Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG tiếp theo 8

Bọn cướp nhiều lần bị vỡ tan kế hoạch đến phải lần lược bỏ mạng 39 người. Binh sĩ chết sạch giờ chỉ còn một mình chủ tướng, Ông chơi nước cờ cùng. Gôm hết vàng bạc ngọc ngà rời sào huyệt ra thành mua lấy cái nhản hiệu thương gia gắn lên mình. Từ mặt hung dữ muốn đổi mặt hiền lành, ăn chay trường, dọn tuồng tu tâm dưỡng tánh cho ai cũng tin nhất là Alibaba, mới độn nhập vào làm thân với Ông ta chờ cơ hội báo thù cho 39 linh hồn.
Theo Đạo Phật, ví chuyện trên là Thuận Duyên Khảo”vì trước một người tu, tâm quá sắc đá, đem tình ái dụ không ham, đem lợi danh mời chẳng đoái, còn biết phải làm sao đây nếu không chơi cái đòn gián điệp! Nhưng tình ái của một chàng thư sinh, của vị tiểu thơ mặt hoa da phấn con nhà trâm anh thế phiệt, dù có mấy nài nỉ bằng sắc hương tiền của cũng còn ngăn cách giữa đạo và đời, tự nó không làm cho tai, mắt, lương tâm quý Tu Sĩ tham luyến lòng rạo rực ân tình, nên mới có vụ giả tu theo làm đệ tử; hễ Tăng thì tiểu nữ đến giao du xin làm công quả, thưa dạ lễ phép, cúng dường vừa ý rồi đến gợi ý, nói tróng hở, kiểu cách khôn ngoan thưa  hỏi những điều nhạy cảm về đạo pháp thì Tăng mới mến, dễ xâm nhập, xâm nhập được rồi là xát nhập không xa. Ni thì tiểu nam đến vấn an tinh thần mạnh mẽ, thể xác đủ đầy, vật chất có cần giúp không, mua sắm thêm gì không?... Lo lo lắng lắng vẩn vẩn vơ vơ, qua lại nhiều lần tâm tình cởi mở, cảm tình nẩy nở, tình cảm vu vơ, lẳng lơ, mộng mơ …tình ái mới làm…  nhơ!
Hoặc như lợi danh quyền tước, lắm lần khiến quí Tu Sĩ ra làm như người đời không được, họ nghiêm chỉnh chấp hành theo câu “ Thiểu Dục Tri Túc”mà an lặng tu tâm, thế nên phải đem danh vọng ở chốn Tòng Lâm ra mời mới là hữu lý. Vốn biết quý Tu Sĩ thích làm chuyện phước nên quầng kiếm việc phước đến cho làm. Biết nhà tu ở trong pháp Phật và thích nói Pháp cho người ta nghe bèn có Pháp hoài để nói có người đến hoài để nghe, tìm cách rót vào tai những lời khen ngợi chân thành kín đáo. Nghe tâng mà khoái thì tâm tu biến cho cái khoái đó hiện. Biết Tu Sĩ không ước mơ danh vọng của một nhà văn, nhà hùng biện hay nhà bác học lừng danh, nhưng hễ thuyết pháp có nhiều người khen là khoái lắm, chịu lắm. Biết Tu Sĩ không cần lợi ích cá nhân mà cần nhiều lợi lạc cho đời và đoàn thể giáo hội bèn theo cái lợi ít đó mà kéo đến, mang đến cho Tu Sĩ hằng ngày. Biết quí Tu Sĩ dù không ham uy quyền của Ông Quốc Trưởng, Bộ Trưởng nhưng trong đạo cũng muốn chức Hội Trưởng, Sư Trưởng, Cố Vấn hay cái chi chi đó… để mỗi ngày tâm lạc đi một chút, nhiều ngày danh lợi quyền tước chất chồng, Vua phiền não cử đại hùng binh sóan ngôi là toàn thắng.
Những điều thiện như trên, nếu có, người tu cần nên làm vì chúng là pháp lành hỗ trợ chánh tâm cho hành giả tu Bồ Tát Đạo cầu Vô Thượng Bồ Đề, song vì trước chúng nó, ta hay sanh thuận duyên phiền não mà không tự biết đoạn tuyệt đó thôi.
Thật lạ lùng! Một chúa cướp sát nhân hung tàn bạo ngược mà nay nói chuyện ăn chay, chứng tỏ mình là người hiền để được lòng tin mà làm chuyện trả thù, song dù hắn ta có ăn cái gì nghe hiền hơn ăn chay chẳng hạng như ăn rau hoặc tuyệt thức như mấy nhà tu khổ hạnh thời Thượng Cổ cũng không thể nào qua được đôi mắt của Thanh Lan. Điều rất lôi cuống ở đây là: Y phục giữa người thương gia hào phú với tên lái buôn dầu mà chúa cướp đội lốt, khác lạ đến đổi Alibaba là người gần gủi trao tình đã hai lần còn không phát giác được. Nhưng với Thanh Lan, dù hắn ta có thay đổi bao nhiêu thứ y phục, bao nhiêu thứ bậc sang hèn thì y phục đẹp xấu vẫn là y phục đẹp xấu, sang hèn sẽ hiển hiện đúng sang hèn, nhưng cái gương mặt hung tàn của một tên chúa cướp không gì những y phục sang hèn, rẽ tiền hay đắc tiền hắn hiện mang nơi mình đã làm cho hắn trở nên hiền lại chút nào.
Cũng thế, trước một người tu, tâm quá sắc đá, phiền não chọi nước nghịch hoài coi mòi không thắng bèn phá nước thuận, hợp với nhu cầu xã hội, giáo hội mà vào tận bên trong đập nhà phá cửa. vị thương gia hào phóng có vẻ mặt hiền lành thêm vụ trường chay tránh sát dễ tin quá phải không? Thế nhưng Thanh Lan không dễ tin đâu, nàng đánh giá chuyện ăn chay của ông ấy là bề ngoài, nghi ngờ cái vẻ hiền lành của Ông ta cũng là bề ngoài, ăn chay là tình thế. Thấy hết ruột gan của đứa côn đồ, dứt cho nó một dao bỏ đời ăn cướp. Ví chúng ta là Thanh Lan, cái đám thuận duyên khảo vào đập nhà phá cửa sẽ bị rụng đầu.
Đừng tưởng ăn chay, giữ một ít giới luật bề ngoài cho nhu cầu bề ngoài của Tôn Giáo, Giáo điều hay nhu cầu sinh tâm lý cho việc tu là tu. Cũng đừng quá tin sự cúng lạy hay tham thiền tịnh toạ nơi thanh vắng kia là thật sự tu hành, thật sự chiến đấu với kẻ thù phiền não “Phật Tời thờ đó mà tình tưởng đâu” của Ông Nguyễn Văn Thới và câu “ Trong lúc ấy niệm cho lấy có - Đã từng dựa kẻ nâu sùng, cớ sao tâm trí còn tùng ngoại duyên” của Đức Thầy, há chẳng phải là lời châu ngọc để thức tỉnh cái tâm mê muội của chúng ta đấy ư!
Người đang làm việc hay đi dạo khuây, nếu thật sự bậc quí trọng tu hành thì ở đâu cũng tu, niệm Phật nơi nào cũng niệm, ý thức niệm Phật để không niệm ma “ Niệm cho tà quỷ vậy thì dang ra” thì dầu đang ở nơi bờ ruộng cũng “Niệm cho tà quỷ vậy thì dang ra” được. Đang đi dạo hay làm lụn bị quân phiền não bất thình lình giấy binh đánh khiếp không hay, hoặc hay nhưng có thói quen cho rằng: Chỗ nầy không phải là nơi tu niệm, không nằm trong giờ quy định tu niệm. Giờ nào có việc nấy, giờ sinh hoạt gia đình, xã hội, không phải là giờ cúng nguyện, tham thiền, cúng nguyện tham thiền là sáng với chiều thôi. Hỡi ơi!  Mang danh lính chiến đi đánh giặc, gặp giặc đến đánh còn ở hẹn, chờ chiều đợi sáng. Nhưng giặc có cho ta hẹn đâu. Ông Thanh Sĩ nói “ Giặc nào bằng thứ giặc lòng, lúc nào cũng đánh chớ không lúc ngừng”. Trịch  một chút nó đập bật gọng, áo nhà chùa mặc mấy mươi năm còn phải cổi ra, chay lạt mấy mươi năm còn qua mồi ngả nghiệp. Vì quá hoang tưởng, cho sự cúng lạy tham thiền Sớm Chiều kia là tu, bị phiền não đánh muốn giăng cả tương chao tàu hủ. Xuôi tay cho giặc đánh, mang cái tâm bệnh ấy dẫn đến buổi công phu sáng chiều, vừa thì thụp lạy Phật thì nó cũng nhảy ra hứng hết thôi, nó hứng thì ta lạy dính nó chớ đâu có dính Phật chút nào. Tưởng tụng đọc kinh kệ, cúng Phật trước bàn thờ Phật vậy là tu, tha hồ cho vọng niệm muốn sao đó muốn. Thế là ở chỗ có Bàn Thờ Phật hay không có Bàn Thờ Phật cũng đều sanh khởi vọng niệm. Ở ngoài bị giặc đánh tơi bời tu không an, niệm không chánh, hẹn tới Bàn Thờ Phật đặng tu mà có tu được đâu, cũng tơi bời giặc đánh nữa thôi.
Tâm bệnh quá nhiều, đi đâu làm gì nó cũng đứng trên cương vị làm chủ tình hình, chần ngần ra, ta nói lạy Phật chớ thật là lạy nó, niệm Phật là niệm nó. Không, tất cả chỉ là hình tướng, là cái lốt mà phiền não có thể mượn để che mắt bít tai chúng ta, cũng như chúa cướp đội lót thương gia vờ hiền, ăn chay lấy lòng tinh yêu của đối phương mà sanh kế tạo phản. Ta phải nhìn thẳng vào mặt chúng chớ đừng nhìn hiện trạng cảnh sắc, làm việc đi chơi, công phu bái sám, như Thanh Lan, không nhìn vẻ sang trọng bề ngoài và cả việc trường chay của ông ta nữa, mà nhìn ngay bên trong, nội dung chính là vẻ mặt của Ông ta, tính tiềm ẩn sự hung ác còn vương động lên người.
Như thế thuận nghịch là thuận nghịch mà phiền não là phiền não. Đừng nói chỗ nghịch mới có nó còn nơi thuận thì không, phiền não tính nó hay lục đục phá thì chỗ nào nó cũng phá. Ngồi Niệm Phật tham thiền ràng ràng đây mà hơ hỏng chút nó còn nhảy vô chụp lia chụp lịa thì đừng nói là chỗ nào , ví được như Thanh Lan mà “ Lụi” cho nó một mũi mới yên nhà yên cửa.
Kinh Phật nói “ Phật cao nhất xích ma cao nhất trượng”, bảo như thế không có nghĩa là Phật thua thấp hơn ma. Đức Phật có lòng Từ Bi rộng lớn, còn ma phiền não lúc nào cũng hiếu chiến cậy thế, mưu kế chơi gát hơn. Đức Phật dạy câu ấy để nhắc nhở cho hành giả muốn thăng tiến lên sự nghiệp Phật Đà trong mỗi người hãy luôn thức mà để ý đến nó cho có sự bảo đảm. Chớ nên hơ hỏng, vì chuyến đi về cõi “ Niết Bàn Tịch Tịnh”của một Đức Phật tương lai, phiền não có thể đội lốt cùng đi hoặc đi trước cản chân, lấp ngõ chận đường, chứ đã là Phật rồi còn ai cao hơn được.


(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét