ÔNG THẦY DẠY
ĐẠO
Xưa có người tu thích tu độc thân nên trốn đi một nơi
xa để không ai biết, chọn vườn hoang thanh vắng cất chòi nhỏ ở tu. Cắt đứt các
qua lại để tránh làm bận rộn hao phí thời giờ chuyện trò với khách. Miệt mài
hành đạo, bạn cùng Thiền Tịnh pháp môn. Lâu ngày sáng tâm, học một hiểu biết
tới hai ba, hạnh cách hơn người. Hôm nọ có vài người đi thấy thuốc nam từ thiện
lở bước ghé vào am tranh xin nước uống. Ông đạo chỉ múc nước cho rồi Nam Mô A
Di Đà Phật mà đì vào trong. Quý vị đi lấy thuốc nam về, không biết đồn ra thế
nào mà cái nơi vắng tanh ấy chỉ trong vài năm sau thì nhộn nhịp khách thiền môn
kẻ tới người lui cầu học Phật Pháp, một số vị tríu mến xin cho ở lại tu hành.
Ông Đạo đẩy trôi đi:
Quý vị muốn tìm chỗ thanh vắng, rảnh các việc thế sự
mà chuyên tu là tốt, nhưng nơi đây quý vị xem có còn là nơi thanh vắng nữa đâu!
Lòng Thầy là sự thanh vắng bao la, nếu con được ở tu đây
là ở trong sự thanh vắng bao la của lòng Thầy chắc sẽ tốt hơn ở rừng hoang
vắng.
Ông Đạo chỉ cái chòi tranh rồi lại chỉ muôn rừng xung
quanh bao bọc nói với khách thiền môn:
Chỗ bần đạo là vậy đó, quý vị nào thấy ở được thì đây
sẵn sàng.
Nếu trong chòi chật chội con có thể che thêm cái lều
vải được không thưa Thầy?
Quý thiện khách quyết tâm đến vậy sao?
Dạ
Nếu lòng thiện khách đã quyết thì bần đạo chấp nhận.
Thiện tín đến viếng thấy cảnh chật chội bất tiện, họ
bàn nhau lập cho ngôi chùa để Ông có chỗ dạy đạo. Hoàn cảnh tốt hơn ép Ông thu
nhiều đệ tử.
Hồi đó ở tu một mình, tự quét dọn, nấu ăn giặt rửa, từ
thu nhận đệ tử, bên Ông lúc nào cũng có những thị giả phục vụ và chăm sóc sức
khõe, có khi cách chăm sóc hơi quá đáng và cũng có lần một nữ Phật Tử từ xa đến
đã vào lau quét phòng Ông Đạo. Ông thấy như vậy là không được, khuyên cô ra
thôi nhưng cô vì muốn làm được chút công với nhà tu có tiếng, cô nói:
Xin cho con kiếm chút phước với Thầy.
Bần Đạo không có phước để cho. Thiện khách hãy cầu
phước từ trong tâm mình đi.
Nhờ Thầy chỉ con cái cách cầu phước trong tâm.
Thiện khách đến các Nữ Tu mà hỏi, các vị đó biết rành
hơn bần đạo.
Thầy xem con là con gái của Thầy không được sao?
Nam Mô A Di Đà Phật Bần Đạo không biết gì về việc thê
tử nên không miễn cưỡng. Vào cửa thiền môn thanh tịnh dầu tu thoát lục dục thất
tình thì phải treo gương.
Có lần ở trước chúng Ông nói:
Hãy vì sự tu học mà đến, đến rồi là lo tu học đúng ý
thức ban đầu, đừng vì sức khõe của ta mà tiếp. Ta vẫn mạnh và dư sức để tắm
giặt, dư sức để quét phòng, dọn dẹp tọa cụ, bàn viết. Đừng vì ta mà bận làm
việc đó cho ta. Ai tu cũng mong thành Phật quả hay vãng sanh về cõi Phật. Nếu
vì bận tâm lo cho ta mà các trò tu không đạt đến cảnh giới chơn tâm thanh tịnh
của Phật dạy, hay chánh tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương thì chẳng những
ta gây lỗi lầm với các người, mà các người cũng có lỗi với chính bản thân mình
vậy, có biết không?
Một đệ tử cảm lòng Thầy quá là rộng lượng, tuổi già
sức yếu mà muốn có chia sẻ công tác và bình đẳng với mọi người, quì gối thưa
rằng:
Bạch Thầy, Thầy dạy chúng con giác ngộ sự đời, quy y
phật Pháp. Thầy rất xứng đáng để cho con phục vụ, sao lại thấy có lỗi với chúng
con được?
Người tu học Phật Pháp_ Sư Phụ nói_ phải luôn luôn xem
sanh tử là việc lớn, phục vụ riêng cho Thầy là việc chẳng những nhỏ mà còn là
rất nhỏ, bởi vì, dẩu phục vụ cho Thầy là có phước, số phước đó không đủ dẫn con đến Tây
Phương Cực Lạc mà con mong muốn.
Nhưng con muốn làm việc đó và con thấy con rất an tâm
khi chăm sóc Thầy.
Các con đừng hở ra là nói “an tâm” mà không phân biệt
an tâm tới hai ba dạng loại. An tâm trong sự nghiệp Phật giáo và an tâm khi ước muốn một điều vì đó đã đạt thành. Các
người theo ta học đạo nhận ta làm Thầy, xưng là đệ tử, tín đồ, nhưng có biết gì
sao ta ra dạy đạo cho các người không?
Bạch Thầy có phải vì muốn cứu độ chúng con không, bởi
chúng con đang lặn hụp trong biển mê sanh tử?
Đúng vậy, các đệ tử nghe ta hỏi, việc ta dạy các người
thoát khỏi biển mê sanh tử, các người đã thực hành tới đâu?
Bạch Thầy, chúng con chưa kiểm chứng.
Vậy hãy mau mau mà kiểm chứng bằng vào thực tế các trò
đang làm gì, ở đâu từ lặn hụp giữa chốn hồng trần đến thoát ly biển khổ sanh
tử.
Theo Kinh Phật nói
Đừng trả lời ta qua Kinh Phật, sách vở.
Bạch Thầy, không qua sách vở con không thấy được con
đang ở đâu sự lặn hụp giữa chốn hồng trần đến thoát ly biển khổ sanh tử.
Ta dạy đạo cho các trò biết để mà hành, chứ không phải
để các trò lấy sự hiểu của ta dạy mà lý thuyết, lý lẽ, nhận tiếng khen là thông
minh. Các trò rời bỏ quê hương, cha mẹ, đem thân đến đây học đạo giải thoát là
chuyện lớn, trước gây cho ta cái danh dự là một Ông Thầy tốt, mà mục tiêu thoát
khỏi sanh tử trong một kiếp các người không thực hành được thì cái tốt của ta
không hoàn toàn. Chẳng lẽ học một mớ ba cái lý thuyết tốt là tự nhiên mình được
tốt lên sao. Thầy dạy học trò, học trò học hết học kỳ không có đứa nào lên lớp
hay lên lớp với con số quá ít thì còn ai dám khen Ông thầy giáo là Thầy giỏi,
dạy hay. Học sinh học cuối học kỳ, thi không lên lớp với số lượng thí sinh
tương đối, Thầy giáo bị trách nhiệm với cơ sở giáo dục là chuyện đương nhiên.
Các trò nói thương Thầy phải không? Thương Thầy thì
phải làm gì đi chứ. Không lẽ miệng nói thương là đủ sao. Nhưng Thầy không cần
các đệ tử thương Thầy bằng cách chăm lo sức khõe cho Thầy. Thầy nói là Thầy còn
khả năng tự chăm sóc cho mình, các trò hãy trở lại chăm sóc cho mình qua sự tu,
sức tu cho thực tế và đúng ý nghĩa.
“Sự tu” quan trọng hơn là lý thuyết, tâm thanh tịnh
sẽ tốt hơn là suy nghĩ về tâm thanh tịnh, tốt hơn đọc hay suy nghĩ về một câu
kinh Phật, luận tổ. Gì sao? Vì Kinh Phật, luận Tổ dạy người ta tu
hãy tu cho thanh tịnh tâm, trạng thái như như, sự sự vô ngại của tứ tướng Niết
Bàn Diệu Tâm là tự tánh không sự trên mọi lúc mọi nơi. Hành giả đi đến thanh
tịnh tâm là đạt kết quả của một môn lý thuyết.
Nói xong Ông đọc lên bài kệ:
Đi
đứng chẳng dụng công
Ngủ
ăn không đai lòng.
Địa
ngục, Niết Bàn đừng trụ tướng,
Tất nhiên diệu dụng Lý Chơn Không.
Ngày kia Ông nhận được báo hiệu thọ phần Ông sắp mãn,
đến lúc từ biệt trần gian với những đệ tử tận tụy học hành. Ông hành sự như
người đến làm việc, làm hết việc thì đi, chẳng quan tâm đến ai.
Thân có chút bệnh sơ sài, trước mặt các đệ tử, Ông từ
nằm chõi dậy, vào thế ngồi kiết già chấp tay đưa lên ngực, điều nầy đã làm một
vài đệ tử yếu lòng bịn rịn khôn nguôi, rươm rướm nước mắt. Ông vẫn y trạng thái
chấp tay, đầu cúi hơi mắt khép một nữa, cất tiếng rằng:
Huyển
ảo thân nầy trả thế gian
Thanh
tịnh ta mang nhập Niết Bàn.
Các
con nên lắng điều phiền muộn,
Sống có đâu là sống để than.
Nghe qua lời kệ, một vài đệ tử yếu lòng liền cứng lên,
không còn rướm lệ. Ông đọc bài kệ nữa:
Ngước
lên nhìn Phật Tổ
Ngó
về chỗ diêm vương
Thấy
đâu cũng ngồ ngộ
Hiện toàn thân kim cương.
Đọc kệ xong Ông kéo thẳng chân, nằm nghiêng vai phải,
tự sửa thân tướng trang nghiêm mà siêu hóa.
05/7/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét