Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

                                
 KHÔNG VƯỢT KHỎI VÒNG VÂY


Hôm nay huynh đệ chúng ta may mắn được hội ngộ. Nhà ở cách xa mà còn đến thăm viếng, gặp nhau trong không khí tươi mát, cởi mở và hòa đồng tinh thần “con một cha” là quá nặng nợ thiền môn với nhau phải thế không? Xin cám ơn sự hiện diện của quý vị đến cho tôi nụ cười, dù không còn là những ngày xuân nhưng tôi kéo mượn xuân lại để cười cho được Nụ Xuân, bàn bạc tình xuân bất diệt với quý vị. Nhân dịp nầy mình bàn về chuyện đạo pháp và sự tu hành cho có “lực”chút nhá! Trước dòng chảy văn minh tây phương nhiều thứ cám dỗ cuộn vào, nếu “sức tu” không mạnh khó mà đứng vững được Ý Thức Ban Đầu. Ý thức ban đầu nếu để dòng chảy văn minh cám dỗ, lái con thuyền trên sông là để “đáo bỉ ngạn” nhưng giữa chừng mất phương hướng thì kết quả ra sao?
Người chiến sĩ đi đánh trận lúc đầu sức chiến đấu mạnh mẽ, luôn ở thế chủ động và tấn công. Giặc không chịu nổi sức đánh đuổi của“ Chiến Sĩ Như Lai” mà lui dần thì chuyện giặc thua trận là cái chắc. Nhưng nếu bên thấy thắng mà không thừa thắng xông lên tới đạt mục tiêu, giữa chừng khởi tâm vui mừng, kiêu hãnh, để lộ sơ hở, bị địch lật ngược thế cờ tấn công đẩy lùi ta lại và bao vây bốn phía. Trước tình hình nguy hiểm, thế trận mỗi lúc siết chặt vòng vây, nếu giờ chiến sĩ gan lên liều mình vượt vòng vây phía nào ta chỉ đối địch với phía đó thôi, bằng chậm trễ bốn phía giặc ập tới ta sức một chọi bốn có lắp cánh mà bay hay độn thổ mới mong giữ được mạng.
Tu sĩ cũng giống như chiến sĩ, là chiến sĩ Như Lai Đánh trận với giặc phiền não để hiện diện “Niết Bàn Diệu Tâm”. Chưa diệt sạch tám vạn bốn ngàn phiền não trần lao, thắng chút chút mấy tên phiền não con con mà mừng “tự hào”để lộ kẻ hở, sơ hở, giặc sẽ theo kẻ hở đó lật lại thế cờ, làm chủ tình hình trên trận chiến. Mới an một chút là nguy tới rồi.
Tôi xin kể cho quý vị nghe một câu chuyện làm sự kiện điển hình.
Cô Mình Ơi, đường tình êm thắm, lứa đôi đang độ nồng nàn thì ông chồng sớm bị tử thần đến rủ đi, để cô ở lại bơ vơ trong khi cô vừa tròn 26 tuổi. Thật ra cô tên gì cả xóm không ai biết, họ là người từ đâu tới bởi chuyện trăm năm không được cha mẹ hai bên chấp nhận, họ phải dẫn nhau đi một phương xa lạ sống cho nốt đoạn đường tình. Thoát sự trói buộc của “môn đăng hộ đối” tưởng như vậy là sống tới đầu bạc răng long nào ngờ chuyến xe tình duyên chạy mới có chút thôi thì bị tử thần xen vào can thiệp, bắt đi một người. Cô chứng kiến đoạn đường tình của mình sau mà ngắn ngủi. Hôm chồng cô chết, anh ta hết thở mà cô cứ rờ rẩm, giật kêu “ mình ơi mình ơi ” mãi, làm cho đoàn trợ niệm gặp phải khó khăn và cũng từ đó người ta đặt cho cô cái tên Mình Ơi.
Chồng chết sớm lại ở một nơi không có thân nhân họ hàng cho làm chỗ dựa, như tan nát sự sống còn. Thương chồng vì mình mà bỏ gia giáo, phép tắc của giới thượng lưu. Chồng chết chôn đây cô cũng thề sống chết ở đây. Tuổi đời còn trẻ, nụ hoa chưa phai sắc thắm, Bướm Ong bay lượn hỏi xin…cô mặc kệ không cho đậu lại. Để được dành trọn trinh tiết cho chồng cô quyết không soi gương nữa ở vậy nuôi dưỡng hai con thành người cho tốt. sẵn gốc Phật Giáo Hòa Hảo mà nơi đây dân làng tu theo đạo với mình rất đông. Cô phát tâm tu hành trường chay giữ giới. Cuộc sống cơ cực, hồi còn chồng thì nhẹ lo, anh ấy chưa tạo dựng chút cơ nghiệp thì vội bỏ xuống suối vàng. Mất chồng trong hoàn cảnh và  lứa tuổi nầy coi như mất trắng tay và là một thách thức lớn với cô.
Nuôi nấng hai con bằng nghề làm mướn, nhờ lạt chay đạm bạt, ít xài phí, được bà con đồng đạo thương tình ưu tiên cho cô kiếm tiền bằng công việc nhẹ, không tốn nhiều sức lực, sau rốt có thiếu đủ đồng đạo chung lo.
Lòng hâm hở việc tu, thấy mấy vị tu độc thân mà ham. Muốn được rảnh rang như những vị nữ Tu Sĩ, không bận việc đời mà chuyên tâm tịnh dưỡng. Cô chấp rằng dây oan nghiệt đã cột siết cô trong hai đứa con gái, trách nhiệm phải lo áo cơm, dạy dỗ, học hành, cô ước mơ một ngày nào đó chúng đi lấy chồng thì cái mộng mị ban đầu làm nữ tu độc thân sẽ thành hiện thực.
Dòng đời muôn nẽo đục trong ai mà biết! sau lễ vu qui đứa con gái lớn, nhà vắng tanh buồn hết sức là buồn. Vắng nó một ngày cô đã trăn trở lòng, lo nghĩ lung tung, sợ điều không may đến với con trong cuộc sống mới, nếu bị gia đình bên nhà chồng hà khắc như trường hợp của cô thì sao? Cô tu Pháp Môn Tịnh Độ, trì niệm Lục Tự Di Đà, từ ngày con gái xuất giá tấm lòng đã gửi đâu đâu, cô rất ít niệm Phật, có chấp hành tốt giờ qui định niệm Phật thì tiếng niệm Phật cũng bị dính đùng cục trong niệm tưởng về con. Lúc đầu sự dãi đãi đã cho cô trễ đi năm ba phút thời giờ cúng nguyện hằng ngày. Tu không trụ tâm thì không thể kiên nhẫn ngồi kênh mình cho phiền não đánh trọn giờ hay hết một cây nhang theo thời khóa biểu, phải xả trước.
Đến năm cô 47 tuổi, ngôi nhà nhỏ đơn sơ chỉ còn lại một mình đúng như mơ ước ban đầu. Nhưng ước ao của ngày xưa thời gian đã phôi pha dần, buồn bả quá. Cô không dám nghĩ tới cái điều mà trước kia cô thầm nghĩ và vang vái. Ý thức ban đầu thành một nữ tu độc thân từ thuở vào tu đã hoàn toàn ngoảnh mặt. Lúc nào cũng thì thào sự cô đơn tróng vắng. Có lần thấy con gái hạnh phúc bên chồng cô lại nhớ đến chuyện tình mình năm xưa, giờ mới hay kỷ niệm đã qua thời gian dài mà không thể chôn vùi. Buồn không chịu nỗi, ép mình mà niệm Phật câu niệm cũng bị méo mó đớt đát không nguyên, chạy xe đi lòng vòng thăm đồng đạo chỗ nầy chỗ nọ cho vui câu chuyện nhưng chưa xác định phải vui với cuộc vui gì.

Đi lòng vòng thường, cô quen một nam đồng đạo, anh ta là đàn ông chết vợ từ lâu đã muốn tục quyền nhưng chưa nhằm duyên số với ai. Nhà người đàn ông có của ăn của để: 3 mẩu ruộng 3 công vườn, 2 đứa con một trai một gái, con gái lớn lên đã lấy chồng, con trai năm nay 24 tuổi chưa cưới vợ. Cô Mình Ơi được người đàn ông nói trên để mắt, dựa chỗ đồng đạo mời về nhà thưa hỏi việc tu, bàn đôi câu đạo pháp và thông qua vài việc làm từ thiện. Khách lòng buồn sợ cô đơn, sợ đời cô độc, được mời là thích, cho đỡ tróng vắng. khách nói chuyện rất ngọt, hay ho, duyên dáng, lý luận giải trình rõ ràng, đề tài phù hợp, kết luận chặc chẽ đã làm ông chủ say sưa, cảm tình sâu kín.
Cô Mình Ơi dẫn xe ra về, người đàn ông song hành tiểng chân tới ngõ buộc miệng một câu:
- Đến quen biết đây rồi, lúc nào rảnh mời cô tới chơi.
Cô Mình Ơi nghe lọt tai, gật đầu mỉm miệng, lơ mắt nhìn xa nói dộng trong hư không:
- Tới chơi nhiều, vì tiếp tôi công việc nhà bị nhốt lại, anh lo mà bực mình tôi đó!
Người đàn ông cười và đẩy đưa vui chuyện:
- Với ai thì có thể, còn với cô chắc chắn là không.
Cũng từ đó cô Mình Ơi nghe lòng bớt cô đơn, sự sống đỡ thiếu thốn tiền bạc, mua sắm vật chất. Nghĩ đến người đàn Ông chết vợ, chuyện tình năm xưa chợt dậy, nhưng không phải là ý nghĩ thoán qua rồi chôn vùi kỹ niệm như lần cô suy nghĩ về hạnh phúc của đứa con gái mới lấy chồng. Sự chợt dậy đậu lại lâu hơn… lâu hơn…Có lần cô đến nhà người đàn ông vào mùa xoài hăng cho trái, anh ta mời cô ra vườn tham quan. Hết sức là được mùa, cây nào cũng trĩu trái xuề xòa. Cô khen tài làm vườn của người đàn ông nhưng tiếc những khoảng xoài còn bỏ tróng:
- Trong vườn có nhiều chỗ tróng để chi uổng vậy anh?
- Để đâu mà để! chuyện ngoài ý muốn. Những khoảng tróng bỏ bê mà cô nói, hồi mua giống bị người ta bán chen vào xoài lai lộn, ra trái lăn tăn tôi phá bỏ và một số xoài nguyên chủng Cát Hòa Lộc chính hiệu đã bị sâu đụt thân, chết tức tửi.
Cô Mình Ơi nhìn mặt anh ta, buộc miệng:
- Chắc anh cũng tức tửi lắm?
- Cũng có thể.
- Thôi vậy những khoảng tróng đó không trồng xoài lại được, anh trồng thuốc nam độ bệnh cho bà con, anh kiếm thêm phước, bà con bệnh được nhờ, có phải hay hơn không?
Nói đúng chỗ. Người đàn ông mấy nay rất phiền lòng vì những khoảng đất bỏ hoang, thấy cỏ lên mà chướng mắt. Nhà lớp ruộng lớp thì vườn, đủ thứ chuyện không sức đâu làm cỏ trồng trọt gì thêm. Nghe ý kiến trồng thuốc nam, anh cũng muốn cho đất của mình có chút phước đức, phần tình ý đã chớm nở với cô ấy, sẵn đây là cơ hội… cột vào:
- Ý nầy hay đấy! Nhưng tiếc bà xã chết sớm, tôi có một thân không thể làm hơn nữa. Cô ý kiến làm tôi thích, tôi xin đề nghị cô ra công, tôi ra của chúng mình hợp tác ngay.
- Tôi …
- Đừng nghĩ ngợi nhiều, có tôi ủng hộ cô.
Nghe từ “ Chúng mình hợp tác” làm lộ liễu cái duyên ra, Cô Mình Ơi đảo mắt, lẩn tránh người đàn ông nhìn mình, quên trả lời được hay không. Anh ta thúc:
- Hứa đi!
 Rộn ràng tâm sự, vui hết sức là vui, muốn ừ ngay mà dè dặt:
- Để tôi tính kỷ lại sẽ báo anh sau.
- Tôi tin là cô đủ hiểu biết… đừng mất công, hao phí thời giờ.
Vắng 3 ngày mà dài như cả tuần để cài vô cái thế. Cô Mình Ơi nhờ một đồng đạo thông báo cho Ông chủ vườn xoài hay, 2 hôm nữa chúng tôi đến soạn đất trồng thuốc nam.
Khâu soạn đất trồng thuốc thì nhiều người đến hùng hập công quả, nhưng chăm sóc thì có cô Mình Ơi là chính thức. Trồng thuốc nam độ bệnh cho đời, chuyên lo việc phước thì phước thiện đến ngay tay, áo cơm không bị phạt răng thiếu thốn, cô lý luận: mình lo cho đời, đời lo cho mình để ai cũng có việc phước thiện, nhà nhà vui vẻ xã hội tốt tươi; nếu có thêm tu Huệ nữa thì hay lắm.
Nhưng cô Mình Ơi tu Huệ, thôi rồi! Đám Huệ có quá nhiều sâu đeo cắn, còi cọc từ trong đến ngoài, Huệ có tốt đâu nữa mà nhân danh là nhà trồng Huệ! Tu lâu năm Niệm Phật đáng ra là đã nhuần nhuyễn, nhưng trông cô lúc giờ như người mới tập tểnh, ít nhớ Phật hơn nhớ việc đời. Mắc gì chớ! Người ta đơn chiết thây kệ người ta ngó vô đó chi cho bận, buồng bếp của người ta không thứ tự thì kệ người ta, bàn ghế ngổn ngang trong nhà, người ta tự sửa soạn, dọn dẹp. Đâu phải trên đời nầy chỉ có nhà người đàn ông đó mới đơn chiết, buồng bếp không thứ tự, bàn ghế ngổn ngang? Có những nhà đơn chiết hơn nữa, ngỗn ngang hơn nữa rất đáng cho mình để tâm lo mà không lo chỉ lo riêng nhà anh đó, cô đó? Nặng trịt việc đời như thế, ai dìu nỗi mà dìu, Phật thấy chúng sanh ham đời hơn ham Phật. duyên thiền môn phai mờ dần. Lòng không “cảm” thì Phật không “ứng” chết mong Phật bên Tây Phương qua rước được sao???.. Phật lòng mình, của mình còn trốn đi, Phật bên Tây Phương có qua cũng hết cách cứu, bay tuốt về xứ thôi.

Giờ thì đường tu nguội lạnh, Phật trong lòng vắng hoe, vườn thuốc nam còi cọc, Huệ không mà Phước cũng không nhưng ngôi nhà của người đàn ông ấy mĩ mìu hơn, nhà mát, bát sạch, mới mẻ…
Tới mùa lúa chín, Ông chủ vườn cây ăn trái vẫn phải ở lại giữ vườn, trông coi nhà cửa, riêng cô chủ thửa đất thuốc nam theo đứa con trai của Ông ta vô đồng xa, tiếp trông coi mùa thu hoạch. Hôm tối vắng người cậu con trai của người đàn ông nói với cô Mình Ơi: Xin dì cho phép con gọi dì bằng mẹ.
Kính thưa quý vị! Như câu chuyện dẫn trên, người phát tâm tu ý thức ban đầu ai cũng có nhưng vì sự tu tập không chuyên mà lòng có quá nhiều kẻ hở, vọng niệm chúng sanh chen vào, lâu phát hiện thì vọng niệm nó “ở quen” giành ngôi chủ, đuổi không đi, diệt không mất. Niệm Phật mà Tham Sân Si, Danh Lợi Tình hiện chần dần ra…Tu hoài coi bộ hỏng linh, cuống gói đào ngũ không làm lính của Như Lai nữa, theo làm quân hầu của dục vọng, ăn no ngủ kỷ cho sướng thân.
Đánh giặc một chọi một chưa chắc thắng, huống chi bốn phía đều bị quân địch phục kích bao vây, cùng đường phải chịu chết thôi. Ông Thanh Sĩ nói:
“ Điều tà mặc dù là chỉ nghĩ
Song cũng làm tâm trí lu mờ
Khởi ra ý xấu ban sơ
Diệt liền chớ để dây dưa lâu ngày.
Ý nghĩ xấu kéo dài bao độ
Hành động tà càng lộ bấy nhiêu”.
Ý thức ban đầu của cô Mình ơi thật là sáng sủa: ước ao làm một nữ tu độc thân, đợi hai đứa con gái đi lấy chồng là khỏi sự ràng buộc nợ lần khân nhân thế, chuyên tâm tu niệm để chừng mãn kiếp hồng trần sẽ được thác sanh ngay về Lạc Quốc. Tiếc gì không trân trọng ước nguyện của mình, coi như cô có dịp nói chơi, suy nghĩ cho khuây, chẳng trách nhiệm lời nói gì cả. Đức Thầy dạy:
“ Phải gìn dục vọng lòng tà
Đừng chìu theo nó vậy mà hư thân”.
Thử hỏi người trong thế gian: “Dục Vọng Lòng Tà” trong ai mà không có chứ! chỉ cần “Đừng chìu theo nó” thì mọi chuyện đều tốt đẹp. Lối rẻ trong tâm cô Mình Ơi, từ khởi sinh vọng tưởng cô đơn tróng vắng. Sao lại để cho cô đơn tróng vắng chen vào tâm khảm, Phật và Pháp của Phật mà ta học thuộc sao không đem lấp vào khoảng tróng, Phật và Pháp hiện diện trong lòng bít trịt không có kẻ hở, ngoài muốn chen vào là không thể. Phật và Pháp chỉ lưa thưa trong lòng, chính niệm không khít tà niệm mới chen được. Hễ nó chen vào là nó liền gạt bỏ Lục Tự Di Đà ra khỏi tâm nguyện ban đầu của chúng ta. Ta tu thiệt hay tu giả mà dục vọng đòi là phải nghe theo nó? Mong mỏi cái ngày không bận con cái để tu, giờ đã đạt đến điều y như mình muốn mà để mất ý thức ban đầu là sao? không chịu tu nữa là sao? Ý tưởng vượn khỉ chuyền cây, người leo thang, nếu ta cứ chuyền cây leo thang mãi, không trụ được cái tâm, Danh, Lợi, Tình, Tiền bao vây. Giặc đến trong tâm mà để nó ở lâu thì nó sẽ chiêu dụ. Sắp chết  kiếm một chút giác ngộ trong lòng cũng không có. Chết lòi ra một đống nghiệp, Phật không đến rước chỉ có quỷ vô thường đến bắt xuống viêm đình.
6/3/2015



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét