Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

CŨNG TRONG ÂN ĐẤT NƯỚC
PHẦN NGHI VẤN 2
                        BÀI ĐỌC THÊM CHO NHÓM HỌC GIÁO LÝ PGHH
BUỔI HỌC 3


Hỏi:  câu “Bờ cõi vững lặng…quốc gia mạnh giàu…” theo như Ông giảng viên thấy Việt Nam ta hiện nay có đạt được mục tiêu nầy chưa?
Đáp: Bờ cõi vững lặng Đức Thầy dạy trong ân đất nước là đối với giặc ngoại xâm. Những câu như “ Ta phải có bổn phận bảo vệ đất nước khi bị kẻ ngoại xâm giày đạp… rán cấp cứu nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị… và đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch…”. Từ những câu trích đoạn dẫn trên mà nhìn hiện tại, Việt Nam giờ không bị giặc ngoại xâm giày đạp, không có kẻ ngoài thống trị, không có ngoại địch thì ta cho rằng bờ cõi Việt Nam đang hồi vững lặng.
Hỏi : Vậy còn “Quốc gia giàu mạnh là thế nào?
Đáp : Quốc gia giàu mạnh, điều nầy ở Việt Nam ta hiện nay không có. Việt Nam mặc dầu rất phấn đấu để phát triển kinh tế ở các ngành nghề và còn danh đề là kinh tế mũi nhọn nhưng chưa được xóa tên trong danh sách các nước nghèo nhất thế giới. Có thể không cần nghiên cứu sâu xa, trước mắt, nhân dân miền tây sống nhờ nông nghiệp mà năm nào lại đụng sự trồi sụt, bấp bênh; gia lúa không tăng hoặc tăng không kiệp cho hòa đồng với vật tư nông nghiệp, ví dụ: Hồi nào bán năm giạ lúa là mua được một bao phân nhưng nay hơn năm giạ, các mặt hàng khác cũng thế. Giá lúa không tăng mà vật tư nông nghiệp tăng, đồng vốn mỗi lúc mỗi cao mà giá nông nghiệp cứ như giậm chân tại chỗ, nhiều cô cậu thanh niên ở quê chịu không nỗi sự thiếu thốn, làm ăn lổ lả bỏ quê ra thành đùn đống người ở khu công nghiệp Bình Dương, Sài Gòn để xin việc làm. Tỉnh nào cũng có trường đại học, mỗi năm sinh viên thi đậu ra trường không phải ít nhưng trong tỉnh lại thiếu chủ đầu tư kinh doanh hướng công ty, xí nghiệp, ít oi không đủ chỗ cho làm đành phải đi xa kiếm việc làm thì chất xám của tỉnh, quê hương mình mọc cánh bay đi, nghèo không gở nổi.
Nói tóm lại, đất nước bình yên không có chiến tranh, không có cảnh con xa cha vợ xa chồng để mà vang lên khúc ngâm chinh phụ, khóc sự chết chóc. Dỡ một điều là, ở một khúc quanh lịch sử, đất nước kéo dài bốn mươi năm qua, không có chiến tranh tất nhiên không tàn phá mùa màng nhà cửa, đáng lẽ nhân dân phải được giàu lên trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế. Thời nội chiến, một nhà hai chủ nghĩa tranh nhau, sử dụng bom đạn không nhường làm đau lòng tổ quốc có hai đứa con ăn hại, tàn phá sự nghiệp của Ông Cha thật là khủng khiếp mà miền Nam xưa chánh quyền cố gắng nâng đỡ để Sài Gòn có tiếng thơm là “Hòn Ngọc Viễn Đông” Việt Nam có tên là “ Con rồng Châu Á”. Thống nhất hai miền đất nước và tuyên bố quốc gia độc lập. Qua xã hội chủ nghĩa thì kinh tế đi lùi để Việt Nam ngày nay mất tên con rồng Châu Á, Hòn Ngọc Viễn Đông, nhận sự trừng phạt là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhân dân nghèo khổ, sự sống nông thôn thiếu đường sá, điện ánh sáng, nhà thương, trường học, phải sống nhờ đồng tiền viện trợ không hoàn lại của các quốc gia giàu mạnh.
Hỏi : Đức Thầy dạy “Đừng giúp sức cho kẻ ngoại địch”. Tôi muốn hỏi, ở vào vị trí nào để xác định kẻ ngoại địch? Ví dụ: Như tôi có tín ngưỡng tôn giáo, kẻ ỷ quyền thế đàn áp tôn giáo tôi  tín ngưỡng, tôi có thể gọi họ là kẻ ngoại địch được không?
Đáp : Nhiều tổ chức hoạt động trong một quốc gia mà vì tranh giành ảnh hưởng, tìm cách hại nhau, có thể dẫn đến sự tiêu diệt, người ta gọi là phá sự đoàn kết. Nhưng nếu ở vào vị trí của kẻ cầm quyền mà hành động như thế thì gọi là đàn áp, như sự đàn áp dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo chẳng hạng. Dầu vậy, ta cũng không thể coi họ là kẻ ngoại địch bởi vì họ là dân trong nước là đồng bào với chúng ta.
Tôi thấy những câu hỏi của buổi học hôm nay dường như có cái hơi… không lành mạnh… Tôi xin được khuyên quý vị là, hãy vì lòng từ bi bác ái và sự cao thượng của giáo pháp nhà Phật mà học hỏi để lợi ích cho sự tu hành, đừng mang mặc cảm cá nhân đưa đề làm mất đi ý nghĩa danh giá của đạo Phật mà Đức Thầy đã khuyến dạy chúng ta.
Hỏi : Đức Thầy dạy “ Chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta rán tránh đừng làm điều gì sơ xuất đến đổi làm cho nước nhà đau khổ…” Đợi thời cơ có phải là đợi cơ hội đến không ạ ?
Đáp: Thời cơ không phải là cơ hội. Thời cơ nặng tính thiêng liêng, làm việc gì cũng tin vào Trời Phật, còn gọi là cơ Trời hay cơ tạo hóa. Kẻ cơ hội, không tin vào Trời Phật với cái thuyết nhân quả báo ứng, hễ ai cho giàu, cho chức, cho quyền là ham, coi như là cơ hội để được sống đời vinh thân phì da sắm tuồng lên mặt lên mày. Người tin thời cơ là tuồng đời Phật sắp thử lòng bá tánh, làm trường thi chấm đậu rớt, cho dù có đến lúc đỗ quan to sẽ làm Ông quan thanh liêm, mến nước, thương dân; giàu sang nhờ làm ruộng trúng mùa, mua may bán đắc mà giàu là do tốt phước chớ không phải do ai đó đút lót hối lộ, vơ vét của dân. Kẻ cơ hội không sợ thị phi, không tin nhân quả báo ứng, gặp dịp làm quan không cần xét qua trình độ, không cần rào đón vì vì đó như là “Đủ tài lực đảm đương việc lớn” chẳng hạng, có cơ hội là chụp giựt, nắm được chức quan là cao ngạo, hóng hách, dân không làm vừa ý thì đưa nó vô khung hình phạt tội nầy tội nọ một cách vu vơ.
Tôi chắc quý vị có xem những giai thoại Bao Công Xử án? Chuyện mô tả một xã hội thời phong kiến, trong đó kẻ cơ hội sẵn sàng làm chuyện bất lương. Như gả thí sinh thi rớt giải Trạng Nguyên thừa cơ hội giết chết thí sinh vừa đỗ rồi xưng mình là trạng nguyên thiệt. Được áo mão cân đay, quyền quí, hắn ruồng bỏ vợ nhà để cưới vợ khác. Vợ và cha mẹ ruột tính thời gian chồng con đi thi trải đã nhiều năm mà không về, cũng không nghe tin tức, ngồi nhà chờ đợi lắm phen sốt ruột liền lội đến kinh thành tìm, sau cùng cũng gặp được chồng và con, nhưng gả hư thân ấy không nhìn, còn coi những người thân của mình là kẻ thù.
Xưa cũng có câu chuyện khác, câu chuyện của cậu học trò nghèo nhưng chăm học, mang lều chõng từ xứ quê lên kinh thành ứng thí, nghèo thiếu bao vây, uống ăn đơn giản, giữa đường có một cô gái con nhà giàu xin kết tóc xe tơ, hứa giúp đỡ phương tiện, tiền bạc. Cậu học trò nói rằng: nhà tôi còn có cha mẹ, Ông Bà, không giám nhận tơ duyên chưa được phép. Đi đường đến một nơi hoang vắng nhà, mệt mỏi vì khát nước, có một đám mía, nếu bẻ mà nhai cũng không có ai hay, sẽ cứu được cơn khát bỏng cổ. Nhưng cậu cam lòng chịu khát, tiếp tục lên đường. Sau khi đỗ Trạng, cậu dốc lòng chăm lo việc nước việc dân, tới đâu dân cũng kính trọng, ra đường chào đón.
Kính thưa chư đồng đạo! Người trông thời cơ, kẻ chờ cơ hội hai điểm không giống nhau. Thêm nữa, Đức Thầy diễn tả, trông thời cơ đến là để cứu dân độ thế, không phải giúp mình giải quyết những tham vọng cho bản thân. Tóm lại: Nếu nói chờ đợi thời cơ thì thời cơ luôn luôn ở vị trí vì ích lợi mọi người. Thời cơ để Đức Thầy lâm phàm dạy đạo là vì “Lý thiên đình hoạch định cuộc nguy cơ thãm họa sắp tràn lan”, thời cơ của chúng sanh người có đạo cũng hướng về đồng bào xã hội, giúp đỡ xứ sở quê hương. Đức Thầy nhắc lại tích xưa:
“ Như đời xưa có gả Tử Phòng,
Xem thời cơ người đã rõ thông,
Dùng tôi thiểu mà an bá tánh.”
Lấy việc “An bá tánh” làm trọng.
Nếu quý vị không còn gì hỏi thêm, xin cho qua câu hỏi khác.

(còn tiếp)
05/11/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét