Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

NGHI VẤN 2
NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC 4
Hỏi: Như Ông giảng viên nói, trong PGHH có một tín đồ rất xứng đáng ở vị thế “truyền bá kinh lành” là Ông Thanh Sĩ, nhưng trong đồng đạo còn một số không ít người bài bác Ông Thanh Sĩ thì sao?
Đáp: Không sao đâu! khen chê là chuyện thường tình trong thế gian. Người xưa có câu “ Đồng ý với ta cho ta là phải, không đồng ý với ta chê ta là quấy”. Phải quấy khen chê là ở tánh tình người phê bình chứ đâu chắc ở người bị phê bình mà là người xấu đâu. Đừng nói là Ông Thanh Sĩ đại huynh của chúng ta. Tôi xin lỗi đã nói câu nầy với quý vị mà chưa biết quý vị có đồng ý không nhá! Ngay cả Đức Phật, Đức Thầy vẫn còn bị kẻ ác gièm xiểm, bao biếm, xiên xỏ. Tôi kính Ông Thanh Sĩ xứng đáng là nhà truyền bá kinh lành theo lời dạy của Đức Thầy vì trong Ông có ba điều đặc biệt mà cho dầu ta có đốt đuốc tìm khắp trong cộng đồng PGHH cũng không có người thứ hai:
1, CHÂU THUYẾT. Sau “ biến cố Đốc Vàng” để Đức Thầy vắng mặt, tín đồ gặp phải cảnh mà chừng như Đức Thầy đã tiên tri:
“con lạc cha con hỡi u ơ
Thầy xa tớ ngẩn ngơ thương mến”
Vắng Thầy thì sự tu tâm dưỡng tánh không còn ai lo cho nữa, đường tu nguội lạnh dần, những giới cấm như không được ăn thịt Trâu chó Bò hay cờ bạc rượu chè đã vắng lâu trong dân cư PGHH mà sự vắng mặt của Đức Thầy chúng sẽ tái hòa nhập lại dụ dỗ tín đồ. Cho đây là thãm trạng, nên thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ đã xin phép Đức Ông thân sinh của Đức Thầy cho Ông Trần Duy Nhứt (Thanh Sĩ) đi giảng giải đạo lý khuyên tu đè lại niềm tin trong lòng người tín đồ PGHH khi nó muốn bay đi. Được sự cho phép, Ông đi các nơi thuyết giảng giáo lý PGHH, người ta thấy Ông tài Đức song toàn, nên tự gọi tôn là “Thuyết Pháp Ứng Khẩu”, văn từ của lúc thuyết pháp ứng khẩu gảy gọn, sáng sủa, uyên bác mà không qua thành lập dàn bài, chuẩn bị trước; như suối nguồn tuôn chảy bất cứ lúc nào. Sự hay ho đó người ta không muốn việc làm của Ông qua rồi thì mất nên đã hợp bàn với nhau viết tóc ký. Ngày nay ta có được quyển “thuyết pháp ứng khẩu” của Ông Thanh Sĩ là hoàn toàn nhờ vào sáng kiến viết tóc ký, của Ông, cha, chú, bác của chúng ta.
 2, BAN HOẰNG PHÁP. Trong thời kỳ pháp nạn, từ sự cai trị độc ác của quân chinh phạt Pháp, một thứ dân quân dị chủng không cùng ngôn ngữ, chỉ biết la hét, phá hoại, đốt nhà những nhân dân Việt Nam không phụng mệnh quyền hành của đế quốc xâm lăng vậy mà Ông vẫn hành trình tốt cho việc truyền bá kinh lành vang danh Thầy Tổ. Truyền bá không phải đơn giản như những người thuyết trình ai mời thì tới hay không mời cũng tới. Cách truyền bá của Ông quy mô hơn, Ông sắm sẵn một cơ ngơi học đường với danh xưng là “ BAN HOẰNG PHÁP TÂY AN CỔ TỰ” Giảng viên của trường hoằng Pháp nầy là ba Ông Thiện Duyên (Phan Bá Cầm) Thiện Ngôn (phó tư lệnh cho tướng Nguyễn Giác Ngộ) và Ông Thiện Hạnh. Khới đầu vào năm 1954, chọn ngày rằm tháng giêng khai giảng khóa thứ nhứt với thời gian là bốn tháng. Khóa nầy vừa bế giảng là tiếp tục lập khóa khác, hai khóa trong năm, kết quả là có năm mươi hai học viên được chấm đậu, những vị học viên trong khóa nầy sau đều là giảng viên truyền bá tài năng từ cấp tỉnh lên tới trung ương như các Ông Trần Minh Thiệu, Võ như Sanh, Bùi văn Ưởng, Đặng thành Tựu…
Biến cố chính trị đã dẫn tới hiệp định Geneve cũng trong năm 1954 với một giải pháp cắt chia đất nước của tổ tiên chia làm đôi, phân hai miền Nam Bắc bởi hai chủ nghĩa, tư bản và cộng sản, người ta thường gọi là Việt Cộng, Quốc Gia. Đụng Ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống phía bên quốc gia, và sự độc tài tôn giáo của Ông ấy khiên Ông Thanh sĩ phải lên đường đông du sang Nhật.
3, VIẾT GIẢNG LUẬN. Ngoài việc thuyết pháp ứng khẩu Ông Thanh sĩ rất có tài cầm bút, viết văn thơ trôi chảy, ý nghĩa đạo pháp thâm huyền. Ông có hết thảy là 16 tác phẩm, gồm lại một quyển sách đề tên là “Hiển Đạo”. Tên gọi Hiển Đạo được trích từ một bài thơ khoán thủ:
“Thanh Tâm Kiến Chơn Phật
Sĩ khí phùng chánh giáo,
Hiển Pháp Phật Nân Hòa
Đạo khai môn Từ Hảo”.
Nếu đọc xuôi xuống ở hai hàng bìa ta sẽ thấy hiện rõ tám chữ : THANH SĨ HIỂN ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Hiển Đạo tổng cộng có 1282 trang. Giảng luận của Ông ý nghĩa rất đặc sắc về Phật giáo, nên không riêng vì chư đồng đạo, phía phật tử Tăng Ni cũng học đọc của Ông, do đó, có những tác phẩm phải tái bản nhiều lần để đáp ứng yêu cầu người hâm mộ. Nói chuyện với quý vị về Ông Thanh Sĩ mà không có đọc của Ông để chứng minh sự thật thì chưa chắc đã làm cho quý vị tin theo, tôi xin đọc lên một vài đoạn giảng của Ông Thanh Sĩ đặng có mà chiêm nghiệm nhá:
“ Trong giả sự rán tìm thật sự,
Nơi huyễn thân có thứ chơn thân.
Lúc sớm khuya lóng lặng tinh thần,
Mây không án Trời Trăng hiện rõ.
Tâm ô nhiễm việc đời, rứt bỏ,
Ánh huyền quang chiếu tỏ liền khi.
Nợ thế còn bận một điều gì,
Là còn một mê sic he phủ.
Người tu niệm phải cần tự chủ,
Không nghe lời quyến rủ tà tâm.
Bất cứ khi đi, đứng, ngồi, nằm,
Đều thấy rõ trong tâm mõi việc”.

Và:
Trong tâm não mơ hồ đã sạch,
Đêm ngày luôn minh bạch cõi lòng.
Sống đời mà vẫn tâm không,
Như nhiên khỏi phải dụng công giữ gìn.
Không còn sợ tâm sinh niệm quấy,
Cũng hết lo ngoại vật làm mê.
Tự do sống ở thoát về,
Thân tuy cách Phật tâm kề đài sen.
Gió tục khó tắt đèn trí huệ,
Bụi trần không mờ vẻ ngọc tâm.
Động hay tịnh cũng không nhầm,
Bởi mình đã được chủ tâm lấy mình”.
Những người chê bai Ông Thanh Sĩ, chắc chắn không có được ba điều như Ông Thanh Sĩ có. Không bằng mà chê, vấn chủ cho là lạ, khó chịu nhưng thế gian nầy chuyện như vậy có nhiều mà, không lạ lắm đâu. Nếu vấn chủ không còn thắc mắc cho đề tài nầy vậy cho qua nghi vấn khác.

Hỏi: câu “Bể trầm luân khô cạn sáu đàng, tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”. Xem mòi chúng sanh khó mà khô cạn trong sáu nẽo luân hồi thì biết bao giờ Đức Thầy mới được trở về nơi ngôi vị?
Đáp: Thể hiện tấm lòng Phật, Bồ Tát thương sót chúng sanh để chúng sanh ấm áp với sự thương yêu đùm bọc của các Ngài mà hướng tới Phật Pháp, quy y Tam Bảo là quá hay đi chứ. Dạy Tu thân hành thiện để được đắc đạo hoặc vãng sanh ngay khi mãn kiếp hồng trần, chứ Phật đã thoát mê, thoát khổ thì sợ chi cái cõi khổ. Đi đâu, đến đâu hễ có Phật trong tâm thì đâu đâu cũng là cõi Phật. Ta nghe những câu Ngài phát nguyện “quyết độ đời cho đến chung thân” thì thật là thương. Ta hãy nên chia sẻ tình thương nầy với mọi người chưa biết thương yêu Phật, Bồ Tát, để mọi người cũng thấy thương Phật, Bồ Tát như ta mà quyết làm những điều Đức Phật Bồ Tát dạy.
Thương không chỉ là một tiếng nói rồi mất đi trong vô vọng, phải thể hiện tình thương qua sức mình một cách đúng đắn. Đừng tối ngày nói tôi thương cha tôi quá mà cha đói không lo cho Ông có cơm ăn, đau không ai chăm sóc, khiêng vác nặng nề mà anh sức người vạm vỡ đứng chống nạnh quay nồi đồng coi chơi chớ không đỡ nặng cho cha. Miệng nói thương Thầy mà lại chết ngây chết dại với cái “ thế trần tạm giả gạt đời ta”  để không chịu “lướt khỏi sông mê khỏi ái hà”. Thà sống với “Ta Bà lắm khổ” chớ không theo Tịnh Độ nhàn vui mà trân trọng “cảnh thanh minh sen báu nặc mùi”.
Nói tóm lại, đặt lên một câu hỏi để tỏ dạ thương Thầy, không biết chừng nào “bể trầm luân mới khô cạn sáu đàng” để cho vị cổ Phật lâm phàm mà ta yêu kính sớm trở về nơi ngôi vị, thì chúng ta, hãy tự làm cho mình đi, chỉ một kiếp nầy thôi là không trở lại trong sáu đàn nữa và hãy khuyên mọi người tu như ta tu. Không chờ chuyến đò nào nữa, phải qua sông mê về Tịnh Độ ngay trên chuyến đò chiều nầy.
Nếu vấn chủ không còn gì thắc mắc thì xin cho qua câu hỏi khác.
25/11/2015
(còn tiếp)








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét