Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

ÂM BINH
Hồi còn bé tôi thường nghe những Ông Bà già nói câu nầy “Giặc Trần có chỗ, Giặc Thổ có nơi gặp nạn Binh Trời biết đâu mà tránh”.
Nhà tôi ở gần nhà Ông Bảy, Ông này ăn ở có đạo đức lắm, lớn nhỏ trong xóm đều kính. Có lần bọn trẻ chúng tôi chơi tống lon trên giữa đường cải lộn sanh tử, chưởi bới không nhường. Ông bảy đi ngang qua nghe thấy đứng lại rầy chúng tôi sao mà nói quá hổn miệng. Ông khuyên chúng tôi niệm Phật làm lành để sau nầy không chết bởi nạn Binh Âm. Chúng tôi ngưng chơi tống lon, bu quanh Ông Bảy, thằng Thà lớn khỉ nhất nó hỏi vậy chớ Binh Âm là gì? Ông Bảy nói: Binh Âm là binh của Trời sai xuống bắt chết những người hung ác, hổn miệng, không phải bắt về Trời cho mình sướng đâu mà giật chết tại chỗ, các cháu sợ không? Chúng tôi đồng nói dạ sợ. Nếu không muốn bị giật chết thì đừng có hung hổn, không trộm cắp, ăn ở có hiếu với Ông Bà Cha mẹ, thương mến anh em, thương mến những người lở đường nghèo khổ bệnh tật ăn xin. Người hiền là con của Phật Âm binh không bắt chết.
Lớn dần lên tôi nghe mấy Ông Bà kể chuyện Âm Binh nổi dậy năm 1945, có những gia đình chỉ một đêm là chết sạch trong khi họ chẳng có chút bệnh hoạn gì. Sống mạnh cùi cụi mà chừng chết ngả lăn ra chết. Mới đầu còn có người vác len ra đồng đào chôn, về nhà tưởng yên ai ngờ một cái xác khác nằm ngay đơ, vác len đi đào chôn nữa, đến người sau cùng chết chẳng còn ai chôn cất nên Ông Bà mới có câu “ai chết trước đặng mồ đặng mả, ai chết sau thì rả thây thi”. Toàn là chết ban đêm không mới lạ!
Qua khỏi nạn âm binh năm 1945, những Ông Bà còn sống sót trong vùng âm binh nả trốc rất dị ứng tiếng động lớp cớp ban đêm. Nên hễ Trời tối lên đèn mà ai còn cầm búa hay cây gỏ đóng nầy nọ là Ông Bà rầy lắm. Bởi cái ấn tượng giữa đêm khuya khoắc người ta dở váng lót nhà hay kéo bộ ngựa ra đóng quan tài, nghe tiếng lớp cớp là lạnh da gà.
Có người hợp bóng vía thấy Âm Binh tướng to cao, chân đi kêu như nện đất, dừng lại nhà nào kêu tên họ, ai nghe kêu đúng tên họ mà ơi một cái là chết ngay. Nhưng xem ra, những nhà, người bị chết bởi Âm Binh đều là những kẻ ăn ở không hiền.
Có người nghe thế thì bảo rằng:
- Vậy ban đêm nghe kêu đứng ơi.
- Lúc đó đâu có tỉnh hồn như vầy mà biết_ Ông Bà nói_ với lại sống không tu hành, gây nhiều tội chướng Phật không thể độ họ thì quỉ vô thường độ Đức Thầy diễn tả cảnh tượng còn ghe gớm hơn:
“Trời mở cửa quỷ vương xuống thế
Nên ta mới ra tay cứu tế
Kẻo chúng sanh bệnh khổ quá chừng.
Sau Quỉ Vương đi đứng nửa lừng,
Thêm tên tuổi chúng sanh nó biết.
Làm đủ cách xuống lên tha thiết,
ở ngoài đường nó biết tên mình.”
Còn nhớ năm 1972 hay 1973 gì đó, tôi cùng đi chuyến quỹ lạo nạn nhân chiến cuộc từ vùng Lình Huỳnh đổ dài ra Kiên Lương, Hà Tiên. Chuyến đi nầy lấy danh nghĩa Ban Chẩn Tế Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo. Đoàn đi trên hai chiếc tắc ráng lớn chỡ lủ khủ những hàng cứu trợ, một chiếc do Ông Nguyễn văn Tính trưởng ban phổ thông giáo lý quận Tân Châu làm trưởng và một chiếc do Ông Nguyên Phát (Tám Gìn) và y tá Lương Tâm điều hành. Xuất phát từ bến Tổ Đình, ngày tháng mấy thì tôi quên nhưng nhớ là vào mùa nước nổi, mưa lại nhiều. Đi đường kinh xáng Vịnh Tre, có treo băng rorl cứu trợ nạn nhân chiếc cuộc. Tới cầu số 13, ấp Cầu sắt, nghe phát tiếng vang vội từ hai ống loa treo trên đọc giảng đường của ban trị sự ấp cầu sắt, yêu cầu đoàn cứu trợ Tổ Đình PGHH ghé lại chúng tôi có việc cần. Đoàn theo lời yêu cầu, cho mũi tàu ghim vào bến trụ sở ban trị sự. Ban trị sự và các đồng đạo địa phương xa xôi nầy đã tề tựu lại hội quán, đọc giảng đường đặt bàn Phật cầu an. Đoàn hỏi qua duyên cớ, đồng đạo ấp Cầu sắt có người đại diện cho biết: Đêm rồi Âm Binh nả trốc ở vùng đây người ta chết nhiều lắm, chúng tôi bàn tính, chọn hướng giải quyết vấn đề chết chóc bằng đặt bàn cầu nguyện, từ sáng sớm đến giờ với hai cái loa phóng thanh Sám Giảng Giáo Lý PGHH. May mắn được quý đoàn ngang qua trong thời gian quan trọng nầy, xin mời quý vị ở giúp dân xứ chúng tôi đêm nay.
Bằng cách nào _ Ông Nguyễn văn Tính Hỏi_
Vị đại diện nói trên đáp:
- Tiếp thêm đông người cầu nguyện, nhất là đoàn đi đây đều thành tâm trong việc cứu giúp đời, công phu nhiều, quả lành lớn, cầu nguyện để làm khích lệ tinh thần, phước duyên cho bà con tin Phật, đồng thời thuyết trình và đọc Sám Giảng Thi Văn giáo lý PGHH. Tin tưởng rằng nơi có sự hiện diện của người chơn tu giảng thuyết điều chơn chánh chắc chắn dân chúng sẽ được hưởng phước mà an ổn.
- Như thế đẩy lùi được Âm Binh sao?
- Chắc vậy.
Được đoàn cứu trợ chấp nhận yêu cầu, ở lại cộng tác thiện nguyện, thiện hạnh, Ông Hội Trưởng ban trị sự ấp Cầu sắt cho viên Liên Lạc đi mời những nhà ở xa tầm phóng thanh của đọc giảng đường, còn trong tầm phóng thanh thì Ông ấy mời trên máy khuyên bà con đồng đạo hãy đến cùng chúng tôi nguyện vái và nghe Phật Pháp PGHH để nhờ đó mà Âm Binh không đến bắt ai nữa.
Sau buổi công phu chiều của đoàn cứu trợ, Trời vừa nhá tối, đợi nhà nhà thắp đèn nhang xong ban tổ chức lên máy mời dân một lần nữa đến nghe thuyết trình giáo lý và cầu nguyện. Dân địa phương đến dự đông đủ, vị xướng ngôn viên kêu gọi bà con cầu nguyện tập thể, Ông hội Trưởng ban Trj Sự đia phương điều hành cuộc nguyện vái xong, trở lại phần truyền bá giáo lý, vị xướng ngôn giới thiệu Ông Trưởng Ban Phổ Thông Giáo Lý quận Tân Châu thuyết qua đề tài: Niềm Tin và Sự cứu Độ. Qua phần kết luận Ông còn khuyên mọi người nếu không nhớ về đề giảng thì rán niệm Phật làm lành cũng tốt cho sự tu.
Kết thúc chương mục thuyết trình bà con đồng đạo địa phương đến bàn cầu phật tự do nguyện vái xong ra về, tới phần đọc ngâm Sám Giảng thi văn giáo lý, để không làm sai sót đối với những đọc giảng viên, đoàn đề cữ một người thư ký ghi danh  theo số thứ tự từ A đến Z và nếu không hết đêm thì đọc xây vòng hai.
Xem qua thứ tự danh sách đọc giảng viên, tên tôi còn cách qua nhiều vị vậy là an tâm xuống tắc ráng nghỉ hơi một chút cho đỡ sức. Loay quay xoạn chỗ chưa kịp nghỉ thì thình lình tiếng súng nổ ác tai như một trận đánh lớn, có nhiều cây súng bắn đạn dây, cục lửa bay bay trong vùng đêm đen. Ánh hỏa châu cũng tung lên không trung sáng rực bầu trời. Chúng tôi sợ bị nằm trong trận đánh của hai bên Quốc Gia Việt Cộng, bỏ tắc ráng chạy tháo lên bờ tìm hầm núp đạn bay vèo vèo. Đọc giảng đường cũng vặn tắt máy. Kiếm không có hầm nào tôi cùng Anh Tám Gìn ngả người sát xuống mé kinh, dầu gì cũng có chiếc tắc ráng be to đỡ đạn giùm.
Trận đánh không kéo dài, chiến trường im tiếng súng mà chúng tôi chưa ai dám ngồi dậy. Khoảng mười lăm phút sau, nghe tiếng gỏ cợp cợp trên máy phát của phòng đọc giảng, mỗi người trong hồi hộp:  Bà con ơi không phải giặc giả gì đâu, hãy ra mà sinh hoạt bình thường. Đó là lời phát biểu ngắn gọn của Ông Hội Trưởng Ban trị Sự để mọi người lấy lại bình tỉnh, sau một lúc tới anh lính ở đồn nghĩa quân cũng đến dỗ an:
Có một cô gái thấy được Âm Binh đi từ xa đến cô kêu báo lớn tiếng với mọi người, chỉ cho mọi người thấy và cô kêu bà con niệm Phật nếu không để chừng Âm Binh đến là chết chắc. Cô chỉ nhưng không ai thấy Âm Binh đi. Lính nghĩa quân nghe tin rủ thêm nhiều tay súng đến, cô gái chỉ hướng nào lính nghĩa quân bắn theo hướng đó. Làm bà con tưởng là có trận đánh lo sợ mất hồn, xin lỗi bà con.
Nghiên cứu qua Sám Giảng Thi Văn giáo lý của Đức Thầy, ngoài sự lo sợ Già Chết của tấm thân tứ đại, còn có ba điều đáng sợ nữa một là chiến tranh tàn khóc, hai là nạn Âm Binh, ba là nạn Bệnh dịch tả. Chiến tranh thì tầm cỡ quy mô:
“ Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn cầu thiết thiết tha tha.
Vậy sớm mau kiếm chữ Ma Ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa”
Đặt lại câu “Gặp nạn Binh Trời biết đâu mà tránh”. Qua những chuyện quý Ông Bà Xưa kể thì nếu tránh khỏi nạn Âm Binh nả trốc không có sự hay ho nào hơn là tu, niệm Phật dùng chay, không thì khi đụng chuyện không ai cứu được như Đức Huỳnh Giáo Chủ nói:
“Nơi phía trước cheo leo tiếng khóc
Đứng sau lưng hình vóc dảy chưn.
Nước kia lửa nọ tưng bừng
Thảm cho thế sự lẫy lừng nạn tay.
Thời cũng tại không ai tu niệm
Cứ lẳng lơ ngạo biếm khoe khoang.
Đến nay là buổi tai nàn,
Tam thiên lục bá khắp tràng hai dân.”
Đức Thầy tiết lộ thiên cơ, sự khổ ghê gớm sẽ đến với nhân loại trong nay mai, bằng những câu:
“Lớp đau chết kể thôi vô số,
Thêm tà mà yêu quái chật đường.
Chốn hồng trần nhiều nổi thảm thương,
Làm sao cứu những người hung ác”
Bởi vì:
“Không tu chừng khổ cũng ưng,
Tu hành gặp cảnh vui mừng toại thay”.
Nghi rằng: Giặc Thổ tràn sang giết chóc nhiều là có điềm báo của Binh Âm tới. khuyên rán mà Niệm Phật, tu tâm dưỡng tánh.
20/7/2015


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét