đảo biên thùy nầy:
Kính thưa chư quý đồng đạo nhân
danh lương y từ thiện! Theo lời anh trưởng đoàn cho biết quý vị đi đây,
đa phần chưa tạn mặt Phú Quốc để thấy nét duyên dáng của một xứ sở
nổi tiếng với thương hiệu “ Nước mấm Phú Quốc” và xứ sở trồng Tiêu,
những hạt tiêu có dư vị cay thơm làm cho các bà nội trợ ghiền ngây
ngất. Nhưng tôi không phải làm nghề nội trợ vì thế hạt tiêu với dư
vị cay thơm không làm tôi chú ý, tôi chú ý điều khác, đó là PHẬT
GIÁO HÒA HẢO sinh hoạt đạo sự trên hải đảo xa xôi. Xin giới thiệu đôi
nét nhá!
Năm 1971 PGHH đã có thành lập một
ban trị sự giáo hội tại xã An Thới, giờ là thị trấn, nơi mà chiều
nay chúng ta tới. Hồi năm 1972 cắt băng khánh thành trụ sở hội quán,
đọc giảng đường tôi có đến tham dự. Nhờ BTS gắn bó với sinh hoạt
đạo pháp mà lượng số tín đồ tăng đáng kể, tiếc là thời gian không
được lâu, diễn biến chính trị đã thống nhất hai miềng đất nước thì
vai trò các tôn giáo bị xụp đổ hoàn toàn, tín đồ PGHH không chịu
nổi sự thử thách mất đạo, nên tín ngưỡng tôn giáo dần dần chìm vào quên lãng, nếu
nhắc ra thì chỉ còn là ký ức, hồi ức. May mắn trên đất hòn giờ
còn một số ít tín đồ với khả năng trụ cột, có tư cách đại diện, chưa
biết về qui trình học Phật riêng chung như thế nào nhưng chúng ta sẽ gặp các vị
ấy hôm nay vào lúc chiều về.
Lúc còn sinh tiền, đại lão đồng
đạo tiền bối Trần Minh Thiệu đã có đến xứ hòn nầy dùng thuốc ba
bài của Đức Thầy trị bệnh cho bá gia được đồng đạo ủng hộ, tự
mình dùng thuốc và vận động bà con tin theo. Từ ngày đại lão tiền
bối cởi trả huyễn thân lại thế gian, theo Phật về cõi Phật cũng có
nhiều lương y hoạt động cá nhân hay đi nhóm nhỏ lẻ, tập tểnh tay nghề
có qua xứ đảo nầy nối nghiệp tiền bối. Người lẻ loi làm việc cũng
lẻ loi, kết quả không mặn mà lắm. Hôm nay chúng ta đi với một đoàn
lương y vừa có thiện chí, nhiều năm tay nghề, chắc chắn sẽ được sức
yểm trợ của bà con bệnh nhân và chư đồng đạo xứ đảo, sẽ mang danh
dự lớn cho Đức Thầy, PGHH và đoàn lương y.
*********()******
Đoàn đến điểm công tác vào buổi
chiều muộn, bà con bệnh nhân chưa hay nên Ông trưởng đoàn nhân cơ hội
đề nghị cho đoàn một chút thời giờ tham quan xứ đảo. Chúng tôi chọn
điểm chùa Hộ Quốc, phải chạy vòng qua triền núi ven biển kéo dài
đến đại tòng lâm. Vào chùa lễ Phật, song ra trước sân rộng, gió
chiều hây hẩy thổi, mây bay bay, Trời không vọi nắng nóng, chúng tôi
ngắm núi rừng và mây nước bao la cho lòng bao la mây nước. Mấy chiếc
máy nhiếp ảnh, điện thoại thông minh đua nhau mà khắc cảnh đẹp. Tối
lại đoàn đi tham quan bến cảng An Thới.
Sáng ngày 18/11/2015 bệnh nhân đến
xin điều trị, đoàn lương y PGHH khoác áo ngành lên thân để nguyện vái
nhờ sự hộ độ của cửu huyền thất tổ, Tam Bảo Phật Đài và Đức Thầy
tôn kính. Lễ phép xong Ông trưởng đoàn sắp sếp cho các lương y ngồi
vào đúng vị trí, một chiếc bàn dài cho quý vị xem mạch định bệnh,
một bàn dành để nhận toa cấp thuốc và hai gian buồng rộng một dành
cho nam bệnh nhân và một nữa cho nữ bệnh nhân, Bệnh nhân nữ thì nữ
lương y tiêm thuốc, Nam bệnh là Nam lương y điều trị.
Các lương y có công tác đều đều,
tôi theo đoàn không biết chút mớ nhấm nào cho việc trị bệnh, cho dù
các lương y thiếu công dư việc tôi cũng không tiếp được. Khoảng 3 giờ
chiều mát Trời tôi ngồi trước sân, tiếp chuyện với Ông cụ bệnh nhân
83 tuổi, dáng ốm o, đôi chân sậy cao lỏng thỏng, cụ nói cụ là bộ
đội có đánh giặc Pháp trại điện Biên Phủ. Cụ được chánh sách quan
tâm chăm sóc y tế, kiểm tra sức khõe định kỳ mà kết quả không nhiều,
còn thêm tạm bợ, đi lãnh thuốc tây uống riết chán no, Ông nói:
- Sáng nầy tôi được quý Ông tiêm
thuốc về ngủ một giất trưa hết sức là ngon, thức dậy nghe trong
người nhẹ bổng tôi mới biết là mình đã gặp thuốc hay. Nhưng đáng
tiếc!
- Tiếc gì ạ ?
- Còn một bệnh nữa mà hồi sáng quên khai.
- Bệnh gì thưa chú?
- Bệnh đi tiểu nhiều lần.
- Vậy sẵn còn lương y trong phòng
khám, chú vào nói, các vị ấy họ sẽ giúp chú tận tình.
- Hồi sáng tôi đến khám một lần
giờ dùng nữa được sao?
- Dạ được. Dùng thuốc nam bào
chế, bốn giờ sau là có quyền tiếp tục, huống chi chú đã được điều
trị từ sáng sớm, cách hơn bốn giờ xa. Các lương y có thiện nguyện
giúp đời, không phải riêng chú, với ai họ cũng sẳn sàng giúp đỡ.
- Vậy để tôi vào.
- Chúc chú may mắn sớm hết bệnh.
Vì tôi chỉ là người hướng dẫn
đến điểm, công tác từ thiện đi vào ổn định, sáng hôm sau tôi một
mình trở về đất liền.
20/11/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét