VIẾNG
NÚI ÔNG KÉT NHỚ THẦY
Để kỷ niệm thường niên ngày Đức Thầy khai sáng đạo
PGHH 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939. Mùa Lễ năm nay 2015, vào những ngày chuẩn bị
và sự chuẩn bị theo tôi là dọn lòng để đón rước Đức Thầy trong ngày đại lễ. Cũng
một cách dọn lòng khác chúng tôi nhơn ít thời giờ quay tìm dấu xưa của Đức Thầy
vùng địa linh Núi Két.
Có thể đặc biệt hơn các núi được Đức Thầy thông thả “dời
gót sen” đến. Như chúng ta biết Đức Thầy có dẫn một số môn đồ đi viếng Núi Cấm,
Núi Tà Sư, Núi Ông Két, cả đến Núi Tà Lơn tuốt bên nước láng diềng Cam Pu Chia.
Nhằm mục đích cho họ biết Ngài là ai, ví vụ điển hình như trường hợp Đức Ông
Huỳnh Công Bộ thân sinh của Ngài. Lúc chưa đi đăng sơn cùng Ngài Đức Ông có
chịu tin Ngài là bậc trên trước xuống trần đâu, chừng đi được, chính mắt nhìn
thấy những mầu nhiệm phát ra từ cậu con trai yêu quí mới tin, về nhà còn kể lại
cho người thân nghe rằng Ông đã gặp vàng thiệt.
Dẫn môn đồ đi nhiều núi như thế nhưng để lại kỹ
niệm khó quên không đâu hơn là Núi Két. Núi nầy nhỏ và thấp nhưng lại có danh
trong giới Thất Sơn, ở vùng chợ Nhà Bàn, hướng Tây đối diện với núi dài Năm
Giếng, hướng bắc đối diện với Núi Trà Sư, hướng đông đối diện với cách đồng bao
la, Láng Linh ruộng lúa phì nhiêu, hướng nam một dãy lờ mờ núi Cấm, núi Dài
Giang Liên. Hướng đông dưới chân núi là những cơ sở tôn giáo của đạo Bửu Sơn Kỳ
Hương như chùa Thới Sơn, Trại Ruộng, di tích giếng nuôi Sấu Năm Chèo .vv…
Núi Két là cái tên dân gian người địa phương thường
dùng lâu ngày thành quen chứ tên trong sách vở là Anh Vũ Sơn. Dân gian cứ hễ
thấy cái núi nổi lên hình giống con Két và có cục đá doi ra giống mỏ Két thì
kêu là Núi Két, cại miệng cho kêu Anh Vũ Sơn cũng khó mà được.
Núi Két với cái tên Anh Vũ Sơn đã được Đức Thầy gây ấn
tượng vào ngày 14 tháng giêng năm Canh Thìn 1940 bằng một bài thơ có tựa đề
“Viếng Non Ông Két” Ngài sáng tác ngay lúc đang trên núi linh thiêng nầy. Đã có
xem qua nhiều lần cộng thêm óc nghiên cứu, theo tôi, sự gây ấn tượng độc đáo
nhất là Đức Thầy ngủ đêm trên non, lúc xưa là rừng hoang vô chủ, khách đến đâu
tự làm chủ lấy, ăn thua có gan thì muốn ngủ đâu là ngủ. Nhưng Đức Thầy thì
không phải vậy, ngủ đâu cũng phải hỏi, nếu ở nơi không có người làm chủ để hỏi
thôi thì nằm chỗ nào hỏi chổ đó. Nằm trên tảng đá vô tình cũng phép tắc “hỏi
nhờ đá cục ngủ đêm nay” hết sức đẹp đẽ và duyên dáng.
Do ấn tượng sâu sắc đó chúng tôi, những đồng đạo cùng
quê dẫn nhau đi viếng núi Két trông về kỹ niệm để may ra có thể tìm được một
chút ấm áp nào đó của Đức Thầy còn vươn động trên đá, trên những cụm cây rừng lúc
Ngài đi qua hay khi dừng gót ngọc.
Chúng tôi đến chân núi Két, nhìn đồng hồ trên máy điện
thoại di động là 8 giờ 30 sáng ngày 22/6/ 2015
Đóng tiền lên núi xong, chúng tôi hối hả nhau tiến
bước. Lên chỉ mới chừng năm mươi mét có một điểm dừng khá thú vị, cảnh quang
đẹp đẽ. Người ta thiệt là chơi cắt cớ, cho đúc hình con cọp khổng lồ chận ngang
để ai đi là phải đi vào họng cọp. Chơi cái kiểu chết người mà! Đầu cọp đặt ngay
hướng đường khách hành hương đi lên, cọp hả to cái miệng cho khách ra vào tùy
ý. Vào là vào bụng cọp đấy! nhưng cọp ở đây là cọp tu không ăn thịt nữa đâu mà
sợ chết. Trong bụng cọp rộng thênh thang, có ngôi thờ với một tấm trần Dà tiêu
biểu cho đạo vô vi thoát tục. Còn nữa, trên vách cao ngang đầu, người ta cho
đúc hình một Ông già đọc quyển sách “ Thất Sơn Mầu Nhiệm”.
Cảnh nhân tạo đều có ý nghĩa của nhà tạo mẩu, nhưng
tạo mẩu vào họng cọp thì thật là một ý tưởng táo bạo ai mà dám. Chỉ có người
nầy mới lạc quan với phân tích, cọp cho dù hung dữ nhưng khi “ Chư sơn bảy núi
đều qui tụ” đến Núi Két để săn sóc sức khõe cho vị siêu nhân “Hỏi nhờ đá cục
ngủ đêm nay” thì đã quy y đầu Phật, làm thiện không làm ác dĩ nhiên là không ăn
mạng nữa.
Tới đỉnh điểm mà những cô bác lớn tuổi biết chuyện, đã
khoanh vùng cái nơi Đức Thầy hỏi nhờ đá cục cho ngủ đêm. Nơi đây người ta có trang
bằng một khoảng sân rộng lót gạch bông sạch sẽ cho khách hành hương tạm dừng
chân nghỉ mệt, còn có những ngôi thờ để thiện tín lễ bái. Chúng tôi kỉnh lễ, lễ
bái và tham quan các nơi trong vùng có những cảnh xao xuyến lòng. Một con đường
nhỏ dẫn qua chiếc cầu nhỏ xinh xinh, hai bên của con đường nhỏ xinh xinh ấy nhà
tạo mẩu đã cho một bên có tượng Phật nhập Niết Bàn, các Ông đệ tử nhóm Kiều
Trần Như ở quanh bên Phật còn bên kia đường, kê từ những tảng đá liền nhau để
làm nên khuông bảng mà viết hết bài Đức Thầy “ TỪ GIẢ BỔN ĐẠO KHẮP NƠI”. Chữ
màu sơn son đẹp lắm. Xong chúng tôi gọi nhau ngồi dụm lại chỗ sân rộng có lót
gạch, cho gió đồng thổi mạnh vọng lên những khe và sườn núi, gió lùa dễ chịu, khoan
khoái lạ !
Chúng tôi đề nghị đọc ngâm Sám Giảng và chụp hình kỹ
niệm chuyến đi. Bài giảng được mở đầu là bài “ Viếng Non Ông Két”. Trọn bài có
16 câu thơ, thể loại tứ tuyệt. Chúng tôi đề nghị bốn đọc giảng viên đạo nhí chia
ra mỗi vị đọc bốn câu, ngâm nga vọng nào cũng được.
VIẾNG NON ÔNG KÉT
“ Non Tiên gió mát toại lòng thay,
Tức cảnh thi văn nhả một bài.
Cố tưởng ước mơ về nhược thủy,
Ngặt vì không cánh lấy gì bay.
Dắt xác phàm phu viếng non đoài,
Hỏi nhờ đá cụ ngủ đêm nay.
Thầy tớ cảnh Tiên rõ mặt mày.
Nhìn xem cây lá gió lung lay,
Sáng lại lui chơn trở gót hài.
Vậy hỡi chư thân mau nối gót,
Theo Thầy dắt chúng khỏi nồng cay.
Lầu đài núi Cấm lộ nay mai,
Thức tỉnh chúng sanh mới tỏ bày.
Khuyên giải dân tình minh đạo đức,
Tu hành được thấy cảnh bồng lai”.
Một điều đặc biệt đọc giảng viên đọc đến câu “ Hỏi nhờ
đá cục ngủ đêm nay” thì có người nằm xuống trên đá tạo lại cảnh xưa.
Điều nầy, trước khi thực hiện chương trình, tôi trong
vai người hướng dẫn có nguyện vái, xin phép:
Nam
Mô Bổn Sư Thích ca mâu Ni phật,
Nam Mô Phật Tổ Phật Thầy, Quan Thượng Đẳng đại thần,
chư quan cựu thần, chư vị sơn thần, chư vị năm non bảy núi cùng Kính xin phép
Đức Thầy: Chúng con muốn được gợi nhớ chuyện Đức Thầy “Viếng Non Ông Két” mượn
cảnh đọc ngâm thi bài của Đức Thầy và tạo cảnh để minh họa câu chuyện xưa. Xin
phép chụp hình ghép đoạn người ngủ đêm trên phiến đá để nhắc nhớ chuyện ngủ đêm
trong chuyến Viếng Non Ông Két của Đức Thầy ngày 14 tháng giêng năm canh thìn
1940, cúi Xin các Ngài cảm ứng chứng minh, hộ độ chúng con cho cuộc gợi nhớ nầy
kết quả tốt đẹp.
Lược ý trong bài “Viếng Non Ông Két” ta thấy cách diễn
tả tỏ rõ thái độ của người trên trước để chúng ta tin Đức Thầy réo gọi được chư
Sơn, chư Thần. Lúc dẫn xác phàm phu đi viếng núi, hỏi nhờ đá cục làm chõng làm
giường, nệm chiếu cho ngủ qua đêm. Trong lúc đó thì chư Sơn bảy núi đồng đến để
săn sóc giấc ngủ cho Ngài, “sáng lại lui chơn” sẵn có đó Ngài kêu chư thần hãy
nối gót theo Ngài về mà dắt độ chúng sanh.
Đọc qua bài “Viếng Non Ông Két” ta biết phần xác của
Đức Thầy có đi đâu, ở đâu cũng có chư sơn chư thần theo bảo hộ. Biến cố Đốc
vàng tạo ra cho Ngài mất tích có hai sự chú ý: 1, vì chờ đợi thời cơ mà Ngài ẩn
mặt để đi dạo và dạy đạo các nơi khác trong cõi Ta bà; 2, thử thách lòng tin
của tín đồ đối với bậc Thầy hàng trên trước. Một ngày nào đó Ngài sẽ trở lại
cứu vớt quần sanh.
Trước khi xảy ra biến cố Ngài có dặn dò bá tánh bằng
những câu:
“Từ nay chách biệt xa ngàn,
Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.
Giữa chừng đờn nở đứt dây,
Chưa vui buổi hợp bổng Thầy lại xa”
Và câu:
“ Ít lâu ta cũng trở về,
Khuyên cùng bổn đạo chớ hề lảng xao”
Thêm nữa:
Chừng nào Thây lại gia trung,
Thì trong bổn đạo bống tùng phủ che”.
Trước mùa đại lễ năm nay 18/5 năm Ất Mùi 2015, chúng
tôi đi viếng núi Ông Két gợi nhớ về Đức Thầy để mà thương kính. Đồng thời củng
cố đức tin tôn giáo, sự vắng mặt của Đức Thầy là chờ đợi máy Trời.
02/7/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét