Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

BÀN VỀ BÀI THƠ “TÌNH YÊU” CỦA ĐỨC THẦY

Chuyện rất là tình cờ, tôi gặp một số đồng đạo lạ, xứ xa kể cho nghe về đại lễ 18/5/2015 vừa qua với lượng khách không ngờ. Từ đâu đâu đổ về Hòa Hảo như dòng nước trên thượng nguồn chảy ra sông lớn. Đông người như vậy không có tiệm quán ăn uống nào chứa nổi, cho dù huy động hết các tiệm ăn, nhà hàng ở Sài Gòn vào cũng chịu thua, cho một số khách phải chịu đói.
Nhưng người vùng Hòa hảo vẫn làm tốt công việc đãi ăn, đặt để không xa thì có một trạm cơm, chiêu đãi viên hàng hàng lớp lớp chia nhau làm tốt công tác từ thiện, toán thì đãi trong rạp che, người mang cơm hộp ra giữa dòng người chen vô mà phát, những khách không được ăn cơm trong trạm có rạp che thì khi nhận được cơm hộp nép lên lề đường mà ăn thỏa thích, muốn ăn mấy hộp cũng có. Trịch ra một chút là có trạm cơm khác cũng đãi tận tình và chiêu đãi viên của các trạm kia cũng chia toán làm như thế. Nước uống người ta đem phát còn nhiều hơn cơm: nước đá sữa đậu nành. Nước đá chanh đường, trà đá đường, nước đá hột é…
Chen người đi lâu tôi cảm thấy mệt mỏi kiếm chỗ thoát ra. Dưới một tàng cây che mát tôi gặp bốn người đàn ông trạc tuổi từ bốn đến năm mươi, trông rất sang trọng, mặc kiểu Tây, thắc cà vạc, lúc tôi vừa đến trong số có một người nói:
Ngài Huỳnh Phú Sổ đúng là bậc kỳ tài, nên lễ đạo của Ngài soi sáng rực Trời Nam.
Đó là sự phản ảnh trung thực một bài thơ của Ông ấy.
Một bài thơ gì chứ?
Bài thơ “tình yêu”
Anh biết sao?
Biết.
Hay anh là bổn đạo của Ông Hòa Hảo?
Không.
Thế anh…?
Một người bổn đạo Hòa Hảo chép tặng tôi.
Nghe anh nói bài thơ đã phản ảnh trung thực với đại lễ hôm nay. Nếu nó không dài lắm, anh đọc cho ba đứa tôi nghe được chứ?
Không dài, thơ chỉ có mười hai câu, thể loại tứ tuyệt.
Ông ta đọc cho bạn mình nghe
Nghe đọc xong bài thơ “tình Yêu”người bạn yêu cầu nầy khen hay:
Đúng là tuyệt diệu, tuyệt vời. Nếu tôi nhớ không lầm, ba đoạn thơ đều thể hiện một tình yêu rộng lớn, nhưng dường hơi trong thơ có một bống hồng nào đó đã muốn…
Tôi nghĩ  có thể vậy, nhưng để đáp lại mối tình nồng nàn của cô ấy qua đoạn đầu “Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ, không thể yêu riêng khách má hồng”thì thật não nùng thay cho một thứ tình yêu đơn phương của khách má hồng. Đoạn thứ hai Ngài tỏ cho kẻ yêu mình biết rằng, tình yêu của Ngài chỉ để “Hướng về phụng sự cho nhơn loại” thôi. Đoạn thứ ba rõ ràng là đoạn quyết định “ Tình yêu mà chẳng riêng ai cả, yêu khắp muôn loài lẩn chúng sanh”.
Có lẽ tình yêu của Ngài quá cao thượng, tín đồ chỉ còn thờ kính và dạ, vâng, lễ đông rần rần là tất nhiên.
--------------()------------
Nghe đồng đạo lạ, xứa xa kể chuyện gặp bốn Ông khách tôi thích lắm.
Làm thơ, cõi nhân gian nầy có biết bao nhiêu người chơi thơ, nắn nót cung điệu, còn đáng mặt thi sĩ thì xưa nay không ít. Ta cho rằng những thi sĩ tài danh có khả năng lôi cuốn đọc giả yêu thơ, lựa lời trong thơ là nét đặc sắc cho thơ thêm duyên dáng hữu tình. Ở vào thơ tải đạo, nếu không phải là bậc siêu nhân trên trước, tìm đâu ra cái lời lẽ “ Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ, hướng về phụng sự cho ơn loại, yêu khắp muôn loài lẩn chúng sanh”. Nếu không phải là bậc giải thoát hồng trần làm sao mà nói được cái câu “không thể yêu riêng khách má hồng”.

Theo câu chuyện của Thầy Giáo Trí (Ông tư Trí), mà kẻ viết bài nầy có cơ duyên nghe thẳng từ Ông tư Trí nói rằng: Xưa tôi và Nguyễn Xuân Thiếp đồng tuổi, học cùng trường cùng lớp. Học hết ở trường tỉnh lên Sài Gòn học tiếp thì nơi quê nhà mẹ tôi chết, tôi phải bỏ trường về quê chịu tang mẹ và nghỉ học để nuôi cha cho nhà đở cô quạnh. Anh Thiếp may mắn hơn tôi tiếp tục con đường công danh. Tôi quy y vào đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Nghe tin tôi làm thế Ông Việt Châu không bằng lòng. Một lần đi họp ở Bắc Việt về, Ông ghé cố đô Huế mua một bộ sách Phật Học về tặng tôi:
Anh Trí, nếu muốn tu thì nên tu theo quyển sách nầy, đừng tu theo Ông tư Hòa Hảo. Ông ấy học hành không có nhiêu mà là Thầy anh sao?
Biết anh ấy nói vậy là sai, với Đức Thầy thì không thể đem kiến thức nhà trường mà so đo hơn kém. Nhưng Việt Châu thông minh mà biện luận cũng giỏi, chưa thích hợp để  đáp trả tôi đành thiệp. Lần khác, cũng ra Hà Nội họp văn học, cuộc họp có đề mục, hãy tìm kiếm những vần thơ trong dân gian, bình dân hay bác học, xuất xứ có tác giả và vô danh kết thành tập để lưu truyền cho thế hệ mai sau. Việt Châu nói với tôi rằng: Tôi nghe nói Thầy của anh viết rất nhiều thi bài, anh có thể đọc cho tôi nghe một bài, nếu hay tôi sẽ đưa bài ấy vào tập lưu truyền.
Nghe anh ấy nói tự ái trong tôi dồn dập nhưng kìm hảm được lòng thì tôi rất mừng, nghĩ thầm trong bụng: Hôm nay cơ duyên đã đến, anh ta sẽ tức khắc hiểu được Đức Thầy và PGHH, tôi liền đọc cho anh nghe bài “Tự Thán”. Tôi cố ý đọc chậm để anh ấy nghe rõ mà không hỏi lại mất thời giờ. Tôi đọc dài dài xuống tới những câu “Từ mang một tấm áo Dà, mùi thiền đã thấm ơn nhà lợt phai” tôi thấy anh ta có thái độ như muốn kêu dừng lại để anh nói điều gì đó nhưng lại thôi và tôi đọc đến câu “Từ bi buộc chặc cõi lòng, còn ơn cúc dục để hòng mai sau” thì anh ra dấu ngưng và hỏi tôi: có phải anh đọc của Ông tư Hòa Hảo không đó? Tôi đáp Phải.
Tôi biết anh nghi ngờ vì trong mắt của anh, với trình độ học vấn của Đức Thầy không có khả năng viết được những câu thơ hay như thế. Tôi nói: Nếu anh không tin là sự thật tôi sẽ đốt đèn đọc ngay bài đó cho anh. Anh nói không cần làm vậy và kêu tôi đọc tiếp. Tôi đọc: “Bể trần sóng cuộn lao xao, Xông thuyền bát nhả lước vào một phen” anh đưa bàn tay lên chận tôi và nói:
Thôi được rồi.
Hai câu thơ có gì làm cho anh không thích nghe nữa?
Không phải không thích mà là đủ tin rồi.
Anh muốn nói…tôi không hiểu
Hễ ai viết được hai câu như anh vừa đọc thì vị đó là Bồ Tát, Phật chứ không vừa đâu.
Cám ơn sự nhận xét của anh.
Tôi muốn gặp Thầy Tư Hòa Hảo.
----------()---------
Chúng ta hiểu gì về thái độ của Ông Việt Châu? Một thái độ như giật mình khi đã nghe hai câu “Bể trần sóng cuộn” mà “xông thuyền Bát Nhã” hay “ xông thuyền ra cứu vớt sanh linh”. Đối với chúng ta mà nói, hành động như thế là rất táo bạo, không ai dám nghĩ tới đừng nói là có người làm. Chúng ta muốn đi đâu mà thấy màu trời chuyển mưa ngại ước không đi, nắng nung nóng cũng không đi, muốn mua đồ cần thiết mà nghe đàng kia lộn sộn là không đi, gió lạnh cũng không dám ngoài. Thời tiết bình thường, xã hội bình thường mà người tín đồ Hòa Hảo trước khi đi còn phải lễ trình bàn thờ cửu huyền, ngôi thờ Tam Bảo nhờ sự hộ độ cho trên đường đi và về không gặp sự rủi ro nào. Còn đây “Bể trần sóng cuộn” hiện diện sự rủi ro trước mắt mà dám “xông thuyền”, hành động khác người thường, nghe hai câu thì đủ biết đó là Bồ Tát, Phật.

27/7/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét