Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

BÌNH DƯƠNG KÊU
Cử trà sáng nay quá ồn ào với những tin thời sự nóng bỏng, mâm trà tay ba, uống để đàm đạo thì không có gì mới, các nhà trồng trọt hoa màu, chủ đám Hành đám Rau hay Cải phen nầy bại trận. Một số vị qua lại đường ranh đất trước Thiêng Quang Am gặp là hỏi thăm mùa màng thắng hay bại. không nghe ai trình bài thắng chỉ là bại nhiều hay bại ít. Tiếng than thở mần ăn xui xẻo, rau rẩy bán không ai mua. Có người kêu lổ khiếp vía, đã hết vốn còn thêm nợ nần, rủ nhau ngồi cả trại bàn chuyện đi Bình Dương.
                                                     Bàn chuyện đi Bình Dương

Hành rau cải đầy đồng mà không có cửa tiêu thụ, kêu lái nào cũng ngó ngang, chạy tét. Được biết có anh nông dân trồng hai công rưởi hành đổ vốn các thứ vào đó là hai mươi lăm triệu thì tới bán. Hồi trồng thì tính hốt tiền to mà kết quả là hốt trật tay, kêu bán với giọng nan nỉ mà không có thương lái nào dám tới. Chỉ cần có ai hỏi mua, rẻ thì bán rẻ, vớt vát lại chút đỉnh vốn còn hơn cho nó già chết rụi ngoài đồng, thua đứt đường.
Nhưng trong số cũng có người nói rằng: Tại thời Trời đã đến lúc vậy thì phải chịu vậy, rồi anh ta lại lên giọng: Buồn mà chi em ơi! Buồn mà chi em ơi! Than cỡ nào thì cũng thế thôi! Bổng anh ta nghiêm giọng:
Phải năm nay là năm con Dê không? Là năm Mùi đấy!
Phải thì sao?
Nếu phải là đừng than
Tại sao?
Đức Thầy cho Biết “chừng gặp tuổi Mùi bá tánh biết thân”. khổ mới nhiêu đây chưa đâu, còn nhiều còn nhiều.
Thôi đừng bàn thiên cơ nữa, để tôi lo đi Bình Dương mà trả nợ. Chừng chết không thiếu ai, an tâm mà đi theo Ông theo Bà cho xứng đáng.
Vậy không nói Thiên Cơ, nói thực tế được chứ?
Thực tế gì nào?
Đức Thầy nói “Trên dương thế hữu hình tất hoại”. Anh có tin không?
Lời của Đức Thầy sao lại không tin được.
“Hửu hình tất hoại” ở con người và cảnh vật ta đã thường thấy xảy ra. Vũ trụ bao la cũng có hình tướng…
Tôi nói để cho tôi đi Bình Dương mà.
Dân tình đây có cái lệ đi Bình Dương, hễ ai làm ăn thua lổ cùng đường thì quảy cập ra đó “đầu quân” vào sở. Xứ là xứ rẩy, nhiều năm qua giá cả cứ bấp bênh làm ăn không khá, tuổi trẻ trong làng lúc mới thì nhà chiết bớt một lính trẻ đi đầu quân để lỡ trong nhà gặp khi mùa màng thất bại nó chiết lương về cứu khổ cứu nạn. Nhân dân kiên trì giữ quê, tưởng bấp bênh một lúc nào đó thì ngưng ai dè sự việc kéo dài thua không gượng được. Hành lúc mua giống chín trăm ngàn một tạ, làm trầy da phỏng trán tay chân lở lói mà chừng được bán thì bán đổ bán tháo giá một hai trăm ngàn đồng. Thua một keo siểng niểng thì trong nhà tiếp thêm một đứa quảy cập đi Bình Dương. Đi riết xóm làng vắng bống thanh niên, đàn ông trẻ, còn mấy Ông gia đầu râu tóc bạc, cái gánh nặng gia đình của thằng con trai, con gái, giờ nhà không còn tuổi trẻ lão đầu râu tóc bạc phải kê  vai vô gánh. Nhưng kê vai mà lần nầy lổ nặng, đứt chếnh, như làm cái bài cào mà bù là chung hết, phen nầy lão phải quảy cập lên đường nữa thôi. Đầu quân Bình Dương người ta chê già, thiếu chút nữa là sáu mươi tuổi đâu phải dễ kiếm việc làm.
Nếu chánh quyền tỉnh An Giang không có giải pháp giúp nhà trồng trọt hoa màu giá cả ổn định, duy trì nghề truyền thống của Ông Cha dân bỏ xứ mà đi lang thang cầu thực, trách nhiệm cũng có một phần ở chánh quyền. Hô hào đô thị hóa nông thôn, phát triển nông thôn mà dân xứ mình bỏ đi làm giàu cho tỉnh Bình Dương hoặc những tỉnh khác thì cái Ông chủ tỉnh An Giang  chịu lép vế với Ông chủ tỉnh khác sao? phải có cách giữ dân của mình lại bằng tạo công ăn việc làm trong tỉnh, giải quyết cấp bách cái nạn của nhà trồng trọt phải bám lấy nghề làm hoa màu và giữ đất của Cha Ông không mất hay hoang phế.
                            Anh trồng rẩy chỉ tay vào đám hành tốt thế mà bán không ai mua

Tranh nhau hãng nầy hãng nọ chế biến các loại thuốc trừ sâu, thuốc bổ dưỡng hoa màu, thuốc nầy hay thuốc kia hay. Hay lâu thì củ bán chậm nên bày hoài hoài thuốc mới giá cao, moi tiền nhà trồng trọt cho vốn nặng lên mà chừng làm ra được của cải thì không có chỗ để tiêu thụ. Có nhà trồng trọt nọ than: hành, rau bán không được, để lâu già xuống màu, muốn không xuống màu thì phải cho nó uốn thuốc bổ mạnh, hồi sinh cầm cự ít ngày coi mai ra có lái lú tới, phun một bình thuốc giá một trăm hai trăm ngàn đồng, dưỡng sắc màu cho rau cải thì cũng một vài ngày chứ muốn lâu thì phải phun thêm vài trăm ngàn nữa. Phun thêm, phun thêm rốt lại không có ai mua, sau cùng cũng bỏ, phen nầy thua nặng. Gần chết mà cũng còn lổ, để nó tự chết thì lâu, không tranh thủ được vụ tới mà nhìn thêm tức cái “đồ ế”, mua thuốc diệt cỏ cho nó uốn đặng kết thúc sớm thì phải tốn thêm tiền, đàng nào thì cũng hao tiền.
Trồng trọt trúng thất là do nông dân siêng năng hay lười biếng hoặc thiếu kinh nghiệm học hỏi còn ra được sản phẩm trúng mùa mà không có thương lái vào mua thì chánh quyền cũng nên ngó vào. Chánh quyền của dân thì phải lo cho dân, làm cái gì đó cho dân ổn định về tiêu thụ sản phẩm hàng hoa màu để nhân dân an tâm làm ra sản phẩm. Dân do nghèo đói bỏ xứ đi mà chánh quyền thì lúc nào cũng đô thị hóa nông thôn, phát triển nông thôn, có một kết quả ngược ngạo như vậy coi sao được.
An Giang có trường đại học, mỗi năm sinh viên tốt nghiệp lấy bằng đâu phải ít, nếu An Giang thiếu cơ sở kinh doanh công nghiệp hiện đại, sinh viên học ra mà trong tỉnh không có việc làm cho người có bằng đại học thì ở quê đi cắt lúa vít đất mướn hay quảy cập ra Bình Dương? cho dù ra Bình Dương hay đi tỉnh nào khác có chỗ làm việc theo bằng đại học, nhưng chất sám trong tỉnh mình mà để cho tỉnh khác xài thì thật là tiếc. Có nghững gia đình nghèo cha mẹ lặn lội thân cò để mót tiền cho con ăn học, nếu thành tài có chỗ làm ở quê nhà, tự tay nâng đỡ cho quê hương mình phát triển kinh tế, văn minh, thì đúng là niềm tự hào của người con quê mẹ. Nhà nước trung ương chủ quản hết các tỉnh thành phát triển kinh tế đồng đều, tỉnh nào có nguồn thu nhập thấp, lép hơi tý, nhà nước cấp cao tìm cách nâng lên. Huống chi tỉnh với tỉnh mà để cho dân tỉnh mình quảy cập ra tỉnh Bình Dương hay tỉnh khác…cũng mắc cỡ giùm chút chớ!
Bằng không thì thôi, nếu hoa màu của nước mình không đem bán xuất khẩu hay chất lượng không cạnh tranh nổi với các nước láng giềng thì xếp bớt, chừa đủ tiêu dùng cho nội địa, chờ chuyển được cây trồng nào bảo đảm tiêu thụ tốt. Chúng ta không bàn việc bỏ đất hoang uổng vì uổng đất còn hơn là uổng sức, uổng công. Vật tư nông nghiệp có mùa tăng giá biết chóng mặt, nếu hợp tác vật tư nông nghiệp mà người ta luôn lời còn mình lổ thì hợp tác làm chi. Nhà nước đừng nên thiên vị chủ đầu tư vật tư nông nghiệp, cứ sợ dân không làm mùa thì vật tư không bán cho ai sao?
Trường đại học cũng thế, sinh viên lấy được bằng đại học tốn hao các cái cả trăm triệu mà ra trường không có cơ sở theo nghiệp vụ chuyên môn để lấy lại đồng tiền vốn bỏ ra, kiếm tiền bằng các việc lao động ngoài ý muốn thôi thà đừng sản xuất chi cho nhiều bằng đại học. Còn chưa kể những trường hợp tiêu cực, khi đã lấy được bằng đại học, muốn có một chỗ làm phải đút lót qua một hai cái cửa ải…
Phải chi nhà nước cho học miễn phí, lỡ không có chỗ làm theo sở học, nghèo đi vít đất mướn hay chạy xe đạp ôm xét không lổ lả gì mà tức. Đàng nầy nộp học phí rất cao, nhiều gia đình, cha mẹ phải tảo tần hôm sớm để có tiền nuôi con ăn học thành tài. Chánh quyền cũng thừa biết trong tỉnh nhà, sinh viên đậu đại học ra không có việc làm, báo chí cũng đã đánh động…

31/7/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét