Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG  tiếp theo 5

                     PHẦN HAI
                  BÌNH CHUYỆN

                                                   Hình tạo biểu cảm

Nghe xong câu chuyện tôi kể có người thắc mắc:
- Chuyện khá hay, gay cấn suốt nhưng có vẻ “Đời” quá.
Người khác tiếp lời:
- Ừ, đời lắm là đời, nhưng cũng rất hay.
- Chúng ta đi đây toàn là người đạo, đáng lẽ lựa những chuyện có dấu hiệu tương quan tương tác mà kể cho đạo tâm có thêm hứng thú. Người như Huynh trong bụng có biết bao nhiêu là chuyện đạo sao không kể cho chúng đệ, để… Chuyện Huynh kể dù hay nhưng dường chẳng chút nên thuốc cho người tu Phật. Có lý nào, lợi ích của chuyến hành hương chiêm bái nhằm vào mục đích kể chuyện thế sao?
Nghe đặt câu hỏi, tôi dìm tự ái xuống mà đáp:
- Chẳng phải nhiều vị đã yêu cầu tôi kể chuyện nào gay cấn cho say sưa mà quên mất cái lạnh đó sao?
- Tôi đồng ý cả đoàn có yêu cầu huynh việc đó, nhưng không lý huynh lại đưa câu chuyện không có dính dáng đến đạo đức cho chúng đệ?
- Trong lúc quý vị yêu cầu tôi kể chuyện, kèn cựa chuyện “ phải hấp dẫn lắm mới được” không phải tôi đã nói trước “hấp dẫn hay không đều do nhận thức của thính giả” sao.
Một huynh đệ khác hỏi tôi:
- Huynh có ý xây dựng gì trong câu chuyện nầy?
Tôi đáp:
- Đặt câu hỏi như vậy là hay đấy. Có chứ, có một triết lý sóng động bao quanh câu chuyện dài dòng. Hy vọng, nếu huynh đệ mình nghe phần triết lý sẽ hài lòng câu chuyện vừa kể, nó sẽ không còn là “chuyện đời” nữa. Xem ra thì trời cũng quá khuya mà rét thì mỗi lúc tăng áp lực. Chuyện ăn ngốn hơn giờ đồng hồ, hay chúng ta tạm nghỉ chừng thức hãy tiếp.
- Nói vậy huynh buồn ngủ lắm sao?
- Không, tôi chỉ lo cho cho sức khoẽ của quý vị, không từng ăn gió nằm sương, chưa quen trèo núi mà hành trình chúng ta còn dài hạng.
Người khác tiếp lời:
- Hiện Trời mới ngưng mưa, tôi dở tấm mủ ra rồi đây, thật là thoải mái, nhưng không chắc gì Trời sẽ thôi mưa suốt đêm nay. Còn gió rét hả! Thôi thà đừng mơ ước thì hơn “Có nghe rét mướt luồn trong gió”(thơ của Xuân Diệu) cứ thế mà đọc nghe cho rung chán lên chứ sợ gì. Thượng sách là nên tiếp tục bàn luận chuyện trò, đạo nhập tâm thì sẽ đỡ chút lạnh lại còn học được đôi điều hay ho của người khác, đạt hai lợi ích thiết thật mình cần, chẳng hơn nằm cho cúm lên sao?
Tôi nghĩ, cái tình tiết của câu chuyện vừa kể trừ một vị trong đoàn có ý bày bác còn lại là ủng hộ mạnh mẽ, thích ứng tại chỗ. Chuyện đang “nóng” mà không bàn liền, để qua đêm nó “nguội ngắt” sáng ra mới bàn thì chưa chắc cái tình tiết khi để nguội gậy lên, nó còn hấp dẫn nữa không. Nghĩ ra Tôi nhận lời ngay:
- Kính thưa chư quý Huynh Đệ! Để cho dễ nhận thức khi chúng ta có dịp đi sâu vào ngưỡng cửa triết lý, tôi mạn phép tuỳ duyên câu chuyện vừa kể mà đặt danh phận cho những diễn viên nầy như sau:
Cao Vân biểu trưng cho ác nghiệp
Alibaba biểu trưng cho thiện nghiệp
Bọn cướp là vô minh phiền não
Thanh Lan đặt trưng cho trí huệ.
Theo đấy, trước một con người hiểm ác như Cao Vân hay bất cứ kẻ nào giống hắn, những loại tri thức siêu tuyệt trong người Thanh Lan chẳng những không có cơ hội phát sinh tiềm lực mà còn bị đậy đè ngột ngạt, khó mà ngóc lên. Dẩu có kiên nhẫn chắc chiu cũng sẽ bị chụp mủ. Ta thường thấy trong xã hội, nhất là cái xã hội của thời đại Kỹ nghệ hoá tối tân như lúc giờ. Chế được phi thuyền lên cung trăng, chế bom nguyên tử huỷ diệt hằng loạt và các chất độc tố giết mòn nhơn vật kiếm nhiều tiền, nhiều danh vọng họ tự hào là tài giỏi; nhưng họ luôn luôn bất lực và quáng mắt trước vấn đề tử biệt của họ. Họ tìm cách chinh phục không gian chinh phục các nước nhược tiểu kém võ trang binh bị, chinh phục người láng giềng, các quốc gia láng giềng v.v.. bằng bạo lực hay ru ngủ chính trị, nhưng họ không thể chinh phục được tử thần của chính họ để vượt khỏi sống chết hoặc tìm sống an toàn trong cái chết.
Một kẻ gian ác không bao giờ có trí khôn trước sự sống còn cao quí mặc dù y cũng muốn mình trở nên người cao quí và y tưởng y đã cao quí trong những việc làm hiểm ác ấy. Y chẳng cần ai dại khôn nếu sự dạy khôn kia không bổ ích hay không làm hậu thuẩn cho y trở nên giàu có. Cái chết của Cao Vân là một sự kiện điển hình của bao cái ngẩu nhiên mà linh động, những điều bình sanh Ông cho là khôn ngoan sẽ không khôn ngoan được trước sự sống còn của Ông ngay trong khi cái chết diễn ra. Câu Thần Chú có sáu chữ để cứu mạng Ông mà Ông cũng quên để phải chịu chết.
Về mặt Tôn Giáo, Đức Phật cho cõi đời toàn là mộng huyễn và dạy con người đến chỗ phi huyễn nghĩa là ra khỏi vòng sống chết. Vì thế phải luôn tu tỉnh trước vật chất tầm thường để không bị chúng ràng buộc tù đày. Theo Giáo Lý Tịnh Độ Tông như Đức Phật Thích Ca Thuyết, bất cứ một chúng sanh nào ngay trước giờ phút lâm chung nhớ niệm mười câu “Nam Mô A Di Đà Phật”mà tâm chẳng tán loạn sẽ có Đức Phật A Di Đà đến rước về cõi Tây Phương. Nghe nói dễ quá phải không? Có người bảo: nín thở niệm một hơi cũng đủ mười câu Phật, cần gì tu niệm Phật trước, sống đời cho đả, đợi đến gần thoát xác niệm cũng được.
Như tôi đã nói: một người ác không thể khôn ngoan trước sự sống còn khi có dấu hiệu chết diễn ra, do đó họ đâu dễ dàng nhớ niệm Phật trong lúc sắp chết. Bởi lẽ nghiệp ác gieo lúc không tu đến quấn chân không cho họ đi theo đường Phật, bịt mắt bít tai họ để không thấy, nghe ai làm đạo đức nhắc nhở khuyên tu mà phát Bồ Đề tâm, vẹt phá vô minh đẩy lui ác nghiệp, tự do nhập“ Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ”.(Kinh Phật) Như Cao Vân kia, Biết rằng mình sắp chết và hắn rất sợ hắn chết nhưng hắn không thể khôn ngoan trước cái chết cho được khỏi chết bằng nhớ câu Thần Chú vỏn vẹn có 6 chữ thôi “Hỡi Thanh Cần mau mở cửa”. Người làm tội mà biết hối lỗi là Phật Thương Phật cứu, nhưng từ thuở không tu gây nhiều ác nghiệp thì chủ nợ không thương, siết chặc vòng vây không cho đi đâu, không cho cầu cứu, như Cao Vân trong lúc hối hận, khẩn vái Thần Linh Thượng đế chứng miêng: cho chuộc xác thân bằng trả hết vàng ngọc mà Y chất đầy bao gánh cũng chẳng có chút tác dụng nào. Nếu ta dẫn dụ sáu chữ của câu Thần Chú kia là sáu chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT sẽ thấy rằng: Rất nhiều người tu theo pháp môn niệm Phật, bệnh sắp chết đến nơi là diêm vương gởi giấy báo, đáng lẽ phải thiết tha niệm Phật nhưng cứ bị nghiệp mê làm trật vuột đứt nối liên miên, có người chẳng niệm được câu nào trong khi sắp chết. Niệm Phật bấy giờ là tiếng kêu rước. Phật ở trên cao chờ nghe tiếng kêu đặng rước mà không nghe ai kêu. Đứt câu niệm Phật trong lúc còn sống mạnh, hy vọng sẽ nối lại được, nhè đứt ngay khi sắp sửa tắt hơi, sắp bước qua cầu mà chết…bên nây cầu. Hết cứu!
Nghe chuyện phát tức cho cái Ông Cao Vân phải hôn? tệ gì quá sá tệ! Hỏi chớ câu Thần Chú vỏn vẹn có sáu chữ thôi nhiều nhỏi chi đâu mà quên? Ta trách Cao Vân đần độn, có 6 chữ bùa hộ mệnh cũng không nhớ. Vậy ta tu pháp môn Tịnh Độ niệm Lục Tự Di Đà, Lục Tự là mấy chữ? ? Cũng dỏn vẹn có sáu chữ thôi mà có hành giả tu mươi năm hai mươi năm, niệm phật quen lâu như vậy mà lúc cần nhớ còn không nhớ được, huống vì Ông Cao Vân học câu Thần chú mới chỉ một ngày. Người tu niệm Lục Tự Di Đà, mấy mươi năm tu là mấy mươi năm chất đống công phu, công đức, sắp từ biệt cõi đời ra đi một chuyến không về đáng lẽ công đức niệm Phật phải đi cùng sang cõi Phật. Nhưng tu niệm không “nhập tâm” làm gì mà có công đức? Không có đi cùng với công đức, thui thủi đi một mình xuống cõi âm cung. Không mang được câu niệm Phật trong lúc ra đi thì các con đường đi lên đã bế bít, chỉ còn con đường xuống diêm vương, nhưng không phải đi tự do, các con quỷ xứ nó lôi.
Đừng chờ khoe với Phật: 5 năm qua con tu ngon lắm Phật ơi! Tu ngon hay tu dở vì 5 năm qua là chuyện của 5 năm qua, không thể nào cơm dư của 5 năm trước mà nay ăn được. khoe giàu thời quá khứ mà hiện giờ nghèo đói rả thây cũng đem khoe, hãnh diện gì chớ? Thực tế chút đi! Khoe giàu, hỏi chứ ngay bây giờ có cơm ăn không mới là điều đáng nói. Tỉnh lại đi cái chuyện năm xưa ngươi nói tu nhiều, Như Lai hỏi ngươi ngay bây giờ nè, có tu không? Sắp trả thân tứ đại trở về với cát bụi để đi theo Phật về cõi Phật, một bước là tới cõi Phật, như xét vé qua cửa, Ông có mang cái vé NAM MÔ A DI ĐẦ PHẬT theo không? Có hay không?
Xét ra, công tâm mà nói, sáu chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT dễ học dễ nhớ hơn sáu chữ của câu Thần Chú “ HỞI THANH CẦN MAU MỞ CỬA” nhiều, vì câu Thần Chú Cao Vân mới học mà đem ra thực hành thì sự thất bại là thường tình, có bị khiển trách cũng ít thôi. So với người tu niệm Phật đã lâu, khoe tu hai mươi năm ba mươi năm không phải bở, nếu câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT mà có hình tướng thì chất thành một đống bằng cả cái núi to chớ ít ỏi gì mà quên. Tức Ông Cao Vân chuyện có chút xiú đó cũng quên để cho chết, vậy chớ nhiều người tu Tịnh Độ, Niệm Phật mấy mươi năm, việc thật là quen làm, đến lúc lâm chung cũng cần có 6 chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT cứu độ  thì lại  quên niệm, nghe có tức không chứ?
Từ thuở làm nô tuỳ cho Cao Vân, Thanh Lan chẳng kiếm được chút công ích nào chúng ta không lấy làm lạ lắm. Đến khi về ở với Alibaba, một người có tâm lành như Ông ấy ví như miếng đất tốt, hạt giống trí thức đặt xuống là nẩy mầm dương lên ngay. Theo tiến trình tu Phật ví đây là người mới nhập môn, bỏ ác về lành là bắt đầu bị quân phiền não thù nghịch như Alibaba bị bọn cướp thù nghịch nhưng rốt cuộc kẻ có tâm lành ấy vẫn sống và phiền não ác nghiệp sẽ bị tiêu diệt ngay sau một hành giả chứng ngộ Niết Bàn.
Biết rằng bọn cướp sẽ phải sùng lục kiếm 4 khúc xác của Cao Vân, việc Thanh Lan ra phố phao tin chủ bệnh nặng là đánh lạc hướng bọn cướp vì nhờ đấy người ta đồn đãi với nhau là Cao Vân bệnh và do bệnh mà chết, chẳng ai nghi ngờ, việc ấy ví như: người tu niệm, phiền não hay theo quấy rối, vậy khi đi làm việc gì đem lợi ích cho đời hay cho bản thân mình, hãy đánh lạc hướng trước kẻ thù phiền não. Nếu không làm như thế, ví lúc ta bỏ tiền vào tay một hành khất, dĩ nhiên với thiện ý, làm phước, nhưng nếu ta không biết dập tắt chúng bằng thiền định hay bằng một pháp môn nào khác, có thể cái ấn tượng phước đức của việc ta làm đã ngự trị lấy ta, thế là phiền não có cơ nỗi loạn.
Người mới tu hay ít tu định tâm không thấu niệm Phật chưa thuần, trí mầu chậm lụt kém cỏi lại phải cự chiến với muôn binh phiền não khó bề thắng nổi. Ví  vọng tâm về việc “Nhản thấy sắc”nhú lên, niệm Phật không tan, nó vẫn đứng chần ngần, để vậy lâu ngày coi chừng bỏ mạng! Chi bằng hướng tâm đến một thiện pháp nào khác, dù rằng chỗ hướng tâm đó cũng là vọng, nhưng biết làm sao đây khi ta chưa có khả năng đánh bại chúng thì vọng điều chánh pháp cũng có ích hơn vọng việc tà, chẳng lẽ tu mà đối trước những thứ cám dỗ đễ cho nó bắt hồn sao? Xuôi tay cho tà niệm hoành hành, có ngày sẽ không phải tu “đậu” mà là tu “rớt” đó.
(Còn tiếp)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét