NGHI ĐỂ CHO THÔNG
Trong
dịp tết nguyên đán năm nay 2015 có một số nữ đồng đạo đến Thiên Quang Am, xin
được lễ cúng quà bánh trên bàn thờ cửu huyền, cúng nguyện hương lên ngôi thờ
Tam Bảo. Xong các nghi thức cúng bái, quý vị yêu cầu cho đặt đề tài nghi vấn
nhờ tôi giải nghi. Đề tài là hai câu thể
thơ lục bát, nghe quen tai, thấy quen mắt, vấn chủ trích từ trong Sám Giảng
Quyển Ba của Đức Thầy:
“Xưa nay sáu chữ lạnh tanh
Chẳng
ai chịu khó niệm sành thử coi”.
Quen
mắt quen tai tất nhiên là ý nghĩa nằm lòng, nhưng qua tạo cách hỏi của quý vị
thì đề tài dường như xa lạ. Quý nữ khách thắc mắc những từ như “Xưa nay, lạnh
tanh, chẳng ai” bằng câu hỏi:
“Xưa”
là hồi nào xin cho biết chừng mực? Trong khoảng thời gian từ Đức Từ Phụ Thích
Ca mâu Ni đến Đức Tôn Sư Phật Giáo Hòa Hảo là chỉ điểm cho vị trí xưa phải
không? nay là hiện giờ, bây giờ. Nếu ta đọc sử liệu Phật Giáo, từ Đức Phật
Thích Ca đến Đức Huỳnh Giáo Chủ có nhiều vị tổ sư của Tịnh Độ Tông dạy pháp môn
trì niệm Lục Tự Di Đà, sao Đức Thầy lại nói “sáu chữ lạnh tanh”? Từ lạnh tanh Đức Thầy dùng trong việc
khuyến tu phải có ý nghĩa vì mới khác? Chỉ lấy các vị tổ sư của Tông Tịnh Độ mà
giải thích thì ý nghĩa của từ “chẳng ai” là hoàn toàn phủ nhận sự thành công
của người tu theo pháp môn niệm Phật sao?
Khách
đặt câu hỏi mà còn lý luận dài dòng theo câu hỏi, ngụ ý để người giải đáp không
lạc đề. Cách lý luận của nữ khách là muốn cột chặc đề tài trong khuôn khổ nhất
định, tìm đáp án theo điều khoản đã được nhấn mạnh tính quan trọng. Tôi xét ra,
tìm hiểu cách thông thường thì ý nghĩa của hai câu giảng kể trên không khó,
nhưng sự thắc mắc của nữ vấn chủ quá sát văn tự làm đề tài trở nên khô cứng.
Tôi cảm nhận đầu óc mình rất là căng thẳng với trách nhiệm giải đáp, họ đưa
mình vào cái thế kẹt khó mở miệng thì làm sao mà mở ra cho xong, vì “sáu chữ
lạnh tanh” tức là Lục Tự Di Đà đã bị bỏ hoang lạnh ngắt, “chẳng ai” là không
ai. Chỉ một cụm từ Sáu chữ lạnh tanh
thôi là đủ sợ đến toát mồ hôi lại còn bị thêm cái khó của chẳng ai nữa. Giải sát
văn như vậy thôi thà đầu hàng vô điều kiện để nữ khách chưa đến đổi nghĩ ngợi
sai về lời dạy của Đức Thầy.
Nhờ
đầu óc căng thẳng, tôi chợt nhớ một câu chuyện xưa mường tượng chuyện hôm nay. Cảm
như trong đêm tối có xuất hiện một đóm sáng dẫn đường làm thông sự bế tắc, thêm
một chút duyên, linh động cuộc gặp trong sự cởi mở đề tài. Qua câu chuyện tôi
hy vọng sẽ giảm bớt sự căng thẳng của vấn chủ qua những từ “Xưa nay, lạnh tanh,
chẳng ai” trong cuộc hội luận nầy.
Kính
thưa quý vị! trước khi giải đáp thắc mắc của quý vị tôi xin kể một câu chuyện
như lời chào hỏi thân mật cho có niềm khích lệ mà kẻ nói người nghe tâm tư an
lạc, sáng lên nhá. Chuyện như thế nầy:
Hồi
còn trẻ có lần tôi được mời dự đám giỗ làng xa. Trong đám giỗ khá đông người
nhưng đặc biệt chủ gia dành một bàn dài giữa nhà cho quý cụ bàn luận văn chương
chữ nghĩa. Kể ra người ta dành vậy cũng có lý vì trong ngôi nhà đây rất cổ, từ
vách buồng đổ ra, cây cột nào cũng được che thân bởi tấm váng liểng khắc toàn
chữ Tàu. Nghe người ta nói chữ trên đó là chữ Tàu cho mình đồ miệng, chẳng biết
trên những tấm váng liểng dó nói những gì. Tôi nghĩ cụ nhà thuộc dạng túc nho và quý cụ ngồi đây cũng
thuộc hàng cao thủ. Tôi dặn với lòng mình phải đến gần học hỏi. Thấy tôi còn
trẻ mà đứng lóng nhóng ở bàn quý cụ, mấy bạn trẻ mời tôi ra ngồi dãy bàn trước
sân chuyện trò theo giới trẻ nhưng tôi thì lại thích ở chơi với các cụ. Tôi
biết mình không thể ngồi được trong cuộc chơi chữ mà tôi cho rằng thú vị, ở
vòng ngoài hầu trà cho các Ông uống, các Ông vừa uống trà vừa đàm luận văn
chương cho mình nghe mở trí cũng sướng cho cái công hầu tiệc của mình.
Lúc
uống trà, bạn trà cũng rộn ràng tâm sự, có một chú sồn sồn, trẻ nhất trong các
cụ đưa ra hai câu thơ:
“ Chiều chiều Én liện trên
Trời
Rùa
bò dưới đất Khỉ ngồi trên cây”
Ông ta
phê bình tác giả của hai câu thơ ca diễn vậy là không đúng sự thật, vì Trời bao
nhiêu cao mà Én liện cao hơn trên đó, Đất dưới sâu bao nhiêu độ mà Rùa bò dưới
đó nữa; Khỉ ngồi trên cây, trên cây còn có chỗ đâu cho mà ngồi.
Quý
cụ không ngờ ở đâu mà lại có cái Ông già ba sồn ba sực nầy gan thiệt. Ngựa non
háo đá, dám phê bình câu văn chương trụ thế không biết đã trăm năm nào. Cụ nầy
nhìn cụ kia với biểu cử không bằng lòng…nhưng lẳng lặng cho qua.
Tôi
không kể thêm nữa. Nghe bao nhiêu đó thì quý vị cũng biết các cụ không đồng ý
với lối giải thích quá sát văn tự nầy. Sau không lâu tôi biết, cái gã sồn sồn
không phải là khách mời mà là đi chung với Ông cụ được mời. Trên, dưới là cặp
đối đãi ngược nhau như đen và trắng, sáng và tối. Trên là Trời, dưới là đất tương
phản chứ trên Trời không có nghĩa là trên khỏi Ông Trời, dưới Đất không có
nghĩa là vượt sâu khỏi Ông Đất.
kể
một chút chuyện làm quà vui mà xét giọng cười của quý vị biết đã đủ vui rồi. Xin
cho qua câu chuyện lượm lặc như dặn chừng nầy, để đi vào nội dung của đề tài
nghi vấn trích hai câu trong Sám Giảng quyển ba mà không gặp rắc rối bởi tính
sát văn tự:
“Xưa nay sáu chữ lạnh tanh,
Chẳng
ai chịu khó niệm sành thử coi”
Xưa
Nay: Từ xưa cho đến nay. Theo như tôi hiểu, mỹ ý trong câu giảng trích, “xưa”
ám chỉ vào thời kỳ đạo Phật “Bặt Truyền Y Bát” tương hành với sự xuất hiện của
sư Thần Tú cha đẻ của các hình thức âm thinh sắc tướng trong cửa thiền môn. Cách
Tu của Thần Tú nặng phần “trình diễn” xem nhẹ nội dung trong khi Sư Huệ Năng thì
trái lại, nội dung tu hành rất là đậm đặc. Nếu ta đem đối chiếu giữa hai bài kệ
của nhị Sư sẽ có sự phân biệt rõ rệt, Thần Tú quá nặng hình tướng:
“Thân thị Bồ Đề thọ
Tâm như minh cảnh đài.
Thời thời thường phất thức,
Vật
sử nhạ trần ai”
Thân như cây bồ đề (tướng của Bồ Đề)
Tâm như đài gương sáng (tướng của gương)
Mỗi lúc mỗi lau quét tấm gương (tướng lau quét)
Bụi không dính vào gương (tướng thành
đạt).
Đến
như Sư Huệ Năng thì hoàn toàn trái lại, Kệ của Ngài biểu hiện sự trơn tru, tỏ
rõ phong cách đạo thiền:
“Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhứt vật
Hà sử
nhạ trần ai”
Thân không phải là cây Bồ Đề
(vô tướng)
Tâm không phải là đài gương
kiếng (vô tướng)
Trong bổn lai tâm không có vì
hết (nội dung)
vật,
bụi không có chỗ để dính (nội dung)
Trên
đây nói về Thiền Tông Phật Giáo, ứng hợp với câu chữ “xưa nay” mà Đức Tôn Sư
PGHH ở một đoạn bài khác có dạy:
“ Từ ngàn xưa Phật Pháp gài
then,
Nên
ít kẻ tu hành đắc đạo”
Từ
pha trộn âm thinh sắc tướng của thời kỳ “Phật Pháp gài then”Tịnh Độ Tông chuyên
biệt trong pháp môn hành đạo là “trì danh lục tự”nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi âm
thinh sắc tướng. Mặc dù Kinh Phật hoặc luận của các đại tổ sư Tịnh Độ Tông dạy
Niệm Phật đi đến “ nhất tâm bất loạn” mới được cứu thoát qua thế giới Cực Lạc,
người ta cũng để dính líu quá nhiều về hình thức, sắc tướng, nặng phần trình
diễn quên mất phần nội dung.
Sáu
chữ Lục Tự Di Đà “lạnh tanh”, nếu giải theo sát văn là không có ai niệm Phật,
ví dụ: nhà cửa lạnh tanh, đồ ăn lạnh tanh, ngoài đường lạnh tanh… Nhà lạnh tanh
tức nhà không có ai, đồ ăn lạnh tanh là đồ ăn quá nguội không còn chút nóng
nào, ngoài đường lạnh tanh là đường xá không có người đi. Nhưng nếu ta áp dụng
“sáu chữ lạnh tanh” mà bảo rằng không có ai niệm Phật Di Đà, trong cái thế giới
người tu nặng phần trình diễn người ta sẽ không chịu cho đâu. Hiện nay, Niệm
Phật Thất, hoặc Niệm Phật Đường mở lên rần rộ, một lớp Phật Thất với tính cách
địa phương có khoảng năm mươi hoặc một trăm người, những tổ chức hoạt động
mạnh, quy mô, vượt cấp địa phương thì hai trăm năm trăm có nơi lên đến số ngàn
người tham dự. như vậy cụm từ “sáu chữ lạnh tanh” và “chẳng ai”phải hiểu một
cách khác. Có thể không cần giải thích thêm nhiều, ở hai câu trong Sám Giảng
quyển ba mà quý vị trích hỏi, nếu đọc thêm một câu nối liền với hai câu trước
đúng nguyên tác “ trì tâm thì quá ít oi” tự văn đã giải thích quá rõ về sáu chữ
lạnh tanh, chẳng ai, là sao rồi.
Như vậy “lạnh tanh” và
“chẳng ai” không có nghĩa vắng tanh kẻ tới niệm Phật Di Đà mà là quá ít người
trì Phật trong tâm. Sự thật người ta “bày hàng” niệm Phật quá nhiều nhưng chỉ trên
hình tướng và đầu môi chót lưỡi, chảy chuốc cho “nổi” khóa Niệm Phật Thất bên
ngoài còn Phật thất của chính tâm mình bỏ chìm không biết tới đâu. Quý vị thử
nghĩ, nếu Niệm Phật Thất với số lượng ngàn hành giả, chật nứt chỗ ngồi mà chỉ
có vài người nhập được chánh niệm, “trì Phật trong tâm” thử bỏ hết những hành
giả vọng niệm ra, chỗ ngàn người mà còn lại một vài người, có phải là “lạnh
tanh” không chứ? Theo ý nghĩa dẫn
trên thì lạnh tanh, chẳng ai, không
phải là không có người mà là quá ít người trì Phật trong tâm, đạt chính niệm.
Một
trong hai câu giảng quý vị vừa nêu, tôi đã đọc qua nhiều ấn bản của từng bậc thời gian, bản nào cũng đề là
“Niệm Sành” chớ không phải niệm rành. Phải chăng vì cái lỗi tam sao thất bổn mà
Sành ra Rành? Cứ cho SÀNH và RÀNH giữa tôi và quý vị chưa biết ai đúng sai,
nhưng tôi tin chữ Sành là đúng hơn vì như tôi nói là đã đọc qua ba quyển in
khác thời gian, đều là Sành.
Sành
và Rành ý nghĩa khác nhau như thế nào? Nói về sự hiểu biết, biết rành là biết chắc chắn, đọc Rành là đọc
không vấp, làm Rành là làm không sai, Niệm Phật Rành là trong khi Niệm Phật
không có tạp niệm. Sành cũng có ý nghĩa như Rành, nhưng hơn một cái có tính
chuyên nghiệp, chuyên môn: sành sỏi, sành đời. Nếu đem pháp môn tu mà đặt thành
chuyên nghiệp tu, chuyên môn tu. Nghề chuyên nghiệp, chuyên môn là mãi mái, siêng
suốt, không có thời gian. Rành chưa được nói là mãi mãi, có thể lúc nầy là Rành
nhưng lúc tới thì chưa chắc.
Tóm
kết: qua hai câu giảng có những từ “Xưa nay, lạnh tanh, chẳng ai, niệm sành… Từ
thuở “Phật Pháp Gài Then” bặt truyền Y Bát, đạo phật bị pha trộn bởi âm thinh
sắc tướng, nặng tính trình diễn, lo tu bên ngoài. Phật dạy Tu là tìm Phật trong
tâm, ngoài tâm không có Phật, nhưng người ta cứ đua nhau nói tu tu om sòm mà tu
ở đâu chớ không có tu trong tâm, trong tâm không có Phật, lạnh tanh lạnh ngắt.
Tu ở nơi trình diễn Danh, Lợi, Tình, Biết mình thiếu danh thiếu lợi tình thì đi
kiếm, bằng ai xoi sỉa, dòm ngó hay lấy mất Danh Lợi Tình của mình thì nổi nóng
lên, cãi vả. Trong khi nổi nóng vì danh lợi tình của mình bị mất thì Phật trong
tâm còn đâu nữa, lạnh dưới không độ. Phải cho việc Tu là nghề chuyên môn,
chuyên nghiệp “Niệm Sành” mãi mãi chính niệm.
Người
tu Pháp môn Tịnh Độ, Niệm Phật là chính, nên nếu người thật tâm tu, hay mất
niệm Phật mau mau mà tìm lại. Đừng để mất Phật lâu cho vọng niệm sanh sự nhiều.
Vọng niệm sanh tới đâu là phá tiêu cội lành tu niệm, để cho đổ bể nhiều thứ đả
đời mới hay mà hốt dọn, tốn công cũng rán chịu. Nhưng chưa chắc cái thói quen
của vọng niệm để yên cho mình tốn công một lần hốt dọn đó đâu. Hay mất Phật
trong tâm mà không tha thiết tìm, lo đi tìm cái danh, cái lợi, cái tình bị mất,
miệng hô hào tu tu, niệm niệm…đó chỉ là
trình diễn thôi.
Cám
ơn quý vị đến viếng, gởi gắm niềm tin đặt ra câu hỏi, cám ơn những lời chúc
xuân ngon tai, cám ơn những nụ cười tươi ngon mắt, lời lẽ ôn hòa ngon miệng,
kính mến.
Quý nữ khách ngồi im nghe nốt những vế trả lời mới xin vào làm bếp. Chỉ là nấu cơm, đem nồi Tàu Hủ kho hai năm ra cho đụng trận với dĩa dưa leo cũng hai năm mòn mỏi, một nắm rau dừa, rau muốn. Chủ khách dùng một bửa cơm đạm bạc. Khách khen ngon, còn nói một câu để đời: chưa từng được ăn...
14/3/2015
Lê
Minh Triết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét