Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

CẦN TÔN TẠO NƠI Ở CỦA TRẦN VĂN ÚT

Hồi đó, kỳ đi điếu viếng cuối năm, năm nào thì tôi quên, đến nhà Trần văn Út chia sẻ chút tình người qua tình đồng đạo, tôi cảm thương, Út mang nặng gánh đạo trên đôi vai mà đi, để lại mẹ già trên xa tuổi cổ lai hy ở lại. Tôi đến ngay lúc bà đang bệnh mấy ngày chưa dùng cơm được. Tôi nhìn chung quanh, nhà cửa không lành, cột cây, tường gạch trơ ra, làm lấy có, sơ sài. Qua nhiều năm, Út không quan tâm về việc điểm trang nhà cửa, lo đạo sự chết để lại căn nhà không lành, thời gian âm thầm cây bị mối ăn, tường gạch sức hở, tôi nghi sự tồn tại không dài.
Đọc bài của cô Đan Sương viết hôm 5 tháng 7 năm 2013 có đoạn báo cáo cảnh nghèo thiếu bao vây căn nhà Trần văn Út (Út Hòa Lạc) trong đó có người mẹ, chị gái, anh trai của Út như cố thủ thành trì, bảo an vùng kỷ niệm không thể để mất nơi có dấu ấn lịch sử cuộc đời đầy hào quang của Út mặc dù các vị ấy già yếu bệnh tật. Xin trích đoạn bài viết ấy:
“tôi viết bài này để tỏ chút lòng với người đã hy sinh vì đạo, gởi đến chư huynh đệ gần xa, ngưỡng mong có sự chia sẻ nổi đau mất mát với gia đình và những người thân của vị Thảnh Tử. Theo lời dạy của Đức Huỳnh Tôn Sư “ ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha” đồng thời cũng để thực hiện cái điều mà Đức Thầy đã làm và kêu gọi mọi người từ ngày 01/3/ năm Bính Tuất 1946 qua một bài văn tế“ Kẻ chết đã an rồi một kiếp, người sống còn tái tiếp noi gương”([1])mà xem mẹ của Út Hòa Lạc như mẹ của chúng ta. Hiện nay bà đang thiếu vắng tình thương đứa con đã chết, chúng ta hãy là những đứa con bù bổ cho bà, lấp đi những khoảng tróng cô đơn, giá lạnh trong cuộc đời già nua để đỡ tủi thân. Sống đời nghèo thiếu, bà cần có nhiều bàn tay thân yêu góp sức, xây cho tổ ấm lành lẽ tốt hơn để tránh cảnh “sao dời vật đổi”, giữ nguyên miếng đất thổ cư có máu xương của Út Hòa Lạc đổ xuống, có nước mắt của bà lão khóc con và không ít nước mắt của chư đồng đạo đã tưới phù sa cho miếng thổ cư nầy. Chúng ta hãy là những bàn tay đó”.
Sự lo sợ cảnh “sao dời vật đổi” của Đan Sương nghe qua tôi cảm thấy sợ. Trước mắt chúng ta cũng có biết bao nhiêu chuyện vì quá nghèo mà bán đất. Ông Cha tảo tần lắm mới tạo dựng được vuông đất chết để lại con cháu, hậu sinh không phải thiếu hiểu biết về sự nhọc nhằn của Ông Cha nhưng hoàn cảnh đã dẫn tới cho đám con cháu sự bất lực, không còn cựa quậy. Chúng ta không để cho thân nhân của Út rơi vào hoàn cảnh đó. Út đã “Đốt Đuốc”tại mảnh đất nầy thì nơi nầy cần phải được bảo vệ cho hậu thế tính lịch sử.
Bảo vệ tính lịch sử  không dụng ý vương mang thù hận trong lòng. Bảo vệ và thù hận là hai chuyện khác nhau. PGHH là một tôn giáo để tu, Út Hòa Lạc đang tu nhất thời bị gây khó, cường độ của sự gây khó cao ngút ở nhiều nơi, vượt ngoài thương thuyết và sức chịu đựng, hết cách thì phải đem giải quyết vấn đề bế tắt bằng biện pháp cao nhất mà Út Hòa Lạc có khả năng hơn ai cả, hy sinh tấm thân mình để cho đoàn thể tôn giáo vượt qua sự bế tắt khó khăn là xong, tròn bổn phận.
Tôi đã chuyển tiếp e mail nói trên đi nhiều nơi trong và ngoài nước, hy vọng có sự đóng góp của chư đồng đạo, chung tay, cất vững chắc căn nhà ở của Út Hòa Lạc để bảo vệ khu di tích không bị mất hay bào mòn của sương gió thời gian. Tiếng kêu vận động của Đan Sương từ giữa năm 2013 đến hết năm 2014 đã bị chìm vào quên lảng. Những ngày tháng cuối năm 2014 cụ bà thân mẩu của Út Hòa Lạc quy tiên, tôi đến dự đám tang, thấy nhà xuống cấp trầm trọng, cái sàn gác chỗ Ông Út Hòa Lạc lên tự thiêu đã đùn đưa rung rẩy khi có người lên đó…chưa thấy có bàn tay vàng nào giơ cao gở bảng. Cho đến đầu năm 2015, trong đêm Trời đầy sương khuya, có cuốc điện thoại gọi đến. Trong máy điện thấy hiện tên của Võ Văn Bửu, tôi lo sợ không biết chuyện gì mà gọi trong đêm khuya thế nầy: A Lô, dạ chào chú tư, chú tư ơi cháu xin báo tin, nghe tin nầy chắc là chú mừng lắm. Tôi hồi hợp hỏi nhanh: tin gì? Cháu xin được tiền cất nhà tưởng niệm Út Hòa Lạc rồi. Tôi liền nói: Như vậy là tốt lắm, chú mừng lắm, hảo hảo! Định lúc nào thì mới thi  công? Bửu trả lời: Dạ để cùng đồng đạo chuẩn bị tư thế sẵn sàng, ngừa có sự trắc trở về thủ tục hành chánh. Chuẩn bị xong thì bắt tay vào việc, ước chừng năm ba ngày đây thôi.
Đúng là một tin vui, rất vui. Tôi trực nhớ… cũng Võ văn Bửu nữa sao? Trần văn Út đem thân làm đuốc thắm thoát đã 7 năm, chết rồi mồ yên mả lạnh. Võ văn Bửu sau 7 năm đi tù về đến thăm vùng kỷ niệm để tìm lại chút hơi hám của Út Hòa Lạc về thành tích đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo cho Phật Giáo Hòa Hảo. Một ngôi ngộ đấp xi măng sần sùi, củ kỷ như ngôi cổ mộ của thời xa xưa, màu mốc thếch, rong rêu. Bửu ra tù anh em đồng đạo thương tình cho tiền xài, rửa ruột, rửa da. Chưa rửa được chút ruột da vì hết, nhìn dáng mồ của Thánh Tử Đạo như vầy thì tủi lắm, trước mắt Bửu nhịn ăn xài, dùng tiền ấy mua vật tư xây lót, dán gạch bông, và ngôi mộ cao rộng có vẻ bề thế. Nay tôn tạo nhà để thờ Thánh Tử Đạo Út Hòa Lạc cũng Võ văn Bửu đứng chủ thầu xây dựng. Bửu thiệt có lòng!
Do lời mời của Bửu và nhà tài trợ trọn gói (có yêu cầu miễn nói tên)Tôi đến ngay ngày khởi sự làm nền 23 tháng 3/2015. Rất vui, thợ hồ là mấy Ông Tàu Hủ Dưa Leo đến thi công, làm bằng thiện nguyện, ngày đầu khoảng năm bảy người mấy hôm sau số quân tăng lên, vác khiêng rụp rụp, chạy xách ào ào vỏn vẹn trong một tuần lễ là lên lợp. Vui cười làm việc, nhắc nhiều chuyện về Trần văn Út có công to với đạo, mở nhiều lướp học, đào tạo tu sinh, thuyết trình giáo lý. Trần văn Út có ảnh hưởng rộng lắm, nhất là giới trẻ. Những tu sinh trong các trường lớp đào tạo của Út giờ cũng đã thành người lớn, thạo nghiệp truyền bá giáo lý và tu hành

30/3/2015
Lê Minh Triết

[1] Trong bài “ Tế chiến sĩ trận vong”của Đức Thầy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét